Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

1.

Đổi cụm từ dùng để gọi của các nhân vật


cha/ ba ba / papa -> ba (hiện đại); cha/phụ thân (cổ đại)
ma ma -> mẹ (hiện đại); nương/mẫu thân (cổ đại)
A thiếu -> cậu A / cậu chủ nhà họ A / anh A (hiện đại)/cổ đại giữ nguyên
A gia tam thiếu / B gia nhị tiểu thư -> cậu ba nhà họ A / cô hai nhà họ B (hiện
đại)/cổ đại giữ nguyên
B tiểu thư -> cô B (hiện đại)/cổ đại giữ nguyên
C gia, D gia -> nhà họ C, nhà họ D (hiện đại)/cổ đại giữ nguyên
E tiên sinh -> anh E; ngài E (nếu nv còn trẻ)/cậu E (nếu còn trẻ, trong nhà còn bố
mẹ); ông E (nếu là các nhân vật trung niên) (hiện đại)/cổ đại giữ nguyên
F phu nhân -> bà F/cô F (hiện đại)/cổ đại giữ nguyên
G đổng, G tổng -> chủ tịch G, tổng giám đốc G, quản lý G (tùy theo chức vụ)
H thúc, H bá -> chú H, bác H (hiện đại)/cổ đại giữ nguyên
I nữ sĩ -> bà I/ cô I
K quốc -> nước K (hiện đại)/cổ đại giữ nguyên
L thị -> thành phố L (hiện đại)/ cổ đại giữ nguyên
M + thân phận -> thân phận M (VD: M lão sư -> thầy/cô M; M quản gia -> quản
gia M; M cảnh sát -> cảnh sát M) (hiện đại)/ cổ đại giữ nguyên)
N đại -> đại học N
P trung -> trường Trung học P (VD: Nhất trung -> trường Trung học số Một)
Q thị tập đoàn -> tập đoàn Q thị
2. Những từ thường dùng trong khi xưng hô (hiện đại/cổ đại giữ nguyên)
thiếu gia, thiếu phu nhân -> cậu chủ/ông chủ, mợ chủ/bà chủ
Đại thiếu gia, nhị thiếu gia/ Đại tiểu thư, nhị tiểu thư -> Cậu cả, cậu hai/Cô cả, cô
hai
Lão gia tử / Lão thái thái -> ông cụ / bà cụ
lão đại -> đại ca
đại lão -> giữ nguyên
tiểu bao tử -> bé con, cậu bé, cậu nhóc
tổng tài -> tổng giám đốc, quản lý
đổng sự trưởng -> chủ tịch
lão tiên sinh ->ông cụ, ông lão
tiểu nha đầu -> cô bé, cô gái, cô nhóc, con nhóc (tùy trường hợp)
tiểu đệ -> thằng em, đàn em
tiểu tử -> thằng nhóc
tiện nhân -> đồ đê tiện, con điếm
chủ quản -> quản lý chính
Vị tiểu thư này -> Quý cô này, cô gái này (tùy hoàn cảnh)
Hỗn tiểu tử -> thằng mất dạy
Mỹ nhân -> người đẹp
Lão bà/lão công -> vợ/chồng; bà xã/ông xã
lão bản -> ông chủ
3. Chọn ngôi t3 và ngôi xưng khi nhân vật A nhắc đến nhân vật B với
nhân vật C
a. Nam chính dùng anh (hiện đại); hắn/chàng (cổ đại - dùng một trong hai); Nữ
chính dùng cô (hiện đại); nàng (cổ đại)
b. Nhân vật phụ: (màu đỏ chỉ những vai hơi xấu tính hoặc độc ác)
- Nam: nó/nhóc (còn bé kiểu con nít); cậu (tầm vị thành niên); anh/y/hắn/gã
(trưởng thành) ông/lão (già)
- Nữ: nó/nhóc/nhỏ (còn bé kiểu con nít); cô/chị/ả (trưởng thành); bà/mụ (già)
*Thêm 'ta'; 'ấy' vào sau để tránh bị lặp (tùy trường hợp chứ không phải lúc nào
cũng thêm) -> VD: cô ta/cô ấy; cậu ta/cậu ấy
*Có thể dùng luôn thân phận vào ngôi thứ 3 (khi nhân vật đó có quan hệ gì đó với
nhân vật chính) -> Dì của A thì để xưng hô là dì (dì ấy/dì ta); chú của B thì để là
chú (chú ấy/chú ta)
5. Ngôi xưng khi A nhắc đến B với C
- Xét theo mối quan hệ giữa A và B để xưng kết hợp ngôi t3 của B trong truyện +
cảm xúc của A đối với B
- Xét theo hoàn cảnh của tình huống
+ VD: B là chị của A -> "Hôm nay tớ thấy chị ấy/chị ta đi gặp anh ấy." A nói. (A
ghét B sẽ dùng 'chị ta'; A quý B sẽ dùng 'chị ấy')
+ VD: D là con trai của E -> "Thằng nhóc này nghịch lắm." E cười. (TH này không
thể dùng 'con trai này được', vì vậy sẽ xét theo hoàn cảnh)
=> Vì bên Trung chỉ dùng nàng/hắn nên chuyển ngữ thì phải linh động sửa đổi.

