QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP TMQT NHÓM 1

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


--------------------------o0o--------------------------

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN : QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
---------------*---------------
ĐỀ TÀI: Phân tích phương thức đấu giá quốc tế trong hoạt
động thương mại quốc tế. Đánh giá tình hình các doanh nghiệp
sử dụng phương thức đấu giá quốc tế trên thế giới và tại Việt
Nam hiện nay

Nhóm thực hiện : Nhóm 1

Giảng viên hướng dẫn : Thầy Trương Quang Minh

Lớp học phần : 232_ITOM0512_01

HÀ NỘI
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................2
1.1. Khái niệm đấu giá quốc tế.................................................................................2
1.2. Đặc điểm đấu giá quốc tế...................................................................................2
1.3. Các hình thức đấu giá quốc tế...........................................................................3
1.4. Lợi ích của đấu giá quốc tế với các doanh nghiệp...........................................3
PHẦN 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.....................................................................................5
2.1. Thực trạng đấu giá quốc tế trên thế giới.........................................................5
2.1.1. Đối tượng tham gia đấu giá........................................................................5
2.1.2. Các quy định trong lĩnh vực đấu giá quốc tế (quy định pháp luật).......7
2.1.3. Quy định đấu giá quốc tế...........................................................................8
2.1.4. Một số phiên đấu giá trên thế giới.............................................................9
2.2. Thực trạng đấu giá quốc tế tại Việt Nam.......................................................17
2.2.1. Đối tượng tham gia đấu giá......................................................................17
2.2.2. Các quy định trong lĩnh vực đấu giá quốc tế (quy định pháp luật) tại
Việt Nam..............................................................................................................19
2.2.3. Quy định đấu giá quốc tế tại Việt Nam...................................................21
2.3. Phân tích một số phiên đấu giá quốc tế tại Việt Nam...................................23
2.3.1. Đấu giá truyền thống................................................................................23
2.3.2. Đấu giá trực tuyến....................................................................................23
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP......................................................................24
3.1. Đánh giá............................................................................................................24
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu giá hàng hóa quốc tế tại Việt
Nam..........................................................................................................................26
3.2.1. Đối với công ty đấu giá.............................................................................26
3.2.2. Đối với đối tượng tham gia đấu giá.........................................................26
3.2.3. Đối với pháp luật.......................................................................................27
3.2.4. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền............................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................29
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang trên đà tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chính
vì thế mà hiện nay các cuộc đấu giá quốc tế, đấu thầu quốc tế là điều đương nhiên nó
sẽ diễn ra giữa các công ty, các tập đoàn liên quốc gia hay trong nước. Đấu giá là một
hình thức quá quen thuộc đối với chúng ta, đấu giá không chỉ tồn tại trong một phạm
vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế bởi đặc thù các sản phẩm đưa ra đều
rất có giá trị và không những thu hút được nội bộ trong nước mà còn hấp dẫn với cả
khách nước ngoài. Hoạt động đấu giá ngày càng hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích cho
chủ sản phẩm đấu giá, cho các đơn vị tổ chức.

Không chỉ trên quốc tế, ở Việt Nam hiện nay, hình thức bán đấu giá cũng ngày
càng nhận được sự quan tâm của công chúng, các nhà đầu tư và cộng đồng doanh
nghiệp. Đã có rất nhiều cuộc đấu giá được diễn ra tại nơi đây, để rõ hơn về các hoạt
động đấu giá quốc tế, qua học phần Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, nhóm
chúng em đã tìm hiểu đề tài: “ Phân tích phương thức đấu giá quốc tế trong hoạt động
thương mại quốc tế. Đánh giá tình hình các doanh nghiệp sử dụng phương thức đấu giá
quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay”.

1
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm đấu giá quốc tế.

Đấu giá (Auction) là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công
khai tại thời gian và địa điểm nhất định, ở đó người mua được xem hàng trước và tự do
cạnh tranh giá cả, hàng hóa được bán cho người trả giá cao nhất.

Đấu giá quốc tế thực chất là việc giao dịch mua bán giữa một người bán và
nhiều người mua diễn ra trên phạm vi quốc tế. Trong đấu giá quốc tế, người tham gia
đấu giá bao gồm cả các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Người tổ chức hay
người bán không hạn chế người mua tham dự theo tiêu chí quốc tịch hay phạm vi hoạt
động. Người tham dự nước ngoài sẽ được quyền tham dự và thực hiện nghĩa vụ và
trách nhiệm của mình theo thông lệ và luật pháp quốc tế.

Thông thường, hàng hóa được đem ra đấu giá thường là các mặt hàng khó tiêu
chuẩn hóa, hoặc hàng hóa có tập quán truyền thống bán theo kiểu đấu giá như chè,
thuốc lá, hương liệu, lông thú, đồ cổ…

1.2. Đặc điểm đấu giá quốc tế.

Đấu giá quốc tế gồm các đặc điểm sau:

Thứ nhất, đấu giá được tiến hành có tổ chức tại một địa điểm nhất định và trong
một thời gian nhất định. Đấu giá thường được tổ chức tại các trung tâm đấu giá, dưới
một trong ba hình thức:

 Trung tâm đấu giá chuyên nghiệp do các công ty hoặc hiệp hội tổ chức thành
lập, chuyên tiếp nhận ủy thác của các chủ hàng làm dịch vụ nghiệp vụ đấu giá.

 Trung tâm đấu giá của một tập đoàn sản xuất, chuyên bán đấu giá sản phẩm
của các xí nghiệp thành viên của tập đoàn đó.

 Thành lập thành một cửa hàng trong nội bộ một công ty chuyên bán đấu giá
sản phẩm của công ty đó.

Thứ hai, các điều kiện mua bán (ngoại trừ giá cả) đều được quy định sẵn trong
điều lệ mua bán đấu giá. Đấu giá luôn có luật pháp và điều lệ độc đáo riêng, nó không
chỉ thể hiện ở trình tự và phương thức đàm phán giao dịch mà còn biểu hiện trong các
2
vấn đề như thành lập và thực hiện hợp đồng, luật mua bán của nhiều nước đều có quy
định riêng đối với nghiệp vụ đấu giá.

Thứ ba, đấu giá là một loại giao dịch hàng giao ngay, cạnh tranh mua công
khai. Đối tượng mua bán là hàng hóa bằng hiện vật để người mua có thể xem, kiểm tra
hàng trước khi đấu giá bắt đầu. Khi đấu giá bắt đầu, người mua ra giá tại chỗ công
khai cạnh tranh mua, do người chủ trì đấu giá thay mặt chủ hàng lựa chọn đối tượng
giao dịch. Như vậy, đấu giá sẽ là thị trường độc quyền bán, nên mức giá hình thành ở
đây là mức giá cao nhất (giá trần) và do đó có lợi nhất cho người bán.

1.3. Các hình thức đấu giá quốc tế.

Có 3 hình thức đấu giá quốc tế gồm:

 Đấu giá tăng giá: là đấu giá bên mua rao giá, đây là phương thức đấu giá hay
dùng nhất. Khi đấu giá, nhân viên đấu giá đưa ra một lô hàng, tuyên bố giá khởi điểm
thấp nhất dự định, sau đó người mua lần lượt rao giá, cạnh tranh tăng giá. Việc nâng
giá có thể bằng phát ngôn, có thể bằng cách làm dấu hiệu cho tới khi nhân viên đấu giá
cho rằng không ai trả giá cao hơn nữa thì dùng búa gõ tỏ ý kết thúc cạnh tranh mua, lô
hàng đó sẽ bán cho người trả giá cao nhất.

 Đấu giá giảm giá còn gọi là đấu giá kiểu Hà Lan. Đầu tiên nhân viên đấu giá
đưa ra giá cả cao nhất, sau đó dần dần giảm giá, cho tới khi một người cạnh tranh mua
nào đó cho rằng đã thấp tới mức có thể chấp nhận, tỏ ý muốn mua thì thôi. Đấu giá
giảm giá đi đến thỏa thuận nhanh và người mua phải chấp nhận giá cao hơn dự định vì
sợ lỡ cơ hội mua hàng.

 Đấu giá đưa giá kín: đấu giá kiểu gọi thầu. Khi áp dụng phương pháp này,
trước hết người đấu giá công bố tình hình cụ thể của từng lô hàng và điều kiện đấu giá,
sau đó bên mua đưa giá của mình nộp kín cho người đấu giá trong thời gian quy định
để người đấu giá tiến hành thẩm tra so sánh, quyết định bán hàng cho người cạnh tranh
mua nào.

