Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

SỞ GD&ĐT TP. HCM.

Bộ đề thi thử kì I-lớp 12- năm học 2016- 2017


TRƯỜNG THPT HIỆP BÌNH Môn: Hoá học.
(Từ este đến hóa tính kim loại)
Cho: C =12; H =1; O = 16; N =14; P =31; S =32; Na =23; Mg =24; Ca =40; K =39; Ba =137; Rb = 85; Li = 7;
Sr = 88; Pb =207; Sn =119; Cd =112 ; Fe =56; Cu =64; Zn = 65 ; Al =27; Ag =108; Pb =207; Cl =35,5; Br =80

Đề 01:
1) Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là
A. R2O3. B. R2O. C. RO2. D. RO
2) Cho phản ứng: a Al + bHNO 3 ---> c Al(NO3)3 + d N2O + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những
số nguyên, đơn giản nhất. Tổng ( a +b) bằng :
A. 30. B. 5 C. 10. D. 38
3) Tơ nilon –6,6 là chất nào sau đây ?
A. Poliamit của axit ađipic và etylen glicol B. Poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin.
C. Poliamit của axit 6–aminocaproic. D. Hexacloxiclohexan.
4) Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Ag. B. Fe và Ag. C. Fe và Au. D. Al và Fe.
5) Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng
với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là
A. axit glutamic. B. valin. C. alanin. D. Glixin
6) Cho 9,1 gam hỗn hợp hai muối cacbonat trung hoà của 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp tan
hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít CO2(đktc). Hai kim loại đó là:
A. K và Cs. B. Na và K. C. Li và Na. D. Rb và Cs.
7) Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết
với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là
A. etyl axetat. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. propyl fomat.
8) Cho m (gam) Fe vào dung dịch HNO 3 lấy dư thu được 4,48 lít(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí
NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là
A. 1,12 gam. B. 0,56 gam C. 11,2 gam. D. 5,6 gam.
9) Hai chất đồng phân của nhau là
A. fructozơ và glucozơ. B. glucozơ và mantozơ.
C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
10) Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
11) Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của
X là A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N
12) Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam. B. 18,38 gam. C. 18,24 gam. D. 17,80 gam.
13) Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO 3 trong dung
dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,01M B. 0,10M C. 0,020M D. 0,2M
14) Cho các kim loại: Al, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
15) Kim loại nào sau đây nhẹ nhất ( có khối lượng riêng nhỏ nhất ) trong tất cả các kim loại?
A. Rubidi . B. Natri. C. Liti. D. Kali.
16) Số e lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
-1-
17) Đun nóng CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3CHO. B. CH3COONa và CH2=CHOH.
C. CH2=CHCOONa và CH3OH. D. C2H5COONa và CH3OH.
18) Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n Công thức
của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH.
C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.
D. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.
19) Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt
với
A. dung dịch KOH và CuO. B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 . D. dung dịch KOH vàdung dịch H2SO4.
20) Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ
thường là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
21) Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5%
(D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là A. 36. B. 40. C. 60. D. 24.
22) Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
23) Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol propylic. B. axit axetic và ancol propylic.
C. axit fomic và ancol metylic. D. axit propionic và ancol metylic.
24) Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C 17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste
được tạo ra tối đa là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
25) Kim loại nào sau đây mềm nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Kali. B. Xesi. C. Liti. D. Natri.
26) Khi xà phòng hóahoàn toàn tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COOH và glixerol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C17H35COONa và glixerol. D. C15H31COONa và etanol.
27) Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H 2 bay ra.
Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?
A. 55,5 gam. B. 45,5 gam. C. 40,5 gam. D. 60,5 gam.
28) Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Sắt. C. Đồng. D. Nhôm.
0
29) Phản ứng giữa ancol và axit cacboxylic (xt H2SO4 đặc,t ) tạo thành este có tên gọi là gì:
A. phản ứng este hóa. B. Phản ứng trung hòa.C. phản ứng ngưng tụ. D. phản ứng kết hợp.
30) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.
31) Cấu hình electron của nguyên tử Na(Z ==11) là
A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s2 2p6. C. 1s22s22p6 3s23p1. D. 1s22s2 2p6 3s2.
32) Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PVC. B. nhựa bakelit. C. PE. D. Amilopectin.
33) Cho 5,9 gam propylamin (C3H7NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối
(C3H7NH3Cl) thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14)
A. 9,65 gam. B. 8,15 gam. C. 9,55 gam D. 8,10 gam
34) Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H 2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt
tới trạng thái cân bằng, thu được 11,44 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 62,5%. B. 65%. C. 50%. D. 75%.
-2-
35) Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là
A. 2,52 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,26 lít.
36) Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân
biệt 3 chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein. B. dung dịch NaOH.
C. giấy quì tím D. nước brom.
37) Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. CH3CHO
---------------------------------------------------------- HẾT ----------
Đề 02:
1) Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic. B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic. D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
2) Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được
120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
A. 225 gam. B. 112,5 gam. C. 120 gam. D. 180 gam.
3) Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ.
C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
4) Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam. B. 18,38 gam. C. 18,24 gam. D. 17,80 gam.
5) Khi thủy phân este HCOOCH=CH2 trong môi trường axit, sản phẩm thu được là
A. HCOOH và CH3ONa. B. HCOOH và C2H5OH.
C. HCOOH và CH3OH. D. HCOOH và CH3CHO.
6) Số nhóm amino và cacbonxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là
A. 1 và 2 B. 1 và 1 C. 2 và 1 D. 2 và 2
7) Công thức của tripanmitin là
A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.
8) Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau :
Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 50% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin
đạt 70%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là
A. 186,0 gam B. 111,6 gam C. 55,80 gam D. 65,10 gam
9) Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là
A. 3. B. 1 C. 2 D. 4
10) Trong các chất dưới đây chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. NH3. B. CH3-NH2. C. C6H5-NH2. D. (CH3)2NH.
11) Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
12) Thuốc thử được dùng để phân biệt tripeptit với đipeptit là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. dung dịch HCl.
13) Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. Dung dịch glyxin. B. Dung dịch alanin.
C. Dung dịch lysin D. Dung dịch valin.
-3-
14) Trong các dung dịch: CH3–CH2–NH2, CH3–CH2–COOH, H2N–CH2–CH(NH2)–COOH,
HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH. Số dung dịch làm đỏ quỳ tím là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
15) Trùng hợp m tấn etilen thu được 2,8 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá
trị của m là A. 1,25 B. 0,80. C. 1,80. D. 3,5.
16) Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra tối đa mấy chất đipeptit?
A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.
17) Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng
những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng hợp. B. thủy phân. C. xà phòng hóa. D. trùng ngưng.
18) Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là
A. polivinyl clorua. B. polietilen. C. polimetylmetacrylat. D. polistiren.
19) Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH.
20) Khối lượng của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch
capron nêu trên là A. 113. B. 114. C. 121. D. 152.
21) Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K. B. Na, K. C. Be, Al. D. Ca, Ba.
22) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hóa trị không cực B. hiđro C. ion D. cộng hóa trị phân cực
23) Cho dãy các kim loại: Fe, Na, Ag, K, Ba. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt
độ thường là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
24) Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là
A. Cu dung dịch FeCl3. B. Fe dung dịch HCl.
C. Fe dung dịch FeCl3. D. Cu dung dịch FeCl2.
25) Cho phản ứng: aZn + bHNO3 ®cZn(NO3)2 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên,
tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 11. B. 20. C. 12. D. 13.
26) Cho dãy các kim loại: Mg, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là
A. Na. B. Mg. C. Al. D. K.
+ 2 6
27) Cation R có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3s 3p . Vị trí của nguyên tố R trong
bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IA.
C. chu kì 3, nhóm VIIA. D. chu kì 4, nhóm IIA.
28) Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfam. B. Sắt. C. Đồng. D. Kẽm.
29) Cho các kim loại sau: Cu, Ag, Fe, Au, Al. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự
A. Ag, Cu, Au, Al, Fe. B. Al, Cu, Fe, Ag, Au.
C. Ag, Au, Cu, Fe, Al. D. Al, Fe, Cu, Ag, Au.
30) Cho m gam Al vào dung dịch HNO 3 lấy dư ta thu được 8,96 lit (đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí
NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với CH4 bằng 2,625. Giá trị của m là
A. 0,54 gam. B. 1,12 gam. C. 11,2 gam. D. 5,4 gam.
31) Cho 14,8 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng
thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 6,4 gam. B. 3,4 gam. C. 5,6 gam. D. 4,4 gam.
32) Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Trị giá của m là
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
33) Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch HNO 3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử
duy nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,25.
-4-
34) Cho 0,5 gam một kim loại phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H 2 (đktc).
Kim loại đó là
A. Ca. B. Ba. C. Al. D. Mg.
35) Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 2,24. B. 1,12. C. 2,80. D. 0,56.