Tổng hợp các cụm từ 4 chữ


Thành ngữ
Tổng hợp kiến thức + Hướng dẫn dùng từ khi Edit
 Đầu tiên, mình sẽ nói về câu cú của tiếng Hoa và tiếng Việt để các bạn dễ
phân biệt:
A. Tiếng Việt: [thời gian]- [nơi chốn] – [nguyên nhân] - [danh từ] – [động từ] –
[tính từ]
B. Tiếng Hoa: [tính từ] - [động từ] – [danh từ] – [thời gian, nơi chốn, nguyên
nhân] Vấn đề là các bạn phải sắp lại những trạng từ về câu theo tiếng Việt.
Đó là lỗi cơ bản nhất để không bị ngược câu.
1. Những từ “hướng, đem, so với”
 Đem gì gì đó đặt để ở gì gì đó
(VD: Đem điếu thuốc đã cháy nửa dụi vào trong gạt tàn => Dụi điếu thuốc đã cháy
nửa vào trong gạt tàn)
 Hướng đến.... gì gì đó ngồi xuống
(VD: hướng đến ABC đối diện ngồi xuống => ngồi xuống đối diện với ABC)
 So với.... gì gì đó
(VD: phát hiện nguyên nhân còn so với trước kia càng khó thừa nhận => phát hiện
nguyên nhân càng khó thừa nhận hơn trước kia)
2. Câu hỏi (theo mệnh đề to be or not to be = có phải hay không)
 Có phải hay không [gì gì đó]?
=> Có phải [gì gì đó] hay không?
3. Trợ từ
+ Ba: các bạn hay dịch thành “đi” đó. Nhiệm vụ của nó là tăng biểu cảm trong câu
thôi chứ không mang nghĩa, và Tiếng Việt mình thì có nhiều từ để diễn đạt chứ
không phải chỉ có mỗi từ “đi”, nên hãy dùng uyển chuyển hơn. Lấy một ví dụ để
dễ hình dung: “Không phải đi. Sáu năm trôi qua, sao em lại trở nên khai sáng,
nhưng tư tưởng lại không hề giải phóng gì?” Ở đây không có ai “đi” đâu hết, nó
chỉ biểu thị sự ngờ ngợ không tin nổi, nên dịch là “không phải chứ” mới đúng. Còn
một trường hợp thường sai là: “Đi thôi.” À, nếu đây là câu rủ rê cả đám cùng đi thì
nó đúng, nhưng nếu 1 người ra lệnh cho người kia thì phải dịch là “Đi đi.” (ở đây
thì được “đi” nhé ^^). Nhớ xem ngữ cảnh.
4. Những từ ngữ hán việt = thuần việt:
 Vương Bát Đản = tên lưu manh
 Phôi đản = trứng thối
 Trình giảo kim = kỳ đà cản mũi
 Kim cương vương lão ngũ = người đàn ông độc thân giàu có
 Cư nhiên = lại có thể, lại (tùy tình huống)
 Bất quá = Nhưng, chẳng qua
 Phi thường = rất, vô cùng, hết sức...Tiếng Việt cũng có từ "phi thường"
nhưng nghĩa khác.
 Cùng: đây là từ "và", còn khi hành động chung với nhau, thì các bạn mới
dùng từ "cùng"
5. Từ cảm thán: Theo kinh nghiệm của mình từ trước đến giờ thì trong tiếng
Trung chỉ có vài từ cảm thán, phiên âm ra là “ngô, a, ân, di, hả, nga, ách,
uy…”
 Chữ ách như là tiếng nấc thường hay xuất hiện trước câu ngạc nhiên, các
bạn có thể chuyển thành hức, éc, hở... tùy các bạn.
 Ngô là tiếng đang nói bị chặn lại, như bịt miệng hoặc bóp cổ, giết người
cướp răng gì gì đó, nên chuyển thành ưm, ư, ử gì đó, biến tấu tùy theo ngữ
cảnh.
 Chữ a hay xuất hiện cuối câu là cách dịch dập khuôn của máy, các bạn nên
bỏ đi, chỉ cuối câu hỏi mới nên giữ lại đổi thành hả thôi.
 Từ ân, trong một số trường hợp là ừ, nhưng cũng có những lúc là ừm hoặc
hử? hửm? nếu người nói có ý hỏi.
 Nga~ có thể chuyển thành à, vậy à, …
 Uy nên chuyển thành Này hoặc nè.
 Di là từ cảm thán tỏ vẻ ngạc nhiên, giống như coi phim Hàn hay nghe thấy
"mổ, mổ" í. Các bạn nên đổi thành hở? sao? gì cơ?
***
A. Từ cần lưu ý
1.Nửa ngày: từ này hay có trong các cụm như “ngây ngốc nửa ngày”, “sững sờ nửa
ngày”,... mình nghĩ nên edit thành “hồi lâu”, nửa ngày là 12 tiếng rồi, ngồi nửa
ngày thế thì thật bái phục, cứ coi như là nhấn mạnh đi, nhưng mình thấy nhấn
mạnh nửa ngày như vậy thì hơi thái quá.
2.Kia: từ này nếu xuất hiện ở đầu câu thì edit thành “vậy” hoặc “chuyện đó”,... tùy
trường hợp.
3.Thần sắc = vẻ mặt.
4.Một mảnh: một tràng (âm thanh), một màn (không gian), một màu (màu sắc),...
5.Chính là: tùy trường hợp mà edit thành “chỉ là”.
6.Ngồi xếp bằng: từ này ít gặp, nếu để nguyên thì vẫn đúng, nhưng từ này không
quen thuộc lắm. Đây là tư thế ngồi gập hai chân lại và xếp chéo vào nhau, đùi và
mông sát xuống mặt nền. Edit là “ngồi khoanh chân” thì dễ hình dung hơn. Nếu
trong trường hợp nhân vật tu luyện nội công thì dùng “ngồi xếp bằng” cho oai
phong.
7.Tiêu sái: từ này đọc có thể mờ mờ hiểu nhưng chắc nhiều bạn không diễn tả
được, mình cũng chịu chết không biết thay thế bằng từ nào, chỉ viết giải nghĩa vào
đây cho dễ hiểu hơn cgvn thôi.
Tiêu sái = phóng khoáng, thanh cao hoặc thảnh thơi không vướng bận sự đời.
8.Ngồi chồm hổm: ví dụ nhé, trong truyện có một anh nam đẹp trai phong cách, tự
dưng cho anh ý “ngồi chồm hổm” thì mất hình tượng vô cùng, edit là “ngồi xổm”
thì hay hơn. “Ngồi chồm hổm” nên dùng trong truyện hài thì hơn.
9.Ngày thứ hai = ngày hôm sau.
10.Các từ tượng thanh
- Phốc thông: bùm, tõm, tùm, bịch,...
- Ba ba: bang bang, đùng đùng, pằng pằng,...
- Cô lỗ: ùng ục
- Nguyên nguyên (原原): ùn ùn
Đôi khi, từ tượng thanh cũng được thay thế cho động tác.
VD: Nồi cháo còn phải ùng ục thêm một lát. Ùng ục ở đây là nấu.
11.Đông tây = đồ vật.
12.Là: ví dụ có 1 người sai bảo, người kia đáp “là” → edit thành vâng, dạ,...
13.(Người nào đấy) hướng (người nào đấy)(gì gì đấy) = (người nào đấy) (gì gì đấy)
với (người nào đấy)
VD: Anh hướng cô nói → anh nói với cô.
14.Tụ: từ này trong cv hay ghi là tay áo, edit là đỏ, hồng trừ trường hợp ghi hẳn là
“đoạn tay áo”(đoạn tụ).
15.Trợ từ 了(liễu): hoàn thành 着(trứ): tiếp diễn 过(quá): đã từng 起来/上/开
(khởi lai/ thượng/ khai): bắt đầu 下去 (hạ khứ): tiếp tục
B. Lượng từ
 Lượng từ: là từ dùng phía trước danh từ như “con, cái, chiếc, đôi…”
 Khi chuyển ngữ chúng ta nên căn cứ vào danh từ phía sau để chuyển cho
phù hợp hoặc có thể bỏ hẳn (nếu không cần thiết), chứ đừng để nguyên xi
như trong cv, nghe rất kỳ cục.
 Sau đây mình xin liệt kê một vài lượng từ thường gặp trong CV.
a, Một ngụm
Thường xuất hiện khi nhân vật ăn uống, nếu uống thì được, chứ là đồ ăn thì
đừng để là “cắn một ngụm bánh” nhé. Có thể chuyển thành cắn một miếng bánh,
ăn một hớp cháo, cái này tùy. Thỉnh thoảng, nó còn dùng chỉ số người.
VD: “Nhà bạn có bao nhiêu nhân khẩu?” Hoặc những thứ có "miệng": cửa sông,
miệng giếng, miệng hố.
b, Một bút
Từ này thường gặp là một món/khoản tiền.
c, Một kiện
Thường đứng trước các loại quần áo, hành lý, hoặc sự vật sự việc. Nếu là quần
áo thì đổi thành một cái áo, một chiếc đầm... Một kiện hàng có thể giữ nguyên
d, Một bả
Thường dùng cho đồ vật dài có chuôi: như đao, kiếm, lược..vv hoặc những thứ
có thể nắm trong bàn tay: một vốc gạo, một nắm kẹo.
VD: 1 bả đao =>1 thanh đao.
Thỉnh thoảng cũng dùng trước động từ. VD: một bả kéo lấy cô => đưa tay kéo

