Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC


HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
ĐỀ BÀI:
Phân tích các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp theo pháp luật
hiện hành. Em hãy lựa chọn và nêu quan điểm cá nhân về một
hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay.

HỌ TÊN : Trần Thị Uyên


MSSV : 463140
LỚP : 4631
Hà Nội, 2022

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRỰC
TIẾP.................................................................................................................................2
1. Khái niệm về dân chủ và dân chủ trực tiếp........................................................2
1.1. Khái niệm về dân chủ.......................................................................................2
1.2. Khái niệm dân chủ trực tiếp............................................................................2
2. Các phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp ở Việt Nam theo pháp luật hiện
hành..............................................................................................................................2
3. Thực trạng thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay.............................3
II. CHẾ ĐỘ BẦU CỬ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CÁ NHÂN VỀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
THÔNG QUA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
5
1. Khái niệm về chế độ bầu cử.................................................................................5
2. Đặc điểm chế độ bầu cử.......................................................................................5
3. Quan điểm của cá nhân về chế độ bầu cử thông qua thực trạng hoạt động
bầu cử ở nước ta hiện nay...........................................................................................6
3.1. Những ưu điểm của chế độ bầu cử theo quan điểm của người viết..............6
3.2. Những điểm hạn chế của chế độ bầu cử theo quan điểm của người viết.....7
3.3. Một số quan điểm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm khắc phục những
điểm hạn chế................................................................................................................8
C. PHẦN KẾT THÚC...............................................................................................10
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay, trên thế giới dân chủ trực tiếp là mối quan tâm của nhiều quốc gia,
nhiều nền chính trị. Ở nước ta, dân chủ trực tiếp được thực hiện trong cơ chế
“Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và nguyên tắc “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đặc biệt từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực đã
khẳng định chủ quyền nhân dân trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến
pháp, tôn trọng và đề cao quyền làm chủ của nhân dân. Để phát huy quyền làm chủ
của nhân dân phải xuất phát từ dân chủ trực tiếp nên việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật dân chủ trực tiếp theo tinh thần Hiến pháp 2013 là chủ trương quan trọng
của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa đột phá để giải quyết nhiều vấn đề còn “nhức
nhối” liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân. Qua việc thực hiện dân chủ có
thể nhận thấy một bầu không khí dân chủ được mở rộng, lòng tin của nhân dân vào
chế độ ngày càng được củng cố. Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện dân chủ trực
tiếp, đặc biệt là trong hoạt động bầu cử, vẫn còn một số điểm hạn chế cần được
xem xét và sửa đổi. Xuất phát từ lí do trên, em xin chọn đề tài: “Phân tích các
hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp theo pháp luật hiện hành. Em hãy lựa
chọn và nêu quan điểm cá nhân về một hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp ở
nước ta hiện nay” để làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.

1
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN DÂN CHỦ
TRỰC TIẾP
1. Khái niệm về dân chủ và dân chủ trực tiếp
1.1. Khái niệm về dân chủ
Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa
nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do
và quyền con người, được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức
và thiết chế chính trị nhất định.
Ở nước ta trong thời kì hiện nay, hình thức thực hiện dân chủ bao gồm dân
chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình
thức biểu hiện của cùng thực thể dân chủ. Cả hai hình thức này đều đóng một vai
trò quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ, là hai hình thức không thể
thiếu được của việc quản lý, điều hành, kiểm soát và thực thi quyền lực của nhân
dân.
1.2. Khái niệm dân chủ trực tiếp
Dân chủ trực tiếp là một trong hai hình thức chính của dân chủ, theo đó,
người dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước, tức là nhân dân thể hiện một
cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một
vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí
đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành.
Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc
hội, HĐND, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý… Các cuộc đối
thoại trực tiếp của nhân dân với cơ quan Nhà nước hiện nay cũng là hình thức biểu
hiện của dân chủ trực tiếp.
2. Các phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp ở Việt Nam theo pháp luật
hiện hành
Phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp còn có nhiều quan niệm khác nhau
xuất phát từ góc độ tiếp cận. Trong phạm vi bài viết này, em chỉ tiếp cận những

