Tính toán thiết kế xe nâng hàng dùng chạc dùng để xếp dỡ hàng hóa tại cảng nhà rồng - khánh hội

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 136

EBOOKBKMT.

COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG


Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XẾP DỠ

NHÀ RỒNG – KHÁNH HỘI

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển cảng Sài Gòn.


Cảng Sài Gòn: được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa
Pháp với tên gọi là thương cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45
dặm (83 km) với tổng diện tích 3,860,000 m2 bao gồm 5 khu vực:
- Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài Gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.
- Khu vực Nhà Rồng (vị trí cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực chợ cá: 3 cầu tàu và 2 bến.
Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn
theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có tổng diện
tích là 475,000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu:
- Bến Nhà Rồng (428 m)
- Bến Khánh Hội (1,264 m)
- Bến Tân Thuận (866.5 m)
và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông.

Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng
chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 570,000 m2 gồm 5 bến cảng
(Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2,830 m cầu tàu;
2,500 m2 bãi và 80,000 m2 kho hàng. Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công
dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển mới của nghành Hàng
hải Việt Nam trong qua trình hội nhập quốc tế.
* Nhiệm Vụ:
Phát triển bền vững như Càng hàng đầu của đất nước, mở ngõ hàng hải chính của nước
Việt Nam đi đến các nước trong khu vực và trên thế giới.
* Mục tiêu:
- Cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ so với các cảng khác trong khu vực.
- Phát triển và khai thác cảng nước sâu như là Cảng chiến lược quốc gia ở miền Nam
Việt Nam.
* Truyền thống của Cảng Sài Gòn :
Với lịch sử phát triển lâu dài, Cảng Sài Gòn đã khẳng định được truyền thống hoạt
động và cống hiến tốt đẹp của mình vì lợi ích của khách hàng và từ đó góp phần vào sự
phát triển kinh tế của đất nước.
SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 1
EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Với nhiệm vụ xuất sắc và sự cống hiến hiệu quả của Cảng đối với sự phát triển kinh tế
của đất nước, Cảng Sài Gòn đã được Chính phủ tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động.
Ngày 5 tháng 6 được chọn làm ngày truyền thống của Cảng Sài Gòn. Ngày này được
chọn để tưởng nhớ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 tại Bến Nhà
Rồng.

1.2. Một số đặc điểm địa lý của Cảng Sài Gòn:

a. Luồng Lạch:
Từ điểm hoa tiêu Vũng Tàu (phao số 0) đến cảng Sài Gòn qua sông Soài Rạp:
- Điểm hoa tiêu: 10020’N – 107003’E
- Chiều dài luồng: 85km, Depth: -8,5m, Draft: 11m
- Thủy triều: bán nhật triều không điều, chênh lệch bình quân: 3,0m
- Vị trí cảng tại khu vực Tp.HCM: 10050’N – 106045’E.
- Cở tàu lớn nhất có thể tiếp nhận: 32,000 DWT (Mớn nước 11m)
(60,000 DWT tại khu vực chuyển tải Thiên Liềng, độ sâu –13.5m)
- Vị trí cảng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long : 10003’N – 105042’E từ cửa
biển Định An.
b. Cầu Bến:
Khu vực Chiều dài (m) Độ sâu (m) Thiết bị Tàu/Hàng
Nhà Rồng (5 wharves) 883 8.5-9.1 - BH/Hành khách
Khánh Hội (5 wharves) 861 8.5 - 10 - BH/Container
RoRo/Hàng
Tân Thuận (4 wharves) 713 9.6 - 11 -
rời/Container
Tân Thuận II (1 wharf) 210 10.5 - Hàng rời/Bao
Cần Thơ (1 wharf) 160 10 - BH/Container

Cang Nha Rong Khanh Hoi Terminal

Tan Thuan Terminal Can Tho Terminal

c. sản lượng khai thác hằng năm :

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 2


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

a. Kho bãi:
Tổng diện tích mặt bằng: 500,000m2
- Kho: 70,167m2 (CFS: 8,200m2)
- Bãi: 227,638 m2 (khu vực chất xếp container: 140,000 m2).

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 3


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

- Ổ cắm lạnh: 167


- Tổng năng suất kho bãi: 628,000 (container: 15,000 teus).
` Cộng 43,141 6 - 10 Bách hóa
Inter - heds 33,891 6-10 BH/Container
RTG 12,477 6-10 Container
KHÁNH HỘI
C 8,3771 6-10 "-"
Co gioi 2,522 6-10 "-"
Inter - heds 2,520 General
6-10
C1 17,668 Cargo/Container
6-10
TN THUẬN C2 18,700 Container
6-10
C3 30,600 "-"
6-10
C4 16,827 "-"
TÂN THUẬN II TT.II 17,000 6-10 Hàng rời
General
CẦN THƠ 19,300 6-10
Cargo/Container
KHO CHỨA TÂN THUẬN B 35,071 4-6 Container
b. Thiết bị:
DANH MỤC THIẾT BỊ Số lượng Specifications/lifting
capacity

Cẩu gian xếp dỡ 2 37 M outreach


container 35 MT under spreader

Cẩu khung 5 40 MT under spreader

Cẩu bờ di động 7 80~100 MT


1 45 MT

Cẩu bánh xích 18 18T - 120 MT

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 4


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Cẩu di động trên ray 11 10~40 MT

Xe nâng các loại 15 10~45 MT

Xe nâng đóng rút hàng 60 1.5~40 MT


container

Tàu lai 18 425 HP ~ 2400 HP

Đầu kéo 32 with trailer/chassis


20'/40' container

Xe tải hàng 20 12 MT load

Xe ủi gạt 18 50Ps den 70Ps

1.4. Sơ đồ tổ chức cảng.


SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 5
EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

CẢNG SÀI GÒN

(SƠ ĐỒ TỔ CHỨC)

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 6


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

1.5. Lịch sử hình thành - phát triển của Công Ty Xếp Dỡ Nhà Rồng - Khánh Hội.
Xí Nghiệp Xếp Dỡ Khánh Hội là 1 trong ba xí nghiệp xếp dỡ thành phần của Cảng
Sài Gòn. Đây là đơn vị xếp dỡ chủ lực của Cảng, có tính chất tổng hơp, có trang thiết bị
phục vụ cho công tác xếp dỡ hàng hóa dồi dào và đa dạng hơn so với hai xí nghiệp xếp
dỡ Nhà Rồng và Tân Thuận.
Từ sau tháng 04/1975, Cảng bao gồm các đội bốc xếp quốc doanh và tư nhân.
Năm 1978, nhà nước cải tạo không còn tư nhân, các đội bốc xếp vào quốc doanh và Cảng
bao gồm hai khu vực bốc xếp là: Nhà Rồng, Khánh Hội là khu vực bốc xếp thứ I ; Tân
Thuận là khu vực bốc xếp thứ II. Năm 1980 khu vực bốc xếp thứ I hình thành 2 khu bốc
xếp riêng biệt là khu bốc xếp Khánh Hội gồm 5 đội bốc xếp chủ lựcvà khu bốc xếp Nhà
Rồng gồm 2 đội bốc xếp .
Bằng quyết định 274 ngày 06/03/1986 do Giám Đốc Cảng ký, khu bốc xếp Khánh
Hội được nâng lên thành Xí Nghiệp Xếp Dỡ Khánh Hội, biên chế 38 tổ bốc xếp trực
tuyến chỉ đạo của Ban Giám Đốc, bỏ cấp đội.
Theo quyết định số 279/TCCB ngày 08/05/1999 xí nghiệp chính thức mang tên
Công Ty Xếp Dỡ Khánh Hội, là một trong tám thành viên của Cảng Sài Gòn và là một
trong ba công ty xếp dỡ thành phần của Cảng, đây là đơn vị xếp dỡ chủ lực có thiết bị
xếp dỡ hàng hóa dồi dào và đa dạng hơn so với hai Công Ty Xếp Dỡ Nhà Rồng và Tân
Thuận.
Hiện nay Công Ty nằm trên địa bàn quận 4 bên cạnh các Công ty thành phần nhằn
tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.

1.6. Nhiệm vụ của Công Ty Xếp Dỡ Nhà Rồng - Khánh Hội.


Tổ chức xếp dỡ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản hàng hóa tốt, thuận tiện cho kế
hoạch của Giám Đốc Cảng Sài Gòn .
Tổ chức quản lý, sữa chữa, sử dụng phương tiện, thiết bị, công cụ, kho bãi, nguyên
vật liệu đúng quy định.
Tổ chức quản lý, sử dụng lao động, bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị, chuyên môn và
tổ chức phong trào thi đua lao động xã hội chủ nghĩa nhằm hoàn thành và hoàn thành
vượt mức kế hoạch được giao.
Tổ chức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ hợp lý, tổ chức
lao động khoa học, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế .

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 7


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Chương 2: PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN XẾP DỠ HÀNG TRONG CONTAINER VÀ


LỰA CHỌN THIẾT BỊ.

Do quy trình của chúng ta có sự tham gia của xe nâng, mà xe nâng là loại thiết bị
vạn năng có thể xếp dỡ nhiều loại hàng hóa. Tùy từng loại hàng mà ta sẽ có các
phương án xếp dỡ khác nhau. Ở đây ta chỉ chọn một loại hàng hóa đặt trưng để
nguyên cứu quy trình đóng rút hàng trong container của nó. Ở đây ta chọn loại hàng
bách hóa để nguyên cứu.

2.1. Đặc điểm hàng hóa và phân định nhóm hàng.


Hàng bách hóa đóng trong thùng carton gồm các loại hàng thông thường như đồ
gia dụng, công nghệ phẩm, thực phẩm chế biến công nghiệp như mì ăn liền, nông lâm hải
sản, trà, cà phê… có trọng lượng đóng thùng nhỏ hơn hoặc bằng 50kg.
Đặc tính: dể rách vỡ, kỵ ẩm, kỵ lửa.
Kích thước: L x B x H = (450 - 600) x (300 - 350) x (250 - 300)mm.
Theo cách phân loại nhóm hàng thì thùng kiện bách hóa thông thường 50kg
thuộc loại hàng kiện ký hiệu là K ở nhóm 1 tức K1.
Toàn bộ hàng hóa ở Cảng hiện nay được chia thành 9 loại căn cứ theo: tính chất lý
hóa, hình thức bao gói, thùng kiện, kích thước, kỹ thuật xếp dỡ và năng suất lao động
khác nhau. Cụ thể là có 9 loại:
- Loại hàng thùng tiêu chuẩn (container) Ký hiệu là loại hàng: C
- Loại hàng bao B
- Loại hàng rời R
- Loại hàng thùng kiện K
- Loại hàng thùng phuy, nhựa T
- Loại hàng sắt thép S
- Loại hàng gỗ G
- Loại hàng mây tre nứa (mỹ nghệ) MT
- Loại hàng tươi sống TS
* Trong đó loại hàng thùng kiện được chia thành 9 loại khác nhau:
- Bách hóa thông thường: thực phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, trang trí
nội thất, thể thao, chi tiết phụ tùng xe đạp, xe máy, thuốc lá, chè, hạt giống đồ hộp các
loại thông thường hoặc đông lạnh. Được chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ ≤ 50kg.
Ký hiệu là loại hàng: K1.
- Bách hóa loại đặt biệt: máy móc vi tính, điện tử có giá trị cao, dụng cụ y tế, đồ
cổ, đồ quý hiếm dể vỡ, đồ thủy tinh các loại. Loại hàng này không được bao bì. Ký hiệu
là loại hàng: K2.
- Bách hóa thông thường (giống như K1). Trọng lượng >50kg. Ký hiệu là loại
hàng: K3.
- Kiện thiết bị, kiện bách hóa thông thường nhưng có trọng lượng >100kg kể cả
cao su pallet. Loại thùng gỗ, tôn có trọng lượng 100 đến 1000kg. Ký hiệu là loại hàng:
K4.
- Máy móc thiết bị. Trọng lượng >1000kg. Ký hiệu là loại hàng: K5.
- Máy móc thiết bị. Trọng lượng >2000kg. Ký hiệu là loại hàng: K6.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 8


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

- Bông vải sợi, day, bao bố, giấy ram. Được đóng kiện bằng carton, gỗ, vải, bao bố
nylon. Ký hiệu là loại hàng: K7.
- Giấy cuộn tròn, cáp cuộn tròn. Ký hiệu là loại hàng: K8.
- Tôn kẽm, Fibrô ximăng đóng kiện. Được đóng trong khung, đai bằng gỗ hoặc nẹp
sắt. Ký hiệu là loại hàng: K9.
Trong nhiều loại hàng đã liệt kê trên ta chọn loại hàng có ký hiệu là K1 để đề ra các
phương án xếp dỡ cụ thể.Ngày nay với mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao nên đa
số hàng hóa được vận chuyển giữa các quốc gia là container nên yêu cầu được đặt ra là
ta phải nghiên cứu hàng hóa K1 được đóng vào container để vận chuyển và chọn được
các phương án đóng rút hàng trong container để chọn lựa được thiết bị phù hợp cho
cảng.

2.1. Xác định các phương án công nghệ xếp dỡ hàng trong container :
2.1.1. Phương án 1 :
Xếp dỡ hàng trong container bằng băng cao su di động, góc nghiêng thay đổi từ
0 + 300.
-Diễn tả qui trình
Quá trình đóng hàng: băng chuyền được đặt ngay tại cửa. Hàng được đặt lên băng,
chuyển đến trước cửa container, hàng rơi xuống mặt nền container hoặc nền bãi. Công
nhân xếp dỡ thủ công vận chuyển xếp hàng vào container.
Thao tác ngược lại với quá trình rút hàng ra khỏi container.
Định mức lao động: 6 công nhân lao động

Hinh 2.1: Phương án dùng băng cao su di động để đóng rút hàng trong container.

2.1.2 phương án 2 :
Xếp dỡ hàng trong container bằng xe nâng phổ thông 2 khung
Diễn tả qui trình:
Hàng được dỡ từ nơi tập kết hàng bằng xe nâng, di chuyển xê nâng đến gần khu
vực gần cửa container. Nếu chiều cao của thiết bị khi nâng bàn trượt còn ở mất độ cho
phép của chiều cao giới hạn container, xe nâng có thể chạy vào container, rút ngắn thời
gian lao động thủ công.
Khi cần xếp hàng lên độ cao cần thiết nhưng chiều cao của khung nâng lúc này đã vượt
mức giới hạn chiều cao container, xe nâng không thể chạy vào container. Để xếp hàng
bước kế tiếp công nhân thủ công phải thực hiện với những đơn vị hàng ≤ 50kg; với
những đơn vị hàng ≥ 100kg hay những mặt hàng đặt trên palết, đóng bằng căn bản có
trọng tải vượt quá sức người thì phải sử dụng cần giả để đưa hàng xếp hàng vào container
để đưa xếp hàng vào container.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 9


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Thao tác ngược lại với quá trình rút hàng ra khỏi container.
Định mức lao động: ngoài công nhân cơ giới vận hành xe nâng cần phải bố trí 2 hoặc 3
nhân công trực tiếp xếp dỡ hàng trong container.

Hình 2.2: Phương án dùng xe nâng phổ thông để đóng rút hàng trong container.

2.1.3 Phương án 3:
Xếp dỡ hàng trong container bằng xe nâng hàng dùng chạc có chiều cao nâng tự do,
có cơ cấu dịch ngang bàn trượt.
Diễn tả qui trình:
Quá trình đóng hàng vào container, hàng được dỡ từ nơi tập kết bằng xe nâng. Di
chuyển hàng đến nơi dặt container, tiếp tục di chuyển xe nâng tiến vào container và xếp
trực tiếp vào container.
Quá trình rút hàng ra khỏi container được tiến hành ngược lại với hàng không được xếp
trên palết, xe nâng lấy pa lết chạy vào container để công nhân thủ công xếp lên. Với hàng
đã có pa lết thì không cần công nhân thủ công.

Hình 2.3: Phương án dùng xe nâng hàng dùng chạc có chiều cao nâng tự do để xếp hàng
vào container.

2.2. Phân tích và lựa chọn phương án xếp dỡ hàng trong container:
2.2.1. Phương án 1: sử dụng băng cao su di động
a) Đặc tính phương tiện:
Hàng bao kiện có thể được dỡ trên bàn đỡ được đặt cạnh trống truyền động, quán tính
chuyển động của hàng sẽ mất đi khi di động trên mặt nghiên của bàn. Xếp dỡ hàng trên
bàn thường được tiến hành bằng tay để dỡ hàng bao kiện ở bất kì môt điểm nào trên
băng, người ta sử dụng thiết bị hất hàng có tấm chắn một phía.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 10


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

b) Ưu và nhược điểm của phương pháp:


Ưu điểm:
- Khoảng cách vận chuyển lớn, năng suất cao.
- Tiêu hao ít năng lượng,dễ điều khiễn và giá thành rẽ.
Nhược điểm:
Cần phải xếp hàng lên băng bằng tay hay bằng máy xếp dỡ khác.
Dây băng dễ bị hỏng khi va chạm, nhiệt độ và tác dụng của hóa học.
2.2.2 Phương Án 2: sử dụng xe nâng chạc phổ thông .
a) Đặc tính phương tiện
- Thiết bị công tác có thể sử dụng là chạc, mâm kẹp, cảng giả… tùy thuộc vào loại
hàng được xếp dỡ. Nguồn động lực cung cấp là động cơ đốt trong.
- Bộ phận công tác gồm chạc, bàn trượt và hệ khung nâng có thể chuyển động tịnh
tiến theo phương pháp thẳng đứng. Ngoài ra có thể xoay một góc +6/12 giúp thuận
lợi cho việc xếp dỡ hàng và tạo ổn định cho hàng cũng như cho xe năng trong quá
trình di chuyển
- Khi bộ phận nâng hoạt động: khung trong mang bàn trượt cùng càng nâng lên cao,
hành trình nâng bàn trượt là gấp đôi hành trình nâng khung trong. Như vậy đặc
điểm gây hạn chế khi xếp dỡ trong container của xe nâng 2 hệ xilanh là chuyển
đọng của càng nâng cùng bàn trượt không độc lập so với chuyển động của khung
động, vì thế xe nâng thường chỉ có thể hoạt động ở những không gian không bị
hạn chế về chiều cao.
b) Ưu và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm
- Sức năng lớn.
- Thao tác xếp dỡ hàng nhanh, gọn hiệu quả trên bãi, trong kho.
- Tính ổn định, cơ động và linh hoạt của phương tiện cao và diện tích. Chỉ xếp dỡ
được trong container với một số loại mặt hàng như bao kiện có khối lượng mỗi
đơn vị ≤ 50kg.
- Phương án này còn sử dụng công nhân thủ công nhiều, vì vậy chi phí thời gian còn
cao, năng suất lao động thấp.
2.2.3. phương án 3: Sử dụng xe nâng chạc có chiều cao nâng tự do, có cơ cấu dịch
ngang bàn trượt .
a) Đặc tính của thiết bị:
- Thiết bị công tác có thể được sử dụng là chạc, mâm kẹp… tùy thuộc loại hàng cần xếp
dỡ. Nguồn động lục cung cấp là động cơ đốt trong.
- Bộ phận công tác có thể chuyển động tịnh tiến theo phương thẳng đứng hoặc chuyển
động theo hướng xoay quanh gốc +60/-120 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp dỡ
hàng và mang lại tính ổn định cho hàng và xe trong quá trình di chuyển.
- Khi bộ phận nâng hoạt động: chuyển động nâng của bàn trượt cùng càng nâng hoàn
toàn độc lập so với chuyển động nâng khung trong. Xe nâng có hệ khung nâng này gọi là
Full Free Mast.
- Ngoài ra thiết bị còn có hệ xilanh dịch chuyển ngang bàn trượt, còn là sideshift, thuận
lợi khi xếp dỡ ở nhưng nơi có không gian chật hẹp như: hầm tầu, toa chở hàng, kho hẹp
hay đầy hàng, trong container.
cơ cấu dịch chuyển ngang bàn trượt giúp ta tiết kiệm được 2% thời gian vận hành xe và chi phí
lao động ,giảm nguy hại cho pallet và sản phẩm và các giá để hàng ,giảm mài mòn vỏ xe,các

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 11


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

bánh răng của hộp số .và nó giúp tăng năng suất chất xếp hàng hóa trong các kho và các bến
bãi .và giúp cho người lái vận hành dễ dàng .

b) Ưu nhược điểm của phương án:


Ưu điểm:
- Sức nâng từ 1 ÷ 4,5 T.t
- Tính ổn điịnh, cơ động và linh hoạt của phương khá cao.
- Thao tác xếp dỡ nhanh gọn, hiệu quả ở mọi điều kiện. Đặc biệt tối ưu khi xếp dỡ
hàng ở những không gian bị hạn chế về diện tích và chiều cao như: container, kho
hàng chật hẹp, hầm tầu.
- Xếp dỡ được tất cả các loại mặt hàng đã đề cập trên, tùy thuộc vào đặc tính bao bì
và hình dáng của hàng mà bộ phận công tác tương ứng được sử dụng.
- Tiết kiệm thời gian xếp dỡ, sức lao động ( moottj công nhân vận hành xe nâng
trong điều kiện xếp dỡ hàng đã được đặt trong pa lết ). Mang lại năng suất cao.
- Từ những phân tích trên, nhận thấy qui trình sử dụng xe nâng 4 hệ xi lanh mang
lại năng suất xếp dỡ cao nhất do tiết kiệm thời gian xếp dỡ và sức lao động. Vì vậy
xét chon phương án 3 cho qui trình xép dỡ hàng trong container.
 Việc đóng rút hàng trong container đôi khi sẽ diễn ra tại cảng nên điều cần thiết là
phải sử dụng xe nâng để đóng rút hàng.điều đặc biệt là xe nâng dùng để đóng rút hàng
trong lòng container phải là loại xe có chiều cao nâng chạc tự do.đễ nâng cao năng
xuất chất xếp hàng hóa trong các kho và trong các container đặc biệt là chất xếp hàng
hóa trong các góc kẹt thì xe nâng cần có thêm bộ phận dịch chuyển ngang bàn
trượt .đối với xe nâng có bộ phận sideshift thi người lái xe không cần lái xe sát mặt
thành tường mà vẩn có thể đặt hàng hóa sát mặt tường nhờ bộ phận cơ cấu dịch
chuyển ngang bàn trượt

Hình 2.4:phương án dùng xe nâng có cơ cấu dịch ngang bàn trượt để đóng rút hàng.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 12


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG XE NÂNG

3.1. Giới thiệu chung và phân loại xe nâng tự hành

3.1.1 Giới thiệu chung :


Máy nâng tự hành là loại máy xếp dỡ được dùng phổ biến để bốc các hàng hóa
nằm ở các vị trí bất kỳ trong kho ,bãi xếp lên phương tiện vận tải ,xếp hàng hóa thành
đống khối trong các kho hoặc dỡ hàng từ phương tiện vận tải như ôtô , toa xe …xếp vào
kho.Máy nâng tự hành được dùng để múc ,nâng và vận chuyển hàng từ kho xếp lên
phương tiện vận tải..
Máy nâng là một loại máy xếp dỡ có tính cơ động cao do được bố trí xếp dỡ trên
các thiết bị di chuyển linh hoạt như là bánh lốp ,bánh xích …Nên xe nâng tự hành được
sử dụng rất ưu việt khi xếp dỡ hàng hóa tại các kho bãi ,tại các cầu tàu của các cảng
biển ,cảng sông cũng như dùng đễ nâng chuyển hàng hóa trong các nhà máy ,xí nghiệp
sản xuất công nghiệp ,các công trường xây dựng.

3.1.2 Phân loại máy nâng tự hành :

a) Theo nguyên lý hoạt động :


- Máy nâng hoạt động theo chu kỳ :máy nâng dùng chạc ,máy nâng một gầu …
- Máy nâng hoạt động theo chế độ liên tục :máy nâng nhiều gầu .
b) Theo thiết bị di chuyển máy :
- Máy nâng di chuyển trên bánh lốp :máy nâng dùng chạc (đĩa) máy nâng một gầu bánh
lốp …máy nâng nhiều gầu bánh lốp …
- Máy nâng di chuyển trên bánh xích :máy nâng một gầu bánh xích ,máy nâng nhiều gầu
bánh xích .
c) Theo hướng hoạt động của thiết bị công tác :
- Máy nâng tự hành dỡ tải phía trước : máy nâng chạc phía trước ,máy nâng một gầu phía
trước …
- Máy nâng tự hành dỡ tải phía sau và dỡ tải ở bên :máy nâng chạc bên sườn ,máy nâng
một gầu dỡ tải phía sau và dỡ tải ở bên.
d) Theo nguồn dẫn động của máy :
- Máy nâng dẫn động bằng động cơ điện :máy nâng điện.
- Máy nâng dẫn động bằng động cơ đốt trong :ôtô nâng,máy nâng một gầu…

3.2. Giới thiệu chung xe nâng thiết kế :


Xe nâng thiết kế là loại xe nâng chạc tự do với hai khung động ,có cơ cấu dịch
chuyển ngang bàn trượt thít hợp cho việc xếp dỡ hàng hóa trong lòng container và nâng
cao độ chính xác khi xếp dỡ hàng hóa trong container và trong các kho bãi.nó có khả
năng xếp dỡ hàng hóa trong các góc kẹt nhờ vào bộ phận dịch ngang bàn trượt .

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 13


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

3.2.1. Kết cấu tổng thể:


4

8 7
5

2
1

6 9

Hình 3.1: Kết cấu xe nâng.


1-Chạc. 2-Bàn trượt. 3-Khung nâng. 4-Xilanh nâng khung. 5-Xilanh nghiêng khung.
6-Cầu trước. 7-Đối trọng. 8-Chassis. 9-Cầu sau.

3.2.2. Mô tả kết cấu.


Xe nâng là một trong những loại máy nâng có tính cơ động cao. Khi xếp và dỡ
hàng, hàng được nâng hạ theo phương thẳng đứng theo hai mức chiều cao tối đa:
- Chiều cao tối đa của bàn trượt trên hành trình di chuyển trong khung động thứ
nhất (khung trong): hàng được nâng lên độ cao cần thiết nằm trong giới hạn chiều cao
của container, trong khi khung động vẫn ở vị trí thấp nhất.
- Khung trong mang bàn trượt đang ở vị trí đạt đến hành trình cuối trong nó nối
tiếp nâng lên và đến độ cao lớn nhất khi xe nâng làm việc ngoài container nghĩa là không
gian không bị hạn chế về chiều cao.
Kết cấu của bộ phận công tác được mô tả như sau:
a. Chạc nâng:
Được chế tạo từ thép có sức bền thỏa điều kiện, sau đó được gia công nhiệt luyện
tại góc của chạc với khoảng cách 300mm về phía hai góc để đạt được độ cứng
HB=250÷295.
Chạc được treo trên bàn trượt và định vị bằng vít. Để ổn định vị trí chạc cũng như
giữ khoảng cách giữa chúng trong quá trình làm việc và dịch chuyển, phía lưng chạc tựa
trên rãnh của dầm ngang bàn trượt.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 14


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

b. Bàn trượt:
Kết cấu bàn trượt loại xe nâng có cơ cấu dịch chuyển bàn trượt (sideshift ) gồm có
bàn trượt chính và bàn trượt phụ :
Bàn trượt chính di chuyển trong lồng khung trong, sự dịch chuyển này độc lập so
với sự di chuyển của khung trong so với khung giữa.
Bàn trượt chính được dẫn hướng nhờ bốn cặp con lăn: một cặp con lăn phụ phía
trên cùng, ba cặp con lăn chính lần lượt nằm phía dưới. Trục lắp con lăn chính được hàn
vào kết cấu khung. Trục con lăn phụ liên kết với kết cấu khung bằng bu lông và ống
chêm. Đỉnh mỗi dầm chính khung trong có lắp tấm chặn bằng cao su cùng với tấm chặn
lắp phía dưới con lăn chính dưới cùng của bàn trượt sẽ ngăn chuyển động vượt ra khỏi
khung trong của bàn trượt.