e, Một cỗ
Thường dùng với những từ mang mùi hương, không khí.
VD: một cỗ hương thơm xộc vào mũi => một mùi hương xộc vào mũi
f, Nhất điều
Con hoặc vật có hình dạng dài, mềm mềm như: con rắn, lươn, cá, chiếc khăn,
sợi dây,con đường, con sông.
g, Một đoạn
Tùy theo từ phía sau mà ta sửa cho phù hợp. Một đoạn đường, một đoạn đối
thoại, một khoảng thời gian, 1 mối tình
h, Một khối
Thường xuyên xuất hiện trước thức ăn, và đồ vật nhỏ.
VD: một thanh thỏi keo, một miếng bánh, một cục xà bông, một hòn đá, 1 mảnh
vải, một tảng thịt.
i, Một mảnh
Để mô tả không gian có diện tích lớn như một rừng hoa ngút ngàn, một màn
đêm thăm thẳm. Nếu không cần thiết thì có thể bỏ đi.
VD: xung quanh im lặng một mảnh => xung quanh im lặng như tờ.
Một số trường hợp khác: một miếng bánh, một lòng tốt. một tấm chân tình, một
phiến lá
k, Một thân
Dùng để tả quần áo từ đầu đến chân, hoặc hình dáng con người.
VD: một thân bạch y có nghĩa là từ đầu tới chân mặc đồ trắng.
l, Nhất chích
Nghĩa là một con, chủ yếu dùng cho động vật. Ngoài ra còn dùng cho bộ phận
cơ thể: như một con mắt, một cái miệng, một cẳng chân.
m, Một khỏa(棵)
Dùng cho tất cả các loại thực vật như một ngọn cỏ,một gốc cây…
Nhất khoả(颗) (Một viên)
Thường dùng cho những vật có hình tròn VD: một viên đạn, một trái tim, một
viên ngọc
n, Một tòa
Dùng cho những thứ đồ sộ như một ngôi chùa, miếu một ngọn núi, một tòa
biệt thự…
o, Một trận
Dùng để miêu tả một hiện tượng kéo dài VD: Một trận cuồng phong
Một trận hương khí (cái này mình hay thấy lắm) => một làn hương

