Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1:

1.
- Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ số cổ phần
mà mình đang nắm giữ cho người khác có thể là cổ đông hoặc không phải là cổ đông của công ty và
bên nhận chuyển nhượng cổ phần phải thanh toán cho bên chuyển nhượng cổ phần. Về nguyên
tắc, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường
hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
- Chuyển nhượng cổ phần sở hữu cổ phần phải theo nguyên tắc, điều kiện chuyển nhượng cổ phần
quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Chuyển nhượng cổ phần theo nguyên tắc tự do, trừ các
trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
cho người khác, trừ hạn chế cổ phần ưu đãu biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập theo luật
định. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần không chỉ theo pháp luật của công ty và còn theo
Điều lệ công ty. Nếu điều lệ công ty có quy định về hạn chế cổ phần và nêu rõ trong cổ phiếu của cổ
phần tương ứng thì việc chuyển nhượng phải tuân theo quy định của Điều lệ công ty. Mỗi công ty
có những đặc thù tiêng và những quy định khác nhau, nếu trong trường hợp quy định hạn chế
chuyển nhượng cổ thì hành vi chuyển nhượng cổ phần đó sẽ không được công nhận.
Tại điểm d Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau: “Cổ đông có quyền tự
do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”
Dẫn chiếu theo quy định trên, thì tại Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp thì trong thời hạn 03 năm
kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập được tự do
chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho nhau. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp năm 2020 quy định “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ
thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.” như vậy, có thể hiểu các cổ
đông sáng lập là cổ đông góp vốn, hay sở hữu cổ phần ngay từ khi thành lập công ty cổ phần. Tuy
nhiên, trường hợp cổ đồng sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho các
thành viên khác không phải là cổ đông sáng lập hoặc cho người không phải là thành viên của công
ty thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Đồng thời, cổ đông dự định chuyển
nhượng cổ phần cũng không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
- Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần được hiểu là doanh nghiệp,
trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối
đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất
một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

- Quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập


Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như sau:
(1) Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển
đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất,
sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ
công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các
cổ đông phổ thông của công ty đó.
(2) Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được
quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
(3)Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ
phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ
được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội
đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì
không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
(4) Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:
- Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập
Theo khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có
nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu
đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng
lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu
lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu
quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy
quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu
quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu
quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
Như vậy, nếu cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được phép chuyển
nhượng cổ phần loại này cho người khác nếu không thuộc các trường hợp trên.
Cổ đông sáng lập có được phép chuyển nhượng cổ phần không?
Theo như quy định trên đã có đề cập thì cổ đông (không phân biệt loại cổ đông nào) có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác Tuy nhiên trừ các trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
Trong đó khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần
phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được
chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng
cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có
quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
Khoản 4 Điều này cũng quy định:
"4. Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:
a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập."
Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và
Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định
hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ
phiếu của cổ phần tương ứng (Khoản 1 Điều 127).
Như vậy theo những quy định trên thì tùy trường hợp cụ thể mà cô đông sáng lập có được phép
chuyển nhượng cổ phần của mình hay không.

Theo điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127
Luật Doanh nghiệp 2020.
Và tại khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn
chế chuyển nhượng cổ phần.
2. Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần
Căn cứ khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần
bao gồm:
- Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ
phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ
được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội
đồng cổ đông.
Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu
quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
(Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có
hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2.
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp như sau:
"1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện
các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách
người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước
Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."
- Căn cứ theo Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc quản lý doanh nghiệp tư nhân như
sau:
(1) Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính
khác theo quy định của pháp luật.
(2) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
(3) Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với
tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp cho dù chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là người chịu trách nhiệm tối cao về các quyết định của doanh
nghiệp và không nhất thiết phải có một vị trí giám đốc trong cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp tư nhân.