Đề 03:
1) Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
2) Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là
A. 5. B. 8. C. 6. D. 7.
3) Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. mantozơ.
4) Xà phòng hoá hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp gồm hai este CH3COOC2H5 và CH3COOC2H5
bằng dung dịch NaOH 2M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 125 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 100 ml.
5) Thể tích nước brom 5% (d=1,3g/ml) cần dùng để điều chế 11 gam kết tủa 2,4,6–tribrom anilin
là bao nhiêu? A. 246,15 ml. B. 416,00 ml. C. 164,41 ml. D. 146,10 ml.
6) Cho phương trình hóa học: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Trong đó a, b, c, d, e
là các số nguyên, tốigiản. Tổng (a+b+d) bằng A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.
7) Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 6 chất. B. 8 chất. C. 3 chất. D. 9 chất.
8) Thuốc thử để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ là
A. Na. B. Cu(OH)2. C. dung dịch brom. D. dung dịch AgNO3/NH3.
2+
9) Cho nguyên tử Fe (Z=26). Ion Fe có cấu hình electron là
A. 1s2 2s2 sp6 3s2 3p6 3d6 4s2 . B. 1s2 2s2 sp6 3s2 3p6 3d5 .
C. 1s2 2s2 sp6 3s2 3p6 3d6 . D. 1s2 2s2 sp6 3s2 3p6 4s2 .
10) Oxit của kim loại R thuộc nhóm IIA có công thức là
A. RO. B. RO2. C. R2O. D. R2O3.
11) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hóa. B. tính bazơ. C. tính khử. D. tính axit.
12) Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Etyl clorua. B. Toluen . C. Stiren. D. Anilin.
13) Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.
Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. C2H4, CH3COOH. B. CH3COOH, C2H5OH.
C. CH3COOH, CH3OH. D. C2H5OH, CH3COOH.
14) Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 40o thu được,
biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất
10%. A. 2785,0 ml B. 2875,0 ml. C. 3194,4 ml. D. 2300,0 ml.
15) Kim loại nào sau đây tác dụng với khí clo và axit clohidric tạo ra 2 loại muối?
A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Zn.
16) Hai kim loại nào sau đây đều thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn?
A. K, Ba. B. Ca, Na. C. K, Na. D. Ba, Ca.
17) Xác định phân tử khối gần đúng của Hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe theo khối
lượng (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe).
A. 1400 đvC. B. 140000 đvC. C. 14000 đvC. D. 140 đvC.
-5-
18) Đun 15 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (xúc tác H2SO4 đặc) đến khi phản ứng đạt tới trạng
thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 50%. B. 62,5%. C. 55%. D. 75%.
19) Cho m (gam) Fe vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1,12 lit hidro. Nếu m (gam) Fe vào
dung dịch HNO3 đặc nóng dư thì thu được bao nhiêu lit khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) có thể tích
là? (các khí đều đo ở đktc)
A. 1,12 lit. B. 3,36 lit. C. 2,24 lit. D. 4,48 lit.
20) Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Đồng. B. Nhôm. C. Vàng. D. Bạc.
21) Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch
A. HNO3 loãng. B. NaCl loãng. C. H2SO4 loãng. D. NaOH loãng.
22) Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) không màu và
một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng để hoà tan hết chất rắn B thu được 2,24
lít khí SO2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp A là
A. 6,4 gam. B. 12,4 gam. C. 6,0 gam. D. 8,0 gam.
23) Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy
khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Khối lượng của Al có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 2,7 gam. B. 2,4 gam. C. 4,5 gam. D. 5,4 gam.
24) Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca, Cu, Ba. Số kim loại trong dãy tác dụng với nước ở nhiệt
độ thường là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
25) Chất không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A. CH3COOH. B. C6H12O6 (glucozơ). C. HCHO. D. HCOOH.
26) Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. H2NCH2COOH. B. CH3NH2. C. CH3CHO. D. CH3COOH.
27) Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. 3. B. 5. C. 1. D. 4.
28) Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. (CH3)2NH. B. NH3. C. C6H5NH2. D. C6H5CH2NH2.
29) Một thanh sắt có khối lượng 12g được ngâm trong 150 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M. Khi phản
ứng kết thúc, khối lượng thanh kẽm sẽ là A. 11,4g. B. 7,8g. C. 16,8g. D. 12,6g.
30) Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí
NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là
A. 1,12 gam. B. 11,2 gam. C. 0,56 gam. D. 5,6 gam.
31) Cho đinh sắt vào từng dung dịch sau: NaOH, H2SO4 loãng, HNO3 loãng, Pb(NO3)2,
Zn(NO3)2, KNO3, MgCl2, FeCl3. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
32) Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác
dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
33) Cho các chất: CH3COOC2H5, C6H5NH2, C2H5OH, CH2=CHCOOH, C6H5OH,
C6H5NH3Cl, p-CH3C6H4OH, C6H5CH2OH. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung
dịch NaOH là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
34) Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. anilin, amoniac, natri hiđroxit. B. metyl amin, amoniac, natri axetat.
C. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. D. anilin, metyl amin, amoniac.
35) Lên men 45 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào
dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 55g. B. 40g. C. 45g. D. 50g.
Đề 04:
1) Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A.CH3COONa và CH3OH. B.CH3COONa và C2H5OH.
C.HCOONa và C2H5OH. D.C2H5COONa và CH3OH.
-6-
2) Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A.7,65 gam. B.8,15 gam. C.8,10 gam. D.0,85 gam.
3) Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là
A. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ. D. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.
4) Đốt 1 lượng nhôm(Al) trong 3,36 lít O 2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hòa tan hoàn toàn
vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đkc). Khối lượng nhôm đã dùng là
A. 10,8 gam. B. 16,2 gam. C. 18,4 gam. D. 24,3 gam.
5) Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO 4. Quan sát thấy hiện
tượng nào sau đây?
A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên
C. Không có bọt khí bay lên D. Dung dịch không chuyển màu
6) Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 32,4. B. 16,2. C.21,6. D. 43,2.
7) Cho 11,2 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu
được 4,48 lit H2(đkc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là
A. 50%. B. 35%. C. 43%. D. 40%.
8) Glucozơ và fructozơ đều
A. có công thức phân tử C6H10O5. B. có phản ứng tráng bạc.
C. thuộc loại đisaccarit. D. có nhóm –CH=O trong phân tử.
9) Trong số các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. HCOOCH3. D. CH3CHO.
10) Công thức của tristearin là
A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.
11) Để biến một số dầu thành mỡ rắn hay bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình nào sau đây?
A. Cô cạn ở nhiệt độ cao. B. Hidro hóa (có xúc tác Ni).
C. Làm lạnh. D. Xà phòng hóa.
12) Đun nóng 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác H 2SO4 đặc), thu được 26,4 gam
este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A. 75%. B. 44%. C. 55%. D. 60%.
13) Cho 5,4 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2 (đkc) duy nhất. Giá trị V là
A. 2,688 lít. B. 3,36 lít. C. 1,344 lít. D. 1,26 lít.
14) Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước)
những tấm kim loại A. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb.
15) Trong các chất dưới đây chất nào có lực bazơ yếu nhất?
A. NH3. B. CH3-NH2. C. C6H5-NH2. D. (CH3)2NH.
16) Có bao nhiêu amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N?
A. 6. B. 5. C. 4. D. 7.
17) Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 10% thu
được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,48 gam. B. 101,68 gam. C. 97,80 gam. D. 88,20 gam.
18) Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO 3)2, dung dịch HNO3 (đặc,
nguội). Kim loại M là A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Ag.
19) Cho phương trình hóa học : aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O
Tỉ lệ a : b là A. 1 : 2. B. 1 : 3 . C. 1 : 1. D. 2 : 3.
20) Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. dung dịch HCl.
21) Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong alanin là
A. 17,98%. B. 15,73%. C. 15,05%. D. 18,67%.