Hình 3.2: Kết cấu bàn trượt.


Bàn trượt liên kết bởi hai xích nâng. Một đầu xích định vị cố định trên khung
trong hoặc vào vỏ của xi lanh chính giữa xe, tại vị trí này có thể điều chỉnh chiều dài
xích.
Kết cấu thép bàn trượt phụ là khung dầm hình chữ nhật trượt tương đối (trên ray
rãnh) so với khung trong nhờ xilanh piston tác dụng hai phía. Dầm ngang trên của khung
dầm ngoài được xẻ rãnh để thay đổi vị trí chạc nâng.

c. Khung nâng:
Là một kết cấu khung dầm thép liên kết với nhau bằng mối hàn. Bao gồm các
phần:

* Khung trong:
Khung trong di chuyển tương đối so với khung giữa. Gồm hai dầm chính là thép
chữ C được hàn thêm dầm chữ nhật tại bản thành phía ngoài, dầm chữ nhật này làm
thanh dẫn hướng cho con lăn của khung chính. Hai dầm chính được liên kết với nhau nhờ
ba dầm ngang thép hình cũng làm nhiệm vụ của các thanh giằng.
Dầm ngang dưới cùng của khung trong là nơi định vị xích nâng, cán xilanh nâng
bàn trượt. Puly dẫn hướng xích được đặt trên đầu piston nâng bàn trươt.
Phần đoạn dưới cùng bản thành phía ngoài mỗi dầm chính lắp con lăn lăn trên bản
cánh của khung trong.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 15


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Hình 3.3: Kết cấu khung trong.

* Khung giữa:

Khung giữa di chuyển tương đối so với khung ngoài. Gồm hai dầm chính là thép
chữ C được hàn thêm dầm chữ nhật tại bản thành phía ngoài, dầm chữ nhật này làm
thanh dẫn hướng cho con lăn của khung chính. Hai dầm chính được liên kết với nhau nhờ
ba dầm ngang thép hình cũng làm nhiệm vụ của các thanh giằng.
Dầm ngang phía trên có đỉnh lắp hai công xon là nơi định vị đầu piston xilanh
nâng khung. Cặp xilanh nâng khung tạo chuyển động tương đối khung trong so với
khung giữa và khung ngoài.
Phần đoạn dưới cùng bản thành phía ngoài mỗi dầm chính lắp con lăn lăn trên bản
cánh của khung chính.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 16


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Hình 3.4: Kết cấu khung giữa.


* Khung ngoài:
Gồm hai dầm chính là thép kết cấu hình chữ C được đặt thẳng đứng, liên kết với
nhau nhờ bốn dầm ngang thép hình cũng có tác dụng như những thanh giằng. Ngoài ra
còn có hai dầm chữ nhật vừa làm nhiệm vụ giằng dọc vừa là nơi lắp nữa giá đỡ liên kết
khung nâng với cầu trước của ôtô, nữa giá đỡ còn lại được định vị trên cầu trước bằng bu
lông đai ốc, liên kết giữa khung chính với cầu trước là liên kết động bằng bạc trượt.
Phần đoạn giữa bản thành phía ngoài của mỗi dầm chính là nơi định vị một đầu
xilanh-piston nghiêng, cặp xilanh-piston nghiêng này liên kết khung nâng với chassis. Để
giảm bớt chiều dài phần công xon của chạc nâng giúp cho chạc nâng lấy hàng được thuận
lợi, nhờ cặp xilanh-piston nghiêng này bộ phận nâng hàng có thể nghiêng về phía trước
so với phương thẳng đứng. Ngoài ra để tạo ổn định cho khung nâng khi di chuyển
không hàng bộ phậ nâng còn có thể nghiêng về phía sau một góc .
Phần đoạn trên cùng bản thành phía trong của mỗi dầm chính có lắp con lăn lăn
trên bản cánh của khung trong, có tác dụng dẫn hướbg khung trong chuyển động tương
đối so với khung giữa và khung ngoài. Trục con lăn được hàn vào bản thành. Dầm ngang
dưới cũng là bệ lắp cặp xilanh nâng khung trong.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 17


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Hình 3.5: Kết cấu khung ngoài.

d. Xích nâng:
Cặp puli dẫn hướng xích được lắp trên đầu piston xilanh nâng bàn trượt, vòng qua
puli là xích tải bản đôi. Xích tải này có một đầu điều chỉnh được định vị trên dầm ngang
khung trong hoặc trên vỏ xilanh bằng bu lông đai ốc, đầu còn lại liên kết cố định với bàn
trượt.
e. Hệ thống thủy lực:
Bao gồm một bơm chính cấp dầu cho bộ phận di chuyển và bộ phận mang hàng.
Các cơ cấu thủy lực của bộ phận mang hàng gồm: xilanh thủy lực nâng bàn trượt, cặp
xilanh thủy lực nâng khung, cặp xilanh thủy lực nghiêng khung.
Thùng dầu thủy lực có hai bộ lọc: lọc dầu thủy lực đi và lọc dầu thủy lực hồi về
thùng, thùng được đặt bên trong phía trái chasis. Bơm chính được dẫn động bởi động cơ
đốt trong qua bánh răng truyền dẫn bơm, nhận dầu thủy lực từ thùng chứa để đưa đến các
van điều khiển.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 18


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

f. Cơ cấu nâng bàn trượt:


Gồm một xilanh piston tác dụng đơn.Xilanh được định vị trên dầm ngang khung
trong, cán piston có lắp cặp puli dẫn hướng xích và một puli dẫn hướng ống thủy lực.

Hình 3.6 :sơ đồ động cơ cấu nâng bàn trượt

g. Cơ cấu nâng khung:


Gồm hai xilanh piston nâng, là loại piston tác dụng đơn, các phần chính gồm: thân
xilanh, nắp chụp xilanh, cần piston, cán piston. Xilanh được định vị trên dầm ngangdưới
cùng của khung chính, cán piston được lắp chốt với phần công xon của dầm ngang khung
giữa. Ở cụm xilanh piston này có một van an toàn bảo vệ cơ cấu công tác trong trường
hợp đường dầu thủy lực mất áp đột ngột.
h. Cơ cấu nghiêng khung:
Gồm cặp xilanh piston tác dụng kép. Một đầu được đỡ trên dầm chính của khung
ngoài bằng chốt xoay, đầu còn lại được nối với chassis bằng khớp bản lề.
i. Bộ phận di chuyển :
Bao gồm các chi tiết và cụm máy: động cơ diesel, hộp số, cầu sau, các bánh lốp cầu sau,
cầu trước, các bánh lốp cầu trước,hệ thống lái… Trong xe nâng tự hành động cơ và cơ
cấu (cầu) định hướng lái đặt ở phía sau, còn cầu chủ động đặt ở phía trước (ngược lại
cách sắp đặt của ôtô). Điều đó có thể giải thích là: ở phía trước xe nâng hàng chịu tải rất
lớn so với tải ở cầu sau do hàng và bộ phận công tác đặt ở phía trước máy. Phía sau máy
nhẹ hơn dùng cầu sau làm cầu định hướng lái sẽ nhẹ lực điều khiển khi xe cần chuyển
hướng chuyển động. Cơ cấu chuyển hướng được thực hiện bằng bơm lái.
Động cơ đốt trong cung cấp công suất cho: cơ cấu di chuyển, cơ cấu công tác, hệ
thống điện (đèn, còi, cảm biến, đầu đo…).

3.1.3. Nguyên lý hoạt động:


SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 19
EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

a. Mô tả qui trình xếp dỡ hàng bằng xe nâng:


Xe nâng dỡ hàng tại kho, bãi hay trên ôtô:
- Di chuyển bàn trượt cùng chạc đến độ cao cần thiết so với vị trí mã hàng, nếu
bàn trượt được nâng cao tối đa mà chạc vẫn chưa đạt đến độ cao mã hàng thì tiến hành
điều khiển piston nâng khung trong để đảm bảo độ cao chạc vừa chớm đáy mã hàng.
- Điều khiển piston nghiêng khung về phía trước.
- Để đảm bảo chạc ngập hoàn toàn vào đáy mã hàng, trước khi cho máy tiến về
phía trước ta tiến hành di chuyển bàn trượt nếu trọng tâm mã hàng lệch so với trọng tâm
chạc một khoảng ngang cho phép bằng cách kích hoạt xilanh dịch chuyển ngang, nếu
khoảng cách này vượt mức giới hạn thì tiến hành điều chỉnh vị trí của xe nâng.
- Nghiêng khung nâng mang bàn trượt và hàng về phía sau.
- Để di chuyển hàng đến nơi cần thiết, ta hạ khung trong xuống vị trí thấp nhất, hạ
chạc có hàng xuống cách mặt đất 300mm rồi mới di chuyển.
- Hạ hàng xuống nghiêng khung về phía trước, lùi máy ra sau khi chạc đã ra khỏi
hàng, quay đầu và di chuyển lại nơi lấy hàng.
b. Nguyên lý hoạt động:
Hoạt động của bộ phận mang hàng dựa vào chuyển động phức tạp của các bộ
phận, chi tiết liên kết. Trong quá trình di chuyển xe nâng có hàng hay không có hàng để
đảm bảo ổn định khung trong luôn được hạ xuống vị trí thấp nhất, bàn trượt và chạc nâng
cách mặt nền tối đa 300mm.
Khi bàn trượt và chạc nâng ở vị trí thấp nhất: piston nâng bàn trượt được điều
khiển đi lên, puli dẫn hướng xích lắp trên cán piston được nâng lên theo, xích chuyển
động nâng bàn trượt đi lên nhờ các con lăn chính và con lăn phụ dẫn hướng chuyển động
của bàn trượt trong lòng khung trong. Khi hạ bàn trượt và chạc nâng: piston nâng được
điều khiển thu lại, puli dẫn hướng xích hạ xuống, lực kéo bàn trượt tiêu hao do trọng
lượng bản thân làm bàn trượt dịch chuyển xuống.
Các con lăn chính lăn trên bản cánh của dầm chính khung trong dẫn hướng bàn
trượt di chuyển tương đối so với khung trong. Các con lăn chính này tiếp nhận tải trọng
dọc trục. Các con lăn phụ lăn trên bản thành khung trong trong đó có tác dụng khử lực ép
cạnh (lực xô ngang) của kết cấu khung bàn trượt.
Khi bàn trượt được nâng lên độ cao tối đa trong khung trong, kích hoạt tay trang
điều khiển cặp xilanh nâng khung giữa, dưa khung giữa và khung trong cùng bàn trượt
tiếp tục hành trình nâng. Khi hạ ta tiến hành hạ khung trong trước, sau đó mới hạ bàn
trượt.
Khi cần thay đổi vị trí ăn khớp của thanh răng chạc trên thanh răng bàn trượt để
nới rộng hay thu ngắn khoảng cách giữa hai chạc cho phù hợp với khích thước mã hàng,
ta tiến hành như sau: mghiêng khung chính về phía trước và hạ chạc xuống vị trí thấp gần
chạm mặt sàn, kéo chốt cố định chạc lên cao và dùng lực tác động vào chạc để chạc di
chuyển dến vị trí thích hợp sau đó hạ chốt chạc xuống cho chốt cố định chạc ăn khớp với
thanh răng trượt ở vị trí yêu cầu.

1.1.4. Thông số kĩ thuật:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 20


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Các thông số kĩ thuật được tham khảo theo máy mẫu.


- Sức nâng định mức Qđm=2500 kG
-Khoảng cách từ trong tâm khung nâng đến trọng tâm hàng LQ=600 mm
- Chiều cao nâng tối đa Hmax=5000 mm
- Góc nghiêng:
Phía trước
Phía sau
- Độ cao lớn nhất của bàn trượt
khi dịch chuyển trong khung động 1580 mm
- Tốc độ nâng:
Có hàng vn=610 mm/s
Không có hàng
- Tốc độ hạ :
Có hàng vh=500 mm/s
Không có hàng
- Tốc độ di chuyển vdc=19km/h
- Bán kính quay vòng Rmin=2216 mm
- Kích thước bao:
Dài L=3559 mm
Rộng B=1317 mm
Cao H=2170 mm
- Khoảng cách giữa hai trục K=1623 mm
- Khoảng cách giữa hai cầu:
Trước 965 mm
Sau 967 mm
- Kích thước chạc: dài-rộng-dày 1100 -150 -50mm
- Khoảng cách giữa hai chạc: min- max 245 -1060mm
- Độ hổng mặt đất của khung nâng 107 mm
- Trọng lượng xe: 4026kg
Xe không tải:
Bánh trước 1837 kg
Bánh sau 2189 kg
Xe có tải:
Bánh trước 5833 kg
Bánh sau 693 kg
- Hệ thống thủy lực:
Bơm chính
Áp lực cài đặt bơm 210
Áp lực cho bộ phân dịch chuyển 90
Áp cho bộ mang hàng 176

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 21


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

3.2. Sơ đồ hệ thống truyền động:


3.2.1. Cấu tạo:

Hình 3.7: Sơ đồ hệ thống truyền động.


1-Cầu chủ động. 2-Bơm trợ lực lái. 3-Bơm cho thiết bị công tác. 4-Hộp số. 5-Bơm cho
biến tốc thủy lực. 6-Hộp phân phối công suất. 7-Biến tốc thủy lực. 8-Khớp nối đàn hồi. 9-Động
cơ đốt trong. 10-Cầu lái. 11-XLTL lái. 12-Vô lăng lái. 13-Bộ phân phối thủy lực cho hệ thống
lái.
3.2.2. Nguyên tắc hoạt động:
Động cơ đốt trong 9 qua bộ biến tốc thủy lực 7 truyền động cho hộp phân phối
công suất 6 và hộp số 4. Truyền động qua hộp phân phối công suất dùng để điều khiển
bơm thủy lực hoạt động (một bơm dùng chung cho hệ thống lái và bộ phận công tác).
Qua hộp số để truyền động cho trục chuyển động chính. Qua vi sai để dẫn động cho cụm
bánh xe hoạt động.
Khi số vòng quay trục khuỷu nhỏ thì chất lỏng thủy lực có áp lực nhỏ chỉ làm
quay bánh bơm mà không truyền động cho các bộ phận khác. Khi số vòng quay tăng lên,
áp lực chất lỏng đủ lớn thì chất lỏng từ bánh bơm sẽ qua bánh công tác. Nhờ đó mà tốc
độ và moment quay được truyền đến tuabin rồi qua trục chủ động của hộp số 4 và phân
phối công suất 6. Biến tốc thủy lực dùng để điều chỉnh tốc độ quay của trục bị dẫn sao
cho bé hơn trục dẫn nên còn gọi là hộp giảm tốc.
Qua trục chủ động của hộp số truyền động cho trục truyền động chính và bộ vi sai
điều khiển cụm bánh xe. Khi số vòng quay nhỏ thì trục quay lồng không. Khi số vòng
quay đủ lớn, nếu cài số thì khớp đĩa ma sát sẽ cố định các bánh răng trên trục (bánh răng
vào khớp). Khi trục dẫn quay qua các bánh răng ăn khớp truyền chuyển động cho trục
trung gian đến trục trục truyền động chính và làm quay cơ cấu chuyển động. Nhờ hộp số
nên số vòng quay trên trục xe sẽ được điều khiển cho thích hợp với tốc đọ xe.Moment

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 22


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

dẫn động từ hộp số qua bộ vi sai truyền động đều cho hai cụm bánh xe, điều khiển hai
cụm bánh xe hoạt động. Nhờ bộ vi sai cho phép số vòng quay của hai cụm bánh xe khác
nhau.Vô lăng xoay sẽ điều khiển van tiết lưu cung cấp dầu cho xilanh thủy lực trợ lực lái
với lưu lượng xác định tùy theo góc quay của bánh xe dẫn hướng.

3.3. Sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực:


3.3.1 Cấu tạo:

Hình 3.8:sơ đồ hệ thống thủy lực


1_bơm thủy lực.2_thiết bị lọc thô.3_van hạn chế áp suất.4_vanphân dòng có 2 vị trí
trung gian.5_van an toàn. 6_cụm van lái .7_xilanh lái.8_đơn nguyên nâng hạ.9_van điều khiển
vận tốc nâng hạ.10_xilanh thủy lực nâng bàn trượt.11_van điều khiển nâng hạ khung
trong.12_xilanh thủy lực nâng khung trong.13_đơn nguyên nghiêng khung.14_xilanh thủy lực
nghiêng khung.15_thiết bị lọc tinh.

3.3.2. Nguyên lý hoạt động:


Động cơ dốt trong truyền công suất dẫn động 2 bơm. Một bơm sẽ cấp dầu cho
thiết bị lái ,còn một bơm sẽ cấp dầu cho các cơ cấu công tác .
Tại mạch lái:
Khi động cơ hoạt động sẽ dẫn động bơm cấp dầu cho hệ thống lái .Nếu ta không
xoay vôlăng lái thì van trượt sẽ ở vị trí trung gian và dầu thủy lực sẽ không đi đến được
xilanh lái. Lúc này bánh xe được giử cố định ở vị trí thẳng lái nhờ vào xilanh thủy lực .
Dầu thủy lực sẽ được dẫn thẳng về thùng.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 23


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Khi ta xoay vôlăng về phía trái lúc này trục của vô lăng sẽ tác động vào thanh
trượt và làm van trượt trượt về vị trí 1 .Giả sử van trượt ở phía trái , lúc này dầu thủy lực
sẽ được thông với motơ lái tùy vào người lái đánh lái nhiều hay ít mà dầu thủy lực cung
cấp cho xilanh thủy lực lái tương ứng.khi ta thôi đánh lái nếu ta không giử vô lăng lái cố
định thì dầu thủy lực có áp suất cao sẽ đi qua motơ lái và làm cho mô tơ lái trả lái về vị trí
ban đầu .

Tương tự như trường hợp trên khi ta xoay vô lăng lái sang phải trục của vô lăng sẽ
làm cho van trượt chạy sang vị trí thứ hai.lúc này dòng thủy lực sẽ đi theo chiều ngược
lại với trường hợp trên làm cho xilanh dịch chuyển theo chiều ngược với trường hợp trên
và làm xoay bánh lái.khi thôi đánh lái dầu thủy lực với áp cao sẽ làm cho vô lăng và bánh
xe trở về vị trí trung gian .
Nếu dòng áp lực từ bơm vượt mức áp lực cao nhất của mạch lái thì van an toàn sẽ
tác động làm mở cửa van an toàn và dầu với áp cao sẽ qua van an toàn và trở về thùng
dầu.
Tại mạch công tác nâng hàng:
Khi các cơ cấu nâng hạ, nghiêng khung và dịch chuyển ngang bàn trượt chưa được
kích hoạt, các đơn nguyên điều kgiển tương ứng sẽ ở vị trí giữa (vị trí 0): dòng áp lực qua
thiết bị lọc trở về thùng.
- Quá trình nâng: Kích hoạt đơn nguyên số 8 ở vị trí ngăn kéo trái, dòng áp lực cao
qua van điều khiển vận tốc nâng hạ số 9, xilanh nâng bàn trượt số 10 nâng piston lên. Khi
piston của xilanh nâng bàn trượt 10 đạt đến hết hành trình nâng, áp lực xilanh 10 tăng,
dòng áp lực từ bơm tiếp tục hướng đến van điều khiển vận tốc nâng hạ số 11, cấp áp lực
cho cặp xilanh nâng khung, đẩy piston nâng khung đi lên.
- Quá trình hạ: Ngăn kéo phải của đơn nguyên số 8 ở vào vị trí làm việc. Áp lực từ
cặp xilanh nâng khung qua van 11 trở về thùng, khung nâng hạ, áp lực từ xilanh 10 qua
van 9 về thùng, bàn trượt hạ.
- Hoạt động của cơ cấu nghiêng:
Khi van trượt được điều khiển trượt sang trái ngăn kéo phải ở vào vị trí làm việc:
dòng áp lực qua van một chiều đến khoan cần piston đẩy piston sang phải, khung nâng
nghiêng về phía sau góc , dòng áp lực từ khoan mặt piston được hồi về thùng. Khi ngăn
kéo trái ở vào vị trí làm việc, dòng áp lực áp lực cao đi vào khoan mặt piston đẩy piston
sanh trái, khung nâng nghiêng về phía trước góc , dòng chất lỏng từ khoan cần piston
theo đường dẫn trở về thùng.
- Hoạt động của cơ cấu dịch chuyển ngang bàn trượt:
Kích hoạt đơn nguyên số 16 cho ngăn kéo phải ở vào vị trí làm việc, dòng áp lực vào
khoan piston phải, dòng áp lực vượt giới hạn áp lực làm việc của xilanh 17 sẽ được trả về
thùng nhờ van an toàn 15. Khi kích hoạt cho ngăn kéo trái ở vào vị trí làm việc, quá trình
làm việc tương tự ngược lại, bàn trượt dịch chuyển sang trái.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 24


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Phần 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XE NÂNG

Chương 4: TÍNH TOÁN CƠ CẤU DỊCH CHUYỂN NGANG BÀN TRƯỢT

4.1.Tính toán lực cần thiết khi dịch ngang bàn trượt:
Khối lượng tổng cộng khi dịch bàn trượt:
M2=Q+Gk=25000+3500=28500 N
Vì chuyển động của bàn trượt phụ có mang chạc và hàng chuyển động trượt trên bàn
trượt chính nên ta có thể xem đây là bài toán masát trượt và từ đó tính được lực đẩy cần
thiết để dịch chuyển bàn trượt phụ khi có mang hàng .
Chiều dài làm việc của xi lanh thủy lực ở mỗi phía là : l=250mm (thông số kỹ
thuật)
Nên hành trình tổng cộng của piston trong xi lanh S=250.2=500mm
Thời gian thực hiện việc dịch chuyển bàn trượt trên toàn bộ chiều dài: t=4s.
Vận tốc toàn bộ bàn trượt khi thực hiện dịch bàn trượt:

Gia tốc ở thời điểm tức thời

Lực đẩy cần thiết để thực hiện việc dịch bàn trượt

Lực ma sát khi bàn trượt phụ có mang hàng trượt trên bàn trượt chính là :
Fms=k.N1
K : hệ số ma sát trượt k= 0,10
N1 : áp lực đè lên bàn trượt chính , N1=2( 2N+P )
N,P :là phản lực theo phương đứng và phương ngang tác dụng vào bàn trượt .
P=0,66.Q.k đ (8.21) [1]
Với:
Q=2,5T=25000N
k đ =1,2
Do đó:
P=0,66.25000.1,2=19800N
Phản lực:
N=
Vậy lực đẩy cần thiết để bàn trượt dịch chuyển là :
FD=28500.0,125+0,10.2.(2.41884,6+19800)=24276,34 N=2427,634 kG

4.2.Tính toán chọn xi lanh thủy lực dịch bàn trượt:

Xi lanh thủy lực dịch bàn trượt hoạt động ở trạng thái mang hàng hay không mang
hàng.
Ta đi xác định kích thước của xi lanh thủy lực khi dịch bàn trượt ở trạng thái mang
hàng.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 25


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Ap lực làm việc cho phép của xi lanh là: P2=176 kG/cm2.
Nếu không kể đến lực masát ta có :
Tiết diện làm việc của piston:
(10.2) [6]
Vậy đường kính của xi lanh thủy lực dịch bàn trượt là:
(trang 424)[6]

Theo công thức kinh nghiệm chọn d= (trang 425)[6]

cm
theo tiêu chuẩn ta chọn d=4cm.vậy cm
Ta chọn theo tiêu chuẩn Dt=6 cm
Đường kính ngoài của xilanh:
Dn = 1,2Dt = 7,2cm
Vậy ta chọn: Dn = 8 cm
Dựa vào bảng tra xilanh thủy lực III.10.2 [8] của hãng BOSCH ta chọn xilanh có cần
piston 2phía kí hiệu CGM1 với các dãi thông số kĩ thuật sau :
Ap suất làm việc :180 bar
Đường kính piston từ 25 đến 200 mm
Đường kính cần piston từ 14 đến 140mm.
Qua đó ta có thể chọn được xilanh với đường kính piston 80 mm, áp suất làm việc
180kG/cm2 và hành trình piston là 500mm.

4.3. Kiểm tra bền và ổn định:


4.3.1. Kiểm tra bền:
Ta xem xilanh như một ống hình trụ thành dày chịu lực bị ngàm một đầu tại đáy
xilanh, vậy xilanh bị nén.
Điều kiện bền của xilanh:
(4.9) [5]
Trong đó:
=P=176 kG/ cm2
Rtb - bán kính trung bình của xilanh.

- chiều dày thành xilanh.

Vậy =2000 kG/cm2. Suy ra thành xilanh đủ bền.


4.3.2. Kiểm tra ổn định cho cần piston:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 26


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Lực tác dụng lên cần piston:


Pm=(P- ) (10.2) [6]
Trong đó :
Dt - đường kính trong của xilanh thủy lực. Dt=6cm.
P - áp suất làm việc của dầu thủy lực. P=176 kG/cm2
- tổn thất áp lực khi hồi dầu. =21 kG/cm2.
Suy ra :
Pm=(176-21) kG
Khi dịch chuyển bàn trượt phụ cần piston bị nén.ta cần kiểm tra điều kiện ổn định
của cần piston.
Theo phương pháp thực hành ta có :
(9.13) [5]
Trong đó :
Pm - lực tác dụng lên cần piston
F-diện tích cần mặt cắt piston.

- hệ số suy giảm áp suất phụ thuộc vào độ mãnh .


Hệ số độ mãnh của cần piston được tính như sau:
(7.4)[5]
Trong đó :
- hệ số độ mãnh của cần piston.
- hệ số phụ thuộc vào loại liên kết ở hai đầu thanh.
Theo sơ đồ tính ta có =0,7.
l - chiều dài của piston khi dịch chuyển bàn trượt phụ.
l=250 mm
imin - bán kính quán tính nhỏ nhất của mặt cắt ngang.
imin=ix=iy= (4.13)[5]
Jx - mômen quán tính chống uốn của tiết diện theo phương x.
Jx=
Suy ra :
imin=ix=iy= (4.15)[5]
Suy ra:

Từ tra bảng SBVL ta có:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 27


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Theo phương pháp nội suy:

Từ đó ta tính được:

Mà :
Suy ra
Vậy cần piston đảm bảo độ bền khi làm việc.

Chương 5: TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG BÀN TRƯỢT

Khi tính toán cơ cấu nâng bàn trượt ta xét máy nâng trong trường hợp sau:
- Khung nâng ở vị trí thẳng đứng .
- Chạc hàng nâng ở vị trí cao nhất với hàng có tải trọng bằng tải trọng nâng định
mức.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 28


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

- Máy nâng đứng trên nền có góc nghiêng ngang  = 30.