1.4. Lợi ích của đấu giá quốc tế với các doanh nghiệp.

Đấu giá quốc tế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp bên bán có cơ hội tiếp cận rộng
rãi với những người mua tiềm năng. Các cuộc đấu giá quốc tế thu hút các nhà đầu tư,
nhà phát triển và những người mua khác, những người có thể không tiếp cận được

3
bằng các phương pháp tiếp thị truyền thống. Hơn thế nữa, doanh nghiệp có thể lựa
chọn hình thức đấu giá theo các kiểu khác nhau (đấu giá tăng giá, đấu giá giảm giá,
đấu giá đưa giá kín) tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tạo ra môi trường cạnh tranh trong
buổi đấu giá để tối đa hóa lợi ích. Khả năng tiếp xúc rộng rãi đến người mua có thể
dẫn đến lượng người quan tâm lớn hơn và cuối cùng là cơ hội bán được với giá cao
hơn cho doanh nghiệp bên bán.

Khi đấu giá quốc tế, tất cả người mua đều đấu giá cùng một tài sản vào cùng
một thời điểm, thiết lập một sân chơi bình đẳng, năng động và minh bạch về quy trình
mua bán, giá cả cũng như chất lượng sản phẩm đấu giá. Đấu giá quốc tế là cơ hội quy
tụ nhiều sản phẩm khác nhau, đa dạng, phong phú, tạo cơ hội cho người mua có thể
tìm và đấu giá một hay nhiều sản phẩm mình mong muốn, tiết kiệm thời gian cho
người mua. Quá trình đấu giá cạnh tranh tạo ra giá trị thị trường thực sự, vì vậy người
mua có thể yên tâm rằng đã trả một mức giá hợp lý cho tài sản họ mua. Ngoài ra, đấu
giá quốc tế tạo điều kiện cho bên mua tìm kiếm nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng và
cơ hội để định giá sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Đấu giá quốc tế tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp bên bán và bên mua bởi tính
tổ chức và quản lý cao cùng mình. Để tham gia một cuộc đấu giá quốc tế, người mua
cần thực hiện một số yêu cầu nhất định, giúp doanh nghiệp nên bán tìm được những
khách hàng tiềm năng, tránh việc chào hàng phí thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả
cho doanh nghiệp bên bán. Ngược lại, doanh nghiệp bên bán muốn mang sản phẩm
của mình tham gia đấu giá cũng phải trải qua một quy trình kiểm định chất lượng
nghiêm ngặt và phải cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm đến với những người
có nhu cầu tham gia đấu giá.

Đấu giá quốc tế tạo thuận lợi hơn nữa với doanh nghiệp khi xác lập quan hệ
mua bán nhanh chóng, tập trung lượng lớn doanh nghiệp về cả cung và cầu. Đấu giá
quốc tế diễn ra thời gian và địa điểm cụ thể với sản phẩm đấu giá đa dạng, tiết kiệm
thời gian đàm phán cho cả bên bán và bên mua, thuận lợi trong thúc đẩy quan hệ trao
đổi phát triển thương mại đa quốc gia.

4
PHẦN 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Thực trạng đấu giá quốc tế trên thế giới.

2.1.1. Đối tượng tham gia đấu giá

Một phiên đấu giá quốc tế chỉ được mở ra và được hoạt động một cách hợp
pháp khi có đủ các chủ thể tham gia cũng như là phiên đấu giá ấy phải đảm bảo được
các quy định về pháp luật tại nước sở tại nơi phiên đấu giá diễn ra và cả các quy định
trong lĩnh vực đấu giá quốc tế. Các chủ thể tham gia đấu giá quốc tế thường sẽ được
chia ra thành các đối tượng chính đó là: Người tổ chức đấu giá; Bên mua; Bên bán;
Đối tượng hàng hóa được tham gia.

 Người tổ chức đấu giá:

Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá
hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp họ tự đứng ra tổ chức buổi đấu giá.
Bên cạnh đó, người tổ chức đấu giá cũng có thể trực tiếp là người điều hành buổi đấu
giá hoặc họ sẽ ủy quyền cho một người hoặc một bên tổ chức thứ 3 để điều hành phiên
đấu giá hôm đó. Trong các phiên đấu giá quốc tế trên thế giới thì người tổ chức có thể
là: Các tổ chức phi lợi nhuận; Các nhà đấu giá chuyên nghiệp; Các tổ chức sự kiện
hoặc các tổ chức thương mại và triển lãm,... Họ là những người có kinh nghiệm và đã
được cấp phép để có thể đứng ra đảm bảo về mặt pháp lý cho buổi đấu giá.

 Bên bán:

Bên bán hay người bán thường là các đối tượng họ có nhu cầu bán các tài sản
của mình nhượng quyền sở hữu các món tài sản cá nhân của họ hoặc của toàn thể tổ
chức. Các bên bán thường sẽ là các đối tượng sau:

- Các tổ chức phi lợi nhuận: Họ là các tổ chức từ thiện, bảo tồn môi trường hay
các tổ chức văn hóa nghệ thuật. Thường họ sẽ tổ chức các sự kiện đấu giá để gây quỹ
hoặc tăng quỹ cho việc thực hiện các mục tiêu tương lai của họ

- Các tổ chức/ doanh nghiệp: Thường các đơn vị này tổ chức các buổi đấu giá
để có thể nâng cao độ nhận diện nhãn hàng bằng cách bán đấu giá sản phẩm sắp ra mắt

5
của mình. Các sản phẩm đó có thể là các sản phẩm công nghệ; bất động sản hoặc
quyền sử dụng thương hiệu,...

- Các cá nhân: Đó có thể là các cá nhân muốn đấu giá các món tài sản cá nhân
của mình, thường họ sẽ thuộc giới thượng lưu với các món đồ đấu giá là các sản phẩm
như tác phẩm nghệ thuật, đồ trang sức, xe cổ,...

 Bên mua:

Tương tự như bên bán, các cá nhân/ tổ chức bên mua là những người có nhu
cầu muốn sở hữu cho mình những tài sản quý giá mà mình chưa có hoặc đôi khi là họ
tham gia đấu giá để góp phần ủng hộ cho quỹ của các tổ chức từ thiện hoặc các tổ chức
cộng đồng. Đối với bên mua thì họ sẽ phải đăng ký tham gia buổi đấu giá đó trước với
ban tổ chức buổi đấu giá, sau đó họ sẽ cùng nhau đưa ra mức giá phù hợp với nhu cầu
của bản thân đối với sản phẩm đó và ai đưa ra được mức giá cao nhất ngưởi đó sẽ là
người được sở hữu tài sản đấu giá đó. Các đối tượng bên mua có thể kể tới một vài ví
dụ như:

- Các tổ chức thương mại và công ty: Các doanh nghiệp thường tham gia đấu
giá quốc tế để mua các sản phẩm, tài sản hoặc dịch vụ mà họ cần cho hoạt động kinh
doanh của mình. Điều này có thể bao gồm mua các quyền sử dụng thương hiệu, các
sản phẩm hiếm hoặc độc đáo, hoặc các tài sản đầu tư.

- Cá nhân giàu có và các nhóm đầu tư: Người giàu thường tham gia đấu giá
quốc tế để mua các tài sản như bất động sản, tác phẩm nghệ thuật, ô tô cổ điển, đồ
trang sức, và các mặt hàng hiếm và độc đáo khác như triển lãm mà họ quan tâm hoặc
để đầu tư.

- Các nhà sưu tập và người mua sắm đam mê: Những người này tham gia đấu
giá để mua các sản phẩm hoặc tác phẩm nghệ thuật mà họ yêu thích hoặc muốn sở
hữu. Đối với họ, việc tham gia đấu giá không chỉ là cách để sở hữu một món đồ mà
còn là một trải nghiệm và một phần của sở thích cá nhân.

- Các nhà đầu tư và nhà cung cấp tài chính: Những người này tham gia đấu giá
quốc tế để mua và bán các tài sản như chứng khoán, tiền điện tử, hoặc hàng hóa. Đấu
giá cũng có thể là một phần của chiến lược đầu tư của họ.

6
- Các tổ chức và cá nhân muốn mua lại quyền sử dụng hoặc giấy phép: Đôi khi,
các tổ chức hoặc cá nhân muốn mua lại các quyền sử dụng hoặc giấy phép từ các bên
khác thông qua đấu giá quốc tế. Điều này có thể bao gồm các quyền sử dụng thương
hiệu, bản quyền, hoặc các quyền khác trong lĩnh vực kinh doanh hoặc giải trí.

