Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 54

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DẤU CHÂN CARBON

Chủ nhiệm đề tài: Tống Hồng Lam

Khoa: Kinh tế và Quản lý công

Nhóm: 1

Tháng 4/2024, Thành phố Hồ Chí Minh

1
SINH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

ĐÁNH
ST GIÁ CỦA
HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
T NHÓM
TRƯỞNG
Thu thập và xử lý data thứ
cấp, tìm hiểu hệ số quy đổi
Đặng Việt Đức CO2, tổng quan nghiên
1 2154023004 100%
(Nhóm trưởng) cứu, tổng hợp bài nghiên
cứu, chạy mô hình hồi quy

Hỗ trợ thu thập và lọc dữ


100%
Lê Thị Thanh Điểm liệu, nhận xét ý nghĩa kết
2 2154023003 (hoạt động
(Nhóm phó) quả mô hình
tích cực)

Nhận xét ý nghĩa kết quả 100%


3 Nguyễn Hạnh Dung 2154023001 mô hình, tổng hợp kết luận (hoạt động
tích cực)

Tìm cơ sở lý luận, giả


thuyết nghiên cứu, quy đổi 100%
4 Lê Thị Hồng Hà 2154023005 dữ liệu, Tổng hợp bài (hoạt động
nghiên cứu tích cực)

Đối tượng và câu hỏi


nghiên cứu, hỗ trợ nhận xét 100%
5 Phan Huỳnh Thanh Thảo 2154020371 kết quả mô hình, giải thích (hoạt động
nhận xét và tổng hợp kết tích cực)
luận
Làm nội dung các phương 100%
6 Nguyễn Thị Diệu Linh 2154020189 pháp tính dấu chân Carbon (hoạt động
tích cực)

Giải thích nhận xét và đưa


ra những mặt hạn chế của
100%
đề tài, hướng phát triển
7 Tống Khánh Linh 2154020194 (hoạt động
trong tương lại, quy đổi
tích cực)
CO2

Tìm cơ sở lý luận, giả


100%
thuyết nghiên cứu, quy đổi
8 Nguyễn Thị Phương Ngọc 2154020261 (hoạt động
CO2
tích cực)

Lý do chọn đề tài, phương


pháp nghieenn cứu, tổng
100%
hợp và chính sửa chương
9 Lê Kiều Oanh 2154020306 (hoạt động
1, giải thích nhận xét và
tích cực)
tổng hợp kết luận

Đề xuất mô hình hồi quy,


hỗ trợ chạy mô hình, làm
nội dung khái niệm dấu 100%
10 Trần Thị Thảo Trang 2154020428 chân carbon, lý thuyết (hoạt động
đường cong kuznets, tổng tích cực)
hợp và chỉnh sửa chương 2

Tìm giải pháp cho các vấn


100%
đề các khu vực, nghiên cứu
11 Nguyễn Thiên Thiên 2154023020 (hoạt động
nước ngoài, khoản trống
tích cực)
trong nghiên cứu và quy
đổi
CO2

Tìm cơ sở lý luận, giả


thuyết nghiên cứu, quy đổi 100%
12 Đoàn Thị Thu Yến 2154020508 dữ liệu, tìm lý thuyết (hoạt động
Kuznets tích cực)

Mục tiêu và phạm vi


100%
nghiên
13 Đoàn Văn Hoàng 2154023009 (hoạt động
cứu và giải thích nhận xét
tích cực)

Làm nội dung hành vi tiêu


dùng của hộ gia đình, hỗ 100%
14 Nguyễn Lê Thu Hà 2154023006 trợ (hoạt động
quy đổi CO2 tích cực)

Tìm giải pháp cho các vấn


đề ở các khu vực, hố trợ
quy đổi CO2, Tìm khoảng 100%
15 Lê Quang Huy 2154023010 trống (hoạt động
trong nghiên cứu, các bài tích cực)
nghiên cứu nước ngoài

Tìm cơ sở lý luận, giả


thuyết nghiên cứu, quy đổi 100%
16 Phùng Thị Thu Giang 2154020078 dữ liệu, đề xuất hướng (hoạt động
nghiên cứu tích cực)

Lý do chọn đề tài, giải 100%


17 Trần Nhật Hào 2154020086
thích (hoạt động
nhận xét, quy đổi CO2
tích cực)

Làm nội dung lý thuyết về


100%
hành vi hoạch định (TPB),
18 Quảng Trương Hoàng Châu 2154020036 (hoạt động
quy đổi CO2
tích cực)

Tìm giải pháp cho các vấn


đề các khu vực, tìm nghiên
100%
cứu nước ngoài, khoản
19 Nguyễn Thị Phương Trâm 2154020432 (hoạt động
trống nghiên cứu và quy
tích cực)
đổi CO2

Tìm cơ sở lý luận, giả


100%
thuyết nghiên cứu, quy đổi
20 Nguyễn Huỳnh Bảo Trâm 2154020431 (hoạt động
dữ liệu
tích cực)

Đánh giá của giảng viên:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Chữ ký giảng viên


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU-----------------------------------1
1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu.................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC----------------5
2.1 Dấu chân carbon và hành vi tiêu dùng của hộ gia đình.......................................5
2.1.1 Dấu chân carbon---------------------------------------------------------------------5
2.1.2 Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng của hộ gia đình và dấu chân carbon----6
2.1.3 Tác động của dấu chân carbon tới môi trường-----------------------------------6
2.2 Các lý thuyết..................................................................................................7
2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)-----------------------------------------------7
2.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)----------------------------------------------8
2.2.3 Ảnh hưởng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và hành vi hoạch định
(TPB) tới dấu chân carbon----------------------------------------------------------------9
2.2.4 Lý thuyết đường cong môi trường Kuznets--------------------------------------9
2.3 Các nghiên cứu trước........................................................................................11
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài------------------------------------------------------------11
2.3.2 Khoảng trống nghiên cứu---------------------------------------------------------13
2.4 Phương pháp tính dấu chân carbon...................................................................14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU-----17
3.1 Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu..............................................17
3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu-----------------------------------------------------------------17
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu-------------------------------------------------------18
3.2 Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................19
3.2.1 Mối quan hệ giữa giới tính của các hộ gia đình với dấu chân Carbon------19
3.2.2 Mối quan hệ giữa độ tuổi của các hộ gia đình với dấu chân Carbon--------19
3.2.3 Mối quan hệ giữa thu nhập của các hộ gia đình với dấu chân Carbon------20
3.2.4 Mối quan hệ giữa khu vực của các hộ gia đình với dấu chân Carbon-------20
3.2.5 Mối quan hệ giữa số lượng thành viên trong gia đình của các hộ gia đình
với dấu chân Carbon----------------------------------------------------------------------21
3.2.6 Mối quan hệ giữa diện tích nhà ở của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu
chân Carbon------------------------------------------------------------------------------- 21
3.2.7 Mối quan hệ giữa số lượng xe máy trong gia đình của các hộ gia đình ảnh
hưởng đến dấu chân Carbon-------------------------------------------------------------21
3.2.8 Mối quan hệ giữa số lượng ô tô trong gia đình của các hộ gia đình ảnh
hưởng đến dấu chân Carbon-------------------------------------------------------------22
3.3 Mô hình nghiên cứu...........................................................................................22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU---------------------------------------------------24
4.1 Thống kê và mô tả các biến quan sát.................................................................24
4.1.1 Thành thị phát thải CO2 nhiều hơn nông thôn---------------------------------24
4.1.2 Gia đình nhiều thế hệ (trên 3 người) có phát thải CO2 ít hơn gia đình hạt
nhân (từ 3 người trở xuống)-------------------------------------------------------------24
4.1.3 Người có giới tính nữ phát thải CO2 nhiều hơn nam--------------------------25
4.1.4 Kết quả phát thải của các khu vực-----------------------------------------------26
4.1.5 Thành phố HCM có phát thải CO2 cao nhất, tiếp đến là Thái Bình và thành
phố Hà Nội---------------------------------------------------------------------------------30
4.2 Mô hình hồi quy...........................................................................................33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT--------------------------------------------------36
5.1 Kết luận.............................................................................................................36
5.2 Giải pháp...........................................................................................................37
5.2.1 Theo khu vực----------------------------------------------------------------------- 37
5.2.2 Theo hộ gia đình--------------------------------------------------------------------42
TÀI LIỆU KHAM THẢO---------------------------------------------------------------------44
1.1 Tài liệu trong nước............................................................................................44
1.2 Tài liệu nước ngoài............................................................................................44
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU
Nội dung Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời kết cấu nghiên cứu sẽ được trình
bày ở phần cuối chương này.

1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu

Trong thời gian gần đây, xã hội đã chứng kiến một sự biến đổi không ngừng với
tốc độ đáng kinh ngạc. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ và phát triển văn
hóa xã hội, "sức khỏe" của hành tinh chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc
phát thải ngày càng nhiều các khí thải vào bầu khí quyển đã và đang có tác động
nghiêm trọng đến môi trường, sức khoẻ con người (Điệp và cộng sự, 2022). Đặc biệt
là khí thải CO2 phát thải ngày càng lớn vào khí quyển gây ra hiện tượng nóng lên toàn
cầu và khí hậu thay đổi bất thường (Điệp và cộng sự, 2022). Các bộ dữ liệu quốc tế
hàng đầu được sử dụng để theo dõi nhiệt độ toàn cầu và được WMO hợp nhất cho
thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm là 1,45 ± 0,12 °C so với mức tiền công
nghiệp (1850-1900) vào năm 2023 (Tổng cục Khí tượng Thủy văn). Trong tháng 02
năm 2024, toàn quốc xảy ra 447 vụ cháy, làm chết 15 người, làm bị thương 10 người,
về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 27,38 tỷ đồng và 14,95 ha rừng (Cục Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, 2024). Nhận thấy được tính nguy hiểm
của thực trạng, tại Hội nghị lần thứ 26 của Liên hợp quốc về BĐKH (COP26), Việt
Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để
đạt mức phát thải ròng bằng “0” (gọi tắt là Net Zero), (Việt Hùng và Khánh Ly, 2022).
Do đó, để đạt được cam kết cũng như góp phần vào việc giảm lượng phát thải khí
CO2 vào khí quyển, tìm hiểu và tính toán lượng khí thải và những tác động của nó là
vô cùng cấp thiết.

Song, các quy trình công nghiệp phát thải carbon cuối cùng được thúc đẩy bởi
nhu cầu của xã hội về hàng hóa và dịch vụ, chủ yếu là từ tiêu dùng của hộ gia đình tư
nhân (Tukker và Jansen 2006; Hertwich và Peters 2009) .Để đạt được mức giảm phát
thải carbon trên quy mô lớn, cần có các chiến lược dựa trên tiêu dùng (Fischedick và

1
cộng sự 2014). Các chiến lược giảm thiểu hiệu quả hướng tới người tiêu dùng đòi hỏi
một khung phân tích đáng tin cậy để phân tích lượng khí thải carbon trong vòng đời
được thể hiện trong hoạt động tiêu dùng cụ thể là ở các hộ gia đình được gọi là dấu
chân carbon (CF) (Steen‐Olsen và cộng sự, 2016). Chỉ số này đóng vai trò quan trọng
trong việc đánh giá tác động cụ thể của các hoạt động con người đối với khủng hoảng
môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay.

Hiện nay, các số liệu đầu vào phục vụ tính toán phát thải CO2 trong các kỳ kiểm
kê phần lớn dựa vào số liệu thống kê được cung cấp từ các cơ quan ( Điệp và cộng sự,
2022 ).Do đó, để đánh giá lượng phát thải tại những khu vực có nguy cơ phát thải cao
hay những yếu tố nào ảnh hưởng đến dấu chân carbon cần đòi hỏi số liệu mang tính
chính xác và cụ thể. Song để làm nền tảng cũng như có thể theo dõi một cách rõ ràng
nhất lượng phát thải gia tăng, chọn đề tài phân tích các yếu tố tác động đến dấu
chân carbon của hộ gia đình trong năm 2002 là cấp thiết. Đây là cơ sở đánh giá cân
bằng phát thải carbon, nhằm đề xuất các biện pháp giảm thiểu phát thải, đạt được mục
tiêu và cam kết đã đề ra của chính phủ cũng như đóng góp một phần tích cực vào sự
phát triển của đất nước.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Điều tra, tìm hiểu nguyên nhân cũng như là đánh giá các yếu
tố tác động đến dấu chân CO2 của hộ gia đình Việt Nam. Từ đó, tìm ra các giải pháp
mang tính hiệu quả lâu dài nhằm làm hạn chế sự ảnh hưởng của dấu chân CO2 tác
động tới môi trường.