5.1. Lực nâng cần thiết khi nâng:

Hình 5.1: Sơ đồ tính của các lực khi nâng bàn trượt.
Theo tài liệu máy nâng tự động lực nâng cần thiết khi nâng được tính theo công
thức sau:
Sn = W1 + W2 + W3 + W4 (8.2) [1]
Trong đó:
Sn – Ứng lực nâng cần thiết khi nâng hàng.
W1 – Lực cản nâng hàng do trọng lượng hàng gây ra.
W2 - Lực cản nâng khung động, cần piston của xylanh thủy lực nâng, thanh
ngang, puly xích và xích nâng.
W3 – Lực cản lăn trên các con lăn chính.
W4 – Lực cản lăn trên các con lăn phụ.
* Lực cản do hàng và các chi tiết của bộ phận công tác gây ra:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 29


EBOOKBKMT.COM GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

(8.3) [1]
Trong đó:
QH – trọng lượng hàng nâng định mức, Q = 25000 N.
1 = 0.98 – Hiệu suất của bộ truyền xích.
2 = 0.96 – Hiệu suất cơ khí của xylanh thủy lực.
Gk – Khối lượng của bàn trượt chính và bàn trượt phụ có cả chạc. G k
=5000N.
Gb = 0 N : Khối lượng phần piston trụ cùng với cụm puly xích treo trên đầu
piston khá nhỏ có thể bỏ qua(không tính khối lượng của khung động vì trong cơ cấu
này không có sự tham gia chuyển động của khung động) .
Suy ra :

Các số liệu tính được chọn theo tài liệu ôtô nâng như sau:
- Lấy khoảng cách giữa các con lăn khung động với khung tĩnh theo phương thẳng
đứng a bằng khoảng cách giữa cac con lăn bàn trượt a1.
a = a1 = 600 mm
- Phản lực tác dụng lên con lăn chính của khung và bàn trượt là bằng nhau.
R 1 = R2
Ta có:
(8.4) [1]
Trong đó:
b – cánh tay đòn từ trọng tâm mã hàng đến xích nâng b = 67,5cm.
b1 – cánh tay đòn từ trọng tâm bàn trượt và chạc hàng đến xích nâng b 1 =
6,5 cm (xích nâng được cố định trên khung động và lệch tâm với trục tâm của khung tĩnh
một khoảng l2 = 10 cm).

Ta có: b = 67,5 cm = 675 mm


b1 = 6,5 cm = 65 mm
a = 600 mm
QH = 25000 N
Gk = 5000 N

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 30


Từ đó ta có :
* Lực cản do ma sát lăn của các con lăn chính dẫn hướng chuyển động :

Trong đó:
 - Hệ số cản lăn của các con lăn chính:
(8.6) [1]
Trong đó:
Dk – Đường kính con lăn chính .Tra bảng 8.1: Dk = 110mm.
f – Hệ số masát lăn của con lăn khi lăn trong khung. f = 0,04.
 - Hệ số kể đến sự trượt của con lăn trong qui trình lăn.  = 0,015.
dk - Đường kính trục con lăn chính.
Dựa theo công thức kinh nghiệm ta có:
dk = ( 0,2  0,25) Dk
= (0,2  0,25).110 = (22  27,5) mm
Ta chọn: dk = 25mm.
Như vậy:

Ta tính được: (8.5) [1]


Với:
 = 0.0041
R1 = R2 = 28666,7 N
1 = 0.98
2 = 0.96
Suy ra:

* Lực cản lăn của các con lăn phụ được xét đến khi xe nâng hàng định mức trên
mặt phẳng nghiêng ngang một góc  = 30 :
W4 = 1 ( X1 + X2 ) (8.10) [1]
Trong đó :
X1, X2 – Phản lực tác dụng lên các con lăn phụ bàn trượt.
1 - Hệ số cản của các con lăn phụ.

Trong đó:
f - hệ số ma sát lăn. f = 0,04
- hệ số ma sát kể đến sự trượt của con lăn. 0,1

D K - đường kính ngoài của con lăn phu.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 31


Theo công thức gần đúng ta có:
D’K = 0,5DK = 0,5.110 = 55mm
Chọn D’K = 60mm.
d’K - đường kính trục con lăn phụ.
Thường theo công thức kinh nghiệm:
d’K = 0,5 dK = 0,5.25=12,5mm
Chọn d’K = 15mm
Suy ra :
( 2. 0,04 + 0,1.15 ) = 0.026
Phản lực tác dụng lên các con lăn phụ bàn trượt:
X1 = X2 = 0,5(QH+GK)Sin
Với :
QH = 25000N
GK = 5000N

Suy ra: X1 = X2 = 0,5(25000 + 5000)Sin 30


X1 = X2 =785 N
Ta tính được :
W4 = 1 ( X1 + X2 )
=0,026(785+785)=40,82 N
Từ kết quả trên ta có thể tính được giá trị của lực nâng cần thiết của bộ phận nâng
hàng cuả máy:
SU = W1+W2+W3+W4
= 63775,5+249,8+40,82=64066,12 N

5.2. Tính chọn xilanh piston thủy lực nâng bàn trượt:
Từ ứng lực cần thiết cho bộ phận nâng hàng ta có thể tính được đường kính cần
thiết cho xilanh thủy lực nâng.Đường kính trong của xilanh thủy lực nâng được tính theo
công thức sau :

(8.15) [1]

Trong đó:
SU = 64066,1 N = 6406,61 kG.
Dt - đường kính trong của xilanh nângbàn trượt.
Z - số xilanh nâng. Z = 1.
P - áp suất làm việc cuả dầu thuỷ lực. P = 17,6 Mpa=176 kG/cm2
- sự tổn hao áp suất dọc đường.

- tổn thất áp lực khi hồi dầu.


=0,12P = 0,12.176 = 21 kG/cm2
- tổn thất áp lực tại xi lanh.
=0,2P = 0,2.176 = 35 kG/cm2
Suy ra : 21+35=56 kG/cm2
- hiệu suất cơ khí của xilanh. = 0,96.
SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 32
- hiệu suất ổ đỡ của xilanh. = 0,98.
Ta tính được :
= 8,6 cm
Vậy ta chọn: Dt = 9 cm.
Đường kính ngoài của xilanh:
Dn = 1,2Dt = 10,8 cm
Vậy ta chọn: Dn = 11 cm
Xi lanh thuỷ lực nâng được chọn theo tiêu chuẩn là loại xilanh thành dày được chế
tạo bằng thép 45 có đường kính trong Dt = 90mm và Dn = 110mm.
* Tính đường kính cần piston:
Đường kính piston được xác đinh theo công thức:

(10.5) [6]
Ta chọn: d=7cm.
Hành trình của piston.

i - bội suất hệ palăng. i=2.


h=158cm :chiều cao nâng tự do của chạc và bàn nâng.
Dựa vào bảng tra III.10.2 [8]các thông số kĩ thuật các loại bơm của hãng BOSCH ta chọn
loại xilanh vơí kí hiệu CDH2 với các dãy số kĩ thuật sau:
Ap suất làm việc :250 kG/cm2
Đường kính piston :40 đến 230 mm
Đường kính cần piston :22 đến 220 mm.
Hành trình lớn nhất có thể là :6 m
Qua các thông số trên ta chọn loại xilanh một chiều kí hiệu CDH2 với áp suất làm việc
250 Kg/cm2 ,đường kính piston 90mm, đường kính cần piston 70mm, hành trình làm
việc của piston ta chọn L1=790 mm.

5.3. Kiểm tra bền và ổn định:


5.3.1. Kiểm tra bền:
Ta xem xilanh như một ống hình trụ thành dày chịu lực bị ngàm một đầu tại đáy
xilanh, vậy xilanh bị nén.
Điều kiện bền của xilanh:
(4.9) [5]
Trong đó:
=P=176KG/ cm2
Rtb - bán kính trung bình của xilanh.

- chiều dày thành xilanh.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 33


Vậy . Suy ra thành xilanh đủ bền.
5.3.2. Kiểm tra ổn định cho cần piston:
Lực tác dụng lên cần piston:
Pm=(P- ) (10.2) [6]
Trong đó :
Dt - đường kính trong của xilanh thủy lực nâng. Dt=9cm.
P - áp suất làm việc cảu dầu thủy lực. P=176KG/cm2
- tổn thất áp lực khi hồi dầu. =21KG/cm2.
Suy ra :
Pm=(176-21) kG
Cần piston khi hạ hàng phải chịu lực nén tác dụng lên đầu piston do đó ta kiểm tra
ổn định cho cần piston theo điều kiện nén (SBVL) sau:
Theo phương pháp thực hành ta có :
(9.13) [5]
Trong đó :
Pm - lực tác dụng lên cần piston
F-diện tích cần mặt cắt piston.

- hệ số suy giảm áp suất phụ thuộc vào độ mãnh .


Hệ số độ mãnh của cần piston được tính theo:
(7.4)[5]
Trong đó :
- hệ số độ mãnh của cần piston.
- hệ số phụ thuộc vào loại liên kết ở hai đầu thanh.
Theo sơ đồ tính ta có =0,7.
l - chiều dài của xilanh khi nâng bàn trượt.
l=2.l0
l0 - hành trình của piston.

Suy ra:
l=2.79=158 cm
i - bội suất hệ palăng. i=2.
imin - bán kính quán tính nhỏ nhất của mặt cắt ngang.
imin=ix=iy= (4.13)[5]

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 34


Jx - mômen quán tính chống uốn của tiết diện theo phương x.
Jx=
Suy ra :
imin=ix=iy=
Suy ra:

Từ tra bảng SBVL ta có:

Theo phương pháp nội suy:

Từ đó ta tính được:

Mà :
Suy ra
Vậy cần piston đảm bảo độ bền khi làm việc.

5.4. Tính chọn xích nâng và puly xích.


5.4.1.chọn xích nâng.
Trong xe nâng xích nâng là một chi tiết rất quan trọng, trực tiếp nâng hạ hàng. Một
đầu xích được liên kết với bàn trượt, đầu kia sau khi quay vòng qua puly xích nó liên kết
với thanh ngang của khung tĩnh hoặc vỏ xilanh.
Ứng lực trong một nhánh xích nâng

Trong đó:
Q = 2500 (kG).
GK =500 (kG) : trọng lượng bàn trượt chính ,phụ và kẹp.
R1 = 2866,67 (kG): phản lực trên các con lăn
 = 0,0041 : Hệ số cản lăn của các con lăn.
1 = 0,98: hiệu suất bộ truyền xích.
W4=40,82 (N)=4,082(kG)
Thay vào ta được:
Smax =1513,8 (kG) = 15,14 (kN)
Theo điều kiện chọn xích : Smax.n=75,7≤Sđ (2.1)[3]
n=4,4÷6,5.ta chọn n=5

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 35


Dựa vào bảng III.1.9 [3] theo tiêu chuẩn OCT 191-75 ta chọn xích kiểu I có các
thông số cơ bản sau : tải trọng phá hủy của xích là 80 kN.
Bước xích: t = 40 mm.
Chiều rộng: b = 25 mm.
Khối lượng 1m chiều dài: 3,4 kg.
5.4.2.Tính chọn puly xích:
Được chế tạo từ thép CT5 .
Do xích nâng vòng qua puly xích, nên theo hình vẽ ta có lực tác dụng lên pyly là: P
=2.S (kG).
Suy ra: P = 2. 1513,8 = 3027,6 (kG).
Đường kính puly:
ta lấy D = 110 (mm)
Chiều rộng puly:
L = 35 (mm).
Trục puly:
d = 35 (mm) (tham khảo máy mẫu).

Chương 6: TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG KHUNG


Khi tính toán cơ cấu nâng khung ta xét máy nâng trong trường hợp sau:
- Khung nâng ở vị trí thẳng đứng.
- Chạc hàng nâng ở vị trí cao nhất ,các khung cũng ở vị trí cao nhất với hàng có tải
trọng bằng tải trọng nâng định mức.
- Máy nâng đứng trên nền có góc nghiêng ngang  = 30 .

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 36


6.1. Lực nâng cần thiết khi nâng:

2S 2S b b1
X1 R1
X2 G S

a
Q
R2

X3 R3
S S
X4 a1
R4
S

R5
X6 X5
m a2

R6
200mm

Hình 6.1 : Sơ đồ tính của các lực khi nậng khung.

Theo tài liệu máy nâng tự động lực nâng cần thiết khi nâng được tính theo công thức sau:
Sn = W1 + W2 + W3 + W4 (8.2) [1]
Trong đó:
Sn - Ứng lực nâng cần thiết khi nâng khung .
W1 - Lực cản nâng hàng do trọng khung trong và hàng gây ra.
W2 - Lực cản nâng khung động , đỉnh piston của xylanh thủy lực nâng,
thanh ngang, puly xích và xích nâng.
W3 - Lực cản lăn trên các con lăn chính.
W4 - Lực cản lăn trên các con lăn phụ.
* Lực cản do hàng và các chi tiết của bộ phận công tác gây ra:
(8.3) [1]
Với :
QH - trọng lượng hàng nâng định mức. Q = 25000N.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 37


1 = 0.98 – Hiệu suất của bộ truyền xích.
2 = 0.96 – Hiệu suất cơ khí của xylanh thủy lực.
Gk - khối lượng của 2 bàn trượt có cả chạc. Gk= 5000N.
G1 - khối lượng của khung trong và xilanh nâng bàn nâng .
G1= 2800 N .
G2 - khối lượng của khung giữavà cặp piston nâng khung
G2= 3200 N .
Suy ra :

Phản lực tác dụng lên con lăn chính của khung và bàn trượt là bằng nhau :
R 3 = R 4= R 5 = R 6 .
Ta có:
(8.4) [1]
Trong đó:
b – cánh tay đòn từ trọng tâm mã hàng đến xích nâng.
b1 – cánh tay đòn từ trọng tâm bàn trượt và chạc hàng đến xích nâng (xích
nâng được cố định trên khung động và lệch tâm với trục tâm của khung tĩnh một khoảng
l2 = 10 cm).
Ta có: b = 67,5 cm = 675 mm QH = 25000 N
b1 = 6,5 cm = 65 mm Gk = 5000 N
b2 = 9 mm G1 = 2800 N
a1 = 600 mm

Từ đó ta có :

* Lực cản do ma sát lăn của các con lăn chính dẫn hướng chuyển động :
(8.5) [1]
Trong đó:
 - Hệ số cản lăn của các con lăn chính . .
R’5 - Phản lực phụ trên các con lăn khung động do phản lực của puly xích
gây ra.
Phản lực gây ra tại puly xích khi nâng hàng. Khi hàng được nâng lên độ cao H =
5000mm thì lúc này sẽ sinh ra phản lực có giá trị là 2F tại hai puli xích sẽ gây ra các phản
lực phụ trên các con lăn động.
2F = (8.7) [1]
Với:
2S - lực kéo của xích nâng tác dụng lên hai puly xích khi nâng hàng.
l2 - Độ lệch của đường tâm puly xích so với đường trục tâm của khung tĩnh.
l2 =100mm.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 38


H1 – Độ cao của puly xích nâng khi nâng hàng ở độ cao cao nhất so với
chân của xylanh thủy lực nâng. Với H1 được tính theo công thức gần đúng sau:
H1 = (H + a). = (5000 + 600) = 3733,3mm
Ta tính được:
(8.8) [1]
Với : QH = 25000N
GK =5000N
R3 = R5 = 28708,7N
1 = 0,98
 = 0,0041
Suy ra :

Ta tính được:
(8.9) [1]
Trong đó:
h – Khoảng cách puly xích và con lăn khung động.

Giá trị 2F được tính theo công thức:

Từ các giá trị trên thay vào công thức:

Suy ra:

Ta tính được:

Với:  = 0,0041
R3 = R5 = 28708,7N
1 = 0,98
2 = 0,96
R’5 = 31132,6N
Suy ra:

* Lực cản lăn của các con lăn phụ được xét đến khi xe nâng hàng định mức trên
mặt phẳng nghiêng ngang một góc  = 30 .

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 39


W4 = 1 ( X3 + X4 + X5 + X6 ) (8.10) [1]
Trong đó:
X3 , X4 ,X4 ,X6 – Phản lực tác dụng lên các con lăn phụ bàn trượt.
1 - Hệ số cản của các con lăn phụ. 1 = 0,026.
Với: QH = 25000N
GK = 5000N
G1 = 2800N
G2 = 3200N
G3 = 3500N
a = a1 = a2 = 600mm
c1 = c2 = H/3-a =1067mm
m = m1 = m2 = 60mm
lb = 2300mm

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 40


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Phản lực tác dụng lên các con lăn phụ khung trong:
Ta có:
* M4=0
Suy ra: X3.a1=(QH + Gk )(a/ 2+c1+a1)sin + G1(l/ 2 - m1) sin (5.8) [1]
X3=

X3=
+
X3

* M3=0
Suy ra :
X4.a1=(QH + Gk )(a/ 2+c1)sin + G1(l/ 2 - m1-a1 )sin
X4=

X4=
+
X4=3696,8 N

* M6=0
Suy ra:
X5.a2=(QH + Gk )(a/ 2+c1+a1+c2+a2)sin +
+ G1(l/ 2 - m1+c2+a2) sin + G2(l/ 2 - m2) sin

X5=10487 N

* M5=0
Suy ra:
X6.a2=(QH + Gk )(a/ 2+c1+c2+a2)sin +
+ G1(l/ 2 - m1-a1+c2+a2 )sin

X6=8603N
Ta tính được:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 41


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

W4 = 1 ( X3 + X4 + X5 + X6 )
=0,026(5413+3696,8+10487+8603)
=733,2N
Từ kết quả trên ta có thể tính được giá trị của lực nâng cần thiết của bộ phận nâng
hàng cuả máy:
SU = W1+W2+W3+W4
= 72993,2+776,4+733,2=74502,8N

6.2. Tính chọn xilanh thuỷ lực nâng khung:


Từ ứng lực cần thiết cho bộ phận nâng hàng ta có thể tính được đường kính cần
thiết cho xilanh thuỷ lực nâng. Đường kính trong của xilanh thuỷ lực nâng được tính theo
công thức (2) của SGK máy nâng tự động:

(8.15) [1]

Trong đó:
SU = 74502,8N =7450,28 kG.
Dt - đường kính trong xilanh nâng khung.
Z-số xilanh nâng. Z = 2.
P - áp suất làm việc cuả dầu thuỷ lực. P =176 kG/cm2.
- sự tổn hao áp suất dọc đường.

- tổn thất áp lực khi hồi dầu.


=0,12P = 0,12.176 = 21,12KG/cm2
- tổn thất áp lực tại xi lanh.
=0,2P = 0,2.176 = 35,2 KG/cm2
Suy ra:
21,12+35,2=56,32KG/cm2
- hiệu suất cơ khí của xilanh. = 0,96.
- hiệu suất ổ đỡ của cặp liên kết khớp. = 0,98.
Ta tính được:
= 6,56cm
Vậy ta chọn: Dt = 7cm
Đường kính ngoài của xilanh:
Dn = 1,2Dt = 8,4cm
Vậy ta chọn: Dn = 9cm
* Tính đường kính cần piston:
Đường kính piston được xác đinh theo công thức:
(Trang 425) [6]
Ta chọn: d=5cm.
Hành trình của piston.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 42


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Với: Hmax - chiều cao nâng tối đa. Hmax=5000mm.


h - chiều cao nâng tối đa khi chỉ sử dụng piston xilanh nâng bàn trượt.
h=158cm.
i - bội suất hệ palăng. i=2.
Suy ra:

Dựa vào bảng tra III.10.1[8] các thông số kĩ thuật các loại bơm của hãng BOSCH ta chọn
loại xilanh hai chiều vơí kí hiệu CDH2 với các dãy số kĩ thuật sau:
Ap suất làm việc :250 kG/cm2
Đường kính piston :40 đến 230 mm
Đường kính cần piston :22 đến 220 mm.
Hành trình lớn nhất có thể là :6 m
Qua các thông số trên ta chọn loại xilanh 2chiều với kí hiệu CDH2 với áp suất làm việc
250 Kg/cm2 ,đường kính piston 70mm, đường kính cần piston 50mm, hành trình làm
việc của piston ta chọn l=1710 mm.

6.3. Kiểm tra bền và ổn định:


6.3.1 Kiểm tra bền:
Ta xem xilanh như một ống hình trụ thành dày chịu lực bị ngàm một đầu tại đáy
xilanh, vậy xilanh bị nén.
Điều kiện bền của xilanh:
(4.9) [5]
Trong đó:
=P=176 kG/cm2.
Rtb - bán kính trung bình của xilanh.

- chiều dày thành xilanh.

Suy ra:

Vậy .
Suy ra thành xilanh đủ bền.
6.3.2. Kiểm tra ổn định cho cần piston:
Lực tác dụng lên cần piston:
Pm=(P- ) (10.2) [6]

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 43


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Trong đó :
Dt - đường kính trong của xilanh thủy lực nâng. Dt=7cm.
P - áp suất làm việc cảu dầu thủy lực. P=176KG/cm2.
- tổn thất áp lực khi hồi dầu. =21KG/cm2.
Suy ra:
Pm=(176-21,12) KG
Cần piston khi hạ hàng phải chịu lực nén tác dụng lên đầu piston do đó ta kiểm tra
ổn định cho cần piston theo điều kiện nén (SBVL) sau:
(9.13) [5]
Trong đó:
Pm - lực tác dụng lên cần piston.
F - diện tích cần mặt cắt piston.

- hệ số suy giảm áp suất phụ thuộc vào độ mãnh .


Hệ số độ mãnh của cần piston được tính như sau:
(7.4)[5]

Hình 5.3.2: Sơ đồ tính.


l - hành trình của piston.
(5.15) [3]

Với: Hmax - chiều cao nâng tối đa. Hmax=5000mm.


h - chiều cao nâng tối đa khi chỉ sử dụng piston xilanh nâng bàn trượt.
h=158cm.
i - bội suất hệ palăng. i=2.
Suy ra:

imin - bán kính quán tính nhỏ nhất của mặt cắt ngang
imin=ix=iy=
Jx - mômen quán tính chống uốn của tiết diện theo phương x.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 44


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Jx=
Suy ra :
imin=ix=iy=
Suy ra :

Từ tra bảng SBVL ta có:

Theo phương pháp nội suy:

Từ đó ta tính được:

Mà:
Suy ra:
Vậy cần piston đảm bảo độ bền khi làm việc.

Chương7: TÍNH TOÁN CƠ CẤU NGHIÊNG KHUNG

Ta tính toán cho cơ cấu nghiêng khung khi máy ở vị trí tính toán mà cơ cấu phải
chịu các tải trọng tác dụng sau:
- Ứng lực tác dụng lên cần piston phát sinhkhi nâng có hàng và nghiêng về phía
trước 1 góc . Trọng tâm của hàng tại chiều cao nâng hàng lớn nhất nằm giữa 2 con
lăn bàn trượt.
- Trọng tâm của bàn trượt và chạc nằm giữa chiều dày của bàn trượt.
- Trọng tâm của khung nâng nằm ở giữa khung.

7.1. Tính ứng lực cần thiết cho xi lanh thuỷ lực nghiêng khung làm việc:
Ta có các quy ước kí hiệu sau:
+ Góc nghiêng khung về phía trước: .
+ Góc nghiêng khung về phía sau: .
+ Q - trọng lượng hàng nâng bằng trọng lượng định mức Q=2,5T.
+ GK , G1 , G2 ,G3 - trọng lượng cuả bàn trượt và chạc,trọng lượng của khung
trong ,khung giữa, khung ngoài.
+ H1 , H2 , H3 , H4 , H5 - là chiều cao từ chốt bản lề xoay khung đến các trọng tâm
đặt các trọng lượng GK , G1 , G2 , G3 và chốt liên kết đầu piston của xilanh thuỷ lực
nghiêng với khung ngoài.
+ b’ - khoảng cách từ trọng tâm mã hàng đến con lăn bàn trượt.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 45


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

b’ = b+l1 =67,5+12=79,5cm= 795mm.


+ b’1 - khoảng cách từ trọng tâm bàn trượt và chạc đến con lăn bàn trượt.
b’1 = b1+l1 = 6,5 +12=18,5cm=185mm.
Với b, b1, l1 được tra theo bảng 16 của sách máy nâng tự động ta có b=67,5cm
b1=6,5cm l1=12cm.
+ b2 - khoảng cách giữa chốt bản lề xoay khung và cần piston của xilanh thủy lực
nghiêng khung, b2 = 350mm
(b2 được chọn dựa vào máy mẫu).
+ a - khoảng cách của khung động và khung tĩnh đến chốt bản lề xoay khung, a=
380mm (a được chọn dựa vào máy mẫu).
+ - góc nghiêng đặt xilanh thuỷ lực nghiêng khung so với phương ngang. (được
chọn dựa vào máy mẫu). = .
+ S’U - ứng lực cần thiết tác dụng lên cần piston của xilanh thuỷ lực nghiêng
khung.

Hình 7.1 : Sơ đồ tính cơ cấu nghiêng .

Ta xét tổng momen cho cơ cấu nghiêng khung khi khung mang hàng nghiêng về
phía trước 1 góc .
Ta có:
Từ đó ta có :

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 46


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Với : H1=5400 mm G3 = 3500N


H2=4530mm H3 = 2870mm

b’=795mm H4 = 1090mm
H5 = 650mm
GK =5000N b’1 = 185mm
G1 = 2800N a = 380mm
G2 = 3200N b2=350mm
Thay các giá trị vào biểu thức ta có:

7.2. Tính chọn xilanh thuỷ lực nghiêng khung:


Sau khi xác định ứng lực cần thiết của xilanh thuỷ lực nghiêng khung ta có thể
tính chọn được đường kính trong cần thiết của xilanh thuỷ lực qua công thức:

(8.26) [1]

Trong đó:
Dt - đường kính trong của xilanh thuỷ lực nghiêng khung.
S’u - ứng lực cần thiết cho xilanh nghiêng khung.
S’u = 117126,9N=11712,69KG
Z - số xilanh thuỷ lực nghiêng khung. Z =2.
P - áp suất làm việc cuả chất lỏng thuỷ lực. P = 176 kG/cm2.
- độ hao hụt áp suất trong suốt quá trình đường đi của chất lỏng thuỷ
lực.
=0,12P = 0,12.176 = 21,12 kG/cm2.
- hiệu suất cơ khí của xilanh thuỷ lực. = 0,96.
- hiệu suất ổ đỡ của xilanh thuỷ lực. = 0,98 .
Ta tính được:

Dt = 7,2 cm. Ta chọn: Dt = 8cm

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 47


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Suy ra đường kính ngoài của xilanh thuỷ lực nghiêng.


Dn=1,2Dt=1,2.8=9,6cm. Ta chọn: Dn = 10 cm=100mm.
* Tính đường kính cần piston:
Đường kính piston được xác định theo công thức:
(Trang 425) [6]
Ta chọn : d=6cm.
Dựa vào bảng tra các thông số kĩ thuật các loại bơm của hãng BOSCH ta chọn loại xilanh
hai chiều vơí kí hiệu CDH2 với các dãy số kĩ thuật sau:
Ap suất làm việc :250 kG/cm2
Đường kính piston :40 đến 230 mm
Đường kính cần piston :22 đến 220 mm.
Hành trình lớn nhất có thể là :6 m
Qua các thông số trên ta chọn loại xilanh 1chiều với kí hiệu CDH2 với áp suất làm việc
250 Kg/cm2 ,đường kính piston 80mm, đường kính cần piston 60mm, hành trình làm
việc của piston ta chọn l=680 mm.