2
phương thức cơ bản nhất, mang đầy đủ những đặc trưng của dân chủ trực tiếp, cụ
thể là các phương thức thực hiện sau:
Thứ nhất là bầu cử. Bầu cử là một quá trinh đưa ra quyết định của công dân
hoặc của thành viên một tổ chức để chọn ra các cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc
chính quyền, thuộc ban lãnh đạo của một tổ chức, cơ quan, đơn vị nào đó.
Thứ hai là trưng cầu ý dân. Trưng cầu dân ý là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp,
trong đó toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề xuất đặc
biệt. Đó có thể là sự thông qua một hiến pháp mới, một sự sửa đổi hiến pháp, một
bộ luật, một sự bãi miễn một quan chức đã được bầu hay đơn giản chỉ là một chính
sách riêng của chính phủ. trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một hình
thức dân chủ trực tiếp. Ngày nay, tại Việt Nam, trong dự thảo luật hay các vấn đề
lớn của đất nước, thường gọi là lấy ý kiến nhân dân.1
Thứ ba là bãi miễn đại biểu dân cử. Bãi miễn đại biểu dân cử là một trong
những hình thức thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Thông qua hình
thức này, nhân dân thể hiện sự bất tín nhiệm của mình đối với những đại biểu dân
cử không hoàn thành sứ mệnh là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của
nhân dân.
Trên đây là một số hình thức thực hiên dân chủ trực tiếp cơ bản và đặc trưng
nhất. Nó góp phần nâng cao quyền con người, đề cao tính dân chủ trong xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng ta vẫn còn những điểm hạn chế. Ta có
thể thấy rõ được điều đó ở phần tiếp theo - thực trạng thực hiện dân chủ trực tiếp ở
nước ta hiện nay.
3. Thực trạng thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay
Về thực trạng:
Giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam không có bề dày
truyền thống về thực thi dân chủ nói chung cũng như dân chủ trực tiếp nói riêng.
Nguyên nhân chính là nền lập hiến của Việt Nam rất non trẻ. Thêm vào đó, chiến
tranh khốc liệt kéo dài và những đặc thù về tổ chức nhà nước cũng là những yếu tố

1
Trưng cầu ý dân là gì, theo Bách khoa toàn thư,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0ng_c%E1%BA%A7u_d%C3%A2n_%C3%BD
3
ảnh hưởng đến việc tổ chức, thực thi hiệu quả các hình thức dân chủ. Xét trên
phương diện lập pháp, trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ trước tới nay cũng
chưa có văn bản pháp luật nào được xây dựng riêng để cụ thể hóa các hình thức
dân chủ trực tiếp, kể cả hai hình thức phổ biến là trưng cầu ý dân và bãi miễn đại
biểu dân cử. Sự bất cập của hệ thống pháp luật là nguyên nhân khiến cho tất cả các
hình thức dân chủ trực tiếp cho đến nay vẫn chưa được thực hiện đầy đủ ở Việt
Nam. Tuy nhiên, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã mở ra triển vọng cho việc thúc
đẩy dân chủ trực tiếp ở Việt Nam trong những năm tới. Những quy định mới này
cho thấy ý định của các nhà lập hiến là củng cố nền tảng hiến định về dân chủ trực
tiếp ở nước ta, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện khuôn khổ
pháp luật để thực thi các quy định đó trong thực tế.
Những ưu điểm mà phương thức dân chủ trực tiếp mang lại.
Với dân chủ trực tiếp, nhân dân có thể nêu ra các vấn đề quan trọng với toàn
thể hoặc một bộ phận dân chúng mà cơ quan nhà nước không để ý hoặc muốn giấu
đi. Không những vậy, dân chủ trực tiếp còn cho phép nhân dân quyết định và kiểm
soát con đường phát triển của đất nước, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào
hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Bên cạnh đó, phương thức này còn
giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là của cơ quan
lập pháp, buộc các nhà chính trị phải có sự cạnh tranh (uy tín, ảnh hưởng), qua đó
nâng cao trách nhiệm của họ với dân chúng.
Bên cạnh những ưu điểm, dân chủ trực tiếp còn có những điểm hạn chế
sau:
Chi phí tổ chức bỏ phiếu, trưng cầu ý dân, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân
là vô cùng tốn kém. Các quyết định do người dân đưa ra có thể bị chi phối bởi
chính quyền, các đảng phái chính trị và giới truyền thông. Có thể rất hình thức nếu
không thu hút được sự quan tâm của đông đảo dân chúng. Không những vậy, dân
chủ trực tiếp còn có thể đe dọa quyền của các nhóm thiểu số và gây thêm chia rẽ
trong xã hội, làm cho quá trình ra quyết định về các vấn đề của đất nước và cộng
đồng chậm lại.

