Nguyên thủ quốc gia bản hoàn thiện

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
5. Ý nghĩa lý luận của đề tài..................................................................................2
6. Kết cấu đề tài......................................................................................................2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN THỦ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI.............................................................................3
1.1. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước quân chủ...........................3
1.2. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước theo chính thể cộng hòa...4
1.2.1. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa tổng thống......4
1.2.2. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa đại nghị..........5
1.2.3. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa hỗn hợp..........6
1.2.4. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa xã hội chủ
nghĩa........................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ
KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC XÂY DỰNG MỘT NGUYÊN THỦ QUỐC MẠNH. .8
1.1. Quan điểm của nhóm về vấn đề nghiên cứu.................................................9
1.2. Kiến nghị về việc xây dựng một Nguyên thủ quốc gia mạnh....................11
1.2.1. Về mặt pháp lý...........................................................................................11
1.2.2. Các yếu tố khác..........................................................................................12
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................13
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................15
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên thủ quốc gia là một vị trí chính yếu trong bộ máy nhà nước, không chỉ
đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đất nước mà là người đại diện cho nhân dân. Tùy
từng thể chế chính trị - lịch sử - hoàn cảnh mà nhiều nơi trên thế giới sẽ cho ra
những mô hình Nguyên thủ quốc gia vô cùng đa dạng. Nhưng theo như các
chính thể hiện nay, quyền lực của Nguyên thủ quốc gia của một số nước còn
nhiều hạn chế. Chính vì vậy, "Nguyên thủ quốc gia mạnh" là đề tài có giá trị
tham khảo, đặc biệt trong bối cảnh chung của toàn cầu, nếu tìm ra các phương
án, yếu tố cấu thành một lãnh đạo mạnh sẽ giúp đất nước đó bắt kịp đà phát
triển, trở thành cường quốc đứng đầu thế giới.
Thông qua việc nghiên cứu các mô hình chính thể hiện có, đề tài nghiên cứu này
sẽ mang lại cái nhìn toàn diện, bao quát hơn về chức năng, quyền hạn, vai trò
nên có của Nguyên thủ quốc gia. Qua đó, qua đó đưa ra những kiến nghị, giải
pháp hòng tạo ra một Nguyên thủ quốc gia mạnh.
Tóm lại, công trình nghiên cứu “Một Nguyên thủ mạnh không chỉ là người biết
xây dựng hình ảnh trước công chúng mà còn phải là một người biết kiến tạo
tương lai cho mình và cho chính công chúng ấy. Một Nguyên thủ coi mọi người
dân đều là người của mình, thiết kế được một nhà nước mà ai ngồi vào cũng rất
khó tham nhũng, khó lạm quyền; kiến tạo được những nền tảng dân chủ để quốc
gia vẫn phát triển ngay cả khi không có mình, Nguyên thủ ấy mới đáng được coi
là Nguyên thủ mạnh.” đã hệ thống lại những lý luận liên quan đến các mô hình
Nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Từ đó tạo ra một cơ sở lý luận mang tính
tham khảo trong việc xây dựng trong việc xây dựng chế định về Nguyên thủ
quốc gia mạnh.
2. Tình hình nghiên cứu
Đối với đề tài nêu trên, đã có một số công trình nghiên cứu tương tự cùng làm
sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan về Nguyên thủ quốc gia:
Nguyễn Thị Phương Thúy (2022), "Chế định Nguyên thủ quốc gia trên thế giới
và những giá trị tham chiếu cho Việt Nam". Công trình nghiên cứu này với mục

1
tiêu nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về chế định người đứng đầu nhà nước,
Nguyên thủ quốc gia ở các nước trên thế giới, luận án đánh giá những điểm
tương đồng, khác biệt, những điểm mạnh và yếu của từng mô hình chế định
Nguyên thủ quốc gia; trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm, định hướng và giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện chế định người đứng đầu nhà nước ở Việt
Nam.
Vi Thị An (2013), "Chế định Nguyên thủ quốc gia: Từ mô hình cộng hòa lưỡng
tính cho đến thực tiễn Việt Nam". Đề tài này nhằm nghiên cứu về chế định
Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa lưỡng tính. Chế định Nguyên thủ
quốc gia Việt Nam và định hướng hoàn thiện nhìn từ chính thể cộng hòa lưỡng
tính.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu trong đề tài này là những quy định, trách nhiệm
và quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia được thể hiện trong những thể chế chính
trị khác nhau của từng nước và trong các văn bản pháp luật liên quan khác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình tìm hiểu và trình bày, đề tài sử dụng các phương pháp khoa học
như: so sánh, tổng hợp, phân tích, tham khảo luận án của một số tác giả nghiên
cứu về vấn đề liên quan đến Nguyên thủ quốc gia trước đó.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trực tiếp cho các sinh viên chuyên
ngành luật ở các trường đại học hiện nay và những ai quan tâm đến nội dung
này.
6. Kết cấu đề bài
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
của luận văn còn được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về Nguyên thủ quốc gia trên thế
giới
Chương 2: Quan điểm của nhóm về đề tài nghiên cứu và kiến nghị về việc
xây dựng một Nguyên thủ quốc mạnh