Mục tiêu cụ thể:

- Dựa trên nền tảng lý thuyết, các nghiên cứu trước đây và tình hình hiện nay tại
Việt Nam, xác định các yếu tố nào tác động đến dấu chân CO2 của hộ gia đình
Việt Nam.
- Trình bày thực trạng phát thải CO2 trong mỗi hoạt động của hộ gia đình Việt
Nam và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây tác động đến dấu chân CO2.
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp để làm giảm lượng khí thải CO2 ở hộ gia đình
Việt Nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình và các xã/phường. Đơn vị điều tra gồm
từng hộ gia đình và từng xã/phường được chọn để điều tra.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Các hộ gia đình và xã/phường của tất cả 61 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung Ương.
- Phạm vi thời gian: năm 2002.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu được mục tiêu đặt ra:

- Những yếu tố nào tác động đến DDCO2 của hộ gia đình Việt Nam trong năm
2002
- Thực trạng phát thải CO2 hiện nay đã tác động tiêu cực như thế nào đối với
môi trường sống
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố các tác động như thế nào đến DDCO2 của
hộ gia đình Việt Nam trong năm 2002
- Cần đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nào để làm giảm lượng khí thải CO2 ở
hộ gia đình Việt Nam

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Bằng phương pháp chọn mẫu xác suất phân tầng. Phương pháp chọn mẫu xác
suất phân tầng là một trong những phương pháp hiệu quả để lựa chọn mẫu trong quá
trình nghiên cứu. Phương pháp giúp tăng chất lượng dữ liệu bằng cách phân loại các
dữ dữ thành tầng dựa trên các yếu tố quan trọng (khu vực địa lý, đặc điểm hộ gia
đình,..) giúp đảm bảo mỗi tầng đều đóng góp đủ dữ liệu cho quá trình nghiên cứu. Bên
cạnh đó, phương pháp còn giúp giảm sai số và tiết kiệm thời gian, chi phí và dễ thực
hiện.Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ các hộ gia đình thông qua
Phiếu phỏng vấn hộ gia đình VHLSS 2002 và phỏng vấn trực tiếp trong vòng 12 tháng
của năm 2002.
Trên cơ sở xác định được các yếu tố có thể tác động Dấu chân Carbon ; các công
trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước có liên quan đến đề tài. Đề tài sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp phân tích hồi quy đa biến
OLS và chạy bằng phần mềm Stata.

Cụ thể, như sau:

- Tìm hiểu, nghiên cứu về các khái niệm và các mô hình liên quan Dấu chân
Carbon
- Đề xuất mô hình nghiên cứu.
- Thu thập và xử lý dữ liệu.
- Xây dựng mô hình hồi quy (sử dụng phương pháp ước lượng Pooled OLS).
- Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC
Chương 2 trình bày các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến dấu chân
Carbon và các yếu tố tác động đến nó. Đồng thời, tìm rõ nguồn gốc hình thành và
xem các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có liên quan đến Dấu chân Carbon.
Chương này giúp chúng ta làm rõ mối liên hệ giữa thành phần liên quan đến Dấu
chân Carbon.

2.1 Dấu chân carbon và hành vi tiêu dùng của hộ gia đình

2.1.1 Dấu chân carbon

Dấu chân carbon là thuật ngữ được sử dụng phổ biến không những trong ngành
khí tượng mà trong đời sống hàng ngày nó cũng thường xuyên xuất hiện trên các bản
tin thời sự khi nói về biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Có rất nhiều
định nghĩa cho thuật ngữ này tuy nhiên không có một định nghĩa nào là chung nhất về
nó. Trước khi tìm hiểu về dấu chân carbon, có thể định nghĩa lượng khí thải carbon là
lượng CO2 thải ra do các hoạt động hàng ngày của con người. Chúng bao gồm từ việc
lái xe đi làm và đi học, giặt đồ bằng máy giặt, nấu các món ăn từ bếp điện từ, bếp gas,
… và nhiều hoạt động khác.

Dấu chân carbon là tổng lượng CO2 và các khí nhà kính khác được thải ra trong
toàn bộ vòng đời của một quy trình hoặc sản phẩm. Nó được biểu thị bằng gam CO2
tương đương trên mỗi kilowatt giờ phát điện (gCO2eq/kWh), nguyên nhân gây ra các
hiệu ứng nóng lên toàn cầu của các loại khí nhà kính khác. (Parliamentary Office of
Science and Technology, 2006).

Carbon Trust là tổ chức tư vấn về khí hậu toàn cầu với mục tiêu đẩy nhanh quá
trình hướng tới một tương lai không còn carbon. Một phương pháp để ước tính tổng
lượng phát thải khí nhà kính (GHG) dưới dạng carbon tương đương từ một sản phẩm
trong suốt vòng đời của nó từ quá trình sản xuất nguyên liệu thô được sử dụng trong
quá trình sản xuất đến khi thải bỏ thành phẩm (không bao gồm lượng phát thải khi sử
dụng) hay một kỹ thuật để xác định và đo lường lượng phát thải khí nhà kính riêng lẻ
từ mỗi hoạt động trong một bước quy trình của chuỗi cung ứng và khuôn khổ để quy
những phát thải này cho từng sản phẩm đầu ra được tổ chức Carbon footprint gọi là
dấu chân carbon (Carbon Trust 2007).

Dấu chân carbon là thước đo lượng carbon dioxide thải ra thông qua quá trình
đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Trong trường hợp của một tổ chức kinh doanh, đó là
lượng CO2 thải ra trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động hàng ngày của tổ chức đó. Nó
cũng có thể phản ánh năng lượng hóa thạch được thể hiện trong thị trường tiếp cận sản
phẩm hoặc hàng hóa. (Grubb và Ellis 2007).

Pandey và cộng sự (2014) đã cho rằng dấu chân carbon là một phương pháp
được sử dụng để ước tính toàn bộ lượng phát thải khí nhà kính từ một sản phẩm cụ thể
từ giai đoạn nguyên liệu chưa qua chế biến ban đầu đến giai đoạn sản xuất ra thành
phẩm. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để xác định và đo lường từng hoạt động phát
thải khí nhà kính được tìm thấy trong một quy trình dây chuyền.

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản dấu chân carbon là thước đo tổng lượng phát thải
CO2 trực tiếp và gián tiếp do một hoạt động của con người gây ra hoặc được tích lũy
trong suốt vòng đời của một sản phẩm.

2.1.2 Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng của hộ gia đình và dấu chân
carbon

Trong định nghĩa thì dấu chân carbon là thước đo tổng lượng phát thải CO 2 trực
tiếp và gián tiếp do một hoạt động của con người gây ra hoặc được tích lũy trong suốt
vòng đời của một sản phẩm. Việc hộ gia đình thường xuyên sử dụng điện năng, các
nhiên liệu hoặc khí đốt cho việc nấu nướng hay đi lại; sử dụng thực phẩm, đặc biệt là
thực phẩm từ thịt và sữa bò và nhiều hoạt động khác cũng đã thải ra lượng lớn khí thải
CO2. Do đó, thói quen tiêu dùng hàng ngày của các hộ gia đình ảnh hưởng trực tiếp
đến dấu chân carbon của họ. Bằng cách thay đổi cách tiêu dùng, các hộ gia đình có thể
giảm thiểu dấu chân carbon cá nhân của mình và đóng góp vào việc bảo vệ môi
trường xung quanh.

2.1.3 Tác động của dấu chân carbon tới môi trường

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay là lý do tại sao Trái
Đất đang trở nên nóng hơn từng ngày. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự
gia tăng của các khí nhà kính như CO2 trong khí quyển, giữ nhiệt và tạo ra hiệu ứng
nhà kính. Điều này dẫn đến biến đổi khí hậu cực đoan, tăng nhiệt độ trung bình toàn
cầu và mực nước biển dâng cao. Một câu hỏi đặt ra là tại sao nồng độ CO2 trong
không khí lại tăng cao như vậy. Câu trả lời đơn giản là do hoạt động của con người
trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, việc sử
dụng và loại bỏ sản phẩm và dịch vụ tạo ra khí thải, rác thải và chất thải độc hại, trong
đó có khí thải CO2. Những khí thải này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn
gây hại cho sức khỏe con người, gây ra các vấn đề về hô hấp và tim mạch. Sự nóng
lên của Trái Đất cũng khiến cho nhiều loài động vật và thực vật không thể thích nghi
với môi trường mới này, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, việc giảm dấu chân
carbon không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn cải thiện sức khỏe con người và bảo
tồn sự đa dạng sinh học.

2.2 Các lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) dựa trên quan niệm rằng con người thường
xuyên hành xử một cách hợp lý; ở chỗ họ "sử dụng hệ thống các thông tin có sẵn cho
họ" và "không bị kiểm soát bởi các động cơ vô thức hay mong muốn áp đảo" (Ajzen
và Fishbein 1980). TRA duy trì rằng, trừ khi có sự kiện bất ngờ, mọi người có khả
năng hành động phù hợp với ý định của họ, và do đó cho rằng "ý định hành vi" là một
dự báo đủ cho hành vi. Theo TRA, ý định của một người thực hiện một hành vi cụ thể
có thể được dự đoán từ hai thành phần hành vi - một thành phần thái độ và một thành
phần xã hội hoặc chuẩn mực (chuẩn mực chủ quan). Hai thành phần này độc lập hình
thành ý định hành vi của một người. Thành phần thái độ dựa trên các yếu tố cá nhân,
trong khi thành phần chuẩn mực dựa trên áp lực xã hội nhận thức được. Cả hai yếu tố
thái độ và chuẩn mực đều bị ảnh hưởng bởi các niềm tin liên quan đến hành vi được
nghiên cứu. Do đó, niềm tin của một người tạo thành những yếu tố quyết định cơ bản
của ý định hành vi và hành động tiếp theo của họ. Các yếu tố như tuổi, giới tính, văn
hóa và tầng lớp xã hội không được xem xét là các biến độc lập trong mô hình TRA vì
giả định rằng ảnh hưởng của chúng hoạt động thông qua các biến thái độ và/hoặc
chuẩn mực chủ quan (Fishbein và Ajzen 1975; McCarthy và cộng sự 2003). Có thể
thấy từ các biểu thức trên rằng sự thay đổi trong sức mạnh và/hoặc tầm quan trọng của
một niềm tin có khả năng ảnh hưởng đến ý định hành vi. Kiến thức này được sử dụng
rộng rãi trong các chiến lược tiếp thị bằng cách tập trung vào sức mạnh và/hoặc tầm
quan trọng của một hoặc nhiều niềm tin của người tiêu dùng nhằm tăng cường quan
điểm tích cực của họ đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ (Assael 1989; Kotler 1994;
Brassington và Pettitt 2000). Việc áp dụng TRA chủ yếu liên quan đến việc xác định
các yếu tố cơ bản hình thành và thay đổi ý định hành vi. Các cấu trúc khác nhau của
mô hình được định nghĩa hoạt động và dễ dàng phân tích định lượng, do đó cung cấp
một công cụ đánh giá nhanh chóng để nắm bắt sức mạnh và tầm quan trọng của các
niềm tin cơ bản cho một hành vi cụ thể.

2.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Lý thuyết về hành vi hoạch định được Ajzen (1991) phát triển và cải tiến dựa
trên lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) của Fishbein và
Ajzen (1975) bằng cách bổ sung nhân tố “nhận thức kiểm soát hành vi” vào TRA.
TPB được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên
cứu tâm lý xã hội để dự đoán hành vi con người (Dean và cộng sự, 2012). Theo TPB,
3 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi là: “Thái độ đối với hành vi”,
“Chuẩn mực chủ quan”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”. Trong lý thuyết hành vi
hoạch định (TPB) việc kiểm soát thực tế đối với một hành vi được cho là làm giảm
bớt tác động của ý định đối với hành vi sao cho ý định có thể được thực hiện theo
hành vi đó ở mức độ kiểm soát thực tế cao. Dựa trên cấu trúc của Bandura (1997) về
tính tự tin vào năng lực bản thân, mọi người tin rằng kiểm soát hành vi có thể làm
giảm bớt tác động của thái độ và chuẩn mực chủ quan lên ý định hành vi. Do đó nhận
thức kiểm soát hành vi được thêm vào TRA và là yếu tố thứ ba tác động đến ý định
hành vi cùng với 2 yếu tố thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan. Nhận thức
kiểm soát hành vi là nhận thức của mọi người về khả năng thực hiện một hành vi nhất
định, phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện
hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không. Giống với lý thuyết hành động hợp
lý (TRA), yếu tố trọng tâm trong lý thuyết hành vi hoạch định là ý định của cá nhân để
thực hiện một hành vi nhất định. Nhận thức kiểm soát hành vi cùng với ý định hành vi
là 2 yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi thực tế. TPB đã được chấp nhận, sử dụng
rộng rãi trong các nghiên cứu và áp dụng thành công như là một khung lý thuyết để dự
đoán ý định sử dụng và hành vi cụ thể của các cá nhân.

2.2.3 Ảnh hưởng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và hành vi hoạch
định (TPB) tới dấu chân carbon

Thái độ đối với hành vi: quan điểm cá nhân về tính tích cực hoặc tiêu cực của
hành vi. Nếu một người có thái độ tích cực về việc giảm dấu chân carbon, ý định thực
hiện hành vi này sẽ cao hơn.