4
Trên đây là vài nét cơ bản của hoạt động thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước
ta trong thời kì hiện nay. Để thấy rõ hơn nữa về hoạt động này, em xin được đi sâu
phân tích về chế độ bầu cử ở nước ta, và từ đó, đưa ra quan điểm của cá nhân về
chế độ bầu cử thông qua thực trạng hoạt động bầu cử ở nước ta hiện nay.

II. CHẾ ĐỘ BẦU CỬ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CÁ NHÂN VỀ CHẾ ĐỘ


BẦU CỬ THÔNG QUA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Khái niệm về chế độ bầu cử
Bầu cử là một quá trinh đưa ra quyết định của công dân hoặc của thành viên
một tổ chức để chọn ra các cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền, thuộc
ban lãnh đạo của một tổ chức, cơ quan, đơn vị nào đó.
Chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc, các quy định của pháp luật bầu cử
đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các quan hệ xã hội được hình
thành trong quá trình tiến hành bầu cử từ khi lập danh sách cử tri đến khi công bố
kết quả bầu cử nhằm đảm bảo lựa chọn được những người đại diện xứng đáng cho
nhân dân, thay mặt nhân dân thực thi quyền lực nhà nước.
2. Đặc điểm chế độ bầu cử
Chế độ bầu cử đại biểu quốc hội ở nước ta có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chế độ bầu cử đại biểu quốc hội gắn với hệ thống chính trị nhất
nguyên do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và lãnh đạo.
Bầu cử và đảng chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau được thể hiện qua những
nội dung chủ yếu: Một là, đề ra chủ trương và lãnh đạo Nhà nước xây dựng, đổi
mới, hoàn thiện chế độ bầu cử; Hai là, định ra những chủ trương lớn, có tính định
hướng để tổ chức các cuộc bầu cử; Ba là, lãnh đạo Nhà nước và các cơ quan, tổ
chức trong hệ thống chính trị tham gia bầu cử. Cuối cùng là, lãnh đạo khuyến
khích các tầng lớp nhân dân tham gia bầu cử, xây dựng chính quyền.
Thứ hai, chế độ bầu cử dựa trên sự đồng thuận xã hội thông qua quy trình
hiệp thương giới thiệu người ứng cử.

5
Trong các hệ thống chính trị đa đảng, giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội
không phải là đặc quyền của các đảng chính trị nhưng thực tế lại chủ yếu do các
đảng chính trị thực hiện. Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu quốc hội là tiền đề
cho ác cuộc hiệp thương tạo nên sự đồng thuận xã hội.
Thứ ba, chế độ bầu cử áp dụng kết hợp cơ chế “ủy quyền chịu lệnh” với cơ
chế “ủy quyền tự do”để ủy thác quyền lực thông qua bầu cử.
Theo cơ chế “ủy quyền chịu lệnh”, cử tri bầu ra đại biểu ở từng đơn vị bầu
cử, ủy quyền cho đại biểu thực hiện quyền đại diện và có quyền bãi nhiệm đại biểu
nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Chế độ bầu cử ở nước ta áp
dụng cơ chế “ủy quyền chịu lệnh” là chủ yếu nhưng có kết hợp với cơ chế “ủy
quyền tự do” thể hiện ở những điểm sau: Một là, quyền bầu cử theo nghĩa rộng bao
hàm cả quyền bãi nhiệm. Hai là, khẳng định tính chất đại diện và trách nhiệm của
đại biểu. Ba là, bằng cơ chế ủy quyền chịu lệnh, nhân dân có điều kiện để trực tiếp
giám sát đại biểu, qua đó kiểm soát quyền lực nhà nước. Bốn là, thiết lập mối quan
hệ gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm giữa đại biểu quốc hội với cử tri.
Thứ tư, chế độ bầu cử gắn với quan điểm đại biểu đại diện xuất thân theo cơ
cấu, thành phần xã hội, ngành nghề, lĩnh vực.
Đại biểu quốc hội đại diện theo cơ cấu, thành phần xã hội ở các nước xã hội
chủ nghĩa xuất phát điểm cho rằng trong nhà nước vô sản kiểu mới. Các đại biểu
phải sống và công tác gắn bó với nhân dân, hiểu được một cách cặn kẽ tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân. Đại biểu quốc hội phải xuất thân từ các giai tầng,
ngành nghề và lĩnh vực công tác để đại diện tiêu biểu cho cơ cấu, thành phần xã
hội tương ứng.
Trên là những đặc trưng cơ bản của chế độ bầu cử ở Việt Nam. Đi sâu vào
những đặc điểm trên đã cho ta thấy được những ưu, nhược điểm của chế độ bầu cử
của nước ta hiện nay.
3. Quan điểm của cá nhân về chế độ bầu cử thông qua thực trạng hoạt động
bầu cử ở nước ta hiện nay
3.1. Những ưu điểm của chế độ bầu cử theo quan điểm của người viết