2
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về Nguyên thủ quốc gia trên thế
giới
Nguyên thủ là người đứng đầu. Nguyên thủ quốc gia được hiểu là người đứng
đầu một quốc gia. Với vị trí như trên, trong khoa học pháp lý đã có nhiều cách
gọi khác nhau về Nguyên thủ quốc gia như: Tổng thống, Chủ tịch nước, Vua,
Hoàng đế, Nữ hoàng , v.v. tùy vào mỗi quốc gia khác nhau sẽ chọn một mô hình
Nguyên thủ quốc gia phù hợp. Hiện nay, trên thế giới phân chia làm hai hình
thức chính thể là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
Chính thể quân chủ trao toàn bộ quyền lực cao nhất của nhà nước cho một
người, một cá nhân cụ thể (Vua, quốc vương) hầu hết theo phương thức thế tập.
Ngược lại, chính thể cộng hòa lại dùng cách thức bầu cử lập nên một số cơ quan,
tổ chức để trao quyền lực nhà nước. Trong mỗi chính thể lại có những biến thể
đa dạng khác nhau. Chính thể quân chủ phân làm hai nhánh quân chủ chuyên
chế và quân chủ hạn chế . Đặc biệt, quân chủ hạn chế lại có hai tập con khác là
quân chủ nhị nguyên, quân chủ đại nghị. Về phía chính thể cộng hòa bao gồm
bốn dạng: cộng hòa Tổng thống , cộng hòa đại nghị, cộng hòa hỗn hợp và cộng
hòa xã hội chủ nghĩa.
1.1. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước theo chính thể quân chủ
Trước cách mạng tư sản, các nhà nước trên thế giới tổ chức theo mô hình chính
thể quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước lúc này là một cá nhân nắm
toàn bộ quyền lực và theo nguyên tắc cha truyền con nối. Nhà nước này không
có cơ quan đại diện hay cả hiến pháp. Hiện nay trên thế giới chỉ còn Ôman theo
mô hình này.
Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì vua là người đứng đầu nhà nước,
nhưng chỉ nắm một phần quyền lực. Quyền lực sẽ được phân bớt cho các cơ
quan khác như nghị viện. Theo nguyên tắc này nhà vua không có thực quyền
“vua trị vì nhưng không cai trị”. Quân chủ lập hiến lại chia ra thành hai nhánh:
Thứ nhất, Quân chủ nhị nguyên là loại hình tổ chức trong đó quyền lực nhà
nước được chia đều cho hai cơ quan cơ bản đại diện cho quyền lực của vua và
quyền lực của nghị viện. Đây là mô hình tồn tại không lâu của thời kì đầu cách

