Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 80

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.

HCM

KHOA DU LỊCH – KHÁCH SẠN ( HUFLIT )

Học phần: Địa lý du lịch

Đề Tài: ĐỊA LÝ ĐÔNG BẮC Á

Giảng Viên - T.S Nguyễn Công Trường

Thực hiện: Nhóm 11

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2021


TÊN- MSSV NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ
Mai Thùy Liên Tổng hợp nội dung -Làm tốt nhiệm vụ đã giao
( nhóm trưởng) Lam Powerpoin -Có trách nhiệm làm việc nhóm
20DH131269
Nguyễn Ngọc Tìm và tổng hợp nội -Làm tốt nhiệm vụ đã giao
Thắng20DH130071 dung( Đài Loan) -Có trách nhiệm làm việc nhóm
Huỳnh Đình Trung Tìm và tổng hợp nội -Làm tốt nhiệm vụ đã giao
20DH131343 dung(Hàn Quốc) -Có trách nhiệm làm việc nhóm
Trần Tường Vy Tìm và tổng hợp nội -Làm tốt nhiệm vụ đã giao
20DH130613 dung(Trung Quốc) -Có trách nhiệm làm việc nhóm
Lê Thanh Trúc Tìm ,tổng hợp nội -Làm tốt nhiệm vụ đã giao
20DH130320 dung (Mông Cổ) -Có trách nhiệm làm việc nhóm
Nguỵ Kim Ngân Tìm và tổng hợp nội -Làm tốt nhiệm vụ đã giao
20DH131287 dung( Nhật Bản) -Có trách nhiệm làm việc nhóm
Nguyễn Ngô Nhã Trúc Thuyết trình chính -Làm tốt nhiệm vụ đã giao
20DH130680 -Có trách nhiệm làm việc nhóm
BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
MỤC LỤC
A.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÔNG BẮC Á..............................................................................................................5
1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ SINH HỌC:...................................................................................................................................5
2.ĐỊA LÝ ĐỊA CHÍNH TRỊ:......................................................................................................................................5
B.CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC............................................................................................................................5
TRUNG QUỐC..............................................................................................................................................................6
1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.........................................................................................................................................6
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ...................................................................................................................................................6
1.2. DIỆN TÍCH- LÃNH THỖ.................................................................................................................................6
1.3.ĐỊA HÌNH.........................................................................................................................................................7
1.3.1. DÃY NÚI.....................................................................................................................................................................8
1.3.2.CAO NGUYÊN............................................................................................................................................................8
1.3.3. BỒN ĐỊA TỨ XUYÊN:............................................................................................................................................11
1.3.4. ĐẢO:..........................................................................................................................................................................13
1.3.5. SÔNG NGÒI..............................................................................................................................................................13
1.3.5. BIỂN:.........................................................................................................................................................................14
2.1.THAY ĐỔI THEO TỪNG MIỀN:...................................................................................................................15
2.2.CÁC MÙA:......................................................................................................................................................16
2.3. CÁC VÙNG:...................................................................................................................................................16
2.3.1. VÙNG NHIỆT ĐỚI:..................................................................................................................................................16
3.1.NƯỚC.............................................................................................................................................................17
3.2. ĐẤT................................................................................................................................................................17
3.3. KHOÁNG SẢN...............................................................................................................................................18
3.4.SINH VẬT........................................................................................................................................................18
3.4.2. THỰC VẬT...............................................................................................................................................................18
4.DÂN CƯ.................................................................................................................................................................19
4.1.MẬT ĐỘ DÂN SỐ..............................................................................................................................................19
4.2.THÀNH PHẦN DÂN TỘC..............................................................................................................................19
4.3 SỰ GIA TĂNG VÀ GIÀ HOÁ DÂN SỐ...........................................................................................................19
4.3.1.SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ...........................................................................................................................................19
4.3.1.SỰ GIÀ HOÁ DÂN SỐ..............................................................................................................................................19
5.KINH TẾ................................................................................................................................................................20
6. PHƯƠNG THỨC DI CHUYỂN...........................................................................................................................20
6.1.TỪ VIỆT NAM................................................................................................................................................20
6.2.GIỮA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC.........................................................................................................21
ĐÀI LOAN....................................................................................................................................................................22
1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.......................................................................................................................................22
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ................................................................................................................................................22
1.2 DIỆN TÍCH - LÃNH THỔ...............................................................................................................................24
1.3. ĐỊA HÌNH......................................................................................................................................................25
1.3.1. DÃY NÚI...................................................................................................................................................................25
1.3.2. CAO NGUYÊN.........................................................................................................................................................26
1.3.3. ĐẢO...........................................................................................................................................................................27
1.3.4. BIỂN..........................................................................................................................................................................29
2. KHÍ HẬU..............................................................................................................................................................31
3. HỆ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT........................................................................................................................32
4. DÂN CƯ................................................................................................................................................................34
4.1. MẬT ĐỘ DÂN SỐ..........................................................................................................................................34
4.2. THÀNH PHẦN DÂN TỘC.............................................................................................................................34
4.3. Sự gia tăng và già hóa dân số........................................................................................................................35
5. KINH TÊ.́ .................................................................................................................................................................36
5.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐÀI LOAN................................................................................36
5.2. NHỮNG NGÀNH KINH TẾ CHỦ LỰC CỦA ĐÀI LOAN............................................................................37
5.2.1. KHOA HỌC KỸ THUẬT.........................................................................................................................................37
5.2.2.CÔNG NGHỆ.............................................................................................................................................................37
5.2.3.ĐIỆN TỬ.....................................................................................................................................................................38
6. PHƯƠNG THỨC DI CHUYỂN...........................................................................................................................39
6.1. TỪ VIỆT NAM...............................................................................................................................................39
6.2.TRONG NƯỚC:..............................................................................................................................................39
HÀN QUỐC..................................................................................................................................................................40
1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN........................................................................................................................................40
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ..................................................................................................................................................40
1.2. DIỆN TÍCH LÃNH THỔ................................................................................................................................40
1.3.ĐỊA HÌNH.......................................................................................................................................................41
1.3.1 DÃY NÚI:...................................................................................................................................................................41
1.3.2 CAO NGUYÊN..........................................................................................................................................................42
1.3.3 ĐỒNG BẰNG.............................................................................................................................................................43
1.3.4 ĐẢO............................................................................................................................................................................ 43
1.3.5 SÔNG NGÒI...............................................................................................................................................................44
1.3.6. BIỂN..........................................................................................................................................................................44
2.KHÍ HẬU...............................................................................................................................................................44
2.1. KHÍ HẬU HÀN QUỐC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ MÙA ĐÔNG Á....................................................44
2.2.CÁC MÙA.......................................................................................................................................................45
3.TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.............................................................................................................................45
3.1.TÀI NGUYÊN NƯỚC......................................................................................................................................45
3.2.TÀI NGUYÊN ĐẤT.........................................................................................................................................45
3.3.TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN........................................................................................................................45
3.4.TÀI NGUYÊN SINH VẬT............................................................................................................................................45
4.DÂN CƯ.................................................................................................................................................................46
4.1.MẬT ĐỘ DÂN SỐ...........................................................................................................................................46
4.2.THÀNH PHẦN DÂN TỘC..............................................................................................................................47
4.3.SỰ GIA TĂNG VÀ GIÀ HÓA DÂN SỐ...........................................................................................................47
5.KINH TẾ................................................................................................................................................................48
* QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ...............................................................................................................48
6. PHƯƠNG THỨC DI CHUYỂN...........................................................................................................................48
NHẬT BẢN..................................................................................................................................................................50
1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:.....................................................................................................................................................50
2.DIỆN TÍCH – LÃNH THỔ:...................................................................................................................................50
3.KHÍ HẬU:..............................................................................................................................................................51
4. ĐỊA HÌNH.............................................................................................................................................................52
4.1.DÃY NÚI.........................................................................................................................................................52
*NÚI LỬA & ĐỘNG ĐẤT:...................................................................................................................................53
4.3. CAO NGUYÊN...............................................................................................................................................54
4.4.ĐẢO................................................................................................................................................................55
4.5.SÔNG NGÒI...................................................................................................................................................56
4.6.BIỂN................................................................................................................................................................57
5.TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.............................................................................................................................58
5.1.ĐẤT.................................................................................................................................................................58
5.2.KHOÁNG SẢN................................................................................................................................................59
5.3.SINH VẬT........................................................................................................................................................59
5.3.1. ĐỘNG VẬT.................................................................................................................................................59
5.3.2.THỰC VẬT...................................................................................................................................................60
6.DÂN CƯ.................................................................................................................................................................61
7. KINH TẾ...............................................................................................................................................................62
8.CÁCH THỨC DI CHUYỂN..................................................................................................................................62
8.1. TỪ VIỆT NAM...............................................................................................................................................62
8.2.TRONG NƯỚC:..............................................................................................................................................62
1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:.......................................................................................................................................64
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:..............................................................................................................................................64
1.2. DIỆN TÍCH-LÃNH THỔ................................................................................................................................65
1.3. ĐỊA HÌNH:.....................................................................................................................................................66
1.3.1. DÃY NÚI:..................................................................................................................................................................66
1.3.2. THẢO NGUYÊN :.....................................................................................................................................................66
1.3.3. SA MẠC GOBI:.......................................................................................................................................................68
1.3.4. SÔNG, HỒ:................................................................................................................................................................68
2. KHÍ HẬU:............................................................................................................................................................69
2.1. CÁC MÙA:.....................................................................................................................................................69
2.2.MỘT SỐ TÌNH TRẠNG KHẮC NGHIỆT CỦA KHÍ HẬU LỤC ĐỊA Ở MÔNG CỔ:....................................70
3.TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:............................................................................................................................71
3.1. THẢM THỰC VẬT:.......................................................................................................................................71
3.2. ĐỘNG VẬT Ở MÔNG CỔ:............................................................................................................................71
3.3.KHOÁNG SẢN:...............................................................................................................................................73
4.DÂN CƯ:...............................................................................................................................................................73
4.1. MẬT ĐỘ DÂN SỐ:.........................................................................................................................................73
4.2. THÀNH PHẦN DÂN TỘC:............................................................................................................................74
4.3. NGÔN NGỮ DÂN TỘC:................................................................................................................................74
5. KINH TẾ:..............................................................................................................................................................74
6. PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI:......................................................................................................................................77
6.1. TỪ VIỆT NAM ĐẾN MÔNG CỔ:..................................................................................................................77
TÀI LIỆU KHAM KHẢO........................................................................................................................................78
ĐÔNG BẮC Á
NHÓM 11

A.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÔNG BẮC Á


1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ SINH HỌC:
Đông Bắc Á là một tiểu vùng địa lý của Châu Á ; vùng đất đông bắc và các đảo của nó được
bao bọc bởi Thái Bình Dương . Nó bao gồm Trung Quốc, Mông Cổ và phía Bắc và Nam Hàn
Quốc trên lục địa châu Á, cộng với các quốc đảo Nhật Bản và Đài Loan và các vùng núi ở Viễn
Đông ở Nga, trải dài từ Sông Lena ở phía Tây Thái Bình Dương đến phía Đông.

2.ĐỊA LÝ ĐỊA CHÍNH TRỊ:


Khu vực Đông Bắc Á Xét từ góc độ địa chính trị, kinh tế và quân sự đóng vai trò chiến lược
then chốt tại Châu Á- Thái Bình Dương. Về mặt kinh tế, Đông Bắc Á cùng với Tây Âu và Bắc
Mỹ hợp thành 3 trung tâm kinh tế hiện địa và chủ chốt của thế giới .Về chiến lược, Đông Bắc Á
là điểm giao thoa và hội tụ lợi ích và mâu thuẫn giữa 4 nước lớn nằm liền kề nhau là Mỹ, Nhật
Bản , Trung Quốc và Nga. Về mặt an ninh, kết cấu chính trị quân sự thời chiến tranh lạnh chưa bị
loại bỏ tạo ra nguy cơ tiềm ẩn xung đột, căng thẳng nhất là trên bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia
cắt, eo biển Đài Loan vẫn nóng bỏng và một số tranh chấp về hải đảo, lãnh thổ, lãnh hãi, tài
nguyên nhất là dầu khí tại các vùng biển.

B.CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC


TRUNG QUỐC
1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

- Lãnh thổ Trung Quốc nằm ở bờ Đông lục địa Âu-Á, bờ tây Thái Bình Dương,
hoàn toàn trên nữa cầu Bắc, cách xích đạo khoảng 2000km và cách Bắc Cực gần
4000km.
- Còn 3 mặt Bắc-Tây-Nam giáp với 14 nước láng giềng là Cộng hòa dân chủ nhân
dân Triều Tiên, Liên bang Nga, Mông Cổ, Kazakstan, Kyrgyzstan, Tajikistan,
Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.
- Với vị trí đó, Trung Quốc có cả 2 bộ phận: vùng biển và đất liền
- Phía Đông với đường bờ biển dài khoảng 18.000 km. Bộ phận đất liền tiếp giáp
với 3 biển ven bờ: Bột Hải, Hoàng Hải, và Đông Hải (Đông Trung Hoa)
1.2. DIỆN TÍCH- LÃNH THỖ

Trung Quốc có diện tích 9.571.300 km², là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế giới sau Liên
bang Nga và Canada, chiếm 6,5% diện tích thế giới, có diện tích gấp 29 lần Việt Nam.
Lãnh thổ đất liền của Trung Quốc, từ Bắc xuống Nam kéo dài trên 35 độ 33’ độ vĩ tuyến, từ vĩ độ
53 độ 33’ ở một điểm giữa lòng sông Hắc Long Giang, gần thị trấn Hán Hà đến vĩ độ 18 độ 10’B
ở mũi cực Nam đảo Hải Nam gần thị trấn An Du. Từ Đông sang Tây, dài 61 độ 22’ độ kinh tuyến
từ kinh độ 73 độ 40’Đ ở một điểm thuộc khu tự trị Tân Cương trên sơn nguyên Pamia đến kinh
độ 135 độ 2’Đ ở chỗ sông Utxuri đổ vào Hắc Long Giang
=>Vị trí địa lí đó có nhiều đặc điểm về tự nhiên, về phát triển kinh tế cũng như giao lưu văn hoá
với các nước trên thế giới.

