QUAN HỆ CHUNG CỦA VIỆT NAM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

QUAN HỆ CHUNG CỦA VIỆT NAM

Việt Nam hiện nay, dưới chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay
đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 trong 200 quốc gia trên toàn thế giới; thiết
lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, tạo
nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của
mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới là thành
viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực.

*Về kinh tế
-Hợp tác:
+Một số nước : Mĩ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bỉ,…
+Một số tổ chức: WTO( Tổ chức thương mại thế giới), ASEAN( Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á),…
-Ý nghĩa:
+Hội nhập quốc tế mở ra một không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam,
tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế - xã hội.
+Hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua đã giúp Việt Nam thu hút hiệu quả cả ba
nguồn lực quốc tế lớn là: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn kiều hối.
+Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ,
không ngừng tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ, trở thành động lực chính, quan
trọng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

*Về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin


- Hợp tác:
+Hai đối tác quan trọng nhất trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thong tin
của nước ta là Mĩ và Hàn Quốc, còn một số nước khác như Nhật Bản, Ô-xtrây-li-
a,...
-Ý nghĩa:
+Thông qua hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã
tiếp thu được khoa học, công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh
vực, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư và viện
trợ quốc tế, nhiều lĩnh vực hạ tầng như Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin,
Giao thông vận tải… đã phát triển đáng kể, tạo tiền đề và cơ sở quan trọng, đáp
ứng yêu cầu, tạo thuận lợi cho hội nhập ở tất cả các lĩnh vực khác.
+ Kích thích sự thay đổi tích cực hơn của cơ cấu xuất khẩu, chuyển dần từ sản
phẩm thô sang công nghiệp chế biến và sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị
tăng cao hơn, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tạo điều
kiện cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các yếu tố đầu vào
như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý..., thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn mới,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

You might also like