7.3 Kiểm tra bền và ổn định:


7.3.1 Kiểm tra bền:
Ta xem xilanh như một ống hình trụ thành dày chịu lực bị ngàm một đầu tại đáy
xilanh, vậy xilanh bị nén.
Điều kiện bền của xilanh:
(4.9) [5]
Trong đó:
=P=176 kG/ cm2
Rtb - bán kính trung bình của xilanh .

-chiều dày thành xilanh.

Vậy . Suy ra thành xilanh đủ bền.


7.3.2 Kiểm tra ổn định cho cần piston:
Lực tác dụng lên cần piston:
Pm=(P- ) (10.2) [6]
Trong đó :
Dt - đường kính trong của xilanh thủy lực nâng. Dt=8cm.
P - áp suất làm việc cảu dầu thủy lực. P=176 kG/cm2.
- tổn thất áp lực khi hồi dầu. =21,12 kG/cm2.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 48


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Suy ra: Pm=(176-21,12) kG/cm2.


Cần piston khi hạ hàng phải chịu lực nén tác dụng lên đầu piston do đó ta kiểm tra
ổn định cho cần piston theo điều kiện nén SBVL sau:
(9.13) [5]
Trong đó:
- hệ số độ mãnh của cần piston.
Pm - lực tác dụng lên cần piston.
F - diện tích cần mặt cắt piston.
(Trang 424)[6]
- hệ số suy giảm áp suất phụ thuộc vào độ mãnh .
Hệ số độ mãnh của cần piston được tính như sau:
(7.4) [5]
Trong đó:
- hệ số phụ thuộc vào loại liên kết ở hai đầu thanh.
Theo sơ đồ tính ta có =1.
l - chiều dài của xilanh khi khung nghiêng góc . l=68cm.
imin - bán kính quán tính nhỏ nhất của mặt cắt ngang.
imin=ix=iy= (4.13) [5]
Jx - mômen quán tính chống uốn của tiết diện theo phương x.
Jx=

Suy ra: imin=ix=iy=

Suy ra:
Từ tra bảng SBVL ta có:

Theo phương pháp nội suy:

Từ đó ta tính được:

Mà:
Suy ra
Vậy cần piston đảm bảo ổn định khi làm việc.
SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 49
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 50


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Chương 8: TÍNH TOÁN KẾT CẤU THÉP CỦA THIẾT BỊ CÔNG TÁC

8.1. Chạc hàng:


8.1.1. Tải trọng tính toán:

150

50

1100

Hình 8.1 : Kết cấu chạc.


Chạc hàng chịu tác dụng của tải trọng hàng nâng Q.Tải trọng tác dụng lên một
nhánh chạc có trị số:
P=0,66.Q.k đ (8.21) [1]
Với:
Q=2,5T=25000N
k đ =1,2
Do đó:
P=0,66.25000.1,2=19800N
Phản lực:
N=
8.1.2. Sơ đồ tính:
Chạc được đưa về thanh gãy khúc trên 2 gối tựa tại vị trí tì chạc lên bàn truợt. Tải
trọng tác dụng P được đặt ở tại mút nhằm đảm bảo an toàn.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 51


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

P
N

P N

Hình 8.2 :Sơ đồ tính chạc.

Với: M - mômen uốn của tiết diện.


M = P.L = 19800.1100=21780000 N.mm
W - mômen chống uốn của chạc.
W mm 3
P=19800N
F - diện tích mặt cắt của chạc.
F=b.s=150.50= 7500mm 3
Suy ra :
N/mm 2
Chọn thép 40XH tôi cải thiện để làm chạc với .
Ứng suất cho phép :

Ta thấy: .
Kết luận: Với kích thước và vật liệu chạc đã chọn đủ đảm bảo điều kiện bền khi
làm việc.

8.2. Bàn trượt:


Bàn trượt có kết cấu bao gồm 2 phần: bàn trượt chính và bàn trượt phụ .
_ Bàn trượt phụ là nơi liên kết chạc với bàn trượt chính .bàn trượt phụ có thể trượt trên
bàn trượt chính và được dẫn động bởi xi lanh thủy lực .đây là loại xi lanh thủy lực có 2
đầu .bàn trượt phụ trượt trên bàn trượt chính với khoảng cách khoảng 200 mm.
_ Bàn trượt chính liên kết bàn trượt phụ với khung động .Bàn trượt chính liên kết bàn
trượt với khung động thông qua 2 thanh . Hai thanh này giúp cho bàn trượt va chạc ở
trong khung động nhờ các con lăn chính và con lăn phụ được bố trí trên thanh.
Khi tính toán ta chỉ tính chạc được gắn trên bàn trượt vối khoảng cách giữa hai
chạc là lớn nhất.
Lúc này bàn trượt phải chịu các lực sau: tải trọng của hàng tác dụng lên bàn trượt
và phản lực của nó tại vị trí đó. Bàn trựot chính được xem như một thanh dầm đặt trên
hai gối .bàn trượt phụ trượt trên bàn trượt chính và được giử cố định không trượt bởi

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 52


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

xilanh khi bàn trượt phụ cố định bởi xilanh ta xem nó liên kết với bàn trượt chính bằng
một gối cố định và một gối di động .

Hình 8.3:sơ đồ tính bàn trượt


Chọn vật liệu chế tạo là thép 40X thường hóa có:

Trị số ứng suất giới hạn của vật liệu:

8.2.1. Tải trọng tính toán:


Tải trọng tác dụng lên bàn trượt bao gồm:
* Tải trọng tác dụng từ chạc lên bàn trượt:
P=19800N
* Phản lực N tại gối đỡ:
N=
8.2.2.Tính chọn mặt cắt bàn trượt phụ .
Ta tính kết cấu thép bàn trượt phụ trong điều kiện bàn trượt phụ chịu tải trọng
khắc nghiệt nhất .tức là khi bàn trượt phụ di chuyển hết hành trình và chịu tải trọng lớn
nhất về một phía của bàn trượt phụ .
a.) Sơ đồ tính bàn trượt phụ :

Ta có bàn trượt phụ bị ngàm và trượt trên bàn trượt chính.ngoài ra bàn trượt phụ còn bị
giữ cố định bởi xilanh thủy lực .ta đưa bàn trượt về sơ đồ tính sau với bàn trượt phụ liên
kết với bàn trượt chính bởi 3liên kết thanh.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 53


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Hình 8.4 : Sơ đồ tính kết cấu thép bàn trượt phụ.


Với:
l - chiều dài khung dầm ghép.
a - khoảng cách từ gối đỡ khung đầm đến mép ngoài khung.
b - chiều cao của khung dầm ghép hoặc là khoảng cách giữa hai gối chạc.
Chọn theo máy mẫu:
a=93 cm =930mm
b=25 cm=250mm
h= 54 cm=540mm
Từ biểu đồ mômen ta thấy tiết diện chịu lực nguy hiểm nhất là tiết diện cách thanh
đứng bàn trượt phụ 200mm vì tại đó mômen uốn là lớn nhất.
Mx=P.a=19800.25=495000 Ncm=495 KNcm
My=N.a=41884,6.25=1047115Ncm=1047,115 KNcm

b.) Tính chọn mặt cắt:


Ta tiến hành kiểm tra bền tại một trong hai tiết diện gối.
Tiết diện I-I:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 54


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

y
B C

h
z

A D

Hình 8.5 : Mặt cắt bàn trượt.


Điểm có ứng suất max là B và điểm có ứng suất min là điểm D.

Điều kiện bền:


hay (8.24) [5]
Trong đó:
W x - mômen chống uốn của mặt cắt quanh trục x.
Wx=
W y - mômen chống uốn của mặt cắt quanh trục y.
Wy=
Tiến hành chọn kích thước mặt cắt ngang hợp lí sao cho dầm thỏa mãn đồng thời
hai yêu cầu :đủ độ bền và tiết kiệm.
Đặt : k= . Vì mặt cắt ngang của dầm là hình chữ nhật nên: k= .
Giả sử k=1,2.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 55


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Thay h=1,2b vào :

Chọn: b=6,2 cm
h= 7,5 cm
Suy ra: Wx=58,12
Wy=48,05
Kiêm lại điều kiện bền với kích thước mặt cắt ngang:

Do không lớn hơn 5% nên thỏa điều kiện bền.


Mặt khác Wx =58,12 không lớn hơn giá trị nên đảm bảo yêu cầu tiết
kiệm vật liệu .
Kết luận: Với kích thước và vật liệu như trên rấm trượt đủ bền và tiết
kiệm được vật liệu.

8.2.3.Tính chọn mặt cắt bàn trượt chính.


Ta biết rằng bàn trượt phụ được treo trên bàn trượt chính và có thể dịch chuyển qua lại
trên bàn trượt chính nhờ vào xilanh thủy lực và cơ cấu này gọi là cơ cấu dịch chuyển
ngang bàn trượt .khi không có bàn trượt phụ thì ta có thể lắp trực tiếp chạc vào bàn trượt
chính và xe vẩn hoạt động bình thường nhưng không có cơ cấu dịch chuyển ngang bàn
trượt.
Khi tính toán bàn trượt chính ta nên tính toán bàn trượt chính trong cả 2trường hợp
có cơ cấu dịch chuyển ngang bàn trượt và không có cơ cấu dịch chuyển ngang bàn
trượt.ta nhận thấy rằng khi không có cơ cấu dịch chuyển ngang bàn trượt kết cấu thép bàn
trượt chịu tải trọng nguy hiểm nhất nên ta tính theo trường hợp không có cơ cấu dịch
chuyển bàn trượt.

a.) Sơ đồ tính bàn trượt chính :

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 56


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

l
a

b
P P
N N

Mx

My

Hình 8.6 : Sơ đồ tính kết cấu thép bàn trượt chính.


Với:
l - chiều dài khung dầm ghép.
a - khoảng cách từ gối đỡ khung đầm đến mép ngoài khung.
b - chiều cao của khung dầm ghép hoặc là khoảng cách giữa hai gối chạc.
Chọn theo máy mẫu:
l=118 cm =1180mm
a=20 cm=200mm
b= 54 cm=540mm
Từ biểu đồ mômen ta thấy tiết diện chịu lực nguy hiểm nhất là tiết diện cách thanh
đứng bàn trượt phụ 200mm vì tại đó mômen uốn là lớn nhất.
Mx=P.a=19800.20=396000 Ncm=396 KNcm
My=N.a=41884,6.20=837692Ncm=837,7 KNcm

b.) Tính chọn mặt cắt:


Ta tiến hành kiểm tra bền tại một trong hai tiết diện gối.
Tiết diện I-I:
b

y
B C

x
h

A D

Hình 8.7: Mặt cắt bàn trượt.


Điểm có ứng suất max là B và điểm có ứng suất min là điểm D.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 57


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Điều kiện bền:


hay (8.24) [5]
Trong đó:
W x - mômen chống uốn của mặt cắt quanh trục x.
Wx=
W y - mômen chống uốn của mặt cắt quanh trục y.
Wy=
Tiến hành chọn kích thước mặt cắt ngang hợp lí sao cho dầm thỏa mãn đồng thời
hai yêu cầu :đủ độ bền và tiết kiệm.
Đặt : k= . Vì mặt cắt ngang của dầm là hình chữ nhật nên: k= .
Giả sử k=1,2.

Thay h=1,2b vào :

Chọn: b=6 cm
h= 7,2 cm
Suy ra: Wx=51,84
Wy=43,2
Kiêm lại điều kiện bền với kích thước mặt cắt ngang:

Thỏa điều kiện bền.


Mặt khác Wx =51,84 không lớn hơn giá trị quá 5% nên đảm bảo yêu
cầu tiết kiệm vật liệu .
Kết luận: Với kích thước và vật liệu như trên rấm trượt đủ bền và tiết
kiệm được vật liệu.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 58


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

8.3. Tính toán kiểm tra bền cho khung trong:


Khung nâng của xe bao gồm một khung ngoài, một khung trong và một khung
giữa. Khi bộ phận công tác làm việc khung nâng có tác dụng làm ray và giữ ổn định cho
các cơ cấu làm việc . Khi xe làm hàng khung phải chịu các tải trọng sau:
- Tải trọng tác dụng có phương vuông góc trong mặt phẳng khung nâng.
- Tải trọng tác dụng nằm trong mặt phẳng khung nâng.
Trong đó các thanh đứng của khung đóng vai trò làm thanh dẫn hướng chịu tác
dụng của các tải trọng cục bộ do áp lực các con lăn tác dụng lên.
Do vậy để đảm bảo bền và ổn định cho khung nâng ta phải tiến hành kiểm tra bền
cho khung trong hai trường hợp tác dụng lực trên.
Các khung của xe nâng đều được làm bằng thép 40X tôi cải thiện có giới hạn bền
chảy .
Ứng suất cho phép:
8.3.1 . Khung trong dưới tác dụng của tải trọng tác dụng có phương vuông
góc với mặt phẳng khung:
a. Xác định diện tích và trọng tâm mặt cắt:
Khung trong được chế tạo từ thép tổ hợp. Các kích thước cơ bản của tiết diện
ngang như sau:
y

Y
s1

s2

x
h
c
d

x
,
b1
b
Hình 8.8 : Kích thước mặt cắt khung trong .
Với: h=16 cm s2=1,2 cm
b=7,6 cm c=1,8 cm
b'1=4,5 cm d=2,5 cm
s1=2 cm
Ta có diện tích và trọng tâm của từng hình chữ nhật bên trong gồm:
Diện tích phần thứ nhất:
F1=c(b-b'1)=1,8.(7,6-4,5)=5,58 cm2

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 59


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

với tọa độ C1=(-1,55;3,4)


Diện tích phần thứ hai:
F2=s1.b'1=2.4,5=9 cm2
với tọa độ C2=(2,25;1).
Diện tích phần thứ ba:
F3=s2.(h-2s1)=1,2.(16-2.2)=14,4 cm2
với tọa độ C3=(0,6;8).
Diện tích phần thứ tư:
F4=F2=9 cm2
với toạ độ C4(2,25;15)
Tọa độ trọng tâm mặt cắt:

Vậy tọa độ trọng tâm mặt cắt là: C (1,1; 7,3)


b. Xác định moment quán tính của mặt cắt:
Moment quán tính chính trung tâm theo phương X
(4.9) [5]
* = Jx +
Với:
b1=

* = Jx +
Với:
b2=

* = Jx +
Với:
b3=

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 60


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

* = Jx +
Với:
b4=

Vậy moment quán tính chính trung tâm theo phương X là:

Moment quán tính chính trung tâm theo phương Y:

* = Jy +
Với:
a1=

* = Jx +
Với:
a2=

* = Jx +
Với:
a3=

* = Jx +
Với:
a2=

Vậy moment quán tính chính trung tâm theo phương Y là:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 61


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

c. Moment quán tính chống uốn của mặt cắt:


Với trục X:
(7.10) [5]
Với trục Y:

d. Xác định moment quán tính chống xoắn tự do :


(7.11) [5]
Với:

Các hệ số ,được chọn theo kinh nghiệm nên:


và =0,537
Nên độ cứng chống xoắn của nó là:

e. Xác định moment quán tính quạt của tiết diện :


Xác định moment quán tính của tọa độ quạt đối với gốc chính:
Mặt cắt ngang của thanh đứng khung trong có hình dáng gần giống chữ C, ảnh
hưởng của con son không đáng kể nên ta xem tiết diện dầm có hình chữ C.
s1 =20

2
Y 1
1

s2 =12 4
4 3
h=160

xc =11
O
x
8 7
6
5
5
6
,
b1=45

Hình 8.9 : Biểu đồ tọa độ quạt.

Ta có khoảng cách từ tâm của trục tới trung điểm của thanh đứng hình

chữ C: (7.12) [3]

Với:
b=11cm.
Fc=
Fn=

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 62


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Tọa độ quạt tại vị trí số 1 và 3 là:

Tọa độ quạt tại vị trí số 2 và 4 là:

Moment quán tính quạt của tiết diện :

Từ moment quán tính quạt và độ cứng chống xoắn ta tính được hệ số đặc
trưng moment uốn xoắn k:

Với:
G - mođun đàn hồi trượt. .
E - mođun đàn hồi.
Jk - moment quán tính tự do. .
- moment quạt của tiết diện lấy đối với gốc. .
l=lb=230cm - chiều dài của khung trong.

f. Sơ đồ tính khung trong:


Trong trường hợp này ta giả thiết:
- Các thanh đứng của khung động làm việc độc lập nhau.
- Sơ đồ tính của thanh đứng được đưa về sơ đồ tính dầm.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 63


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

M4

P4
P3
M3

P2
M2

M1

P1
o x
Hình 8.10 : Sơ đồ tính.

Với: m = 6 cm a = 60 cm
a1 = 60 cm l = 230 cm
c1 = 100 cm
Ta có vị trí các điểm đặt lực:
+Z = a1 +c1+a =60+100+60=220cm
+Z1 = m = 6cm
+Z2 = m+a1 = 6+60=66cm
+Z3 = m+a1+c1 = 6+60+100=166cm
+Z4 = m+a1+c1+a = 6+60+100+60=226cm
Dưới tác dụng của lực,dầm chịu uốn theo chiều rộng dầm với giá trị momen uốn
được tính theo công thức sau:
(8.27)[1]
Trong đó:
là hệ số kể đến dấu cho các vị trí tính toán tiết diện:
-Khi :Z>Zi:
-Khi :Z<Zi:
Căn cứ vào biểu đồ momen uốn cho thanh đứng ta thấy tại tiết diện dầm chịu uốn
lớn nhất. Vậy ta kiểm tra uốn cho thanh tại tiết diện 4 vì Z4>Z nên .
Ta tính được giá trị của MZ :

Với P4=R1=28666,7N

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 64


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Ta tính được ứng suất uốn của thanh:

Vật liệu làm khung là thép 40X tôi cải thiện có: = 70kN/cm2
=1,29 kN/cm2 < = 70 kN/cm2
Vậy khung đủ bền.
g. Bimoment xoắn uốn :
Do thanh bị uốn xoắn cưỡng bức nên Bimoment của thanh là:
(8.29) [1]
Trong đó:
k - đặt trưng uốn xoắn của tiết diện.
l=lb=230cm - chiều dài của khung trong.
- góc xoắn tương đối của tiết diện chính diện .
Mi - moment xoắn tại điểm i.
Do = = =0, =1 nên ta chỉ tính giá trị M4.
Giá trị của moment xoắn do phản lực con lăn đặt lệch tâm của bản thanh một đoạn
l1=1,6 cm:
M4 = R1.l1=28666,7.1,6=45866,72 Ncm.
Góc xoắn tương đối của thanh là:

(8.28)[1]

Với:

Bimoment của thanh là:

Ta có biểu đồ moment uốn Mz và Bimoment uốn xoắn Bz:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 65


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

M4
P2 P3
M1 M2 M4
0 M3
1 2 3 4 z
P1 P4
y
m a1 c1 a h

Mz

Bz

Hình 8.11 : Biểu đồ moment.


Ta thấy rằng theo biểu đồ Mz và Bz ta có ứng suất pháp lớn nhất do uốn và
bimoment uốn xoắn gây ra tại tiết diện 4. Ứng suất tiếp thường nhỏ không đáng kể nên ta
bỏ qua.
Ứng suất pháp do uốn xoắn gây ra là:
[1]
Với:
- diện tích quạt tại tiết diện 4.
: moment quán tính của cánh quạt.

Do ứng suất tiếp không đáng kể nên ta có thể bỏ qua.


h. Kiểm tra ứng suất cục bộ trong thanh dẩn hướng:
Khi bộ phận công tác của xe nâng làm việc thì khung động giữ nhiệm vụ làm ray
dẩn hướng cho các con lăn bàn trượt. Đồng thời ray dẩn hướng của khung động là các
thanh đứng của khung tĩnh.
Khi các con lăn khung động, khung tĩnh và con lăn bàn trượt chuyển động sẽ gây
ra trạng thái lực cục bộ trong thanh dẩn hướng của khung động và khung tĩnh và gây nên

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 66


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

ứng suất cục bộ trong thanh.


Y

s1
s2

h
O

xc

yc
P
A

r
,
b1
Hình 8.12 : Sơ đồ mặt cắt thanh dẩn hướng.
Gọi:
- P - áp lực của con lăn chính tác dụng lên thanh dẩn hướng.
P=R1 =R2=28666,7N=28,6667 kN. (8.4) [1]
- r - khoảng cách điểm đặt lực P đến tâm bản thành .
- Mx - moment uốn dọc.
- My - moment uốn ngang.
- Mz - moment uốn ngang đối với bản.
Việc xác định các moment uốn cục bbộ khá phức tạp, người ta xác định giá trị ứng
suất cục theo Mx ,My ,Mz bằng các đại lượng không kích thước sau:
; ;
Các đại lượng này được tra trong bảng 17, 18, 19, 20 trang 320 TLMNTĐ phụ
thuộc vào các thông số sau : , , , và .
Ta có: xc =1,1 cm = 4,5 cm
yc =7,3 cm r = 1,6 cm
s1 =2 cm E =2,1 .
s2 =1,2 cm = 0,3-hệ số poatxông.
h = 16 cm
Suy ra:


Ta có:
b= -xc =4,5 -1,1= 3,4cm

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 67


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Trong hệ trục OYZ:


xA =r = 1,6cm
yA = h -s1 - yc = 16 - 2 -7,3 = 6,7cm
zc = 0
Các thông số:

Tra bảng 19: = 0,186

Tra bảng 20: = -0,11

Và = . = 0,3.(-0,11) = -0,033
Suy ra:

8.3.2. Tính toán khung trong theo tải trọng tác dụng trong mặt phẳng khung
nâng:
Khi máy nâng làm việc trên mặt nền có độ nghiêng ngang các thành phần
nằm ngang của các tải trọng sẽ gây ra áp lực nằm trong mặt phẳng khung nâng, các áp
lực này tác dụng lên các con lăn gây phản lực của chúng lên bản thành thanh dẫn hướng.
Tuy nhiên áp lực này không lớn và có thể bỏ qua.

8.4. Tính toán kiểm tra bền cho khung giữa:


8.4.1. Khung giữa dưới tác dụng của tải trọng tác dụng có phương vuông góc
với mặt phẳng khung:
a. Xác định diện tích và trọng tâm mặt cắt:
Khung giữa được chế tạo từ thép tổ hợp. Các kích thước cơ bản của tiết diện
ngang như sau :
Với: h=16 cm s2=1,2 cm
b=7,6 cm c=1,8 cm
b'1=4,5 cm d=2,5 cm
s1=2 cm

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 68


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

s1
s2

h
c
d

x
,
b1
b
Hình 8.13: Kích thước mặt cắt khung giữa .
Ta có diện tích và trọng tâm của từng hình chữ nhật bên trong gồm:
Diện tích phần thứ nhất:
F1=c(b-b'1)=1,6.(7,6-4,5)=5,58 cm2
với tọa độ C1=(-1,55;3,4)
Diện tích phần thứ hai:
F2=s1.b'1=2.4,5=9 cm2
với tọa độ C2=(2,25;1).
Diện tích phần thứ ba:
F3=s2.(h-2s1)=1,2.(16-2,2)=14,4 cm2
với tọa độ C3=(0,5;8).
Diện tích phần thứ tư:
F4=F2=9 cm2
với toạ độ C4(2,25;15)
Tọa độ trọng tâm mặt cắt:

Vậy tọa độ trọng tâm mặt cắt là: C (1,1; 7,3)


b. Xác định moment quán tính của mặt cắt:
Moment quán tính chính trung tâm theo phương X

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 69


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

* = Jx +
Với:
b1=

* = Jx +
Với:
b2=

* = Jx +
Với:
b3=

* = Jx +
Với:
b4=

Vậy moment quán tính chính trung tâm theo phương X là:

Moment quán tính chính trung tâm theo phương Y

* = Jy +
Với: a1=

* = Jx +
Với: a2=

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 70


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

* = Jx +
Với: a3=

* = Jx +
Với: a2=

Vậy moment quán tính chính trung tâm theo phương Y là:

c. Moment quán tính chống uốn của mặt cắt:


Với trục X:

Với trục Y:

d. Xác định moment quán tính chống xoắn tự do :

Với:

Các hệ số ,được chọn theo kinh nghiệm nên:


và =0,537
Nên độ cứng chống xoắn của nó là:

e. Xác định moment quán tính quạt của tiết diện :


Xác định moment quán tính của tọa độ quạt đối với gốc chính:
Mặt cắt ngang của thanh đứng khung giữa có hình dáng gần giống chữ C, ảnh
hưởng của con son không đáng kể nên ta xem tiết diện dầm có hình chữ C.
Ta có khoảng cách từ tâm của trục tới trung điểm của thanh đứng hình

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 71


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

chữ C:

Với: b=11cm.
Fc=
Fn=

Y
s1 =20
2 1
1

s2 =12 4
4 3
h=160

xc =11
O
x
8 7
6
5
5
6
,
b1=45
Hình 8.14: Biểu đồ tọa độ quạt.
Tọa độ quạt tại vị trí số 1 và 3 là:

Tọa độ quạt tại vị trí số 2 và 4 là:

Moment quán tính quạt của tiết diện :

Từ moment quán tính quạt và độ cứng chống xoắn ta tính được hệ số đặc
trưng moment uốn xoắn k:

Với: G - mođun đàn hồi trượt. .


E - mođun đàn hồi.
Jk - moment quán tính tự do.
- moment quạt của tiết diện lấy đối với gốc.
l=lb=230cm - chiều dài của khung giữa.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 72


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

f. Sơ đồ tính khung giữa:


Trong trường hợp này ta giả thiết:
- Các thanh đứng của khung giữa làm việc độc lập nhau.
- Sơ đồ tính của thanh đứng được đưa về sơ đồ tính dầm.
y

M4

a1
P4
P3
M3

c2
P2
M2
a2

M1
m

P1
o x
Hình 8.15: Sơ đồ tính khung giữa .
Với: m = 6 cm a2 = 60 cm
a1 = 60 cm l = 230 cm
c2 = 100 cm
Ta có vị trí các điểm đặt lực:
+Z = a2 +c2+a1 =60+100+60=220cm
+Z1 = m = 6cm
+Z2 = m+a2 = 6+60=66cm
+Z3 = m+a2+c2 = 6+60+100=166cm
+Z4 = m+a2+c2+a1 = 6+60+100+60=226cm
Dưới tác dụng của lực,dầm chịu uốn theo chiều rộng dầm với giá trị momen uốn
được tính theo công thức sau:
(8.27) [1]
Trong đó:
là hệ số kể đến dấu cho các vị trí tính toán tiết diện:
- Khi :Z>Zi:
- Khi :Z<Zi:
Căn cứ vào biểu đồ momen uốn cho thanh đứng ta thấy tại tiết diện dầm chịu uốn
lớn nhất. Vậy ta kiểm tra uốn cho thanh tại tiết diện 4 vì Z4>Z nên
Ta tính được giá trị của MZ :

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 73


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Với P4=R3=28708,7(N)

Ta tính được ứng suất uốn của thanh:

Vật liệu làm khung là thép 40X tôi cải thiện có: = 70kN/cm2
=1,28kN/cm2 < = 700kN/cm2
Vậy khung đủ bền.
g. Bimoment xoắn uốn :
Do thanh bị uốn xoắn cưỡng bức nên Bimoment của thanh là:

Trong đó:
k - đặt trưng uốn xoắn của tiết diện.

l - chiều dài của khung giữa.l=lb=230cm.