C. Xưng hô
1, Con cái nói với trưởng bối, hãy gọi cha/bố/mẹ/chú/bác/ cô / dì/ thúc/ bá/ cô cô/
phụ thân/ mẫu thân…., trưởng bối nói với con cháu, có thể xưng ta hoặc cha/mẹ/
chú/ bác… gọi bậc con cháu là con hay cháu.
2, Điều này áp dụng tương tự khi nhân vật xưng hô với huynh/đệ/tỷ/ muội của
mình. Tóm lại là hạn chế dùng ngôi xưng ngươi – ta hết mức có thể, kể cả từ các
ngươi, có thể thay bằng mọi người, hay mấy đứa…
3, Còn khi là hai người đang yêu nhau thì tùy trường hợp các bạn lựa chọn
ngôi xưng cho phù hợp. Điều tiếp theo phải nói khi viết về ngôi xưng đó là hai từ
nàng và hắn.
4, Trước hết là từ hắn, từ này giống hệt từ he trong tiếng Anh, tức là dùng thay cho
người là nam khi được nhắc tới. Tất nhiên, mọi trường hợp QT đều dùng từ hắn,
còn khi edit bạn nên lựa chọn cho phù hợp.
VD: khi nhắc tới nhân vật nam đã lớn tuổi, không nên dùng từ hắn, hãy dùng
ông ấy, ông ta(thường dùng trong câu văn tường thuật), bác ấy, thúc ấy, bá ấy, chú
ấy(thường dùng trong lời nói của các nhân vật với nhau)…
5, Khi một số nhân vật nói về lão gia, công tử, hay hoàng thượng với người
khác, cũng vẫn dùng từ hắn, trong trường hợp này nên thay bằng từ anh hoặc anh
ấy để thể hiện sự tôn trọng, lưu ý là vẫn phải tùy trường hợp.
VD như cha con Hoắc Quang nhắc tới Lưu Phất Lăng mình vẫn dùng từ hắn, vì
bọn họ chắc chắn là không coi trọng hoàng thượng.
6, Có một trường hợp nữa, đó là khi trong truyện có người mang thai và nói về
đứa con trong bụng mình, khi đó QT cũng dùng từ hắn. Bạn thử nghĩ xem, từ hắn
trong trường hợp này sao dùng được, hãy dùng từ nó hay bé yêu hay gì đó tùy hoàn
cảnh. Kể cả khi đề cập tới một bé trai rất nhỏ.
VD như Lưu Thích mới 3 tuổi, QT cũng dùng từ hắn, khi đó hãy dùng từ nó hoặc
lựa chọn khác của bạn cho phù hợp.
7, Khi một cô gái nhắc về người mình yêu, thay vì từ hắn hãy dùng từ anh hay
anh ấy.
8, Áp dụng tương tự với từ nàng, từ này chỉ dùng phù hợp khi nhắc tới một cô gái
trẻ, khi nhắc tới một phụ nữ đã lớn tuổi hãy dùng bà ấy, bác ấy, cô ấy…, và khi
nhắc tới một đứa bé gái cũng không nên dùng từ nàng, hãy dùng nó, cô bé, bé…
tùy trường hợp.
10, Nam nhân, nữ nhân→ người đàn ông/ người con trai, người phụ nữ/ người con
gái
11, X mỗ → kẻ hèn mọn họ X, họ X tôi đây...

D. Lỗi thường gặp


1/- Chính tả: Cái này mình có nhắc chủ yếu đối với các bạn 1 chương bạn sai trên 7
lỗi chính tả, trung bình một đoạn là bạn lại có 1 đến 2 lỗi chính tả thì mình mới
nhắc… Chứ vài lỗi lấy sạn cho chỗ copy cũng không sao.
2/- Lỗi này lớn nè: Dù một lỗi cũng nhắc đó là
+ Tên trước chức vụ sau: ví dụ “Lục thiếu tá”, “Nghê thư ký”… Các bạn phải ghi
là “thiếu tá Lục”, “thư ký Nghê”
+ Các từ như Thẩm mẹ, Thẩm nãi nãi, hay Lão gia gia, lão công, lão bà, Liên gia,
Âm gia…. cũng không được dù cho truyện hiện đại.
3/- Còn để từ Hán Việt trong khi từ đó vẫn có thể dịch ra được
VD: + bằng hữu => bạn bè
+ y phục => trong Hiện đại là “quần áo”, cổ đại mới để là “y phục” ạ
+ nhi tử => chỉ dùng cho truyện cổ đại, còn hiện đại là “con trai”
+ lão nhãn => phải viết là “đôi mắt già nua”
+ các ngươi => trong hiện đại nên dùng là “Các người” (tùy trường hợp, nếu thân
thiết gọi như giao tiếp đời thường)
4/- Các đảo ngữ và dùng từ chưa đúng
VD: Bên kia truyền đến một trận tiếng cười khiến cho Lâm Nhược toàn thân rợn cả
tóc gáy => phải viết là “Toàn thân Lâm Nhược”
“Đây là thật lời nói” => Phải viết là “đây là lời nói thật”
"Màu sắc khuôn mặt" => phải viết là "sắc mặt"
"Nụ cười kia liền như ngoài kia hoa sen chợt nở rộ" => Phải viết là “Nụ cười kia
như đóa hoa sen nở rộ ngoài kia” đúng không ạ?
5/- Lỗi xưng hô không thống nhất lúc thì để cha, lúc bố, lúc ba, lúc daddy, lúc phụ
thân, lúc lại lão bố...
+ Hay đôi bạn lúc “tôi”, lúc “cô”: đổi chưa hết nhân xưng
6/- Lỗi dùng từ "liền", "như thế nào", "một thân/một mảnh..", "đem gì gì đó",
"hướng, hướng về phía...", "cùng", "so với… hơn/kém = hơn/kém", "nghĩ muốn"
"cư nhiên", "thanh âm"...
VD1: Thiến Thiến cùng Dung Lan đều đang rửa mặt => Thiến Thiến và Dung Lan
đều đang rửa mặt
VD3: “Nhưng rất nhanh tôi liền không vui mừng nổi rồi.” => nhưng rất nhanh tôi
cảm thấy không thể vui mừng nổi rồi
7/- Dùng từ gợi âm thanh đôi khi chưa đúng: Tiếng đồ vật vỡ thì phải là "xoảng",
tiếng rơi vào đồ vật cứng như nền nhà, bàn là "cạch", "rầm", "bộp", "bốp", tiếng
rơi vào nước là "tách, tách", "tí tách", vỗ vào bàn là "bốp/bộp/rầm"...
Trời ơi nghe "ba", "pằng" mà não cả lòng :((
8/- Một số lỗi khác:
+ Dùng ‘ai’, ‘nha’, ‘a’… ở một số chỗ không cần thiết.
VD1: “Ai, chị, chị chuẩn bị xong chưa nha?”
VD2: “bà nào biết hôm nay nó sẽ về nhà a” => làm sao bà biết được hôm nay nó sẽ
về nhà chứ?
VD3: “Trước kia bà có thấy nó cùng bạn học nữ đi dạo cửa hàng a” => Trước đây
bà từng thấy nó đi mua sắm cùng với bạn học nữ.
+ Dùng những từ “ta.. ngươi” trong đoạn thoại truyện hiện đại.
+ Lỗi lặp từ: Trải qua qua một ngày => hai từ qua; nhìn người người đứng trước
mặt => hai từ người;
Người đàn ông lạnh lùng lùng => hai từ lùng; “Ba đã giao trọng trách nặng nề này
giao(*) cho anh” -> hai từ giao trong đó từ Giao(*) là dư
+ Lỗi về viết hoa tên Nhân Vật…