-7-
22) Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam
muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X
là A. H2NC3H5(COOH)2. B. (H2N)2C3H5COOH.
C.H2NC2H3(COOH)2. D. H2NC3H6COOH.
23) Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi
thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,57 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản
ứng hết với Y là
A. 57ml. B. 50ml. C. 75ml. D. 90ml.
24) Alanin có công thức là
A. H2N-CH2-CH2-COOH B. C6H5-NH2.
C. CH3-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
25) Trong các dung dịch: CH3–CH2–NH2, H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–CH(NH2)–COOH,
HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH. Số dung dịch làm xanh quỳ tím là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
26) Hãy chọn một thuốc thử trong các thuốc thử sau đây để phân biệt các dung dịch: glucozơ, etanol
và lòng trắng trứng
A. Cu(OH)2. B. dung dịch HNO3.
C. dung dịch NaOH. D. dung dịch AgNO3/NH3.
27) Các chất nào sau đây là tơ hóa học
I. tơ capron II.tơ visco III. tơ tằm IV. Tơ nilon
A. I, II, III, IV B. I, II, IV C. I, II, III D. II, III, IV
28) Tơ nilon – 6,6 là
A. poliamit của axit adipic và hexametylendiamin. B. poliamit của axit - aminocaproic.
C. polieste của axit adipic và etylenglycol. D. hexacloxiclohexan.
29) Phân tử khối trung bình của polietilen X là 476000. Hệ số polime hoá của PE là
A. 12.000 B. 13.000 C. 15.000 D. 17.000
30) Nguyên tố Cr (Z=24). Ion Cr3+ có cấu hình electron là
A. [Ar] 3d5 4s1. B. [Ar] 4s13d2 . C. [Ar] 3d4. D. [Ar] 3d3.
31) Dãy các kim loại nào đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ phòng?
A. Cu, Pb, Rb, Ag. B. K, Ca, Ba, Na. C. Fe, Zn, Li, Sn. D. Al, Hg, Cs, Sr.
32) Kim loại có các tính chất vật lí chung là
A.tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, tính ánh kim;
B.tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim;
C.tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim, tính đàn hồi;
D.tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng;
33) Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm
0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít. B. 0,6 lit C. 0,8 lit D. 1,2 lit
34) Cation R2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IA.
C. chu kì 3, nhóm VIIA. D. chu kì 4, nhóm IIA.
35) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử N2 là liên kết
A. cộng hóa trị phân cực. B. hiđro. C. ion. D. cộng hóa trị không phân cực.
36) Hai kim loại đều thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K. B. Na, Rb. C. Be, Al. D. Ca, Ba.
37) Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfam. B. Crom. C. Sắt. D. Đồng.
38) Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Đề 05:
1) Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