- góc xoắn tương đối của tiết diện chính diện.
Mi - moment xoắn tại điểm i.
Do = = =0 , =1 nên ta chỉ tính giá trị M4.
Giá trị của moment xoắn do phản lực con lăn đặt lệch tâm của bản thanh một đoạn
l2=2,6 cm: M4 = R3.l2=28,7087.2,6=74,64 kNcm.
Góc xoắn tương đối của thanh là:

Với:

Bimoment của thanh là:

Ta có biểu đồ moment uốn Mz và Bimoment uốn xoắn Bz :

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 74


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

P2 P3
M1 M 2 M4
0 M3
1 2 3 4 z
P1 P4
y
m a2 c2 a1 h

Mz

Bz

Hình 8.16: Biểu đồ moment.


Ta thấy rằng theo biểu đồ Mz và Bz ta có ứng suất pháp lớn nhất do uốn và
bimoment uốn xoắn gây ra tại tiết diện 4. Ứng suất tiếp thường nhỏ không đáng kể nên ta
bỏ qua.
Ứng suất pháp do uốn xoắn gây ra là:

Với: - diện tích quạt tại tiết diện 4.


: moment quán tính của cánh quạt.

h. Kiểm tra ứng suất cục bộ trong thanh dẩn hướng:


Gọi :
- P - áp lực của con lăn chính tác dụng lên thanh dẩn hướng.
P=R3=28708,7N= 28,7087kN
- r -khoảng cách điểm đặt lực P đến tâm bản thành.
- Mx - moment uốn dọc.
- My - moment uốn ngang.
- Mz - moment uốn ngang đối với bản.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 75


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

s1
s2

h
xc
O
x
yc

P
A

r
,
b1
Hình 8.17: Sơ đồ mặt cắt thanh dẩn hướng .
Việc xác định các moment uốn cục bộ khá phức tạp , người ta xác định giá trị ứng
suất cục theo Mx ,My ,Mz bằng các đại lượng không kích thước sau:
; ;
Các đại lượng này được tra trong bảng 17 , 18 , 19 , 20 trang 320 phụ thuộc vào
các thông số sau : , , , và .
Ta có: xc =1,1 cm = 4,5 cm
yc =7,3 cm r = 2,6 cm
s1 =2 cm E =2,1 .
s2 =1,2 cm = 0,3 - hệ số poatxông.
h = 16 cm
Suy ra:


Ta có:
b = - xc =4,5 -1,1= 3,4cm
Trong hệ trục OYZ:
xA =r = 2,6 cm
yA = h -s1 - yc = 16 - 2 -7,3 = 6,7 cm
zc = 0
Các thông số:
, ,

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 76


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Tra bảng 19: = 0,186

Tra bảng 20: = -0,11

Và = . = 0,3.(-0,11) = -0,033
Suy ra:

8.4.2. Tính toán khung giữa theo tải trọng tác dụng trong mặt phẳng khung
nâng:
Khi máy nâng làm việc trên mặt nền có độ nghiêng ngang các thành phần
nằm ngang của các tải trọng sẽ gây ra áp lực nằm trong mặt phẳng khung nâng, các áp
lực này tác dụng lên các con lăn gây phản lực của chúng lên bản thành thanh dẫn hướng.
Tuy nhiên áp lực này khhong lớn và có thể bỏ qua.

8.5. Tính toán kiểm tra bền cho khung ngoài:


8.5.1 .Khung ngoài dưới tác dụng của tải trọng tác dụng có phương vuông góc
với mặt phẳng khung:
a. Xác định diện tích và trọng tâm mặt cắt:
Khung ngoài được chế tạo từ thép tổ hợp. Các kích thước cơ bản của tiết diện
ngang như sau :
y

Y
a1

a2

x
h

o
x
b
Hình 8.18: Kích thước mặt cắt khung ngoài .

Với: h=16 cm b=4,6 cm


SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 77
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

a1=2 cm a2=1,2 cm
Ta có diện tích và trọng tâm của từng hình chữ nhật bên trong gồm:
Diện tích phần thứ nhất:
F1=b.a1= 4,6.2=9,2cm2
với tọa độ C1=(2,3;1)
Diện tích phần thứ hai:
F2=a1.(h-2.a2) =1,2(16-2,2)=14,4 cm2
với tọa độ C2=(0,6;8).
Diện tích phần thứ ba:
F3=b.a1=4,6.2=9,2cm2
với tọa độ C3=(2,3;15).
Tọa độ trọng tâm mặt cắt:

Vậy tọa độ trọng tâm mặt cắt là: C (1,55;8)


b. Xác định moment quán tính của mặt cắt:
Moment quán tính chính trung tâm theo phương X

* = Jx +
Với: b1=

* = Jx +
Với: b2=

* = Jx +
Với: b3=

Vậy moment quán tính chính trung tâm theo phương X là:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 78


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Moment quán tính chính trung tâm theo phương Y

* = Jy +
Với: k1=

* = Jx +
Với:
k2=

* = Jx +
Với: k3=

Vậy moment quán tính chính trung tâm theo phương Y là:

c. Moment quán tính chống uốn của mặt cắt:


Với trục X:

Với trục Y:

d. Xác định moment quán tính chống xoắn tự do :

Với:

Các hệ số ,được chọn theo kinh nghiệm nên:


và =0,537
Nên độ cứng chống xoắn của nó là:

e. Xác định moment quán tính quạt của tiết diện:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 79


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Xác định moment quán tính của tọa độ quạt đối với gốc chính:
Ta có khoảng cách từ tâm của trục tới trung điểm của thanh đứng hình

chữ C:

Với: Fc=
Fn=

2
Y 1

4
a 2=12
a1 =20

x
h

xc =15,5
yc =80

8 7

5
6
,
b1
Hình 8.19: Biểu đồ tọa độ quạt.
Tọa độ quạt tại vị trí số 1 và 3 là:

Tọa độ quạt tại vị trí số 2 và 4 là:

Moment quán tính quạt của tiết diện :

Từ moment quán tính quạt và độ cứng chống xoắn ta tính được hệ số đặc
trưng moment uốn xoắn k:

Với: G - mođun đàn hồi trượt. .


E - mođun đàn hồi.
Jk - moment quán tính tự do.
- moment quạt của tiết diện lấy đối với gốc.
l=lb=230cm - chiều dài của khung ngoài.

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 80


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

f. Sơ đồ tính khung ngoài :


Trong trường hợp này ta giả thiết:
- Các thanh đứng của khung mgoài làm việc độc lập nhau.
- Sơ đồ tính của thanh đứng được đưa về sơ đồ tính dầm.
o

M1 x

2
P1
P2
M2

Mu
2

'
0,55S u

Mc Yc
Xc

z
Hình 8.20: Sơ đồ tính khung ngoài.
Với: m = 6 cm l2 = 65 cm
a2 = 60 cm l = 230 cm
l1 = 90 cm
Các phản lực tại gối C được xác định theo phương trình cân bằng moment sau :

Với : kđ - hệ số động. kđ = 1,3 .


Q - tải trọng hàng nâng. Q=25kN.
Gk - trọng lượng bàn trượt và chạc. Gk=5kN.
G1 - trọng lượng khung trong. G1=2,8kN.
G2 - trọng lượng khung giữa. G2=3,2kN.
G3 - trọng lượng khung ngoài. G3=3,5kN.
S'x - ứng lực trong xi lanh thuỷ lực nghiêng khung. S'x=117,1269kN.
- góc nghiêng của xi lanh thuỷ lực nghiêng khung so với phương ngang.
.
Thay các giá trị trên vào phương trình ta có :

Ta có vị trí các điểm đặt lực:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 81


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

+Z = a2 +l1+l2 =60+90+65=215cm
+Z1 = m = 6cm
+Z2 = m+a2 = 6+60=66cm
+Z3 = m+a2+l1 = 6+60+90=156cm
+Z4 = m+a2+l1+l2 = 6+60+90+65=221cm
Dưới tác dụng của lực,dầm chịu uốn theo chiều rộng dầm với giá trị momen uốn
được tính theo công thức sau:
(8.27) [1]
Trong đó: là hệ số kể đến dấu cho các vị trí tính toán tiết diện:
- Khi :Z>Zi:
- Khi :Z<Zi:
Căn cứ vào biểu đồ momen uốn cho thanh đứng ta thấy tại tiết diện dầm chịu uốn
lớn nhất.Vậy ta kiểm tra uốn cho thanh tại tiết diện 4 vì Z 4>Z nên . Ta tính được giá
trị của MZ :

Với P4=Xc=21,9KN

Ta tính được ứng suất uốn của thanh:

Vật liệu làm khung là thép 40X tôi cải thiện có: = 70kN/cm2
=2,81kN/cm2 < = 700kN/cm2
Vậy khung đủ bền.
g. Bimoment xoắn uốn :
Do thanh bị uốn xoắn cưỡng bức nên Bimoment của thanh là:

Trong đó :
k - đặt trưng uốn xoắn của tiết diện.
l=lb=230cm - chiều dài của khung ngoài.
- góc xoắn tương đối của tiết diện chính diện.
Mi - moment xoắn tại điểm i.
Do = = =0 , =1 nên ta chỉ tính giá trị M4.
Giá trị của moment xoắn:
M4 = X'C.lC=21,9.3,2=70,08KNcm=70080Ncm
Góc xoắn tương đối của thanh là:

Với:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 82


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

Bimoment của thanh là:

Ta có biểu đồ moment uốn Mz và Bimoment uốn xoắn Bz :


P3
P2
M4 M3 M1
M2 0
z 4 3 2 P1 1
lu
lc

P4 y
0,55S 'u x
l2 l1 a2 m

Mz

Bz
Hình 8.21: Biểu đồ moment.
Ta thấy rằng theo biểu đồ Mz và Bz ta có ứng suất pháp lớn nhất do uốn và
bimoment uốn xoắn gây ra tại tiết diện 4. Ứng suất tiếp thường nhỏ không đáng kể nên ta
bỏ qua.
Ứng suất pháp do uốn xoắn gây ra là:

Với: - diện tích quạt tại tiết diện 4.


: moment quán tính của cánh quạt.

h. Kiểm tra ứng suất cục bộ trong thanh dẩn hướng:

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 83


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:NGUYỄN HỮU QUẢNG

a1
a2

h
O

yc xc

P
A

r
,
b1
Hình 8.22: Sơ đồ mặt cắt thanh dẩn hướng .
Gọi: - P - áp lực của con lăn chính tác dụng lên thanh dẩn hướng.
P=R5=28708,7(N)= 28,7087(kN)
- r - khoảng cách điểm đặt lực P đến tâm bản thành.
- Mx - moment uốn dọc.
- My - moment uốn ngang.
- Mz - moment uốn ngang đối với bản.
Việc xác định các moment uốn cục bộ khá phức tạp , người ta xác định giá trị ứng
suất cục theo Mx ,My ,Mz bằng các đại lượng không kích thước sau:
; ;
Các đại lượng này được tra trong bảng 17, 18, 19, 20 trang 320 phụ thuộc vào các
thông số sau : , , , và .
Ta có: xc =1,55 cm h = 16 cm
yc =8 cm r = 2,6 cm ,E =2,1 .
a1 =2 cm = 4,6 cm
a2 =1,2 cm = 0,3 - hệ số poatxông

SVTH:CAO CHÍ HIẾU Trang 84


LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Suy ra:


Ta có:
b = - xc =4,6 -1,55= 3,05cm
Trong hệ trục OYZ :
xA = r = 1,95 cm
yA = h -s1 - yc = 16 - 2 -8 = 6 cm
zc = 0
Các thông số:
, ,

Tra bảng 19: = 0,186

Tra bảng 20: = -0,143

Và = . = 0,3.(-0,143) = -0,0429
Suy ra:

8.5.2. Tính toán khung ngoài theo tải trọng tác dụng trong mặt phẳng khung
nâng:
Khi máy nâng làm việc trên mặt nền có độ nghiêng ngang các thành phần
nằm ngang của các tải trọng sẽ gây ra áp lực nằm trong mặt phẳng khung nâng, các áp
lực này tác dụng lên các con lăn gây phản lực của chúng lên bản thành thanh dẫn hướng.
Tuy nhiên áp lực này khhong lớn và có thể bỏ qua.

8.6. Tính toán con lăn dẩn hướng:


Truyền động con lăn là truyền động ma sát, chỉ tiêu cơ bản về khả năng làm việc
là sức bền mỏi được đánh giá bằng giá trị của ứng suất tiếp. Vòng ngoài của các con lăn
là vòng quay nên độ bền mỏi của ổ sẽ giảm.
Các con lăn chính lăn trực tiếp trên bản cánh của thanh dẫn hướng, các con lăn
phụ lăn trực tiếp trên bản thành của thanh dẫn hướng vì vậy tiếp xúc giữa bề mặy con lăn
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

và thanh dẫn hướng là tiếp xúc đường. Khi máy nâng làm việc trên mặt đường có độ
nghiêng ngang góc sẽ xuất hiện lực xô nganng tác dụng lên khung nâng, với kết cấu đặt
biệt của con lăn và hình dáng tiết diện ngang thanh dẫn hướng các con lăn chính tiếp
nhận tải trọng xô ngang này. Khi đó xảy ra tiếp xúc của bề mặt không lăn với bản thành
thanh dẫn hướng và tiếp xúc này là tiếp xúc đường.
Để nâng cao khả năng chịu mài mòn người ta dùng thép hợp kim dụng cụ 50X
thường hoá để chế tạo con lăn, với ứng suất cho phép: .
8.6.1. Con lăn chinh:
a. Tính chọn ổ đỡ con lăn:
Ta tính theo hệ số khả năng làm việc của ổ:

Với: h - số giờ phục vụ của ổ. Ta chọn h = 8000 giờ.


n - số vòng quay của ổ.

Trong đó :
vn - vận tốc nâng. vn=610mm/s =36600mm/ph.
Dk - đường kính con lăn chính. Dk=110mm.
Suy ra:

Rtđ - tải trọng tương đương tác dụng lên ổ.

Trong đó:
R - tải trọng hướng tâm. R=41884,6N.
A - tải trọng dọc trục. A= X1 =785 N.
m - hệ số chuyển tải trọng dọc trục về tải trọng hướng tâm.
Tra bảng 8-2 [9] ta có: m=3.
Kv - hệ số xét đến vòng nào của ổ là vòng quay.
Tra bảng 8-5[9] ta có: Kv=1,1.
Kt - hệ số tải trọng động. Tra bảng 8-3 [1]ta chọn: Kt=1,1.
Kn - hệ số nhiệt. Tra bảng 8-4 [9]ta có: Kn=1.
Suy ra:

Hệ số khả năng làm việc của ổ:

Vậy hệ số khả năng làm việc của ổ là: C=3150,1 kích thước con lăn D k=110mm,
dk=25mm tra bảng 15P [9] chọn loại ổ cho con lăn là loại ổ bi đỡ lòng cầu hai dãy có đặc
tính kĩ thuật và kích thước như sau:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

D
d
B
Hình 8.23: Kết cấu con lăn.
- Kí hiệu qui ước: 1305.
- Đường kính trong: d=25mm.
- Đường kính ngoài: D=62mm.
- Hệ số khả năng làm việc của mỗi ổ: C=13000.
- Tải trọng cho phép ở mỗi ổ: Q=610daN.
- Số vòng quay giới hạn trong một phút: n=10000v/ph.
- Kích thước chổ vát mép: r=2mm.
- Bề rộng ổ: B=17mm.
b. Kiểm tra con lăn:
* Ta kiểm tra theo sức bền tiếp xúc cho vòng ngoài của con lăn chính chịu tác
dụng của tải trọng P.
Ứng suất tiếp xúc:

Với:
k1 - hệ số kể đến ảnh hưởng của lực tiếp tuyến do ma sát.
k1 = (1÷1,1). Chọn k1 = 1.

P
R=55mm

X
s=15mm

b=30mm

Hình 8.24: Sơ đồ tính toán con lăn chính.


LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

P - áp lực tác dụng lên con lăn. Chọn con lăn chịu áp lực lớn nhất.
P=R1= 28666,7N=28,6667 kN.
b - chiều rộng con lăn chính. b=3cm.
R - bán kính con lăn chính. R=5,5cm.
E - mođun đàn hồi của vật liệu. E=2,1. kN/
Suy ra:

Vậy vành ngoài con lăn đủ bền.


* Kiểm tra sức bền tiếp xúc cho bề mặt không lăn :

Với:
k1 - hệ số kể đến ảnh hưởng của lực tiếp tuyến do ma sát .
k1 = (1÷1,1). Chọn k1 = 1.
X - tải trọng ngang tác dụng lên con lăn , xuất hiện khi máy nâng làm việc
trên mặt nghiêng ngang góc .
X=0,5.(Q + Gbt + G1 + G2 + G3). sin
X=0,5.(25 + 5 + 2,8 + 3,2 + 3,5).sin
=1,03KN
s - chiều dài tiếp xúc với bản thành. s=1,5 cm.
Suy ra:

Kết luận: con lăn đủ bền theo điều kiện tiếp xúc.
c. Tính và kiểm tra trục con lăn chính:
Trục con lăn chính được chế tạo từ thép 45 có . Vì được hàn vào
thân khung cho nên ta xem trục con lăn chính như một dầm công xôn.
Trục con lăn chính được đưa về sơ đồ tính như sau:

P
A 1
1
l
Hình 8.25: Sơ đồ tính trục con lăn.
Trong đó:
l - chiều dài trục con lăn. Căn cứ vào kích thước ổ lăn.
Ta chọn l=40mm.
P - lực tác dụng lên con lăn khi làm việc. P=28666,7N.
Trục có tiết diện mặt cắt ngang:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

l/2 l/2

P
Q
l.P/2 Mu
Hình 8.26: Biểu đồ moment.
Qua biểu đồ lực và moment uốn của trục con lăn ta thấy tiết diện nguy hiểm nhất
của trục con lăn là tiết diện tại A (1-1). Tại tiết diện này trục phải chịu moment uốn lớn
nhất:

Trục con lăn được kiểm tra bền theo công thức sau:

Theo thuyết bền 4 ta có:

Với:
Wx - moment chống uốn của mặt cắt trục.

Mx - moment tại mặt cắt nguy hiểm. Mx=573334Nmm.


QA - lực cắt tại tiết diện A. QA=P=28666,7N.
FA - diện tích tiết diện. FA=F= .
Từ đó ta tính được:

Vậy trục con lăn đảm bảo bền khi làm việc.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

8.6.2. Con lăn phụ:


a. Tính chọn ổ đỡ con lăn:
Con lăn phụ được bố trí ở phía dưới con lăn chính, nó có tác dụng chịu các tải
trọng ngang phát sinh trong trường hợp máy nâng làm việc ở vị trí mặt phẳng nền làm
việc nghiêng một góc và trường hợp khung bàn trượt được nâng lên ở vị trí cao nhất.
Ngoài ra con lăn phụ còn giúp cho hệ thống khung động và bàn trượt chuyển động
tương đối trên khung chính được nhịp nhàng và êm hơn.
Vì con lăn phụ tương đối nhỏ do đó ta chọn kết cấu con lăn phụ dạng ổ trượt.
Căn cứ vào vận tốc nâng hàng của xe ta tính được số vòng quay của con lăn phụ
trong một phút:
v = 610m/s = 36600m/ph

Qua đó ta thấycon lăn phụ có kích thước nhỏ D’ k = 60mm và số vòng quay tương
đối lớn nên dùng ổ lăn tuổi thọ sẽ thấp do đó việc dùng ổ trượt là hợp lý nhất.
Điều kiện tính toán con lăn phụ là áp suất sinh ra ở bề mặt tiếp xúc giữa lót ổ và
ngõng trục phải nhỏ hơn trị số áp suất cho phép theo công thức (8-10) sách TKCTM:

Trong đó:
Q - tải trọng hướng tâm tác dụng lên con lăn. Q=X5=10487N.
d, l – đường kính và chiều dài ổ trượt.
Dựa vào công thức kinh nghiệm trong tài liệu TKCTM ta có:
l/d=0,5÷0,9
Nên ta tính chọn được: d=60mm, l=35mm.
[P] – áp suất cho phép. Tra bảng (8-36) sách TKCTM. Ta chọn vật liệu chế tạo ổ
là ƂpC 30 có [P] = 20N/mm2.
Từ các thông số trên ta tính được:
<[P]
Vậy con lăn làm việc đủ bền.
* Kiểm tra sức bền tiếp xúc cho bề mặt không lăn :

Với: k1 - hệ số kể đến ảnh hưởng của lực tiếp tuyến do ma sát.


k1 = (1÷1,1). Chọn k1 = 1.
X - tải trọng ngang tác dụng lên con lăn , xuất hiện khi máy nâng làm việc
trên mặt nghiêng ngang góc .
X =1,15kN
b' - chiều rộng con lăn phụ. b'=3 cm.
r - bán kính con lăn phụ. r=3cm.
Suy ra:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Kết luận: con lăn đủ bền theo điều kiện tiếp xúc.
b. Tính và kiểm tra trục con lăn phụ :
Trục con lăn phụ được chọn theo công thức kinh ngiệm d'k=35mm. Lực tác dụng
lên con lăn phụ chính là lực tác dụng lên trục con lăn Q=X5=10487N.
Trục con lăn phụ được bắt chặt vào bản thành bằng bu lông do đó được đưa về sơ
đồ tính sau:
Q/ l

RA RB
Hình 8.27: Sơ đồ tính trục con lăn.
Với con lăn phụ có đường kính D' k=60mm, chiều dài l=35mm, ta chọn chiều dài
trục con lăn lt=80mm.
Q/ l

1
1
l

lt

5243,5 5243,5

M
104870
111424
Hình 8.28: Biểu đồ moment.
Nhìn vào biểu đồ moment ta kiểm tra cho mặt cắt 1-1.
Lực tác dụng:

Moment uốn:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Trục con lăn được kiểm tra bền theo công thức sau:

Theo thuyết bền 4 ta có:

Với:
Wx - moment chống uốn của mặt cắt trục.

M1 - moment tại mặt cắt nguy hiểm. M1=111424Nmm.


Q1 - lực cắt tại tiết diện 1-1. Q1=Q/2=5243.5N.
F1 - diện tích tiết diện.

Từ đó ta tính được:

Vậy trục con lăn đảm bảo bền khi làm việc.

8.7. Tính chọn các phần tử động lực và thủy lực:


8.7.1.Chọn bơm chính cho hệ thống nâng:
Trong các loại máy xếp dỡ thông thường ta thường sử dụng loại bơm bánh răng và
bơm piston rô to hướng trục ,một số hãng sử dụng bơm cánh gạt.tuy nhiên loại xe nâng
chạc mà ta thiết kế có sức nâng nhỏ và áp suất làm việc của dầu không quá lớn nên ta
chọn bơm bánh răng .Bơm bánh răng có nhiều ưu điểm như: kết cấu đơn giản, dễ chế tạo,
chắc chắn, làm việc tin cậy, tuổi thọ cao, kích thước nhỏ gọn và có thể chịu quá tải trong
một thời gian ngắn.
Lưu lượng của chất lỏng:

với: I =2
D=9 cm
V=610 mm/s=36,6m/phút=366 dm/phút.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

lít/phút.
Vậy ta chọn bơm bánh răng ăn khớp ngoài của hãng BOSCH kí hiệu AZPB/AZPF với
series 1X-NG32 .các thông số kĩ thuật của bơm là :
Ap suất vận hành liên tục của bơm là :180 bar=180kG/cm2
Ap suất vận hành gián đoạn của bơm là :200bar
Tốc độ quay lớn nhất của bơm là:2800 vòng/phút
Dung tích chứa của bơm là :32 cm3
8.7.2. Chọn van an toàn:
Van an toàn làm nhiệm vụ giữ cho áp lực dầu làm việc của hệ thống không vượt
quá áp lực quy định nó có 2 chức năng chính:
Đảm bảo tuổi thọ của các chi tiết và bộ máy.
Duy trì tính năng hoạt động của hệ thống theo đúng quy định kỹ thuật.
Dựa vào áp lực dầu làm việc P=180 kG/cm 2 ta chọn van an toàn Y4790-15 mua tại
Công ty TNHH TM DyDan có các thông số sau:
Kiểu van:Y4790-15
Hành trình piston đóng mở van: 32 mm.
Ap lực dầu định mức: P=180kG/cm2.
Lưu lượng dầu qua van:
Định mức: 160 lít/phút.
Nhỏ nhất: 16 lít/phút.
Tổn thất áp lực qua van,Mpa  0,6.
Trọng lượng: q=12KG.
8.7.3 Chọn van phân phối:
P: dòng dầu cao áp được dẫn vào van phân phối.
T: dòng dầu thấp áp được dẫn ra khỏi van phân phối.
A,B: là 2 cửa van nối với các đường ống dẫn tới động cơ hoặc xi lanh thủy lực.
-Nguyên lý hoạt động:
Trong trường hợp không cần đưa dầu cao áp tới các bộ máy, cần điều khiển để ở
vị trí 1 khi đó con trượt trong van đóng hoàn toàn bịt đường dầu P và T. Nếu muốn đưa
dầu cao áp ra cửa A và dẫn dầu thấp áp từ cửa B ra cửa T ta điều khiển cần gạt tới vị trí 2.
Còn vị trí thứ 3 thì ngược lại.
Tính năng kỹ thuật của loại van phân phối (loại 32).
Ap lực dầu vào van (Mpa):
Định mức: 16
Cao nhất: 17
Lượng tụt áp cho phép: 0,8
Lưu lượng dầu (lít/phút):
Định mức: 250
Cao nhất: 320
Lực đóng mở van: 450N
Nhiệt độ dầu làm việc (0C):
Lớn nhất:+750C.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Nhỏ nhất:-400C.
8.7.4. Ong dẫn và cút nối:
Ong dẫn chuyên làm nhiệm vụ dẫn dầu công tác từ bộ phận này sang bộ phận
khác của hệ thống. Căn cứ vào khả năng thay đổi cự ly truyền dẫn dầu người ta chia ống
dầu thủy lực thành 2 loại: ống cứng và ống mềm.
Ong cứng: thường dùng trong trường hợp cự ly truyền dẫn dầu không thay đổi trong quá
trình máy hoạt động, các ống này thường được chế tạo từ kim loại nên còn gọi là ống kim
loại.
Ong mềm: thường dùng trong trường hợp cự ly truyền dẫn dầu thay đổi trong quá
trình máy hoạt động, các ống này thường được chế tạo từ vật liệu cao su tổng hợp.
Lựa chọn ống dẫn dầu thủy lực ta quan tâm tới 2 thông số quan trọng nhất là áp
lực dầu định mức và lưu lượng lớn nhất của dầu được truyền trong đó. Với cự ly và áp
lực dầu trong đó ta có thể chọn được kiểu ống thích hợp.
Các loại cút nối: chỉ đóng vai trò chuyển hướng truyền dẫn dầu hoặc được nối
trung gian giữa các đường ống với nhau hay giữa đường ống với các chi tiết, cụm máy
thủy lực khác, được chế tạo bằng kim loại có ren vặn chắc chắn với quy định chặt chẽ về
chiều vặn ren.