Hữu thuyết hữu tiếu: vừa nói vừa cười.


Tựa tiếu phi tiếu: Như cười như không, hay cười như không cười, hay gì đó
tùy vào cách dùng từ của bạn.
Nương: đừng dùng từ này, hãy dùng từ mẹ.
Lão bà: hãy dùng vợ/thê tử/ nương tử …
Lão công: hãy dùng chồng/phu quân/trượng phu…
Lão nhân gia: hãy dùng ông lão/ông cụ/bà cụ/bà lão tùy trường hợp, lão bà bà
nên chuyển thành bà cụ.
Thanh âm: tiếng Việt có từ này không, có rất ít từ điển có từ này, và rất ít
dùng, vì thế nên dùng giọng nói, tiếng nói, âm thanh, tiếng động… tùy trường hợp
cho phù hợp.

VD: Thanh âm của hắn khàn khàn.


=> Giọng nói của anh khàn khàn
Thủy chung: ở tiếng Việt từ này nghĩa là tình cảm không thay đổi, nhưng từ
Hán việt này trong một số trường hợp nghĩa là từ đầu tới cuối.
VD: Hắn thủy chung không nói câu nào.
=> Từ đầu tới cuối, anh vẫn không nói câu nào.
Nhảy dựng lên: không phải lúc nào cũng là nhảy dựng lên, có chỗ sẽ là đứng
bật dậy.
Bạn nên chú ý thêm là liên từ QT dịch ra thường không nên sử dụng, bạn nên
chọn liên từ cho phù hợp với câu của mình.
A ở cuối câu: phần lớn cũng nên bỏ đi, để từ a này, theo mình câu văn sẽ
không mang tính nghiêm túc. Áp dụng tương tự với từ nha ở cuối câu.
Cười hắc hắc: có thể bạn nghĩ từ này là điệu cười đặc biệt, không phải vậy
đâu, cười thì không hắc hắc được, câu đúng là cười ha hả, hoặc cười hì hì.
Từ tượng thanh: phần lớn từ tượng thanh bị dịch ra đều là từ kỳ cục, bạn phải
tự hình dung xem tiếng động đó thực tế thế nào để dùng từ cho phù hợp.
VD: QT dịch là cánh cửa kêu chi nha, có bạn đã chú thích hẳn ra là chi nha là tiếng
cửa. Làm gì có cánh cửa nào kêu như tiếng này, từ đúng là kẽo kẹt.
QT dịch khóc là ô ô, làm gì có ai khóc ô ô, nên để là khóc hu hu hoặc tùy trường
hợp để nghĩ ra từ tượng thanh cho phù hợp.
Ba: chẳng có tiếng động nào là ba hết, tùy trường hợp sẽ là Bốp hoặc Bộp
VD: tiếng cái tát là Bốp chứ làm gì có tiếng cái tát là Ba.