3
mạng tư sản, theo đó các bộ trưởng đứng đầu cơ quan vừa chịu trách nhiệm
trước vua, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
Thứ hai, Quân chủ đại nghị (quân chủ lập hiến) là loại hình tổ chức phổ biến
hiện nay ở các nước tư bản sau khi cách mạng tư sản thành công. Do nhiều
nguyên nhân khác nhau, nhằm phục vụ cho âm mưu và mục đính chính trị của
mình mà vẫn giữ nguyên hình tượng Nguyên thủ quốc gia – Vua, tuy là người
đứng đầu nhà nước nhưng vua chỉ mang tính tượng trưng, không có thực quyền.
Quyền lực thực sự thuộc về nghị viên và các cơ quan có thẩm quyền khác.
1.2. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước theo chính thể cộng hòa
1.2.1. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa tổng thống
Chính thể cộng hòa Tổng thống là mô hình áp dụng triệt để nguyên tắc phân
quyền và dùng quy tắc cân bằng đối trọng để xây dựng mối quan hệ giữa ba
nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc gia đầu tiên trên thế giới
thiết lập chính thể này là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo Hiến pháp 1787.
Hiện nay, có khoảng 50 quốc gia trên thế giới tổ chức bộ máy nhà nước theo
chính thể cộng hòa tổng thống, phổ biến nhất ở các nước Châu Mỹ và Châu Phi.
Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, là người đứng đầu nhà nước và được nhân
dân bầu ra, đồng thời là người đại diên tối cao cho quyền lực của nhân dân.
Nguyên thủ quốc gia này có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Tổng thống được lập ra thông qua bầu cử, đa số theo chế độ bầu cử
trực tiếp.
Thứ hai, Tổng thống đứng đầu Chính phủ, có toàn quyền hành pháp. Trong mô
hình nhà nước này không tồn tại Thủ tướng. Chính phủ do Tổng thống bầu ra và
độc lập hoàn toàn với Nghị viện. Chính vì thế các thành viên khác của Chính
phủ trên thực tế là những nhân viên giúp việc cho Tổng thống và chỉ chịu trách
nhiệm pháp lý trước Tổng thống.
Thứ ba, Tổng thống do nhân dân bầu ra nên phải chịu trách nhiệm pháp lý trước
nhân dân, không chịu trách nhiệm pháp lý trước Quốc hội. Tổng thống cũng
không có quyền hạn giải tán Quốc hội.

4
Thứ tư, Tổng thống có quyền can thiệp vào quá trình làm luật. Sau khi được
Nghị viên thông qua, văn bản luật phải được chuyển đến Nguyên thủ quốc gia
để phê chuẩn. Một số quốc gia có chính thể cộng hòa tông thống như Hoa Kỳ,
Philippin, phủ quyết luật được xem là một đặc quyền của Tổng thống.
Thứ năm, Tổng thống có thể chấm dứt quyền hạn và chức năng Nguyên thủ của
mình vì nhiều lý do khác hoặc bị truất quyền bởi Quốc hội và Tòa án nhân dân
tối cao do bị luận tội. Ngoài ra, Tổng thống có thể bị khởi tố vì hành vi bán
nước, nhận hối lộ và các trọng tội khác, v.v
1.2.2. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa đại nghị
Mô hình cộng hòa đại nghị là việc tổ chức cơ quan nhà nước do nhân dân trực
tiếp bầu ra. Nguồn gốc của nó là những quốc gia trước đây theo chế độ quân chủ
lập hiến mà người đứng đầu nhà nước trong quá khứ là vua và được thay thế
bằng một Tổng thống không có quyền hành pháp, quyền lực mang tính tượng
trưng.
Tiêu biểu cho chính thể cộng hòa đại nghị là Cộng hòa liên bang Đức (theo Hiến
pháp năm 1958), Italia (theo Hiến pháp năm 1947), Áo (theo Hiến pháp sửa đổi
năm 1998), v.v
Mô hình Tổng thống trong chính thể cộng hòa đại nghị có các đặc điểm cơ bản
sau:
Thứ nhất, Tổng thống được bầu ra theo hai cách chính, hoặc là được nghị viên
bầu ra, hoặc là được nhân dân bầu. Tuy nhiên, việc bầu cử trực tiếp bởi nhân
dân sẽ tăng tính dân chủ và tăng quyền lực cho Tổng thống. Bởi vì, Nguyên thủ
quốc gia do dân bầu bao giờ cũng có thực quyền hơn rất nhiều so với việc thông
qua một cơ quan đại diện.
Thứ hai, Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, không đứng đầu Chính phủ.
Ở những nước theo mô hình, Thủ tướng đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành
pháp. Các văn bản do Tổng thống ban hành đều phải có chữ ký của Thủ tướng
hoặc của Bộ trưởng tương ứng – những người chịu trách nhiệm thực thi các văn
bản đó theo thẩm quyền mà pháp luật quy định.
Thứ ba, Tổng thống có quyền giải tán Nghị viện.