-8-
2) Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác
dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
3) Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ
X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
A. metyl propionat. B. propyl fomat. C. ancol etylic. D. etyl axetat.
4) Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH.
5) Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic. B. axit fomic và ancol propylic.
C. axit axetic và ancol propylic. D. axit propionic và ancol metylic.
6) Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức.
7) Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. fructozơ.
8) Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H33COONa và glixerol.
9) Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với
100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là
A. etyl axetat. B. propyl fomiat. C. metyl axetat. D. metyl fomiat.
10) Để trung hòa lượng axit tự do có trong 14 gam một mẫu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M.
Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là A. 4,8 B. 6,0 C. 5,5 D. 7,2
11) Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A. C6H12O6 (glucozơ). B. CH3COOH. C. HCHO. D. HCOOH.
12) Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 184 gam. B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam.
13) Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch
NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M B. 0,01M C. 0,02M D. 0,10M
14) Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam.
15) Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây.
A. Tính chất của nhóm anđehit B. Tính chất của poliol
C. Tham gia phản ứng thủy phân D. Lên men tạo rượu etylic.
16) Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
17) Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?
A. Metyletylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Isopropylamin.
18) Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
A. NH3 B. C6H5CH2NH2 C. C6H5NH2 D. (CH3)2NH
19) Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84
gam muối khan. Kim loại đó là: A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.
20) Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào
A. ancol etylic. B. benzen. C. anilin. D. axit axetic.
21) Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3
chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein. B. nước brom.
C. dung dịch NaOH. D. giấy quì tím.
22) Dung dịch metylamin trong nước làm
A. quì tím không đổi màu. B. quì tím hóa xanh.
C. phenolphtalein hoá xanh. D. phenolphtalein không đổi màu.
-9-
23) Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 7,65 gam. B. 8,15 gam. C. 8,10 gam. D. 0,85 gam.
24) Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X

A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N
25) Bao nhiêu gam Cu tác dụng vừa đủ với clo tạo ra 27 gam CuCl2?
A. 12,4 gam B. 12,8 gam. C. 6,4 gam. D. 25,6 gam.
26) Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N?
A. 3 chất. B. 4 chất. C. 5 chất. D. 6 chất.
27) Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH.
28) Glixin không tác dụng với A. H2SO4 loãng. B. CaCO3. C. C2H5OH. D. NaCl.
29) 0,01 mol aminoaxit (A) tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng được 1,835 gam muối khan. Khối lượng phân tử của A là
A. 89. B. 103. C. 117. D. 147.
30) Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?
A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.
31) Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren. B. isopren. C. propen. D. toluen.
32) Monome được dùng để điều chế polietilen là
A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2.
33) Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ visco. B. tơ nilon-6,6. C. tơ tằm. D. tơ capron.
34) Tơ nilon -6,6 thuộc loại
A. tơ nhân tạo. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ thiên nhiên. D. tơ tổng hợp.
35) Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
36) Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là
A. [Ar ] 3d6 4s2. B. [Ar ] 4s13d7. C. [Ar ] 3d7 4s1. D. [Ar ] 4s23d6.
37) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.
38) Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. HCl. B. AlCl3. C. AgNO3. D. CuSO4.
39) Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể
tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.
A. 2,24 lit. B. 4,48 lit. C. 6,72 lit. D. 67,2 lit.

- 10 -

You might also like