Tất cả cách trường hợp khác cũng vậy, tiếng động là ầm ầm, vù vù, ào ào, choang,
leng keng, róc rách, vi vu….
 Chủ ngữ + Động từ + Vị ngữ
VD: Cô từ trong ví lấy ra một tờ hóa đơn
Câu đúng là: Cô lấy từ trong ví ra một tờ hóa đơn.
 Thứ tự từ: thứ tự từ trong tiếng Việt và tiếng Trung khác nhau, cần thay đổi
lại.
VD2: Lâm Thành Thông vành mắt đỏ ửng lên
=> Vành mắt Lâm Thành Thông đỏ ửng lên
 Tiếp nữa là về trạng ngữ, câu trong tiếng Việt thường viết trạng ngữ ở đầu
câu, nhưng trong tiếng Trung thì chủ ngữ thường ở đầu câu.
VD: Ta mấy ngày nữa sẽ tới thăm nàng.
Nên chuyển thành: Mấy ngày nữa, ta sẽ tới thăm nàng.
VD2: Hôm nay tôi ở chợ nghe tin đồn về cậu.
Nên chuyển thành: Hôm nay ở chợ, tôi nghe tin đồn về cậu.
 Trong tiếng Trung, chủ ngữ rất hay ở đầu câu, nhưng trong tiếng Việt thì
không phải lúc nào cũng thế, ngoài trường hợp trạng ngữ, các trường hợp
khác bạn cũng nên cân nhắc để viết câu cho đúng.
VD: Cậu nếu không bận, ở lại chơi đi.
Nên viết là: Nếu cậu không bận, ở lại chơi đi.
 Liền: (được sử dụng là từ “lại”) trong bản convert, từ liền này có rất nhiều,
tùy trường hợp bạn nên chuyển thành: lập tức, ngay lập tức, thì, sẽ, đã,
rồi…, chỉ dùng từ liền trong trường hợp chỉ một hành động diễn ra ngay sau
đó, còn là hành động trong quá khứ, nên dùng từ đã.
VD: Nếu thúc thúc không thích, liền thưởng cho chất nhi đi.
Nên viết là: Nếu thúc thúc không thích, thì thưởng cho chất nhi đi.
Hai con kiệt khuyển mất của Lưu Tư vô số tâm huyết, nhưng không ngờ trong
chớp mắt liền mất đi một con.
Nên viết là: Hai con kiệt khuyển mất của Lưu Tư vô số tâm huyết, nhưng không
ngờ trong chớp mắt đã mất đi một con.
 Đem: khi một câu có một đối hành động được QT dịch ra đều có từ đem, từ
này cần phải bỏ đi, chỉ có một số vô cùng ít trường hợp nó là đem thật thì
mới giữ lại.
VD: Quan phủ đem hắn bắt lại.
Câu đúng là: Quan phủ bắt hắn lại.
Hắn đem ta bảo vệ ở phía sau.
Câu đúng là: Hắn bảo vệ ta ở phía sau.
 Hướng, hướng về phía: từ này chỉ phương hướng, tùy trường hợp bạn cũng
bỏ đi hoặc thay từ cho phù hợp.
VD: Hắn hướng ra phía ngoài bước đi. Câu đúng là: Hắn bước ra bên ngoài.
Vu An hướng Lưu Hạ hành lễ.
Nên dùng là: Vu An hành lễ với Lưu Hạ.
Tiểu cô nương hướng bọn họ vẫy vẫy tay.
Nên dùng là: Tiểu cô nương vẫy vẫy tay với bọn họ.
 Như thế nào: hầu như câu hỏi nào QT dịch ra cũng có từ này, nhưng phần
lớn nên thay bằng từ khác, có thể là vì sao, sao, sao mà, sao lại… tùy trường
hợp.
VD: Hắn như thế nào lại không tới?
Câu nên dùng là: Sao hắn lại không tới? (Chứ không phải Hắn sao lại không
tới?)
Hay: Vệ Thái tử như thế nào lại gọi là không có con nối dõi chứ?
Câu đúng là: Sao lại nói là Vệ Thái tử không có con nối dõi chứ?
 Là, thì là, chỉ là, cũng là, có là…: những từ này phần lớn nên bỏ đi hoặc
thay đổi cho phù hợp.
VD: Nàng chỉ là muốn ở cạnh hắn lâu một chút.
Câu đúng là: Nàng chỉ muốn ở cạnh hắn lâu một chút.
Ngươi là muốn uy hiếp ta sao? Câu đúng là: Ngươi đang muốn uy hiếp ta
sao?
Khi thấy thế, nàng cũng là nước mắt tuôn rơi. Câu nên viết là: Khi thấy thế,
nước mắt nàng cũng tuôn rơi.
VD: Trên người hắn tất cả đều là mồ hôi. Nên viết là: Trên người hắn đầy
mồ hôi.
Trong mắt nàng tất cả đều là sợ hãi. Nên viết là: Trong mắt nàng chứa đầy sợ hãi.
 Đối với: một số trường hợp giữ nguyên, một số trường hợp chuyển ra sau
nếu có động từ đi kèm.
VD: đối với cô anh không có cảm xúc khác lạ.
Câu đúng: Anh không có cảm xúc khác lạ với cô.
 Khẳng định:
VD: anh khẳng định rằng cô chính là người ấy
=> anh chắc chắn rằng cô chính là người ấy.
 Hiện tại: chuyển thành bây giờ
VD: Anh hiện tại không muốn nói chuyện với bất kỳ ai.
=> Bây giờ anh không muốn nói chuyện với bất kỳ ai.
 Lỗi đánh máy:
VD1: Anh ta lạnh lùng nói, “ Tôi không thích cô.”
=> Anh ta lạnh lùng nói: “Tôi không thích cô.”
trước câu nói là dấu (:) sau đó cách một cái rồi (“) chữ, phía sau dấu ngoặc kép
không có khoảng cách
VD2: Anh ta chỉ muốn cô biết rằng anh ta không hề yêu cô , chỉ có cô tự
mình đa tình .
=> Cách trình bày: Anh ta chỉ muốn cô biết rằng anh ta không hề yêu cô,
chỉ có cô tự mình đa tình.
=> Dấu câu như (!) (,) (.) nằm ngay sau chữ, không có khoảng cách.
Trình Bày
=> Nếu như có nhân vật chưa được đổi tên thì note vào bảng và đổi tên, thống
nhất với mọi người (chỉ đổi tên khi có yêu cầu)
=> Những tên trong nhà người đó cũng phải đổi
VD: Tề Mặc đổi thành Lâm Thành Thông => Nhà họ Tề thành nhà họ Lâm,
anh Tề thành anh Lâm, anh Mặc thành anh Thông, Tề mỗ => kẻ hèn họ Lâm đây...
 Dịch mượt: đôi lúc có vài câu không nhất thiết cứ phải giống convert, mọi
người có thể biến tấu cho câu văn thêm mượt mà.
VD: “Bốn vị sư huynh, là đại hiệp số một, hôm nay mọi người ấm ức một
chút, dù sao nơi này đến đảo của chúng ta, cũng không mất bao nhiêu thời gian,
nghe lời, được không?”
=> “Bốn vị sư huynh đều là đại hiệp số một, hôm nay mọi người ráng chịu ấm ức
một chút, dù sao chỗ này đến đảo của chúng ta cũng không mất bao nhiêu thời
gian, ngoan ngoãn nghe lời được không?”