1.3.ĐỊA HÌNH
1.3.1. DÃY NÚI
Hầu như 67% diện tích Trung Quốc là
cao nguyên và núi cao;
ở phía tây, cao nguyên Thanh Hải - Tây
Tạng chiếm hơn 25% diện tích đất
nước. Tuy độ cao trung bình của cao
nguyên này là 4000m, thế nhưng từ bề
mặt có các hồ nằm rải rác đó đây
các dãy núi vươn cao tới hơn 6000m.
Trong số 12 đỉnh núi cao nhất thế giới,
Trung Quốc có đến tám đỉnh.

-Dọc theo ven rìa phía bắc của cao


nguyên Thanh Hải - Tây Tạng là dãy
núi Côn Luân. Ven ría phía nam là dãy
Himalaya (Hi Mã Lạp Sơn), tạo thành biên giới giữa Trung Quốc và Nepal. Các đỉnh núi cao có
tuyết phủ quanh năm. Băng giá và nhiều loại băng tích đã khắc họa nên quang cảnh núi cao kì
thú.
* Đỉnh Everest:
- Núi Everest được mệnh danh là nóc nhà của thế giới và vẻ đẹp tráng lệ. Trong phạm vi 20km
quanh Everest, có hơn 40 ngọn núi với chiều cao hơn 7.000 mét. Những ngọn núi kì vĩ này đôi
khi ẩn mình trong mây và sương mù gây tò mò cho khách du lịch.
- Nằm ở biên giới giữa Trung Quốc và Nepal, khu vực trung tâm của dãy núi Himalaya, sườn núi
phía bắc (ở Trung Quốc), Everest ở Tây Tạng có độ dốc thoai thoải hơn sườn núi phía nam ở
Nepal, do đó tuyến đường núi phía bắc được nhiều người leo núi lựa chọn hơn. “Cơ thể” chính
của đỉnh Everest có hình dạng như một kim tự tháp khổng lồ cùng với dòng sông băng lớn kéo
dài hơn 26km.

1.3.2.CAO NGUYÊN
Địa hình Trung Quốc rất phức tạp, 2/3 là đồi núi và cao nguyên, 1/3 là đồng bằng.
Cao nguyên Thanh Tạng với độ cao trung bình trên 4.000 m được xem là nóc nhà của thế giới có
dãy Hymalaya với đỉnh Chomolungma cao nhất thế giới (8.848m).
Hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc với hai con sông dài là Hoàng Hà và Trường Giang, nhiều
đồng bằng rộng lớn như Đông Bắc, Hoa Bắc, Chu Giang,…

 Cao nguyên Thanh Tạng:


Là tên ghép giữa 2 chữ Thanh Hải và Tây Tạng, nằm về phía Tây (thủ phủ là Lasa) có diện tích
chiếm 1/4 Trung Quốc có độ cao tiêu biểu là 4500 m, và là được xem xuất phát của nhiều con
sông quan trọng nhất Châu Á. Về phía nam cao nguyên là dãy Hymalaya dài 2500 cây số, ngang
200 – 300 cây số.
Là một vùng đất rộng lớn và cao nhất thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực
nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như
Ladakh tại Kashmir của Ấn Độ. Nó chiếm một khu vực với bề rộng và dài vào khoảng 1.000 và
2.500 cây số.
Được mệnh danh là "mái nhà của thế giới", với diện tích khoảng 2,5 triệu km² (khoảng 4 lần lớn
hơn diện tích bang Texas hay nước Pháp), nó có những rặng núi cao nhất Trái Đất, như dãy
Himalaya với đỉnh Everest là đỉnh cao nhất Trái Đất.
Cao nguyên này hình thành từ sự va chạm của các mảng kiến tạo Ấn-Úc và Á-Âu vào thời kỳ
thuộc đại Tân sinh, cách đây khoảng 55 triệu năm, và quá trình này hiện vẫn còn tiếp diễn.
Gồm các dãy núi:
 Côn Lôn
 Himalaya

- Một số con sông dài nhất thế giới bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng:
 Dương Tử (hay Trường Giang)
 Hoàng Hà
 Sông Ấn
 Sông Hằng
 Brahmaputra
 Mê Kông
 Ayeyarwady
- Các hồ:
 Hồ Thanh Hải
 Nam Co
 Dagze Co
 Hồ Yamzho Yumco
 Hồ Puma Yumco
 Hồ Paiku
Mặc dù có địa hình núi cao hiểm trở, vùng
đất này có cơ sở hạ tầng phát triển. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của du lịch, điều
kiện nơi ở của Tây Tạng được cải thiện nhiều. Khách sạn và nhà nghỉ được xây dựng ở các thành
phố lớn nhỏ, với một số khách sạn xếp hạng sao như Lhasa, Shigatse, Tsedang và Nyingchi. Hầu
hết con đường ở Tây Tạng đều rộng và sử dụng tốt. Dọc theo những cung đường, du khách có thể
khám phá nhiều điểm tham quan ở vùng đất này.

 Cao nguyên Tân Cương (phía Tây Bắc)


Tân Cương chiếm khoảng một phần sáu diện tích toàn Trung Quốc và một phần tư chiều dài
đường biên giới quốc gia.
- Dãy núi Thiên Sơn chia tách khu tự trị thành hai bồn địa lớn: Bồn địa Dzungarian ở phía bắc
và Bồn địa Tarim ở phía nam. Hầu hết bồn địa Tarim là sa mạc Taklamakan- điểm thấp nhất của
Tân Cương, cũng như toàn Trung Quốc là Vệt lõm Turpan với cao độ 155 mét dưới mực nước
biển, điểm cao nhất là K2, trên 8611 mét so với mực nước biển trên biên giới với Pakistan. Các
dãy núi khác là Pamir ở phía đông nam, Karakoram ở phía nam và Dãy núi Altai ở phía bắc.
- Hầu hết Tân Cương có kiến tạo địa chất trẻ, được tạo thành từ sự va đập của mảng Ấn Độ vào
mảng Âu Á, định hình Thiên Sơn, Côn Lôn Sơn và dãy núi Pamir. Do vậy, Tân Cương là một
khu vực động đất chính. Các hình thành địa chất cũ hơn xuất hiện chủ yếu ở khu vực cực bắc nơi
Khối Junggar là một phần về mặt địa chất của Kazakhstan, và ở phía đông là một phần của Bình
nguyên Hoa Bắc.
- Tân Cương với vị trí biệt lập và rất xa biển. Điểm khó tiếp cận nhất trên đại lục Âu Á có tọa độ
(46°16.8′B 86°40.2′Đ) nằm ở Sa mạc Dzoosotoyn Elisen, cách vùng biển gần nhất là 2648 km
(1.645 mi) theo đường thẳng.
Dãy núi Thiên Sơn nằm trên biên giới Tân Cương-Kyrgyzstan có đèo Torugrat cao 3752 mét.
Quốc lộ Karakorum (KKH) kết nối Islamabad, Pakistan với Kashgar trên Hành lang Khunjerab.
Du lịch: Trong khi Nam Cương với lối sống mang đậm bản sắc Trung Hoa thì Bắc Cương lại nổi
tiếng với những đồng cỏ bao la và lối sông du mục. Đặt chân đến nơi đây khi trải nghiệm tour du
lịch Trung Quốc, bạn chắc chắn sẽ không khỏi xuyến xao trước bức tranh thiên nhiên vô cùng
tuyệt mỹ với sa mạc, thảo nguyên, dãy Altai, Thiên Sơn Dược Sơn, thậm chí vào mùa đông, nơi
đây còn phủ tuyết trắng xóa.

- Vì là điểm cực tây của Trung Quốc, người dân địa phương sử dụng thời gian không chính thức

là UTC+6, mặc dù múi giờ chính thức là UTC+8.

 Cao nguyên Hoàng Thổ:


Là khu vực cao nguyên ở bắc trung Trung Quốc , bao gồm phần lớn các tỉnh Sơn Tây ,
bắc Hà Nam , Thiểm Tây , đông Cam Túc và miền trung một phần của Hoàng Hà lưu vực
(sông Hoàng Hà). Trung bình khoảng 4.000 feet (1.200 mét) ở độ cao và bao gồm một số
154.000 dặm vuông (400.000 km vuông), nó là hoàng thổ lớn nhất thế giới cao nguyên . Khu
vực này được bao phủ bởi một lớp phù sa hạt mịn, lắng đọng từ gió, màu vàng được gọi
là hoàng thổ, cũng bị đình chỉ bởi Huang He. Các lớp hoàng thổ có độ dày trung bình từ 165–
260 feet (50–80 mét) và che lấp sự nổi chi tiết của các bề mặt bên dưới. Hoàng thổ rất dễ
bị xói mòn vì thảm thực vật thưa thớt, lượng mưa nhiều vào mùa hè và nhiều rãnh. Chính phủ
đã tiến hành các chương trình kiểm soát xói mòn thông qua trồng rừng và làm ruộng bậc thang
trên quy mô lớn để cho phép sử dụng đất nông nghiệp tốt hơn. Ngũ cốc là cây trồng chính trên
cao nguyên.

https://www.youtube.com/watch?v=ubwriyCSxWo)

 Cao nguyên Vân Quý:

Cao nguyên Vân Nam-Quý


Châu là vùng cao nguyên bao
gồm phần phía bắc của tỉnh Vân
Nam và phần phía tây của Tỉnh Quý
Châu , trung nam Trung Quốc . Vân
Nam rõ ràng hơn là một cao
nguyênvới các khu vực cao nguyên,
các dãy núi uốn nếp và đứt gãy, và
các hẻm núi sâu cắt ngang. Ở độ cao
khoảng 2.000 m, phần Vân Nam có
các đỉnh núi cao trên 3.700 m ở phía
tây. Ở phần Quý Châu, với độ cao
trung bình khoảng 1.200 m, quá
trình karst hóa đã tạo ra các hố sụt,
khe núi, cầu tự nhiên và các dòng
suối ngầm trong cảnh quan đá vôi .
Phần lớn đá trống lộ ra ở các sườn dốc và có rất ít diện tích đất bằng rộng lớn. Trong cao nguyên
có nhiều lưu vực hồ nhỏ bị ngăn cách bởi các dãy núi và rìa cao nguyên bị chia cắt nhiều. Các lưu
vực ở khu vực Côn Minh (Vân Nam) là vùng canh tác phát triển nhất trên cao nguyên. Viên đá
Đỉnh núi Lunan ở Vân Nam là một điểm thu hút khách du lịch

1.3.3. BỒN ĐỊA TỨ XUYÊN:


Bồn địa Tứ Xuyên là một vùng đất thấp ở tây nam Trung Quốc. Bồn địa nằm ở phần trung
tâm và phía đông của tỉnh Tứ Xuyên, nhiều phần của Trùng Khánh. Do địa hình tương đối bằng
phẳng và đất đai màu mỡ, bồn địa có một lượng dân cư lên tới trên 100 triệu người. Ngoài việc là
một đặc trưng địa lý của khu vực, bồn địa Tứ Xuyên cũng tạo nên một tầm ảnh hưởng văn hóa
với các phong tục và nền ẩm thực độc đáo cũng như ngôn ngữ địa phương

=>Về Du lịch:
Tứ Xuyên có tài nguyên du lịch phong phú, với cảnh quan tự nhiên đẹp, có văn hóa và lịch sử
lâu dài, phong tục dân tộc độc đáo. Tài nguyên du lịch của Tứ Xuyên về cả số lượng và chất
lượng đều vào hàng đứng đầu tại Trung Quốc, là một khu vực du lịch nổi tiếng của Trung Quốc.
Tứ Xuyên có năm di sản thế giới, bao gồm ba di sản tự nhiên là Cửu Trại Câu, Hoàng Long,
Khu bảo tồn gấu trúc Lớn; một di sản văn hóa là núi Thanh Thành-hệ thống tưới tiêu Đô Giang
Yển; một di sản tự nhiên và văn hóa là Nga Mi sơn-Lạc Sơn Đại Phật.
Đến năm 2011, Tứ Xuyên có 14 điểm danh thắng phong cảnh trọng điểm cấp quốc gia, 74
điểm danh thắng phong cảnh cấp tỉnh. Thanh Thành sơn-Đô Giang Yển, Nga Mi sơn, Cửu Trại Câu là
những thắng cảnh cấp 5A tại Trung Quốc. Tứ Xuyên có 156 điểm danh lam thắng cảnh cấp A.
Tổng cộng Tứ Xuyên có 166 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích 89.100 km², chiếm 18,4%
diện tích toàn tỉnh, có sáu khu bảo tồn tự nhiên loài gấu trúc lớn là Ngọa Long, Phong Dũng Trại,
Lạt Bá Hà, Thảo Pha, An Tử Hà, Hắc Thủy Hà, chúng cũng là các khu bảo tồn quan trọng nhất
của loài vật quý hiếm này trên thế giới.
Tứ Xuyên có 103 công viên rừng, quản lý tổng diện tích
741.000 ha (7.410 km²), chiếm 1,5% diện tích toàn tỉnh.
Tứ Xuyên có cấu tạo địa chất phức tạp, cảnh quan địa chất
địa mạo đa dạng, đã phát hiện được trên 220 di tích địa
chất, trong đó có hai công viên địa chất cấp thế giới ở
Hưng Văn và Tự Cống, ngoài ra còn có 14 công viên địa
chất cấp quốc gia, số lượng cao nhất tại Trung Quốc.
Tứ Xuyên có bảy danh thành văn hóa-lịch sử cấp quốc
gia, có 128 điểm bảo vệ văn vật trọng điểm cấp quốc gia
và 576 điểm bảo vệ văn vật trong điểm cấp tỉnh. Khu thắng cảnh Hoàng Long