 Đối tượng hàng hóa tham gia đấu giá

Trong buôn bán quốc tế, những mặt hàng được đem ra đấu giá tương đối đa
dạng song chúng thường là những mặt hàng khó tiêu chuẩn hoá như da lông thú, chè,
hương liệu… hoặc chúng sẽ là các sản phẩm có giá trị cao hoặc quý hiếm như: Tác
phẩm nghệ thuật; Bất động sản; Xe cổ; Hàng hiệu/ đồ xa xỉ; Các sản phẩm công nghệ
hiện đại tối tân; …

2.1.2. Các quy định trong lĩnh vực đấu giá quốc tế (quy định pháp luật)

Cũng tương tự như các ngành luật khác, pháp luật về bán đấu giá tài sản của các
quốc gia trên thế giới về cơ bản được chia thành hai dòng pháp luật gồm pháp luật về
bán đấu giá tài sản thành văn (pháp luật Châu Âu lục địa) và pháp luật án lệ (pháp luật
Anh – Mỹ).

Theo đó, tại đa số các quốc gia, pháp luật về bán đấu giá tài sản được quy định
trong các Bộ luật Dân sự, với tính chất là một đạo luật gốc, có vị trí quan trọng trong
pháp luật dân sự của các nước như Bộ luật Dân sự và Bộ Luật thương mại Cộng hòa
Pháp, Luật Thương mại Hoa kỳ, Luật Thương mại Cộng hòa liên bang Đức, Bộ luật
Dân sự và thương mại Thái Lan, Bộ luật Dân sự Nhật Bản...). Một số quốc gia khác lại
ban hành luật về bán đấu giá tài sản với tư cách là một đạo luật độc lập như Luật về
bán đấu giá của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa...

Bên cạnh các quy định chung về quy trình đấu giá trên thế giới thì các nước
cũng sẽ có các quy định riêng về các phiên đấu giá. Một vài điển hình có thể kể tới
như:

Về các đối tượng tham gia đấu giá (bên mua và bên bán)

- Ở Trung Quốc, theo Luật Bán đấu giá tài sản thì Đấu giá viên là người trực
tiếp chủ trì các cuộc đấu giá. Người muốn trở thành đấu giá viên trước hết phải đáp
ứng các điều kiện sau: có bằng tốt nghiệp đại học và kinh nghiệm chuyên môn về bán
đấu giá; đã làm việc trong doanh nghiệp bán đấu giá từ 2 năm trở lên; có tư cách đạo

7
đức tốt. Để được công nhận chính thức là đấu giá viên, người đáp ứng những điều kiện
trên phải tham gia kỳ thi tuyển chọn đấu giá viên do Hiệp hội bán đấu giá tổ chức.

- Ở Thái Lan, Bộ luật Dân sự và Thương mại quy định tài sản mang bán đấu giá
bao gồm những vật cũng như các đối tượng có giá trị và có thể chiếm dụng được. Tài
sản đem bán đấu giá do chủ sở hữu tự nguyện mang bán đấu giá hoặc bắt buộc bán đấu
giá trong việc xử lý tài sản thế chấp.

- Ở Nhật Bản: Bộ Luật Thương mại và những ngoại lệ đặc biệt về kiểm soát
Nhật Bản thì quy định hai hình thức đấu giá là bất động sản và đấu giá động sản.

- Ở Đức, việc đấu giá tài sản tự nghiện được quy định trong Bộ luật Dân sự và
đấu giá tài sản bắt buộc được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, tài sản
đấu giá bắt buộc bao gồm tài sản bị tịch thu được đinh giá theo mức giá bản thông
thường, việc định giá tài sản quý, có giá trị phải do tổ chức giám định chuyên môn
thực hiện.

2.1.3. Quy định đấu giá quốc tế

Ngoài các quy định pháp luật thì các phiên đấu giá quốc tế cũng sẽ có các quy
định thực hiện đấu giá riêng, các nước trên thế giới cũng có cho mình các quy định đấu
giá riêng của từng nước bới trong bối cảnh thị trường đấu giá phát triển mạnh trên thế
giới, việc hiểu các quy định về trình tự thủ tục bán đấu giá trở nên rất cần thiết. Do đó,
hệ thống pháp luật liên quan đến ngành đấu giá của các nước đều đưa ra nhiều quy
định chặt chẽ, giúp hoạt động đấu giá quy củ và thành công.

Các phiên đấu giá trên thế giới sẽ có một số quy định sau:

Trung Quốc:

Phải công bố thông tin cần thiết trước phiên đấu giá: Người bán đấu giá tài sản
phải công bố nội quy bán đấu giá và những vấn đề cần thiết khác trước khi tiến hành
bán đấu giá. Khi điều hành cuộc bán đấu giá, người bán đấu giá phải tiến hành lập biên
bản bán đấu giá. Người lập biên bản và đấu giá viên ký vào biên bản. Khi cuộc đấu giá
thành thì người mua được tài sản mới ký vào biên bản. Nếu tài sản đấu giá đòi hỏi phải
thực hiện các thủ tục như thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu và giấy chuyển
quyền sở hữu theo quy định thì trên cơ sở văn bản bán đấu giá tài sản và các tài liệu

8
khác có liên quan, người ủy quyền bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản phải
thực hiện các thủ tục cần thiết.

Pháp:

Công bố công khai mỗi phiên đấu giá tài sản: Người có tài sản bán đấu giá sẽ
đưa ra giá tối thiểu và phải được đấu giá viên đồng ý (đấu giá viên của Pháp rất am
hiểu giá cả thị trường). Giá tối thiểu không được công bố cho người tham gia đấu giá
biết. Thông thường tài sản sẽ không được bán nếu giá được trả thấp hơn giá tối thiểu.
Do đấu giá viên hiểu biết về giá trị tài sản nên người có tài sản bán đấu giá thường
giao cho đấu giá viên quyết định giá khởi điểm. Giá khởi điểm được công bố công
khai để người tham gia đấu giá biết. Người điều hành phiên đấu giá sẽ có quyền tự
điều hành phiên đấu giá, xác định người trả giá cao nhất là người mua được tài sản
hoặc công bố tài sản không được bán và lập biên bản bán đấu giá chính thức.

Đức

Bảo vệ quyền lợi các bên trong quá trình bán đấu giá: Người bán đấu giá chỉ
được phép bán đấu giá trên cơ sở hợp đồng ủy thác bán đấu giá. Việc thông báo và
niêm yết việc bán đấu giá chậm nhất là một ngày trước ngày mở bán đấu giá, người
bán đấu giá phải thông báo về thời gian, địa điểm bán đấu giá, xem tài sản bán đấu giá,
và mô tả chung về tài sản bán đấu giá. Không được bán đấu giá vào ngày lễ và ngày
Chủ nhật, tuy nhiên, có thể để công chúng xem tài sản bán đấu giá vào những ngày
này.

2.1.4. Một số phiên đấu giá trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có nhiều trung tâm, công ty đấu giá lớn, chủ yếu nằm ở
các quốc gia có trình độ phát triển cao như Mỹ, Anh, Hà Lan, Đức,... Ví dụ về công ty
đấu giá nổi tiếng phải kể đến Công ty Christie’s thành lập 1766 tại London (Anh) hay
Công ty Sotheby’s thành lập từ năm 1744 tại LonDon (Anh). Đây là nơi hội tụ đủ các
yếu tố về cơ sở, quy mô, kinh nghiệm hoạt động và danh tiếng để thực hiện đấu giá quốc
tế.

 Đối tượng được mang ra đấu giá tương đối đa dạng, tuy nhiên chủ yếu tập
trung vào tài sản văn hóa nghệ thuật ( tranh, cổ vật…) hướng tới những người thực sự
quan tâm và trả giá cao.

9
 Những phiên đấu giá có thể diễn ra dưới hình thức đấu giá truyền thống hoặc
đấu giá trực tuyến trên website. Có nhiều kiểu đấu giá: đấu giá tăng gia, đấu giá giảm
giá (đấu giá kiểu Hà Lan).

 Với kiểu đấu giá giảm giá, cách thức vận hành cụ thể như sau:

Người điều hành đấu giá bắt đầu mỗi lần bán với giá chào bán cao nhất được
xác định trước, hạ thấp giá cho đến khi trả giá được hoặc đạt được giá khởi điểm. Giá
được hiển thị trên đồng hồ và người mua thường chỉ có vài giây để đưa ra quyết định.
Họ thường sẽ phải chỉ dựa vào trực giác của mình để đưa ra những quyết định này.

Dưới đây là một số phiên đấu giá tiêu biểu được các quốc gia/công ty trung gian
lớn trên thế giới đã thực hiện:

Đấu giá truyền thống:

Đấu giá tranh (Đấu giá tăng giá):

Phiên đấu giá bức tranh "Salvator Mundi" (Đấng cứu thế) của Leonardo
da Vinci

Mô tả về lịch sử tác phẩm:

"Salvator Mundi"- sáng tác vào khoảng thế kỷ 16, cùng thời điểm ra đời của
kiệt tác ''Mona Lisa''. Bức họa mô phỏng Chúa Jesus này từng được treo trong Hoàng
cung ở Italy trước khi bị biến mất vào cuối thế kỷ 18. Thời điểm bức họa tái xuất vào
năm 1900, nguồn gốc của nó đã bị lãng quên. Kiệt tác này được bán tại nhà đấu giá
Christie's vào năm 1958 với giá 60 USD.

