Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1. Vấn đề âm tiết Tiếng Việt.

*Chức năng:

+Xác định ý nghĩa。

+Hình thành từ vựng

+Tạo ngữ điệu và nhấn mạnh

+Phân biệt từ loại

+Kết nối giữa các từ trong câu

*Cấu trúc: Gồm 2 bậc: Bậc 1: Âm đầu, vần và thanh điệu.

Bậc 2: Âm đệm, âm chính và âm cuối.

*Các kiểu âm tiết tiếng Việt: Gồm 4 loại:

-Âm tiết mở: Không có âm cuối.

-Âm tiết nửa mở: Âm cuối là bán âm-u (được thể hiện trên chữ viết là u,o),-I,(chữ
viết là i,y).

-Âm tiết nửa khép: Âm cuối là m, n, ng, nh.

-Âm tiết khép: Âm cuối là p, t, c, ch.

*Các thành phần âm tiết: Có 5 thành tố.

-Vị trí 1: Là vị trí âm đầu, có chức năng mở đầu âm tiết.

-Vị trí 2: Là vị trí của âm đệm. có chức năng làm thay đổi âm sắc của âm tiết.

-Vị trí 3: Là vị trí của âm chính-hạt nhân của âm tiết.

-Vị trí 4: Là vị trí của âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết, do 6 phụ âm và 2 bán
nguyên âm đảm nhiệm.

-Vị trí 5: Là vị trí của thanh điệu, đơn vị siêu đoạn tính.

2.Chữ viết
*K/niệm chữ viết:
Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản,
là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu
tượng.

*Các loại chữ viết đã được sử dụng ở Vn: chữ hán(Chiều dời đô-Lý Công Uẩn),
chữ nôm(Truyện Kiều-Nguyễn Du), chữ quốc ngữ(Tức cảnh Pác Bó-HCM)。
3.Chính tả
*K/n chính tả: Là viết đúng, hợp và chuẩn.
*Nguyên tắc:
-Ghi âm theo kí hiệu Latinh.
-Các chữ được ghi theo cách phát âm.
-Có các thanh điệu thể hiện.
-Mỗi âm vị có thể có nhiều hơn 1 con chữ z(r/d/gi), k(c,k,q), ng(ng,ngh), g(g,gh).
4.Thành phần câu:
*Thành phần chính của câu:
-Chủ ngữ: Thường đứng trước VN, nêu đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó
được nói đến ở VN.
-Vị ngữ: Thường đứng sau CN, nêu lên đặc trưng hay quan hệ của đối tượng mà
chủ ngữ biểu thị.
*Thành phần phụ của câu:
-Trạng ngữ: Thường đứng đầu câu, có thể dẫn nhập với nòng cốt câu bằng quan hệ
từ hoặc không có quan hệ từ.
-Đề ngữ: Thường đứng trước nòng cốt câu, dùng để nêu một đối tượng. một nội
dung với tư cách là đề tài của câu nói.
-Chú ngữ:Thường đứng sau từ ngữ được giải thích nhằm chú giải thêm một khía
cạnh nào đó có liên quan đến sự tình nêu trong câu, giúp người đọc hiểu rõ hơn về
nội dung hay dụng ý của người nói.
-Liên ngữ:Dùng để liên kết ý nghĩa của hai câu đứng cạnh nhau.
-Hô ngữ: Thường đứng đầu câu dùng để hô gọi, thể hiện cảm xúc.
5.Câu đơn
*K/n:Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và
VN.
6.Câu ghép
*K/n:Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một
câu đơn (có đủ CN, VN \) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những
vế câu khác.
7.Văn bản
*K/n: Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, có tính thống nhất trọn
vẹn về nội dung ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức. Nó thường bao gồm một tập
hợp nhiều câu, đoạn.
*Các phương tiện liên kết văn bản:
-Phương thức lặp: lặp ngữ âm,lặp từ vựng, lặp ngữ pháp.
-Phương thức thế: thế bằng đại từ, thế bằng từ ngữ đồng sở chỉ, thế bằng từ đồng
ngữ.
-Phương thức nối: Nối bằng quan hệ từ, nối bằng từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp.
-Phương thức nêu câu hỏi.

You might also like