5
Thứ tư, Tổng thống chỉ có quyền công bố luật sau khi dự luật được nghị viện
thông qua, và không có quyền phủ quyết.
Thứ năm, các nước theo nền cộng hòa đại nghị đều tuyên bố nguyên tắc Nguyên
thủ quốc gia “không chịu trách nhiệm” có nghĩa là trong thời gian đương nhiệm,
Tổng thống sẽ được hưởng đặc quyền miễn nhiệm, không ai có hể bỏ phiếu bất
tín nhiệm Tổng thống.
1.2.3. Mô hình nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa hỗn hợp
So với chính thể cộng hòa Tổng thống và cộng hòa đại nghị thì cộng hòa hỗn
hợp xuất hiện muộn hơn, nhưng lại mang theo đặc điểm của hai hình thức chính
thể này.
Hình thức chính thể này trên thế giới hiện nay có khoảng 20 quốc gia, như:
Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, …
Nguyên thủ quốc gia trong chính thể này là Tổng thống - là người có địa vị
tương đối đặc biệt trong bộ máy nhà nước. Tổng thống trong mô hình chính thể
này có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra, đứng đầu đất nước và ảnh hưởng
mạnh mẽ đến quyền hành pháp của quốc gia đó. Tổng thống có quyền tham gia
lãnh đạo, chủ tọa Hội đồng Chính phủ, hoạch định chính sách của Chính phủ và
trao lại cho Thủ tướng lãnh đạo chính phủ thực hiện.
Tuy chính thể này tồn tại Thủ tướng – có quyền hành pháp, nhưng vai trò của
Tổng thống lại tác động mạnh mẽ đến hành pháp. Tổng thống có quyền thành
lập nên Chính phủ, ban hành các chính sách, lãnh đạo các hoạt động của Chính
phủ. Tổng thống còn có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, nhưng người này phải là
thủ lĩnh của đảng chiếm phần lớn ghế trong Nghị viện. Bên cạnh đó, Tổng thống
không có quyền đơn phương cắt chức Thủ tướng nhưng có đủ quyền hạn để
chấm dứt hoạt động của Thủ tướng khi Thủ tướng trình đơn xin từ chức. Ngoài
ra, Tổng thống có có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm toàn bộ các Bộ trưởng theo
đề nghị của Thủ tướng.
Thứ hai, dù Tổng thống không có quyền làm luật nhưng lại có quyền can thiệp
quá trình xây dựng luật bằng sáng kiến luật lên Quốc hội, định hướng cho Quốc

6
hội trong việc giải quyết vấn đề cấp thiết của quốc gia. Khi Quốc hội thông qua
dự luật đều sẽ cần chữ ký của của Tổng thống và Thủ tướng. Trái lại, nếu Tổng
thống không đồng ý ban bố dự luật mà Quốc hội đề ra, Tổng thống cũng có
quyền hạn yêu cầu Quốc hội bàn luận lại dự luật. Trong trường hợp đạo luật vi
hiến, Tổng thống hoàn toàn có quyền phủ quyết.
Bên cạnh đó, Tổng thống còn có quyền hạn triệu tập cuộc họp bất thường của
Quốc hội và quyền giải tán Hạ viên trước thời hạn. Đây là quyền của Tổng
thống nhằm mục đích gây áp lực đối với Hạ viên và đã được áp dụng nhiều lần
trên thực tế.
Thứ ba, Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri và miễn trừ trách nhiệm
chính trị trước Quốc hội. Vì thế, Tổng thống là một vị trí mang tính độc lập với
Quốc hội và Chính phủ trong việc ban hành chính sách bởi được bầu bằng phổ
thông đầu phiếu. Nhưng cũng bởi vì được bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu trực
tiếp, Tổng thống cũng phải từ chức nếu làm mất đi sự tín nhiệm từ người dân
thông qua các cuộc trưng cầu ý dân.
Trong trường hợp Nguyên thủ quốc gia phản bội Tổ quốc hoặc vi phạm luật
hình sự thì Tổng thống vẫn bị đưa ra tòa xét xử bởi tòa án do Quốc hội lập ra.
Với vai trò là Nguyên thủ quốc gia, Tổng thống cùng Thủ tướng Chính phủ
đồng thời nắm quyền hành pháp; Tổng thống lãnh đạo tối cao các lực lượng
quân sự; có sự ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động của cơ quan lập pháp
bằng quyền phủ quyết dự luật của Nghị viện, có thẩm quyền quyết định giải tán
Nghị viện sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng và chủ tịch hai viện của
Quốc hội; can thiệp vào hoạt động hành pháp, tư pháp. Khi liên minh đảng của
Tổng thống chiếm đa số trong Hạ viện, Tổng thống có quyền lực gần như tuyệt
đối.
1.2.4. Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa xã hội chủ
nghĩa
Tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia theo chính thể cộng hòa xã hội chủ
nghĩa thường theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước tập trung vào một
cơ quan đại diện cao nhất cả nước. Ban đầu đây là mô hình nhà nước của Liên