10
Năm 2011, bức họa được xác định là tác phẩm của Da Vinci. Đây là một trong
gần 20 tác phẩm từng được biết tới của Da Vinci và là tác phẩm duy nhất thuộc sở hữu
tư nhân

Phiên đấu giá:

Phiên đấu giá bức tranh "Salvator Mundi" được thực hiện bởi nhà đấu giá
Sotheby’s tại khán phòng trung tâm Rockefeller, New York vào ngày 15/11. Cuộc đấu
giá thu hút một lượng khán giả cuồng nhiệt gồm gần 1.000 nhà sưu tập nghệ thuật, nhà
buôn, cố vấn, nhà báo và người xem tập trung vào phòng đấu chính và cả những người
theo dõi trực tuyến. Cuộc đấu giá kéo dài tới 19 phút với 4 người trả giá qua điện thoại
và 1 người trả giá trong khán phòng. Những người tham dự đã có những phút nín thở
khi mức giá tăng từ vài chục triệu đến 225 triệu USD, sau đó tăng lên 260 triệu USD
và lại tăng gần gấp đôi. Trước khi gõ búa kết thúc, người điều khiển phiên đấu giá, nín
thở nói: "Đây là thời khắc lịch sử: Chúng ta hãy đợi". Và cuối cùng, bức họa nổi tiếng
"Salvator Mundi" của danh họa thời kỳ Phục hưng Leonardo da Vinci đã được bán với
giá kỷ lục 450,3 triệu USD. Mức giá chốt của bức tranh này cao gấp bốn lần so với
con số mà Christie's ước tính, đồng thời là mức giá cao nhất được trả cho một tác
phẩm đấu giá thuộc lĩnh vực hội họa. Bức tranh 500 năm tuổi này đã thuộc về một
người thực hiện giao dịch qua điện thoại. Danh tính chủ nhân mới của kiệt tác này hiện
vẫn được giữ kín. Theo tuần báo Pháp le Journal du Dimanche, đứng đằng sau vụ mua
bán chấn động là 2 tập đoàn đầu tư và vụ đấu giá là một phần của hợp đồng hợp tác
giữa 2 tập đoàn này với một số viện bảo tàng.

Phiên đấu giá bức tranh “Femme à la montre” - tạm dịch: Người phụ nữ
đeo đồng hồ

11
Mô tả bức lịch sử tác phẩm:

Bức tranh có kích thước 51x39 inch, " là bức chân dung người tình của Picasso
- nghệ sĩ Marie Thérèse Walter - ngồi trên chiếc ghế giống như ngai vàng trên nền
xanh. Chiếc đồng hồ đeo tay là một họa tiết trong bức tranh Picasso vẽ vợ mình - nữ
diễn viên ballet người Nga gốc Ukraine Olga Khokhlova.

Phiên đấu giá:

Bức tranh "Femme à la montre" năm 1932 của Pablo Picasso được trưng bày tại
cuộc đấu giá của Sotheby's, trong phiên đấu giá nghệ thuật mùa thu tại thành phố New
York, ngày 8/11. Trước đó, nhà từ thiện quá cố Fisher Landau mua đã mua lại từ
phòng trưng bày Pace ở New York vào năm 1968 và đặt nó bên trên một chiếc tử căn
hộ ở Manhattan của bà. Và vào năm 2023, bộ sưu tập hơn 400 triệu USD của bà đã
được bán đấu giá tại phiên đấu giá của Sotheby’s . Kiệt tác “Femme à la montre” của
danh họa Pablo Picasso trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất được bán đấu giá
trong năm 2023, thu về 139,4 triệu USD triệu USD, cao hơn mức giá dự kiến - ước
tính 120 triệu USD Một người mua ẩn danh đã vượt qua hai nhà đấu giá khác để có
được bức tranh này

Đấu giá trang sức (Đấu giá tăng giá)

Phiên đấu giá trang sức trong bộ Magnificent Jewels

Phiên đấu giá diễn ra ở New York vào đầu tháng 12/2023 được thực hiện bởi
nhà đấu giá Christie’s. Tại phiên đấu giá đó, Christie’s bán được 134 món trang sức,
thu về 58,77 triệu USD, chiếm 93% các món rao bán. Chín trong mười món dẫn đầu
đều là kim cương.

Trang sức hàng đầu là một viên kim cương màu xanh lạ mắt được cắt rực rỡ
theo hình quả lê, nặng 31,62 carat với độ tinh khiết VVS1. Viên kim cương được sử
dụng làm mặt dây chuyền với viền bao quanh là những viên kim cương màu hồng
cùng với những viên kim cương trắng phía sau nằm trong chấu làm bằng bạch kim lẫn
vàng hồng. Viên kim cương được bán với giá hơn 11,8 triệu USD, như ước tính.

12
Viên kim cương hình quả lê, nặng 31,62 carat với độ tinh khiết VVS1.

Hoa tai, nổi bật với viên kim cương được cắt theo hình trái tim màu xanh xám
đậm rất hiếm 2,04 carat, viên kim cương được cắt theo hình trái tim màu vàng đậm rực
rỡ hiếm gặp 1,70 carat, viên kim cương hình trái tim rực rỡ màu tím đậm hiếm gặp
1,67 carat, viên kim cương hình trái tim màu vàng sống động hiếm gặp 1,61 carat, viên
kim cương rực rỡ hình trái tim 1,59 carat và viên kim cương đen hình trái tim, tất cả
đều được liên kết lại với bằng những chấu tròn nhỏ bằng bạch kim lẫn vàng bán được
1,38 triệu USD, gần gấp bốn so với giá ước tính.

Đấu giá đồ cổ (Đấu giá tăng giá)

Đấu giá chiếc bát thời vua Càn Long

13
Trên bát có họa tiết 2 con én, một cây mơ nở hoa và một cây liễu. Ngoài ra còn
có đoạn trích từ bài thơ được cho thuộc về Hoàng đế Vạn Lịch (1368-1644) thời nhà
Minh. Chuyên gia đồ gốm sứ Regina Krahl nhận định mẫu trang trí với chim chóc và
hoa khá phổ biến trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Ung Chính. Bà còn đánh giá chiếc
bát sứ nằm trong nhóm nhỏ đại diện “đỉnh cao vẽ trên gốm sứ”.

Trong đợt đấu giá vào mùa Xuân kỷ niệm 50 năm của Sotheby's ở Hong Kong
(Trung Quốc) diễn ra vào ngày 8/4/2023, Chiếc bát trên có đường kính 11,3cm được
bán đấu giá. Giá chốt cuối cùng là 25,25 triệu USD - lập kỷ lục món đồ gốm sứ Trung
Quốc đắt nhất 2023. Năm 2006, TS. Alice Cheng sở hữu chiếc bát sau khi bỏ ra 19,3
triệu USD tại Christie's Hong Kong (Trung Quốc) - đây là mức cao nhất cho bất kỳ tác
phẩm nghệ thuật nào được bán ở châu Á và kỷ lục thế giới cho đồ gốm sứ thời nhà
Thanh.17 năm sau, TS. Alice Cheng đã quyết định bán lại chiếc bát.

Đấu giá hoa (Đấu giá giảm giá)

Đấu giá hoa tại Trung tâm đấu giá hoa Aalsmeer - Hà Lan

Hoa tươi từ khắp thế giới theo các chuyến bay đêm, dồn tới trung tâm đấu giá
hoa rộng mênh mông bên cạnh sân bay Schiphol, Hà Lan, trong đó, có nhiều hoa trồng
ngay tại Hà Lan nhưng cũng có nhiều loại hoa từ các nước châu Âu khác và nhiều nhất
là hoa từ Trung Mỹ, Israel, Kenya hay Uganda.

14
Hình ảnh phiên đấu giá hoa

Tại Trung tâm đấu giá hoa Aalsmeer, Phiên đấu giá bắt đầu lúc 7 giờ sáng cùng
lúc tại 5 phòng đấu giá của trung tâm và kết thúc chỉ sau 1 tiếng, tức 8 giờ sáng. Tạiu
đây sẽ diễn quy trình đấu giá ngược. Ban đầu, người bán phát giá khởi điểm cao, rồi
giá đó tự động giảm dần. Người mua sẽ nhấn nút, quyết định mua, khi thấy giá đã
xuống đến mức chấp nhận được. Nếu quyết sớm, họ có thể bị mua hớ, nhưng nếu
quyết muộn, có thể người khác đã mua mất. Một số công ty kinh doanh hoa thuê nhân
viên ở đây đấu giá giúp. Tuy nhiên, từ bất cứ nước nào trên thế giới cũng có thể dùng
máy tính kết nối để đấu giá từ xa.