Câu 2:
1.
- Chủ thể kinh doanh là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu và điều hành một doanh nghiệp hoặc công ty với
mục đích tạo lợi nhuận hoặc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Chủ thể kinh doanh có thể là một
cá nhân, một công ty, một tổ chức phi lợi nhuận, một liên doanh hoặc một công ty liên kết giữa hai
hoặc nhiều tổ chức khác nhau.
- Chủ thể kinh doanh có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm
lập kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, xử lý các thủ tục pháp lý và chịu trách nhiệm về tất cả các
hoạt động của doanh nghiệp.
- Ngoài ra, chủ thể kinh doanh cần phải nắm vững các quy định và luật pháp liên quan đến doanh
nghiệp của họ, bảo vệ quyền lợi của mình và tránh các rủi ro pháp lý và tài chính. Chủ thể kinh doanh
cũng cần phải tập trung vào xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nhân viên và các đối tác kinh
doanh khác để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Các loại chủ thể kinh doanh:
– Cá nhân: Chủ doanh nghiệp là một người cá nhân sở hữu và điều hành doanh nghiệp. Cá nhân này
chịu trách nhiệm tài chính và pháp lý cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
– Đối tác: Một liên doanh giữa hai hoặc nhiều cá nhân hoặc tổ chức, trong đó mỗi đối tác đóng góp
vốn và có phần chia sẻ lợi nhuận và trách nhiệm pháp lý.
– Công ty tư nhân: Một doanh nghiệp được sở hữu bởi một hoặc nhiều cá nhân hoặc tổ chức, và có
thể phát hành cổ phiếu hoặc không phát hành cổ phiếu.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn: Một loại công ty tư nhân có trách nhiệm giới hạn, nghĩa là chủ sở hữu
không phải chịu trách nhiệm tài chính vô hạn cho các hoạt động của công ty.
– Công ty cổ phần: Một công ty được phân chia thành nhiều cổ phần, mỗi cổ phần đại diện cho một
phần vốn của công ty. Cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm tài chính đến mức đóng góp
vốn của mình.
– Tổ chức phi lợi nhuận: Một tổ chức không có mục đích lợi nhuận và các khoản thu được thường
được sử dụng để thực hiện các mục đích xã hội và cộng đồng.
– Ngân hàng đầu tư: Một loại công ty tư nhân chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp khác để tạo ra lợi
nhuận cho các nhà đầu tư.
– Công ty công cộng: Một loại công ty được thành lập bởi chính phủ để cung cấp các dịch vụ công
cộng như điện, nước, giao thông vận tải và chăm sóc sức khỏe.
– Công ty khởi nghiệp: Một doanh nghiệp mới được thành lập với mục đích phát triển một sản phẩm
hoặc dịch vụ mới, thường là bằng cách sử dụng các công nghệ hoặc mô hình kinh doanh tiên tiến.
– Công ty đa quốc gia: Một công ty có hoạt động và chi nhánh ở nhiều quốc gia trên thế giới, và
thường có quy mô lớn và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
– Công ty gia đình: Một công ty được sở hữu và điều hành bởi một hoặc nhiều thành viên trong gia
đình. Các công ty gia đình có thể có quy mô lớn hoặc nhỏ và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác
nhau.
– Tổ chức phi chính phủ: Một tổ chức được thành lập bởi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế để thúc
đẩy phát triển kinh tế và xã hội, và thường hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và phát
triển kinh tế.
– Các tổ chức thương mại: Một tổ chức được thành lập để đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp
trong một ngành hoặc khu vực nhất định, và thường tham gia vào việc đề xuất chính sách và thúc đẩy
thương mại.
– Các tổ chức tài chính: Các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm
và công ty quản lý quỹ đầu tư.
– Các tổ chức giáo dục: Các tổ chức cung cấp các dịch vụ giáo dục và đào tạo, bao gồm các trường đại
học, trung tâm nghề nghiệp và các tổ chức giáo dục khác.
Một số ví dụ về chủ thể kinh doanh bao gồm:
– Cá nhân: Một người bán hàng trực tiếp (như một nhà bán hàng tại chợ) hoặc một chủ cửa hàng tạp
hóa tự do.
– Công ty: Một công ty lớn như Apple, Microsoft hoặc Toyota.
– Tổ chức phi lợi nhuận: Một tổ chức phi lợi nhuận như UNICEF hoặc The Red Cross.
– Liên doanh: Một liên doanh giữa hai hoặc nhiều công ty, ví dụ như một liên doanh giữa Toyota và
GM để sản xuất xe hơi.
– Công ty liên kết: Một công ty liên kết giữa hai hoặc nhiều tổ chức khác nhau để chia sẻ chi phí và tài
nguyên, ví dụ như một công ty liên kết giữa các nhà sản xuất trang phục để sản xuất một dòng sản
phẩm cụ thể.
– Doanh nghiệp tư nhân: Một doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một cá nhân, ví dụ như
một nhà hàng tư nhân hoặc một tiệm cắt tóc tư nhân.
– Công ty khởi nghiệp: Một công ty mới được thành lập với mục đích phát triển một sản phẩm hoặc
dịch vụ mới, ví dụ như Airbnb hoặc Uber.
– Công ty đa quốc gia: Một công ty có hoạt động và chi nhánh ở nhiều quốc gia trên thế giới, ví dụ
như McDonald’s hoặc Coca-Cola.
2.
Điểm giống nhau:
– Đều là loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh bởi nguồn Luật chủ yếu đó là Luật Doanh nghiệp
2020 và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp có liên quan.
– Được thành lập bởi một chủ sở hữu.
– Không được phát hành bất kỳ loại cổ phiếu nào.
– Phải tiến hành làm thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp nếu có sự thay đổi về chủ sở hữu vốn
như: chuyển nhượng một phần vốn góp hoặc tiếp nhận phần vốn góp.
– Phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu khi chuyển nhượng toàn bộ vốn góp.
Điểm khác nhau
Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH 1 thành viên