Chuẩn mực chủ quan: nhận thức về áp lực xã hội và quan điểm của người khác.
Nếu môi trường xã hội khuyến khích việc giảm dấu chân carbon, người ta có xu
hướng thực hiện hành vi này.

Nhận thức kiểm soát hành vi: liên quan đến khả năng và tự tin của cá nhân trong
việc thực hiện hành vi. Nếu người ta cảm thấy có khả năng kiểm soát việc giảm dấu
chân carbon, ý định thực hiện hành vi này sẽ tăng.

Dấu chân carbon là số lượng khí thải nhà kính mà một cá nhân, tổ chức hoặc sản
phẩm tạo ra trong quá trình hoạt động. TRA và TPB có thể ảnh hưởng đến dấu chân
carbon bằng cách thúc đẩy việc thay đổi hành vi cá nhân, chẳng hạn như sử dụng
phương tiện giao thông công cộng thay vì xe riêng, tiết kiệm năng lượng, và hạn chế
sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm. Tuy nhiên, TRA và TPB không chỉ ảnh hưởng đến
dấu chân carbon mà còn tác động đến môi trường nói chung. Bằng cách thay đổi hành
vi cá nhân, chúng ta có thể giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, bảo vệ tài
nguyên và duy trì hệ sinh thái.

2.2.4 Lý thuyết đường cong môi trường Kuznets

Năm 1992, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đưa ra khái niệm đường cong
môi trường Kuznets (EKC) trong Báo cáo Phát triển của thế giới. Báo cáo lập luận
rằng: “Quan điểm cho rằng các hoạt động kinh tế lớn chắc chắn sẽ gây hại đến môi
trường dựa trên những giả định tĩnh về công nghệ, thị hiếu và đầu tư vào môi trường”
và cho rằng “Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu cải thiện chất lượng môi trường sẽ tăng,
cũng như sẽ tăng các nguồn lực đầu tư sẵn có”. Giả thuyết EKC được xây dựng dựa
trên nghiên cứu ban đầu của Kuznets (1955) về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế. Kuznets cho rằng bất bình đẳng thu nhập sẽ gia tăng cùng
với sự gia tăng của mức thu nhập, sau đó sự gia tăng thu nhập này đạt đến một mức độ
thích hợp, thì sẽ làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế giả định là mối quan hệ phi tuyến tính và có hình dạng
chữ U ngược.

Căn cứ trên lý thuyết đường cong Kuznets ban đầu của Kuznets (1995), giả
thuyết EKC giả định rằng, tăng trưởng kinh tế còn có khả năng cải thiện chất lượng
môi trường sau khi các quốc gia vượt qua mức tăng trưởng kinh tế thích hợp. Nghiên
cứu của Grossman và Krueger (1991) về mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và
tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và ô
nhiễm không khí ở Mexico cho thấy, tự do thương mại cũng ảnh hưởng đến môi
trường thông qua sự mở rộng quy mô hoạt động, thay đổi phương thức sản xuất, giả
thiết EKC trong nghiên cứu này chỉ phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
hai chất gây ô nhiễm không khí chính, đó là sulfur dioxide và khói.

Giả thuyết đường cong hình chữ U ngược của Panayotou (1993) cho rằng
chuyển đổi từ nền kinh tế nông thôn sang thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp
dẫn đến suy thoái môi trường. Sự phát triển này dẫn đến một lượng khí thải nhà kính
cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo, chuyển đổi từ công nghiệp chế biến sang
dịch vụ và ô nhiễm có thể được giảm thiểu do sự tăng trưởng của các ngành thâm
dụng carbon thấp. Do đó, Panayotou cho rằng suy thoái môi trường là điều không thể
tránh khỏi trong quá trình phát triển của các quốc gia. Ngoài ra, tiến bộ công nghệ góp
phần giảm phát thải khi quốc gia đạt mức thu nhập cao. Điều này có nghĩa là các quốc
gia giàu có có nhiều nguồn lực để cải tiến công nghệ, giúp thay thế các công nghệ gây
ô nhiễm bằng các công nghệ thân thiện với môi trường (Galeotti và Lanza, 2005).

Một lý giải khác cho EKC là chất lượng môi trường có thể được coi là một loại
hàng hóa thông thường hoặc thậm chí là hàng xa xỉ (Beckerman, 1992). Độ co giãn
của nhu cầu về chất lượng môi trường theo thu nhập lớn hơn 0 hoặc thậm chí lớn hơn
1. Trong trường hợp này, khi thu nhập tăng lên, nhận thức về môi trường của cá nhân
sẽ tốt hơn, sau đó nhu cầu về chất lượng môi trường cũng cao hơn. Sự gia tăng nhu
cầu về chất lượng môi trường tốt hơn dẫn tới những thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế,
chuyển dịch từ sản xuất bẩn sang sản xuất sạch hơn và từ quy định môi trường lỏng
lẻo sang quy định nghiêm ngặt hơn (Grossman và Krueger, 1991 và 1995).

Hình 2.1: Đường cong Kuznets

Kết quả nghiên cứu NGỌC, B. H. (2017), trong năm 20 năm từ 1995-2014 cho 7
quốc gia khu vực Đông Nam Á gồm Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thailand và Việt nam, nghiên cứu này đã khẳng định về sự tồn tại của hiệu
ứng chữ U ngược theo dự đoán của Kuznets trong mối quan hệ giữa thu nhập bình
quân đầu người với lượng khí thải CO2 ra môi trường cho 7 nước Asean trong giai
đoạn 1995-2014. Nghiên cứu của Phạm, H. M., Lê, P. T., & Nguyễn, A. T. (2022) về
mối quan hệ giữa mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam trong giai đoạn 1985-2013 cũng có kết luận về dạng đường cong Kuznet
môi trường tại Việt Nam cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh
tế với cường độ phát thải khí nhà kính CO2.

2.3 Các nghiên cứu trước

2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Zen và cộng sự (2022) về Các yếu tố kinh tế xã hội quyết định
lượng khí thải carbon hộ gia đình ở Iskandar Malaysia. Với những vị trí kinh tế xã hội
khác nhau giữa các hộ gia đình trong xã hội, dẫn đến sự khác biệt về dấu chân carbon
không được phân bổ đồng đều giữa người giàu với người nghèo và sự khác biệt đáng
kể về quy mô hộ gia đình và mô hình tiêu dùng. Malaysia được xếp hạng là nước phát
thải lượng khí thải carbon bình quân đầu người cao thứ hai ở Đông Nam Á sau
Singapore. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha,
trích xuất phương sai trung bình (AVE), độ tin cậy tổng hợp (CR) thông qua phần
mềm SPSS. Theo kết quả nghiên cứu, thu nhập là yếu tố quyết định mạnh mẽ nhất đến
lượng khí thải carbon của hộ gia đình.

Tại Na Uy, nghiên cứu của Kjartan Steen-Olsen và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng
dấu chân carbon của các hộ gia đình tại Na Uy trong khoảng thời gian từ 1999 đến
2012 đã tăng lên trên từng bộ phận của COICOP, hay còn gọi là phân loại các tiêu thụ
cá nhân theo mục đích. Nhìn chung, điều này liên quan mật thiết đến sự tăng trưởng
bền vững về thu nhập của người Na Uy. Tác giả sử dụng mô hình EIO để phân tích
ảnh hưởng từ thu nhập thực tế của các hộ gia đình tại Na Uy đến lượng khí thải carbon
ra môi trường. Kết quả cho thấy, dấu chân carbon của tiêu dùng hộ gia đình Na Uy đã
tăng từ 10,4 tấn KgCO2e/người vào năm 1999 lên 12,2 tấn KgCO2e/người vào năm
2012. Sự gia tăng này chủ yếu là do sự gia tăng tiêu dùng thực phẩm, nhà ở và năng
lượng, và giao thông vận tải.

Dấu chân carbon trung bình của các hộ gia đình Philippines trong giai đoạn 2015
- 2018 là 1,73 tấn KgCO2e/người/năm, theo nghiên cứu của Lapus và các cộng sự
(2023). Tác giả đã chỉ ra rằng, lượng khí thải carbon sẽ tăng lên đáng kể, tỷ lệ thuận
với mức thu nhập tăng thêm của người dân Philippines. Mặc dù điều này có thể gây
ảnh hưởng xấu đến tổng lượng khí thải carbon toàn cầu, nhưng nó không đồng nghĩa
với việc phải giữ nguyên mức thu nhập để tránh làm tăng lượng khí thải carbon. Bởi
mức chi tiêu của hộ gia đình là vấn đề về sự lựa chọn cá nhân, tùy thuộc vào thu nhập
và nhu cầu sử dụng thu nhập của từng hộ. Vì vậy, thay vì chính sách giữ nguyên mức
thu nhập của các hộ gia đình nhằm giảm lượng khí thải carbon, tác giả đề xuất những
biện pháp khác có khả năng kiểm soát cao hơn. Chẳng hạn: Nâng cao hiệu quả sản
xuất và thay đổi mô hình tiêu dùng sang lối sống ít phát thải carbon hơn; Cải thiện
trong khả năng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng hiệu quả; tăng cường sử
dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Trong nghiên cứu của Gökmenoğlu và Taspinar (2015), tác giả đã áp dụng giả
thuyết về đường cong môi trường của Kuznets để phân tích mối liên hệ giữa tiêu thụ
năng lượng, tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và lượng khí thải
CO2 tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ năm 1974 đến 2010. Bằng cách sử dụng
phương pháp ARDL và kiểm định nhân quả theo phương pháp của Toda và
Yamamoto (1995), họ đã đưa ra kết luận nhất quán. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra
rằng lượng khí thải CO2 có khả năng quay trở lại điểm cân bằng trong dài hạn với tốc
độ là 49,2% mỗi năm. Ngoài ra, có một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tiêu thụ
năng lượng và lượng khí thải, cũng như giữa FDI và lượng khí thải. Hơn nữa, nghiên
cứu đã chứng minh sự tồn tại của hiệu ứng chữ U ngược đối với tình hình kinh tế của
Thổ Nhĩ Kỳ.

2.3.2 Khoảng trống nghiên cứu

Khoảng cách giữa mục tiêu khử cacbon và lối sống của người tiêu dùng hiện tại
cần được đánh giá ở cả cấp quốc gia và cấp hộ gia đình cá nhân vì lượng khí thải
carbon khác nhau giữa các phân khúc người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu
hiện tại chỉ phân tích những khoảng cách này ở cấp quốc gia bằng cách sử dụng dấu
chân trung bình quốc gia làm chỉ số (Hayama, Japan, 2019 & Stockholm, Sweden,
2013). Hơn nữa, các nghiên cứu nói trên về dấu chân carbon dựa trên dữ liệu vi mô
không phân tích lối sống hiện tại của người dân theo mục tiêu dấu chân bình quân đầu
người mà thay vào đó tập trung vào việc xác định các đặc điểm hiện tại và hơn nữa,
không tập trung rõ ràng vào việc xác định các cơ hội để giảm mạnh dấu chân.

Nhà ở và các tiện ích liên quan chiếm phần lớn trong ngân sách carbon của hộ
gia đình có thu nhập thấp, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ hơn nhiều đối với các hộ có
thu nhập cao. Do đó, để chính sách có thể bền vững về mặt xã hội và có hiệu quả cuối
cùng, cần phải có sự hiểu biết rõ ràng về những vấn đề nhạy cảm đó trước khi thiết lập
chính sách. Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng cường độ phát thải khí nhà kính trên mỗi
đơn vị chi tiêu tiền tệ giảm khi thu nhập tăng (Kerkhof và cộng sự (2009), khiến cho
việc đánh thuế carbon thuần túy dựa trên dấu chân carbon của các hộ gia đình về bản
chất có tính lũy thoái. Nhận thấy rằng lượng khí thải carbon trên mỗi người giảm khi
quy mô hộ gia đình tăng lên do các lĩnh vực tiêu dùng như nhà ở, các tiện ích liên
quan và giao thông được phân bổ cho số lượng thành viên hộ gia đình ngày càng tăng,
do đó làm giảm tác động lên mỗi người. Tuy nhiên, 'tính kinh tế nhờ quy mô' và lợi
ích của việc chia sẻ dường như hầu hết chỉ giới hạn ở các lĩnh vực tiêu dùng này. Việc
thúc đẩy nền kinh tế chia sẻ có thể đặc biệt hữu ích trong việc chống lại lượng khí thải
carbon liên quan đến hộ gia đình liên quan đến giao thông vận tải.

