Systemic Risk

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

Bản chất của

systemic risk
Nội dung

 Khả năng thanh toán, thanh khoản và bất đối xứng kỳ hạn
 Tính thanh khoản của tài trợ và mô hình domino
 Vòng xoáy thua lỗ - hiệu ứng từ giá tài sản
 Vòng xoáy margin/haircut
 Tính thuận chu kỳ (procyclicality) và vòng xoáy margin
 Ngoại tác – cơ sở để điều tiết
 Gia tăng hay suy giảm thanh khoản tổng thể
Solvency, liquidity và
maturity mismatch

 Khó xác định solvency/insolvency của ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng do
vấn đề này gắn quá chặt với vấn đề thanh khoản (liquidity).
 Không có vấn đề thanh khoản khi ngân hàng có thể trả bất cứ khoản nợ nào
đầy đủ và đúng hạn.
 Tuy nhiên, vấn đề thanh khoản của tài trợ (funding liquidity) tồn tại do bất cân
xứng kỳ hạn (maturity mismatch) giữa nợ và tài sản.
 Thâm hụt tài trợ xảy ra khi hai việc sau đây trở nên quá đắt đỏ: vay vốn mới
(thanh khoản tài trợ thấp), hoặc bán tài sản (thanh khoản thị trường thấp).
Solvency, liquidity và
maturity mismatch

 Rủi ro thanh khoản tài trợ bắt nguồn từ bất cân xứng kỳ hạn, và có 3 dạng:
▪ Rủi ro margin/haircut: nguy cơ margin và haircut thay đổi
▪ Rủi ro xoay vòng (rollover): nguy cơ việc vay nợ mới ngắn hạn trở nên quá đắt đỏ
hoặc không thể thực hiện
▪ Rủi ro thu hồi vốn (redemption): nguy cơ các chủ nợ, thậm chí cổ đông, yêu cầu
hoàn vốn.
 Cả ba rủi ro trên chỉ thực sự gây nguy hại đáng kể khi ngân hàng buộc phải bán
tháo tài sản giá rẻ, tức thanh khoản thị trường thấp.
 Thanh khoản thị trường thấp khi khó có thể huy động tiền bằng cách bán tài
sản với giá phải chăng. Tính thanh khoản thị trường thấp làm giảm giá bán tài
sản.
Solvency, liquidity và
maturity mismatch

 Theo truyền thống, yêu cầu vốn (capital requirement) là xương sống của quy
định điều tiết tài chính.
 Capital requirement giúp tạo ra tấm đệm vốn, bảo đảm khả năng thanh toán
của định chế, từ đó bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, nhất là khách hàng gửi tiền
nhỏ lẻ.
 Đằng sau đó là quan niệm rằng mỗi định chế được bảo đảm khả năng thanh
toán thì cả hệ thống tài chính được vững mạnh.
 Từ đó dẫn đến kết luận rằng yêu cầu vốn được quyết định bởi rủi ro của các
loại tài sản ngân hàng nắm giữ.
 Việc phân loại tài sản theo rủi ro đã có ở Basel I, sau đó được điều chỉnh thêm
cho “nhạy cảm với rủi ro hơn” ở Basel II.
Tính thanh khoản của tài trợ và
mô hình domino
Tính thanh khoản của tài trợ và
mô hình domino
 Ngân hàng 2 có thể gặp tình trạng nợ xấu ở các khoản cho vay khác, khiến
ngân hàng này phải cắt giảm cho vay để hạn chế rủi ro, trong đó có việc cho
Ngân hàng 1 vay.
 Ngân hàng 1 có thể xem đây hành động rút vốn (run). Nếu ngân hàng 1 không
tìm được nguồn huy động vốn thay thế, họ buộc phải giảm tài sản bằng cách
cắt giảm cho vay như Ngân hàng 1, hay bán bớt tài sản.
 Động thái hạn chế rủi ro của một ngân hàng trở thành hành động rút vốn dưới
góc nhìn của ngân hàng khác.
Tính thanh khoản của tài trợ và
mô hình domino
Tính thanh khoản của tài trợ và
mô hình domino
 Quan niệm truyền thống về systemic risk được mô tả ở Hình 3, khi Ngân hàng A
vay của Ngân hàng B, Ngân hàng vay của Ngân hàng C, v.v. Khi Ngân hàng A sụp
đổ, B thua lỗ. Nếu B thua lỗ đủ nặng để dẫn đến sụp đổ, C thua lỗ và tình trạng
này cứ tiếp diễn.
 Tuy nhiên, theo các nghiên cứu mô phỏng, “mô hình domino” ở trên có tác
động rất nhỏ, chỉ thực sự lớn khi có cú sốc mạnh không tưởng. Nguyên nhân là
do mô hình giả định rằng các ngân hàng hoàn toàn thụ động, không phản ứng
gì khi nhìn những ngân hàng khác sụp đổ.
Vòng xoáy thua lỗ - hiệu ứng từ giá tài sản