6
Trong những diễn biến phức tạp thì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam cũng có những thành tựu đã đạt được:
Một là, mục đích bầu cử ở Việt Nam là nhằm xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - quan điểm nhất
quán của Đảng, Nhà nước ta trong suốt tiến trình cách mạng. Một cuộc bầu cử
thành công là một bước nhảy đánh dấu bước phát triển nhảy vọt vĩ đại của dân tộc
và thể chế dân chủ theo xu hướng phát triển tiến bộ của lịch sử nhân loại, đồng thời
cũng xây dựng được một nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hai là, bầu cử ở Việt Nam tiến hành dựa trên nguyên tắc dân chủ và tiến bộ.
Quá trình bầu cử là một thiết chế để bảo đảm dân chủ, thực hành và thực thi dân
chủ. Quá trình bầu cử phải được thực hiện dựa trên hệ thống những nguyên tắc căn
bản, được cụ thể hóa bởi luật bầu cử của mỗi nước. Luật Bầu cử đại biểu quốc hội
và Hội đồng nhân dân nước ta quy định bốn nguyên tắc bầu cử: “phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Tất cả các cuộc bầu cử ở Việt Nam đều thực hiện
nghiêm, theo đúng những nguyên tắc ấy.
Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và phát huy sức mạnh của hệ thống chính
trị, toàn thể nhân dân trong tiến hành công tác nhân sự cho bầu cử. Đảng lãnh đạo
việc giới thiệu cán bộ, đảng viên trong cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu
quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Những người được giới thiệu đều phải bảo
đảm tiêu chuẩn, thực sự tiêu biểu về phẩm chất đạo đức và năng lực, có quan điểm,
lập trường chính trị vững vàng, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại
biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

3.2. Những điểm hạn chế của chế độ bầu cử theo quan điểm của người
viết

Bên cạnh những ưu điểm trên, chế độ bầu cử ở Việt Nam còn có một số
điểm hạn chế sau:

Thứ nhất, còn chưa chú trọng hài hòa hơn giữa ý kiến chỉ đạo, định hướng
của lãnh đạo các cấp với ý kiến của nhân dân. Trong đó vẫn còn tình trạng: có
nhiều đại biểu được bầu nhưng chưa hẳn thực sự là đại biểu xứng đáng nhất của
7
nhân dân, việc cố gắng thực hiện các dự kiến của cấp ủy thực tế cũng đã dẫn tới sự
chưa thống nhất.

Thứ hai, trong điều kiện ở Việt Nam, nên khuyến khích tự ứng cử để tăng
khả năng lựa chọn của cử tri. Việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú
thường xuyên chưa phản ánh thực chất quyền dân chủ của nhân dân. Vì cử tri còn
thụ động, họ chỉ được bày tỏ tín nhiệm đối với những người đã có sẵn trong danh
sách, và sự tín nhiệm này cũng chỉ mới so với tiêu chuẩn cần thiết của người đại
biểu chứ chưa phải là người cử trị được lựa chọn trong số những người tốt nhất,
xứng đáng hơn giới thiệu ra ứng cử.