*CÁC ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT KHÁC:


+ Hồ Thiên Trì Nằm ở độ cao 1.907m so với mực nước biển và diện tích 4,9km vuông, sâu
105m, Hồ Thiên Trì nằm cách thành phố Phụ Khang của Trung Quốc khoảng 30km, cách phía
đông Ürümqi của Triều Tiên 45km. Nằm ở địa thế thuận lợi tiếp giáp nhiều nơi nên tại đây du
lịch rất phát triển. Được biết, với trữ lượng hơn 2 tỷ tấn nước ngọt, hồ Thiên Trì đủ sức cung cấp
nước cho toàn bộ người dân ở Bắc Kinh trong 22 tháng.
+ Chỉ có du lịch đến Trung Quốc, bạn mới có thể tận mắt nhìn thấy Hồ Thiên Trì, một nơi được
ví như chốn bồng lai tiên cảnh. Hồ Thiên Trì
được mệnh danh là viên ngọc lục bảo dưới
chân dãy Thiên Sơn vì có dòng nước trong
màu ngọc rất đẹp. Không gian xung quanh hồ
nước được tô điểm hài hòa bởi núi rừng bạt
ngàn cùng những rặng bách thảo, tùng dương
xanh rì. Bao bọc hồ nước là những rặng cây
vân sam xanh thẫm hòa cùng núi tuyết in
bóng trên mặt hồ, tạo nên nét đẹp lung linh kỳ
ảo.
+ Hồ Thiên Trì trong một thập kỷ nay đã
trở thành điểm đến của những khách du lịch
Trung Quốc tò mò về đôi “quái vật” bí ẩn
trong lòng hồ.
Bên cạnh đó, còn có câu chuyện bí ẩn về
“thủy quái” sinh sống tại Hồ Thiên Trì. Theo
đó, dân địa phương kể rằng quái vật hồ Thiên Trì xuất hiện năm 1903, rất giống một con trâu
khổng lồ nhô khỏi mặt nước, gầm to định tấn công ba người trên hồ rồi lặn mất tăm sau khi bị
bắn 6 phát vào bụng.
+ Thông tin về quái vật hồ Thiên Trì lại xuất hiện vào tháng 8/1962, khi một nhân chứng quan
sát qua kính viễn vọng thấy 2 sinh vật lớn dường như chơi đùa và rượt đuổi nhau. Chuyện này đã
tạo ra một làn sóng những lời đồn đại với hơn 100 người nói rằng đã nhìn thấy quái vật cùng
nhiều các mô tả khác nhau từ một loại cá khổng lồ đến một con cá dài cổ, giống như Plesiosaur -
quái vật biển cổ dài thống trị đại dương kỷ Jura. Lại có tin nói quái vật có đầu to như đầu người,
có hai mắt tròn rất to, miệng nhô, cổ dài 1,2 - 1,5m.
- Ngoài ra còn có 1 só điịa điểm như: Thôn làng người Tuvas, giếng dầu lộ thiêng, khu núi Hỏa
Diệm Sơn, Kanas,....
1.3.4. ĐẢO:
Đảo Hải Nam có diện tích mặt biển là 2 triệu km2. Đảo Hải Nam từng thuộc lãnh thổ Giao
Châu (miền Bắc Việt Nam ngày nay).
Đảo Hải Nam cách Trung Hoa đại lục qua eo biển Quỳnh Châu, đối diện bán đảo Lôi Châu.
Bờ biển phía bắc đảo Hải Nam là những đồng bằng và trung du ven biển. Đại bộ phận đảo là
địa hình núi cao hiểm trở bao gồm nhiều dãy núi và khối núi.
Các dãy núi nhìn chung có hướng chạy đông bắc - tây nam. Phía đông có dãy Ngũ Chỉ Sơn, ở
giữa có dãy núi Lê Mẫu Lĩnh (còn gọi là dãy núi Anh Ca Lĩnh), phía Tây có dãy núi Bá
Vương Lĩnh (còn gọi là dãy Nhã Gia Đại Lĩnh) là những dãy núi chủ yếu. Trong ba dãy núi này,
Ngũ Chỉ Sơn là dãy cao nhất. Trong dãy này, ngọn Trung Chỉ Sơn cao nhất với độ cao tuyệt đối
là 1840 mét.
Đảo Hải Nam có ít nhất 54 sông lớn nhỏ khác nhau, bắt nguồn từ các dãy núi và hầu hết hướng
ra phía Tây đổ ra vào biển. Do chảy qua địa hình núi non, các sông này là nguồn thủy năng phong
phú

1.3.5. SÔNG NGÒI


Trung Quốc có nhiều sông, nhưng cho đến nay Trường Giang và Hoàng Hà vẫn là những con
sông quan trọng nhất. Chúng bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và có dòng chảy nhìn chung
đổ về phía đông.
Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc với chiều dài 6380 km. Đoạn thượng nguồn
trên cao nguyên, dốc đổ nên nước sông chảy siết. Sông phải len qua những hẻm núi sâu và hẹp
nên có nhiều ghềnh đá. Sau khi chảy qua các dãy núi nằm ở phía đông của Đập Tam Hiệp nổi
tiếng, con sông bắt đầu xuôi về miền đồng bằng. Lòng sông tỏa rộng, chảy quanh co, uốn khúc
qua miền đồng bằng bằng phẳng. Vùng châu thổ bao la của Trường Giang trải rộng từ Nam
Kinh đến biển Hoa Đông.
Hoàng Hà là sông dài thứ hai ở Trung Quốc, đo được 5464 km. Ở vùng thượng lưu, sông chảy
qua những hẻm núi sâu trước khi lượn quanh thành một vòng cung khổng lồ ôm lấy cao nguyên
Hoàng Thổ. Đoạn sông này cuốn theo lượng đất vàng dưới dạng phù sa trên hành trình ra biển.
Với nguồn đất đó, Hoàng Hà là con sông nặng phù sa nhất thế giới; mỗi năm tải tới 1,6 tỷ tấn phù
sa. Ở hạ lưu lòng sông bị bồi cao nên có đoạn lòng sông còn cao hơn vùng đồng bằng xung quanh
đến 10m. Địa hình tiêu biểu của bình nguyên Hoa Bắc là hệ thống đê điều dài 700 km chạy dọc
hai bên bờ Hoàng Hà.
Hoàng Hà đổ ra biển ở Bột Hải, tuy nhiên vì lũ lụt cửa sông không cố định mà đã thay đổi
nhiều lần. Lụt lớn từng gây thiệt hại lớn đến sinh mạng và nông nghiệp; khi đã mất mùa thì nạn
đói hoành hành. Vì lẽ đó mà Hoàng Hà còn được gọi là "Nỗi buồn của Trung Hoa."

1.3.5. BIỂN:
Bờ biển; 14.500 km
Vùng tiếp giáp lãnh hải: 24 hải lý (44 km)
Thềm lục địa: 200 hải lý (370 km) hoặc tới rìa của mép lục địa
Lãnh hải: 12 hải lý (22 km)

*Những bãi biển đẹp tại Trung Quốc:


+Bãi biển Yalong Bay:
Nói đến những bãi biển đẹp nhất tại Trung
Quốc thì chắc chắn không thể nào không nhắc
đến bãi biển Yalong Bay được. Đây là một
bãi biển tuyệt đẹp nằm ở thành phố Tam Á,
đảo Hải Nam của Trung Quốc. Nước biển ở
đây trong xanh cùng những bãi cát trắng trải
dài mịn màng chắc chắn sẽ đem đến cho bạn
những phút giây giải trí và thư giãn tuyệt vời
trong những ngày hè nóng nực. Nằm xung
quanh bãi biển là rất nhiều những resort và
khách sạn sang trọng để phục vụ nhu cầu nghỉ
dưỡng của du khách.

+Bãi biển Wuzhizhou:


Wuzhizhou cũng là một bãi biển tuyệt đẹp nằm ở thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc
và nổi tiếng không kém gì bãi biển Yalong Bay. Nhiều người còn ví von bãi biển này giống như
là “Maldives” của Trung Quốc vậy. Đến với bãi biển Wuzhizhou ngoài việc được thỏa sức tắm
biển thì du khách còn có cơ hội được tham gia lặn biển và ngắm san hô dưới đáy đại dương.
Được đi dạo trên bãi biển vào lúc hoàng hôn buông xuống cũng là một trải nghiệm thú vị mà bạn
nên thử đấy.

+Bãi biển Gulangyu:


Một trong những bãi biển đẹp nhất tại Trung Quốc tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu
đến các bạn đó chính là bãi biển Gulangyu. Bãi biển này nằm tại thành phố Hạ Môn, thuộc tỉnh
Phúc Kiến, Trung Quốc. Bãi biển này có một điều khá thú vị, khiến bất cứ du khách nào khi đến
đây cũng cảm thấy vô cùng thích thú đó là có tới 600 cây đàn piano được đặt trên đảo. Không chỉ
vậy bãi biển này còn hấp dẫn du khách bởi những bãi cát trải dài tuyệt đẹp cùng một làn nước
biển trong xanh, mát lạnh và êm đềm. Được ngồi trên bãi biển tắm nắng, nằm nghe tiếng sóng vỗ
râm ran vào bờ bạn sẽ có cảm giác như mình đang được lắng nghe một bản giao hưởng của thiên
nhiên vậy.
+Bãi biển Bạc:
Biển Bạc là một bãi biển khá đặc biệt nằm ở
thành phố Bắc Hải, thuộc tỉnh Quảng Tây của
trung Quốc. Sở dĩ bãi biển này có tên là bãi biển
Bạc bởi vì vào những ngày có nắng, ánh nắng
chiếu xuống nơi đây tạo thành những ánh sáng lấp
lánh giống như ánh bạc vậy. Nước biển ở đây
cũng khá đặc biệt khi vào ban ngày thì nó rất mát
nhưng càng về chiều tối thì nó sẽ càng ấm.
2.KHÍ HẬU

Trung Quốc trải dài trên bốn vùng khí hậu, từ


vùng ôn đới đến nhiệt đới. Tại phía bắc sông Yangtse, mùa đông thì rất lạnh còn mùa hè thì lại
nóng và khô. Về phía nam sông Yangtse thì mùa đông ít khắc nghiệt hơn, nhưng mùa hè tại đây
lại có nhiệt độ và độ ẩm cao.
 Thời gian tốt nhất để đến Trung Quốc là từ khoảng Tháng Tư đến Tháng Sáu và Tháng Chín đến
Tháng Mười Một.
 Khí hậu Trung Quốc phức tạp, đa dạng, đa số nằm trong khu vực bắc ôn đới, thuộc khí hậu gió
mùa lục địa, đa số các vùng có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực. Do đất nước
rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa dạng theo. Từ nam lên
bắc lần lượt là các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, trung ôn đới, hàn ôn đới. Còn khí hậu vùng cao
nguyện Thanh Tạng là vùng khí hậu theo đường thẳng đứng.
 Đặc diểm khí hậu Trung Quốc là về mùa đông đa số các vùng lạnh giá, khí hậu miền Nam Bắc
chênh lệch rõ rệt. Về mùa hè do ánh mặt trời chiếu thẳng xuống bắc bán cầu nên miền Bắc ngày
dài hơn, về mùa đông mặt trời chiếu tới 2 miền Nam Bắc nên ngày gần như nhau. Trừ vùng cao
nguyên Thanh Tạng có địa hình quá cao ra, cả nước đều nóng ấm, khí hậu chênh lệch không
nhiều.
 Đa số các vùng do ảnh huởng dòng khí vùng biển ẩm, thổi vào lục địa nên mưa nhiều, nhưng
lượng mưa giữa các vùng và các mùa không đều nhau. Miền Đông mưa nhiều, miền Tây ít. Từ
Đông Nam tới Tây Bắc lượng mưa giảm dần đồng thời mưa nhiều vào mùa hạ. Miền Nam mùa
mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10. Miền Bắc múa mưa ngắn, tập trung vào tháng 7, tháng 8.
Lượng mưa hàng năm cũng không đều, năm nhiều, năm ít và chênh nhau rất lớn. Đa số các miền
của Trung Quốc nằm về phía Bắc trí tuyến bắc nên mùa đông thời gian mặt trời chiếu ngắn, nhận
dược năng lượng mặt trời ít, càng về phía Bắc càng ít nên thời tiết càng lạnh. Mùa hè do mặt trời
chiếu thẳng xuống bán cầu tời gian mặt trời chiếu nhiều hơn nên nhiệt độ cao hơn.
2.1.THAY ĐỔI THEO TỪNG MIỀN:
*Miền bắc Trung Quốc:
Khí hậu Trung Quốc miền Bắc mang đặc trưng khí hậu lục địa: mùa đông kéo dài, lạnh, khô
và có tuyết rơi; mùa hè nắng nóng và ẩm ướt, mùa xuân dễ chịu, có thể có mưa, một số nơi còn
có thể xuất hiện tuyết; mùa thu dễ chịu. Khí hậu nơi miền Bắc có sự phân hóa rõ rệt theo mùa,
điều này tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho sự phát triển của tự nhiên và phát triển hoạt động
kinh tế nơi đây.
Các thành phố đại diện: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Nội Mông, Bắc Kinh.