7
Xô với mô hình Nguyên thủ quốc gia tập thể được xây dựng theo chủ nghĩa
Marx và Lenin.
Nhưng sau thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của một số nước xã
hội chủ nghĩa (Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba, ...) đã dẫn đến việc ra đời của
một nhà nước kiểu mới – Nhà nước dân chủ nhân dân. Với sự xuất hiện của chế
định Nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước và phải là thành viên của cơ quan
quyền lực cao nhất nhà nước, cùng với cơ quan này thực hiện các chức năng của
nguyên thủ quốc gia.
Ở Việt Nam hiện nay, Nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước, nhưng Chủ tịch
nước chỉ là biểu tượng của quốc gia, tượng trương cho đất nước. Tuy nhiên, Chủ
tịch nước lại không nắm nhiều thực quyền mà chỉ phụ trách các hoạt động đối
nội, đối ngoại.
Chức năng, quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia tùy thuộc vào hình thức chính
thể của nhà nước ấy. Ở nền cộng hòa đại nghị, Thủ tướng mới là người đứng
đầu chính phủ, nắm quyền hành pháp, nên thẩm quyền của Nguyên thủ quốc gia
là hạn chế, chỉ thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. Còn nền quân chủ lập
hiến, quyền lực tối cao không nằm trong tay nhà vua hay nữ hoàng mà trao cho
nghị viện hoặc hội đồng đại biểu. Nguyên thủ quốc gia của cộng hòa tổng thống
có vị trí vô cùng quan trọng, vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người
đứng đầu chính phủ, được Hiến pháp trao quyền hành pháp. Riêng các nhà nước
dân chủ nhân dân, quyền lực sẽ trao cho một cơ quan tối cao, đại diện cho cả
dân tộc, còn Nguyên thủ quốc gia bắt buộc là người thuộc cơ quan đấy, nhưng
thẩm quyền cũng bị giới hạn ở nhiều khía cạnh.
Chương 2: Quan điểm của nhóm về đề tài nghiên cứu và kiến nghị về việc
xây dựng một Nguyên thủ quốc mạnh
1.1. Quan điểm của nhóm về vấn đề nghiên cứu
“Một Nguyên thủ mạnh không chỉ là người biết xây dựng hình ảnh trước công
chúng mà còn phải là một người biết kiến tạo tương lai cho mình và cho chính
công chúng ấy. Một Nguyên thủ coi mọi người dân đều là người của mình, thiết
kế được một nhà nước mà ai ngồi vào cũng rất khó tham nhũng, khó lạm quyền;

8
kiến tạo được những nền tảng dân chủ để quốc gia vẫn phát triển ngay cả khi
không có mình, Nguyên thủ ấy mới đáng được coi là Nguyên thủ mạnh”.
Từ đề bài ở trên, chúng tôi có quan điểm như sau:
Đầu tiên, ở cụm từ “xây dựng hình ảnh” được hiểu là việc tạo dựng sự tín nhiệm
đối với nhân dân nhằm mục đích tăng độ uy tín và nhận diện trước công dân
nước ấy. Đây là điều vô cùng cần thiết, bởi nếu hình ảnh Nguyên thủ quốc gia
càng uy tín càng gần gũi thì các chính sách hoạch định đất nước càng dễ thực
hiện. Đặc biệt là ở các đất nước có Nguyên thủ quốc gia được người dân yêu
thích như tổng thống Obama – Hoa kỳ, tổng thống Putin – Nga,... Điển hình ở
đây là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Theo kết quả một cuộc thăm dò do
Trung tâm Levada ở Mátxcơva1 thực hiện, người dân Nga vẫn tiếp tục ủng hộ
các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, bất chấp tổn thất ngày
càng lớn và khó khăn kinh tế.
Chỉ 30% người Nga cho biết sẽ ủng hộ nếu Tổng thống Vladimir Putin dừng
chiến dịch quân sự và trả lại những vùng đất mà Nga đang kiểm soát cho
Ukraine.
Trong khi đó, 70% số người trả lời cho biết sẽ ủng hộ việc kết thúc xung đột nếu
không có điều kiện này.
Tiếp đến là “kiến tạo tương lai”, đây là yếu tố cốt lõi nên có ở một Nguyên thủ
quốc gia. Một Nguyên thủ quốc gia mạnh là một Nguyên thủ quốc gia có tầm
nhìn dài hạn, là người có khả năng đón đầu xu thế, phát triển đất nước trở thành
xu hướng mà các nước khác phải học hỏi.
Nhất là trong thời đại công nghệ hiện nay, nếu đi đầu trong lĩnh vực khoa học,
dữ liệu thông tin thì đất nước đó sẽ tạo công nghệ gốc 2như các phần mền của
Microsoft, con chip Intel, trí tuệ nhân tạo của Chat GPT, để từ đó bán bản quyền
và thu lợi nhuận từ các quốc gia khác.

