Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Nhận xét về QD và bài thơ TTien, có ý kiến cho rằng: “Một ngọn bút đầy tài hoa vừa

khắc hoạ
được cái dữ dội, hào hùng, lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu lắng, đau thương và ko hề bi luỵ”. Là
1 trong những nhà thơ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Pháp, thơ QD hấp dẫn ng đọc bởi hồn thơ
phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa và đầy tinh tế
TTien là 1 mốc son chói lọi đời thơ QD viết về đề tài ng lính. Bài thơ được sáng tác tại Phù Lưu
Chanh vào năm 1948 khi QD đã chuyển sang đơn vị khác. Ban đầu có tên “Nhớ TTien” và sau đó đổi
thành “TTien” được in trong tập “Mây đầu ô” (1986). Bài thơ mở ra với những khó khăn, gian khổ
trên chặng đường hành quân của đoàn binh TTien, thiên nhiên TBac hiện lên với nét hùng vĩ dữ dội
xen lẫn vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. Hai câu thơ đầu giới thiệu cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn, toàn bài,
đó là nỗi nhớ nhung tha thiết:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”
Câu thơ mở đầu với ngữ điệu của một câu cảm thán, khơi gợi nhiều cảm xúc của nhà thơ đã cất
lên tiếng gọi đoàn binh của mình. Nhà thơ đã cất tiếng gọi “Sông Mã”, là hiện thân của thiên nhiên
Tây Bắc, địa danh đã đồng hành, gắn bó với đoàn binh suốt chặng đường hành quân. Nếu như Huế có
sông Hương êm ả, Hà Nội có cầu Long Biên cùng đồng hành trong những chặng đường LS thì con
sông Mã tựa như một hình ảnh hiện hữu, một chứng nhân LS ghi lại chiến công. Hai tiếng “xa rồi”
như một tiếng nấc nghẹn, bật ra trong nỗi niềm ngậm ngùi, xót xa, khi mà giờ đây, những kỉ niệm với
dòng sông Mã năm xưa đã trở thành LS, tác giả chỉ có thể trở về trong tâm tưởng. Tiếng nghẹn ấy đã
làm cho âm điệu của câu thơ êm ái, gợi niềm lưu luyến tiếc nuối, bâng khuâng. Bởi lẽ “ Cuộc sống là
cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi” (Puskin), xuất phát từ nỗi nhớ thẳm sâu, da diết trong
trái tim mình, Quang Dũng đã viết nên những vần thơ chân thật, khởi nguồn từ những kỷ niệm về
chiến khu cũ của mình. Hai từ “Tây Tiến” bật ra nghe mới thật thân thương làm sao! Tây Tiến ko chỉ
để gọi tên 1 đơn vị bộ đội mà nó đã trở thành 1 ng bạn tri âm , tri kỉ để nhà thơ giãi bày tâm sự. Điệp
từ “nhớ” xuất hiện với tần suất lớn có tác dụng làm nổi bật lên nỗi nhớ nhung tha thiết, cồn cào của
nhân vật trữ tình tạo nên tính nhạc cho câu thơ tựa như một điệp khúc vang vọng mãi trong sâu thẳm
tâm hồn của độc giả làm cho ta không thể không đồng ý với lời nhận xét của Voltaire: “Thơ là âm
nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”.