*Miềm nam Trung Quốc:


Miền Nam Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới: mùa xuân dễ chịu, mùa hè mưa nhiều và ẩm
ướt, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh và mưa phùn nhưng không lạnh đến mức đóng tuyết như ở
phía Bắc Trung Quốc.
Các thành phố đại diện: Thượng Hải, Quảng Châu.

*Miềm tây Trung Quốc:


Miền Tây Trung Quốc có khí hậu chênh lệch lớn giữa mùa đông và mùa hè. Mùa đông rất
lạnh, tuyết phủ trắng xóa, nhiệt độ xuống dưới âm 16 độ C. Mùa hè nắng nóng lên đến 33 độ C
và có mưa. Mùa xuân và mùa thu có khí hậu dễ chịu, ôn hòa.
Thành phố đại diện: Tân Cương và khu vực Tây Tạng.

*Miềm đông Trung Quốc:


Miền Đông Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa hè nóng và ẩm ướt. Mùa
đông lạnh giá và khô.

2.2.CÁC MÙA:
Khí hậu chia thành 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt.
– Từ tháng 11 đến tháng 1 là mùa đông Trung Quốc, nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ C. Nếu bạn đến
Trung Quốc vào thời gian này thì phải chuẩn bị quần áo đủ ấm vì thời tiết cực kỳ khắc nghiệt.

– Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân Trung Quốc. Trời khá ấm với nền nhiệt dao động từ 10 đến
15 độ C. Bạn có thể đến Trung Quốc vào thời gian này. Các chuyến du ngoạn trong tiết trời trong
lành rất tốt cho sức khỏe của bạn.
–Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè Trung Quốc. Trời nóng với nhiệt độ có khi vượt mốc 35 độ C.
Nếu bạn muốn khám phá vùng núi Tây Tạng, Mông Cổ thì nên chọn thời gian này. Vì mùa hè ở
Tây Tạng và Mông Cổ trời sẽ ấm, giúp bạn dễ dàng di chuyển và tham quan.
– Từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa thu Trung Quốc. Đây là mùa được nhiều người lựa chọn đến
Trung Quốc nhất. Thời tiết Trung Quốc vào mùa thu rất dễ chịu với nhiệt độ dao động từ 22 đến
28 độ C.
 Mùa thu cũng là mùa lễ hội của Trung Quốc. Không khí náo nhiệt mang nhiều mắc sắc
dân tộc sẽ không làm bạn thất vọng khi trải nghiệm.
 Đi từ Nam lên Bắc, khí hậu Trung Quốc phân chia thành các đới: xích đạo, nhiệt đới, cận
nhiệt đới, ôn đới ấm, ôn đới ôn hòa, ôn đới lạnh, khí hậu cao nguyên.

2.3. CÁC VÙNG:


2.3.1. VÙNG NHIỆT ĐỚI:
Vùng này có sự phân chia mùa rõ rệt hơn cũng như không khí thoáng mát hơn so với vùng
nhiệt đới. Ở đây vào mùa đông có nhiệt độ thấp và ít mưa còn vào mùa hè thì nhiều mưa và có
nhiệt độ tương đối cao. Các thành phố nằm trong vùng này có thể kể đến như Thương Hải,
Quảng Châu, Ma Cao, Hàng Châu v…v…
*VÙNG ÔN ĐỚI ẨM:
Tập trung ở khu vực trung lưu và hạ lưu sông Hoàng Hà cùng các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Hà
Bắc, Thiểm Tây. Đặc điểm của khu vực này là có 4 mùa rõ rệt trong năm, mùa đông lạnh và khô
hanh sau đó ấm dần kèm theo đó là lương mưa cũng tăng đỉnh điểm vào mùa hè rồi lại lạnh dần.
*VÙNG ÔN ĐỚI TRUNG BÌNH:
Nơi đây có mùa hè nóng và một mùa đông khá lạnh, nhiệt độ có thể rơi xuống từ -10 cho đến 0°C
nhiều nơi đã xuất hiện tuyết vào mùa đông. Các thành phố tiêu biểu trong khu vục này có thể kể
đến là thủ đô Bắc Kinh, Thẩm Dương v…v…
* VÙNG ÔN ĐỚI LẠNH:

Nằm ở phía Bắc của Trung Quốc bao gồm vùng nội Mông, phía bắc của Hắc Long Giang. Khí
hậu của Trung Quốc vùng ôn đới lạnh vô cùng lạnh và không phân biệt mùa rõ ràng. Mùa hè ở
đây rất ngắn và vẫn có nhiệt độ tương đối thấp, mùa đông khá khác nghiệt khi nhiệt độ trung bình
là -10°C thậm chí còn có thể rơi xuống -20°C.
*CAO NGUYÊN:
Và cuối cùng là vùng cao nguyên nằm ở cao nguyên Thanh Tạng. do đặc điểm về địa hình nên
nhiệt độ ở đây thường thấp và giảm dần khi lên cao hơn, có tuyết rơi quanh năm.
3. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
3.1.NƯỚC
Trước hết, các đặc điểm của một vị trí địa lý đã được phản ánh trong trữ lượng nước. Chúng phân bố
khá không đều trên toàn lãnh thổ và cùng với những không gian khác nhau về độ ẩm, cũng có
những nơi thiếu nước. Hơn 70% của tất cả các nguồn nước tập trung ở phía nam của đất nước.
Đây là một mạng lưới sông rộng lớn, dựa trên sông Dương Tử, Hoàng Hà, Xijiang. Trong thời kỳ
gió mùa hè, trùng với thời gian tuyết tan và sông băng, có sự gia tăng đáng kể mực nước ở hầu
hết các con sông.
Vô số hồ cũng là tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng của Trung Quốc, là hồ chứa nước ngọt
tự nhiên. Lớn nhất trong số hồ nằm ở phía tây của đất nước (lobnor, Ebi-Nur, Kununor) và trong
lưu vực sông Dương Tử (Dongting, Taihu, Poyang).
Lượng nước thải lớn, hầu hết không được xử lý sơ bộ, dẫn đến mức độ ô nhiễm cao của sông hồ.
Ngày nay, Trung Quốc đặc biệt cần tiến hành các hoạt động xử lý nước thải quy mô lớn liên tiếp.

3.2. ĐẤT
Các đặc điểm địa lý của đất nước cũng ảnh hưởng đến tài nguyên đất của Trung Quốc: phần
phía đông của nó bị chiếm giữ bởi đất trồng trọt, thảo nguyên nằm ở phía bắc và phía tây, và các
vùng rừng nằm ở rìa phía đông bắc và tây nam.
Đất rất đa dạng. Ở phía bắc của đất nước podzolic, màu nâu xen kẽ, rừng chiếm ưu thế. Đất là đá
ong ở phía nam. Khu vực cao là loại đất núi. Giá trị nhất là đất phù sa, nằm trên đồng bằng Trung
Quốc.
*ĐẤT CANH TÁC
Sự phát triển nhanh chóng của xây dựng công nghiệp đã dẫn đến việc giảm diện tích đất trồng
trọt, đó là lý do tại sao các tài nguyên thiên nhiên này của Trung Quốc chỉ chiếm chưa đến 10%
tổng diện tích đất thế giới dành cho đất trồng trọt.
Đồng thời, hơn một nửa số đất này nằm trong khu vực bị thiếu nước, nhiễm mặn và xói mòn đất.
Thu hoạch lại trong vòng một năm tiết kiệm một phần trong ngày. Tuy nhiên, cường độ sản xuất
cây trồng có giới hạn của nó. Việc thiếu đất canh tác có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc.
*ĐẤT RỪNG
Rừng chiếm khoảng 17% tổng lãnh thổ của đất nước. Những khu rừng này cung cấp gần một
phần ba tổng tài nguyên rừng trong cả nước. Các loại cây chính mọc ở đây là linh sam, vân sam,
thông Vân Nam. Ngoài ra, còn có những loại có giá trị như, ví dụ như bưởi, long não, gỗ gụ,
pterocarpus Santalinus.
Dtích khá lớn (hơn 30%) được tạo thành từ rừng nhân tạo. Diện tích lớn hơn 6.370 ha. Người ta
chú ý nhiều đến các đai che chở rừng được thiết kế để chống gió và xói mòn đất. Dự án lớn nhất
được thiết kế để cải thiện môi trường là việc tạo ra một hệ thống bảo vệ rừng chạy qua lãnh thổ
phía Bắc Trung Quốc thông qua các sa mạc hoang vắng. Có một số chương trình về cảnh quan và
bảo vệ thực vật, giúp bảo tồn và tăng các tài nguyên thiên nhiên này của Trung Quốc.

3.3. KHOÁNG SẢN


Với nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào với tổng cộng có 171 loại khoáng sản đã được phát
hiện cho đến nay, trong đó 158 loại có trữ lượng đã được các nhà địa chất chứng minh.
Tài nguyên khoáng sản Trung Quốc có các đặc điểm sau: tương đối phong phú nhưng cấu trúc
của các loại tài nguyên này không phải là lí tưởng. Các nguồn tài nguyên than tương đối lớn
nhưng nguồn tài nguyên dầu khí và khí đốt thiên nhiên lại tương đối nhỏ.
Bao gồm:10 loại tài nguyên khoáng sản năng lượng như dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá và
urani, 54 loại tài nguyên khoáng sản kim loại như sắt, mangan, đồng, nhôm, chì và kẽm,titan,
volfram, vàng,..91 loại tài nguyên khoáng sản phi kim loại như than chì, phốt pho, lưu huỳnh,
sylvine, Pyrit, Phosphort, kaoli, cát thủy tinh,…3 loại tài nguyên nước và khí đốt như nước ngầm
và nước khoáng.
Hiện nay các loại tài nguyên này cung cấp hơn 92% năng lượng sơ cấp của Trung Quốc, 80%
nguyên liệu thô công nghiệp và hơn 70% sản phẩm nông nghiệp của họ là từ nguồn khoáng sản
mà ra.

3.4.SINH VẬT
3.4.1. ĐỘNG VẬT
Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên của Trung Quốc có liên quan chặt chẽ với động vật sống
trong nước. Khoảng 9, 8% của tất cả các loài hiện có trên hành tinh của chúng ta được tìm thấy ở
đây. Một số trong số chúng sống chủ yếu ở Trung Quốc (gấu trúc, khỉ vàng, cá sấu Trung Quốc,
cá heo trắng). Phổ biến nhất là nai, nai, gấu nâu, khỉ, armadillos, lợn rừng. Đặc biệt sự đa dạng
lớn của động vật hoang dã khác nhau ở phía đông nam Trung Quốc, nơi mà các loài động vật bị
thống trị, như gấu tre,gấu trúc nhỏ...

3.4.2. THỰC VẬT


Vị trí địa lý đặc biệt của đất nước ảnh hưởng đến sự đa dạng của thế giới thực vật. Hơn 30
nghìn loại cây khác nhau mọc ở Trung Quốc. Trong số đó có những loài độc đáo như cây bách
Phúc Kiến, glycetostrobate metasequoia, argyrophyll Trung Quốc, eocommia, davidia và nhiều
loại khác. Hơn một ngàn loài thực vật phát triển ở đất nước này có giá trị kinh tế cao. Các khu
vực tự nhiên được đại diện bởi các khu rừng rụng lá ở phía đông của đất nước và thảm thực vật
thảo nguyên, biến thành bán sa mạc ở phía tây.
4.DÂN CƯ
4.1.MẬT ĐỘ DÂN SỐ
Về phương diện dân số, cho tới nay, Trung Quốc (tính luôn cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài
Loan) là xứ sở đông dân nhất hành tinh, với hơn 1,3 tỷ người, chiếm 21% tổng dân số toàn thế
giới.
Mật độ dân số của Trung Quốc là 154 người trên mỗi kilômét vuông tính đến 18/11/2021. Mật
độ dân số được tính bằng cách lấy dân số của Trung Quốc chia cho tổng diện tích đất của đất nước.
Tổng diện tích là tổng diện tích đất và nước trong ranh giới quốc tế và bờ biển của Trung Quốc.

