2.Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

LUYỆN TẬP TẬP HỢP VÀ CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP

TopClass iLearn Toán 10 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Tập X = {x ∈ N| (x + 1) (x
2
− x − 12) = 0} bằng tập nào sau đây?

A. X = {−1} . B. X = {−1; 4; −3} . C. X = {4} . D. X = {−1; −3} .

Hướng dẫn giải:


⎡ x = −1 ∉ N
(x + 1) (x
2
− x − 12) = 0 ⇔ ⎢ x = −3 ∉ N ⇒ X = {4} .
⎣x = 4 ∈ N
Chọn đáp án C.
2. Cho A = {0; 2; 4; 6} . Tập A có bao nhiêu tập con có 2 phần tử?
A. 4. B. 6. C. 7. D. 8.

Hướng dẫn giải:


Tập con có 2 phần tử của A là: {0; 2} ; {0; 4} ; {0; 6} ; {2; 4} ; {2; 6} ; {4; 6} .
⇒ Có 6 tập con của A có 2 phần tử.

Chọn đáp án B.
3. Cho tập X = {2; 3; 4} . Tập X có bao nhiêu tập hợp con?

A. 3. B. 6. C. 8. D. 9.

Hướng dẫn giải:


Tập X có 3 phần tử ⇒ Số tập con của X bằng: 2 3
= 8 (tập).
Chọn đáp án C.
4. Cho hai tập hợp: X = { n ∈ N| n là bội của 4 và 6} ;Y = { n ∈ N| n là bội số của 12} . Trong các mệnh đề nào sau đây, mệnh đề nào là
sai?
C. ∃n : n ∈ X
A. Y ⊂ X . B. X ⊂ Y . D. X = Y .
và n ∉ Y

Hướng dẫn giải:


n là bội của 4 và 6 ⇒ n là số tự nhiên chia hết cho 4 và 6 .

⇒ n chia hết cho 12.

⇒ X = {Tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 12}.

n là bội của 12 ⇒ n chia hết cho 12.

⇒ Y = {Tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 12}.

X = Y ⇒ A, B, D đúng.

Chọn đáp án C.
5. Kí hiệu nào sau đây dùng để viết đúng mệnh đề “ √2 không phải là số hữu tỉ”?

A. √2 ≠ Q . B. √2 ⊄ Q . C. √2 ∉ Q . D. √2 ∈ Q .

Hướng dẫn giải:


Tập hợp số hữu tỉ kí hiệu là: Q .
Phần tử không thuộc tập hợp sử dụng kí hiệu: ∉ .
Kí hiệu dùng để viết đúng mệnh đề “ √2 không phải là số hữu tỉ” là √2 ∉ Q .
Chọn đáp án C.
6. Cho hai tập hợp A = {1; 2; 3} và B = {1; 2; 3; 4; 5} . Có tất cả bao nhiêu tập X thỏa mãn A ⊂ X ⊂ B ?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 8.

Hướng dẫn giải:


Ta có A ⊂ X nên X có ít nhất 3 phần tử {1; 2; 3} .
Ta có X ⊂ B nên X phải X có nhiều nhất 5 phần tử và các phần tử thuộc X cũng thuộc B.
Do đó các tập X thỏa mãn là {1; 2; 3} , {1; 2; 3; 4} , {1; 2; 3; 5} , {1; 2; 3; 4; 5} .
Vậy, có 4 tập thỏa mãn.
Chọn đáp án A.
Trang 1/6
7. Cho A, B, C là ba tập hợp được minh họa như hình vẽ bên. Phần tô màu trong hình vẽ là tập hợp nào sau đây?

A. (A ∪ B) ∖C . B. (A ∩ B) ∖C . C. (A∖C) ∪ (A∖B) . D. A ∩ B ∩ C .

Hướng dẫn giải:


Phần tô màu trong hình vẽ thuộc cả A và B nhưng không nằm trong C .
⇒ Phần tô màu trong hình vẽ là tập hợp (A ∩ B) ∖C .