Có nhiều hình thức nhớ được thể hiện trong kho tàng văn học Việt Nam thế nhưng “nhớ chơi vơi”
thật đặc biệt và chính cụm từ này làm cho nguồn cảm xúc trong bài thơ tỏa sáng theo cách riêng của
nó. “Chơi vơi” là từ láy tượng hình, diễn tả nỗi nhớ mông linh ko hình ko khối nhưng da diết mãnh
liệt bao trùm lấy ko gian và tgian. Như vậy nhớ chơi vơi là nỗi nhớ thường trực, triền miên, khắc
khoải, khiến con người ta đứng ngồi không yên. Trạng thái lơ lửng, bồng bềnh cộng hưởng với niềm
xúc cảm nồng nàn, say đắm đã tạo nên một nỗi “nhớ chơi vơi” có một không hai trên thi đàn. Hai âm
“ơi” kéo dài tạo nên nhạc tính cho cả câu thơ, tưởng rằng Quang Dũng đã đánh lên một hồi chuông
thương nhớ vượt tới tận miền Tây Bắc xa xôi rồi dội lại, đi thẳng vào đáy sâu hồn người, ngân nga,
ngân nga mãi! Người ta có thể quên một dáng hình, một cảnh vật, một kỉ niệm trong Tây Tiến, nhưng
có lẽ sẽ chẳng ai quên nổi một nỗi nhớ chơi vơi mới lạ và say đắm tới như vậy. Hai câu thơ đã thể
hiện trọn vẹn cảm xúc chủ đạo của bài thơ, tạo nền tảng để cho những nỗi nhớ được nâng lên thành
tình cảm luyến lưu sâu sắc.
Đến với hai câu thơ tiếp theo, tác giả mở ra khung cảnh con đường hành quân của những người
chiến sĩ Tây Tiến:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Quang Dũng đã sử dụng thủ pháp liệt kê những địa danh mà mình đã từng đi qua như Sài Khao,
Mường Lát. Văn học là môn nghệ thuật đặc thù bởi lẽ nó sử dụng ngôn từ ngắn gọn, hàm súc nhưng
lại chứa đựng tầng sâu ngôn từ đa nghĩa, buộc chúng ta phải có cái nhìn toàn diện, đa chiều để khám
phá dụng ý của tác giả. Hình ảnh tả thực “sương lấp” cho ta thấy sương ở đây bao phủ dày đặc, khắc
hoạ rõ sự khắc nghiệt của vùng cao âm u tưởng chừng như có thể nuốt chửng cả một đoàn quân, khiến
cho bước chân của đoàn binh Tây Tiến mệt mỏi rã rời. Mặt khác, “sương” ở đây còn là ẩn dụ cho
những khó khăn, gian khổ, thử thách cũng như những cạm bẫy mà những người lính phải đối mặt,
chấp nhận nó như một phần của cuộc sống hàng ngày. Hình ảnh ấy cũng đã được Tố Hữu đưa vào bài
thơ Việt Bắc:
“ Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
Những gian nan, vất vả ấy được thi nhân gói ghém trong một từ rất đỗi lãng mạn “sương” càng
tô đậm nét hào hoa vô tư và lạc quan của các chiến sĩ cho dù có những lúc “đoàn quân mỏi”. Câu thơ
này vừa hào hùng lại cũng rất trữ tình làm cho Đinh Minh Hằng phải thốt lên rằng: “Tây Tiến- sự
thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn”.
Đối lập với câu thơ trên, câu thơ thứ hai là một nét vẽ lãng mạn, mềm mại, thơ mộng. Nét vẽ đó
cho chúng ta thấy vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc: “ Mường Lát hoa về trong đêm
hơi”. Biện pháp nhân hóa “hoa về” khiến cho thiên nhiên tạo vật trở nên sống động, có hồn. Liệu
rằng, “hoa” ấy, có phải là ngàn hoa của núi rừng Tây Bắc xuất hiện trong bản nhạc “Tình ca Tây Bắc”
đầy yêu thương? Hay “hoa” ấy là những ánh đuốc bập bùng được người lính thắp để soi đường trong
đêm hơi? Dù hiểu theo cách nào thì “hoa” kia vẫn cứ nhẹ nhàng êm ái và đầy tinh tế. Câu thơ đã hé
trước tâm hồn lãng mạn bay bổng vốn có của người lính Tây Tiến. “Hoa về trong đêm hơi” khiến cho
đêm nơi núi rừng bạt ngàn bồng bềnh, chơi vơi tựa như trong cõi mộng chứ không phải là thực tại
nhân sinh nữa. nối tiếp là từ “đêm hơi” đã lột tả vẻ đẹp bồng bềnh và bí ẩn nơi rừng núi hoang vu.
