SOẠN SINH HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SOẠN SINH HỌC

Câu 1:
Thực vật được chia thành 4 nhóm:
- Nhóm rêu: có rễ giả, chưa có mạch, sống ở nơi ẩm ướt, sinh sản
bằng bào tử
*Ví dụ:rêu tường,…
- Nhóm dương xỉ: có rễ thật, có mạch dẫn, sóng ở nơi đất ẩm, sinh
sản bằng bào tử
*Ví dụ:cây dương xỉ,…
- Nhóm hạt trần: có mạch dẫn, có noãn, không có hoa và quả,có hạt
*Ví dụ:cây thông,…
- Nhóm hạt kín: có mạch dẫn, có hoa và quả, hạt nằm trong quả
*Ví dụ:cây cà chua, cây xoài,…
Câu 2:

*Vai trò của thực vật:

- Vai trò của thực vật trong tự nhiên:

+ Thức ăn của nhiều loài sinh vật khác.

+ Cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật.

+ Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide
trong không khí, điều hòa khí hậu.

+ Chống xói mòn đất.


- Vai trò của thực vật trong thực tiễn:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm.

+ Làm thuốc.

+ Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

+ Làm cảnh.

+ Một số Thực vật có chứa độc tố hoặc chất kích thích gây nghiện, có
hại có sức khỏe con người.

Câu 3:

→ Phải trồng cây gây rừng vì cây có vai trò quan trọng trong việc giữ
đất, giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi và điều hòa khí hậu. Do đó,
nếu không trồng cây gây rừng hoặc khai thác rừng quá mức thì các
thiên tai sẽ xảy ra nhiều và gây hậu quả nặng nề hơn, đe dọa trực
tiếp đến sự sống của con người.

Câu 4:

*Động vật có xương sống:

- Cá:

+ Thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây.

+ Đại diện: cá mè, cá chép, lươn, cá mập,...

- Lưỡng cư:

+ Nhóm động vật cạn đầu tiên, da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng
bơi.

+ Đại diện: ếch đồng, cá nóc, nhái, ếch giun,...


- Bò sát:

+ Thích nghi với đời sống cạn, da khô, có vảy sừng.

+ Đại diện: rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu,...

- Chim:

+ Sống trên cạn, mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành
cánh, có mỏ sừng, có đặc điểm phù hợp từng điều kiện sống khác
nhau.

+ Đại diện: chim bay (bồ câu), chim chạy (đà điểu), chim bơi (chim
cánh cụt),...

- Thú (Động vật có vú):

+ Tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất, bộ lông mao bao phủ, răng phân
hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Phần lớn thú đẻ con và
nuôi con bằng sữa mẹ.

+ Môi trường sống đa dạng.

+ Đại diện: ngựa, thỏ, chuột, mèo, khỉ,...

Câu 5:

*Đa dạng sinh học là gì?

- Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số lượng cá thể


trong loài và môi trường sống.

*Vai trò của đa dạng sinh học?

- Vai trò đa dạng sinh học trong tự nhiên:

+ Bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng.


+ Điều hòa khí hậu.

+ Duy trì ổn định hệ sinh thái.

- Vai trò đa dạng sinh học trong thực tiễn: Cung cấp các sản phẩm
sinh học cho con người như lương thực, thực phẩm, dược liệu,...

Câu 6
- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Nghiêm cấm phá rừng, săn bắn, buôn bán, sử dụng trái phép các loài
động vật hoang dã.
+ Xây dựng các khu bảo tồn để bảo vệ các loài sinh vật.
+ Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
Câu 7:
- Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:
+ Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy
sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của sinh vật.
+ Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm, chất thải
sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi
trường.
Câu 8:
Để phân biệt các nhóm động vật có xương sống, ta dựa vào đặc điểm
cấu tạo cơ thể, tập tính và đăc điểm môi trường sống của chúng.
Câu 9:
- Lưới thức ăn là gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung trong
một hệ sinh thái. - Ví dụ về 2 loại chuỗi thức ăn: + Chuỗi bắt đầu bằng
sinh vật tự dưỡng: Cỏ → châu chấu → ếch → rắn → đại bang → sinh
vật phân giải.
Câu 10:
Bảo vệ sự đa dạng sinh học bởi vì: - Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự
nhiên, giảm nguy cơ tuyệt chủng các giống loài. - Giữ gìn nguồn tài
nguyên cung ứng cho đời sống con người, đảm bảo các lợi ích nông
nghiệp, y học,..., đảm bảo lợi ích vật chất kinh tế và các giá trị tinh
thần vô hình.
Câu 11:
- Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được
dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được
quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.
- Vai trò của các khu bảo tồn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học là tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật:
+ Duy trì một cách lâu dài hiện trạng tự nhiên, các minh hoạ đặc
trưng của các vùng địa sinh học, quần thể sinh học, nguồn gen và các
loài khác nhau, bảo đảm ổn định và đa dạng về sinh thái.
+ Ngăn ngừa và sau đó chấm dứt các hoạt động khai thác và chiếm
giữ làm tổn hại đến đa dạng sinh học.

You might also like