 Mô hình domino không tính đến thay đổi giá tài sản và chỉ số đo lường rủi ro,
và tác động của các thay đổi đó lên hành vi của các thành viên thị trường.
 Không nhất thiết phải có ngân hàng sụp đổ, chỉ cần thay đổi giá tài sản là đủ để
tạo hiệu ứng lây lan.
 Khi các định chế tài chính định giá lại bảng cân đối kế toán theo thị trường, lỗ
từ thay đổi giá tài sản có thể đủ lớn để lan truyền cú sốc sang các định chế
khác, dù các định chế đó không vay lẫn nhau.
 Giá tài sản lao dốc khiến cho vấn đề thanh khoản tài trợ của các định chế trở
nên nghiêm trọng hơn, càng khiến họ phải bán tháo tài sản, làm giá tiếp tục đi
xuống.
 Vòng xoáy từ tăng/giảm giá tài sản được mô tả trong Hình 4.
Vòng xoáy thua lỗ - hiệu ứng từ giá tài sản
Vòng xoáy thua lỗ - hiệu ứng từ giá tài sản

 Mô hỉnh domino không phù hợp với hệ thống tài chính dựa trên thị trường
(market-based).
 Trên thực tế, ngay cả các định chế truyền thống cũng phải dựa vào thị trường
vốn (capital market) để huy động thêm vốn (VD: repo, thương phiếu), do các
nguồn huy động vốn truyền thống như tiền gửi khách hàng nhỏ lẻ không đủ linh
động cho việc tài trợ cho vay.
 Ngoài ra, ngân hàng, cơ quan điều tiết lẫn cổ đông đều coi việc huy động trên
capital market góp phần làm tăng tính thanh khoản và khả năng thanh toán
của định chế tài chính.
 Khi các định chế tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với capital market, điều
kiện thị trường quyết định điều kiện huy động vốn.
Vòng xoáy margin/haircut

 Vòng xoáy margin/haircut củng cố vòng xoáy thua lỗ do nó ép định chế tài
chính phải giảm tỉ lệ đòn bẩy (leverage).
 Margin và haircut hàm ý tỉ lệ đòn bẩy tối đa mà định chế có thể áp dụng.
 Margin/haircut gia tăng khi giá tài sản lao dốc, dẫn đến thắt chặt cho vay.
 Theo Hình 5, margin/haircut gia tăng dẫn đến giảm đòn bẩy (deleveraging) và
thanh lý/bán nhiều hơn, đẩy margin/haircut gia tăng hơn nữa, tiếp tục dẫn
đến thanh lý nhiều hơn.
Vòng xoáy margin/haircut
Vòng xoáy margin/haircut