 Dùng Từ:

YZT Nhân dân tệ → YZT


3500 + việt nam đồng/ đồng./ 1 vạn = 3000 đồng/1 vạn = 30 triệu đồng(có yêu cầu
thì mới đổi, không thì giữ nguyên)
=> Ta khao (我靠)/ Ta cỏ ( 我草) => Chết tiệt, khốn khiếp, Đm...
Ca ốc ân (哥屋恩): Phát âm là GE-WU-EN, đọc thành GUEN, gần giống với âm
GUN (滚). Nghĩa là “cút đi”
Mụ bán phê (妈卖批): Phát âm là MA-MAI-PI, có thể viết thành từ viết tắt
MMP.
Đây là một từ mắng chửi vùng Tứ Xuyên, mang theo tính vũ nhục rất nặng, dịch
thô ra tiếng Việt là “Đ-Ĩ M-Ẹ M-ÀY”.

 CẤU TRÚC ĐÚNG:


QT - Hán Việt THUẦN VIỆT
Trạng ngữ + Chủ ngữ + Động từ + Vị ngữ
Phải thêm Chủ Ngữ nếu câu thiếu Chủ
Ngữ
Có thể thêm/sửa dấu câu nếu cần thiết
Không được bỏ câu cắt nghĩa
tại sao, bời vì, nhưng mà, mặc dù, quả
CN + tại sao, nhưng mà, mặc dù, thực, trước kia,
quả thực, thế nhưng, dù sao, rốt cuộc, bỗng nhiên, có
thế nhưng, dù sao, rốt cuộc,.... + lẽ, chắc,
ĐT + VN thế mà....+ CN + ĐT + VN
A nước mắt rơi xuống nước mắt A rơi xuống
tại sao A lại đối xử/làm như thế/làm chuyện
A tại sao lại đối B như thế? đó.. với B
A lần đầu tiên xxx Lần đầu tiên, A xxxxx
A hướng B làm C A làm C với B
A hướng B xin lỗi A xin lỗi B
A đem B làm gì C A làm gì B cho C
A đem B tặng cho C A tặng B cho C
A đem B giết chết A giết chết B
A đối B rất gì đó A rất gì đó với B
A đối B rất yêu thương A rất yêu thương B
A muốn cùng B ở chung một chỗ A muốn ở bên cạnh B
A thân là + chức danh A là chức danh
A thân là giám đốc A là giám đốc
"xyz?" A nói. "xyz?" A hỏi.
A hung hăng ôm B A ôm chặt B
một bên làm A một bên làm B vừa làm A vừa làm B
một bên ăn một bên nói vừa ăn vừa nói
ồ, à, ừm, ừ, ha ha, khà khà, hu hu, ầm, đoàng,
ô, a, hắc hắc, oa oa, oanh, chi chi... chiếp chiếp, grừ, graooo...
A chi B. Vd: Vạn sơn chi vực B A => vực Vạn Sơn
hy vọng A sẽ mong là A sẽ
A hướng B làm C A làm C với B
A hướng B xin lỗi A xin lỗi B
A hướng B tỏ lòng biết ơn A tỏ lòng biết ơn với B
A đối với sự C của B thấy D Sự C của B làm A cảm thấy D
A đối với sự tức giận của B thấy
bức xúc Sự tức giận của B làm A cảm thấy bức xúc
Hận không thể làm C Ước gì có thể làm C
hận không thể giết chết anh ước gì có thể giết chết anh
Ai đối ai rất gì đó Ai rất gì đó với ai
Cô ấy đối tôi rất oán hận Cô ấy rất oán hận tôi
A có phải hay không C với B A có phải C với B hay không
Cô ấy có phải hay không cố tình
lợi dụng tôi Cô ấy có phải cố tình lợi dụng tôi hay không
A với B làm gì đó A làm gì đó với B
Tôi với bạn đi siêu thị Tôi đi siêu thị với bạn

