Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ÔN TẬP GIỮA KÌ II - MÔN LỊCH SỬ 7

Câu 1: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang
-Ngày 8/10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị
nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
-Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh
đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc
liên tục bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, Tổng binh
Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
-Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh
đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn
lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
*Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :
-Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yên
nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước,
toàn dân đoàn kết chiến đấu. Tất cả các tầng lớp nhân dân ko phân biệt nam nữ,
già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng
chiến (gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương
thực cho nghĩa quân , ...).
-Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược,
chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân
tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
*Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của
phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của XH, đất nước, dân
tộc VN – thời Lê sơ.
Câu 3 : Quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? So sánh tổ chức quân
đội thời Lê sơ với thời Trần.
*Quân đội thời Lê sơ được tổ chức:
- Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”: khi đất nước
có giặc ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi
hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
-Quân đội có hai bộ phận chính : quân ở triều đình và quân ở các địa phương ;
bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh .Vũ khí có đao, kiếm, giáo,
mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
-Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều
có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
*So sánh tổ chức quân đội thời Lê sơ với thời Trần.
-Giống nhau:
+ Đều thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông”
+ Được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ hằng năm
+ Có năng lực chiến đấu, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
-Khác nhau:
+ So với thời Trần không có quân đội của các vương hầu, quý tộc
+ Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội
+ Quân đội thời Lê sơ có thêm các binh chủng: tượng binh, kị binh.
Câu 4 : Xã hội thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào và nêu rõ đời sống
của từng giai cấp, tầng lớp. So sánh XH thời Lê sơ với XH thời Trần .
*Xã hội thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp và đời sống của từng giai
cấp, tầng lớp
-Trong XH, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống chủ yếu ở
nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày ruộng đất công, nộp
tô, thuế, đi phục dịch cho nhà nước (đi lính, đi phu, ... ) hoặc phải cày cấy ruộng
thuê của địa chủ, quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ
ruộng.
-Nông dân là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong XH
-Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn, họ phải nộp thuế cho
nhà nước và không được XHPK coi trọng
-Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong XH, bao gồm cả người Việt, người Hoa,
dân tộc ít người.
-Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự
do làm nô tì. Nhờ vậy, số lượng nô tì giảm dần
*So sánh XH thời Lê sơ với XH thời Trần
-Giống nhau: XH đều có hai giai cấp chính: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ
công ,thương nhân, nô tì (giai cấp bị trị)
-Khác nhau
+Thời Lý-Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực.
Tầng lớp nông nô – nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong XH
+Thời Lê sơ: tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được
căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu rất mạnh.
Câu 5 : Sự suy yếu của triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI biểu hiện như thế
nào? Em có nhận xét gì về triều đình Lê ở đầu thế kỉ XVI ?
*Sự suy yếu của triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI
-Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng
lâu đài cung điện tốn kém
-Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy
Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà
Lê. Dưới triều Lê Tượng Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới,
đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
*Nhận xét về triều đình Lê ở đầu thế kỉ XVI
Vua quan triều đình không còn quan tâm đến đất nước,

You might also like