8.7.5.Thùng dầu thủy lực:


Trong hệ thống truyền động thủy lực thùng chứa dầu có những công dụng sau:
 Góp phần làm mát dầu.
 Lưu trữ toàn bộ lượng dầu cần thiết phục vụ cho hệ thống.
 Góp phần làm sạch dầu nhờ có lưới lọc bố trí trong thùng hoặc tạo điều kiện
cho các chất bẩn, mạt kim loại, bụi chứa trong dầu được lắng đọng.
 Đổi mới dầu thông qua việc bổ sung hoặc thay thế dầu trong quá trìng hoạt
động của máy.
 Thùng có cấu tạo từ thép tấm với hệ thống khung xương thích hợp.
8.7.6.Bộ lọc dầu:
Bộ lọc tuy nhỏ, rẻ tiền nhưng đóng vai trò rất quan trọng cho quá trình làm sạch
dầu công tác. Tác dụng của bộ lọc dầu là:
Lọc sạch được mọi tạp chất kể cả các dạng huyền phù chứa trong dầu, nhất là giữ
được các mạt kim loại, hạt cứng ở lại bộ lọc với hiệu suất lọc cao nhất.
Tổn thất áp lực và lưu lượng dầu qua lọc là nhỏ nhất.
Làm việc chắc chắn, tuổi thọ cao, dễ tháo lắp và chăm sóc kỹ thuật
Thường dùng 2 kiểu lọc dầu: lọc cưỡng bức và lọc tự nhiên.
Lọc cưỡng bức: dòng dầu chảy vào lọc thường chịu tác dụng cưỡng bức các lực
phụ trợ như lực ly tâm, lực nén. Loại lọc này thường dùng cho hệ thống thủy lực quan
trọng, công suất lớn vá phức tạp.
Lọc tự nhiên: dòng dầu chảy vào lọc thường không chịu thêm bất cứ các lực tác
dụng cưỡng bức hay lực tác động phụ nào.
8.7.7. Chọn động cơ:
T có sơ đồ truyền động như đã trình bày ở phần trên.
Ta chọn động cơ theo công suất tổng mà động cơ cần thiết.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Công suất cần thiết cho cơ cấu di chuyển xe: Nct1


Nct1 = [5]

Trong đó: N =
P =Pms +Pn +Pg +Pdc Lực kéo cần thiết để di chuyển xe khi xe di chuyển
trên mặt nền nghiêng.
Trong đó : Pms :lực cản lăn của các bánh xe
Pn: lực cản do độ dốc mặt đường
Pg : lực cản do gió .
Pdc :lực cản do gia tốc trong quá trình di chuyển .
Trong phương trình can bằng lực kéo trên ;khi máy nâng chuyển động với vận tốc không
lớn lắm ,lực cản do gió Pg là không lớn .khi đó công thức tên được miêu tả dưới dạng sau
:
P =f.G +Gsin+G/g..j
Với : f=0,15 :hệ số cản của bánh xe .
g=9,8 m/s2:gia tốc rơi tự do .
G=4310 Kg=43100 N:trọng lượng của máy nâng .
=100: độ dốc của đường .
j≤(0,15÷0,25): gia tốc chuyển động tịnh tiến của máy nâng.chọn j=0,2
=1,03+a.ik2 :hệ số ảnh hưởng của các khối lượng phần quay .
Trong đó a=0,04÷0,05 :hệ số
ik= 6,48 :tỉ số truyền hộp truyền động .
P=0,15.43100+43100.sin100+43100.0,2.(1,03+0,04.6,482)/9,8
P=16332,6 N
Nct1 = = = 99,49 kW
v = 19km/h = 5,3m/s

( lần lượt là hiệu suất bộ truyền , bánh răng, ổ lăn, khớp nối)
Công suất cần thiết để dẫn động bơm:
Nct2 = = (8.20) [1]
Nct2 =53 hp=53.0,735=39 kW
1hp=0,735 kW
p=180 kG/cm2 p suất cơng tc trong hệ thống thủy lực
=0,96 hiệu suất cơ khí của bơm
=0,9 hiệu suất thể tích của bơm
Suy ra: Công suất cần thiết của động cơ là: Nct = 99,49+ 39 = 138,49 kW
Ở đây ta chọn động cơ Diesel hiệu YANMAR _4TNE92 . Đây là loại động cơ thường
dùng trên ô tô nâng với sức nâng tương ứng của hãng HYSTER .
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Phần 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ CON LĂN , KIỂM TRA ỔN
ĐỊNH CỦA XE ,QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE .

Chương 9: ỔN ĐỊNH MÁY NÂNG


Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm hàng ổn định , ta phải tiến hành tính
ổn định dọc và ổn địng ngang của máy dựa vào điều kiện ổn định sau: Kôđ >1,1.
Ổn định máy nâng bao gồm các trường hợp sau:

9.1. Trường hợp 1:


Máy nâng mang hàng định mức Q, tiến hành nâng hàng ở độ cao nâng cao nhất
Hmax , máy nâng đứng trên mặt nằm ngang.Khung nghiêng về trước đễ dỡ hàng.
Hệ số ổn định được tính theo điều kiện ổn định:
Kôđ1 (8.1) [1]
Với:
G1 – Trọng lượng cơ sở của xe nâng. G1=4310 kG.
G2 – Trọng lượng khung ngoài, khung giữa, khung trong, bàn trượt và chạc
hàng.
G2=Gk + Gng+ Ggi + Gtr =500 + 280 + 320 + 350
=1450 kG
Q – Trọng lượng hàng nâng định mức. Q=2500 kG.
a1 - khoảng cách từ trục cầu trước đến trọng tâm xe nâng G1.
h1 - khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa trọng tâm xe và mặt
Tham khảo máy mẫu ta có:
a1 = 1100mm
h1 = 700mm
a2 - khoảng cách theo phương ngang từ trục cầu trước đến trọng tâm của
khung nâng bàn trượt và chạc. a2=125mm.
h2 - khoảng cách theo phương đứng giữa mặt nền và trọng tâm G2.
h2= 2600mm.
hc - là khoảng cách theo phương đứng giữa mặt nền và tâm xoay C.
hc= 300mm.
h - chiều cao trọng tâm hàng.
h= H+600=5000+600=5600mm.
l - khoảng cách từ trục cầu trước đến trọng tâm hàng. l=735mm.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

O
O' Q

O2
O'2
G2
h

h2

G1 O1
h1

C
h C

a2
a'2 a1
l
l'
Hình 9.1: Sơ đồ tính ổn định.
- khoảng cách theo phương ngang từ trục cầu trước đến khối lượng của khối
lượng khung ngoài , khung giữa , khung trong , bàn trượt và chạc.
(8.2) [1]
Trong đó:
ac - khoảng cách từ trục cầu trước đến khớp xoay C.
Tham khảo máy mẫu ta được ac =0mm.

Với:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

a2=125mm.
h2 = 2600mm.
hc = 300mm.
Suy ra:
=2303,4mm.
1 - góc giữa đường nối từ trọng tâm khung nâng đến tâm xoay C và phương
ngang.

Với - góc nghiêng về phía trước do biến dạng kết cấu và do lốp bị lún
xuống.
Suy ra:

l' - khoảng cách theo phương ngang từ trục cầu trước đến trọng tâm hàng khi
nghiêng khung về trước một góc .

Với:

Trong đó:
l =735 mm
ac =0 mm
h= 5600 mm
hc =300 mm
Suy ra:

- góc giữa đường nối từ trọng tâm hàng đến tâm xoay C và phương ngang.

Thay vào ta có:

Từ đó ta tính được:
Kôđ1

Kôđ1
Vậy trường hợp này ổn định được đảm bảo.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

9.2. Trường hợp 2 :


Máy nâng hàng có trọng lượng định mức Q ở độ cao lớn nhất, máy làm việc trên
mặt đường dốc theo phương dọc với độ dốc 4% tương đương với .

Hình 9.2: Sơ đồ tính ổn định.


Hệ số ổn định được tính theo điều kiện ổn định:
Kôđ2 (8.3) [1]
Với:
G1 – Trọng lượng cơ sở của xe nâng. G1=4310 kG.
G2 - Trọng lượng khung ngoài, khung giữa, khung trong, bàn trượt và chạc.
G2 =1450 kG.
Q - Trọng lượng hàng nâng định mức. Q=2500 kG.
a1 - khoảng cách theo phương ngang từ trọng tâm xe G 1 đến trục cầu trước.
a1=1100mm
h1 - khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa trọng tâm xe và mặt nền.
h1=700mm.
a2 - khoảng cách theo phương ngang từ trục cầu trước đến trọng tâm của
khung nâng bàn trượt và chạc. a2=125mm.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

h2 - khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa trọng tâm G 2 và mặt nền.
h2=2600mm.
l - khoảng cách từ trọng tâm hàng đến trục cầu trước. l= 735mm.
h - chiều cao trọng tâm hàng. h= 5600 mm.
Thay các giá trị trên vào ta có:
Kôđ2

Kôđ2

Kôđ2=
Vậy trường hợp này ổn định được đảm bảo.

9.3. Trường hợp 3 :


Máy nâng nâng hàng vượt sức định mức 10%, tức Q= 1,1.Q đm. Máy tiến hành
nâng hàng cách mặt nền một khoảng H=300 mm, khung nâng nghiêng về sau một góc
. Đồng thời máy nâng đang chạy thì hãm phanh với gia tốc lớn nhất j=1,5 .
Hệ số ổn định được tính theo điều kiện ổn định:
Kôđ3

(8.4) [1]
Với:
G1 - Trọng lượng cơ sở của xe nâng. G1=4310 kG.
G2 - Trọng lượng khung ngoài, khung giữa, khung trong, bàn trượt và chạc.
G2 =1450kG.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

O2 O"2
O" G2
O
Q
h"2
h2

G 1 O1
h"
h

h1
C
h C

a2
a"2 a1
l
l"
Hình 9.3: Sơ đồ tính ổn định.
Q - Trọng lượng hàng nâng định mức. Q=1,1.2500 =2750 kG.
a1 - khoảng cách theo phương ngang từ trọng tâm xe G 1 đến trục cầu trước.
a1=1100mm.
h1 - khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa trọng tâm xe và mặt nền.
h1=700mm.
a2 - khoảng cách theo phương ngang từ trục cầu trước đến trọng tâm của
khung nâng bàn trượt và chạc. a2=125mm.
h2 - khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa trọng tâm G 2 và mặt nền.
h2=1100mm.
l - khoảng cách từ trọng tâm hàng đến trục cầu trước. l=735mm.
h - chiều cao nâng hàng.
h=H+600=300+600=900mm.
ac - khoảng cách theo phương ngang từ trục cầu trước đến khớp xoay C. a c
=0 mm.
hc - là khoảng cách theo phương đứng giữa mặt nền và tâm xoay C.
hc=300mm.
- khoảng cách theo phương ngang từ trục cầu trước đến khối lượng
của khối lượng khung ngoài, khung giữa, khung trong, bàn trượt và chạc (G 2) khi nghiêng
về phía sau một góc .

Trong đó:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Với:
ac=0
a2=125mm
h2=1100mm
hc=300mm
Suy ra:

2 - góc giữa đường nối từ trọng tâm khung nâng đến tâm xoay C và phương
ngang.

Với - góc nghiêng về phía trước do biến dạng kết cấu và do lốp bị lún
xuống.
Suy ra :

a"2=68,9mm
F - lực quán tính của hàng Q.

F1 - lực quán tính của xe nâng không kể khung nâng.

F2 - lực quán tính của khung nâng.

Trong đó : g - là gia tốc trọng trường. g=10 .


- khoảng cách theo phương thẳng đứng từ trục cầu trước đến khối lượng
của khối lượng khung ngoài, khung giữa, khung trong, bàn trượt và chạc (G 2) khi nghiêng
về phía sau một góc .

h"2=1106,8mm
l" - khoảng cách theo phương ngang từ trục cầu trước đến trọng tâm hàng khi
nghiêng khung về sau một góc .
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Trong đó:

- góc giữa đường nối từ trọng tâm hàng đến tâm xoay C và phương ngang.

Suy ra:

l’=691,3mm
Thay các giá trị trên vào ta có:
Kôđ3

Kôđ3

Kôđ3=
Vậy trường hợp này ổn định được đảm bảo.

9.4. Trường hợp 4 :


Xe nâng mang hàng định mức Q. Nâng hàng cách mặt nền một khoảng h=300
mm. Khung nâng nghiêng về phía sau, máy đứng làm việc trên nền dốc theo phương dọc
với độ dốc .
Hệ số ổn định được tính theo điều kiện ổn định:
Kôđ4

(8.5) [1]
Với:
G1 - Trọng lượng cơ sở của xe nâng. G1=4310 kG.
G2 - Trọng lượng khung ngoài, khung giữa, khung trong, bàn trượt và chạc.
G2 =1450 kG.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Hình 9.4: Sơ đồ tính ổn định.

Q - Trọng lượng hàng nâng định mức. Q=2500 kG.


a1 - khoảng cách từ trọng tâm xe G1 đến trục cầu trước. a1=1100mm.
h1 - khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa trọng tâm xe và mặt nền.
h1=700mm.
a2 - khoảng cách từ trục cầu trước đến trọng tâm của khung nâng bàn trượt
và chạc. a2=125mm.
h2 - khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa trọng tâm G 2 và mặt nền.
h2=1100mm.
l - khoảng cách từ trọng tâm hàng đến trục cầu trước. l=735mm.
h - chiều cao nâng hàng. h= 900 mm.
Thay các giá trị trên vào ta có:
Kôđ4

Kôđ4

Kôđ4=
Vậy trường hợp này ổn định được đảm bảo.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

9.5. Trường hợp 5 :


Xe nâng di chuyển không hàng. Chạc hàng cách mặt nền một khoảng h=300mm,
khung nâng nghiêng về phía sau. Máy nâng di chuyển với tốc độ lớn nhất và tiến
hành xoay đột ngột.
Hệ số ổn định được tính theo điều kiện ổn định:
Kôđ5 (8.6) [1]
Với:
G1 - Trọng lượng cơ sở của xe nâng. G1=4310 kG.
G2 - Trọng lượng khung ngoài, khung giữa, khung trong, bàn trượt và chạc.
G2 =1450 kG.
Q - Trọng lượng hàng nâng định mức. Q=2500 kG.
h1 - khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa trọng tâm xe và mặt nền.
h1=700mm.
h2 - khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa trọng tâm G 2 và mặt nền.
h2=1100mm.
l - khoảng cách từ trọng tâm hàng đến trục cầu trước. l=735mm.
h - chiều cao nâng hàng. h= 900 mm.

P1 - lực quán tính của xe cơ sở.

Với:
G1=4310 kG
g - là gia tốc trọng trường. g=10 .
v - tốc độ di chuyển của xe nâng lúc làm hàng.
v= 19km/h=5,3 m/s.
Rmin - bán kính quay vòng. Rmin= 2216mm.

Suy ra:

P1=8174,7kg
P2 - lực quán tính của khung nâng.

Với:
G2=1450 kG
g - là gia tốc trọng trường. g=10 .
v - tốc độ di chuyển của xe nâng lúc làm hàng. v=5,3 m/s.
Rmin - bán kính quay vòng. Rmin=2216mm.
l =735mm.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Suy ra:

P2=2750kg
Thay các giá trị trên vào ta có:
Kôđ5

Kôđ5

Kôđ5= =2,9 >1,1


Vậy trường hợp này ổn định được đảm bảo.

Chương 10: LẬP QUY TRÌNH CHẾ TẠO CON LĂN

10.1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết:

- Các con lăn lăn trên bản cánh của thanh dẫn hướng với kích thước của thanh dẫn
hướng đã được tính toán kiểm tra bền.
- Con lăn bàn trượt đóng vai trò như một gối tựa của dầm phụ (bao gồm các thành
phần chạc và bàn trượt) lên dầm chính.
- Con lăn khung trong sẽ chịu tải trọng do trọng lượng hàng nâng, bàn trượt và
thiết bị kẹp giấy cuộn tác dụng lên. Mỗi con lăn sẽ làm nhiệm vụ dẫn hướng các thành
phần gây nên tải trọng trên chuyển động tương đối so với khung trong, ngoài ra nó còn
đóng vai trò như một gối đỡ của dầm chính là khung trong.
- Con lăn khung ngoài sẽ chịu toàn bộ tải trọng do trọng lượng hàng nâng, bàn
trựot, thiết bị kẹp giấy cuộn và khung trong tác dụng lên. Tương tự trên , mỗi con lăn
cũng đóng hai vai trò: dẫn hướng các thành phần gây tải trọng trên chuyển động tương
đối so với khung ngoài và đóng vai trò của dầm chính là khung ngoài.
Với điều kiện làm việc như trên, con lăn cần phải được chế tạo từ loại thép chịu
mài mòn tốt và có độ cứng thích hợp. Ta chọn vật liệu chế tạo là thép 50G thường hoá có
 tx   750 Kn / cm 2 , độ cứng 190÷230HB.
- Mục đích công nghệ: vai trục không lồi ra khỏi mặt đầu con lăn.
- Giảm vật liệu chế tạo nên giảm được trọng lượng.
Đường kính phần khuyết được tính toán sao cho vừa đủ đảm bảo điều kiện bền
tiếp xúc cũng như giảm được ma sát trượt tối đa. Theo kết quả tính toán kiểm tra bền con
lăn chính ta có: Dk=80mm.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Chiều sâu khuyết phải phù hợp với chiều rộng ổ đỡ đã tính chọn ta có: t 1=8mm,
t2=5mm.

10.2. Phân tích chi tiết gia công.


Từ yêu cầu làm việc của chi tiết như sau:
- Lăn trên bản cánh của thasnh dẫn hướng.
- Chịu tải trọng chính theo hướng tâm.
- Chịu tải trọng dọc trục xuất hiện khi khung nâng làm việc trên mặt đường
nghiêng ngang góc   3 .
0

Ta đưa ra được kết cấu con lăn để thoả mãn những yêu cầu trên:

110 t2 t1

80
62

Hình 10.1: Kết cấu con lăn.


- Đường kính con lăn bằng khoảng cách giữa hai bản cánh của thanh dẫn hướng.
Từ kết quả đã tính toán, ta có : D=110mm.
- Chiều rộng con lăn cũng từ kết quả đã tính kiểm tra bền khung nâng ở phần
trước, ta có: b=30mm.
- Theo chiều rộng của ổ đã tính chọn, ta có đường kính lỗ d=62mm.
- Hai mặt đầu của con lăn được chế tạo khuyết một phần diện tích. Mục đích của
phần khuyết này là:
*Giảm ma sát trượt phát sinh khi xuất hiện tải trọng dọc trục.
*Siêu định vị.
*Mục đích công nghệ: vai trục không lồi ra khỏi mặt đầu con lăn.
*Giảm vật liệu chế tạo do đó làm giảm trọng lượng.
Đưòng kính phần khuyết được tính toán sao cho vừa đủ đảm bảo điều kiện bền
tiếp xúc cũng như giảm được ma sát trượt tối đa. Theo kết quả tính kiểm tra bền con lăn
chính ta có: Dk=80mm.
Chiều sâu khuyết phải phù hợp với chiều rông ổ đỡ đã tính chọn nên ta có:
t1=8mm, t2=5mm.

10.3.Chọn dạng phôi và phương pháp chế tạo phôi.


10.3.1. Dạng phôi:
Để chế tạo con lăn ta chọn phôi thanh có đường kính phôi: D=115mm.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

10.3.2. Phương pháp chế tạo phôi:


Thép cán cưa thành từng đoạn nhỏ có chiều dài 35mm. Độ chính xác và chất
lượng bề mặt sau khi cưa đứt phôi cán dược tra bảng (3-62) tr.234 là:
0 , 3
D= 115 1,1
10.3.3. Lượng dư gia công:
Theo phương pháp thống kê kinh nghiệm:
- Chi tiết có đường kính: Dct=110mm.
- Đường kính phôi: Dp=115mm.
Lượng dư gia công tổng cộng: Dp-Dct=5mm.
- Chiều rộng chi tiết: bct=30mm.
- Chiều rộng phôi: bp=35mm.
Lượng dư gia công tổng cộng: bp-bct=5mm.
- Chiều sâu khuyết ở tổng cộng hai mặt đầu chi tiết:
tct1=8mm, tct2=5mm.
Kích thước phôi: bp= 35mm.
Lượng dư gia công: t1=10,5mm, t2=7,5mm.
10.3.4. Bản vẽ lồng phôi:

Ø115

35

Hình 10.2: Bản vẽ lồng phôi.

10.4. Chọn tiến trình gia công các bề mặt.


10.4.1. Đánh số các bề mặt gia công:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

4 5

8
2

Hình 10.3: Sơ đồ thứ tự gia công.


10.4.2. Trình tự gia công:
a). Nguyên công 1:
Tiện tinh mặt 5 làm mặt chuẩn ban đầu.
- Bước 1: tiện thô.
- Bước 2: tiện bán tinh.
- Bước 3: tiện tinh.
b). Nguyên công 2:
Chọn mặt 5 làm chuẩn tinh để gia công mặt 8.
- Bước 1: khoan lỗ 62.
- Bước 2: khoét lỗ.
- Bước 3: doa.
c). Nguyên công 3:
Chọn mặt 5 làm chuẩn tinh để phay mặt 1.
- Bước 1: phay thô.
- Bước 2: phay bán tinh..
d). Nguyên công 4:
Chọn mặt 8 làm chuẩn tinh để gia công mặt 4.
- Bước 1: tiện thô.
- Bước 2: tiện bán tinh .
- Bước 3: tiện tinh.
e). Nguyên công 5:
Chọn mặt 4 làm chuẩn tinh để gia công đồng thời mặt 6,7.
- Bước 1: tiện thô.
- Bước 2: tiện bán tinh.
f). Nguyên công 6:
Chọn mặt 4 làm chuẩn tinh để gia công mặt 2,3,1.
- Bước 1: tiện thô.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

- Bước 2: tiện bán tinh.


- Bước 3: tiện vát mép mặt 1.

10.5. Tiến trình gia công các bề mặt.


10.5.1. Nguyên công1:
Tiện thô, bán tinh và tinh mặt 5.
a). Chọn máy:
Từ bảng 4 trang 210 tài liệu ta chọn máy tiện ren vít 1602có các thông số kĩ thuật
như sau:
- Đường kính gia công lớn nhất: 115mm.
- Khoảng cách hai mũi tâm: 501350mm.
- Sơ cấp tốc độ: liên tục.
- Giới hạn vòng quay: 5305360vòng/phút.
- Côn móc trục chính: N 0 2 .
- Công suất động cơ: 0,6 KW.
- Kích thước máy: 880 x 600 mm.
- Độ phức tạp sửa chữa: R=9.
b). Đồ gá:
Mâm cặp ba chấu.
c). Dụng cụ cắt:
Do vật liệu gia công là thép hợp kim nên chọn dao tiện ngoài thân cong có mảnh
hợp kim cứng BK6. Kích thước của dao tiện ngoài thân cong có góc nghiêng chính 90 0 :
h=16 mm n=4 mm
b= 10 mm l=10 mm
L= 100 mm R=0,5 mm
d). Dụng cụ kiểm tra:
Calíp giới hạn, kích thướt panme.
e). Dung dịch trơn nguội:
Emunxi, dầu khoáng.
10.5.2. Nguyên công 2:
a). Chọn máy:
Căn cứ vào sổ tay công nghệ chế tạo máy ta chọn máy khoan nhiều trục 2C150
(bảng 7 tr. 111).
Thông số kĩ thuật của máy:
- Đường kính gia công lớn nhất: 70 mm.
- Khoảng cách từ trục tới bàn máy: 50÷1350 mm.
- Sơ cấp tốc độ: 12.
- Giới hạn vòng quay trục chính: 32÷385 vòng/phút.
- Số cấp chạy giao: 8.
- Công suất động cơ: 10 KW.
- Kích thước máy: 1300 x 1700 mm.
- Độ phức tạp sửa chữa: R=1.
b). Đồ gá:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Dùng đồ gá là hai khối chữ V: một khối V cố định và một khối V di động.
c). Dụng cụ cắt:
- Chọn mũi khoan cắt một phía có đường dẫn phôi: D= 60mm. Do vật liệu gia
công là thép hợp kim nên chọn vật liệu phần cắt của mũi dao khoét là hợp kim cứng
T15K6.
- Chọn mũi dao có đường kính: D=62mm.
d). Dụng cụ kiểm tra:
Calíp giới hạn, kích thước panme.
e). Dung dịch trơn nguội:
Emunxi, dầu khoáng.
10.5.3. Nguyên công 3:
Phay thô, bán tinh và tinh mặt 1.
a). Chọn máy:
Từ bảng 4 trang 210 tài liệu ta chọn máy tiện ren vít 1602 có các thông số kĩ thuật
như sau:
- Đường kính gia công kớn nhất: 125mm.
- Khoảng cách hai mũi tâm: 50÷1350 mm.
- Sơ cấp tốc độ: liên tục.
- Giới hạn vòng quay: 530÷5360 vòng/phút.
- Côn móc trục chính: N 0 2 .
- Công suất động cơ: 0,6 KW.
- Kích thước máy: 880 x 600 mm.
- Độ phức tạp sửa chữa: R=9.
b). Đồ gá:
Dùng đồ gá là hai mũi kẹp.
c). Dụng cụ cắt:
Do vật liệu gia công là thép hợp kim nên chọn dao phay có mảnh hợp kim cứng
BK6. Kích thước của dao phay:
h=16 mm n=4 mm
b= 10 mm l=10 mm
L= 100 mm R=0,5 mm
d). Dụng cụ kiểm tra:
Calíp giới hạn, kích thước panme.
e). Dung dịch trơn nguội:
Emunxi, dầu khoáng.
10.5.4. Nguyên công 4:
Tiện thô, bán tinh và tinh mặt 4.
a). Chọn máy:
Máy chọn gia công trong chi tiết này là máy tiện ren vít 1601.
b). Đồ gá:
Mâm cặp ba chấu tự định tâm là mâm cặp ba chấu chuyển động ra hoặc vào đồng
thời với nhau bảo đảm định tâm chính xác cho phôi.
c). Dụng cụ cắt:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

- Dao tiện mặt đầu.


- Dao tiện lỗ có gắn mảnh hợp kim cứng BK6: 16 x 16 x 120 mm (bảng 4-13 tr.
267).
d). Dụng cụ kiểm tra:
Calíp giới hạn, kích thước panme.
e). Dung dịch trơn nguội:
Emunxi, dầu khoáng.
10.5.5. Nguyên công 5:
Tiện thô, bán tinh 6,7.
a). Chọn máy:
Máy chọn gia công trong chi tiết này là máy tiện ren vít 1601.
b). Đồ gá:
Mâm cặp ba chấu tự định tâm.
c). Dụng cụ cắt:
- Dao tiện mặt đầu.
- Dao tiện lỗ có gắn mảnh hợp kim cứng T15K6: 16 x 16 x 100 mm.
d). Dụng cụ kiểm tra:
Calíp giới hạn, kích thước panme.
e). Dung dịch trơn nguội:
Emunxi, dầu khoáng.
10.5.6. Nguyên công 6:
- Tiện thô, bán tinh 3, 2.
- Tiện vát mép mặt 1.
a). Chọn máy:
Máy chọn gia công trong chi tiết này là máy tiện ren vít 1601.
b). Đồ gá:
Mâm cặp ba chấu tự định tâm.
c). Dụng cụ cắt:
- Dao tiện mặt đầu.
- Dao tiện lỗ có gắn mảnh hợp kim cứng T15K6: 16 x 16 x 100 mm.
d). Dụng cụ kiểm tra:
Calíp giới hạn, kích thước panme.
e). Dung dịch trơn nguội:
Emunxi, dầu khoáng.

