Văn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

MỞ BÀI

- Nhà văn Đức W. Gớt từng khuyên người nghệ sĩ hãy "thọc tay vào tận đáy, vào
lòng sâu của cuộc sống con người", ở đó sẽ "tóm" được nhiều điều thú vị.
- Các nhà văn, nhà thơ lớn thường không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để có thể quan
sát được những ngóc ngách của cuộc sống.
- Trần Đăng Khoa cũng vậy, lăn lộn giữa nắng gió Trường Sa, những trải nghiệm
cùng người lính đảo nơi đây đã khơi nguồn cho mạch thơ tuôn chảy.
- Những quan sát bên ngoài kết hợp với niềm xúc động bên trong đã gọi câu chữ
về để ông viết nên những vần thơ độc đáo không giống ai trong "Lính đảo hát
tình ca trên đảo".
THÂN BÀI

I.SÂN KHẤU VÀ CHÂN DUNG CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH


1. Sân Khấu
- Đoạn thơ đầu kể với người đọc về những buổi liên hoan văn nghệ của người
lính đảo. Người lính đâu phải chỉ có khô cằn, cứng nhắc trong điều lệ, họ cũng
có lúc bay bổng, thăng hoa trong lời ca tiếng hát.
- Điều đặc biệt là sân khấu biểu diễn của họ chẳng hề được chuẩn bị cầu kì như lẽ
thường phải thế. Sân khấu được kê bằng đá san hô, còn cánh gà chôn bằng vài
tấm tôn “tạm bợ”:

“ Đá san hô kê lên thành sân khấu


Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sơn ”

- Họ trang trí nơi biểu diễn nghệ thuật bằng những thứ chẳng có tính nghệ thuật –
những thứ vốn sẵn có trong cuộc sống hàng ngày.
 Điều đó nói lên rất nhiều thứ thiếu thốn, gian khổ của người lính chốn biển đảo
xa xôi. Đất nước những năm 80 còn rất nghèo, người lính ngoài đảo xa còn khó
khăn, vất vả gấp bội phần.
- Theo lời phân trần của người lính thì sự “tạm bợ” của họ không hẳn là vì họ
không có phông màn trang trí cho sân khấu mà vì: “Chẳng phông màn nào chịu
nổi gió Trường Sa” -> Thật dễ cảm thông biết bao với cái lí do “bất khả kháng”
ấy.

Qua sự phân trần của người lính về lí do cho sự tạm bợ, người đọc lại hiểu hơn về một
Trường Sa khắc nghiệt bội phần:
“ Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang”
- Lời thơ làm hiện lên trong trí tưởng tượng mỗi người đọc hình ảnh về một
Trường Sa nhiều nắng gió. Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác
quan: xúc giác (Gió rát mặt), thị giác (Đảo luôn thay hình dáng) để thấy hết sự
khốc liệt của gió, bão, sóng, cát nơi đây. Gió mang cảm giác bỏng rát trên mặt
trần, cách so sánh “Sỏi cát bay như lũ chim hoang” gợi tả khung cảnh gió mịt
mù đến mức che lấp tầm nhìn của con người, cho thấy sức mạnh của gió cuốn
sóng gầm, gió làm biến đổi hình dạng của đảo mỗi ngày…

Thiên nhiên Trường Sa tuy khắc nghiệt là thế nhưng vẫn không quật ngã được tinh
thần lạc quan, gan thép của 1 người lính hải đảo. Họ nhìn nó một cách bình thản, như
đó là một phần của cuộc sống, không có gì đáng bận tâm:
“Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu
Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…
 “Cứ mặc nó”, “Ta bắt đầu thôi” – người lính bỏ lại tất cả những khó khăn phía
sau để vui sống mỗi ngày. Niềm vui ấy là cùng các “chiến hữu” cất cao lời ca
tiếng hát, niềm vui không phải chuẩn bị cầu kì, niềm vui đậm chất lính
=> Sự đối lập giữa hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt trong những câu trên và tâm
hồn phơi phới của những chàng lính trong hai câu này là dụng ý nghệ thuật của nhà
thơ. Trần Đăng Khoa đã mượn cái gian nan, khắc nghiệt của cuộc sống để làm
“đòn bẩy” nâng cao vẻ đẹp tinh thần lạc quan, yêu đời, tinh thần bất khuất của
người lính, dù trong hoàn cảnh nào cũng không khuất phục trước khó khăn, ngược
lại còn luôn nhìn thấy và cảm nhận niềm vui trong những vất vả, nhọc nhằn.