4.2.THÀNH PHẦN DÂN TỘC


Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, với 56 dân tộc
bao gồm: Hán, Mãn, Triều Tiên, Hách Triết, Mông Cổ, Đạt Hàn Nhĩ, Ha Ni, Thái, Ly Su, Ngoã, La Hu,
Nạp Tây, Cảnh Pha, Ngạc Luân Xuân, Hồi, Đông Hương, Thổ, Tát Lạp, Bảo An, Dụ Cố, Duy Ngô Nhĩ,
Ca Dắc, Kan Kát, Tích Bá, Tát Gích, U Dơ Bếch, Nga, Tác Ta, Tạng, Môn Ba, Lạc Ba, Khương, Di,
Bạch, Bố Lãng, A Xương, Phổ Mễ, Nộ, Độc Long, Đức Ngang, Cơ Nặc, Miêu, Bố Y, Động, Thuỷ, Kơ
Lao, Choang, Dao, Mô Lao, Mao Nam, Kinh, Thổ Gia, Lê, Xa, Cao Sơn, Ngạc Ôn Khắc. Người Hán là
dân tộc lớn nhất Trung Quốc, chiếm 91,6%, các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm khoảng 8,3%.
Dân tộc thiểu số của Trung Quốc có số lượng ít, nhưng lại phân bố trên diện tích rất rộng,
chiếm tới 60% lãnh thổ, họ có mặt ở tất cả các tỉnh, các khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung
ương. Các châu lớn ở Trung Quốc đều có ít nhất 2 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống.

4.3 SỰ GIA TĂNG VÀ GIÀ HOÁ DÂN SỐ


4.3.1.SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
Sự gia tăng dân số đã tăng 5,4% kể từ lần thống kê gần đây nhất vào năm 2010, và số liệu này
phản ánh nguy cơ khủng hoảng dân số đang chực chờ trong bối cảnh xã hội ngày càng già đi
trong khi sinh suất giảm.
Theo số liệu chính thức của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), đây là mức tăng thấp
nhất kể từ thập niên 1960, theo Reuters.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Trung Quốc ước tính là 1.441.790.043 người,
tăng 5.540.082 người so với dân số năm trước. Năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương
vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 5.741.412 người. Do tình trạng di cư dân số giảm -
201.330 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1,053 (1.053 nam trên 1.000 nữ) cao hơntỷ lệ
giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2020 khoảng 1.017 nam trên 1.000
nữ.

4.3.1.SỰ GIÀ HOÁ DÂN SỐ


Tại Trung Quốc, nguy cơ như các nhà phân tích và truyền thông hay nói - là chưa giàu đã già, nguy cơ
này đang ngày càng lớn, khi thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều lần so với các nước phát triển,
khi các nước này có tỉ lệ người già tương đương với Trung Quốc hiện nay. Đặc biệt, quá trình già hóa
dân số đang diễn ra nhanh và quy mô lớn trong giai đoạn then chốt của quá trình hiện đại hóa xã
hội chủ nghĩa. Đây thực sự đang là một thách thức lớn đối với Trung Quốc.
Theo kết quả điều tra dân số, năm 2020, số người từ 60 tuổi trở lên của Trung Quốc lên tới
264 triệu người, chiếm 18,7% dân số, trong đó số người từ 65 tuổi trở lên đạt 190 triệu người,
chiếm 13,5% dân số.
Ở thời điểm có tỉ lệ người già như Trung Quốc hiện nay, thì thu nhập bình quân đầu người
của Mỹ, Nhật Bản, hay Hàn Quốc đều cao gấp 2,5 đến 3 lần so với Trung Quốc. Mặt khác, dự
kiến năm sau, Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số nghiêm trọng, khi tỉ lệ người từ
65 tuổi trở lên chiếm trên 14% dân số. Như vậy, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14%
dân số chỉ trong 21 năm, mức nhanh nhất trên thế giới từ trước tới nay. Nhiều tổ chức dự báo, số
người từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 30% dân số vào năm 2050, lên tới 380 triệu người và dân số
Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm từ năm 2030.

5.KINH TẾ
Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát triển định
hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch thông qua các chính sách công nghiệp và chiến
lược kế hoạch 5 năm. Kinh tế Trung Quốc chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) và các doanh nghiệp có vốn sở hữu hốn hợp, mặc dù vậy khu vực tư nhân và các
doanh nghiệp nước ngoài vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển trong hệ thống chủ nghĩa xã hội
thị trường.

6. PHƯƠNG THỨC DI CHUYỂN


6.1.TỪ VIỆT NAM
Đối với hầu hết du khách, Hà Nội là nơi khởi nguồn cho bất kỳ chuyến hành trình đường bộ nào đến
Trung Quốc. Hiện tại có ba điểm giao nhau quốc tế:

*Đồng Đăng – Pingxiang:


Xe buýt địa phương chạy từ bến xe phía Đông Hà Nội (đường Bến Xe, huyện Gia Lâm đến
Lạng Sơn, từ đây xe buýt nhỏ và xe máy tiếp tục hành trình đến biên giới Đồng Đăng. Ngoài ra,
có nhiều đề nghị từ các nhà cung cấp tour du lịch mở; đối với những người vội vàng, họ có thể là
một lựa chọn tốt nếu cung cấp dịch vụ đưa đón trực tiếp từ khách sạn sang biên giới.
Có những người đổi tiền tự do, nhưng hãy kiểm tra tỷ giá cẩn thận trước.
Thủ tục biên giới mất khoảng 30 phút. Về phía Trung Quốc, đi bộ qua "Friendship-gate" và bắt
taxi đến Pingxiang , Quảng Tây. Một chỗ ngồi trong. Có một chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc ngay
đối diện với bến xe buýt chính; máy ATM chấp nhận thẻ Maestro. Xe buýt và xe lửa hoạt động đến Nam
Ninh.

*Lào Cai - Hà Khẩu:


Có một chuyến tàu kéo dài tám giờ từ Hà Nội đến Lào Cai trong giấc ngủ êm ái. Từ đó, đi bộ
một quãng dài (hoặc năm phút đi xe) là đến biên giới Lào Cai-Hà Khẩu. Qua biên giới rất đơn
giản, điền vào thẻ hải quan và xếp hàng chờ đợi. Họ sẽ tìm kiếm đồ đạc của bạn (đặc biệt là
sách / tài liệu viết của bạn). Bên ngoài cửa khẩu Hà Khẩu là rất nhiều cửa hàng và bến xe buýt
cách biên giới khoảng 10 phút đi xe. Vé cho chuyến đi 7 giờ từ Hà Khẩu đến Côn Minh có giá
khoảng 140 yên.
*Móng Cái - Đông Hưng:
Tại Đông Hưng, có xe buýt đi Nam Ninh, xe buýt ngủ đến Quảng Châu và xe buýt ngủ đến
Thâm Quyến (12 giờ).
*Ngoài ra:
Có thể đến Trung Quốc bằng tàu hỏa từ Việt Nam từ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây vào Việt Nam
qua đường Hữu nghị. Các dịch vụ từ Côn Minh đã bị tạm ngừng kể từ năm 2002.

6.2.GIỮA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC


Các cửa ngõ quốc tế chính đến Trung Quốc đại lục là Bắc Kinh , Thượng Hải và Quảng
Châu . Hầu hết mọi thành phố lớn sẽ có một sân bay quốc tế, nhưng các lựa chọn thường chỉ giới
hạn cho các chuyến bay từ Hồng Kông , các quốc gia lân cận như Hàn Quốc và Nhật Bản , và đôi
khi là Đông Nam Á .
Các tàu sân bay của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Airbus ước tính quy mô đội máy
bay chở khách của Trung Quốc sẽ tăng gấp 3 lần từ 1.400 máy bay năm 2009 lên 4.200 máy bay
vào năm 2029.
Các hãng hàng không nội địa lớn bao gồm Air China, China Southern, China Eastern, Hainan
Airlinesvà Xiamen Airlines.

Trung Quốc có biên giới trên bộ với 14 quốc gia; một con số chỉ khớp với nước láng giềng
phía bắc của nó, Nga . Ngoài ra, Trung Quốc đại lục cũng có đường biên giới trên bộ với các Đặc
khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao , vì tất cả các mục đích thực tế được coi như biên giới
quốc tế. Hầu hết các cửa khẩu biên giới ở miền tây Trung Quốc đều nằm ở những đèo núi hẻo
lánh, khó tiếp cận và đi qua, thường mang lại cho những du khách sẵn sàng nỗ lực với những
khung cảnh ngoạn mục, tuyệt đẹp.
ĐÀI LOAN
1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Vị trí Đài Loan trên bản đồ thế giới

Trung Hoa Dân Quốc, thường được biết đến rộng rãi với tên gọi Đài Loan (Tên tiếng Anh:
Taiwan), nằm ở phía Tây Bắc, Thái Bình Dương. Đảo quốc này nằm giữa quần đảo Ryukyu của
Nhật Bản và quần đảo Philippines, mở rộng tới các quần đảo Bành Hồ (Penghu), Kim Môn
(Kinmen) và Mã Tổ (Matsu) cũng như rất nhiều đảo nhỏ ngoài khơi khác.
Bản đò Đài Loan

Cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 160km, được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến
của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan, cách Philippines 350 km về phía Nam và cách Nhật Bản
1.070 km về phía Bắc, phía Đông giáp Thái Bình Dương vì vậy Đài Loan là nơi nghỉ chân của
nhiều chuyến bay Châu Á quốc tế. Nó cũng là trung tâm vận chuyển hàng không quan trọng giữa
các nước ở châu Á.
Thủ đô của Đài Loan là thành phố Đài Bắc (hay còn gọi là Taipei). Ngoài ra, Đài Loan còn có 6
thành phố trực thuộc trung ương, 3 thành phố tự trị và 13 huyện cụ thể như sau:
 6 thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Đài Bắc (Taipei), Thành phố Tân Bắc (New
Taipei), Thành phố Đào Viên (Taoyuan), Thành phố Đài Trung (Taichung), Thành phố Đài Nam
(Tainan), Thành phố Cao Hùng (Kaohsiung).
 3 thành phố tự trị: Thành phố Cơ Long, Thành phố Tân Trúc, Thành phố Gia Nghĩa
 13 huyện, bao gồm: Huyện Tân Trúc, Huyện Miêu Lật, Huyện Chương Hóa, Huyện Bành Hồ,
Huyện Nghi Lan, Huyện Hoa Liên, Huyện Nam Đầu, Huyện Văn Lâm, Huyện Gia Nghĩa, Huyện
Đài Đông, Huyện Bình Đông, Huyện Liên Giang, Huyện Kim Môn.

- Múi giờ: GMT +8, giờ Đài Loan so với giờ Việt Nam
là sớm hơn 1 tiếng.
Đài Loan là một hòn đảo nằm tại khu vực Đông Á Vị trí các thành phố của Đài Loan

1.2 DIỆN TÍCH - LÃNH THỔ

Tổng diện tích đảo Đài Loan và các


đảo xung quanh là 36.197 km2. Đài Loan
thật sự nhỏ bé với chiều dài 394 km và
chiều rộng chỉ vỏn vẹn 144 km, gồm nhiều
dãy núi dốc và được bao phủ bởi hệ thực
vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đài Loan là đảo lớn thứ 38 trên thế
giới, với khoảng 70% diện tích là núi đồi,
còn đồng bằng tập trung tại vùng ven biển
phía Tây và cũng là nơi sinh sống chủ yếu
của dân cư. Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 lãnh
thổ Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây
rậm rạp, và có lẽ cũng chính điều này đã
tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc,
tươi xanh cho vùng đất nơi đây.

1.3. ĐỊA HÌNH


1.3.1. DÃY NÚI
*Núi Ngọc Sơn (Yushan):
Đài Loan có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ. Những dãy núi với nhiều đỉnh cao trên 3.000m,
trong đó bao gồm núi Ngọc Sơn (Yushan) với độ cao 3952m so với mực nước biển – đỉnh núi
cao nhất Đông Bắc Á.
Nơi đây có cảnh quan vô cùng ấn tượng và đẹp suốt bốn mùa, mỗi mùa đỉnh Ngọc Sơn lại
chọn cho mình những màu áo khác nhau nhưng có lẽ đẹp nhất, hấp dẫn nhất chính là vẻ đẹp của
núi Ngọc Sơn mùa đông. Mỗi lúc đông về, đỉnh Ngọc Sơn được bao phủ bởi lớp tuyết mỏng nhìn
xa giống như một viên ngọc chói sáng, và đây cũng chính là nguồn gốc của tên gọi. Để chinh
phục ngọn núi này thì du khách phải xin phép trước khi khởi hành. Đối với những người thích leo
núi hay các hoạt động mạo hiểm thì núi Ngọc Sơn
là một điểm đến tuyệt vời. Đến đây du khách sẽ
được chiêm ngưỡng cảnh quan bình minh, hoàng
hôn tuyệt đẹp mà hiếm nơi nào có. Nếu muốn
ngắm cảnh bình minh thì du khách phải dậy thật
sớm sể khởi hành lên núi. Tuy nhiên phải hết sức
cẩn thận bởi thời gian này không khí vẫn còn
loãng và đường leo núi khá nguy hiểm. Chính vì
sự mạo hiểm này, nên trước khi chinh phục núi
Ngọc Sơn du khách phải xin phép trước, nhằm
đảm bảo cho chuyến đi của mình được an tâm hơn.

