Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN

GIUỘC

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU


Phần Một: TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
A. TÁC GIẢ:
I CUỘC ĐỜI  Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tự Mạnh
Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.

 Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh


Gia Định.

 Quê cha: Thừa Thiên - Huế

 Quê mẹ: Gia Định


 Xuất thân trong gia đình nhà Nho

 Cha: Nguyễn Đình Huy

 Mẹ: Trương Thị Thiệt (vợ thứ)

 1843: Ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định

 1846 ra Huế học, chuẩn bị thi mẹ mất, bỏ thi về chịu tang mẹ  bị mù.

 Sau đó, ông mở lớp dạy học, bốc thuốc cho dân nghèo, được nhân dân gọi là
cụ Đồ Chiểu
1858 thực dân Pháp xâm lược, ra sức
dụ dỗ nhưng ông khảng khái khước từ,
giữ trọn thuỷ chung với dân với nước
đến hơi thở cuối cùng.
3/7/1888 Nguyễn Đình Chiểu mất tại
Ba Tri, Bến Tre.
II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN
1. Những tác phẩm chính

Trước khi thực dân Sau khi thực dân Pháp


Pháp xâm lược xâm lược

Truyện Lục Vân Tiên, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần

Dương Từ – Hà Mậu Giuộc, Văn tế Trương Định,…

Truyền bá Thể hiện tinh thần


đạo lí làm người yêu nước, chống Pháp
2. Nội dung thơ văn

Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa Lòng yêu nước thương dân

• Truyện Lục Vân Tiên • Chạy giặc


• Dương Từ - Hà Mậu • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

• Nhân vật đều là những hình mẫu lí • Sáng tác vào thời kì thực dân Pháp
tưởng: nhân hậu, thuỷ chung, nhân xâm lược, khích lệ lòng căm thù
cách cao cả, dám đấu tranh và chiến giặc của nhân dân, tố cáo tội ác
thắng những thế lực bạo tàn, cứu giặc xâm lược…
nhân độ thế.
3. Nghệ thuật thơ văn:
 Có nhiều đóng góp quan trọng, nhất là thơ văn trữ tình đạo đức.
 Vẻ đẹp thơ văn ông không phát lộ rực rỡ ở bề ngoài mà tiềm ẩn trong tầng sâu
của cảm xúc, suy ngẫm.
 Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy tình yêu
thương con người của nhà thơ, bao giờ cũng nồng đậm hơi thở cuộc sống, tự nó
đã tạo nên sức rung động mãnh liệt sâu xa.
 Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đậm đà sắc thái Nam bộ (thể hiện qua lối thơ thiên
về kể và cốt cách nhân vật từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng
nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt, hồn nhiên).
Phần hai: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Hình tượng Tiếng khóc
người nghĩa của Nguyễn
sĩ nông dân Đình Chiểu
Dũng cảm là dám sống
hay
dũng cảm là dám chết?
B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM:
I. Tìm hiểu chung:

Năm 1859, giặc Pháp tấn công Gia Định, nhân dân
Nam bộ đứng lên chống giặc.

Đêm 14/12/1861, trận Cần Giuộc nổ ra gây nhiều tổn


thất cho giặc, nhưng cuối cùng quân ta cũng thất bại.

Tuần phủ Gia Định nhờ tác giả viết để tỏ lòng tiếc
thương những người đã hi sinh.
2.Thể loại: - Văn tế, loại văn nghi lễ, đọc trong lễ
truy điệu ngưởi đã mất, được viết bằng chữ Nôm
- Viết theo thể phú Đường luật (có vần, có đối)
3. Bố cục: 4 phần
- Lung khởi: Khái quát bối cảnh của thời đại
-Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công sức
- Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc và sự cảm ơn
- Khốc tận(kết): Ca ngợi tinh thần bất tử của
các nghĩa sĩ.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khái quát bối cảnh thời đại và sự lựa chọn
Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như
phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang
như mõ.
1. Khái quát bối cảnh thời đại và sự lựa chọn

• Súng giặc >< Lòng dân Thời đại bão táp, tình thế đất
nước căng thẳng dữ dội.
• Đất rền >< Trời tỏ

• Mười năm công vỡ ruộng >< Một trận nghĩa đánh Tây

• Chưa ắt còn danh nổi như phao >< Tuy là mất mà tiếng vang
như mõ

Khoảnh khắc huy hoàng Quãng đời sống bình lặng


đứng lên chống giặc trong tăm tối đói nghèo
2. Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc:
a. Nguồn gốc xuất thân:

Nhớ linh xưa! Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở
trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập
súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
a. Nguồn gốc xuất thân

Chỉ quen việc ruộng đồng Hoàn toàn xa lạ với trận mạc, binh
đao
“chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng “chưa quen cung ngựa, đâu tới
bộ”, “việc cuốc, việc cày, việc bừa, trường nhung”, “tập khiên, tập
việc cấy, tay vốn quen làm”, “cui súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa
cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. từng ngó”
b. Lòng yêu nước nồng nàn

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông


tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy
vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
b. Lòng yêu nước nồng nàn

Căm thù Hành động


• Phập phồng giặc • “chém rắn tự nguyện
• Trông đợi đuổi hươu,
• Ghét thói mọi treo dê bán • “xin ra sức đoạn
• Muốn tới ăn chó...” kình, dốc ra tay bộ
gan hổ, mến nghĩa làm
quân chiêu mộ...”
• Muốn ra cắn cổ
Nhận thức
Lo sợ đúng đắn
c. Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân:

Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ … chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân
chiêu mộ.
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng
lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục; đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;
nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau,
trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
c. Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân:
Trang bị