 "Mây nước đã mở màn" màn ở đây là màn sân khấu. Sân khấu dựng giữa trời
nước mênh mông nên "mây nước mở màn" là một liên tưởng độc đáo. Sân khấu
ấy thiếu phông màn vải vóc sặc sỡ, được thay bằng mây nước của biển khơi.
Cũng "hoành tráng" và lộng lẫy lắm chứ?
2. Khổ thơ thứ ba đã khắc họa chân dung những nghệ sĩ và khán giả của buổi trình
diễn đặc biệt:
“Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc
Người xem ngổn ngang cũng rặt lính trọc đầu
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau”

 Tham dự buổi diễn ấy không có một bóng dáng một người con gái nào, tất cả
đều là lính đảo. Họ hiện lên với chân dung tự họa độc đáo, khác lạ “ mấy chàng
đầu trọc ”, “ rặt lính trọc đầu ”
 Các từ láy “ lô nhô ”, “ ngổn ngang ” giàu sức gợi hình cùng ngôn ngữ đậm tính
khẩu ngữ khiến câu thơ mang sắc thái dí dỏm.
Câu thơ thứ ba ở khổ ba đã lí giải nguyên nhân làm nên sự đặc biệt trong ngoại hình
ấy:
“Nước ngọt hiếm không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”

- Điệp từ “trọc” được lặp lại ba lần trong khổ thơ, gây ấn tượng mạnh với người
đọc về ngoại hình như thể bị sóng, gió bào mòn đi của người lính. Chỉ qua một
nét đặc tả, ta hình dung được cuộc sống vất vả, gian lao của những binh đoàn
đóng quân tại Trường Sa . Đặc biệt, ở đảo Sơn Ca - nơi nhà thơ gặp các chiến
sĩ, không có nguồn nước ngọt như tự nhiên. Các chiến sĩ đành phải cạo tóc,
dành dụm phần nước ngọt quý giá ấy cho những công việc khác. Ở đảo xa, cơn
mưa là niềm ước
- Cách nói “không lẽ dành”, “đều trọc tếu” mang giọng điệu lạc quan, dí dỏm
nhưng lại khiến người đọc cảm thấy xót xa. Nơi đầu sóng ngọn gió, biết bao thế
hệ đã “ra đi không tiếc đời mình”, dâng hiến cả thanh xuân cho Tổ quốc. Được
tôi luyện bởi gió bão Trường Sa, trái tim họ ngoan cường, dũng cảm nhưng
cũng rất mực chân thành, yêu đời, yêu sự sống:
“Có lúc vui cứ gọi đùa sư cụ
Là bà con xa với bụt ốc đây mà
Thôi lặng yên nghe có gì đang sóng sánh
Hoá ra là sư cụ hát tình ca
- Không chỉ cùng nhau ca hát, những người lính còn lấy sự độc đáo trong ngoại
hình của mình để bông đùa, tếu táo. Những chàng trai trẻ độ tuổi đôi mươi,
những người lính già tuổi xế chiều, tất cả đều là “sư cụ”, “bà con xa với bụt ốc”.

- Hai tiếng “đây mà” đặt ở cuối dòng khiến câu thơ như tiếng cười khoái chí, giòn
giã của người chiến sĩ. Sau niềm vui ấy, lời thơ bỗng đột ngột chuyển giọng
“Thôi lặng yên nghe. Có gì đang sóng sánh”.

- Không gian đang ồn ào bỗng yên ắng lạ, là âm thanh gì đang “sóng sánh”? Là
tiếng sóng biển ầm ì ngàn năm đã tác động đến tâm hồn người lính hay chính
cơn sóng lòng của người lính đang dâng trào, tạo thành những âm hưởng bất
tận? Câu thơ thứ tư mở đầu với ba tiếng “Hóa ra là” như một phát hiện đầy lý
thú của người lính, bài hát đã bắt đầu cất lên.

=>Qua việc miêu tả sân khấu đêm ca hát và chân dung đặc biệt của những người lính
đảo, bốn khổ thơ đầu đã đem đến cho người đọc cái nhìn hiện thực về cuộc sống chiếu
đấu nơi biên cương hải đảo. Từ đó, ta thấy được nét đẹp tâm hồn, phẩm chất ẩn sâu
trong vẻ ngoài gai góc nơi những người anh hùng: trẻ trung, yêu đời, có tâm hồn nghệ
sĩ, vui tính, hóm hỉnh và dũng cảm, hiên ngang, không ngại thử thách khó khăn.
II.Hai khổ thơ thứ năm và thứ sau là những giai điệu của bản tình ca dạt dào, góp phần
tô đậm vẻ đẹp của hình tượng những chàng lính đảo:
"Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời

Rằng có đêm trăng dắt em đi dạo


Gương mặt em dịu dàng hàng cây cũng tươi xinh
Mở mắt chung chiêng lưng trời sóng vỗ
Và tay mình lại nắm lấy tay mình "

- Thủ pháp đối lập được vận dụng rất tài hoa. Những chàng trai ấy, trên đầu là
vùng trời mênh mang của Tổ quốc, dưới chân là đất Mẹ thiêng liêng. Sóng và
gió Trường Sa đã tôi luyện họ, chất mặn mòi của muối biển đã thấm vào da thịt
để rồi đến âm điệu bài ca cũng mạnh mẽ, dồn dập, “ngang tàng như gió biển”.

- Trái ngược với giai điệu ấy, phần lời của bài hát lại “toàn nhớ với thương thôi”
rất đỗi trữ tình. Ta tìm thấy trong lời ca ước mơ hạnh phúc, khát khao tình yêu
đôi lứa bỏng cháy của người lính, lời hát của họ rì rào trong không gian, như
những tiếng vỏ ốc vang vọng ngoài biển khơi.

- Họ mơ về đêm trăng thơ mộng đi dạo dưới hàng cây, bóng dáng người yêu với
gương mặt dịu dàng. Họ ước ao những cái nắm tay lãng mạn, ngọt ngào của
tình yêu biết mấy! Người lính, dù kiên trung, cứng rắn nhưng trái tim nào phải
sắt đá bao giờ, vẫn biết cháy lên những rung cảm xao xuyến khi nghĩ về tình
yêu.

- Khai thác khía cạnh tình yêu người lính không những không làm mất đi vẻ hào
hùng, anh dũng mà càng khiến hình tượng những anh hùng Tổ quốc thêm phần
gần gũi, chân thực, tự nhiên, sâu sắc.

- Không chỉ thấy được niềm mong mỏi của họ, tác giả còn thấu hiểu nỗi buồn của
người lính khi “Mở mắt chung chiêng lưng trời sóng vỗ”, trở về với thực tại.
Một bên là dáng hình, gương mặt “em” yêu dấu cụ thể như kề sát bên đối lập
với một bên là thực tế “em” chỉ là nỗi ước ao, là tưởng tượng, là khát khao rất
khó thành hiện thực:
"Người yêu chúng anh ơi, các em ở phương nào?
Tóc em ngắn hay dài có trời mà biết được
Những bóng dáng nào sẽ đến với chúng anh
Trông bốn phía chỉ âm u mây nước."
- Còn gì khổ tâm hơn là khi cất lên tiếng gọi tình yêu mà không được hồi đáp.
Câu hỏi tu từ “Người yêu chúng anh ơi, các em ở phương nào?”, cách nói “có
trời mà biết được”, “Những bóng dáng nào” bộc lộ ước vọng tình yêu và nỗi
buồn, niềm băn khoăn của người lính.
- Họ gửi sự xao xuyến, suy tư của mình vào không gian rộng lớn nhưng giữa
“bốn phía chỉ âm u mây nước”, hình dáng “em” vẫn là điều bỏ ngỏ.
=>Đọc những câu thơ trên, ta thật thương yêu và cảm phục những người lính đã
cống hiến tuổi xuân, sức trẻ, tình yêu của mình cho Tổ quốc. Nhờ có họ mà bao
mái nhà được bình yên, bao tình yêu được đơm hoa kết trái, bao mầm sống được
nảy nở trên mảnh đất quê hương.
"Nào hát lên cho mây nước biết
Rằng chúng ta là những con người
Yêu em thủy chung hơn muối mặn
Dù thư tình chưa biết gửi cho ai

Nào hát lên cho đêm tối biết


Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây
Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió
Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này…"

- Dù có những nốt trầm nhưng bản tình ca vẫn không dừng lại, tiếng hát mỗi lúc
một vang vọng hơn. Phép điệp cấu trúc “Nào hát lên…/Rằng…” gợi ra phần
điệp khúc và cao trào trong ca khúc.

- Dù “em” chưa hiện hiện hữu, lá thư tình chưa có tên người nhận nhưng những
chàng trai vẫn mạnh mẽ khẳng định tình yêu trước sau như một: “Yêu em thủy
chung hơn muối mặn” -> Hinh ảnh “muối mặn” trong câu thơ trên khiến ta liên
tưởng đến “chén muối, đĩa gừng” trong ca dao, tục ngữ Việt Nam -> Chi tiết
này vừa gợi lên truyền thống ân nghĩa của dân tộc, vừa nhấn mạnh phẩm chất
chung thủy, son sắt ở người chiến sĩ.