“Đêm hơi” chính là đêm trong nước, đêm trong mưa bụi, kết hợp với độ nhòe mờ của từ “hơi” làm
cho câu thơ trở nên lãng mạn nhưng cũng không kém phần bi tráng. Quang Dũng đã làm cho hình ảnh
thơ trở thành ẩn số nhưng ẩn số ấy lại đọng lại sâu lắng trong tâm tư người đọc. Việc sử dụng từ độc
đáo cũng cho thấy sự tinh tế trong cách cảm nhận và sự táo bạo trong cách sử dụng ngôn từ
Câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, một câu thơ có bảy tiếng, ngoài địa danh Mường Lát
được đề cập tới thì các tiếng còn lại đều có thanh bằng khiến người đọc như hòa vào không gian hư
ảo, dịu êm, tan vào hương hoa để nhận thấy được vẻ đẹp diệu kỳ nhất của nó. Hình ảnh con đường
hành quân của những người lính Tây Tiến vừa khó khăn, gian khổ lại vừa thơ mộng, bay bổng, yêu
đời. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã đc cảm nhận 1 cách thi vị bởi tâm hồn lãng mạn, hào hoa của
nhà thơ xứ Đoài mây trắng.
Ba câu thơ tiếp theo khắc họa được rõ nét địa hình hiểm trở của núi rừng Tây Bắc:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Quang Dũng đã sử dụng đặc trưng văn học, đó là lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng
để lột tả chân thực địa hình núi rừng hiểm trở qua nhiều từ láy giàu giá trị tạo hình khác nhau. Từ
“khúc khuỷu” diễn tả con đường ghồ ghề, ghập ghềnh, uốn lượn, quanh co, khó đi. Từ “thăm thẳm”
vừa diễn tả được độ cao chót vót, lại vừa gợi cảm nhận về độ sâu hun hút. Còn từ “heo hút” gợi lên
không gian hoang vu, hoang sơ, lạnh lẽo, hiu quạnh, xa cách với cuộc sống của con người. Đây là
những từ láy toàn vần trắc nên diễn tả 1 cách đắc địa sự hiểm nguy của núi rừng luôn rình rập. Điệp từ
“dốc” đứng đầu vế có tác dụng tô đậm những con đường dốc cao nối nhau đến vô tận. Người lính vừa
leo xong con dốc này lại tiếp tục đối mặt với những con dốc khác, mà con dốc sau còn hiểm trở hơn
con dốc trước, nhiều khó khăn gian khổ chất chồng thách thức người lính. Họ phải hành quân qua
những địa điểm xa lạ, chưa bao giờ đặt chân đến khác với Hà Thành mà họ lớn lên.Thiên nhiên đa sắc
là phông nền để hình ảnh người chiến sĩ hiện lên với những vẻ đẹp ấn tượng. Thời tiết nơi đây khắc
nghiệt, khiến cho chặng đường hành quân của người lính thêm khó khăn, vất vả, gian khổ mà ta từng
bắt gặp trong thơ của Tố Hữu:
“Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
Biện pháp nhân hóa “súng ngửi trời” vừa diễn tả độ cao ngút trời của địa hình vừa hé mở sự đùa
vui, nghịch ngợm, tếu táo mang khẩu khí người lính Tây Tiến. Bởi văn học sử dụng ngôn từ làm chất
liệu xây dựng hình tượng nhân vật, do vậy trong tác phẩm “Tây Tiến”, tác giả Quang Dũng đã sử
dụng ngôn từ tinh túy để khiến cho câu thơ trở nên hóm hình, tinh nghịch, nhưng không kém phần
hào hoa của những chàng trai Hà thành hoa lệ, các anh đã chiếm lĩnh tầng cao của núi đèo, khiến hình
tượng người lính Tây Tiến sánh ngang tầm vũ trụ. Ngỡ như các anh đang cưỡi trên mây để lên đến
đỉnh trời. Và khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất thì “súng” các anh đã “ngửi trời”! Không phải
súng chạm trời mà là ngửi trời. Khẩu súng được nhân hóa như người đã khiến câu thơ trở nên dí dỏm,
mang chất hào hoa của những chàng trai đất kinh thành hoa lệ lên đánh giặc ở miền Tây. Câu trên
nặng nhọc, gấp gáp; câu dưới nhẹ nhàng, thơ mộng trong sự tự hào của người chiến thắng. Ta hiểu
đây không chỉ là đỉnh cao của thiên nhiên mặt đất mà chính là đỉnh cao trong sự chiến thắng của tinh
thần, nghị lực người chiến sĩ. Hình ảnh ấy mĩ lệ không kém gì “đầu súng trăng treo” của Chính Hữu
cả! Cách lựa chọn từ ngữ thông minh, sắc sảo đã khiến cho ba câu thơ không một câu nào non nớt,
bằng phẳng, trái lại câu nào cũng có nội lực riêng, tạo nên khí vị chung cho bài thơ, một khí vị bi
hùng, hoang dã và quả cảm.