 Tài sản rớt giá khiến các chỉ số đo lường rủi ro (như VaR) gia tăng, không chỉ dẫn đến
gia tăng margin và chi phí huy động vốn bên ngoài, mà còn giảm khẩu vị rủi ro của
ngân hàng. Các quản trị viên rủi ro (risk manager) phải ra tay, buộc các trader trong
ngân hàng phải delever các vị thế của họ.
 Đòn bẩy có tính thuận chu kỳ (procyclical). Khi nhiều thành viên thị trường delever
trong môi trường khó khăn, thanh khoản cũng biến mất theo.
 Khi kinh tế đi xuống, cả hai vòng xoáy buộc các nhà đầu tư có đòn bẩy phải thanh lý vị
thế của mình, dẫn đến gia tăng lỗ và margin/haircut, điều kiện cho vay bị thắt chặt
hơn, lại khiến vấn đề tài trợ trầm trọng hơn.
 Cả hai vòng xoáy dẫn đến tính thuận chu kỳ (procyclicality).
Vòng xoáy margin/haircut
Vòng xoáy margin/haircut

 Hình 6 cho thấy vòng xoáy margin của các ngân hàng đầu tư ở Mỹ.
 Đồ thị cho thấy tỉ lệ đòn bấy tỉ lệ thuận với tài sản, trái với hộ gia đình.
 Khi đòn bẩy có tính thuận chu kỳ, phản ứng của cung và cầu theo thay đổi giá
tài sản có thể khuếch đại các cú sốc.
 Giả định có một tài sản được nhiều định chế nắm giữ tăng giá. Điều này làm tỉ
lệ net worth trên tài sản gia tăng, và tỉ lệ đòn bẩy giảm. Để hạn chế equity vì
lý do nào đó, định chế có thể phục hồi đòn bẩy, ví dụ như bằng cách vay thêm,
rồi dùng tiền vay được để mua thêm tài sản đang nắm giữ.
 Hình 6 cũng cho thấy độ dốc của đồ thị gần bằng 1, hàm ý hành vi điều chỉnh
đòn bẩy chủ yếu thông qua mở rộng hay thu hẹp balance sheet, hơn là huy
động hay hoàn vốn cổ phần, thêm bằng chứng cho thấy vòng xoáy thua lỗ và
margin củng cố lẫn nhau.
Vòng xoáy margin/haircut

 Thị trường repo là nguồn huy động vốn chủ đạo của các định chế ngân hàng dựa
theo thị trường.
 Chênh lệch giữa giá tài sản khi được bán theo repo so với giá trị thị trường được
gọi là haircut, và haircut thay đổi theo điều kiện tài trợ của thị trường.
 Haircut quyết định mức đòn bẩy tối đa bên vay có thể đạt được. Nếu haircut là 2%,
đòn bẩy tối đa (tính theo tỉ số tài sản trên nợ) là 50.
 Giả sử có cú sốc trên hệ thống tài chính, khiến haircut tăng lên đến 4%. Lúc này chỉ
số đòn bẩy tối đa chỉ còn 25. Bên vay buộc phải huy động thêm equity, hoặc phải
bán bớt tài sản, hoặc làm cả hai.
 Tác động của haircut là lớn nhất khi thay đổi từ mức thấp, như ví dụ vừa rồi. Thay
đổi haircut từ 20% lên 21% không ảnh hưởng quá lớn lên đòn bẩy.
 Trong điều kiện khó khăn, việc huy động thêm equity hay bán tài sản đều gặp trở
ngại lớn.
Vòng xoáy margin/haircut
Tính thuận chu kỳ (procyclicality) và
vòng xoáy margin