Sự bất bình đẳng về carbon đã giảm đi cùng với tăng trưởng kinh tế ở Trung
Quốc. Chúng tôi lập luận rằng tăng trưởng kinh tế không chỉ làm tăng mức thu nhập
mà còn góp phần nâng cao tỷ trọng các mặt hàng tiêu dùng ít carbon ở các nhóm thu
nhập cao hơn và giảm tổng thể tình trạng bất bình đẳng về carbon ở Trung Quốc.
Nhưng nhìn chung, các khu vực thành thị và giàu có có xu hướng có lượng khí thải
carbon lớn hơn vì thu nhập cao thúc đẩy lối sống có lượng khí thải carbon cao. Do đó,
cùng với tốc độ tăng trưởng thu nhập và phát triển kinh tế ở Trung Quốc từ năm 2007
đến năm 2012, quy mô tổng thể của lượng khí thải carbon đã tăng lên. Nghiên cứu này
áp dụng phương pháp MRIO mở rộng về mặt môi trường để ước tính lượng khí thải
carbon trong hộ gia đình cho 12 nhóm thu nhập ở 30 khu vực của Trung Quốc. Hệ số
CF-Gini được tính toán để đo lường sự bất bình đẳng về lượng carbon trong các hộ gia
đình.

2.4 Phương pháp tính dấu chân carbon

Phương pháp tính dấu chân carbon (hay còn gọi là Carbon footprint) là một cách
để đo lường lượng khí thải carbon mà hoạt động của một cá nhân, tổ chức hoặc sản
phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất, sử dụng và vận chuyển. Dấu chân carbon thường
được tính bằng cách sử dụng các công thức và dữ liệu về tiêu thụ năng lượng, vật liệu,
và các hoạt động khác liên quan đến việc sản xuất hoặc hoạt động của một tổ chức.
Được đo bằng đơn vị CO2 tương đương, tức là lượng khí thải carbon được chuyển đổi
thành khí CO2. Để biết được điều đó, carbon footprint có cách tính cụ thể dựa trên
một số yếu tố cố định như:

- Khu vực bạn sinh sống


- Phong cách, lối sống hàng ngày của người dùng
- Những sản phẩm công nghệ được sử dụng thường xuyên
- Loại và mức tiêu thụ năng lượng
Trong đó, cách tính lượng khí thải carbon được sử dụng tốt nhất là dựa trên mức
độ tiêu thụ nhiên liệu của một người. Cuối cùng sẽ được cộng dồn với lượng phát thải
CO2 vào carbon footprint cá nhân.

Các bước để xác định dấu chân CO2 cơ bản:

1. Xác định hoạt động

Đầu tiên, phải xác định mọi hoạt động có phát thải GHG vào khí quyển. Ví dụ:
xe đi lại, tốn điện dùng cho hoạt động, gas lạnh được bổ sung cho hệ thống điều hòa,
tủ lạnh,… đều là những nguồn phát thải khí CO2.

2. Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu cần thiết để tính toán lượng khí thải carbon của mỗi hộ gia
đình trong vòng 12 tháng, phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động trực tiếp và
gián tiếp.

3. Tìm các hệ số phát thải đặc trưng cho hoạt động

Để tính lượng khí thải carbon của cần biết hệ số phát thải trên một đơn vị, ví dụ
lượng khí thải CO2 được tạo ra trên mỗi kilowatt giờ điện được sử dụng, trên mỗi lít
xăng tiêu thụ, thực phẩm sử dụng…

4. Tính toán và diễn giải

Bước cuối cùng là tính toán lượng khí thải carbon và giải thích nó. Thông qua
việc kiểm kê sẽ giúp xác định các nguồn phát thải chiếm tỷ lệ lớn, từ đó đưa ra kế
hoạch và mục tiêu giảm thiểu phù hợp.

Hay một cách khác để, tính toán dấu chân carbon ta có thể tiếp cận theo phương
pháp luận từ hai hướng khác nhau: từ dưới lên, dựa trên phân tích quy trình (PA) hoặc
từ trên xuống, dựa trên phân tích đầu vào - đầu ra môi trường (EIO). Cả hai phương
pháp luận cần phải đối phó với những thách thức và cố gắng nắm bắt các tác động đầy
đủ của vòng, tức là cung cấp đầy đủ Phân tích/đánh giá Vòng đời (LCA). Tuy nhiên,
để hạn chế được những rủi ro này, nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ
Carbonfootprint.com và carbonneutral.com.au là một trong những công cụ được sử
dụng rộng rãi nhất để tính
toán lượng khí thải carbon. Bằng việc quy đổi tỉ số dựa trên các công cụ này, nhóm
nghiên cứu thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu các yếu tố sang hệ số phát thải carbon.
Bảng quy đổi được tổng kết như sau:

Yếu tố Tỷ lệ

Dầu sưởi 5.9

Dược phẩm 0.7

Quần áo 0.6

Sách báo 0.5

Máy tính và CNTT 0.4

Tivi 0.1

Xe cơ giới 0.3

Nội thất 0.4

Khách sạn 0.2

Chi phí gọi 0.1

Tài chính 0.1

Giáo dục 0.1

Thịt bò, thịt heo 1.19, 1.18

Cá và hải sản 0.59


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
3.1 Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Trọng tâm là nghiên cứu định lượng với mục đích kiểm định mô hình và các giả
thuyết nghiên cứu. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định các giả
thuyết. Nghiên cứu định tính được thực hiện làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình và
bổ sung lý giải cho các kết quả nghiên cứu từ số liệu định lượng. Từ các kết quả
nghiên cứu này là căn cứ để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.

Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo các bước trong quy trình như sau:

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu

Mẫu của Điều tra mức sống hộ gia đình 2002 được chọn đại diện cho cả nước
(trong đó: thành thị/ nông thôn), 8 vùng (trong đó: thành thị/nông thôn) và tỉnh, thành
phố. mẫu này được chọn từ mẫu chủ được thiết kế cho các cuộc điều tra mức sống hộ
gia đình giai đoạn 2002-2010 và các cuộc điều tra hộ gia đình khác có quy mô tương
tự. Phương pháp chọn mẫu được các chuyên gia chọn mẫu của Viện Khoa học Thống
kê, UNDP và Ngân hàng Thế Giới tư vấn.
3.1.1.1 Chọn mẫu chủ:

Vụ Xã hội và Môi trường chủ trì, phối hợp với Vụ Dân số lao động chọn mẫu
chủ. Mẫu chủ được lưu giữ tại Vụ Xã hội và Môi trường.

Mẫu chủ bao gồm 3.000 xã/phường (2300 xã và 700 phường) với 9.000 địa bàn
điều tra được chọn từ dàn mẫu các xã, phường và địa bàn điều tra của tổng điều tra
dân số và nhà ở 1/4/1999. Mẫu chủ được chọn theo 2 bước

- Bước 1: chọn xã, phường độc lập theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo
phương pháp xác suất tỷ lệ với số hộ trong mỗi xã, phường.
- Bước 2: từ mỗi xã, phường được chọn, chọn 3 địa bàn điều tra theo phương
pháp xác suất tỷ lệ với số hộ trong mỗi địa bàn

3.1.1.2Chọn mẫu cho điều tra mức sống hộ gia đình 2002 từ mẫu chủ:

Áp dụng phương pháp chọn mẫu 2 bước:

- Bước 1: chọn 1.500 địa bàn điều tra ( 350 địa bàn thành thị và 1,150 địa bàn
nông thôn) từ 9.000 địa bàn điều tra của mẫu chủ độc lập theo hai khu vực
thành thị và nông thôn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống
- Bước 2: chọn 20 hộ gia đình từ bản kê danh sách các hộ gia đình của địa bàn
được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

3.1.1.3 Phân bổ mẫu cho các tỉnh, thành phố:

Mỗi tỉnh, thành phố sẽ được phân bổ mẫu 30.000 hộ. Cục thống kê sẽ chia đều
số mẫu cho 4 kỳ và mỗi kì tổ chức thu thập số liệu theo phiếu phỏng vấn hộ gia đình
về thu nhập và chi tiêu vào tháng đầu mỗi quý của năm 2002.

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.1 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu
nhất định, cũng có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể. Thống
kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và biến động. Đo lường xu
hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, trong khi các đo lường biến
động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và
độ lệch.

3.1.2.2 Phân tích tương quan và hồi quy

Xem xét để đưa dần vào phương trình hồi quy những biến có ý nghĩa nhất với
phương trình hồi quy, thủ tục cũng xét để đưa ra khỏi phương trình đó biến độc lập
khác theo một quy tắc xác định.

Mô hình nghiên cứu có dạng:

Y=B0 + B1.X1 + B2.X2 + B3.X3 + B4.X4+…+ Bn.Xn + e

Trong đó:

- Xi biểu hiện giá trị của biển độc lập thứ 1 ( = 1,…,n)
- Bj là hệ số hồi quy riêng phần là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
với trung bình là 0, phương sai không đổi.

Trị thống kê F được tính từ R2 hiệu chỉnh, nếu giá trị Sig rất nhỏ (< 0.05) thì bác
bỏ H0. Nếu giả thiết H0 bị bác bỏ nghĩa là các biểu hiện trong mô hình có thể giải
thích được sự thay đổi của Y, điều này cũng có nghĩa là mô hình xây dựng phù hợp
với tập dữ liệu thu được. Việc xem xét R2 hiệu chỉnh là để trả lời xem các biến độc
lập giải thích được bao nhiêu phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc với các biến độc
lập.

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

3.2.1 Mối quan hệ giữa giới tính của các hộ gia đình với dấu chân Carbon

Liên quan đến giới tính, nghiên cứu của serino và Klasen (2015) cho kết quả
rằng hộ gia đình có chủ hộ là nam giới sẽ có lượng phát thải carbon thấp hơn so với
các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới, các mô hình chi tiêu khác nhau với các hộ gia
đình có chủ hộ là nữ có lối sống sử dụng nhiều carbon hơn một chút. Ngược lại, về
nghiên cứu của Büchs và Schnepf (2013) ở Vương quốc Anh lập luận rằng, các hộ gia
đình có chủ hộ là nữ giới lại ít có khả năng nằm trong nhóm phát thải carbon cao nhất,
tuy nhiên họ cũng nhận thấy rằng các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới có lượng khí
thải nhà ở và lượng phát thải gián tiếp cao hơn so với các hộ gia đình có chủ hộ là
nam.

H1: Giới tính của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

3.2.2 Mối quan hệ giữa độ tuổi của các hộ gia đình với dấu chân Carbon

Nghiên cứu của serino và Klasen (2015) về các hộ gia đình ở PhiLippine cho
thấy rằng độ tuổi của chủ hộ có tác động phi tuyến tính đến lượng khí thải carbon và
được mô tả bởi hình chữ U ngược, thể hiện lượng khí thải carbon tăng dần theo tuổi
đến khi đạt mức tối đa và sau đó lượng khí thải bắt đầu giảm dần. Các hộ gia đình trẻ
tuổi hơn có lượng khí thải tăng dần lên và sau đó lượng khí thải lại giảm khi các hộ
gia đình già đi do có những thay đổi trong sở thích và mô hình tiêu dùng của họ.

H2: Độ tuổi của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

3.2.3 Mối quan hệ giữa thu nhập của các hộ gia đình với dấu chân
Carbon

Các phân tích cho thấy thu nhập có mối quan hệ phi tuyến tính đáng kể với
lượng phát thải, phân phối thu nhập. Trong phép hồi quy thứ hai, chúng tôi đưa bình
phương thu nhập vào để đánh giá mức độ phù hợp của đường cong Kuznets môi
trường (EKC). Một số nghiên cứu đã kết luận rằng EKC dường như không tồn tại
trong trường hợp phát thải cacbon (Stern 2004; Lenzen và cộng sự 2006; Yaguchi,
Sonobe và Otsuka 2007; Galeotti, Manera và Lanza 2009). Trừ khi mô hình tiêu dùng
thay đổi, nếu không lượng phát thải có thể sẽ tăng thêm khi các hộ gia đình trở nên
giàu có hơn. Một trong những mối quan tâm chính là điều tra xem lượng khí thải
carbon của các hộ gia đình như thế nào bị ảnh hưởng khi các hộ gia đình trở nên giàu
có hơn. Trong khi thu nhập hộ gia đình có thể yếu tố chính quyết định lượng phát thải,
các đặc điểm khác của hộ gia đình có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích
lượng khí thải carbon của hộ gia đình.

H3: Thu nhập của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

3.2.4 Mối quan hệ giữa khu vực của các hộ gia đình với dấu chân Carbon

Các hộ gia đình ở khu vực thành thị thải ra nhiều CO2 hơn so với các hộ gia đình
ở khu vực nông thôn. Kết quả này phần lớn trái ngược với các hộ gia đình ở các nước
phát triển. Các hộ gia đình thành thị ở các nước phát triển có lượng khí thải carbon
thấp hơn vì người dân sống gần nơi làm việc hơn, gần trung tâm mua sắm và nơi giải
trí đòi hỏi ít hơn năng lượng cho giao thông và các trung tâm đô thị có hệ thống giao
thông công cộng tốt hơn (Lenzen và cộng sự 2006; Büchs và Schnepf 2013; và Ala-
Mantila, Heinonen, và Junnila 2014).