Câu thơ thứ ba với nghệ thuật đối lập, tương phản, điệp từ “ngàn thước” đi nhịp 4/3 khiến câu
thơ như bị bẻ gãy đột ngột làm gợi liên tưởng tới những vách núi dựng đứng đem lại cảm giác ghê
rợn, hãi hùng. Thiên nhiên lúc này không phải là đối tượng thưởng thức nữa mà đã trở thành đối thủ
thách thức ý chí của con người. Tô đậm địa hình hiểm trở là cách nhà thơ làm nổi bật khó khăn gian
khổ trên chặng đường hành quân của người lính từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của con người, dũng cảm
kiên cường của người lính Tây Tiến. Nói khẳng định chí khí và quyết tâm của người chiến sĩ chiếm
lĩnh mọi tầm cao. Ta nhớ đến những câu thơ cũng thể hiện sự hiểm trở trên đường đi trong vần thơ Lý
Bạch: “Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên” (Đường Thục khó đi).
Câu thơ thứ tư “Nhà ai pha Luông mưa xa khơi” mang đậm tính chất lãng mạn trong tâm hồn thơ
Quang Dũng. Nếu ba câu thơ trên sử dụng nhiều thanh trắc khiến cho âm điệu trong câu thơ nặng nề
gợi sự mệt mỏi của người lính khi phải leo dốc vượt đèo thì đến câu thơ này, nhà thơ hoàn toàn sử
dụng thanh bằng khiến âm điệu trở nên nhẹ nhàng, tha thiết hơn. Âm điệu đó hé mở tâm hồn thanh
thản, tươi mát của người lính trẻ trong chặng đường hành quân vất vả. Không chỉ miêu tả sự khắc
nghiệt của núi rừng Tây Bắc mà nhà thơ còn cho thấy nét đẹp thơ mộng, tình tứ, mềm mại, đáng yêu
của thiên nhiên tạo hóa nơi đây. Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi ra sự bí ẩn khiến độc giả vô cùng tò mò.
Liệu rằng ẩn sau màn mưa giăng ấy, trong những căn nhà nhỏ bé vùng quê đang ẩn hiện kia là bóng
hình của một thiếu nữ đảm đang hay có thể là dáng hình còm cõi của người mẹ nuôi quân?
Bốn câu thơ cuối hợp với nhau tạo nên một âm hưởng thật đặc biệt. Nếu ba câu thơ đầu được vẽ
bằng những nét gân guốc khi tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối, ngắt nhịp, nhiều thanh trắc thì
câu thơ thứ tư lại được vẽ bằng nét mềm mại, toàn thanh bằng. Bút pháp tạo hình giống như một bức
tranh thủy mặc - một vài nét chấm phá gợi lên không gian ba chiều cao, sâu, rộng. Chiều nào cũng để
lại dấu ấn trên bức tranh tuyệt đẹp kia.