Chọn đáp án B.
8. Cho tập hợp A = {2; 4; 6; 9} và B = {1; 2; 3; 4} . Tập hợp A∖B bằng tập nào sau đây?
A. {1; 2; 3; 5} . B. {1; 3; 6; 9} . C. {6; 9} . D. ∅ .

Hướng dẫn giải:


Tập hợp A∖B gồm những phần tử thuộc A nhưng không thuộc B .
⇒ A∖B = {6; 9} .

Chọn đáp án C.
9. Cho A = [1; 4] , B = (2; 6) , C = (1; 2) . Tìm A ∩ B ∩ C .
A. [0; 4] . B. [5; +∞) . C. (−∞; 1) . D. ∅ .

Hướng dẫn giải:


Cách 1: Sử dụng 4 trục biểu diễn

Cách 2: Sử dụng 1 trục biểu diễn

Chọn đáp án D.
10. Cho hai tập hợp A = {x ∈ R : x + 3 < 4 + 2x} và B = {x ∈ R; 5x − 3 < 4x − 1} . Tìm tất cả các số tự nhiên thuộc cả hai tập A và B.
A. 0 và 1 . B. 1 . C. 0 . D. Không có.

Hướng dẫn giải:


x + 3 < 4 + 2x ⇔ x > −1 ⇒ A = (−1; +∞) .
5x − 3 < 4x − 1 ⇔ x < 2 ⇒ B = (−∞; 2) .
⇒ A ∩ B = (−1; 2) ⇒ Có hai số tự nhiên thuộc cả hai tập A và B là 0 và 1 .

Chọn đáp án A.
11. Trong các tập hợp sau đây, tập nào là tập rỗng:
a) A = {x ∈ Q ∣∣x − 2 = 0 } ;
2

b) B = {x ∈ N ∣∣x + 7x + 12 = 0 } ;
2

c) C = {x ∈ R ∣
2
∣x − 4x + 2 = 0 } .

Trang 2/6
Hướng dẫn giải:
Phân tích đề
Dạng toán: Xác định tập rỗng;
Dấu hiệu nhận biết: Yêu cầu đề bài tìm tập rỗng;
Phương pháp giải:
- Xác định số phần tử của tập hợp;
- Những tập hợp không có phần tử nào là tập rỗng, ngược lại không phải là tập rỗng.
a)

x
2
− 2 = 0 ⇔ x = ±√2 ∉ Q ⇒ A = {x ∈ Q ∣
2
∣x − 2 = 0 } = ∅ .
b)

x = −3 ∉ N
x
2
+ 7x + 12 = 0 ⇔ [ ⇒ B = {x ∈ N ∣
2
∣x + 7x + 12 = 0 } = ∅ .
x = −4 ∉ N

c) Có
x
2
− 4x + 2 = 0 ⇔ x = 2 ± √2 ∈ R .
⇒ F = {x ∈ R ∣
2
∣x − 4x + 2 = 0 } = {2 + √2; 2 − √2} ≠ ∅ .
12. Trong các tập hợp sau, tập nào là tập con của tập nào?
a) A = {1; 2; 3} , B = {x ∈ N |x < 4 } , C = (0; +∞) , D = {x ∈ R ∣∣2x 2
− 7x + 3 = 0 } .
b) A là tập các hình bình hành;
B là tập hợp các hình chữ nhật;

C là tập hợp các hình thoi;

D là tập hợp các hình vuông.

Hướng dẫn giải:


Phân tích đề
Dạng toán: Xác định mối quan hệ tập con giữa các tập hợp;
Dấu hiệu nhận biết: Yêu cầu đề bài tập nào là tập con của tập nào;
Phương pháp giải:
- Xác định phần tử của từng tập hợp;
- So sánh phần tử giữa các tập hợp;
- Các phần tử của tập nào nằm trong tập khác ⇒ tập con.
1
a) Có B = {x ∈ N |x < 4 } = {0; 1; 2; 3} , D = {x ∈ R ∣∣2x 2
− 7x + 3 = 0 } = {3; }.
2

Suy ra: A ⊂ B.