 Các vòng xoáy thanh khoản dẫn đến tính thuận chu kỳ. Khi giá tài sản giảm,
thua lỗ và margin/haircut gia tăng.
 Có ba lý do dẫn đến hiện tượng trên:
▪ Chỉ số đo lường rủi ro dựa vào quá khứ: một đợt giảm giá tài sản nhất thời có thể
làm gia tăng chỉ số đo lường rủi ro như VaR, làm gia tăng margin/haircut, dẫn đến
thanh lý tài sản như đã mô tả ở vòng xoáy margin. Hiện tượng này lại khiến dự báo
rủi ro nói trên thành hiện thực.
▪ Độ biến động (volatility) giá có thể thay đổi theo thời gian: một đợt rớt giá có thể
là dấu hiệu của biến động lớn trong thời gian tới, làm tăng margin/haircut và thắt
chặt cho vay.
▪ Adverse selection: do bất cân xứng thông tin. Khi lỗ gia tăng, các khoản nợ có rủi
ro cao hơn và “nhạy cảm” với thông tin hơn. Bên cho vay cũng sẽ cẩn thận hơn
trong việc chấp nhận tài sản thế chấp.
Ngoại tác – cơ sở để điều tiết

 Dưới góc độ quyền lợi xã hội, ta có thể nói rằng các định chế tài chính tự đưa
mình vào rủi ro mắc vào vòng xoáy thanh khoản do sử dụng tỉ lệ đòn bẩy lớn và
bất cân xứng kỳ hạn quá mức, dẫn đến các ngoại tác do:
▪ Bán tháo
▪ Tính liên thông
 Ngoại tác bán tháo đến từ việc mỗi định chế không quan tâm đến tác động của
việc bán tháo của mình lên giá tài sản trong tình huống credit crunch xảy ra.
Hành động này ảnh hưởng đến balance sheet của các định chế khác, dẫn đến
ngoại tác tiêu cực.
 Mỗi định chế cũng không quan tâm mình sẽ kéo theo bao nhiêu định chế khác
khi bản thân sụp đổ, đặc biệt ở các định chế quy mô lớn và có tính liên thông
cao. Cấu trúc thị trường không rõ ràng (như OTC) làm vấn đề thêm nghiêm
trọng.
Ngoại tác – cơ sở để điều tiết

 Hơn nữa, việc được chính phủ giải cứu (bailout) khiến các định chế có động lực để trở
thành “too big to fail”, với quy mô và tính liên thông quá lớn để sụp đổ. Quy mô và
tính liên thông càng lớn, khả năng bailout càng cao khi khủng hoảng xảy ra. Nói cách
khác, hệ thống hóa ra lại trợ cấp cho các định chế gây ngoại tác tiêu cực.
 Tóm lại, cơ quan tiền tệ có thể can thiệp khi có một cú sốc thanh khoản lâu lâu mới xảy
ra, so yêu cầu mỗi ngân hàng phải chống các cú sốc đó là không tối ưu về mặt xã hội.
Tuy nhiên, do các định chế tài chính đã đoán trước điều này nên họ sẽ thay đổi hành
vi, từ đó tạo ra cơ sở để có quy định điều tiết tài chính.
Gia tăng hay suy giảm thanh khoản
tổng thể
 Các định chế tài chính nắm giữ tài sản thanh khoản cao (hay ngắn hạn) có thể
điều chỉnh linh hoạt quy mô balance sheet bằng cách giảm cho vay và không
xoay vòng nợ.
 Tuy nhiên, khi cả hệ thống tài chính nắm giữ tài sản thanh khoản thấp, dài hạn
được tài trợ bởi nợ ngắn hạn, sức ép đến từ hiện được giảm quy mô sâu và
hàng loạt các balance sheet sẽ hiển hiện đâu đó trên hệ thống. Cho dù định
chế có giảm được quy mô balance sheet linh động tới đâu, deleveraging vẫn
làm lộ ra các điểm giới hạn trong hệ thống.
 Thay đổi đòn bẩy trong bối cảnh cho vay thế chấp rộng rãi cho thấy thanh
khoản không phải là một thứ có thể phân chia, bố trí lại cho những ai cần nó.
Khi thanh khoản mất đi thì mất ở mọi nơi cùng lúc. Một ngân hàng gặp vấn đề
thanh khoản khó có thể vay từ nơi khác.
 Do đó, thanh khoản nên được hiểu theo tăng trưởng balance sheet.

You might also like