 TỪ THUẦN VIỆT:
TỪ HÁN THUẦN VIỆT TỪ HÁN THUẦN VIỆT
minh bạch rõ ràng A đổng Chủ tịch A
đáp ứng đồng ý/bằng lòng A bá bác A
có điều/ nhưng mà/ chỉ Đại thiếu
là/ chẳng qua, cùng gia/nhị thiếu
bất quá lắm... gia Cậu cả/cậu hai
căn bản vốn dĩ/ từ đầu đến cuối Thiếu gia Cậu chủ
Thiếu phu
A quốc nước A nhân Cô chủ/ Mợ chủ
lão tiên sinh ông cụ, ông lão lão gia ông/ ông chủ
gia tộc dòng họ A tiểu thư cô/ chị/ cô A/cô chủ
tâm tính tính cách A thiếu cậu A
bóng dáng, bóng hình, thái thái,
thân ảnh dáng vẻ, hình ảnh... phu nhân bà/ bà chủ
đổng sự
nghi hoặc nghi ngờ trưởng chủ tịch
khí thế, trường năng lão gia tử/
khí tràng lượng (tùy ngữ cảnh) lão thái thái ông cụ/ bà cụ
ngữ khí giọng điệu tiểu bao tử bé con, cậu bé, cô bé
hồi thần lấy lại tinh thần A thúc chú A
địch nhân kẻ địch tổng tài tổng giám đốc
vừa kinh ngạc vừa vui cười giễu, cười mỉa
mừng / ngạc nhiên tới nở nụ cười lạnh lùng
kinh hỷ mức vui mừng cười lạnh lạnh lùng cười, nói
chủ quản quản lý chính A tổng tổng giám đốc A
kinh sợ hoảng sợ, lo sợ lão tiên sinh ông cụ, ông lão
có chút hơi tiện nhân đồ đê tiện, con điếm
đại ca, người đứng đầu Vị tiểu thư Quý cô này, cô gái này
lão đại (tùy) này (tùy hoàn cảnh)
cùng Và,với hội sẽ
nhíu mi tâm nhíu lông mày, cau mày Hỗn tiểu tử đứa trẻ hỗn láo này
thản nhiên, thoang
nhàn nhạt thoảng... cư nhiên Lại dám, lại, thế mà, dám
nguyên lai thì ra, hóa ra phát tiết trút giận
đăng đồ tử yêu râu xanh khách khí khách sáo
thiếu chút
nữa/suýt chút không có chuyện gì quan
nữa suýt nữa Ko có đại sự trọng/ không có gì to tát
bình phục tâm phi thường, rất, vô cùng, hết sức, cực
tình khôi phục tâm trạng mười phần kỳ
hưng phấn, hứng khởi, mơ màng, lờ mờ, mờ ảo,
cao hứng vui vẻ... mơ hồ mông lung
kinh ngạc/ngạc nhiên không vẫn dùng được, hoặc thay
kinh diễm trước vẻ đẹp khách khí thành khách sáo
là ABC đi? là ABC nhỉ/chứ phân phó căn dặn, dặn dò, sai bảo
bạch liên
không phải đi? không phải chứ? hoa thảo mai
sắc lang/ đại sắc bá đạo (vẫn
lang háo sắc, biến thái được dùng) hống hách, ngang ngược
nhu hòa hiền hòa sinh ý việc làm ăn, buôn bán
thiện duyên thiện cảm phiền toái phiền phức
quang hào quang, vầng sáng, Không có
mang/quang hoa quầng sáng.. khả năng Không thể nào
bừng tỉnh
não bổ/bổ não ảo tưởng, tưởng tượng đại ngộ chợt hiểu ra
căng thẳng, hồi hộp, sốt trang bức,
khẩn trương ruột trang B làm màu
ôn nhu dịu dàng chấn kinh kinh ngạc
trâu bò, lợi hại, mạnh vòng quan hệ, mối quan
ngưu bức mẽ (ý bất nhã) nhân mạch hệ
thổ tào, phun chế nhạo, nói móc, đâm siết chặt, thật chặt (tùy
tào chọt, than phiền.. gắt gao ngữ cảnh
chung
hiếu kỳ tò mò quanh xung quanh
cô bé, cô gái, cô nhóc, nghĩ cách đối phó với ai
con nhóc (tùy trường đó, toan tính làm gì với ai
tiểu nha đầu hợp) đánh chủ ý đó, có ý đồ với ai đó
bình chướng màn chắn động tâm động lòng
hư ảnh ảo ảnh thất thố sơ suất
chiếm tiện
giáo huấn dạy bảo, dạy dỗ nghi lợi dụng
cơ hồ gần như ngưng đọng đóng băng
chắc chắn (theo văn gần gũi, thân thiết, thân
nhất định cảnh phù hợp) thân cận mật
hết cách rồi, không còn
không có biện cách khác (tuỳ ngữ vô pháp vô coi trời bằng vung, không
pháp cảnh) thiên coi ai ra gì
bọn họ họ phẫn nộ tức giận
thủ hạ,
thời điểm lúc, khi thuộc hạ cấp dưới, đàn em
tịch mịch cô đơn tửu điếm khách sạn
ức hiếp, ăn hiếp, bắt nạt, gian tà, xấu xa, gian ác,
khi dễ/khi phụ làm khó… tà mị nịnh hót..
bộ dạng, bộ
cự tuyệt từ chối dáng dáng vẻ, dáng dấp..
vui vẻ, vui sướng/cuộc tủi thân, oan ức, tủi
hoan ái vui ủy khuất nhục...
gia hỏa tên/ tên khốn nhưng là nhưng mà
tiểu đệ thằng em, đàn em tiểu tử thằng nhóc
tiểu bạch kiểm thằng nhóc/ nhóc con phong mang mũi nhọn, sắc nhọn
vô pháp vô coi trời bằng vung, lúc đầu cứ tưởng rằng/cứ
thiên không coi ai ra gì vốn cho là tưởng rằng
cường đại mạnh mẽ, lớn mạnh tâm tình tâm trạng
yên lặng, im lặng, yên không có
trầm mặc tĩnh, trầm tĩnh nửa điểm không hề
trảm chặt đầu hung hăng dữ dội / mạnh mẽ
rốt cục rốt cuộc, cuối cùng tựa như giống như
giọng nói, âm thanh,
thanh âm tiếng... A thị Thành phố A
trù nghệ kỹ năng nấu nướng A gia Nhà họ A
Công tử Cậu/cậu ấm Ngài A Ông A
Cô hầu Nữ giúp việc Hỗn đản Khốn khiếp
Hỉ bà Bà mối Ly khai Rời đi/rời khỏi

You might also like