Vẻ đẹp hùng vĩ của núi Ngọc Sơn

*Núi Hợp Hoan (Hehuanshan):


Hehuanshan không chỉ được xem là địa điểm ngắm
tuyết đẹp nhất Đài Loan và còn nổi tiếng bởi tuyệt tác
bình minh, nơi đón những tia nắng mặt trời đầu tiên
của hòn đảo với biển mây bồng bềnh phía dưới. Do
đặc thù hình thể núi đẹp, đặc biệt không cần xin giấy
phép lên núi như Yu Shan (núi Ngọc) nên Hehuanshan
được người Đài vô cùng yêu thích bởi vì dễ chinh phục
hơn rất nhiều vì có đường cho xe chạy lên.
Sở dĩ có tên là núi Hợp Hoan, là do dãy
Hehuanshan gồm 7 ngọn núi hợp thành, trong đó ngọn
Bắc là ngọn cao nhất 3422m. Đến Hehuanshan mùa
nào cũng như tiên cảnh. Mùa xuân hoa đỗ quyên nở cả
cánh rừng, chưa kể những buổi sớm tinh sương khi
tia nắng đầu tiên của ngày mới ló dạng xuyên qua Bình minh ở Hehuanshan vào mùa xuân
những đám mây bồng bềnh, mùa hè trời cao xanh
thảm cỏ xanh trải dài tít tắp, còn mùa đông tuyết
phủ trắng đường đi.

Đườn
1.3.2. CAO NGUYÊN
Trước tiên, nếu bạn muốn đặt chân lên
cao nguyên Alishan, thì thì bạn phải trải qua
một cung đường dài 70km quanh co từ
thành phố Chiayi đến Alishan. Trên con
đường này, bạn sẽ có cảm giác được nâng
dần từ độ cao 30m lên đến độ cao 2.600m so
với mực nước biển. Nếu những ai không
thích ngồi trên ôtô hoặc xe gắn máy để vượt
qua chặng đường thử thách đó có thể đi tàu
hỏa. Tuy nhiên, nếu muốn đi tàu hỏa du
khách thường phải xếp hàng lâu mới mua Phố núi Alishan
được vé. Sự chờ đợi kể ra cũng xứng đáng vì
đoạn đường sắt có tuổi đời gần trăm năm này là một trong ba tuyến đường sắt xuyên rừng hiếm
hoi còn lại trên thế giới.
Đây là một cao nguyên đồi núi gồm hơn 20 ngọn núi,
đỉnh cao nhất ở Alishan mang tên Đại Tháp Sơn có chiều cao
2.663m. Do đó, để đến được cao nguyên Alishan – nơi nghỉ
dưỡng nổi tiếng của Đài Loan, du khách sẽ phải vượt qua 49
đoạn đường hầm, 77 cây cầu và khá nhiều đoạn đèo hiểm hóc
với những khúc cua vô cùng ngoạn mục. Nhưng bù lại du
khách sẽ được ngắm những phong cảnh hai bên đường đẹp
mê hồn.
Khám phá cao nguyên, điểm dừng chân không thể bỏ
qua đó Sister Pond (ao Tỷ Muội). Trên mặt ao xanh ngắt, hai
mái tranh như hai chị em gái nép vào nhau, bao quanh là
những hàng cây rủ bóng xuống mặt nước trông thật êm đềm.
Vẻ đẹp đặc trưng tại nơi đây được nhiều du khách thích thú
đó chính là hình ảnh của nhiều gốc cây chết khô. Nhưng ấn
tượng nhất là hai gốc cây khô tạo thành hình trái tim
Cây cỏ thụ gần ngàn năm tuổi ở Alishan luôn thu hút các đôi tình nhân đến chụp hình
Ngoài ra , Alishan cũng được coi là vương quốc của
những cây đại thụ mà người dân địa phương gọi là cây
thần. Đến đây sẽ không quá khó để du khách có thể tìm thấy những cây có tuổi thọ lên đến 700-
800 năm, một số cây đã sống 1.500 năm, cây già nhất ở đây là 3.000 năm.

1.3.3. ĐẢO
Có lẽ hầu hết các du khách đều không biết rằng, thực sự lãnh thổ Đài Loan không chỉ nằm trên
một hòn đảo có hình dạng củ khoai. Đài Loan còn có đến hàng trăm quần đảo và tiểu đảo, tất cả
đều khác biệt với nhau và so với phần lục địa của Đài Loan. Và với những du khách ham phiêu
lưu thì việc khám phá những hòn đảo ngoài khơi của Đài Loan sẽ mang trải nghiệm vô cùng đáng
giá đấy.

*Bành Hồ (Penghu)
Từ thế kỉ 16, Bành Hồ (Penghu) được người Châu Âu gọi là đảo Ngư Ông. Hòn đảo này được
đặt tên là Bành Hồ (Penghu) vì ngoài cảng tiếng sóng vỗ bờ tạo nên âm thanh “peng peng” , trong
cảng mặt nước lại tĩnh lặng như nước hồ thu, là quần đảo ngoài khơi phía tây Đài Loan. Quần
đảo nổi tiếng với kiến trúc riêng biệt của mình – với những ngôi nhà được xây dựng từ san hô –
và vô số đền chùa, đa số được dựng lên để thờ nữ thần biển, Mazu. Đền thờ Mazu lâu năm nhất ở
Penghu được xây dựng vào đời nhà Minh, cũng là đền thờ cổ nhất Đài Loan, có hơn 400 tuổi.
Hiện nay Bành Hồ được gọi là hòn
ngọc sáng nhất trong vùng biển Đài
Loan. Văn hóa trí tuệ và lịch sử của
Đài Loan được kết tinh trên khắp 90
đảo nhỏ trong quần đảo Bành Hồ.
Được xem là một trong những nơi có
nhiều gió nhất Nam bán cầu, Penghu
còn là địa điểm lí tưởng của nhiều môn
thể thao dưới nước như lướt ván và
trượt nước cùng với một số bãi biển
nguyên sơ phục vụ các hoạt động này
trong suốt cả năm. Vùng nước trong Thiên Hậu Cung - miếu thờ Thánh Mẫu (Matsu) có
suốt như ngọc quanh Penghu cũng là lịch sử lâu đời nhất Đài Loan

điểm tuyệt vời để lặn với ống thở hoặc bình dưỡng
khí, với nhiều lựa chọn cho bạn để khám phá thế
giới dưới nước của Penghu.
Bành hồ còn được mệnh danh là “công viên khắc
đá của thượng đế” bởi rải rác trên khắp quần đảo
là những tảng đá lớn có hình thù đặc biệt, quần thể
vách đá bazan cao to sừng sững hiên ngang, tất cả
đều là những kiệt tác của thiên nhiên. Những bờ
biển trải dài với các vách đá bazan sẽ cho du khách
Khung cảnh trên cao quần đảo Penghu cảm nhận được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và
con người.
(Bành Hồ)
*Kim Môn (Kinmen):
Đảo Kim Môn là một phần của huyện Kim Môn, được tạo thành từ một số đảo và đảo nhỏ
bên bờ eo biển Đài Loan giữa thành phố Hạ Môn của Trung Quốc đại lục và đảo chính của vùng
lãnh thổ Đài Loan. Kinmen, nơi bị biến thành chiến trường vào giữa thế kỉ 20, nằm cách thành
phố cảng Hạ Môn của Trung Quốc chỉ 2km (tính từ điểm gần nhất). Đóng một vai trò rất quan
trọng trong lịch sử, hòn đảo là nơi khởi công của vị tướng huyền thoại đời nhà Minh, Koxinga,
người đã giải phóng Đài Loan khỏi người Hà Lan vào thế kỉ 17. Đảo Kinmen còn được gọi là đảo
chiến trường, do nơi đây chứa nhiều chứng tích lịch sử.
Trên đỉnh đồi của đảo Kim Môn là Bức tường phát sóng Beishan, một cấu trúc bê tông cao
chót vót với 48 chiếc loa phóng thanh. Được xây dựng vào năm 1967, dàn loa là một công cụ
quan trọng trong “chiến tranh lạnh” giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan.
Trong những năm gần đây, các đảo ở Kim Môn đã trở thành điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng đối
với người Trung Quốc đại lục nhờ vào hợp tác giữa các thành phố ven biển giữa Đài Loan và
Trung Quốc đại lục.

Kể từ khi Kim Môn mở cửa cho công chúng, du lịch đã trở thành huyết mạch chính của nền kinh tế
khu vực. Rượu Kinmen Kaoliang Liquor sản xuất từ nhà máy do quân đội lập ra năm 1950 hiện là
một trong những loại rượu bán chạy nhất ở Đài Loan.

*Mã Tổ (Matsu):
Đảo Mã Tổ là một điểm đến ấn tượng và hấp dẫn đối
với khách du lịch Đài Loan. Đến với nơi đây bạn sẽ có
cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên ấn tượng.
Đảo Mã Tổ (một quần đảo nhỏ gồm 19 hòn đảo nằm gần
vùng duyên hải Phúc Kiến, thuộc phía bắc của eo biển
Đài Loan) có tên gọi rất thú vị là “nước mắt xanh” – một
kỳ quan thiên nhiên hiếm có, thường xuất hiện vào cuối
xuân và hè, xác suất có thể nhìn thấy nhiều nhất là vào
tháng 6, tháng 7, 8 thời điểm lý tưởng để du khách đến
thăm đảo Phát sáng Mã Tổ và check in tại nơi này. Hiện
tượng này chỉ diễn ra dọc theo bờ biển. Nó có thể được
nhìn thấy tại những bãi biển xung quanh quần đảo Matsu
Rượu Mã Tổ ngon nức tiếng gần xa,
và du khách thậm chí có thể để lại dấu chân của mình
trong đó rượu Đại Khúc, rượu Cao
trên cát. Lương và rượu lâu năm là được yêu
thích nhất, du khách còn có thể đến
Ngoài ra còn có Thôn Cần Bích (Qinbi):
Nằm ở phía Bắc đảo Bắc Can quần đảo Mã Tổ, có các căn nhà cổ xếp dọc theo thế núi thành hình bậc
thang. Mỗi khi hoàng hôn buông xuống, bạn có thể thưởng thức cảnh biển, lắng nghe tiếng sóng vỗ và
ngắm nhìn các cột đá nhìn rất là lãng mạng.

1.3.4. BIỂN
Đài Loan không chỉ có núi rừng hùng vĩ mà hòn đảo xinh đẹp này còn có những bãi biển tuyệt
đẹp. Nếu bạn đi du lịch Đài Loan thì đừng bỏ qua những bãi biển xinh đẹp ở đây nhé. Dưới đây
là 2 bãi biển xinh đẹp bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Đài Loan.

*Bãi biển Fulong:


Nhắc đến Đài Loan thì không thể quên bãi
biển Fulong ở quận Gongliao, Đài Bắc. Đây là
một địa điểm rất nổi tiếng bởi vẻ đẹp tự nhiên
của bãi cát dài trắng mịn màng và vô cùng sạch
sẽ, bởi vậy đây chính là điểm du lịch Đài Loan
thu hút du khách đến nghỉ ngơi, thư giãn và tắm
biển, đặc biệt là có thể thỏa sức tham gia vào
các hoạt động giải trí trên biển vô cùng hấp dẫn.
Điểm nổi bật và độc đáo, của bãi biển Fulong
khi đi du lịch Đài Loan đó chính là cát là cát
thạch anh, mịn màng và trải dài và rất sạch, nơi
mà du khách có nhiều giải trí thú vị như du
Bãi biển Fulong là một trong những bãi thuyền, lướt ván, lướt sóng…và tuyệt vời nhất
đó chính là đạp xe dọc đường bờ biển để hít thở
biển đẹp nhất của Đài Loan
không khí trong lành, ngắm cảnh biển bao la, rất
tuyệt. Nhất là vào ban đêm, khi cả vùng biển
chìm vào bóng tối là lúc cảm nhận rõ nhất được nét đẹp của biển, chỉ còn những con đường rợp
bóng đèn và tiếng sóng vỗ rì rào, sẽ khiến du khách không thể nào quên.
Bãi biển được chia thành 2 phần bởi con sông
Shuangshi. Phần bên trái là bãi biển với cát trắng tinh,
mềm mịn và tại đây du khách có thể đăng ký dịch vụ
tham gia bất kỳ hoạt động môn thể thao dưới nước nào.
Nếu bạn rẽ phải và tiếp tục hướng tới một ngôi chùa lớn
ở đầu của một bán đảo (10 phút đi bộ từ khu vực trung
tâm), bạn sẽ đến được một địa điểm miễn phí thích hợp
để bơi lội hoặc lướt sóng trong mùa hè.
Đặc biệt hơn, vào tháng 5 hàng năm, du khách sẽ được
tham gia vào cuộc thi đắp tượng cát ngay chính tại bãi
Cuộc thi đắp tượng cát thu hút rất nhiều người tham gia
biển xinh đẹp Fulong để chiêm ngưỡng những công
trình vô cùng độc đáo, hấp dẫn và đẹp mắt của mọi
người chơi tham gia. Hòa mình vào không khí vui vẻ của cuộc thi, du khách còn cảm nhận dược
cái mát lành dễ chịu mà cát biển nơi này mang lại.
*Bãi biển Dã Liễu:
Cùng với bãi biển Fulong thì Dã Liễu cũng được du khách bình chọn là bãi biển đẹp và thú vị
nhất của Đài Loan từ trước đến nay. Địa danh này nằm ở Bắc Hải của Đài Loan, được chia làm 3
khu vực gồm khu đá nhũ, khu phong cảnh đá tự nhiên và một khu nổi tiếng với các loại đá mang
những hình thù độc đáo.
Với quá trình bào mòn bởi sóng biển tác động vào xác của các loài sinh vật trên biển đã hình
thành nhiều lớp hóa thạch, tạo nên những hình thù khác nhau, đa dạng và phong phú, mang đến
vẻ đẹp rất độc đáo, cho một kỳ quan thiên nhiên rất hiếm có chính vì vậy đây chính là một điểm
du lịch Đài Loan mà du khách sẽ có được những trải nghiệm và khám phá vô cùng hấp dẫn.
Ngoài ra còn có một khu công viên địa chất tại bãi biển Dã Liễu nhằm cung cấp cho du khách
những thông tin chi tiết về sự hình thành và quá trình phát triển của địa chất nơi đây. Những hòn
đá với hình thù kỳ lạ, độc đáo này được đặt tên theo trí tưởng tượng của con người vì vậy nó có
những cái tên rất ngộ nghĩnh như là hình con cá chép, con chim ngâm mình dưới nước, con rùa
biển hay đầu rồng, củ lạc,…Tới đây du khách mặc sức tưởng tượng hình thù của những tảng đá
độc đáo này.
Nổi tiếng nhất trong công viên đá này là hòn đá hình đầu nữ hoàng được đặt làm biểu tượng
cho khu phong cảnh Dã Liễu.