1
Trung tâm Levada là một tổ chức độc lập và thường xuyên tổ chức các cuộc thăm dò dư luận trên toàn nước Nga. Trích
nguồn từ báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/hau-het-nguoi-nga-phan-doi-ket-thuc-xung-dot-neu-phai-tra-lai-dat-cho-
ukraine-post1583480.tpo
2
Là công nghệ nền tảng, cơ bản của các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Ví như Microsoft là
phần mềm window, máy tính xách tay thì có công nghệ gốc là chip Intel, v.v. Từ đó thông qua
việc bán bản quyền để thu lợi nhuận.
9
Tất cả sự phát triển của những doanh nghiệp này phần lớn phụ thuộc vào chính
sách khuyến đầu tư của các quốc gia đó.
Ngoài ra người đó phải “coi mọi người dân đều là người của mình” nghĩa là
người lãnh đạo đó phải gạt bỏ các tư tưởng định kiến về phân biệt giới, phân biệt
chủng tộc, tôn giáo, v.v. Đồng thời đem lại sự bình đẳng cho toàn xã hội, ít nhất
là ở sự bình đẳng trên pháp luật mà các mối quan hệ xã hội pháp luật ấy đang
điều chỉnh. Nguyên thủ quốc gia cũng phải đảm bảo sự công bằng, minh bạch
trong công cuộc phát triển đất nước, sao cho không có bất kì thành phần xã hội
nào bị bỏ lại phía sau.
Tiếp đến là cụm từ “một nhà nước khó tham nhũng, khó lạm quyền” là việc xây
dựng một quốc gia với luật pháp nghiêm minh, rõ ràng, không kẽ hở, các nhánh
quyền lực sẽ được phân chia cho từng nhánh cơ quan sao cho các cơ quan ấy
ngang hang với nhau, kiềm chế lẫn nhau. Đó là nơi đặt công lí làm tôn chỉ, mọi
hành vi vi phạm pháp luật đều bị nghiêm trị, khiến cho dân chúng lẫn quan chức
không ai có thể lách luật hay sử dụng quyền lực vì mục đích cá nhân,…
Cùng với đó là “kiến tạo được những nền tảng dân chủ để quốc gia vẫn phát
triển ngay cả khi không có mình”. Trước hết, dân chủ ở đây là hình thức tổ chức
mô hình nhà nước phục vụ cho nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân
dân thực hiện hoặc người, cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra. Trong Hiến
pháp của nước đó phải thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do, quyền con người
và quyền công dân. Tiếp đến là “phát triển quốc gia ngay cả khi không có
mình”, có nghĩa là tạo ra Nguyên thủ quốc gia mà bất kỳ ai đảm nhiệm đều có
thể phát triển quốc gia, trở thành thành một Nguyên thủ mạnh. Đấy là yếu tố
quan trọng hơn cả, bởi trong thời phong kiến, Nguyên thủ quốc gia được chọn
theo nguyên tắc kế tục, ngoại trừ yếu tố huyết thống thì các yếu tố khác lại
không được xem trọng, dẫn tới sự tồn tại không đồng đều của các triều đại. Và
hầu hết nguyên nhân sụp đổ của các nhà nước phong kiến đều do sự bất tài của
các vị vua, hoàng đế, nữ hoàng, …
Từ các quan điểm đã đưa ra, chúng tôi cho rằng Nguyên thủ quốc gia mạnh
ngoài việc phải là người có độ tín nhiệm cao trước công chúng, có tầm nhìn dài