10.6.Tính lượng dư gia công.


Xác định lượng dư gia công bằng phương pháp thống kê theo kinh nghiệm.
10.6.1. Nguyên công 1:
Tiện mặt 5.
Lượng dư gia công cho mặt 5.
- Kích thước chi tiết cần đạt là: b'3=32,5mm.
- Cấp chính xác đạt được sau cùng theo yêu cầu tiện tinh là IT7, Rz=1,25.
Tra lượng dư cho các bước:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

- Tiện thô: 1,5mm.


- Tiện bán tinh: 0,75mm.
- Tiện tinh: 0,25mm.
Kích thước trung gian:
- Kích thước phôi: b'30=35mm.
0 , 31
- Cấp chính xác phôi: IT14. Suy ra: b'30 = 350,31 .
Kích thước sau bước tiện thô: b'31=33,5mm. Cấp chính xác: IT12. Tra bảng ta có:
0 ,125
b'31= 33,5-0,125 cm.
Kích thước sau bước tiện bán tinh: b' 32=32,75mm. Cấp chính xác: IT9. Tra bảng ta
0 , 031
có: b'32= 32,75 -0,031 mm.
Kích thước sau bước tiện tinh: b'33=32,5mm. Cấp chính xác: IT7. Tra bảng ta có:
0 , 012
b'33= 32,5-0,012 mm.
10.6.2. Nguyên công 2:
* Lượng dư cho cho mặt 8.
- Kích thước lỗ 60.
- Độ chính xác đạt được sau cùng theo yêu cầu H7,Rz=20.
* Qui rtrình công nghệ gồm những bước sau:
- Khoan lỗ 60 đạt độ chính xác H10 (Rz=50), dung sai: IT+0,12.
- Khoét.
- Doa.
* Tra lượng dư cho các bước:
- Khoan: Z11=60mm.
- Khoét: Z12=1,8mm.
- Doa: Z13=0,2mm.
* Kích thước trung gian:
- Kích thước phôi nhỏ nhất: Dmin=0.
- Kích thước phôi nhỏ nhất sau khi khoan: D11=60mm.
* Kích thước đạt được sau khi khoan H12. Tra bảng 10 ta có sai lệch kích thước
của lỗ 60mm là 0,3mm. D11=60+0,3 .
* Kích thước sau khi khoét: D12=61,8mm.
Cấp chính xác đạt được sau khi khoét H10. Tra bảng ta có sai lệch kích thước lỗ
61,8mm là 0,12mm suy ra D12=61,8+0,12.
* Kích thước sau khi doa: D13=62mm.
Cấp chính xác đạt được sau khi khoét H7. Tra bảng ta có sai lệch kích thước lỗ
62 là:+0,03.
Như vậy kích thước cuối cùng trong nguyên công 1 là D13=62+0,03.
10.6.3. Nguyên công 3:
Phay mặt 1.
Lượng dư gia công cho mặt 1.
- Kích thước chi tiết cần đạt là: b'4=30mm.
- Cấp chính xác đạt được sau cùng theo yêu cầu là IT7, Rz=1,25.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Tra lượng dư cho các bước:


- Tiện thô: 1,5mm.
- Tiện bán tinh: 0,75mm.
- Tiện tinh: 0,25mm.
Kích thước trung gian:
- Kích thước phôi: b'40=32,5mm.
0 , 31
- Cấp chính xác phôi: IT14. Suy ra: b'40 = 32,5-0,31 .
Kích thước sau bước tiện thô: b' 41=31mm. Cấp chính xác: IT12. Tra bảng ta có:
0 ,125
b'41 = 310,125 mm.
Kích thước sau bước tiện bán tinh: b' 42=30,25mm. Cấp chính xác: IT9. Tra bảng ta
0 , 031
có: b'42= 30,25-0,031 mm.
Kích thước sau bước tiện tinh: b'43=30mm. Cấp chính xác: IT7. Tra bảng ta có:
0 , 01
b'43= 30 --0,01 mm.
10.6.4. Nguyên công 4:
Lượng dư cho mặt 4:
- Kích thước chi tiết cần đạt là: 110mm.
- Độ chính xác đạt được sau cùng theo yêu cầu tiện tinh là h7, Rz=1,25.
Tra lượng dư cho các bước:
- Tiện thô: Z21=3mm.
- Tiện bán tinh: Z22=1,5mm.
- Tiện tinh: Z23=0,5mm.
Kích thước trung gian:
- Kích thước phôi: D21=115mm.
- Cấp chính xác phôi: IT15.
- Sai lệch trung gian tra bảng: 1,6mm. Suy ra: D21=115+1,6.
Kích thước sau bước tiện thô: D 22=112mm. Cấp chính xác: h12. Tra bảng ta có sai
lệch của kích thước 112 là: 0,4mm. Suy ra: D22=112-0,4 mm.
Kích thước sau bước tiện bán tinh: D 23=110,5. Cấp chính xác đạt được: h9. Tra
bảng ta có sai lệch kích thước: 0,1mm. Suy ra: D23=110,5-0,1.
Kích thước sau bước tiện tinh: D 24=110. Cấp chính xác đạt được: h7. Tra bảng ta
có sai lệch kích thước: 0,04mm. Suy ra: D24=110-0,04.
10.6.5. Nguyên công 5:
Tiện mặt 7, 6.
Lượng dư gia công cho mặt 7, 6.
- Kích thước chi tiết cần đạt là: b3=24,5mm.
- Cấp chính xác đạt được sau cùng theo yêu cầu là IT9, Rz=20.
Tra lượng dư cho các bước:
- Tiện thô: Z31=10mm.
- Tiện bán tinh: Z32=0,5mm.
Kích thước trung gian:
- Kích thước phôi: b30=35mm.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

0,31
- Cấp chính xác phôi: IT14.Tra bảng ta có: b30 = 35 0,31
Kích thước sau bước tiện thô: b31=25mm. Cấp chính xác: IT12. Tra bảng ta có:
0 ,105
25
b31= 0,105 mm.
Kích thước sau bước tiện bán tinh: b32=24,5mm. Cấp chính xác: IT19. Tra bảng ta
0 , 26
có: b32= 24,5-0,26 mm.
10.6.6. Nguyên công 6:
Tiện mặt 3, 2.
Lượng dư gia công cho mặt 3, 2.
- Kích thước chi tiết cần đạt là: b4=17mm.
- Cấp chính xác đạt được sau cùng theo yêu cầu là IT9, Rz=20.
Tra lượng dư cho các bước:
- Tiện thô: Z41=7mm.
- Tiện bán tinh: Z42=0,5mm.
Kích thước trung gian:
- Kích thước phôi: b40=24,5mm.
0 , 26
- Cấp chính xác phôi: IT14.Tra bảng ta có: b40 = 24,5-0,26 .
Kích thước sau bước tiện thô: b41=17,5mm. Cấp chính xác: IT12. Tra bảng ta có:
0 , 065
b41= 17,5-0,065 mm.
Kích thước sau bước tiện bán tinh: b42=17mm. Cấp chính xác: IT19. Tra bảng ta
0 , 035
có: b42= 17 0,035 mm.

10.7. Tính chế độ cắt.


Tính chế độ cắt cho các nguyên công bằng phương pháp tra bảng.
10.7.1. Nguyên công 1:
Tiện mặt 5:
* Tiện thô:
- Chiều sâu cắt: t=1,5mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-60 tr.52 có: S=0,8mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=255m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.255
n   738 vòng/phút.
 .D 3,14.110
- Thời gian cơ bản khi khoan theo phương pháp gần đúng:
2 2 2 2
T0= 0,000037 (D d ) = 0,000037 (120 80 )  0,21 phút.
* Tiện bán tinh:
- Chiều sâu cắt: t=0,75mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-62 tr.54 có: S=0,18mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=518m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

- Số vòng quay trong một phút:


1000.V 1000.518
n   1499 vòng/phút.
 .D 3,14.110
- Thời gian cơ bản:
2 2
T0= 0,000052 (D d )
= 0,000052(110 2  80 2 )  0,3 phút.
* Tiện tinh:
- Chiều sâu cắt: t=0,25mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-62 tr.54 có: S=0,18mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=518m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.518
n   1499 vòng/phút.
 .D 3,14.110
- Thời gian cơ bản:
2 2
T0= 0,000052 (D d )
= 0,000052(110 2  80 2 )  0,3 phút.
10.7.2. Nguyên công 2:
a). Khoan:
- Chiều sâu cắt: t=0,5.D=0,5.60=30mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-25 tr.21 có: S=0,35mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-86 tr.83 có: V=15m/phút.
- Tra bảng 5-88 tr.85 có:N=1,9kW.
Suy ra chọn máy khoan 2C150:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.15
n   79,6 vòng/phút.
 .D 3,14.60
- Thời gian cơ bản khi khoan theo phương pháp gần đúng:
T0=0,00052.d.L=0,00052.60.35=1,092phút.
b). Khoét:
- Chiều sâu cắt: t=1,8mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-105 tr.98 có: S=0,8mm/vòng.
- Tốc đọ cắt V, tra bảng 5-86 tr.83 có: V=92m/phút.
- Tra bảng 5-111 tr.103 có: N=10kW.
Suy ra chọn máy khoan để khoét:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.92
n   474,1 vòng/phút.
 .D 3,14.61,8
- Thời gian cơ bản khi khoan theo phương pháp gần đúng:
T0=0,00021.d.L=0,00021.60.35=0,441phút.
c). Doa:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

- Chiều sâu cắt: t=0,2mm.


- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-112 tr.104 có: S=2,9mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-116 tr.107 có: V=10m/phút.
Suy ra chọn máy khoan 2C150:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.10
n   51,4 vòng/phút.
 .D 3,14.62
- Thời gian cơ bản khi khoan theo phương pháp gần đúng:
T0=0,00086.d.L=0,00086.62.35=1,9phút.

10.7.3. Nguyên công 3:


Tiện mặt 1:
* Tiện thô:
- Chiều sâu cắt: t=1,5mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-60 tr.52 có: S=0,8mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=255m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.255
n   676,8 vòng/phút.
 .D 3,14.120
- Thời gian cơ bản khi khoan theo phương pháp gần đúng:
T0= 0,00037( D 2  d 2 ) = 0,00037(120 2  90 2 )  0,23 phút.
* Tiện bán tinh:
- Chiều sâu cắt: t=0,75mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-62 tr.54 có: S=0,18mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=518m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.518
n   1374,7 vòng/phút.
 .D 3,14.120
- Thời gian cơ bản:
T0= 0,00052( D 2  d 2 )
= 0,00052(120 2  90 2 )  0,33 phút.
10.7.4. Nguyên công 4:
Tiện mặt 4, thực hiện trên cùng máy tiện cả ba bước.
* Tiện thô:
- Chiều sâu cắt: t=3mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-60 tr.52 có: S=0,9mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=255m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
- Số vòng quay trong một phút:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

1000.V 1000.255
n   706 vòng/phút.
 .D 3,14.115
- Thời gian cơ bản khi khoan theo phương pháp gần đúng:
T0=0,00017.d.L=0,00017.115.35=0,68phút.
* Tiện bán tinh:
- Chiều sâu cắt: t=1,5mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-62 tr.62 có: S=0,18mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=409m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.409
n   1162 ,4 vòng/phút.
 .D 3,14.112
- Thời gian cơ bản:
T0=0,0001.d.L=0,0001.112.35=0,392phút.
* Tiện tinh:
- Chiều sâu cắt: t=0,5mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-62 tr.62 có: S=0,18mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=518m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.518
n   1492 vòng/phút.
 .D 3,14.110,5
- Thời gian cơ bản:
T0=0,0001.d.L=0,0001.110,5.35=0,3phút.
10.7.5. Nguyên công 5:
Tiện mặt 7, 6 trên cùng máy tiện.
* Tiện thô:
- Chiều sâu cắt mặt 7: t=8mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-60 tr.52 có: S=0,6mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=227m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.227
n   903 vòng/phút.
 .D 3,14.80
- Thời gian cơ bản khi khoan theo phương pháp gần đúng:
T0= 0,000037( D 2  d 2 )
= 0,000037(110 2  0 2 )  0,45 phút.
* Tiện bán tinh:
- Chiều sâu cắt: t=0,5mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-62 tr.54 có: S=0,18mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=409m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

- Số vòng quay trong một phút:


1000.V 1000.409
n   1628 vòng/phút.
 .D 3,14.80
- Thời gian cơ bản:
T0= 0,000052( D 2  d 2 )
= 0,000052(110 2  0 2 )  0,63 phút.
10.7.6. Nguyên công 6:
Tiện mặt 3, 2, 1 trên cùng máy tiện.
a). Tiện mặt 3, 2:
* Tiện thô:
- Chiều sâu cắt mặt 3: t=5mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-60 tr.52 có: S=0,6mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=227m/phút.
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.227
n   903 vòng/phút.
 .D 3,14.80
- Thời gian cơ bản khi khoan theo phương pháp gần đúng:
T0= 0,000037( D 2  d 2 )
= 0,000037(110  80 )  0,45 phút.
2 2

* Tiện bán tinh:


- Chiều sâu cắt: t=0,5mm.
- Lượng chạy dao S, tra bảng 5-62 tr.54 có: S=0,18mm/vòng.
- Tốc đô cắt V, tra bảng 5-64 tr.56 có: V=409m/phút.
Suy ra chọn máy tiện ren vít 1601:
- Số vòng quay trong một phút:
1000.V 1000.409
n   1447 vòng/phút.
 .D 3,14.90
- Thời gian cơ bản:
T0= 0,00052( D 2  d 2 ) = 0,00052(120 2  0 2 )  0,75 phút.

Chương 11: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG

11.1. Phương pháp bảo dưỡng.


Phương pháp bảo dưỡng thường xuyên và ngăn ngừa hư hỏng là rất cần thiết để đảm bảo
an toàn và có hiệu quả trong quá trình hoạt động của máy nâng. Bảo dưỡng không đúng
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

cách sẽ có thể tạo ra hư hỏng và gây ra những tình huống nguy hiểm do các bộ phận máy
móc bị hư.
Tình trạng sạch sẽ là yêu cầu cơ bản cho sự hoạt động của hệ thống thủy lực. Các loại lọc
dầu thủy lực phải được kiểm tra một cách thường xuyên.
Thời gian thay dầu đã được sử dụng trong các loại hộp số phải được thực hiện
đúng. Tất cả các cơ cấu có thể di chuyển như: con lăn, xích, puli xích, cáp, bản lề, thì
luôn luôn phải được bôi trơn.
Các loại dầu mỡ dùng để bôi trơn được cho trong bảng liệt kê dưới tên thương mại
của nhà sản xuất.
ELF SHELL MOBIL TOTAL BP
Dầu Dầu thủy lực TELLUS MOBIL EQUIVIS BARTRAN
thủy ST 46 FLUID ZS 46 HV46
lực 316M
DT15M
Dầu TRANSELF EP SPIRAX MOBILUB EXTREM ENERGOL GR
bánh SAE 80W 90 HD80W90 HD 80W90 E XP
răng PRESSIO
N 80W90
Mỡ đa EPEXELF 2 ALVANIA GREASE MULTIS ENERGREAS
dụng R3 SUPPER EP2 E LS-EP2
Bánh EPEXELF M02 CARDIU MOBILTAC MULTI GR154GS
răng hở M FLUID -D MS2
Dầu PERFORMANC MYRIN A/ DELVAC RUBIA VANELLUS
máy E SAE 30W MYRIN T SUPER TIR SAE MULTIGRAD
10W40 15W40 15W40,SUPER
RUBIA H LONGLIFE .
SAE 30
Bộ đổi PERFORMANC ROTELLA X DELVAC RUBIA S VANELLUS
momen E SAE 10W 10W 1310 SAE 10W C3 SAE 10W
t
Dầu TRANSELF RF1
thắng
_Đối với hộp số tự động : dùng nhớt mobile ATF 220

BẢNG BÔI TRƠN BẢO DƯỠNG KHUNG GẦM(Chassis)


Thời Điểm Chỉ danh Công việc yêu cầu Số điểm bảo trì
gian bảo
trì
8 giờ Bồn chứa thủy lực. Kiểm tra mức dầu. Khe báo mức
hay Hệ thống giải Kiểm tra mức nước làm Nắp áp lực
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

hàng nhiệt. mát. Nắp bồn


ngày Bồn nhiên liệu. Châm đầy. Khe báo mức
Bồn dầu thắng. Kiểm tra mức dầu.
50 giờ Mối nối trục lái. Bôi trơn.
hay Hệ thống thắng. Tìm lỏng xiết chặt, điều
hàng chỉnh.
tuần
200 giờ Ac quy. Kiểm tra mức nước. Ngăn chức
hay một nước bình
tháng Đai ốc bánh xe. Kiểm tra mức độ xiết chặt Tất cả bánh xe
300 giờ Bánh xe Kiểm tra áp lực Tất cả bánh xe
hay 1,5 Acquy Kiểm sạch 2 bình acquy
tháng Trục đẩy Bôi trơn 1 bộ phận,4
Bồn dầu thắng Thay dầu /bộ lọc (lần đầu) chỗ
1 xả, 1 châm
600 giờ Chắn lái Kiểm thoáng
hay 3 Xi lanh lái Bôi trơn
tháng May ơ Lau sạch và bôi trơn
Lọc gió Thay bộ phận
Bộ vi sai trục Kiểm tra mức dầu
Bộ lọc thủy lực Thay
1200 Dây điện Kiểm tra bằng mắt
giờ hay Phần cứng Kiểm tra độ xiết chặt
mỗi 6 Đường ống thủy Kiểm tra bằng mắt
tháng lực Kiểm tra độ mòn
Thắng bảo trì Kiểm tra ngay hàng
Bánh xxe Kiểm tra bằng mắt
Tuyến lái Xả/ châm đầy.
Bộ vi sai trục Thay dầu/ bộ lọc
Bồn dầu thắng
2400 Bồn chức thủy lực Xả/ châm đầy 1 nút xả
giờ hay Dây thắng bảo trì Thay theo yêu cầu
mỗi Bu lông đối trọng Kiểm tra độ xiết chặt
năm

BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ


Thời Điểm Chỉ danh Công việc yêu cầu Số điểm bảo trì
gian bảo
trì
8 giờ Dầu máy Kiểm tra mức dầu. Que thăm dò
hay Truyền động Kiểm tra mức dầu 1 nút mức
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

hàng
ngày
100 giờ Cua roa động cơ Kiểm tra sức căng Mặt trước động cơ
hay nữa
tháng
200 giờ Lọc dầu động cơ Thay Bên hông máy
hay mỗi Dầu động cơ(8lit) Xả/ châm đầy Nút xả,nút châm
tháng Lọc nhiên liệu động cơ Thay Bên hông máy
Lọc chất giải nhiệt Thay Bên hông máy
máy
600 giờ Bộ lọc truyền động Thay Phía trên bộ truyền
hay mỗi động
quy
1200 Dầu truyền động :4,5l Xả/ châm đầy Nút xả/ Châm
giờ hay Gầm dầu truyền động Lau sạch Bên hông bộ truyền
mỗi 6 động
tháng

Danh mục các chi tiết thay thế định kì

Chi tiết thay thế Thời gian thay thế


nhớt động cơ 2 tháng hoặc 200 giờ
Nhớt hộp số 6 tháng hoặc 1500 giờ
Nhớt cầu 12 tháng hoặc 2400 giờ
Dầu thắng 6 tháng hoặc 1200 giờ
Dầu thủy lực 24 tháng hoặc 4000 giờ
Lọc nhớt động cơ 3 tháng hoặc 600 giờ
Lọc nhớt hộp số 12 tháng hoặc 2400 giờ
Lọc nhiên liệu 3 tháng hoặc 600 giờ
Lọc dầu hồi và dầu thủy lực 6 tháng hoặc 1200 giờ
Chất làm mát 12 tháng hoặc 2400 giờ
Lỏi lọc khí 6 tháng hoặc 1200 giờ
Cáp tăng tốc động cơ Mỗi 2 năm
Cáp thắng tay Mỗi 2 năm
Vòng đệm thủy lực 6 tháng đến 2 năm

11.2.Kiểm tra bảo trì hàng ngày.

kiểm tra hằng ngày là công việc của người vận hành xe nâng .được thực hiện tại
nơi tập kết xe .
Kiểm tra bảo trì hàng ngày chủ yếu là các công việc kiểm tra ở hai trạng thái :
trạng thái động cơ tạm dừng hoạt động và trạng thái động cơ đang hoạt động .
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Kiểm tra xe ở trạng thái động cơ dừng hoạt động gồm các công việc như :kiểm tra
vỏ xe và các đai ốc bắt chặt vỏ xe ,kiểm tra chạc và điều chỉnh chạc nâng,kiểm tra xích
nâng ,nhản hiệu an toàn ,kiểm tra ngàm và các chốt gài và sự xiết chặt của hệ thống
lái ,sự rò rỉ của nhiên liệu ,nhớt ,dầu thủy lực ,hệ thống làm mát ,kiểm tra bình điện .
Kiểm tra xe ở trạng thái xe đang hoạt động bao gồm các công việc như :kiểm tra
áp lực nhớt , đèn cảnh báo ,còi ,đèn xinhan ,đèn pha ,các rờ le và các cầu chì ,áp kế .kiểm
tra hệ thống làm mát ,kiểm tra mức nhớt động cơ và hộp số ,thử thắng tay và thắng
chân ,kiểm tra hệ thống lái .kiểm tra các cần điều khiển ,kiểm tra bàn đạp pedal .kiểm tra
khí thảy của xe.
11.2.1. Kiểm tra xe ở trạng thái dừng hoạt động .
-kiểm tra vỏ xe và lực siết chặt của các bulong liên kết vỏ xe với xe :kiểm tra vỏ
xe bao gồm kiểm tra xem xe có mòn không ,có bị nứt bể gì không ,áp suất hơi trong vỏ
xe có đủ không,nếu áp suất không đủ thì ta có thể bơm thêm nhưng cần đặt vỏ xe trong
lồng chắn an toàn vì khi bơm hơi vào mà vỏ xe không đảm bảo thì có thể sẽ nổ và gay
ảnh hưởng đến người bơm.khi vận hành xe nâng cần kiểm tra các bu lông bánh xe thường
xuyên với thời gian cách nhau từ 2đến 5 giờ .
-kiểm tra khung nâng và chạc : kiểm tra bằng mắt xem khung nâng và chạc có bị
nứt gãy gì không ,kiểm tra xem độ bôi trơn của chúng khi nâng hạ và dịch chuyển bàn
trượt như thế nào nếu cần thì nên bôi mỡ vào để đảm bảo độ bôi trơn.cần kiểm tra chốt
định vị của chạc xem có còn khả năng giử cố định chạc không.
- kiểm tra xích nâng : kiểm tra sự bôi trơn của xích có đúng không .thông thường
sử dụng dầu nhờn động cơ hay dầu truền động bánh răng để bôi trơn cho xích. Kiểm tra
các má xích xem có bị gãy vỡ hay nứt mẻ gì không,các chốt
xích có bị mòn hay không.kiểm tra 2 xích xem có bằng nhau
không.
-Kiểm tra dầu thủy lực :
+ kiểm tra xem có rò rỉ dầu thủy lực tại các vị trí như:
tại các xi lanh thủy lực ,tại các đầu nối thủy lực ,tại các bộ
chia thủy lực ,và tại thùng dầu thủy lực .
Bồn chức dầu thủy lực nằm ở phía tay phải của thiết bị.
Ta kiểm tra như sau:
+Kéo tất cả xi lanh thủy lực về vị trí nghỉ. Đảm bảo là
thiết bị nằm ngang.
+Kiểm tra mức dầu trong các khe báo mức nằm ở phía sau của bồn. Mức dầu phải
thấy rõ được trong khe báo mức MAXIMUM. Nếu cần cho dầu trở về mức thích
hợp bằng cách mở nắp bồn chứa và thêm dầu thủy lực vào, dùng loại dầu đã được
quy định ở trong bảng. Đậy nắp lại sau khi thêm dầu vào bồn chứa.
 Kiểm tra nước làm mát :
Kiểm tra mức chất sinh hàn khi máy đã tắt. Luôn mở nắp bộ sinh hàn chầm chậm
để giải tỏa hết áp lực. Bộ giải nhiệt của máy nằm ở phía trái của thiết bị và đến bằng cách
nhấc nắp phía sau buồng lái. Kiểm tra mức nước sinh hàn và thêm nước vào nếu thấy hụt.
_ Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu và Châm đầy bồn nhiên liệu:
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Bồn nhiên liệu nằm ở phía trái thiết bị. Bồn nhiên liệu cần được giữ cho đầy luôn
nếu được bằng dầu diesel loại số 2 để giảm thiểu sự ngưng tụ.
_Kiểm tra mức bồn dầu thắng:
Khe báo mức dầu trong bồn dầu thắng nằm
bên hông bồn chứa. Nếu mức dầu thấp thì đổ đầy lại
bằng loại dầu chỉ định ở trong bảng.
_Kiểm tra mức dầu máy:
Không nên cho máy vận hành khi mức dầu
báo ở dưới vạch thấp”L” hoặc ở trên vạch cao”H”
trên que thăm dầu.
Mức dầu phải được giữ ở giữa vạch thấp và cao trên que thăm dầu. Nếu dầu ở dưới vạch
thấp thì châm thêm dầu chỉ định ở trong bảng qua miệng đổ dầu.
_Kiểm tra mức dầu truyền động máy:
Hai ốc mức dầu truyền động nằm ở phía trái bộ truyền động. Dầu truyền động cần
được kiểm tra khi máy và bộ truyền động còn ấm và máy đang chạy không tải. Để kiểm
tra mức dầu truyền động cần tiến hành như sau:
+Cho xe đậu trên 1 mặt phẳng và cài tay chọn truyền động vào vị trí số 0 và khóa
lại, gài thắng tay và chêm các bánh xe.
+Khởi động máy và làm nóng dầu truyền động đến 82-93 0C(180-2000F). Cho máy
chạy không tải trong khi kiểm tra mức dầu truyền động.
+Mở ốc dưới nằm bên hông bộ truyền động. Nếu thấy dầu không chảy ra thì đóng
ốc dưới lại mở ốc trên. Thêm dầu vào qua lọc dầu cho đến khi dầu bắt đầu chảy ra từ ốc
trên. Đóng ốc lại. Lọc dầu cần được thay sau 100 giờ hoạt động đầu tiên và sau mỗi 500
giờ trong những lần sau.
11.2.2 Kiểm tra xe ở trạng thái động cơ đang hoạt động

Kiểm tra còi xe ,đèn báo rẽ của xe ,bật công tắc chìa khóa và khởi động xe .ta chú ý đến
các đèn cảnh báo của xe như đèn báo áp lực nhớt ,đèn nước làm mát ,bình năng
lượng .bắt đầu khởi động động cơ ,nếu có bất cứ đèn cảnh báo nào hay áp lực nhớt không
đủ để vận hành thì cần kiểm tra lại các cầu chì ,cầu chì của xe nằm ở phía trước của
xe ,nằm sau các tấm panel.
Kiểm tra áp lực nhớt : khi bật chìa khóa ở vị trí on thì đèn báo áp lực nhớt sẽ sáng ,khi
động cơ hoạt động thì đèn báo áp lực sẽ tắt ,khi động cơ hoạt động mà đèn báo không tắt
thì cần tắt ngay động cơ và kiểm tra lại mức nhớt .
Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát :khi chìa khóa ở vị trí start thì đèn báo nước làm mát
sáng ,khi khởi động động cơ thì đèn sẽ tắt .nếu đèn không tắt thì cần tắt ngay động cơ và
kiểm tra lại hệ thống làm mát xem có đủ nước làm mát không và châm thêm nước làm
mát .chú ý là nước làm mát phải đúng với bảng cho trên. và két nước có bị bẩn
không .nếu cần thiết thì vệ sinh két nước bằng luồng khí hoặc nước với áp cao.
Kiểm tra mức nhớt hộp số :trình tự kiểm tra giống với các bước kiểm tra trên.nếu khi xe
đang chạy mà đèn cảnh báo vẫn sáng thì tắt ngay động cơ và chờ khoảng 10 sau mới
được phép kiểm tra mức nhớt hộp số.lưu ý nên sử dụng nhớt bôi trơn hộp số đúng loại .
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Kiểm tra thắng chân :giống với các bước kiểm tra trên .khi đèn sáng thì cần kiểm tra lại
mức dầu thắng trong hộp dầu thắng của xe ,thay thế nước dầu thắng mới khi nó bị bẩn
hay có lẫn nước .kiểm tra sự vận hành của thắng bao gồm :thắng chân có ăn không ,hành
trình của thắng có lớn quá không .thắng có áp dụng cho cả 2 bánh hay chi áp dụng đối
với một bánh .thắng có bị rò rỉ dầu hay không.
Kiểm tra thắng tay :kiểm tra xem thắng tay xem có ăn không nên nhớ trả về số không
trước khi thử thắng tay.nếu không ta có thể chỉnh thắng tay bằng cách vặn núm điều
chỉnh trên cần thắng tay .
Kiểm tra hệ thống lái :kiểm tra hệ thống lái xem có vận hành dễ dàng không và có trơn
tru không .nếu không cần bôi trơn lại các chốt xoay trên hệ thống lái.và kiểm tra xem hệ
thống lái có xoay đều cả 2 bánh không.
Kiểm tra bộ lọc nhiên liệu động cơ diesel :khi động cơ hoạt động kiểm tra đèn báo của
xe xem có sáng không .nếu đèn sáng chứng tỏ có nước trong nhiên liệu .ta tháo nước
bằng cách văn ốc xã nước ở phía dưới lọc và nhấn bơm tay cho nhiên liệu và nước chảy
ra ngoài .nếu cần thiết ta có thể xã khí trong nhiên liệu bằng cách vặn ốc xã khí trên bộ
lọc phía dưới bơm tay .
Kiểm tra khí thảy của động cơ bằng mắt thường bằng cách quan sát màu sắc của khí thảy.

