Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung và hình thức có
mối quan hệ biện chứng như sau:
Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.
– Nội dung và hình thức là hai mặt gắn bó với nhau trong mỗi sự vật. Bất kỳ một
sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức. Không có sự vật nào chỉ
có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức mà không có nội
dung. Do vậy, nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vật mới tồn
tại.
– Sự vật được cấu tạo nên từ những mặt, những yếu tố… Nhưng những mặt, những
yếu tố này không tách rời nhau, mà thống nhất và gắn kết với nhau.
Như thế, những mặt, những yếu tố… vừa là chất liệu làm nên nội dung, vừa tham
gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Do đó, nội dung và hình thức không tách
rời nhau mà gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.
Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, và cũng không có nội
dung nào lại không tồn tại trong hình thức.
– Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình
thức. Ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau.
Ví dụ:
- Một bài toán có nhiều cách giải (hình thức) nhưng chỉ có duy nhất 1 đáp án
- Cùng thể hiện cảm xúc của con người nhưng diễn đạt dưới nhiều hình thức:
thông qua lời nói, hành động, biểu cảm...
- Một số doanh nghiệp có thể tương đồng nhau về số lượng vốn nhưng lại có
phương thức kinh doanh ít hay nhiều khác nhau, từ đó tạo nên tính hiệu quả
kinh doanh khác nhau; ngược lại, cùng một phương thức kinh doanh nhưng
lại có thể thích hợp với một số doanh nghiệp có số lượng vốn ít nhiều khác
nhau.

Nội dung quyết định hình thức.


Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, nội dung có vai trò quyết định
đến hình thức.
Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất; nó có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi.
Còn hình thức là mặt tương đối bền vững; khuynh hướng chủ đạo của nó là ổn
định.
Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển
của nội dung. Còn hình thức cũng biến đổi, nhưng chậm hơn, ít hơn so với nội
dung.
Khi nội dung biến đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội
dung mới.
Ví dụ: - Nội dung quan hệ giữa anh An và chị Bình là quan hệ bạn bè, khi đó hình
thức quan hệ giữa hai người không có “giấy chứng nhận”. Khi anh An và chị Bình
kết hôn, nội dung quan hệ đã thay đổi, thì hình thức quan hệ buộc phải thay đổi khi
hai người buộc phải có “giấy chứng nhận kết hôn”.
- Lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội
của lực lượng sản xuất. Do vậy, khi lực lượng sản xuất thay đổi thì sớm hay muộn
quan hệ sản xuất phải thay đổi theo cho phù hợp với lực lượng sản xuất.
Hình thức không thụ động mà tác động trở lại nội dung.
– Tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó không có
nghĩa là hình thức chỉ “ngoan ngoãn” đi theo nội dung. Trái lại, hình thức luôn độc
lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung.
Khi phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Ngược
lại, nếu không phù hợp, hình thức sẽ kìm hãm nội dung phát triển.
– Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát
triển của sự vật.
Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ
tương đối bền vững của hình thức. Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì
tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc đó trở nên chật hẹp
và kìm hãm sự phát triển của nội dung. Lúc này, hình thức không phù hợp với nội
dung nữa.
Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc. Nội dung mới sẽ phá
bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở hình thức mới, nội
dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới về chất.
Ví dụ: Sản xuất áo phông (nội dung): vải tốt, mẫu mã đa dạng, đẹp mắt (hình thức)
=> được nhiều người ưa chuộng => sản xuất tăng. Vải kém chất lượng, không đa
dạng về mẫu mã => ít thu hút được khách hàng => sản xuất trì trệ.

You might also like