H4: Khu vực của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

3.2.5 Mối quan hệ giữa số lượng thành viên trong gia đình của các hộ gia
đình với dấu chân Carbon

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy quy mô hộ gia đình là một yếu tố quan trọng
trong việc giải thích lượng phát thải của hộ gia đình. Lượng phát thải biên giảm dần ở
quy mô hộ gia đình trung lưu thể hiện sự chia sẻ nguồn lực giữa các thành viên trong
hộ nhưng do đó, khi có thêm thành viên, tổng lượng phát thải của hộ gia đình sẽ có xu
hướng tăng. Việc chia sẻ nguồn lực giữa các thành viên trong gia đình cũng được báo
cáo trong các nghiên cứu khác (Lenzen và cộng sự 2006; Druckman và Jackson 2008;
Golley và Meng 2012; Büchs và Schnepf 2013).

H5: Số lượng thành viên trong gia đình của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu
chân Carbon

3.2.6 Mối quan hệ giữa diện tích nhà ở của các hộ gia đình ảnh hưởng
đến dấu chân Carbon

Như nghiên cứu của Điệp và cộng sự (2022) đánh giá lượng phát thải khí nhà
kính hộ gia đình thành phố Cần Thơ. Diện tích nhà ở càng nhiều ảnh hưởng đến độ
phát thải CO2 cũng càng nhiều bởi với diện tích lớn thì chúng ta cần chiếu sáng phù
với diện tích, hoặc diện tích lớn sẽ nằm trong những gia đình mà họ kinh doanh, mà
những hộ kinh doanh sẽ phải sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu hơn để phục vụ
quá trình sản xuất do đó sẽ làm tăng số lượng khí CO2 thải ra.

H6: Diện tích nhà ở của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Cacbon

3.2.7 Mối quan hệ giữa số lượng xe máy trong gia đình của các hộ gia
đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon
Theo Druckman, A. và Jackson, T. (2009), xe máy cũng ảnh hưởng đến dấu chân
carbon qua việc tạo ra lưu lượng giao thông và sự tiêu tốn nhiên liệu của các phương
tiện khác trong giao thông đường bộ. Nghiên cứu của Chakravarty, S., Chikkatur, A.,
Coninck, H., Pacala, S cho rằng số lượng xe máy trong gia đình càng nhiều thì lượng
phát thải CO2 càng cao vì xe máy chạy bằng động cơ đốt trong, thường sử dụng xăng
hoặc dầu diesel. Quá trình đốt cháy này tạo ra khí thải carbon dioxide, góp phần làm
tăng lượng CO2 trong không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy biến đổi khí
hậu. Ngoài ra, nhiên liệu sử dụng để chạy xe máy cũng tạo ra khí thải carbon dioxide
trong quá trình vận hành hàng ngày.

H7: Số lượng xe máy trong gia đình của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu
chân Cacbon

3.2.8 Mối quan hệ giữa số lượng ô tô trong gia đình của các hộ gia đình
ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

Theo Hertwich và Peters, số lượng ô tô trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến
dấu chân carbon của hộ gia đình. Tăng lượng khí thải khi một gia đình sở hữu nhiều ô
tô, tổng lượng khí thải CO2 từ các phương tiện giao thông sẽ tăng lên đáng kể. Mỗi ô
tô khi sử dụng sẽ thải ra một lượng khí CO2 nhất định và còn tăng tiêu thụ nhiên liệu
nhiều ô tô trong gia đình có thể dẫn đến việc sử dụng nhiều nhiên liệu hơn. Việc này
không chỉ gây ảnh hưởng đến dấu chân carbon mà còn có thể làm tăng chi phí nhiên
liệu cho gia đình.

H8: Số lượng ô tô trong gia đình của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân
Cacbon

3.3 Mô hình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:


Hình 3.1: Các nhân tố tác động đến Dấu chân Carbon
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê và mô tả các biến quan sát

4.1.1 Thành thị phát thải CO2 nhiều hơn nông thôn

Nguyên nhân do, các yếu tố như quy mô đô thị như : mật độ giao thông cao hơn
với nhiều phương tiện di chuyển như ô tô, xe buýt, máy bay, sử dụng nhiên liệu hóa
thạch nên tạo ra lượng khí thải lớn. Các tiện ích công cộng và hạ tầng như dịch vụ
điện nước viễn thông được cung cấp qua hạ tầng phức tạp hơn. Công nghiệp và hoạt
động thương mại có nhiều nhà máy sản xuất lớn. Mật độ dân số và mật độ xây dựng
cao ở thành thị tạo ra nhu cầu sử dụng năng lượng lớn cho việc sưởi ấm, làm mát và
chiếu sáng các tòa nhà. Xử lý lượng rác thải lớn. Những yếu tố trên tạo ra lượng khí
thải lớn nên các khu vực đô thị có xu hướng có lượng khí thải bình quân đầu người
cao hơn khu vực nông thôn.

Hình 4.1: Lượng phát thải nông thôn và thành thị năm 2002

4.1.2 Gia đình nhiều thế hệ (trên 3 người) có phát thải CO2 ít hơn gia
đình hạt nhân (từ 3 người trở xuống)

Nguyên do trong một gia đình nhiều thế hệ có thể sử dụng chung một không gian
sống, dùng chung thiết bị hay các phương tiện di chuyển, giảm lượng tiêu thụ hàng
hóa và dịch vụ, giảm bớt lượng rác thải. Điều này giúp giảm năng lượng tiêu thụ và
đồng thời giảm phát thải CO2 từ việc sản xuất và vận chuyển sử dụng hàng hóa.
Ngược lại thì gia đình hạt nhân thi mỗi thành viên thường sẽ sử dụng các tiện ích thiết
bị riêng, phương tiện di chuyển, hay tiêu thụ hàng hóa dịch vụ cho từng người riêng
biệt việc này tạo ra lượng phát thải CO2 khá đáng kể.

Hình 4.2: Lượng phát thải theo quy mô gia đình

4.1.3 Người có giới tính nữ phát thải CO2 nhiều hơn nam

Mức độ phát thải CO2 thường phụ thuộc vào lối sống và hoạt động của mỗi
người, người giới tính nữ thường có xu hướng thích mua sắm, thích làm đẹp nên họ
tiêu thụ nhiều hàng hóa dịch vụ hơn so với nam giới và họ còn sử dụng hàng hóa và
dịch vụ cho việc chăm sóc gia đình và thực hiện công việc nhà. Điều này có thể dẫn
đến việc sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên hơn cho các hoạt động hàng ngày
như nấu ăn, giặt giũ, và làm sạch, gây ra lượng CO2 phát thải cao hơn thông qua quá
trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Đây là nguyên do mà giới tính nữ phát thải
CO2 nhiều hơn nam.
Hình 4.3: Lượng phát thải theo giới tính

4.1.4 Kết quả phát thải của các khu vực

Đồng bằng sông Hồng có Food phát thải CO2 cao nhất, tiếp đến là Goods: Kết
quả ước tính lượng phát thải của từng vùng trong năm 2002, đối với khu vực đồng
bằng sông Hồng thì lượng phát thải từ Food có khối lượng lớn nhất (872498.23
KgCO2) tiếp đến là Goods (1326912.51 KgCO2). Đồng bằng sông Hồng là một trong
những khu vực có kinh tế phát triển mạnh, thu hút đông đảo lực lượng lao động từ
khắp mọi miền tập trung làm việc và sinh sống. Đồng nghĩa, đi kèm với mật độ dân cư
ngày càng đông đúc là lượng phát thải CO2 sẽ ngày một cao lên, lượng thức ăn hằng
ngày cùng với lượng hàng hóa sinh hoạt ngày càng cao do mức độ tiêu dùng hàng hóa
và lượng thức ăn chế biến ra hàng ngày sẽ tỉ lệ thuận với mật độ dân số.

Đông Bắc có Home phát thải CO2 cao nhất, tiếp đến là Foods: Đông Bắc là khu
vực có lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển, du lịch rất phát triển. Việc phát triển các
ngành nghề sử dụng nhiều nguồn năng lượng như thế sẽ dẫn đến lượng phát thải CO2
từ các hộ gia đình ngày càng tăng cao, dựa vào bảng kết quả ta có thể thấy được là
Home chiếm tỷ lệ cao nhất với 969382.65 (KgCO2). Tiếp theo sau đó chính là Food
cũng chiếm tỷ lệ gần bằng với Home là 939481.69 (KgCO2) nguyên nhân là vì địa
hình ở đây đa số là núi trung bình và núi thấp tạ thuận lợi cho việc trồng cây công
nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản,...Điều này dẫn đến
người dân chế biến và tiêu thụ các loại nông-thủy sản nhiều gây ra phát thải tăng cao.

Tây Bắc có Food phát thải CO2 cao nhất, tiếp đến là Home: Vùng Tây Bắc với
sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên như là vùng núi nằm giữa sông Hồng và sông
Cả giúp nguồn thủy hải sản phong phú; Đặc biệt, diện tích đất rừng lớn, đất đai đa
dạng, phong cảnh tự nhiên cung cấp cơ hội phát triển các ngành như lâm nghiệp, cây
công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi và đặc biệt là ngành du lịch đang rất phát triển.
Tuy nhiên, khi có lượng tài nguyên phong phú đa dạng nhưng lại bị khai thác không
hợp lý sẽ dẫn tới những hậu quả về sau trong đó phải nhắc đến môi trường. Lượng
thực phẩm - thức ăn (Food) trong quá trình chế biến và tiêu dùng của người dân vùng
Tây Bắc gây ra lượng phát thải cao nhất với 276540.76 (KgCO2) và đứng ngay sau đó
là Home chiếm lượng phát thải khá cao với 219918.13 (KgCO2)

Bắc Trung Bộ có Home phát thải CO2 cao nhất: ( 1026106.27 KgCO2) nguyên
nhân chủ yếu là do nơi đây tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo
nhỏ, đầm, phá, cửa sông ven biển điều này thuận lợi cho ngành thủy sản và nghề đánh
bắt cá. Việc vận hành các tàu đánh bắt và các hoạt động liên quan đến ngành thủy sản
này từ các hộ gia đình thường đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn năng lượng hóa thạch, đặc
biệt là dầu diesel cũng như lượng khí thải tạo ra từ việc này rất lớn. Điều này góp một
phần đáng kể vào việc nâng cao lượng phát thải ở khu vực. Mặc dù xếp sau Home
nhưng Food cũng chiếm lượng phát thải khá cao từ các hộ gia đình ở vùng Bắc Trung
Bộ ( 1021470.4 KgCo2) nguyên nhân vì địa hình gò đồi phổ biến ở Bắc Trung Bộ
thích hợp cho việc phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn như
trâu, bò. Việc chăn nuôi này đòi hỏi nhiều tài nguyên và năng lượng, đặc biệt là trong
việc sản xuất thức ăn cho các loài gia súc. Khi người dân chủ yếu nuôi gia súc, họ
thường ưu tiên và tăng cường tiêu thụ thức ăn từ thịt hơn. Điều này có thể làm tăng
nhu cầu về sản xuất và tiêu thụ thịt, dẫn đến tăng lượng phát thải CO2. Mặc khác,
ngành thủy sản ở đây cũng phát triển, người dân ở đây có xu hướng sử dụng và tiêu
thụ thức ăn từ cá và thủy sản hơn làm cho lượng phát thải CO2 về Food ở đây cũng
tăng cao.
Duyên hải Nam Trung Bộ có Food phát thải CO2 cao nhất ( 953581.83
KgCO2), tiếp đến là Goods: (814783.23 KgCO2). Lượng phát thải CO2 cao nhất ở
khu vực này là từ Food nguyên nhân là do vùng đất rừng chân núi của Duyên hải Nam
Trung Bộ thường thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.
Việc nuôi bò đàn đòi hỏi nhiều tài nguyên và năng lượng cũng như việc ưu tiên sử
dụng và tiêu thụ thịt được nâng cao hơn do có thể chăn nuôi của các hộ gia đình cũng
góp phần làm tăng lượng phát thải CO2 ở đây. Ngoài ra, Food có lượng phát thải cao
nhất ở khu vực này vì vùng đồng bằng ven biển của Duyên hải Nam Trung Bộ có điều
kiện thuận lợi để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá
trị. Việc này có thể làm tăng tiêu thụ nông sản và thực phẩm trong khu vực. Khi
nguồn cung nông sản địa phương dồi dào và dễ dàng tiếp cận, người dân thường có xu
hướng tiêu thụ nhiều hơn. Biển là nguồn tài nguyên quan trọng của Duyên hải Nam
Trung Bộ, với nhiều ngư trường lớn. Việc khai thác và tiêu thụ các sản phẩm thực
phẩm từ cá và thủy sản cũng góp một phần không nhỏ vào việc gia tăng lượng phát
thải CO2 nơi đây. Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có các thành phố biển đóng vai trò
là đầu mối giao thông thủy bộ và cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong
vùng và Tây Nguyên đồng nghĩa với việc có một mức độ tiêu dùng và mua sắm cao
trong khu vực này. Sự thúc đẩy tiêu dùng ở Duyên Hải Nam Trung Bộ cao sẽ dẫn đến
việc tăng lượng phát thải CO2 từ hộ gia đình, đặc biệt là từ Goods mà họ tiêu thụ và
mua sắm.