Thông tin giao dịch từ phòng đấu giá được chuyển ngay xuống nhà kho bên
dưới. Khoảng 2.000 nhân viên chịu trách nhiệm vận chuyển hoa từ ô của người bán
sang ô của người mua.

Phiên đấu giá bắt đầu lúc 7 giờ sáng cùng lúc tại 5 phòng đấu giá của trung tâm
và kết thúc chỉ sau 1 tiếng, tức 8 giờ sáng. Số hoa đã tìm được khách mua sẽ được vận
chuyển ra sân bay Schiphol tới các nước châu Âu và Mỹ, thậm chí đi xa hơn, tới châu
Á hay Australia.

Đấu giá trực tuyến:

15
Đấu giá bức tranh ‘Everydays - The First 5000 Days’

Mô tả lịch sử tác phẩm:

Bức ảnh của họa sĩ Beeple - tác phẩm kỹ thuật số (NFT) đầu tiên được thực
hiện bởi Christie’s, cũng là sản phẩm nghệ thuật đầu tiên được chấp nhận thanh toán
bằng tiền ảo.Tác phẩm được ghép từ 5.000 bức ảnh riêng lẻ, được đăng lên online mỗi
ngày trong hơn 13 năm từ năm 2007. Điều thú vị là người mua bức họa này sẽ nhận
được một tệp tin JPEG khổng lồ nặng hàng trăm MB. Nhưng thứ tạo ra quyền sở hữu
không thể nhái được của tác phẩm này là một chuỗi ký tự dài được gắn vào blockchain
của Ethereum và quyền truy cập khối đó sẽ nằm trong ví của người mua.

Phiên đấu giá:

Phiên đấu giá trực tuyến bắt đầu hôm 16/02 và kết thúc vào 11/03. Nhà đấu giá
Christie’s danh tiếng đã hợp tác với MakersPlace - một marketplace NFT toàn cầu
trong lần bán đấu giá này. Tác phẩm được mở bán từ ngày 25/2 với giá khởi điểm từ
100 USD, ngay sau ít phút đã tăng lên 1 triệu USD. Trong 10 phút cuối cùng của buổi
đấu giá, con số nhanh chóng vọt lên 14 triệu USD, sau đó là 30 triệu USD. Trong 10
phút cuối, giá tăng vọt lên 22 triệu USD, rồi 27 triệu USD, rồi 35 triệu USD, và khi chỉ
còn lại giây trên đồng hồ, lên 50 triệu USD và sau đó là 60 triệu USD đáng kinh ngạc.
Chiếc búa chính thức là 60,25 triệu USD, cộng thêm 9 triệu USD cho Christie's. Ông
Metakovan - 1 nhà đầu tư tài sản kĩ thuật số đã chiến thắng khi mạnh tay chi trả con số
này.

16
Có thể thay những phiên đấu giá ngày nay đa dạng từ sản phẩm đấu giá, hình
thức đấu giá,...

 Về sản phẩm được đem ra đấu giá: Ngoài việc đấu giá những bức tranh cổ,
những món trang sức hay vật phẩm cổ đại thì ngày nay thậm chí còn xuất hiện những
hình thức đấu giá hoa, đấu giá rượu thậm chí nhờ sự phát triển của khoa học điện tử
mà còn có kiểu đấu giá mới được gọi là đấu giá tác phẩm kỹ thuật số NFT.

 Về hình thức đấu giá: Nhiều nhà đấu giá lớn như Sotheby’s đã cho ra nền tảng
đấu giá nghệ thuật kỹ thuật số. Bên cạnh đó, nhiều phiên đấu giá trực tuyến diễn ra
ngày càng phổ biến, những buổi đấu giá được livestream trực tiếp trên nhiều nền tảng
mạng xã hội.

 Lợi ích từ đấu giá quốc tế:

Sự xuất hiện nhiều kiểu đấu giá cũng làm tăng tính hấp dẫn cho ngành đấu giá,
nếu như đấu giá tăng giá đánh vào tính cạnh tranh của người mua, giúp nâng tầm giá
trị của đối tượng đem ra đấu giá, như Phiên đấu giá bức tranh "Salvator Mundi"
(Đấng cứu thế) của Leonardo da Vinci. Nhờ kiểu đấu giá trên, Mức giá chốt của bức
tranh này cao gấp bốn lần so với con số mà Christie's ước tính, đồng thời là mức giá
cao nhất được trả cho một tác phẩm đấu giá thuộc lĩnh vực hội họa. Trong khi đó đấu
giá giảm giá lại đánh vào tâm lý sợ rủi ro của người mua.

Khi ngành đấu giá quốc tế ngày càng phát triển, những nhà đấu giá (bên trung
gian) sẽ thu được một nguồn lợi nhuận rất lớn. Hiện nay có rất nhiều buổi đấu giá
thường niên diễn ra vào các mùa trong năm: Xuân, Đông,... của những tên tuổi lớn
trong ngành như Christie’s, Sotheby’s,... tổ chức tại các thành phố lớn như New York,
Hồng Kông,... Trước đó, hãng đấu giá Christie's công bố doanh thu kỷ lục 8,4 tỉ USD
vào năm 2022, Sotheby's - hãng đấu giá cũng đã công bố kết quả tốt nhất từ trước đến
nay với doanh thu 8 tỉ USD.

2.2. Thực trạng đấu giá quốc tế tại Việt Nam.

2.2.1. Đối tượng tham gia đấu giá.

Đối tượng tham gia đấu giá

Cũng giống như trên thế giới, các phiên đấu giá tài sản tại Việt Nam cũng cần
đảm bảo về mặt pháp lý cũng như là các đơn vị tham gia buổi đấu giá. Tại Việt Nam,

17
các quy định về người tổ chức đấu giá được quy định trong Luật Đấu giá số
03/2016/QH14, được Quốc hội Việt Nam ban hành. Dưới đây là một số quy định
chính về người tổ chức đấu giá, bên bán và bên mua tại Việt Nam:

 Người tổ chức đấu giá:

Người tổ chức đấu giá là tổ chức/ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp
phép hoặc ủy quyền tổ chức đấu giá. Họ phải có pháp nhân, được cấp phép kinh doanh
theo quy định pháp luật cũng như là có đủ điều kiện về tài chính, kỹ thuật, tổ chức để
có thể tổ chức đấu giá. Bên cạnh đó họ cũng phải tuân thủ quy định về công bố thông
tin, tiêu chuẩn và thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia đấu giá. Cuối cùng, họ phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch và trung thực
trong toàn bộ hoạt động đấu giá theo Luật Đấu giá và các quy định của Bộ Tài chính
đề ra .

 Bên bán:

Người bán đấu giá là trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do Sở tư pháp trực
tiếp quản lí hoặc các tổ chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá có tư cách pháp nhân. Tổ
chức đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu
giá tài sản. Người có tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài sản hoặc là người được chủ sở
hữu ủy quyền bán hoặc người có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của
pháp luật. Người có tài sản đấu giá kí hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu
giá tài sản. Các bên bàn bạc định giá khởi điểm bán đấu giá, giá khởi điểm bán đấu giá
do người có tài sản quyết định nếu là chủ sở hữu. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý
kiến của tổ chức đấu giá tài sản để định giá tài sản phù họp với giá thị trường mà có
thể tổ chức bán đấu giá thành công. Căn cứ khoản 1,2,3 Điều 38 Luật đấu giá tài sản
2016, cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia
đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định Luật đấu giá
tài sản 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 Bên mua:

Người mua có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có nguyện vọng tham gia đấu giá
tài sản. Trong số những người đã tham gia đấu giá thì người nào trả giá cao nhất,
người đó sẽ được mua tài sản đấu giá.Khi tiến hành bán đấu giá, những người tham gia
đấu giá tài sản sẽ trả giá nhưng không được thấp hơn giá khởi điểm. Sau khi những
18
người tham gia đấu giá tài sản trả giá thì người điều hành bán đấu giá nhắc ba lần giá
cao nhất, mỗi lần cách nhau ba mươi giây nếu không ai trả giá cao hơn thì người trả
giá cao nhất sẽ được mua tài sản đấu giá. Trong trường hợp nhiều người cùng trả một
giá thì người tiến hành bán đấu giá sẽ tổ chức bốc thăm giữa những người đó và công
bố ai là người được mua tài sản đấu giá.

 Đối tượng hàng hóa tham gia đấu giá

Điều 4 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định các tài sản mà pháp luật quy
định phải bán thông qua đấu giá gồm:

1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

 Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước.

 Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật.

 Tài sản là quyền sở hữu đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

 Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

 Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

 Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà
nước.