10
hạn, công tư phân minh thì còn phải biết tạo dựng được một mô hình nhà nước
khó tham nhũng khó lạm quyền, mà trong đó vai trò Nguyên thủ quốc gia có thể
thuộc về bất cứ ai đủ điều kiện, không lệ thuộc vào một cá nhân.
1.2. Kiến nghị về việc xây dựng một nguyên thủ quốc gia mạnh
Tuy nhiên, những điều trên chỉ là điều kiện đủ, điều kiện cần ở đây là quyền hạn
và nhân phẩm của Nguyên thủ quốc gia đó. Trong trường hợp, Nguyên thủ quốc
gia sở hữu đầy đủ những điều kể trên nhưng không nắm trong tay thực quyền thì
mọi thứ sẽ đều chỉ là lí luận suông.
1.2.1. Về mặt pháp lý
Đầu tiên, Nguyên thủ quốc gia phải do nhân dân trực tiếp bầu ra mà không cần
thông qua bất cứ cơ quan. Xét về bản chất, một Nguyên thủ quốc gia do người
dân bầu bằng hình thức bỏ phiếu phổ thông sẽ mang tính chọn lọc hơn, minh
bạch hơn so với việc có sự can thiệp từ cơ quan đại diện. Việc lựa chọn một
Nguyên thủ quốc gia cũng không nên rập khuôn và giới hạn ở tầng lớp chính
khách. Thay vào đó nên cho phép mọi chủ thể trong xã hội tham tranh cử. Từ
đó, để cá nhân họ bộc lộ những ưu, khuyết điểm, cam kết của bản thân đối với
đất nước.
Thứ hai, Nguyên thủ quốc gia là vai trò vô cùng quan trọng, chính vì thế phải
nắm trong tay quyền hành pháp. Vì thân là người đứng đầu đất nước, mà quyền
hạn của họ chỉ có giới hạn thì dù nhìn thấy các vấn đề khác của đất nước mà
muốn thay đổi cũng chẳng có thẩm quyền để can thiệp. Hiến pháp nên trao cho
Nguyên thủ quốc gia ấy quyền hành pháp và bị giới hạn bởi các cơ quan khác
như chế độ “kiềm chế, đối trọng” giữa ba nhánh quyền lực như Hoa Kỳ, sẽ vừa
tăng quyền hạn cho Nguyên thủ quốc gia, vừa hạn chế sự lạm quyền từ Tổng
thống.
Thứ ba, Nguyên thủ quốc gia phải giữ vai trò độc lập, không bị rằng buộc bởi
Quốc hội hay các cơ quan nhà nước khác. Để hiện thực hóa điều này, thứ cơ bản
nhất nằm ở phương thức bầu ra Nguyên thủ quốc gia. Nếu Nguyên thủ quốc gia
này do nhân dân bầu ra thì người đó chỉ chịu trách nhiệm pháp lý trước nhân
dân, không chịu trách nhiệm pháp lý trước Quốc hội. Ngoài ra nên có các quy

11
định cụ thể về quyền hạn, nhiệm kỳ của Nguyên thủ quốc gia, miễn là nhiều hơn
nhiệm kỳ của Quốc hội ít nhất hai năm, để giảm đi sức ảnh hưởng từ Quốc hội
lên Nguyên thủ quốc gia.
Thứ tư, nên trao cho Nguyên thủ quốc gia quyền đề nghị cơ quan lập pháp xem
xét lại các văn bản pháp luật trước khi thông qua. Ngoài ra, Nguyên thủ quốc gia
nên có thêm quyền bác bỏ các đạo luật vi hiến. Tất nhiên, tất cả các quyền này
đều phải thực hiện bằng các quy định nghiêm khắc, tránh tạo điều kiện lạm
quyền cho người đứng đầu quốc gia.
1.2.2. Các yếu tố khác
Ngoài thực quyền để giúp đỡ Nguyên thủ quốc gia điều hành đất nước thì vị
Nguyên thủ ấy phải có thêm các yếu tố sau:
Thứ nhất, kỹ năng chuyên môn là yếu tố để Nguyên thủ quốc gia thực hiện các
quyền của mình. Đối với các chủ thể trước khi chính thức trở thành Nguyên thủ
quốc gia cần được nghị viện đào tạo qua về quyền hạn, phương thức hoạt động
và trách nhiệm của mình.
Thứ hai là lòng tự tôn dân tộc, một Nguyên thủ quốc gia với tình yêu tổ quốc
chắc chắn sẽ mong muốn đất nước mình ngày càng phát triển, ngày càng vững
mạnh. Thậm chí vị Nguyên thủ đó còn sẵn sàng bỏ qua lợi ích cá nhân mà cống
hiến hết mình cho tổ quốc. Chẳng hạn như Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hi
sinh cả cuộc đời cho đất nước, Bác không màng đến việc “thành gia lập thất”, bỏ
qua lời mời gọi của các cường quốc lúc bấy giờ mà vững bước trên con đường
giải phóng dân tộc.
Thứ ba là đạo đức. một Nguyên thủ quốc gia nếu có nhân phẩm tốt sẽ không
dung quyền lực của mình cho lợi ích cá nhân, cũng sẽ không đưa người than của
mình vào các chức vụ quan trọng của nhà nước. Người đó chắc chắn sẽ xây
dựng pháp luật trên nền tảng công bằng, công chính, công minh.
Tóm lại, một Nguyên thủ quốc gia mạnh sẽ đi kèm với một quốc gia mạnh.
Nhưng với điều kiện cần là một Nguyên thủ có thực quyền và điều kiện đủ là
đảm bảo được các yếu tố sau đây: công tư phân minh, nhân phẩm cao đẹp, có
tầm nhìn xa, khả năng lãnh đạo tốt.