Hai câu thơ tiếp theo tập trung khắc họa sư hy sinh anh dũng của người lính, coi cái chết nhẹ tựa
lông hồng:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Từ láy dãi dầu gợi sự vất vả nhọc nhằn “dầu sương dãi nắng”. Cụm từ “không bước nữa” thể hiện
sự kiệt sức, không bước nổi nữa. Và “gục lên súng mũ” là cách nói nhẹ cũng như là cách nói của
những ng thanh niên tri thức lúc bấy giờ, phải nói đây là 1 hình ảnh thật sự rất đắt. Có thể vì quá mệt
nên các anh tì súng nằm nghỉ một chút hay có thể là cách nói giảm nói tránh “bỏ quên đời” đã giảm
phần thê lương mà tăng thêm tính chất cao cả nhằm xoa dịu sự mất mát, hy sinh khiến cho câu thơ bi
mà không lụy. Phải chăng gian khổ đã quá sức chịu đựng nên trên đường hành quân, các anh đã nằm
lại mảnh đất nơi xa lạ mà ko bao giờ tỉnh dậy. Cõi chết đến với người lính 1 cách thanh thản, nhẹ
nhàng như đi vào giấc ngủ. Thấy được sự hy sinh của người lính Tây Tiến, thấy khó khăn gian khổ
khiến cho họ phải đối mặt với cái chết, cùng với đó là vẻ đẹp của người lính, sẵn sàng hy sinh ở trong
tư thế sẵn sàng chiến đấu, dáng hình của các anh tượng trưng cho thế hệ trẻ thời kháng chiến, như cây
súng chắc trong tay lưỡi lê sáng ngời, khiến cho quân thù bàng hoàng khiếp sợ, dáng hình của các anh
đã đi thẳng vào lịch sử để trở thành tư thế Việt Nam tự hào thế hệ. Đó là sự hiên ngang của người
lính, các anh coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Tư thế ấy đã được Tố Hữu ca ngợi trong Trăng Trối:
“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh
Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng”
Đọc câu thơ ấy lên, ta mới thấu hiểu được hết hiện thực của chiến sĩ chiến tranh, hiện thực ấy là
hy sinh, mất mát, là cả một bài ca mà ta sẽ không bao giờ quên với giai điệu hào hùng về những con
người đã ngã xuống, gửi trọn đời cho tất cả, để đất nước ta được độc lập, để ta có cuộc sống ngày hôm
nay. Câu thơ đã thể hiện được cuộc chiến đấu gian khổ khắc nghiệt, chiến tranh khốc liệt bi thương
được khắc họa rõ nét, những cũng chính vì vậy đã nêu cao được tinh thần kiên cường ý chí chiến đấu
và tư thế hiên ngang của người lính Tây Tiến.
Hai câu thơ tiếp theo tập trung làm nổi bật lên sự bí ẩn linh thiêng của rừng núi Tây Bắc:
“Chiều chiều oai linh thác ghầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa “thác gầm thét”, “cọp trêu người” khơi gợi những âm thanh ghê rợn,
đặc trưng của rừng già, khẳng định cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời, đem lại cảm giác hãi
hùng mà người lính phải đối mặt. Biện pháp nghệ thuật tương phản, đối lập kết hợp với điệp từ “chiều
chiều”, “đêm đêm” có tác dụng làm nổi bật lên sự nguy hiểm, chết chóc luôn rình rập người lính ở
mọi thời điểm. Dòng chảy thời gian vô tận cứ lặp đi lặp lại đã biến rừng già trở thành chốn “rừng
thiêng nước độc” đối với những người lính Tây Tiến. Khó khăn và gian khổ luôn hiện hữu trước mắt
nhưng họ vẫn dồn toàn tâm toàn lực để tiếp tục tiến bước trên con đường thiêng liêng ấy:
“Đoàn vệ quốc một lần ra đi
Nào có xá chi đâu ngày trở về”
Như vậy thiên nhiên Tây Bắc không chỉ hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội nó còn bí ẩn oai linh. Sống
chiến đấu trên một địa bàn như vậy đòi hỏi người chiến sĩ phải gan dạ, can trường, dũng cảm cực kì.