 Tài sản là hàng dự trữ quốc gia.

 Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý.

 Tài sản hạ tầng của đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường
bộ theo quy định pháp luật

 Tài sản là quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên rừng, tần số vô tuyến theo
quy định pháp luật.

2. Tài sản thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu
giá theo trình tự. Chúng thường sẽ là các tài sản có giá trị cao như đồ cổ, đồ vật quý
hiếm, bất động sản… Đôi khi cũng là các sản phẩm hàng hóa mà các tổ chức muốn
đấu giá để có thể tăng quỹ cho tổ chức của mình hoặc cho mục đích khác.

19
2.2.2. Các quy định trong lĩnh vực đấu giá quốc tế (quy định pháp luật) tại Việt
Nam.

Việt Nam ta vẫn luôn hết sức chặt chẽ trong việc phê duyệt các phiên đấu giá tài
sản, do vậy luật pháp về lĩnh vực đấu giá này vẫn luôn được xem xét cẩn trọng. Trong
lần tái kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật đấu giá tài sản số
01/2016/QH14 với 8 chương, 81 điều đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn
thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản. Luật này có hiệu
lực từ ngày 1/7/2017, riêng khoản 4 Điều 80 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Một số nội
dung chính của Luật như sau:

Về phạm vi điều chỉnh:

Luật đấu giá tài sản quy định tài sản bán đấu giá bao gồm tài sản mà pháp luật
quy định phải bán thông qua đấu giá và tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện lựa chọn
bán thông qua đấu giá. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu
giá, Luật liệt kê cụ thể các loại tài sản này trên cơ sở rà soát quy định tại pháp luật
chuyên ngành nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, làm cơ sở cho các cơ quan, tổ
chức, cá nhân tuân thủ trình tự, thủ tục quy định tại Luật đấu giá tài sản khi bán đấu
giá các loại tài sản đó, ví dụ như tài sản là quyền sử dụng đất theo Luật đất đai, tài sản
nhà nước theo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, tài sản thi hành án theo Luật thi
hành án dân sự, tài sản của doanh nghiệp phá sản theo Luật phá sản...Đồng thời, để
đảm bảo tính thống nhất, ổn định, lâu dài Luật đấu giá tài sản có quy định mở trong
trường hợp pháp luật chuyên ngành sau này có quy định tài sản phải bán thông qua
đấu giá thì cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật, ví dụ như pháp luật chuyên ngành
quy định biển số xe, quyền sở hữu trí tuệ, quyền khai thác cảng biển, sân bay... phải
bán thông qua đấu giá thì được thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật đấu giá tài sản.

Về đấu giá viên:

Để nâng cao chất lượng đội ngũ đấu giá viên và tính chuyên nghiệp trong hoạt
động hành nghề đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Luật đấu giá tài sản quy định theo hướng
người muốn trở thành đấu giá viên phải tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá với thời
gian là 06 tháng (người có ít nhất 03 năm công tác trong lĩnh vực được đào tạo mới
được tham gia khóa đào tạo nghề); tập sự hành nghề đấu giá trong thời gian 06 tháng
và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá. Luật đấu giá tài sản cũng đã

20
thu hẹp đối tượng được miễn đào tạo nghề đấu giá, theo đó chỉ những người đã qua
các khóa đào tạo về nghề nghiệp và có kỹ năng hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư
pháp và lĩnh vực có liên quan như luật sư, công chứng viên, quản tài viên, thừa phát
lại... mới được miễn đào tạo. Nâng cao tiêu chuẩn đấu giá viên là một trong những
điểm mới cơ bản của Luật đấu giá tài sản so với Nghị định số 17/2010/NĐ-CP.

Về tổ chức đấu giá tài sản:

Luật đấu giá tài sản quy định tổ chức đấu giá tài sản gồm Trung tâm dịch vụ
bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp đấu giá tài sản. Để nâng cao tính chuyên nghiệp,
chuyên môn hoá trong hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản, nâng cao chất
lượng dịch vụ đấu giá tài sản trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, Luật đấu giá tài sản quy định doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập
dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, nhằm bảo đảm đầy đủ trách
nhiệm của doanh nghiệp đấu giá và đấu giá viên đối với Nhà nước và khách hàng.
Về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản:

Luật đấu giá tài sản đã quy định tách bạch quy trình bán đấu giá với quy trình
trước và sau khi tổ chức bán đấu giá như việc phê duyệt tài sản đưa ra đấu giá, việc
thẩm định giá, xác định giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá được thực hiện trước
khi ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá; việc chuyển quyền sở hữu tài sản được thực hiện
sau khi tổ chức đấu giá tài sản thực hiện việc đấu giá thành.

Luật đấu giá tài sản quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản chung và trình
tự, thủ tục đấu giá các loại tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá
theo hướng chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch, khách quan, hạn chế tối đa tình trạng
“quân xanh, quân đỏ”, móc nối, thông đồng, dìm giá, xác định rõ trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân liên quan, tránh gây thất thoát cho tài sản nhà nước

Về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu:

Luật đấu giá tài sản quy định tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do
Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng chỉ được đấu giá nợ xấu và
tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Trong trường hợp nợ xấu và tài sản bảo đảm của
khoản nợ xấu được bán đấu giá theo quy định của pháp luật thì tổ chức mà Nhà nước
sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng
ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện đấu giá tài

21
sản hoặc tự thực hiện đấu giá tài sản theo trình tự, thủ tục quy định của Luật đấu giá tài
sản.

Để đảm bảo việc thực hiện đấu giá của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn
điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng công khai, minh
bạch, khách quan, đúng pháp luật, Luật đấu giá tài sản quy định cụ thể quyền và nghĩa
vụ cũng như các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức này trong hoạt động đấu giá
tài sản.

2.2.3. Quy định đấu giá quốc tế tại Việt Nam

Đối với đấu giá quốc tế tài sản ở Việt Nam thì sẽ có một số quy đinh đối với
người bán, người mua là người tổ chức như sau:

Đối với người tổ chức đấu giá:

Tổ chức đấu giá tài sản có nghĩa vụ thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ,
chính xác thông tin cần thiết có liên quan đến tài sản đấu giá. Đối với tài sản đấu giá là
bất động sản thì các thông tin về bán đấu giá như: ngày, tháng bán đấu giá, loại tài sản,
chất lượng giá khởi điểm… phải được niêm yết tại trụ sở của tổ chức bán đấu giá tài
sản và ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất 15 ngày tính đến
ngày bán đấu giá. Nếu tài sản đấu giá là động sản thì các thông tin phải công khai tại
trụ sở của tổ chức đấu giá tài sản và nơi bán đấu giá ít nhất 07 ngày trước khi bán đấu
giá.

Ngoài ra, theo yêu cầu của người có tài sản đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản
phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại
Điều 57 Luật đấu giá tài sản. Tổ chức đấu giá tài sản phải bảo quản tài sản được giao,
không được sử dụng tài sản, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại.

Trước khi bán đấu giá phải trưng bày, cho xem hồ sơ tài sản bán đấu giá. Đặc
biệt đối với tài sản như nhà ở, quyền sử dụng đất phải có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp
về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Tổ chức đấu giá tài sấn phải đảm bảo quyền sở
hữu cho người mua về nhà ở, đảm bảo quyền sử dụng đất cho người mua theo các quy
định về chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự năm 2015 và các quy định của
pháp luật đất đai.

Đối với người bán:

22
Trường hợp bán đấu giá để thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án ra quyết
định cưỡng chế thi hành án sẽ là người có tài sản đấu giá và kí hợp đồng dịch vụ đấu
giá với tổ chức đấu giá tài sản. Trong trường hợp này, vì người phải thi hành án dân sự
không tự nguyện thực hiện quyết định, bản án của tòa án, cho nên theo yêu cầu của
người được thi hành án cơ quan thi hành án cưỡng chế bán đấu giá tài sản để thi hành
án và kí hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Người có tài sản đấu giá có nghĩa vụ chuyên tài sản cho tổ chức đấu giá tài sản
nếu là động sản. Nếu là bất động sản, phải chuyển toàn bộ giấy tờ chứng minh quyền
sở hữu về tài sản, nếu bán đấu giá tài sản để thi hành án thì người có tài sản cần phải
chuyển giao văn bản hợp đồng, vãn bản thế chấp, cầm cố hoặc quyết định của cơ quan
thi hành án. Ngoài ra, người có tài sản đấu giá có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần
thiết về tài sản bán đấu giá. Người có tài sản đấu giá phải nộp tiền lệ phí bán đấu giá
theo quy định của pháp luật.