12
PHẦN KẾT LUẬN
Từ những vấn đề trình bày trên đây, có thể rút ra một số kết luận sau:
Nguyên thủ quốc gia là một thiết chế mang vai trò mắt xích trong hệ thống bộ
máy nhà nước của tất cả các nhà nước nói chung và nhà nước dân chủ, văn minh
nói riêng. Vị trí, chức năng, quyền hạn, phương thức hoạt động,...của Nguyên
thủ quốc gia được ấn định trong mọi bản Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà
nước.
Tính từ sau thời kỳ Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu còn hoạt
động thì Nguyên thủ quốc gia của chính thể cộng hòa bao gồm 4 hình thức chính
thể: Cộng hòa Tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa hỗn hợp, cộng hòa xã
hội chủ nghĩa.
Nhìn chung, Nguyên thủ quốc gia ở chính cộng hòa Tổng thống nắm nhiều
quyền lực nhất, vừa đứng đầu điều hành nhà nước, vừa đứng đầu Chính phủ. Về
phía các Nguyên thủ quốc gia còn lại chỉ nắm trong tay có quyền mang tính biểu
tượng, đứng đầu nhà nước thật ra lại là các cơ quan nhà nước hay là Thủ tướng.
Nên muốn xây dựng một Nguyên thủ quốc gia mạnh về quyền lực có thể tham
khảo đến hình thức chính thể cộng hòa Tổng thống, tuy nhiên quyền lực mạnh
không có nghĩa là Nguyên thủ quốc gia mạnh, mạnh ở đây còn suy xét theo
nhiều yếu tố như vị trí của quốc gia trên thế giới, quyền hạn của Nguyên thủ
quốc gia ảnh hưởng như thế nào đối với đất nước đó, năng lực và tầm nhìn của
người Nguyên thủ quốc gia này. Tóm lại, bài viết này đã khái quát các mô hình
Nguyên thủ quốc gia trên thế giới từ đó rút ra các kinh nghiệm, yếu tố tạo nên
một người đứng đầu nhà nước mạnh.

13
LỜI CẢM ƠN
Bài tiểu luận về đề tài "Một số vấn đề lý luận chung về Nguyên thủ quốc gia
trên thế giới" là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu kiến thức tại trường và cả
những tìm tòi, nghiên cứu của nhóm và sự chỉ dạy tận tình của cô Nguyễn Thị
Ngọc Mai - người đã trực tiếp hướng dẫn nhóm em trong môn học này. Vì vậy,
nhóm em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô. Mắc dù đã dành
nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do sự hạn chế
về mặt kiến thức nên bài làm khó tránh khỏi những sai sót. Nhóm em kính mong
nhận đc những lời góp ý của cô để bài làm ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô !

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
- Chế định Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam: khoá luận tốt nghiệp / Lê Thị Nga;
người hướng dẫn: Th.s Dương Hồng Thị Phi Phi
- Chế định nguyên thủ quốc gia trong các hiến pháp Việt Nam: Sách chuyên
khảo / Đỗ Minh Khôi
- Mối quan hệ giữa Nguyên thủ quốc gia với cơ quan hành pháp / Phạm Thị
Phương Thảo
- Chế định Nguyên thủ quốc gia, thực trạng và giải pháp : Khoá luận tốt nghiệp /
Chu Thị Thanh Tâm

15

You might also like