Cơ sở pháp
Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là


Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân
một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).
Khái niệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản
động của doanh nghiệp. nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi số vốn điều lệ của công ty.

Chủ sở hữu Cá nhân Cá nhân hoặc tổ chức


Cá nhân này đồng thời không được là chủ
hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp
danh.

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy


Tư cách
Không có tư cách pháp nhân chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều
pháp nhân
74 Luật doanh nghiệp 2020)

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân


Vốn điều lệ của công ty TNHH là tổng giá trị tài sản
do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản
do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ
được sử dụng vào hoạt động kinh doanh
Về vốn góp ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải
nghiệp. Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở
làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho
hữu tài sản góp vốn cho công ty.
doanh nghiệp.

Cơ chế chịu Chịu trách nhiệm vô hạn Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp
trách nhiệm của chủ sở hữu với công ty TNHH một thành viên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ


chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt
động theo một trong hai mô hình sau đây:
Cơ cấu tổ Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người
Thứ nhất, gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc
chức quản lý.
Tổng giám đốc;
Thứ hai, gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc.

– Công ty TNHH 1 thành viên có thể tăng vốn điều


lệ bằng những cách sau:
+ Huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu
+ Huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức
khác.
– Trong quá trình hoạt động, chủ doanh
Lưu ý: Trường hợp huy động thêm vốn đầu tư của
nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm
cá nhân, tổ chức khác thì công ty TNHH 1 thành
vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh
viên phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh
Tăng, giảm doanh của doanh nghiệp.
nghiệp sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên
vốn điều lệ – Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp
hoặc công ty cổ phần.
hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh
– Công ty TNHH 1 thành viên giảm vốn bằng những
nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi
cách sau:
đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
+ Rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá
nhân khác và chỉ được chuyển nhượng khi đã
thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền


Quyền
góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng
chuyển
vốn góp trong công ty hợp danh, công ty và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ
nhượng vốn
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần của công ty.
góp
(Khoản 4 điều 188 Luật doanh nghiệp 2020)

Ưu điểm – Chủ doanh nghiệp tư nhân được toàn – Công ty TNHH một thành viên sẽ do một tổ chức
quyền trong việc quyết định mọi hoạt động hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu công ty sẽ có
kinh doanh trong doanh nghiệp. toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan
– Vì chế độ chịu trách nhiệm của doanh đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý
nghiệp tư nhân là vô hạn nên có thể dễ kiến hay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý
dàng có được lòng tin từ khách hàng và các công ty cũng đơn giản hơn.
đối tác hơn (họ sẽ hạn chế được tối đa rủi
– Có tư cách pháp nhân nên chủ đầu tư chịu trách
ro khi hợp tác).
nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ, vì vậy
– Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng
hạn chế được rủi ro khi tiến hành hoạt động sản
buộc chặt chẽ bởi pháp luật, có thể kiểm
xuất kinh doanh.
soát được rủi ro vì chỉ có duy nhất một
người làm đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp.