Đối với người mua:

Tại cuộc bán đấu giá, nếu người đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi
người điều hành bán đấu giá tuyên bố được mua tài sản thì cuộc bán đấu giá tiếp tục và
bắt đầu từ giá liền kề. Người rút lại giá không được hoàn trả khoản tiền đặt trước và số
tiền này thuộc về người có tài sản đấu giá.

Trường hợp người trả giá cao nhất đã được mua tài sản đấu giá, sau đó từ chối
mua thì tài sản được bán cho người trả giá liền kề, nếu giá liền kề và số tiền đặt trước
bằng hoặc lớn hơn giá đã bị từ chối. Trường hợp, người được ưu tiên không mua tài
sản thì cuộc bán đấu giá không thành. Người trả giá cao nhất không mua sẽ mất tiền
đặt trước và số tiền này thuộc về người có tài sản đấu giá. Đây được coi là số tiền bảo
đảm cho việc giao kết hợp đồng nhưng không phải là đặt cọc. Vì kể từ thời điểm người
tiến hành bán đấu giá công bố người được mua tài sản thì hợp đồng sẽ được kí kết.
Nếu người được mua tài sản từ chối mua có nghĩa là đã vi phạm thỏa thuận. Người có
tài sản vẫn phải trả chi phí bán đấu giá (số tiền chi phí bán đấu giá không phải là thiệt
hại do vi phạm nghĩa vụ). Người có tài sản hưởng số tiền đặt trước để thanh toán chi
phí thực tế bán đấu giá. Tiền đặt trước là một biện pháp mang tính chất bảo đảm cho
nghĩa vụ trong bán đấu giá tài sản.

2.3. Phân tích một số phiên đấu giá quốc tế tại Việt Nam.

23
2.3.1. Đấu giá truyền thống.

2.3.2. Đấu giá trực tuyến.

24
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP

3.1. Đánh giá

Việc áp dụng phương thức đấu giá quốc tế tại các doanh nghiệp Việt Nam ngày
càng phát triển trong bối cảnh quốc tế ngày càng mở rộng và hội nhập. Việc áp dụng
đấu giá quốc tế không chỉ là một cơ hội mở rộng thị trường mà còn là cách để các
doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các nhà
đầu tư, đối tác quốc tế. Điều này không chỉ giúp tăng cường sức cạnh tranh mà còn
đẩy mạnh sự đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các doanh
nghiệp. .Các doanh nghiệp đang tham gia vào các cuộc đấu giá này không chỉ là những
tên tuổi lớn mà còn có sự xuất hiện của các startup và doanh nghiệp mới nổi. Bên canh
đó nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của thị trường khiến cho các doanh nghiệp
cần không ngừng cải thiện và tối ưu hóa sản phẩm của mình cùng với việc phát triển
và tăng cường năng lực tổ chức để đáp ứng nhu cầu đó.

Hàng hóa đấu giá quốc tế thường có những đặc tính đặc biệt và phong phú của
một thị trường đa dạng và phức tạp. Tính đa dạng của các sản phẩm được đưa ra trong
các phiên đấu giá quốc tế không chỉ giới hạn ở một lĩnh vực cụ thể mà còn bao gồm
một loạt các mặt hàng, từ những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đồ trang sức quý hiếm,
cho đến bất động sản lịch sử và thậm chí là các ý tưởng kỹ thuật số. Những món hàng
này thường được đánh giá cao về chất lượng và giá trị, thường là những đồ vật hiếm
hoặc có giá trị lịch sử, nghệ thuật hoặc kỹ thuật đặc biệt. Sự hiếm có và độc đáo của
các món hàng đấu giá quốc tế tạo ra một sức hút mạnh mẽ đối với các nhà sưu tập và
nhà đầu tư, đồng thời tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động trên thị trường toàn
cầu.

* Ưu nhược điểm của đấu giá quốc tế với Việt Nam cũng như thị trường quốc
tế

Ưu điểm:

- Giới thiệu hàng hoá với số đông người mua.

- Bán được hàng hoá trong thời gian ngắn nhất.

25
- Giảm thiểu thời gian chi phí hàng hoá lưu thông trên thị trường, bỏ qua các
khâu trung gian không cần thiết

- Biết được thời điểm chính xác món hàng được đem bán.

- Giúp cho nhà kinh doanh có cơ hội tiếp cận thị trường sâu sát nên sẽ nắm rõ
được thực tế nhu cầu, khả năng đáp ứng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

- Có điều kiện để thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng, các đối
tác ở thị trường trong và ngoài nước

- Khi có hoạt động đấu giá hàng hóa quốc tế tại Việt Nam, hai bên cùng giao
dịch dễ đạt được các thỏa thuận hơn do các bên hiểu rõ vấn đề, ít xảy ra các sai lầm
hoặc thiếu sót.

- Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nếu hoạt động kinh doanh diễn
ra khi các bên đối tác chưa biết rõ về nhau, mỗi bên ở một quốc gia khác nhau, liên hệ
gián tiếp đôi khi xảy ra những rủi ro không đáng có như: lừa đảo, mục đích thực hiện
công việc không rõ ràng, công ty ma,…..

- Tăng cơ hội tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giảm sức ép từ bài
toán thất nghiệp, khắc phục được mâu thuẫn đang tồn tại giữa thừa sức lao động mà
thiếu nguyên vật liệu đầu vào sản xuất.

Nhược điểm:

- Thị trường đấu giá quốc tế thường rất cạnh tranh với sự tham gia của các
doanh nghiệp lớn và có năng lực mạnh. Điều này có thể làm tăng áp lực cạnh tranh đối
với các doanh nghiệp nhỏ và mới, đặc biệt là khi họ cố gắng tiếp cận các thị trường
mới.

- Thị trường đấu giá quốc tế có thể chịu ảnh hưởng từ các yếu tố không ổn định
như biến động kinh tế, chính trị hoặc thảm họa tự nhiên, gây ra rủi ro cho các doanh
nghiệp tham gia.

- Tham gia vào thị trường đấu giá quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân
thủ các quy định, luật lệ và chuẩn mực quốc tế. Điều này có thể tạo ra thách thức và
chi phí đáng kể đối với các doanh nghiệp.

26
- Kinh nghiệm và cơ sở tổ chức đấu giá hàng hóa quốc tế tại Việt Nam chưa
thật sự phát triển. Bên cạnh đó một số ít người vẫn chưa nắm vững và am hiểu được
kiến thức về đấu giá quốc tế. Điều này gây ra khó khăn rất lớn trong quá trình đấu giá.

- Quá trình tham gia đấu giá phải qua nhiều thủ tục. Điều này khiến cho việc tổ
chức đấu giá mất nhiều thời gian công đoạn

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu giá hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.

3.2.1. Đối với công ty đấu giá

- Khi đóng vai trò là công ty trung gian, các công ty đấu giá của Việt Nam cần
xây dựng cho mình sự uy tín, chuyên nghiệp, điều này đòi hỏi các công ty phải tự tin
vào bản thân, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên công ty mình về các lĩnh vực như:
thẩm định giá, marketing,… Đồng thời tích cực liên kết, hợp tác với các công ty đấu
giá nổi tiếng và có kinh nghiệm trên thế giới để học hỏi thêm kinh nghiệm về đấu giá
quốc tế.

- Khi đóng vai trò là bên bán, cần tự củng cố cho mình những kiến thức cơ bản
trong đấu giá, đấu giá quốc tế để đủ tự tin tham gia vào các sàn giao dịch quốc tế.

3.2.2. Đối với đối tượng tham gia đấu giá.

- Khi chuẩn bị tham gia đấu giá hàng hóa: Chủ tài sản, thay vì trông chờ vào các
tổ chức trung gian, môi giới đứng ra thu xếp hợp đồng ủy thác đấu giá hoặc chỉ đàm
phán hợp đồng với một nhà đấu giá, nên chủ động liên hệ và trực tiếp làm việc với một
vài nhà đấu giá trước khi đi đến quyết định chọn một nhà đấu giá để ký kết hợp đồng
ủy thác đấu giá.

- Trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng ủy thác đấu giá, chủ tài sản cần
lưu ý các điều khoản chủ yếu: tỷ lệ hoa hồng cho nhà đấu giá; phân chia trách nhiệm,
chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm; phương thức xác định giá hàng hóa,
doanh thu thuần; phương thức chuyển trả doanh thu thuần cho chủ tài sản; cách thức
xử lý các trường hợp đặc biệt bao gồm ngưng bán đấu giá theo yêu cầu của bên chủ tài
sản hoặc của nhà đấu giá, bán không được hoặc bán không hết hàng, người mua có
khiếu nại về chất lượng hàng...; lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng và cơ quan tài
phán giải quyết tranh chấp hợp đồng.