Điều thú vị khiến cho bãi biển Da Liễu Những tảng đá hình ngọn nến - một vẻ đẹp
trở nên đẹp hơn chính là sự xuất hiện hiếm có
của nhiều hòn đá xếp chồng lên nhau
với nhiều hình thù lạ mắt khiến du
khách Việt Nam liên tưởng đến phong
2. KHÍ HẬU
Nằm trên dòng chảy đại dương ấm áp xa bờ biển phía đông của lục địa Châu Á, đặc trưng nổi
bật của Đài Loan là một vùng khí hậu rộng lớn trải dài từ nhiệt đới cho đến ôn đới. Đặc điểm này,
kết hợp với đất đai phì nhiêu, màu mỡ và lượng mưa lớn, đã biến hòn đảo trở thành thiên đường
về nông nghiệp, trên thực tế có thể trồng và canh tác bất kỳ loại rau quả nào, đồng thời cũng biến
hòn đảo thành một vùng đất kỳ thú của sự sáng tạo.

Khí hậu Đài Loan có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông với đặc trưng mỗi mùa khác nhau. Mùa xuân
bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 4, mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến tận tháng 9, mùa thu từ tháng
10 đến tháng 11 và mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài
Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hằng năm rơi vào khoảng
25 C đến 28 C
0 0

Phía Bắc Đài Loan do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa lớn từ cuối tháng 10
đến tháng 3. Vào các tháng 7,8,9 ở Đài Loan thường có bão. Vào mùa đông khí hậu phía Nam ấm
hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc thời
tiết nóng và khô.

Thời gian tốt nhất, thích hợp để đi du lịch Đài Loan là chúng ta nên đi vào mùa thu và mùa
xuân vì đây là 2 mùa đẹp nhất trong năm và có nhiều lễ hội, thích hợp để đi du lịch và nghỉ
dưỡng.

Mùa xuân, bạn nên đi ngắm hoa anh đào vì thời tiết Đài Loan khá ấm áp nên hoa sẽ nở sớm
hơn so với Nhật Bản hay Hàn Quốc. Còn mùa Thu nơi đây có không khí mát mẻ, dễ chịu với
nhiệt độ dao động từ 20 – 28 C, đi du lịch Đài Loan mùa thu sẽ được ngắm trọn vẹn cảnh rừng
0

thông thay áo đỏ.

Khí hậu của Đài Loan vào mùa hè khá nóng từ 24 – 34 C. Nếu đi du lịch Đài Loan vào thời
0

điểm này hãy trang bị cho mình những vận dụng cần thiết để trách cái nóng này nhé. Còn mùa
đông Đài Loan khá lạnh lẽo và sẽ có tuyết rơi. Đến đây vào thời điểm này chúng ta có thể ngắm
tuyết rơi trên sườn núi Hợp Hoan (Hehuan) ở huyện Nam Đầu (Nantou) hoặc ngâm mình trong
suối nước nóng, thư giãn và ngắm nhìn thiên nhiên.

3. HỆ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT


Độ quang phổ từ nhiệt đới đến ôn đới của các vùng khí hậu và dải địa hình đa dạng rộng lớn
đã đem lại cho hòn đảo sự phong phú về hệ thực vật và động vật. Có khoảng 125 loài động vật có
vú, 788 loài chim, 134 loài bò sát, 42 loài động vật lưỡng cư, 454 loài bướm và 3.265 loài cá cư
trú tại Đài Loan. Hệ thực vật trên hòn đảo gồm 881 loài rêu, 4.875 loài thực vật hạt kín và 36 loại
thực vật hạt trần. Để bảo vệ hệ sinh thái của các loài động thực vật này, Chính phủ đã tiến hành
lưu giữ khoảng 20% diện tích đảo làm những khu bảo tồn, bao gồm 9 công viên quốc gia và 1
công viên tự nhiên quốc gia, 22 khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái đặc biệt, 6 khu bảo tồn
rừng, 20 nơi cư trú của động vật hoang dã và 37 môi trường sống của động vật hoang dã lớn.
Các công viên quốc gia
Một trong số những loài động vật nổi tiếng nhất
của Đài Loan là cá hồi nước ngọt Đài Loan
(Oncorhynchus masou formosanus). Người ta tin rằng,
loài cá này mắc kẹt trong những vùng nước lạnh buốt
trên núi cao ở khu vực miền trung Đài Loan trong suốt
thời kỳ cuối của kỷ băng hà, khi mực nước biển xuống
thấp kỷ lục và loài cá hồi này không thể di cư xuôi dòng
hay ngược dòng giữa vùng nước ngọt và nước mặn.
Để bảo vệ loài cá có nguy cơ tuyệt chủng này, một
khu bảo tồn cá hồi nước ngọt Đài Loan đã được thiết
lập ở phía thượng nguồn sông Đại Giáp (Dajia) trong Oncorhynchus masou formosanus (cá
công viên quốc gia Tuyết Bá (Shei-pa). hồi nước ngọt Đài Loan)

4. DÂN CƯ
4.1. MẬT ĐỘ DÂN SỐ
Đảo Đài Loan người đông đất ít. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Đài Loan ước
tính là 23.836.049 người, Đài Loan đang đứng thứ 57 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số
các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Đài Loan là 673 người/km . Đài Loan là quốc gia
2

có mật độ dân số cao so với 3/4 quốc gia trên thế giới. Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở
4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Trong đó, Đài Bắc và Cao Hùng
là 2 thành phố đông dân nhất.

4.2. THÀNH PHẦN DÂN TỘC


Có 16 dân tộc bản địa được công nhận chính thức tại Đài Loan. Hòn đảo này còn là ngôi nhà
của hơn 530.000 dân di cư mới, trong đó đa phần đến từ Trung Quốc và Đông Nam Á.

Đài Loan có nhiều dân tộc, chủ yếu là


dân tộc Hán, dân tộc Mông Cổ, dân tộc
Hồi, dân tộc Mèo, dân tộc Cao Sơn v.v.
Trong đó dân số dân tộc Hán chiếm trên
95% tổng dân số. Cộng đồng dân tộc Hán
chủ yếu gồm: Người miền nam Phúc Kiến
và người Khách Gia. Phần lớn người
miền nam Phúc Kiến có quê quán Thuyền
Châu hoặc Chương Châu tỉnh Phúc Kiến,
và phần lớn người Khách Gia có quê quán
Mai Châu và Triều Châu tỉnh Quảng
Đông. Tuy nhiên, thực tế còn phức tạp
hơn nhiều so với hình dung tổng quát như
vậy. Những làn sóng di cư liên tiếp của
người Trung Quốc bắt đầu từ thế kỷ 17
với những nhóm nhỏ người thuộc các dân
tộc khác nhau, có ngôn ngữ và văn hóa
khác biệt. Ngày nay, tại Đài Loan, sự
khác biệt giữa những nhóm người này đã
bị xóa mờ nhờ những cuộc hôn nhân giao thoa trên diện rộng và việc sử dụng cùng một ngôn ngữ
là tiếng Hoa phổ thông. Đài Loan là một xã hội đa văn hóa bao gồm các phân nhóm người Hán
đa dạng, cũng như các dân tộc Malayo-Polynesia bản địa và người nhập cư từ khắp nơi trên thế
giới.
Sự hội tụ và tương tác giữa các dòng chảy con người ở Đài Loan giúp hòn đảo này trở thành một
xã hội cởi mở, luôn hướng tới tương lai, hợp nhất các yếu tố văn minh đa dạng từ khắp nơi trên
thế giới thành một thực thể riêng biệt mà hài hòa.

4.3. Sự gia tăng và già hóa dân số


Năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến
15.386 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 27.508 người.

Biểu đồ dân số Đài Loan 1950 - 2020


(Nguồn: https://danso.org/dai-loan/)

Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Đài Loan 1951 - 2020 (Nguồn:
https://danso.org/dai-loan/)
Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Đài Loan trong năm 2020:

 199.882 trẻ được sinh ra


 184.496 người chết
 Gia tăng dân số tự nhiên: 15.386 người
 Di cư: 27.508 người
 11.846.085 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020
 11.989.964 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020
Ngày 5/8 Bộ Nội Chính công bố “Bảng thống kê sơ lược tuổi thọ của người Đài Loan năm 2019”
Theo bảng thống kê này tuổi thọ tuổi họ bình quân của người Đài Loan là 80.9 tuổi trong đó nam
giới là 77.7 tuổi và nữ giới là 84.2 tuổi.

5. Kinh tế
5.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐÀI LOAN
Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên, Đài Loan còn được mệnh danh là một trong 4
con rồng của châu Á bên cạnh các quốc gia Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore. Sự phát triển
của kinh tế Đài Loan trong 40 năm qua được xem là một sự đột phá vượt bậc. Đài Loan từ một
nước có nền kinh tế kém phát triển đã trở thành cường quốc khiến nhiều quốc gia trong khu vực
châu Á và thế giới phải khâm phục với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực châu
Á, hàng năm thu hút hàng triệu nguồn lao động của các quốc gia khác nhau. Tốc độ phát triển
kinh tế của Đài Loan luôn ở mức cao và ổn định.
Đài Loan hiện nay được biết đến như một trung tâm thương mại và công nghệ cao ở Châu Á.
GDP hằng năm của Đài Loan đạt tới gần 500 tỷ USD. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người
đạt gần 40,000 USD. Đây là mức GDP đầu người thuộc top cao trên thế giới, ngang hàng với các
nước EU. Tất cả đã cho thấy một nền kinh tế hùng mạnh và vững chắc của Đài Loan.
Đài Loan không ngừng đi đầu và đạt được nhiều thành tựu trong chế tạo các sản phẩm công
nghệ cao. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông – lâm – ngư nghiệp chủ yếu
dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả các ngành
thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại,… Nguồn động lực chính thức đẩy cho sự phát triển kinh tế
Đài Loan là xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu là máy móc và thiết bị điện, các sản phẩm điện
tử, các sản phẩm dệt, hoá chất, luyện kim.
Đài Loan giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và là nước nằm trong tốp đầu
trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của thế giới, đồng thời là nhà cung cấp hàng
hóa chính trong lĩnh vực công nghiệp.

5.2. NHỮNG NGÀNH KINH TẾ CHỦ LỰC CỦA ĐÀI LOAN
5.2.1. KHOA HỌC KỸ
THUẬT
Khoa học kỹ thuật được xem là
một trong những ngành kinh tế chủ
lực của Đài Loan. Chính sự phát
triển của khoa học kỹ thuật đã góp
phần lớn vào việc thúc đẩy toàn bộ
nền kinh tế đất nước phát triển. Đài
Loan liên tục có những bước tiến về
khoa học kỹ thuật với các thành tựu
lớn. Công nghệ có tính ứng dụng cao
đã giúp Đài Loan trở thành quốc gia
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhờ khoa học kỹ thuật, Đài Loan đã
nâng cao được chất lượng sản xuất
và hạ chi phí. Điều này giúp các mặt
hàng của Đài Loan có ưu thế vượt
trội cả về chất lượng lẫn giá thành.
Nhận thức được tầm quan trọng của
khoa học kỹ thuật, chính phủ Đài Các sinh viên Ấn Độ đang theo học tại Đại học Ngô
Loan luôn đặc biệt chú trọng tới đào Phụng (WFU) ở huyện Gia Nghĩa, miền nam Đài
tạo ngành nghề này. Đó cũng là lý do
Loan, thực tập tại Công ty cơ khí Viễn Đông, có trụ sở
khiến Đài Loan sở hữu nhiều trường
chính ở thành phố Gia Nghĩa (Ảnh: Chin Hung-hao)
đại học đào tạo ngành khoa học kỹ
thuật chất lượng cao.