Tây Nguyên có Home phát thải CO2 cao nhất ( 465516.07 KgCO2) , tiếp đến là
Goods. Dù ít hơn so với các vùng khác, lượng phát thải CO2 cao nhất từ Home của hộ
gia đình ở Tây Nguyên có thể được giải thích bởi Tây Nguyên thường có khí hậu mát
mẻ và lạnh vào mùa đông, dẫn đến nhu cầu sử dụng nhiên liệu như dầu, than hoặc khí
gas để sưởi ấm và nấu nướng trong các hộ gia đình được nâng cao. Sử dụng nhiên liệu
này cũng tạo ra lượng phát thải CO2 đáng kể. Ngoài ra lượng phát thải CO2 từ Goods
cũng khá cao so với các nhân tố còn lại của khu vực vì tính đến năm 2002, Tây
Nguyên vẫn là một vùng có mức độ phát triển kinh tế và công nghiệp thấp hơn so với
các khu vực khác của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng các công cụ
hay thiết bị công nghệ không hiệu quả về năng lượng, gây ra lượng phát thải CO2
đáng kể của vùng.
Đông Nam Bộ có Goods phát thải CO2 cao nhất: (1355666.78 KgCO2) và là
cao nhất trong các vùng, tiếp đến là Home (1179751.84 KgCO2). Mật độ dân cư ở
Đông Nam Bộ là một trong những vùng đông nhất Việt Nam. Việc sử dụng các
phương tiện di chuyển được nâng cao, bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng và mua sắm các
hàng hóa như quần áo, giày dép, dược phẩm, … cũng khá nhiều dẫn đến lượng phát
thải CO2 cao đáng kể. Ngoài ra, lượng phát thải CO2 từ Home cũng khá cao. Đông
Nam Bộ có đặc điểm của khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và không thay đổi
nhiều trong năm. Vì vậy nhu cầu sử dụng điện và nước của người dân là rất lớn, điều
này dẫn đến lượng phát thải CO2 tăng khá cao.

Đồng bằng sông Cửu Long có Food phát thải CO2 cao nhất: (1659746.3
KgCO2), tiếp đến là Home (1615262.08 KgCO2) cao nhất so với các vùng. Lượng
phát thải của CO2 nhiều nhất là Food. Vì nơi đây phát triển nghề nuôi vịt đàn, lượng
hải sản đóng góp khoảng 50% và sản lượng lúa nước chiếm hơn 50% so với cả nước.
Sản lượng đóng góp dồi dào nên độ tiêu thụ của người dân nơi đây được nâng cao,
góp phần làm tăng phát thải CO2 ở khu vực này. Thuận lợi trong việc chăn nuôi cũng
như trồng trọt, lượng tiêu thụ nước nơi đây cũng tăng theo, góp phần làm tăng mạnh
lượng phát thải CO2. Bên cạnh đó việc vận hành, sử dụng nhiên liệu cho các công cụ
thu hoạch nông nghiệp, phương tiện đánh bắt thủy hải sản cũng góp phần làm cho
lượng phát thải CO2 tăng rất cao. Đó cũng là lý do làm cho lượng phát thải CO2 từ
Home ở khu vực này cao nhất so với các khu vực khác.

Nhìn chung cả 8 vùng đều có Food phát thải CO2 là cao nhất. Việt Nam đã và
đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng năng
lượng tăng cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thiết bị điện, nhất là thiết bị điều hòa
nhiệt độ trong hộ gia đình tăng cao. Ngoài ra, khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ,
nguồn nước dồi dào và đa dạng sinh học phong phú là những điều kiện quan trọng
giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Việc thu hoạch thực
phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt hải sản cùng với nhu cầu tiêu thụ lượng
thực phẩm của người dân cũng tăng theo. Những điều trên góp phần làm lượng phát
thải khí CO2 tăng lên nhanh chóng.
Hình 4.4: Lượng phát thải CO2 của từng vùng trong năm 2002

4.1.5 Thành phố HCM có phát thải CO2 cao nhất, tiếp đến là Thái Bình
và thành phố Hà Nội

Thành phố Hồ Chí Minh (1171695.14 KgCO2), thuộc vùng kinh tế trọng điểm
của Đông Nam Bộ. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, công nghiệp và
dân số, lượng phát thải mà thành phố này thải ra cũng vô cùng cao. Với mật độ giao
thông dày đặc và hàng triệu phương tiện di chuyển mỗi ngày, không khó hiểu khi đây
được xem là một nguyên nhân chính gây ra lượng khí thải lớn. Sự phát triển của các
khu công nghiệp và nhà máy trong quá trình sản xuất và vận hành thường cần sử dụng
nhiên liệu hoặc công nghệ không lành mạnh cho môi trường. Thêm vào đó, việc xây
dựng và phát triển đô thị không ngừng tạo ra một nhu cầu lớn về năng lượng.

Thái Bình (930999.3 KgCO2) với sản lượng lúa gạo đáng kể, đóng vai trò quan
trọng trong kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. Mỗi mùa gặt, việc thu hoạch lúa
gạo tạo ra một lượng lớn rơm từ các cánh đồng. Để xử lý chúng, việc đốt rơm trở nên
phổ biến trên khắp địa bàn. Tuy nhiên, hành động này đã gây ra một lượng khí thải
môi trường đáng kể. Điều đáng chú ý là pháp luật về bảo vệ môi trường thường không
được thực thi một cách nghiêm ngặt và chính quyền địa phương chưa đưa ra được các
giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này. Tình trạng này đang gây ra lo ngại về ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
khu vực.

Thành phố Hà Nội (767756.64 KgCO2) với lượng phát thải CO2 đáng kể, nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Hồng. Sự gia tăng số lượng
phương tiện cá nhân như ô tô và xe máy sử dụng nhiên liệu như xăng, dầu là một
trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường tại đây. Số lượng xe máy
lưu thông tại Hà Nội rất đông đúc, đặc biệt là nhiều trong số đó đã cũ và không được
bảo trì đúng cách, điều này khiến cho khói đen thải ra môi trường, góp phần vào sự
gia tăng lượng phát thải bụi mịn. Ngoài ra, lượng phát thải từ các công trình xây dựng
cũng là một vấn đề đáng quan ngại tại Hà Nội. Tình trạng đốt rác không đúng quy
định và bừa bãi cũng gây ra một lượng khí thải đáng kể.

Hình 4.5: Top 10 thành phát thải CO2 cao nhất năm 2002
Hình 4.6: Tổng CO2

Hình 4.7: Lượng CO2 trung bình

Nhìn vào 2 hình tổng CO2 và lượng trung bình CO2, ta thấy vùng ĐBSH có
tổng CO2 cao nhất do số lượng tỉnh thành phố lớn nhưng về lượng CO2 trung bình thì
cả 2 vùng ĐNB và DHNTB là cao nhất. Cho thấy, cả 2 vùng này phát thải CO2 rất
nhiều dù số lượng tỉnh thành phố ít hơn ĐBSH.

Đồng bằng sông Hồng là một vùng kinh tế lớn với nhiều tỉnh thành đông dân cư
và phát triển công nghiệp, điều này góp phần vào việc tăng lượng phát thải CO2. Sự
phát triển của các thành phố và các khu công nghiệp trong vùng đồng bằng sông Hồng
cùng với sự tăng trưởng dân số và hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực giao
thông và công nghiệp, đã tạo ra một lượng lớn phát thải CO2.

Mặc dù số lượng tỉnh thành ít nhưng Đông Nam Bộ (ĐNB) và Duyên hải Nam
Trung Bộ (DHNTB) lại có mức độ phát thải carbon trung bình khá cao. Một phần lớn
nguyên nhân là do hạ tầng xử lý khí thải tại các nhà máy và khu công nghiệp vẫn còn
thiếu sót và kém hiện đại. Hơn nữa, việc thiếu rành mạch trong pháp luật chưa đưa ra
được những biện pháp cụ thể và toàn diện dẫn đến tình trạng này. Điều này góp phần
vào việc tạo ra một lượng lớn khí thải CO2 từ hai khu vực này.

4.2 Mô hình hồi quy

Mô hình: lnCO2 = β0 + β1lnINCOME + β2AREA + β3URBAN+ β4SIZE +


β5SHOME + β6 MOTOR +β7 CAR+β8SEX+ ε

- Biến phụ thuộc là lượng phát thải CO2 (CO2) được đo bằng tổng lượng CO2
của Travel, Food, Goods, Service, Home.
- lnINCOME: Đây là thước đo của thu nhập của hộ gia đình trong 1 năm
- AREA: Đây biến chỉ vùng của hộ gia đình đang sinh sống
- URBAN: Đây là biến chỉ Nông Thôn hoặc Thành Thị
- SIZE: Đây là biến số lượng thành viên trong hộ gia đình
- HOME: Đây là biến diện tích nhà ở của hộ gia đình
- MOTOR: Đây là biến chỉ số lượng xe máy hộ gia đình sở hữu
- CAR: Đây là biến chỉ số lượng xe oto hộ gia đình sở hữu
- SEX: Đây là biến chỉ giới tính của chủ hộ
Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình cho kết quả R-squared = 0.3418, tức
là 34% của dấu chân Carbon được giải thích bởi các biến độc lập trên.

Thông qua kết quả hồi quy cho thấy có 7 biến có tác động đến Dấu chân Carbon
của hộ gia đình với P=0.000 < 0.05 và một biến không tác động với P=0.975 > 0.05
(biến giới tính-SEX).

Kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi
thì biến CAR có tác động mạnh nhất đến Dấu chân Carbon của hộ gia đình với hệ số
hồi quy là 0.7202887, tức là khi thay đổi số lượng sở hữu xe ô tô của hộ gia đình lên 1
đơn vị sẽ làm thay đổi Dấu chân Carbon 0.7202887%. Bên cạnh đó, biến Home có tác
động yếu nhất đến Dấu chân Carbon, khi mà Diện tích nhà ở của hộ gia đình thay đổi
1 đơn vị thì Dấu chân Carbon thay đổi 0.0006173%.

Ngoài ra, trong 7 biến có ý nghĩa thì có 2 biến có tác động nghịch chiều với Dấu
chân Carbon được thể hiện qua cột hệ số hồi quy Coefficient, đó là biến Urban và
Size. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi Urban và Size tăng lên 1
đơn vị thì Dấu chân Carbon giảm lần lượt là 0.2972098% và 0,0232571%. 5 biến còn
lại là lnIncome, Area, Home, Motor, Car thì có tác động cùng chiều đến Dấu chân
Carbon, trong đó 4 biến Area, Home, Motor, Car tăng 1 đơn vị thì Dấu chân Carbon
sẽ tăng lần lượt là 0.879641%, 0.0006173%, 0.5731372%, 0.7202887% và biến
Income khi tăng 1% thì Dấu chân Carbon tăng 0.3576342%.

Từ kết quả hồi quy, ta đưa ra được phương trình hồi quy như sau:

LnCo2= 3.64358 + 0.3576342*LnIncome + 0.879641*Area - 0.2972098*Urban


- 0,0232571*Size + 0.0006173*Home + 0.5731372*Motor + 0.7202887*Car

Nhìn vào bảng ta thấy hệ số tương quan dùng để lượng hoá mức độ chặt chẽ của
mối quan hệ tuyến tính giữa các biến; Giá trị tuyệt đối của hệ số này càng tiến gần về
1 thì mức độ chặt chẽ càng cao và càng tiến gần về 0 thì mức độ chặt chẽ càng thấp.

Để kiểm tra xem có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hay không, bài
nghiên cứu tiến hành kiểm định thông qua hệ số VIF.

Kết quả tính hệ số VIF

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 5 và hệ số
1/VIF > 0,1 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận

Nhìn chung, lượng phát thải của các gia đình hạt nhân tại thành thị ở Đồng bằng
sông Hồng khi có sự tham gia của nữ giới cao hơn rất nhiều so với những gia đình
nhiều thế hệ tại nông thôn ở vùng Tây Bắc. Tình trạng sinh sống với gia đình riêng
của người trẻ tại thành thị hiện nay có xu hướng gia tăng đáng kể. Bởi người trẻ Việt
Nam thường sẽ chuyển đến các thành phố lớn để học tập, làm việc, lập gia đình và
sinh sống, chứ ít khi trở về quê nhà. Từ đây, các gia đình hạt nhân tại các thành thị
cũng gia tăng đáng kể so với ở nông thôn. Đặc biệt, nữ giới trong gia đình Việt Nam,
dù ở thành thị hay nông thôn thường là người nắm giữ tài chính trong gia đình. Hơn
nữa, thu nhập của phụ nữ cũng ngày càng tăng cao. Vì vậy, họ có xu hướng chi tiêu
cho nhiều cho bản thân và các sự kiện quan trọng trong gia đình hơn nam giới. Tóm
lại, lượng CO2 phát thải từ nữ giới trong các gia đình hạt nhân tại thành thị sẽ cao hơn
so với nữ giới trong gia đình truyền thống tại nông thôn.