- Tổ quốc sinh ra anh và “em”, bảo vệ Tổ quốc cũng chính là che chở cho “em”
và chính tình yêu của những người như chúng ta đã dệt nên đất nước ngàn năm
văn hiến =>Tình yêu lứa đôi hòa quyện với tình yêu Tổ quốc bừng sáng trong
lồng ngực người chiến sĩ.

- Đó là động lực để người lính “đứng vững trên đảo xa sóng gió”, gìn giữ nền độc
lập cho quốc gia và nối dài những câu chuyện về con người Việt Nam nhân hậu,
bao dung, nặng tình nghĩa mà vẫn rất dũng cảm, nghị lực phi thường.
- Dấu “…” đặt ở cuối dòng thơ như lời hứa hẹn về sự phát triển không ngừng của
đất nước. => Hai khổ thơ có nhịp điệu tha thiết, dâng trào, khỏe khoắn, sôi nổi,
tràn đầy niềm tự hào, khắc họa tư thế kiêu hãnh, hiên ngang của người lính đảo.
KHỔ 10
Bản tình ca đột ngột kết thúc bởi sự xuất hiện của những khán giả đặc biệt:
"Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót
Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau
Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế
Ồ, hoá ra toàn những đá trọc đầu…"

- Lời thơ lại trở về giọng điệu bông đùa, dí dỏm. Đoạn thơ miêu tả một hiện
tượng tự nhiên: đêm đến, thủy triều rút, những tảng đá hiện ra. Bản tình ca đang
ở hồi cao trào, “chót vót”, người lính bỗng “bàng hoàng” nhận ra tiếng hát của
mình có sức lay động kì diệu.
- Cách nói “người đâu lên đông thế”, từ “Ô” lại diễn tả phát hiện kì thú của các
chiến sĩ. Với họ, những hòn đá kia cũng trở thành những khán giả say sưa
thưởng thức âm nhạc. Thiên nhiên và con người cùng đồng điệu trong cảm xúc,
tất cả tỏa sáng rực rỡ giữa đêm tối Trường Sa. “Còn gì đẹp trên đời hơn thế?”

Bài thơ đã khắc họa sinh động, chân thực hoàn cảnh sống và chiến đấu gian lao của
những người lính. Không chỉ vậy, “bản tình ca đặc biệt” này còn cho thấy vẻ đẹp tâm
hồn của người lính với nhiều phẩm chất đáng quý: yêu đời, lạc quan, có tâm hồn nghệ
sĩ, khát khao hạnh phúc, son sắt thủy chung và hơn hết là yêu Tổ quốc, giàu tinh thần
trách nhiệm, dũng cảm, hiên ngang, kiên cường. Họ là đại diện cho hình ảnh những
con người Việt Nam:
2. “Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
3. Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
4. Trong và th ực sáng hai bờ suy tưởng
5. Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.”
6. Về nghệ thuật, nhà thơ đã sử dụng thể thơ tự do với nhịp điệu thơ thay đổi linh
hoạt, giọng thơ hóm hỉnh ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ, các biện pháp tu từ như
so sánh, điệp ngữ, câu hỏi tu từ. Đặc biệt, việc giọng điệu thơ cho phù hợp với
mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình từ tinh nghịch, lạc quan đến suy tư, trầm
lắng rồi kiêu hãnh, tự hào đã góp phần lớn vào thành công của tác phẩm.
7. “Thơ ca trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” (Belinsky). Bài thơ “
Lính đảo hát tình ca trên đảo ” đã làm tròn cả hai phần ấy, khắc họa được hiện
thực bằng ngòi bút nghệ thuật tài hoa. Giữa những tác phẩm viết về đề tài người
lính ra đời từ trước, Trần Đăng Khoa đã thành công tạo dấu ấn riêng cho mình
với “bản tình ca đặc biệt” này.
8. Với ngôn ngữ thơ mộc mạc, tự nhiên pha chút đùa vui hóm hỉnh, những hình ảnh so
sánh đối lập khác lạ. Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là một bài ca hùng tráng
về người chiến sĩ hải quân ở Trường Sa. Qua vài nét phác họa đơn sơ của nhà thơ
Trần Đăng Khoa ta có thể cảm nhận được những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của
người lính nơi biển đảo xa xôi ấy cũng như vẻ đẹp của tinh thần bất khuất, lạc quan
yêu đời của họ. Tình cảm ưu ái và ngưỡng mộ của nhà thơ Trần Đăng Khoa dành
cho họ cũng theo lời thơ mà bộc một cách tự nhiên, chân thành.

You might also like