– Vì doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá – Hệ thống pháp luật điều chỉnh công ty TNHH 1
nhân, không có sự liên kết góp vốn; đáp ứng thành viên cũng khắt khe hơn doanh nghiệp tư
ngay nhu cầu cần có vốn lớn để kinh doanh. nhân.
Chính vì chỉ có một người duy nhất nên dễ – Không được huy động vốn bằng việc phát hành
xảy ra quyết định độc đoán; thiếu tính cổ phiếu, vì vậy công ty sẽ không có nhiều vốn để
khách quan. thực hiện các hoạt động kinh doanh có quy mô lớn;
– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách – Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá
pháp nhân không được thực hiện một số nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục
Nhược điểm
giao kết mà pháp luật quy định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty
– Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
trước pháp luật đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân..
– Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm
vô hạn đối với việc chi trả những khoản nợ
do hoạt động phát sinh từ công ty ngay cả
khi tuyên bố phá sản

Như vậy, có thể thấy, giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên sẽ có sự tương
đồng về số lượng thành viên (1 cá nhân) làm chủ sở hữu công ty. Nhưng về các phương diện còn lại
như: tư cách pháp nhân, việc chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ, hay việc góp vốn vào công ty khác,
…Doanh nghiệp tư nhân có những nhược điểm lớn hơn ưu điểm. Chính vì thế, khi 1 cá nhân cần thành
lập doanh nghiệp, loại hình công ty TNHH một thành viên luôn là lựa chọn của đa số mọi người.
3.
Công ty đối nhân
Tiêu chí Công ty đối vốn (Công ty trọng vốn)
(Công ty trọng nhân)

Là loại hình công ty được thành lập được


Là loại hình công ty được thành lập dựa trên sự liên
Khái thành lập chủ yếu dựa trên cơ sở liên kết
kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các
niệm vốn; không quan tâm đến yếu tố nhân
thành viên tham gia; việc góp vốn chỉ là thứ yếu.
thân của người góp vốn.

– Có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản của


– Không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản của
công ty và của thành viên
thành viên và của công ty.
Đặc – Các thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm
– Các thành viên sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm vô
điểm hữu hạn đối với khoản nợ của công ty
hạn đối với khoản nợ của công ty.
– Thường tồn tại dưới loại hình công ty
– Thường tồn tại dưới loại hình công ty hợp danh.
TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần

– Các thành viên của công ty có trách


– Công ty được thành lập dựa trên sự tin tưởng lẫn
nhiệm đối với khoản nợ của công ty dựa
nhau; uy tín của cá nhân; các thành viên chịu trách
trên số vốn góp của mình nên rủi ro chịu
Ưu nhiệm vô hạn nên dễ dàng tạo dựng hình ảnh công ty
thấp hơn.
điểm và tạo sự tin cậy với đối tác kinh doanh.
– Vì tài sản của công ty và của thành viên
– Công ty thường ít thành viên nên dễ điều hành và
tách bạch nhau nên dễ chuyển nhượng
quản lý công ty
vốn góp.
– Không có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và
thành viên nên việc chuyển quyền sở hữu tài sản khó – Công ty thường đông thành viên; thường
Nhược
kiểm soát không có sự tin tưởng tuyệt đối với nhau
điểm
– Thành viên chịu trách nhiệm vô hạn các khoản nợ nên khó điều hành và quản lý công ty hơn.
của công ty nên rủi ro đối với thành viên rất cao.

- Nhưng Công ty TNHH hai thành viên trở lên lại không phải là loại hình công ty đối vốn; mà là sự kết
hợp giữa công ty đối vốn và công ty đối nhân. Bởi lẽ, công ty TNHH mang hai đặc điểm sau:
Thành viên chịu trách nhiệm với khoản nợ của công ty dựa trên số vốn góp của mình.
Thành viên công ty không nhiều, và thường là người quen biết và tin tưởng lẫn nhau.

You might also like