Về lượng phát thải của các vùng ở Việt Nam năm 2002, Đồng bằng sông Hồng
nổi bật với lượng phát thải CO2 cao nhất cả nước, đặc biệt từ Food và Goods. Trái
ngược với mức phát thải CO2 thấp nhất tại khu vực Tây Bắc, với mức chi cao nhất
cho Food và Home.

Tại đồng bằng sông Hồng, lượng phát thải CO2 từ Food đứng đầu cả nước. Bởi
với mức độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, khu vực này thu hút một lượng lớn lao động
từ các vùng lân cận, dẫn đến mật độ dân số cao. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu thụ lương
thực hàng hóa và nhu cầu chi trả cho nhà ở/nhà trọ cũng gia tăng. Điển hình là lượng
phát thải CO2 tại những thành phố lớn, tập trung đông dân cư và khu công nghiệp như
Hà Nội (767756,64 kgCO2), Thái Bình (930999,3 kgCO2).

Trong khi đó, Tây Bắc lại là vùng có lượng phát thải CO2 thấp nhất cả nước.
Điều này có thể liên quan đến đặc điểm khí hậu và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dân cư cũng
như nền kinh tế trong khu vực. Tây Bắc là khu vực có khí hậu tương đối khắc nghiệt,
với tốc độ phát triển kinh tế kém nhất cả nước (Nguyễn và Doãn 2020). Vì vậy, nhu
cầu về việc củng cố nhà cửa Home của người dân Tây Bắc trước hiện tượng thời tiết
cực đoan như xói mòn, sạt lở đất, mưa đá,... cao hơn so với việc chi tiêu cho các loại
hàng hóa khác. Tuy nhiên, mức chi cho Home ở Tây Bắc vẫn thấp hơn nhiều so với ở
Đồng bằng sông Hồng. Bởi số lượng dân cư ở đây ít hơn, thưa thớt hơn, và nhu cầu về
dịch vụ của nhà ở cũng thấp hơn. Từ đó, tổng lượng phát thải CO2 của vùng Tây Bắc
sẽ thấp hơn so với nơi có điều kiện phát triển tốt hơn là Đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, lượng CO2 trung bình phát thải ra môi trường tại Đông Nam Bộ lại
cao nhất so với mức trung bình của các khu vực kinh tế khác. Lí giải cho điều này,
khu vực Đông Nam Bộ là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước với tốc độ phát
triển tương đối đồng đều.

Từ những nhận xét trên, các vùng đều có điểm chung là Food đứng đầu về việc
chiếm lượng phát thải nhiều nhất. Nguyên nhân chính là kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ,
mật độ dân số ngày càng đông dẫn đến nhu cầu về ăn uống, chi tiêu, sinh hoạt của mọi
người ngày càng tăng cao.

5.2 Giải pháp

5.2.1 Theo khu vực

5.2.1.1 Khu vực Tây Nguyên

Lượng phát thải CO2 cao nhất từ Home và khá cao từ Goods của hộ gia đình ở
Tây Nguyên. Do đó, khu vực Tây Nguyên cần sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng
lượng như sử dụng nồi cơm điện, bình nước nóng có hiệu suất năng lượng cao hoặc
các sản phẩm như bếp năng lượng mặt trời để nấu nướng. Do năm 2002, Tây Nguyên
vẫn là một vùng có mức độ phát triển kinh tế và công nghiệp thấp hơn so với các khu
vực khác của Việt Nam. Vì vậy, việc sử dụng công nghệ giảm khí thải trong quá trình
sản xuất, phát triển kinh tế và công nghiệp ở khu vực Tây Nguyên cần được chú trọng
và cải tiến các máy móc, công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường.

5.2.1.2 Khu vực Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ

Do mật độ dân cư ở Đông Nam Bộ là một trong những vùng đông nhất Việt
Nam nên nhu cầu về các phương tiện di chuyển, tiêu dùng và mua sắm của khu vực
cao so với các khu vực khác của Việt Nam. Vì mua sắm là nhu cầu thiết yếu của
người tiêu dùng, tuy nhiên, cần mua sắm thông minh, mua sắm những sản phẩm có
nguồn gốc rõ ràng, thân thiện với môi trường, những sản phẩm có độ bền cao và sử
dụng trong lâu dài. Để giảm thiểu khí thải do quá trình vận chuyển hàng hóa dịch vụ
người tiêu dùng nên mua sắm tại các cửa hàng địa phương. Bên cạnh đó, ta thấy Đông
Nam Bộ có đặc điểm của khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao nên lượng phát
thải CO2 từ Home khá cao của khu vực Đông Nam Bộ do nhu cầu sử dụng điện và
nước rất lớn. Nước và điện là nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt tiêu dùng của người
dân vì vậy để giảm thiểu khí thải người dân nên sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng
lượng như bóng đèn LED, khi mua sắm các thiết bị như tủ lạnh, máy lạnh hãy chọn
những sản phẩm có dán nhãn tiết kiệm năng lượng để giảm thiểu lượng điện tiêu thụ.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các năng lượng tái tạo như lắp đặt hệ thống điện mặt
trời để giảm thiểu lượng điện tiêu thụ từ nguồn điện lưới.

Mặc dù vậy, số lượng tỉnh thành tại các vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ khá ít, nhưng việc Chính phủ chưa đưa ra được những chính sách cụ thể và
toàn diện về sản xuất và môi trường đã dẫn đến tình trạng lượng phát thải carbon trung
bình tại các tỉnh này khá cao. Vì vậy, những chính sách pháp luật minh bạch và hiệu
quả về việc sản xuất đi kèm bảo vệ môi trường là điều Chính phủ cần đẩy mạnh triển
khai trong thời gian tới. Có như vậy, các đơn vị sản xuất mới có quy chuẩn để thực
hiện theo. Nhà nước cũng có điểm tham chiếu để xử phạt khi nhận thấy những sai
phạm trong lượng khí thải CO2 từ các đơn vị này ra môi trường.

5.2.1.3 Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc vận hành, sử dụng nhiên liệu cho các
công cụ thu hoạch nông nghiệp, phương tiện đánh bắt thủy hải sản cũng góp phần làm
cho lượng phát thải CO2 tăng rất cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khi thu hoạch
nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản cần tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu thay
thế xanh, thân thiện với môi trường. Từ đó, khí thải từ những nhiên liệu này sẽ giảm
xuống, làm giảm tổng lượng CO2 thải ra của toàn ngành. Sự phát triển của các khu
công nghiệp và nhà máy trong quá trình sản xuất và vận hành thường cần sử dụng
nhiên liệu hoặc công nghệ không lành mạnh cho môi trường. Các nhà máy cần đầu tư
mạnh vào công nghệ xử lý chất thải. Đồng thời, nhà nước cũng cần tăng lượng thuế
trên mỗi đơn vị sản xuất gây ô nhiễm tăng thêm. Từ đó, lượng khí thải từ hoạt động
sản xuất và vận hành của các khu công nghiệp có thể được giảm thiểu tối đa.

5.2.1.4 Khu vực Đông Bắc

Đông Bắc là nơi có lượng phát thải CO2 từ Home là cao nhất và tiếp theo là
Foods cao thứ hai. Do đó, để giảm lượng CO2 thì phải chuyển đổi các nguồn năng
lượng đang sử dụng sang nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời để cung
cấp điện, giảm thiểu sử dụng điện lưới từ nhiên liệu hoá thạch hoặc chuyển sang sử
dụng bếp ga hay bếp điện. Ngoài ra có thể thay đổi thói quen sinh hoạt như giảm thiểu
rác thải sinh hoạt bằng cách tái chế, tái sử dụng và ủ phân rác thải sinh hoạt để giảm
lượng CO2 tại các bãi chôn lấp hoặc trồng nhiều cây xanh để góp phần cải thiện chất
lượng không khí. Còn đối với thực phẩm thì giảm thiểu tiêu thụ thịt đỏ đặc biệt là thịt
bò vì đó là nguồn phát thải CO2 lớn nhất trong thực phẩm, sử dụng thực phẩm của địa
phương thường được vận chuyển ở quảng đường ngắn sẽ dẫn đến lượng khí CO2 thấp
hơn, cuối cùng thì ta có thể mua sắm thực phẩm có nguồn gốc bền vững để hổ trợ các
nhà máy áp dụng các biện pháp canh tác và chăn nuôi thân thiện với môi trường.

5.2.1.5 Khu vực Tây Bắc

Vùng Tây Bắc nước ta có địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn nên khó có thể
vận chuyển các thiết bị, máy móc để làm hạn chế các chất phát thải CO2, thay vào đó
có thể sử dụng Biogas để tận dụng chất thải sinh hoạt sản xuất khí đốt phục vụ nấu
nướng và sưởi ấm. Tiếp theo, có thể tiết kiệm năng lượng bằng cách thay thế bếp củi,
bếp than bằng cái loại bếp cải tiến hoặc bếp gas để giảm thiểu lượng khí CO2 và bụi
mịn hoặc thiết kế nhà ở có nhiều cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, sử dụng quạt, rèm
cửa che nắng, trồng cây xanh quanh nhà để giảm bớt nhiệt độ trong nhà. Người dân
cần được nâng cao nhận thức và kỹ năng về tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng
tái tạo và bảo vệ môi trường vì đa số ở khu vực này chủ yếu là dân tộc thiểu số. Để
giảm CO2 từ Foods thì có thể trồng rau củ tại nhà giúp giảm thiểu CO2 từ khâu vận
chuyển; hạn chế lãng phí thực phẩm, lên kế hoạch cho các bữa ăn, bảo quản thực
phẩm đúng cách để giảm thiểu lãng phí.
5.2.1.6 Khu vực đồng bằng sông Hồng

Tại Đồng bằng sông Hồng, lượng phát thải CO2 từ ngành Food và Goods đang
gây ra những vấn đề đáng quan ngại. Để giảm lượng phát thải từ khu vực này, cần áp
dụng các biện pháp cụ thể và hiệu quả. Trước hết, cần khuyến khích các nhà máy và
cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu tái chế và tái sử dụng. Bằng cách này, có thể giảm
lượng CO2 phát thải từ quá trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt, trong
ngành sản xuất thực phẩm và hàng hóa, cần áp dụng các biện pháp giảm phát thải như
tối ưu hóa quy trình sản xuất và sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Đầu tư vào
công nghệ xanh và sử dụng năng lượng tái chế là một giải pháp hiệu quả để giảm
lượng CO2 phát thải từ các nguồn cung cấp năng lượng. Ngoài ra, để giảm lượng CO2
phát thải từ vận chuyển thực phẩm, cần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng thực phẩm địa
phương. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu từ xa và giảm
lượng khí thải từ vận chuyển.

5.2.1.7Khu vực Bắc Trung Bộ

Việc vận hành các tàu đánh bắt và các hoạt động liên quan đến ngành thuỷ hải
sản tại Bắc Trung Bộ góp phần tạo ra một lượng phát thải CO2. Để giảm thiểu lượng
CO2 từ các hoạt động này:

- Sử dụng phương tiện giao thông ít phát thải CO2 như xe ô tô chạy bằng điện
hoặc xe hơi thân thiện với môi trường để vận chuyển hải sản từ vùng đánh bắt
về đến thị trường tiêu thụ.
- Giảm thiểu sử dụng các thiết bị hoạt động bằng năng lượng hoá thạch và
chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió hoặc
nước.
- Tăng cường việc tái chế và sử dụng lại các vật liệu để giảm lượng rác thải và
phát thải CO2 từ quá trình sản xuất và vận chuyển hải sản.
- Thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ xử lý nước thải và ô nhiễm từ tàu đánh
bắt để giảm lượng ô nhiễm và phát thải CO2 ra môi trường.
- Thúc đẩy người tiêu dùng mua các sản phẩm hải sản được đánh bắt bền vững
để giảm lượng đánh bắt hải sản không bền vững và giảm áp lực cho nguồn lực
biển.
- Hoạt động chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò tại Bắc Trung Bộ làm tăng lượng
phát thải CO2 nhiều hơn, vì vậy nên áp dụng những biện pháp giảm thải sau:
- Sử dụng phân bón hữu cơ: Thay vì sử dụng phân bón hóa chất, việc sử dụng
phân bón hữu cơ từ phân bò và phân trâu sẽ giúp giảm lượng phát thải CO2 từ
việc sản xuất phân bón hóa chất.
- Thúc đẩy chế độ chăn nuôi bền vững: Sử dụng phương pháp chăn nuôi bền
vững như chăn thả, chăn nuôi hữu cơ sẽ giảm lượng khí CO2 phát thải từ quá
trình sản xuất thức ăn cho gia súc.
- Sử dụng công nghệ xử lý chất thải: Đầu tư vào công nghệ xử lý chất thải từ quá
trình chăn nuôi để giảm lượng khí CO2 phát thải vào môi trường.
- Chăm sóc rừng phòng hộ giúp tăng cường hấp thụ CO2 từ môi trường, giảm
lượng phát thải CO2 từ chăn nuôi gia súc.