27
- Cần chú ý đến các bước chuẩn bị trước đấu giá của nhà đấu giá. Căn cứ vào
thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác đấu giá và kế hoạch chuẩn bị của nhà đấu giá đính
kèm hợp đồng, chủ tài sản có quyền yêu cầu nhà đấu giá phải thường xuyên cung cấp
thông tin cho mình. Trường hợp phát hiện và có chứng cứ cho thấy nhà đấu giá không
thực hiện đúng theo thỏa thuận thì chủ tài sản có quyền yêu cầu bằng văn bản ngưng
bán đấu giá tài sản.

- Cần xây dựng bản điều lệ, điều kiện chặt chẽ với từng loại mặt hàng đem ra đấu
giá.

- Nên in quảng cáo, ấn phẩm giới thiệu về mặt hàng chất lượng hàng mà mình
đem ra đấu giá.

- Phân từng lô hàng, loại mặt hàng để đưa ra giá thích hợp đối với đấu giá thì
đưa ra mức giá sàn để họ trả tăng lên dần…

- Phải công khai mặt hàng đấu giá, các nhà tham gia cũng công khai không úp
úp mở mở mà ở nước ta thì hay thường gặp phải.

3.2.3. Đối với pháp luật

- Pháp luật về bán đấu giá hàng hóa còn những điểm hạn chế nhất định, để hoạt
động bán đấu giá hàng hóa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước ta và
nâng cao hiệu quả hoạt động thì pháp luật về bán đấu giá hàng hóa cần được hoàn
thiện, sửa đổi để bán đấu giá hàng hóa thực hiện một cách hiệu quả và tập trung vào
các nội dung như : Cần quy định thêm nguyên tắc trực tiếp nhằm đảm bảo cho cuộc
bán đấu giá được diễn ra nhanh chóng, khách quan. Làm cho cuộc bán đấu giá có sức
cạnh tranh trực tiếp trong việc trả giá mua bán hàng hóa trước sự chứng của người bán
hàng hóa và tất cả những người muốn mua hàng hóa.Cần quy định cách tính loại thời
hạn trong đấu giá hàng hóa để khắc phục các vướng mắc có liên quan trong thực tế.

- Quản lý nhà nước về bán đấu giá hàng hóa cần được phân cấp quản lý rõ ràng
cụ thể hơn để chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan nhà nước không có sự chồng chéo,
mâu thuẫn lẫn nhau.

- Thủ tục bán đấu giá hàng hóa cần có những sửa đổi bổ sung về thủ tục ký kết
hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa để việc ký kết thuận lợi đảm bảo lợi ích của
người có quyền. Về quy định mức tiền đặt trước theo Luật thương mại là khá thấp cần

28
nâng mức tiền đặt trước này lên để chống lại tình trạng những người tham gia bán đấu
giá liên kết với nhau để dìm giá hoặc sẵn sàng chịu mất số tiền đặt trước khi từ chối
mua với mục đích gây khó khăn cho người có quyền và lợi ích liên quan. Việc chưa
quy định thu lệ phí hồ sơ đấu giá dẫn đến nhiều trường hợp thông đồng dìm giá trong
công tác đấu giá tài sản. Theo quy định hiện hành, việc thụ lý hồ sơ đăng ký đấu giá tài
sản là không hạn chế và việc nộp hồ sơ đăng ký đấu giá không phải nộp tiền lệ phí mà
người muốn mua tài sản chỉ phải đóng một khoản tiền đặt cọc nếu không mua được tài
sản đấu giá thì khoản tiền đặt cọc này được trả lại cho người đã nộp (trừ trường hợp
đấu giá trúng mà bỏ không mua tài sản thì mới không hoàn trả). Do không được thu lệ
phí hồ sơ đấu giá tài sản nên đã tạo điều kiện cho các đối tượng "cò" đấu giá đăng ký
số lượng người tham gia đấu giá "ảo" rất nhiều nhưng người thực sự muốn mua tài sản
chỉ một vài người, còn lại là "cò" dìm giá để chia phần. Vì vậy cần quy định thêm thu
lệ phí hồ sơ đấu giá.

- Cần quy định thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đơn giản và nhanh
chóng hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển quyền đồng thời nâng cao hiệu
lực của văn bản đấu giá hàng hóa.

3.2.4. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền.

- Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đấu giá lĩnh vực thương mại
theo hướng đa dạng hóa, tạo điều kiện thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc
thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh dịch vụ. Có lộ trình chuyển đổi các
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thành các công ty TNHH để có thể cạnh tranh
bình đẳng với các doanh nghiệp khác, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, lành mạnh
tổ chức kinh doanh dịch vụ. Hoạt động đấu giá hàng hóa loại hình kinh doanh dịch vụ
thương mại nên giao cho xã hội thực hiện, nhà nước tập trung quản lý pháp luật.

- Xây dựng cơ sở vật chất hành lang pháp lý phù hợp để mở rộng hình thức đấu
giá hàng hóa bên cạnh hình thức truyền thống đấu giá mạng Internet, giao dịch thương
mại điện tử,… khắc phục, loại trừ tiêu cực hoạt động đấu giá hàng hóa tăng cường bảo
vệ lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp cá nhân, tổ chức; có biện pháp ngăn ngừa,
xử lý hiện tượng tiêu cực xảy ra trong quá trình tổ chức đấu giá, tránh hiện tượng câu
kết thông đồng,dìm giá xảy ra phổ biến vấn nạn “cò” đấu giá.

29
- Bảo đảm thống nhất Nhà nước quản lý hoạt động đấu giá nâng cao trách
nhiệm tổ chức đấu giá tài sản địa phương, từng bước chuyên nghiệp hóa đội ngũ người
điều hành bán đấu giá. Tiến tới thành lập Hiệp hội đấu giá để thực hiện đào tạo quản lý
đội ngũ đấu giá viên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán đấu giá. Để giúp thị trường
Việt Nam phát triển, chúng ta có thể giới thiệu mặt hàng, phong tục tập quán, điều
kiện làm ăn, điều kiện xã hội, con người với bạn bè quốc tế. Điều này giúp họ hiểu rõ
hơn về Việt Nam, để họ tham gia đầu tư vào thị trường trong nước nhằm phát triển cơ
sở hạ tầng, giao thông vận tải, … đưa nền kinh tế nước ta đi lên.

LỜI KẾT LUẬN


Như vậy, qua bài thảo luận trên chúng ta thấy rằng hoạt động đấu giá ở Việt Nam đã
có sự phát triển đáng kể. Việc tổ chức đấu giá quốc tế không chỉ tạo ra một sân chơi
cạnh tranh cho các nhà đầu tư và người mua hàng trên thế giới mà còn giúp thúc đẩy
nền kinh tế thị trường. Đấu giá quốc tế cũng mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư và
người mua hàng trong việc tìm kiếm những tài sản có giá trị từ các nền văn hóa khác
nhau.
Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thiện bài thảo luận, nhóm em không thể tránh khỏi
những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài thảo luận của
nhóm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiểu luận Đấu giá quốc tế, đấu thầu quốc tế và tác động của hai phương
thức này với kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam (2021, 3 5). From
https://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-dau-gia-quoc-te-dau-thau-quoc-te-va-tac-
dong-cua-hai-phuong-thuc-nay-voi-kinh-doanh-xuat-nhap-khau-o-viet-nam-
47261/

Các Phương Thức Giao Dịch Trên Thị Trường Thế Giới (2022, 8 5).
From https://hptoancau.com/phuong-thuc-giao-dich-tren-thi-truong-the-gioi/
#26_Dau_gia_quoc_te

Pháp luật về đấu giá tài sản của một số nước: Quy định chặt chẽ về trình
tự thủ tục (2023, 11 5). From
https://daibieunhandan.vn/viet-nam-va-the-gioi/phap-luat-ve-dau-gia-tai-san-
cua-mot-so-nuoc-quy-dinh-chat-che-ve-trinh-tu-thu-tuc-i348934/

Những buổi đấu giá trang sức của Sotheby’s và Christie’s ở New York thu
về 108,7 triệu USD (2023, 3 18). From https://forbes.vn/nhung-buoi-dau-gia-
trang-suc-cua-sothebys-va-christies-o-new-york-thu-ve-1087-trieu-usd

Leonardo’s Salvator Mundi makes auction history (2017, 11 15). From


https://www.christies.com/en/stories/leonardo-and-post-war-results-new-york-
ad70dd5889e64989a76c94e4358c760d

Leonardo da Vinci painting sells for $450m at auction, smashing records


(2017, 11 16). From https://amp.theguardian.com/artanddesign/2017/nov/15/

leonardo-da-vinci-salvator-mundi-auction

This Picasso Masterpiece Sold for $139 Million, Becoming the Most
Valuable Art Auctioned This Year (2023, 11 9). From
https://en.vogue.me/culture/picasso-femme-a-la-montre-sothebys-auction/

31
32

You might also like