LÍNH TRIỀU ĐÌNH NGHĨA SĨ NÔNG DÂN THỰC DÂN PHÁP

- Bao tấu, bầu ngòi - Manh áo vải - Đạn nhỏ, đạn to

- Dao tu, nón gõ - Ngọn tầm vông - Tàu sắt, tàu đồng
- Hỏa mai bằng rơm con cúi
- Lưỡi dao phay
 Trang bị rất thô sơ, sơ sài  Vũ khí tối tân
 Khí thế chiến đấu: chiến đấu với một tinh thần quật khởi oanh liệt, lập được
những chiến công:
- Họ xông lên mạnh mẽ như vũ bão, hiên ngang tung hoành, hò reo náo động :
“đạp, lướt, xô, xông, đâm, chém, hè, ó”

- Họ đã chiến đấu rất hiệu quả: “đốt xong nhà dạy đạo kia”,“chém rớt đầu quan
hai nọ”

 Dũng mãnh như những chiến binh


thật sự, khí thế áp đảo quân thù làm cho
chúng phải khiếp sợ.
Qua đó, Nguyễn Đình Chiểu ngợi
ca phẩm chất cao quí ẩn đằng sau
manh áo vải, sau cuộc sống lam lũ
của người nông dân, đó là lòng yêu
quê hương và ý chí quyết tâm bảo
vệ Tổ quốc
* Nhận xét: Với cảm hứng ngợi ca và nghệ thuật tả thực, kết hợp với trữ
tình, phép tương phản, tác giả đã khắc họa một bức tượng đài nghệ thuật
sừng sững, rực rỡ về người nghĩa sĩ – nông dân. Bao nhiêu cảm xúc
được dồn đắp vào hình tượng nghệ thuật vừa lung linh những nét đẹp
vừa đời thường, dân dã, vừa phi thường, kì diệu như thần thánh này. Lần
đầu tiên người nông dân đi vào văn học nước nhà với một tư thế hào
hùng, quật khởi oanh liệt về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước
3. Tấm lòng xót thương, cảm phục của tác giả
a. Đối với người nghĩa sĩ b. Đối với những người thân của nghĩa sĩ

Tỏ ra thông cảm với cuộc đời lao động âm thầm vất Mẹ già khóc trẻ thấm vẻ hắt hiu, lều quạnh vắng,
vả của họ trước ngày giặc đến ngọn đèn khuya thêm chập chờn, leo lét như chính
tuổi già của mẹ.
Nhiệt liệt biểu dương tấm lòng “mến nghĩa làm
quân chiêu mộ” của họ.
Người vợ yếu đầy xót xa, dật dờ “như cơn bóng
Đầy hào hứng, sảng khoái khi miêu tả lại những xế” khi mất đi chỗ dựa quan trọng.
chiến công của họ.

Thông cảm sâu sắc với nỗi đau mất con, mất chồng
Đầy xót thương, nuối tiếc khi miêu tả cảnh hi sinh của những người vợ, người mẹ. Sự mất mát đó
càng sâu sắc hơn, xót xa bao nhiêu thì giá trị tố cáo
Khẳng định sự bất tử, trường tồn của những người tội ác chiến tranh càng mạnh mẽ, thuyết phục bấy
anh hùng nghĩa sĩ này. nhiêu.
3. Tấm lòng xót thương, cảm phục của tác giả
- Hình ảnh gia đình tang tóc, cô đơn chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau
cuộc chiến

- Tiếng khóc , giọt lệ xót thương đau đớn của tác giả, gia đình thân quyến của những
người anh hùng nhân dân Nam Bộ, dân dân cả nước thương những người đã ra đi,
khóc thương cho thân phận những người nô lệ.

- NT: + Tác giả dùng bút pháp trữ tình thắm thiết

+ Giọng điệu đa thanh, giàu cung bậc tạo nên những câu văn thạt vật vã, đau đớn.

+ Nhịp câu trầm lắng, gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân

=.> Tiếng khóc lớn,tiếng khóc mang tầm vóc lịch sử


4. Ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ:
- Tác giả đề cao quan niệm: Chết vinh còn hơn sống
nhục; chết vì nghĩa, chết anh hùng hơn sống làm nô lệ,
tay sai; suốt đời chiến đấu, suốt đời anh hùng. Nêu cao
tinh thần chiến đấu xã thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân
-> Ra trận đơn giản là yêu nước.
- Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại,
là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế
=> Khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ. Họ
mãi mãi bất tử với tấm gương “vị quốc vong thân” ngời
sáng của mình.
* Sơ kết: Cụ Đồ Chiểu đã tái hiện những sự việc bằng tất cả tấm lòng thương dân,
yêu nước nồng nàn; bằng cả trái tim đang sục sôi căm giận quân xâm lược và
thương tiếc nhức nhối những anh hùng nông dân đã hi sinh. Tác giả đã nhân danh
đất nước, nhân danh lịch sử khóc thương những người con đã xả thân vì đất nước.
Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu đã đồng vọng, đã cộng hưởng được tiếng khóc
của nhân dân. Đó là tiếng khóc lớn mang tầm vóc sử thi, thời đại. Nhà thơ thương
khóc cho những con người vô danh đã ngã xuống vì đất nước cũng là khóc thương
cho cả một thời kì đau thương mà hào hùng, “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc
trong buổi đầu chống Pháp.
III. TỔNG KẾT

1. Giá trị nội dung: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng

cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc. Tác giả đã xây dựng nên bức tượng đài

bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân

có mặt ở vị trí trung tâm với tất cả vẻ đẹp bi tráng của tấm lòng dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ

quốc.

2. Giá trị nghệ thuật

- Bài văn tế là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

- Kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực.

- Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, bình dị, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
Từ tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc, em có suy nghĩ gì
về công cuộc đấu tranh bảo
vệ chủ quyền của dân tộc ta
ngày hôm nay?

You might also like