5.2.1.8 Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ

Sự thúc đẩy tiêu dùng tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ cao dẫn đến việc
tăng lương lớn phát thải CO2:

- Khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như tàu hỏa, xe
buýt hoặc xe điện để giảm lượng khí thải từ các phương tiện cá nhân.
- Đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy
điện để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ các nguồn hóa thạch.
- Thúc đẩy sử dụng các sản phẩm tái chế và tái sử dụng để giảm lượng chất thải
độc hại và cắt giảm quá trình sản xuất mới.
- Khuyến khích việc có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cộng đồng địa
phương để chuyển đổi sang các phương pháp sản xuất và tiêu dùng thân thiện
với môi trường.
- Tạo ra các chương trình giáo dục và tuyên truyền để nâng cao ý thức của cộng
đồng về việc giảm phát thải CO2 và bảo vệ môi trường.
- Thúc đẩy việc trồng cây xanh, xây dựng các khu vườn đô thị để hấp thụ CO2
và cải thiện chất lượng không khí.
- Xây dựng hệ thống quản lý rác thải hiệu quả để giảm lượng khí metan và CO2
tạo ra từ quá trình phân hủy rác thải hữu cơ.
Qua việc thực hiện các giải pháp trên, chúng ta sẽ giúp giảm lượng phát thải
CO2 từ khu vực chăn nuôi gia súc, góp phần bảo vệ môi trường và giảm tác động của
biến đổi khí hậu.

5.2.2 Theo hộ gia đình

Gia đình nhiều thế hệ (trên 3 người) có phát thải CO2 ít hơn gia đình hạt nhân
(từ 3 người trở xuống).Các hộ gia đình hạt nhân có thể giảm lượng khí thải CO2 bằng
cách thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng, chẳng hạn như:

- Tắt đèn khi không sử dụng.


- Rút phích cắm các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, chẳng hạn như bóng đèn LED và tủ
lạnh tiết kiệm năng lượng.
- Cải thiện cách nhiệt của ngôi nhà.
- Các hộ gia đình hạt nhân có thể lắp đặt các tấm pin mặt trời hoặc hệ thống năng
lượng gió tại nhà để sản xuất năng lượng sạch. Họ cũng có thể chuyển sang các
nhà cung cấp năng lượng cung cấp năng lượng tái tạo.
- Giảm sử dụng phương tiện cá nhân:Các hộ gia đình hạt nhân có thể giảm lượng
khí thải giao thông vận tải bằng cách đi bộ, đạp xe hoặc sử dụng phương tiện
giao thông công cộng nhiều hơn. Họ cũng có thể cân nhắc việc chia sẻ xe hoặc
sử dụng dịch vụ đi chung xe.
- Giảm, tái sử dụng và tái chế:Các hộ gia đình hạt nhân có thể giảm lượng khí
thải bằng cách giảm lượng rác thải họ tạo ra, tái sử dụng các vật phẩm khi có
thể và tái chế các vật liệu như giấy, nhựa và kim loại.

Phụ nữ thường phát thải CO2 nhiều hơn nam do họ có nhu cầu tiêu dùng và sử
dụng dịch vụ ngày càng cao. Để giảm thải lượng CO2, cần tạo ra nhận thức về việc
tiết kiệm năng lượng và tài nguyên trong cả nam và nữ thông qua các chiến dịch tuyên
truyền. Với nhu cầu ngày càng tăng, việc khuyến khích sử dụng sản phẩm tái chế và
hàng hóa có nguồn gốc bền vững là vô cùng cần thiết. Do đó, cần tạo điều kiện thuận
lợi để người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ ít ảnh hưởng
đến môi trường hơn. Đồng thời, phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng cho các
hoạt động hàng ngày như nấu ăn, giặt giũ và làm sạch. Việc sử dụng các thiết bị thông
minh và tiết kiệm năng lượng là cách tiếp cận thông minh giúp giảm tiêu thụ và góp
phần giảm lượng CO2 phát thải.
TÀI LIỆU KHAM THẢO
1.1 Tài liệu trong nước

[1]. Điệp, N. T. H., Diễm, P. K., Thảo, P. T. B., Diễm, N. K., Nhung, Đ. T.
C., Linh, H. N., & Nghĩa, N. M. (2022). Ước tính phát thải khí nhà kính trên
địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học cần
Thơ, 58(3), 72-79.
[2]. ANL, 2009. Mô hình Khí nhà kính, Phát thải theo quy định và Sử dụng
năng lượng trong Giao thông vận tải.
[3]. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. (2024). Thông
cáo báo chí về tình hình cháy, nổ và cứu nạn cứu hộ tháng 02 năm 2024.
Retrieved from
http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesList/tabid/192/cateid/1172/language/vi-
VN/default.aspx.
[4]. Điệp, N. T. H., Diễm, P. K., Thảo, P. T. B., Giao, N. T., Nhung, Đ. T.
C., Diễm, N. K., ... & Nghĩa, N. M. (2022). Đánh giá lượng phát thải khí nhà
kính hộ gia đình thành phố Cần Thơ. Bản B của Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, 64(4).
[5]. ĐỊNH ĐƯỜNG CONG KUZNETS VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 TẠI CÁC
NƯỚC ĐÔNG NAM Á. Journal of Science and Technology-IUH, 26(02).
[6]. Phạm, H. M., Lê, P. T., & Nguyễn, A. T. (2022). Mối quan hệ giữa mức
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tạp
chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý. 6(1):2334-
2347
[7]. Tổng cục Khí tượng Thủy Văn. (2024). Tổ chức Khí tượng Thế giới
(WMO) xác nhận năm 2023 phá kỷ lục nhiệt độ toàn cầu. Retrieved March
from http://tckttv.gov.vn/public/index.php/khi-tuong-the-gioi-151/to-chuc-
khi-tuong-the-gioi-%28wmo%29-xac-nhan-nam-2023-pha-ky-luc-nhiet-do-
toan-cau-16137.html.
[8]. Việt Hùng và Khánh Ly. (2022). Phát thải ròng bằng “0” - Từ cam kết
đến hành động. Retrieved from http://www.dcc.gov.vn/tin-tuc/3808/Phat-
thai-rong-bang-0---Tu-cam-ket-den-hanh-dong.htmlNGỌC, B. H. (2017).
KIỂM
1.2 Tài liệu nước ngoài

[1]. Ajzen, I. & Fishbein, M. 1980. Understanding Attitudes and Predicting


Social Behaviour, Prentice-Hall, Englewood Cliffs, NJ.
[2]. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational
behavior and human decision processes, 50(2), 179-211.
[3]. Assael, H. 1989 Consumer Behaviour and Marketing Action, Kent
Publication Co., Boston, MA.
[4]. Bandura, A. (1997). Self-efficacy: The exercise of control, New York,
NY: Freeman.
[5]. Beckerman, W. (1992). Economic growth and the environment: Whose
growth? whose environment?. World Development, 20(4), 481-496.
[6]. Bhattacharya, S. C., Albina, D. O., & Salam, P. A. (2002). Emission
factors of wood and charcoal-fired cookstoves. Biomass and bioenergy, 23(6),
453-469.
[7]. Brassington, F. & Pettitt, S. 2000 Principles of Marketing (2nd edn),
Financial Times/Prentice Hall, London.
[8]. Büchs, M., & Schnepf, S. V. (2013). Who emits most? Associations
between socio-economic factors and UK households' home energy, transport,
indirect and total CO2 emissions. Ecological Economics, 90, 114-123.
[9]. Carbon Trust. (2007). Carbon footprint measurement methodology.
Carbon Trust, 1, 27-34.
[10]. Dean, M., Raats, M. M., & Shepherd, R. (2012). The role of self-
identity, past behavior, and their interaction in predicting intention to purchase
fresh and processed organic food 1. Journal of applied social psychology,
42(3), 669-688.
[11]. Druckman, A., & Jackson, T. (2008). Household energy consumption in
the UK: A highly geographically and socio-economically disaggregated model.
Energy policy, 36(8), 3177-3192.
[12]. Druckman, A., & Jackson, T. (2009). The carbon footprint of UK
households 1990–2004: a Socio-economically disaggregated, Quasi-multi-
regional input–output model. Ecological economics, 68(7), 2066-2077.
[13]. Fischedick, M., J. Roy, A. Abdel-Aziz, A. Acquaye, J. Allwood, J.-P.
Ceron, Y. Geng, et al. (2014). Industry. In Climate change 2014: Mitigation.
contribution of Working Group III to the Fifth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge, Cambridge
University Press.
[14]. Galeotti, M., & Lanza, A. (2005). Desperately seeking environmental
Kuznets. Environmental Modelling & Software, 20(11), 1379-1388.
[15]. Garg, A., Bhattacharya, S., Shukla, P. R., & Dadhwal, V. K. (2001).
Regional and sectoral assessment of greenhouse gas emissions in India.
Atmospheric Environment, 35(15), 2679-2695.
[16]. Gökmenoğlu, K., & Taspinar, N. (2016). The relationship between CO2
emissions, energy consumption, economic growth and FDI: the case of Turkey.
The Journal of International Trade & Economic Development, 25(5), 706-723.
[17]. Golley, J., & Meng, X. (2012). Income inequality and carbon dioxide
emissions: The case of Chinese urban households. Energy Economics, 34(6),
1864-1872.
[18]. Grossman, G. M., & Krueger, A. B. (1991). Environmental impacts of a
North American free trade agreement.
[19]. Grossman, G. M., & Krueger, A. B. (1995). Economic growth and the
environment. The quarterly journal of economics, 110(2), 353-377.
[20]. Grubb, E., & Ellis, C. (2007). Meeting the carbon challenge: The role of
commercial real estate owners. Users & Managers, Chicago.
[21]. Hans, M., Hikmawati, E., & Surendro, K. (2023). Predictive Analytics
Model for Optimizing Carbon Footprint From Students’ Learning Activities in
Computer Science-Related Majors. IEEE Access, 11, 114976-114991.
[22]. Hansen, T., Jensen, J. M., & Solgaard, H. S. (2004). Predicting online
grocery buying intention: a comparison of the theory of reasoned action and the
theory of planned behavior. International. Journal of Information Management,
24(6), 539-550.
[23]. Hertwich, E. G., & Peters, G. P. (2009). Carbon footprint of nations: a
global, trade-linked analysis. Environmental science & technology, 43(16),
6414-6420.
[24]. Hill, R. J., Fishbein, M., & Ajzen, I. (1977). Belief, attitude, intention
and behavior: an introduction to theory and research. Contemporary Sociology,
6(2), 244.
[25]. Lenzen, M., Wier, M., Cohen, C., Hayami, H., Pachauri, S., &
Schaeffer, R. (2006). A comparative multivariate analysis of household energy
requirements in Australia, Brazil, Denmark, India and Japan. Energy, 31(2-3),
181-207.
[26]. Oak Ridge National Laboratory. (2008). Transportation Energy Data
Book. Office of Vehicle, & Engine Research. Noyes Data Corporation.
[27]. Panayotou, T. (1993). Empirical tests and policy analysis of
environmental degradation at different stages of economic development.
[28]. Pandey, D., & Agrawal, M. (2014). Carbon footprint estimation in the
agriculture sector. Assessment of Carbon Footprint in Different Industrial
Sectors,1 , 25-47.
[29]. Parikh, J. K., Panda, M. K., & Murthy, N. S. (1997). Consumption
patterns by income groups and carbon–dioxide implications for India: 1990–
2010. International Journal of Global Energy Issues, 9(4-6), 237-255.
[30]. Pathak, H., Jain, N., Bhatia, A., Patel, J., & Aggarwal, P. K. (2010).
Carbon footprints of Indian food items. Agriculture, ecosystems &
environment, 139(1-2), 66-73.
[31]. POST, U. (2006). Carbon footprint of electricity generation. POST, UK.
[32]. Senese, A., Caspani, A. C., Lombardo, L., Manara, V., Diolaiuti, G. A.,
& Maugeri, M. (2024). A User-Friendly Tool to Increase Awareness about
Impacts of Human Daily Life Activities on Carbon Footprint. Sustainability,
16(5), 1976.
[33]. Seriño, M. N. V., & Klasen, S. (2015). Estimation and Determinants of
the P hilippines' Household Carbon Footprint. The Developing Economies,
53(1), 44-62.
[34]. Steen‐Olsen, K., Wood, R., & Hertwich, E. G. (2016). The carbon
footprint of Norwegian household consumption 1999–2012. Journal of
Industrial Ecology, 20(3), 582-592.
[35]. Tukker, A. and B. Jansen. (2006). Environment impacts of products— A
detailed review of studies. Journal of Industrial Ecology. 10(3): 159–182.
[36]. Wiedmann, T., & Minx, J. (2008). A definition of ‘carbon footprint’.
Ecological economics research trends, 1(2008), 1-11.
[37]. World Bank (1992). World development report 1992, New York:
Oxford University Press.

You might also like