Thứ ba, về tranh cử, đây là một trong những vấn đề cốt lõi của dân chủ,
nhưng trên thực tế hiện nay vẫn chưa thực hiện hiệu quả, nội dung tranh cử có
nhiều cấp độ; tranh cử trong việc bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân và bầu các chức danh nhà nước. Do đó, cần bổ sung vào Luật Bầu cử đại biểu
quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về nội dung, cách thức, thời hạn, trách
nhiệm, những hành vi bị cấm trong hoạt động tranh cử là những bước, quy trình
bắt buộc.
Thứ tư, về hoạt động tiếp xúc cử tri diễn ra chưa thật sự nghiêm túc. Trên
thực tế, những người có liên quan chưa thực hiện tốt, nghiêm chỉnh về quy định
này. Việc tiếp xúc nhiều hay ít, xem xét và giải quyết nguyện vọng của cử tri quy
định hiện hành về tiếp xúc cử tri còn chưa thực quy định này. Việc tiếp xúc nhiều
hay ít, xem xét và giải quyết nguyện vọng của cử tri hầu như làm theo ý chủ quan
của các ứng cử viên.
Thứ năm, việc tuyên truyền bầu cử, các phương tiện truyền thông các cuộc
bầu cử vẫn còn một số hạn chế: pháp luật vẫn chưa tạo điều kiện cho hoạt động
truyền thông và chư: quy định rõ trách nhiệm của truyền thông trong công tác bầu
cử. Có trường hợp, thông tin không chính xác, vấn đề công khai, minh bạch chưa
được thực nghiệm.
3.3. Một số quan điểm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm khắc phục
những điểm hạn chế

8
Trước những điểm hạn chế trên, em xin được đưa ra một số phương pháp
nhằm khắc phục như sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử cũng
như chặt chẽ hơn về nguyên tắc bầu cử.

Thứ hai, đổi mới nhận thức, nâng cao ý thức người dân về nguyên tắc bầu
cử.

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân
về nguyên tắc bầu cử để tránh những sai sót không mong muốn xảy ra.

Thứ tư, bổ sung nguyên tắc bầu cử tự do (Điều 1 của Luật bầu cử ĐBQH và
đại biểu HĐND).

Thứ năm, đổi mới lại cách thức lập danh sách bầu cử và số lượng cử tri ở
mỗi khu vực bỏ phiếu ( Điều 27 Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND).

Thứ sáu, mở rộng quyền đề cử và tự ứng cử, mở rộng phạm vi lựa chọn của
cử tri bằng việc tăng đáng kể số người ứng cử cho mỗi đơn vị bầu cử so với hiện
nay

9
C. PHẦN KẾT THÚC

Như vậy có thể thấy, việc triển khai thực hiện dân chủ trực tiếp trong thời
gian qua đã chứng tỏ đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng nhu
cầu bức thiết và lợi ích to lớn trực tiếp của đông đảo nhân dân lao động, tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân thực sự phát huy quyền làm chủ của mình, tham gia
quản lý các công việc địa phương, kiểm soát và đấu tranh chống tệ quan liêu, tham
nhũng, mất dân chủ các cơ quan công quyền. Chính vì vậy, trong tương lai, nhà
nước ta cần quan tâm đặc biệt tới việc đảm bảo thực hiện dân chủ trực tiếp nhằm
đem lại hiệu quả thực sự của việc thực hiện dân chủ rộng rãi trong xã hội. Chúng ta
cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người,
quyền và nghĩa vụ công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, tập trung xây
dựng những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân,
phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Đồng thời thể chế hóa phương châm “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” trong xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Do thời gian và lượng kiến thức còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận chắc hẳn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được giảng viên đánh giá
khách quan và góp ý để em nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề và hoàn thành tốt hơn
trong những bài làm tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn !

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt
Nam, Nxb.Tư pháp
2. Hiến pháp Việt Nam năm 2013

3. Trưng cầu ý dân là gì, theo Bách khoa toàn thư,


https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0ng_c%E1%BA%A7u_d
%C3%A2n_%C3%BD truy cập ngày 17/3/2022
4. Nguyễn Đình Quyền, Đinh Thanh Hương (2020), “Hoàn thiện pháp luật
bầu cử ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức nhà nước
https://tcnn.vn/news/detail/49308/Hoan-thien-phap-luat-ve-bau-cu-o-
Viet-Nam.html truy cập ngày 18/3/2022
5. Hoàng Thị Thu Thuỷ (2021), “Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số
nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210687 truy cập
ngày 18/3/2022
6. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, “Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong
điều kiện nước ta hiện nay”, Dân chủ và Pháp luật, Số 4/2011, tr. 15 -
16, 20

7. Vũ Công Giao (2013), “Về thực hành dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện
nay”, Tạp chí Cộng sản
https://tapchicongsan.org.vn/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/
2018/23168/ve-thuc-hanh-dan-chu-truc-tiep-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx

11
truy cập ngày 18/3/2022

12

You might also like