Oai linh, bí hiểm là thế nhưng Quang Dũng đã vô cùng tinh tế “thả” một chữ “trêu” vào câu thơ.
Chính cách dùng từ độc đáo của nhà thơ đã làm lộ ra sự vui tươi, lạc quan, khẩu khí chiến đấu cũa
chiến sĩ Tây Tiến. Họ nào có ngại gì khó khăn mà vẫn bước tiếp trên con đường hành quân, đối với họ
bây giờ cọp không còn là mối nguy hiểm nữa mà đó chỉ tựa như là trò chơi thử thách sự gan dạ. Cách
nói như thế khiến câu thơ không còn quá nặng nề nhưng vẫn tôn vinh được vẻ đẹp của người chiến sĩ.
Sau chặng đường hành quân gian khổ, vất vả giờ đây người lính có dịp dừng chân tại một bản
làng có tên gọi rất đỗi ngây thơ Mai Châu, được đồng bào dân tộc đón tiếp nồng nhiệt:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Núi cao rừng rậm lùi xa, chỉ còn lại hương vị ấm áp nghĩa tình quân dân lan tỏa từ nồi cơm của
các cô gái Thái. Từ cảm thán "Nhớ ôi" đứng đầu câu thơ diễn tả nỗi nhớ da diết, ám ảnh khôn nguôi
của Quang Dũng cũng như người lính Tây Tiến về đồng bào miền Tây. Nhà thơ như nhói lòng khi hồi
tưởng lại cảnh đoàn quân quây quần quanh nồi xôi nếp thơm lừng đang bốc khói. Đó là những giây
phút ấm áp ngắn ngủi nhưng lại dịu ngọt, tinh tế nên khắc sâu mãi trong tâm trí nhà thơ. Cách kết hợp
từ "mùa em" rất độc đáo, gợi những liên tưởng đẹp, lãng mạn về những cô gái Thái vừa khỏe khoắn
vừa dịu dàng mà đằm thắm yêu thương. Hai câu thơ thể hiện tình quân dân gắn bó với nhau cũng đã
kết thúc đoạn một bài thơ Tây Tiến có âm điệu nhẹ nhàng tha thiết gợi cảm giác êm dịu, ấm áp, tạo
tâm thế cho người đọc cảm nhận đoạn thơ tiếp theo.
Bài thơ "Tây Tiến" dưới ngòi bút của lãng mạn, trữ tình của Quang Dũng đã trở thành 1 kiệt tác
của mọi thời đại. Trải qua hơn một nửa thế kỉ, những vần thơ “Tây Tiến”, đã vượt qua biết bao lớp
bụi thời gian để in sâu, bám rễ vào tâm tưởng của biết bao thế hệ độc giả người Việt. Cảm hứng chủ
đạo xuyên suốt bài thơ đó là cảm hứng về nỗi nhớ. Suốt 14 dòng thơ đầu xoay xung quanh nỗi nhớ
khôn nguôi về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, về vẻ đẹp vượt lên trên khó khăn gian khổ của người
lính, sự hy sinh cao cả, nét lãng mạn trong tâm hồn người lính trẻ giữa những gian khổ chất chồng.
Quang Dũng đã miêu tả nỗi nhớ đó bằng ngòi bút tài tình giàu chất nhạc, chất họa và đậm chất thơ.
Bài thơ là 1 khúc nhạc của tâm hồn, của cuộc sống. Bởi thế, Xuân Diện thật chính xác khi cho rằng
đọc bài thơ "Tây Tiến" như đang ngậm âm nhạc trong miệng. Bài thơ hay bởi lẽ nó được viết nên từ
ngòi bút hào hoa, lãng mạn và của 1 người lính Tây Tiến nên nó có 1 cái rất riêng và đẹp. Mang chất
lính nên Quang Dũng mới có thể viết nên những vần thơ hay như thế.

You might also like