11.3 .Kiểm tra bảo trì hàng tuần.

Trước khi tiến hành kiểm tra cần thực hiện lại những bước trên ở kiểm tra bảo trì
hàng ngày.việc kiểm tra này do thợ vận hành máy đảm nhiệm .nơi thực hiện tại bãi tập
kết của máy.
Các công việc bao gồm :kiểm tra day đai quạt ,kiểm tra sự tiếp súc giữa đai với
các pulu .ta kiểm tra bằng cách dùng tay ấn vào day
đai giữa puly quạt gió và puly máy phát khi động cơ
ngừng hoạt động.nếu đai quá lỏng ta nới lỏng con
đai ốc bắt vào máy phát và sau đó kéo máy phát
dịch ra để làm căng day đai.sau đó siết chặt đai ốc
đó lại. riêng đối với xe mới sử dụng thì sau 50 giờ
hoạt động thì nên thay nhớt động cơ và thay lọc
nhớt động cơ .
Bôi trơn các chốt xoay của bàn đạp pedal ,chốt cần số ,và chốt xoay thắng tay .bôi
trơn khung nâng ,chốt nghiêng khung ,con lăn ,xích nâng và chạc .

11.4 Kiểm tra bảo trì hàng tháng.


Lập lại các bước kiểm tra ở trên sau đó mới làm các bước tiếp theo:
Các công việc thực hiện gồm :làm sạch lọc nhiên liệu đối với động cơ diesel và kiểm tra
lọc nhiên liệu đối với động cơ chạy bằng xăng.làm sạch lọc gió .kiểm tra nhớt hộp
số ,nhớt cầu ,khung che đầu ,kiểm tra tiếp điểm bugi đánh lửa đối với động cơ xăng,kiểm
tra bệ đỡ ngõng trục chính .
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

Làm sạch lọc nhiên liệu :bằng cách tháo lọc ra và vệ sinh lọc nhiên liệu trong dầu
diesel .sau đó dùng khí với áp suất cao thổi sạch .
Làm sạch lọc gió :đối với nhiều loại xe có đèn báo hiệu khi lọc gió bị bẩn.khi đó cần vệ
sinh lọc gió bằng cách tháo lọc ra và phun sạch bụi bẩn bằng khí với áp suất không quá
210kpa .ta thổi khí từ bên trong lẩn bên ngoài .ta cần kiểm tra xem lọc có bị hư hỏng
không,các lá lọc còn nguyen không.nếu không ta cần thay thế lọc .
- kiểm tra nhớt hộp số : chỉ kiểm tra sau khi động cơ tắt máy được vài phút ,xe cài thắng
tay ,nếu xe dùng số sàn thì nên trả về số N .không nên để nhớt hộp số quá thấp hoặc quá
cao .
- kiểm tra nhớt cầu : nên kiểm tra nhớt cầu mỗi tháng hoặc 200 giờ vận hành .nếu nhớt
cầu bị thiếu thì cần châm thêm.
_kiểm tra khung bảo vệ của xe : cần kiểm tra sự chắc chắn của khung ,kiểm tra sự siết
chặt các bu lông liên kết khung với chassi xe .
_ kiểm tra chốt liên kết khung nâng với chassi của xe : kiểm tra sự siết chặt các bulong
,sự bôi trơn chốt xoay của khung nâng có tốt không .
_ kiểm tra buji đánh lửa đối với xe dùng nhiên liệu là động cơ xăng .ta cần kiểm tra
khoảng cách của
Các điểm bôi trơn :
Cần bôi trơn các cần điều khiển chổ các khớp xoay và
bôi trơn hệ thống lái của xe.
Kiểm tra áp suất hơi bánh xe:
Kiểm tra áp suất hơi của tất cả các lốp xe. Ap suất
cho dưới đây dùng để bơm lốp lạnh. Đừng bao giờ xả 1
lốp nóng.
Đừng bao giờ đứng trước các bánh xe khi bơm lốp mà nên đứng tránh sang một
bên cạnh. Nếu bị nổ có thể gây chết người.
Dùng 1 ống bơm mềm có nắp vòi bơm tự siết.
 GOODYEAR-18.0025=10 bar (145psi).
 MICHELIN-18.0025=10 bar (145psi).
 GOODYEAR-21.0025=7.5 bar (110psi).
 BRIDGESTONE-21.0025=7.5 bar (110psi).
Kiểm tra độ sạch bình điện:
Giữ cho nắp bình được khô ráo để tránh bị mất điện sạc. Giở dây cáp bình điện ra
và kiểm tra không có vôi sunfat bám ở các cực. Nếu có cạo sạch và phủ bằng loại mỡ
trung tính. Nối lại dây và siết chặt vừa phải.
Bôi trơn các trục đẩy:
Dùng súng mỡ bơm mỡ vào các mối nối chung phía đầu và phía sau của các trục
đẩy. Có 4 lỗ tra cho mỗi đầu nối.
Thay dầu máy và lọc dầu:
Vận hành máy cho đến khi nhiệt độ nước lên
đến 600C. Tắt máy, đặt 1 khay chứa dưới ốc xả dầu
máy và mở ốc ra. Lấy lọc dầu máy ra và chùi bề mặt
vòng đệm lọc dầu bằng vải sạch. Châm đầy lọc dầu
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

mới bằng dầu sạch và phủ một lớp dầu máy sạch lên vòng đệm đầu lọc. Lắp bộ lọc dầu
và ốc xả dầu vào. Siết ốc đến 90 Nm(65 ft-lbs). Châm đầy lại máy bằng dầu sạch thích
hợp do nhà sản xuất quy định.
Thay bộ lọc nhiên liệu máy:
Lấy bộ lọc nhiên liệu máy và vòng khóa đầu nối ra. Chùi bề mặt vòng đệm dầu
bằng vải sạch. Châm đầy lọc dầu mới bằng nhiên liệu sạch và phủ một lớp dầu máy sạch
lên vòng đệm đầu lọc.
Thay bộ lọc chất sinh hàn máy:
Xoay van đóng chất sinh hàn nằm ngay phía trên bộ lọc ngược chiều kim đồng hồ
sang vị trí OFF lấy bộ lọc chất sinh hàn máy ra Chùi bề mặt vòng đệm dầu lọc bằng vải
sạch và phủ một lớp dầu máy sạch lên vòng đệm đầu lọc.
Lắp bộ lọc vào. Xoay van đóng chất sinh hàn theo chiều
kim đồng hồ sang vị trí ON.
Chỉ kiểm tra mức chất sinh hàn khi máy đang
chạy.

11.5. Kiểm tra bảo trì 1,5 tháng.


Bao gồm tất cả các công việc bảo dưỡng trên và thêm một
số việc bảo dưỡng nữa.
Bao gồm các công việc như :thay nhớt động cơ là
chủ yếu
-thay nhớt động cơ ta tiến hành theo trình tự sau : trước tiên ta cần xã hết dầu
củ ra bằng cách tháo con bulong ở dưới đáy độn cơ .ta cần lấy dụng cụ cần thiết để hứng
nhớt nếu không nó sẽ chảy ra ngoài gay mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường .ta đợi cho
vài phut để cho nhớt chảy hết .nếu có vòi phun hơi thì nên xịt vào nắp đổ nhớt ở phía trên
động cơ để cho những nhớt cặn bã chảy ra ngoài hết .sau đó ta siết ốc phía dưới lại rui đổ
nhớt mới vào .ta phải dùng loại nhớt chuyên dụng nếu không sẽ rất nguy hại đến động cơ
vì lý do bôi trơn không tốt.
Cho động cơ khởi động và kiểm tra sự rò rỉ của động
cơ ,của xe

11.6. Kiểm tra bảo trì hàng quí 3t


Gồm tất cả các công việc bảo dưỡng trên cộng thêm một số
công việc khác nữa.
Bao gồm các công việc như :thay đổi lọc nhiên liệu ,thay đổi
lọc nhớt động cơ .
Thay bộ lọc nhiên liệu máy:
Lấy bộ lọc nhiên liệu máy và vòng khóa đầu nối ra. Chùi
bề mặt vòng đệm dầu bằng vải sạch. Châm đầy lọc dầu mới bằng
nhiên liệu sạch và phủ một lớp dầu máy sạch lên vòng đệm đầu
lọc.
Thay lọc nhớt động cơ :ta dùng cảu để mở lọc nhớt củ ra
khỏi động cơ .nếu nó khô cứng quá mở không ra ta có thể dùng
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

vít đâm thủng nó và xuay ngược chiều kim đồng hồ để mở nó .khi thay lọc nhớt cần chú
ý là phải có thiết bị kê o bên dưới để hứng nhớt .nếu không nó sẽ rất ô nhiểm .ta nên thay
lọc nhớt khi đã tháo nhớt ra khoi máy ,lúc thay nhớt động cơ.

Bôi trơn đầu trục xi lanh lái:


Dùng súng mỡ bôi trơn các đầu trục xi lanh lái.
Lau sạch và bôi trơn trục bánh xe sau:
Tháo 8ốc tra mỡ bánh sau vào trục bánh ra. Lau sạch mỡ cũ và thay thế bằng mỡ
sạch loại chỉ định trong bảng. Lắp lại nắp tra mỡ và siết chặt ốc lại.

11.7.Kiểm tra bảo trì hàng 6 tháng.


Cần thực hiện các việc sau :thay dầu thắng ,thay nhớt cầu ,lọc
nhớt hộp số đối với xe mới . thay đổi nhớt hộp số ,thay đổi
nhớt thủy lực ,thay lọc hồi của hệ thống thủy lực ,vệ sinh lọc
hút .thay lọc gió .
-thay dầu thủy lực và lọc hồi :thay dầu thủy lực ta tiến hành
theo trình tự sau:
Dùng chìa khóa (thông thường là khóa 17)để mở con đai ốc ở
phía đáy thùng dầu thủy lực ,trước đó cần kê một cái mẽ phía
dưới để tránh dầu rơi ra ngoài gay ô nhiễm .
Sau khi tháo hết dầu ta vặn ốc lại that chặt rùi sau đó đổ nhớt thủy lực mới vào .thông
thường nhớt thủy lực chứa trong thùng khoảng 39lit.không nên châm quá nay hoặc quá
vơi .vì như vậy sẽ gay rò rỉ dầu khi xe hoạt động hoặc xe hoạt động kém hiệu quả .
Vệ sinh lọc hút :ta tiến hành song song với lúc thay dầu thủy lực :khi đã tháo hết dầu
trong thùng ,ta mở nắp nay thùng dầu ra (dùng chìa khóa 12 ,6con bu lông)lọc hồi hệ
thống thủy lực nằm bên trong thùng dầu ,trên đường ống hồi của
hệ thống .
Thay dầu truyền động máy và lau màn tụ dầu:
Thay dầu truyền động như sau:
 Chêm các bánh xe và cho nổ máy. Làm nóng dầu
truyền động lên 65-930C.
 Đặt 1 thùng chứa thích hợp dưới ốc xả dầu truyền
động và tháo ốc ra.
 Tháo màn tụ dầu truyền động và lau thật sạch màn. Thay vòng 0 ốc tụ và
lắp màn tụ vào lại.
 Lắp ốc xả vào lại và tháo lỏng ốc mức dầu phía dưới. Châm đầy lại dầu
truyền động bằng dầu sạch theo chỉ định cho đến khi dầu bắt đầu chảy ra từ
ốc mức. Đóng ốc mức lại.
 Cho máy nổ và cho quay đến 500-600 rpm. Mở ốc mức dưới và thêm dầu
nếu cần. Đóng ốc mức lại.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

 Cho máy chạy tiếp tục cho đến khi dầu truyền động nóng lên đến 82-93 0C.
Mở ốc mức phía trên và thêm dầu qua bộ lọc cho đến khi dầu bắt đầu tràn
ra từ ốc mức.
Thay dầu thắng và lọc dầu:
Thay dầu thắng và lọc dầu trục trước như sau:
 Đậu xe trên mặt đất phẳng và chêm các bánh xe.
 Với động cơ đã tắt đạp thắng nhiều
lần để giải tỏa áp suất trong hệ
thắng.
 Dùng thùng chứa thích hợp để xả
dầu từ bồn chứa.
 Tháo lọc dầu thắng ra và lau sạch
mặt tiếp xúc của vòng đệm trên đầu
lọc dầu bằng vải sạch.
 Phủ bề mặt vòng đệm lọc dầu mới
bằng một lớp dầu mới trước khi lắp
lọc dầu vào.
 Đặt thùng chứa thích hợp dưới các
ốc xả có từ tính của thắng trước trục trước.
 Tháo ốc và xả dầu từ các thắng ra.
 Lau sạch các ốc và lắp vào lại siết đến 27 Nm (20 ft-lbs)
 Châm đầy lại bồn chứa dầu thắng bằng loại dầu chỉ định.
 Tháo lỏng ốc mức dầu để cho không khí thoát ra.
 Với cần truyền động máy ở vị trí số 0 NEUTRAL khới động máy. Khi mức
dầu trong bồn dầu thắng hạ xuống châm đầy lại cho đến khi dầu bắt đầu
tràn ra từ ốc mức. Siết ốc mức đến 27 Nm (20 ft-lbs).
 Kiểm tra cột báo mức bồn chứa dầu thắng. Châm đầy theo yêu cầu.
 Vận hành thắng và kiểm tra xem có bị rỉ dầu không.
Thay thế bộ phận lọc gió:
Lấy nắp đậy lọc gió và lấy các bộ phận ngoài và bộ phận an toàn ra. Thay thế bộ
phận ngoài lần này và thay bộ phận an toàn sau 3 lần thay bộ phận ngoài. Kiểm tra vòng
O xem có bị nứt hay không và thay thế nếu cần.
Thay lọc nhớt hộp số :chỉ thay khi động cơ tắt máy hẳn .thay lọc nhớt hộp số khi
động cơ hoạt động được 1200h hoặc 6 tháng đối với xe mới .tháo lọc nhớt cũ ra và thay
vào lọc mới .với vòng đệm bằng cao su mới .không được để buội bẩn bám vào khi ta tiến
hành thay lọc nhớt .
sau khi thay lọc nhớt ta tiến hành thay nhớt hợp số với loại nhớt chuyên dụng
như đã nêu trong bảng trên . khi thay lọc nhớt hay thay nhớt hộp số cần chú ý không để
nhớt có nhiệt độ cao bám vào da vì nó có thể gay bỏng da .
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

11.8. Kiểm tra bảo trì 2400 giờ hoặc mỗi năm.
Các công việc chủ yếu gồm : thay nhớt cầu ,thay lọc nhớt hộp số ,thay nước làm mát
.
Thay dầu truyền động máy và lau màn tụ dầu:
Thay dầu truyền động như sau:
 Chêm các bánh xe và cho nổ máy. Làm nóng dầu truyền động lên 65-930C.
 Đặt 1 thùng chứa thích hợp dưới ốc xả dầu truyền động và tháo ốc ra.
 Tháo màn tụ dầu truyền động và lau thật sạch màn. Thay vòng 0 ốc tụ và
lắp màn tụ vào lại.
 Lắp ốc xả vào lại và tháo lỏng ốc mức dầu phía dưới. Châm đầy lại dầu
truyền động bằng dầu sạch theo chỉ định cho đến khi dầu bắt đầu chảy ra từ
ốc mức. Đóng ốc mức lại.
 Cho máy nổ và cho quay đến 500-600 rpm. Mở ốc mức dưới và thêm dầu
nếu cần. Đóng ốc mức lại.
 Cho máy chạy tiếp tục cho đến khi dầu truyền động nóng lên đến 82-93 0C.
Mở ốc mức phía trên và thêm dầu qua bộ lọc
cho đến khi dầu bắt đầu tràn ra từ ốc mức.
Thay thế bộ phận lọc gió:
Lấy nắp đậy lọc gió và lấy các bộ phận ngoài và bộ
phận an toàn ra. Thay thế bộ phận ngoài lần này và thay bộ
phận an toàn sau 3 lần thay bộ phận ngoài. Kiểm tra vòng O
xem có bị nứt hay không và thay thế nếu cần.
Thay lọc nhớt hợp số :chỉ thay khi động cơ bị tắt hẳn .tháo
lọc nhớt cũ ra và thay vào lọc mới .với vòng đệm bằng cao su
mới .không được để buội bẩn bám vào khi ta tiến hành thay lọc
nhớt .
Ta tiến hành theo trình tự sau :dùng cảu để mở lọc nhớt hộp số
ra .
Trước đó ta cần lấy đồ hứng nhớt vơi vãi ra ngoài .sau đó ta
lắp lọc mới vào .quá trình thay lọc nếu thay song song với quá
trình thay nhớt hộp số thì rất tốt vì nhớt chảy ra ngoài theo
đường thoát chổ lọc nhớt là rất ít.

Thay nước làm mát :nước làm mát khi thay ta cần chú ý là không được thay trong lúc xe
còn nóng vì như vậy có thể dễ dàng bị phỏng cho người thay ,ta tháo ốc tháo nước ở phía
dưới két nước cho nước chảy hết ra ngoài ,nên hứng phía dưới để đảm bảo vệ sinh nơi
sủa chữa.sau đó vặn ốc lại rùi châm nước vào két thông qua nắp két phía trên .không nên
châm quá nay ,vì ta còn phải đổ dung dịch làm mát vào két nước .sau khi châm xong ta
nay nắp lại .
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

11.9.Một số biện pháp an toàn khi làm việc gần khung nâng .

Khung nâng rất nặng và rất nguy hiểm vì nó không cố định mà nó có thể dy
chuyển lên hoặc xuống .vì vậy đừng bao giờ đặt bất cứ bộ phận nào của cơ thể như
chân ,tay ,đầu … phía dưới khung nâng vì nó sẽ gay chấn thương rất nghiêm trọng .
Khi làm việc dưới khung nâng phải đảm bảo chắc chắn rằng khung nâng đã ở vị trí
thấp nhất và chìa khóa phải ở vị trí off và đã được rút ra khỏi xe.và phải đặt biển cảnh
báo “ không được vận hành “
Hảy can thận với chạc ,khi khung nâng lên cao chạc cũng ở vị trí cao đó là nguyên
nhân gay chấn thương .
Không leo lên khung nâng hay xe dù bất cứ hình thức nào .nếu làm việc trên khung cần
có thang để leo lên hoặc xe nâng chuyên dụng dùng để nâng
người .
Không được tự ý hàn hay đục lổ chi tiết chạc hay khung nâng
vì như vậy sẽ làm giảm tính chịu lực của chi tiết .
Khi làm việc gần khung nâng phải luôn luôn :
Phải luôn luôn hạ khung nâng hoặc bàn nâng xuống vị
trí thấp nhất và phải đảm bảo rằng khi đẩy cần điều khiển về
phía trước thì không có vật dụng gì hay bất cứ ai di chuyển
phía dưới bàn nâng .phải hạ khung nâng xuống vị trí thấp
nhất .
Trong trường hợp bắt buột phải để bàn nâng trên cao
cần có vật gì đó giử cho bàn trượt và khung di động không bị
tuột xuống.trong trường hợp đó ta dùng day xích để cột cố định phần di động với phần cố
định của khung .
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ths Nguyển Hửu Quảng, Máy nâng tự hành ,Đại Học Giao Thông Vận Tải
TP.HCM.
[2] Ths Nguyễn Hữu Quảng,Ths.Phạm Văn Giám , Kết cấu kim loại máy trục ,Đại
Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM 2005.
[3] Pts.Trương Quốc Thành, Máy và thiết bị nâng , Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Hà Nội 2004.
[4] Ths Nguyển Hửu Quảng,Ths.Phạm Văn Giám , Máy xết dỡ ở cảng,Đại Học Giao
Thông Vận Tải TP.HCM 2008.
[5] Nguyển Văn Quảng, Sức bền vật liệu ,Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM .
[6] Nguyễn Phước Hoàng ,Phạm Đức Nhuận ,Nguyễn Thạc Tân ,Máy thủy lực,Nhà
xuất bản Giáo Dục .
[7] Ts Lều Thọ Trình , Cơ học kết cấu ,Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật HÀ NỘI
2006.
[8] Ths Nguyển Hưũ Quảng, Tính toán các cơ cấu máy trục ,Đại Học Giao Thông
Vận Tải TP.HCM 2010.
[9] Nguyễn Trọng Hiệp ,Nguyễn Văn Lẩm , Thiết kế chi tiết máy , Nhà xuất bản Giáo
Dục .
[10] Bùi Chí Hùng ,Nguyễn Hữu Tân ,Kỷ thuật xếp dỡ hàng hoá , Nhà xuất bản Công
Nhân Kỷ Thuật .
[11] Nguyễn Hữu Tân , Hàng hoá , Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải .
[12] Tính toán máy nâng chuyển , Trường Đại Học Hàng Hải .
[13] Ts.Trần Văn Địch ,Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy ,Nhà xuất bản Khoa
Học Kỹ Thuật.
[14] Nguyễn Đắc Lộc,Sổ tay công nghệ chế tạo ,Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật .
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

KẾT LUẬN
Qua quá trình thiết kế toàn bộ xe nâng hai khung động mà em đã trình bày ở trên. Em
nhận thấy rằng kiểu xe này sử dụng nhiều trong công việc xếp dỡ hàng trong kho ở các
Cảng. Tuy nhiên hiện nay các loại hàng hóa thường vận chuyển theo những kiện hàng
tiêu chuẩn đó là container. Loại xe nâng này chỉ sử dụng xếp dỡ các loại hàng bao hay
kiện, thùng có kích thước nhỏ. Loại xe nâng mà em thiết kế ở các Cảng ít mua về sử
dụng, nhưng nếu đã có rồi thì ta sử dụng trong rất nhiều phương án xếp dỡ. Không chỉ
được sử dụng trong kho mà nó có thể làm hàng ở cầu tàu, ở những bãi hàng sắt thép cuộn
hay gỗ và rất nhiều loại hàng khác vì nó cũng là một loại máy nâng vạn năng nhưng ưu
điểm hơn các loại máy nâng khác ở chổ là xếp dỡ hàng với sức nâng nhỏ mà trong không
gian hẹp và chiều cao nâng lớn.
Ngoài ra, trong cơ cấu nâng khung ta còn có thể sử dụng cặp xy lanh thủy lực có
hai piston lồng thay cho xích nâng khung trong như đã tính ở trên. Tuy nhiên ta thấy nếu
dùng cách hai này gặp nhiều nhược điểm hơn: trước tiên là về kinh tế sẽ tốn kém hơn, khi
nâng hoặc hạ do đầu xi lanh được gắn trực tiếp vào khung trong nên dễ gây ra mất cân
bằng nhiều hơn. Đương nhiên ta sẽ chọn cách nào tốt nhất như đã thiết kế.
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

LỜI CẢM ƠN

Xin cảm ơn Ba Mẹ, người đ sinh ra, nuơi nấng, dưỡng dục con nên người.
Thành công bước đầu của con có được ngày hôm nay là kết quả của biết bao mồ
hôi và nước mắt của Ba Mẹ. Con kính chúc Ba Mẹ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để
mi mi l chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con trn mỗi bước đường tương lai.

Xin cảm ơn tập thể Thầy Cô Giáo trường ĐH Giao Thông Vận Tải Tp.HCM,
tập thể Thầy Cô giáo khoa Cơ Khí, những người đ cho em những bi giảng hay,
những kiến thức bổ ích, đây là hành trang vô vùng quý báu để em bước vào đời.
Kính chúc Quý Thầy Cơ sức khỏe, cĩ nhiều niềm vui trong cơng tc giảng dạy. Chc
Trường ĐH GTVT nói chung và Khoa Cơ Khí của chúng ta luôn phát triển vững
mạnh.

Chân thành gởi đến Thầy giáo Ths: Nguyễn Hữu Quảng , Giảng viên khoa Cơ
Khí, trường ĐH GTVT Tp.HCM lời cảm ơn sâu sắc. Mặc dù với bộn bề công việc,
Thầy luôn tận tụy, hết lòng giúp đỡ em trong việc hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Kính chúc Thầy cùng Gia đình sức khỏe, hạnh phc v cĩ nhiều niềm vui trong cuộc
sống.

Xin cảm ơn Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, nơi đ tạo điều kiện rất nhiều cho em
trong việc thực tập và hoàn thành chuyên đề.Em xin chúc Cảng luôn phát triển và
vững bước trong hội nhập.

Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè, người thân, những người luôn sẵn lịng gip đỡ,
hỗ trợ em trong những thời điểm khó khăn. Chúc tất cả có nhiều niềm vui và thành
công trong cuộc sống.
TP HCM ngy 23/02/2010

CAO CHÍ HIẾU


LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP GVHD:NGUYEÃN HÖÕU QUAÛNG

You might also like