Suy ra: A ⊂ C, D ⊂ C .
Vậy, A ⊂ B, A ⊂ C, D ⊂ C .
b) Hình vuông cũng được coi là hình chữ nhật đặc biệt nên hình vuông cũng nằm trong tập hợp các hình chữ nhật ⇒ D ⊂ B .
Hình chữ nhật cũng được coi là hình bình hành đặc biệt nên hình chữ nhật cũng nằm trong tập hợp hình bình hành ⇒ B ⊂ A .
Hình vuông cũng được coi là hình thoi đặc biệt nên hình vuông cũng nằm trong tập hợp các hình thoi ⇒ D ⊂ C .
Hình thoi cũng được coi là hình bình hành đặc biệt nên hình thoi cũng nằm trong tập hợp hình bình hành ⇒ C ⊂ A .
Vậy, D ⊂ B ⊂ A, D ⊂ C ⊂ A .

Trang 3/6
13. Tìm A ∩ B, A ∪ B, A∖B, B∖A với:
a) A = [−4; 4] , B = [1; 7];
b) A = [−4; 2] , B = (3; 7];
c) A = [3; +∞), B = (0; 4).

Hướng dẫn giải:


Phân tích đề
Dạng toán: Thực hiện các phép toán trên tập hợp
Dấu hiệu nhận biết: Yêu cầu đề bài xác định kết quả các phép toán trên tập hợp;
Phương pháp giải:
- Sử dụng biểu đồ Ven với tập hợp hữu hạn phần tử;
- Sử dụng trục số với tập hợp ở dạng khoảng, đoạn, nửa khoảng.
a) A = [−4; 4] , B = [1; 7]
Tìm A ∩ B, A ∪ B :

A ∩ B = [1; 4] ; A ∪ B = [−4; 7] .
Tìm A∖B :

A∖B = [−4; 1) .
Tìm B∖A :

B∖A = (4; 7]

b) A = [−4; 2] , B = (3; 7]
Tìm A ∩ B, A ∪ B

A ∩ B = ∅; A ∪ B = [−4; −2] ∪ (3; 7] .

Tìm A∖B :

Trang 4/6
A∖B = [−4; 2] .
Tìm B∖A :

B∖A = (3; 7] .
c) A = [3; +∞), B = (0; 4)

Tìm A ∩ B, A ∪ B :

A ∩ B = [3; 4) ; A ∪ B = (0; +∞)

Tìm A∖B :

A∖B = [4; +∞) .

Tìm B∖A :

B∖A = (0; 3) .
14. Lớp 10B có 7 học sinh giỏi Toán, 5 học sinh giỏi Vật lí, 6 học sinh giỏi Hóa học, 3 học sinh giỏi cả Toán và Vật lí, 4 học sinh giỏi cả
1

Toán và Hóa học, 2 học sinh giỏi cả Vật lí và Hóa học, 1 học sinh giỏi cả 3 môn Toán, Vật lí, Hóa học. Tính số học sinh giỏi ít nhất một
môn (Toán, Vật lí, Hóa học) của lớp 10B .
1

Hướng dẫn giải:


Phân tích đề
Dạng toán: Sử dụng biểu đồ Ven để giải toán tập hợp.
Dấu hiệu nhận biết: Dữ kiện đề bài cho số lượng người thỏa mãn một số tiêu chí;
Phương pháp giải:
- Sử dụng biểu đồ Ven để biểu diễn các tập hợp;

Trang 5/6
- Sử dụng công thức: n (A ∪ B) = n (A) + n (B) − n (A ∩ B) .
Gọi A , B , C lần lượt là tập hợp các bạn học sinh giỏi Toán, Vật lí, Hóa học.
Ta dùng biểu đồ Ven để giải toán. Dựa vào dữ kiện bài toán, ta biểu diễn số lượng các bạn học sinh học giỏi các môn như hình vẽ dưới.
Chú ý: Ta biểu diễn từ số học sinh học giỏi cả 3 môn, 2 môn, chỉ một môn.

Nhìn vào biểu đồ, số học sinh giỏi ít nhất 1 trong 3 môn là:
n (A ∪ B ∪ C) = 1 + 2 + 1 + 3 + 1 + 1 + 1 = 10 (học sinh).

Trang 6/6

You might also like