5.2.2.CÔNG NGHỆ
Ngành công nghệ cũng là ngành có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế xứ Đài. Hiện nay,
các viện nghiên cứu công nghệ của Đài Loan hoạt động theo hình thức dựa vào yêu cầu thực tiễn.
Hay nói cách khác là dựa trên những nhu cầu xuất phát từ xã hội, các công nghệ sẽ được nghiên
cứu và phát triển để phục vụ cuộc sống.
Công nghệ cũng được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh và giáo dục. Từ đó, giúp cho hoạt
động của con người ở mọi khía cạnh đều hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
Đài Loan cũng là quốc gia có số lượng lớn các công ty, tập đoàn công nghệ. Các sản phẩm
công nghệ từ Đài Loan đều được xuất khẩu sang nhiều thị trường nước ngoài.
5.2.3.ĐIỆN TỬ
Một trong những ngành học được du học sinh quốc tế ưa
chuộng khi đi du học Đài Loan đó là ngành điện tử. Lý do
khiến cho các trường đại học tại Đài Loan có thế mạnh vượt
trội về đào tạo ngành điện tử là nhờ vào sự phát triển của
ngành này ở Đài Loan. Điện tử là một trong những nhóm
ngành chủ lực của kinh tế Đài Loan. Nhờ có những chính sách
phát triển hợp lý mà Đài Loan đã có những bước tiến dài, liên
tục đạt ngưỡng cao trong chuỗi giá trị, sản xuất linh kiện và
sản phẩm điện tử.
Rất nhiều công ty, tập đoàn lớn về sản xuất linh kiện điện tử,
máy tính, con chip,… Một vài công ty nổi bậc có thể kể đến như Acer, Taiwan
Semiconductor Manufacturing.
Chính phủ Đài Loan đặc biệt xem trọng và xem ngành điện tử là một trong những
ngành kinh tế có thể mang đến cho đất nước sự phát triển vượt bậc và vững bền. Do đó
các chính sách phát triển ngành nghề này đã được triển khai. Cụ thể là biến Đài Loan trở
thành một thung lũng silicon tại châu Á.

5.2.4. GIAO THÔNG VẬN TẢI


Đến với Đài Loan, bạn sẽ bất ngờ bởi mạng lưới giao thông tiện lợi của quốc gia này. Giao
thông vận tải cũng là ngành kinh tế lớn của Đài Loan. Quốc gia này có đầy đủ hệ thống giao
thông vận tải, từ đường bộ, đường sắt, đường biển cho tới đường hàng không, phục vụ cả nhu cầu
đi lại cho người dân lẫn các doanh nghiệp, chính phủ,…
Cơ sở hạ tầng tại Đài Loan cũng rất hiện đại. Tuy số lượng phương tiện giao thông nhiều nhưng
không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông do sự quy hoạch hợp lý và ý thức tham gia giao thông
cao của người dân xứ Đài.
6. PHƯƠNG THỨC DI CHUYỂN
6.1. TỪ VIỆT NAM
Đi du lịch nước ngoài như Đài Loan thì chắc
chắn máy bay sẽ là phương tiện thích hợp nhất
cho chuyến đi của bạn. Mỗi ngày có nhiều
chuyến bay từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh đến Cao Hùng và Đài Bắc. Ở Việt Nam
đang có khá nhiều chuyến bay thẳng đến Đài
Loan được cung cấp bởi các hãng hàng không
như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, China
Airlines, Eva Air, Mandarin Airlines, và Uni
Air. Các chuyến bay này thường bay thẳng tới
những thành phố lớn như Taipei, Kaohsiung, Máy bay là phương tiện thích hợp cho chuyến đi Đài
Taichung. Giá cả tùy từng hãng, tùy từng đợt Loan của bạn
khuyến mại, để tiết kiệm chi phí bạn nên “săn”
vé máy bay giá rẻ bằng cách đặt vé trước khi đi chừng 2-3 tháng như vậy sẽ có giá ưu đãi hơn rất
nhiều.
6.2.TRONG NƯỚC:
Phương tiện giao thông công cộng tại Đài Loan rất phát triển,
tiện lợi và dễ sử dụng, ngay cả đối với du khách nước ngoài. Đi
dọc chiều dài lãnh thổ Đài Loan, từ Đài Bắc, qua Đài Trung đến
Cao Hùng, có hệ thống đường cao tốc hiện đại và tuyến đường tàu
điện cao tốc 300km/giờ.
Các phương tiện công cộng ở Đài Loan rất phát triển và sạch sẽ.
Ngoài ra, còn có Tàu điện ngầm di chuyển tới hầu hết các địa điểm tham
quan, mua sắm, vui chơi giải trí. Hệ thống xe bus, tàu cao tốc di chuyển
giữa các thành phố cũng rất tiện lợi và khoa học. Xe máy và xe đạp rất Cảnh ga tàu tại Đài Loan
phổ biến. Thậm chí Đài Loan được coi là “country of scooter”. Vì
thế nếu có nhiều thời gian, thích nhất là thuê một chiếc scooter
chạy khắp Đài Loan để khám phá từng địa điểm, ngóc ngách.
HÀN QUỐC
1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Hàn Quốc có tên chính thức là Đại Hàn Dân Quốc, là một quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc
Á, châu Á. Hàn Quốc tiếp giáp nửa phía nam của Bán đảo Triều Tiên nên Hàn Quốc còn có tên
gọi khác là Nam Hàn và chỉ có một mặt phía Bắc giáp với khu vực đất liền là Triều Tiên, còn 3
mặt khác đều giáp biển: phía Nam giáp biển Hoa Đông, phía Đông giáp biển Nhật Bản và phía
Tây là biển Hoàng Hải. vùng đất Hàn Quốc rộng tới 100.032 km2 nhưng chỉ sử dụng được
99.742 km2 bởi có 290km bị nước biển xâm lấn và tọa độ gần đúng là 37°Bắc và 128°Đông.

MP.Bản đồ Hàn Quốc

1.2. DIỆN TÍCH LÃNH THỔ


Tổng diện tích đất nước Hàn Quốc là khoảng 100.032 km 2. Trong đó, diện tích sử dụng đất
canh tác chiếm 15.3%; cây lâu năm chiếm 2.2%; đồng cỏ lâu năm là 0.6%; đất rừng chiếm
63.9%; sử dụng đất mục đích khác chiếm 18.0% trên tổng diện tích của Hàn Quốc.
Trên diện tích lãnh thổ Hàn Quốc không có các vùng đồng bằng rộng, các vùng núi thấp tự nhiên
mà chỉ là sản phẩm của hoạt động xói mòn núi. Khoảng 30% diện tích tự nhiên của Hàn Quốc là
các vùng đất thấp, phần còn lại là vùng cao và những ngọn núi. Diện tích mặt nước của Hàn
Quốc là 290 km2.
Hàn Quốc có 9 tỉnh là Chungcheong Bắc, Chungcheong Nam, Gangwon, Gyeonggi,
Gyeongsang Bắc, Gyeongsang Nam, Jeju, Jeolla Bắc, Jeolla Nam. Trong đó, tỉnh Gangwon là
tỉnh có diện tích lớn nhất ở Hàn Quốc, chiếm 20.59% diện tích của nước Hàn Quốc.
1.3.ĐỊA HÌNH
Chính vì với vị trí độc đáo như vậy nên 70% diện tích lãnh thổ Hàn Quốc là đồi núi còn lại là
đồng bằng chiếm chỉ 30% đa số lãnh thổ Hàn Quốc. Địa hình của Đại Hàn Dân Quốc được
chia khiến 2 phần rõ rệt là vùng đồi núi phía đông và vùng đồng bằng ven biển nằm về phía tây
nam.Các dãy núi lớn ở xứ sở kim chi ( Hàn Quốc) có thể đề cập tới dãy núi Taebaek Núi, dãy
Sobaek và núi Jiri.

1.3.1 DÃY NÚI:


Có ba dãy núi lớn Hàn Quốc: dãy núi Taebaek, dãy núi Sobaek và núi Jiri. Dãy núi Teabeak
trải dài từ Bắc Triều Tiên xuống phía Nam Hàn Quốc, có các núi cao như Seorak(1.708m), núi
Odae(1.653m) .

Dãy núi Taebaek trải dài từ Bắc Triều Tiên đến Busan-Hàn Quốc
Dãy núi Sobaek nằm cắt qua miền nam Hàn Quốc.

Dãy Núi Sobeak cắt ngang miền Nam Hàn Quốc


Sobaek tách ra khỏi dãy núi Teabeak và hướng về phía tây nam qua phần trung tâm phía nam
bán đảo, bao gồm các ngọn núi : Songnisan, Joryeongsan, Gayasanvà bản thân núi Sobaek. Các
ngọn núi này cao trên 1000m và được mệnh danh là xương sống của Hàn Quốc. Đây là ranh giới
tự nhiên giữa hai vùng Honam và Yeongnam.
Đỉnh núi cao nhất ở Hàn Quốc là Hallasan (1.950 m), nó là đỉnh của núi lửa tạo thành Đảo Jeju

Ảnh vệ tinh núi Hallasan ở đảo Jeju

1.3.2 CAO NGUYÊN


Hàn Quốc có núi và cao nguyên chiếm 70% diện
tích lãnh thổ. Cao nguyên Daegwallyeong là cao
nguyên lớn nhất nằm tại tỉnh Gangwon-do phía đông
Hàn Quốc. Với những đồng cỏ ngắt quãng bởi độ cao
giữa các vách núi, cao tới 832m so với mực nước biển
và nằm ven chân núi Taebaeksan.
Cao nguyên này thu hút nhiều khách du lịch trong
và ngoài nước vào mùa đông. Vào mùa đông tỉnh
Gangwon bị tuyết phủ trắng xóa tạo nên các hoạt động (ảnh- trang trại cừu tại cao nguyên
trượt tuyết sôi nổi và thú vị tại khu trượt tuyết Alpensia Daegwallyeong)
đẳng cấp quốc tế với 6 đường trượt mọi cấp độ, nơi bao
quát toàn cảnh cao nguyên Daegwallyeong và nổi tiếng với bộ phim “Trái tim mùa thu” hoặc khu
trượt tuyết Yongpyong gắn liền với lịch sử phát triển môn thể thao trượt tuyết lâu đời và là bối
cảnh của bộ phim “Bản tình ca mùa đông”; hay khu trượt tuyết Phoenix – nơi sở hữu trạm trượt
tuyết lớn nhất châu Á cùng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế và 17 dốc trượt hấp dẫn.
Nếu muốn trải nghiệm trọn vẹn các hoạt động mùa đông thú vị ở Pyeongchang, nhất định bạn
không nên bỏ qua lễ hội câu cá trên băng– một nét văn hóa độc đáo của xứ Hàn diễn ra từ giữa
tháng 12 đến cuối tháng 01 hàng năm. Lễ hội câu cá tổ
chức ở suối Odae, nơi nổi tiếng với lớp băng dày
40cm, không dễ tan, đủ điều kiện an toàn cho mọi du
khách thử tài câu cá hồi Sanou, cá icefish… Đây cũng
là lễ hội thách thức sự kiên nhẫn của Hàn Quốc.

Lễ hội câu cá trên băng của


Hàn Quốc
1.3.3 ĐỒNG BẰNG
Hàn Quốc không có các vùng đồng bằng rộng, các vùng đất thấp là sản phẩm của hoạt động
xói mòn núi. Khoảng 30% lãnh thổ Hàn Quốc là các vùng đất thấp, phần còn lại bao gồm vùng
cao và những ngọn núi. Phần lớn các vùng đất thấp nằm dọc theo bờ biển, đặc biệt là bờ biển
phía tây, và dọc theo con sông lớn. Đồng bằng quan trọng nhất là đồng bằng Sông Hán nằm xung
quanh Seoul, Pyeongtaek ven biển phía tây nam của Seoul, các lưu vực sông Geum Sông, Sông
Nakdong, và Yeongsan và Honam ở phía tây nam. Một dải đồng bằng hẹp ven biển chạy dọc theo
bờ biển phía đông.

1.3.4 ĐẢO
Khoảng 3.000 hòn đảo; chủ yếu là nhỏ và không có người ở; nằm ngoài bờ biển phía tây và
phía nam của Hàn Quốc. Jeju nằm cách bờ biển phía nam Hàn Quốc khoảng 100 km, đây là hòn
đảo lớn nhất cả nước với diện tích 1.845 km². Các hòn đảo lớn khác ở phía đông của Hàn Quốc
bao gồm Ulleungdo, Dokdo trong khi Marado và Socotra những hòn đảo cực nam.
Du Lịch Biển Đảo tại Hàn Quốc :
* Du lịch đảo Geoje:
Với bãi biển Hakdong Mongdol du khách sẽ
thấy sự khác biệt với các bãi biển khác, nếu như
các bãi biển khác với hình ảnh biển xanh cát trắng
thì tại Hakdong Mongdol lại là bãi sỏi trải dài lên
đến hơn 1,2km. Người Hàn Quốc gọi bãi biển này
là bãi ngọc trai đen bởi mỗi một viên sỏi đen là
một viên ngọc trai quý giá. Đây cũng là địa điểm
có bãi biển duy nhất rải sỏi lớn nhất Hàn Quốc.
Thường thu hút du khách vào mùa hè, những dịp
lễ, dịp cuối tuần. Thời điểm đẹp nhất tại Hakdong
Mongdol vào giữa tháng 2, vào thời điểm này
mọi thứ trở lên lãng mạn bởi rừng hoa trà dại nở
dọc bờ biển. Vì những điều đặc biệt như bãi biển
toàn sỏi, đây là lý do mà nơi đây thu hút những
cặp tình nhân nắm tay đi dọc bở biển, những hình Bãi biển Hakdong Mongdol
ảnh lãng mạn của cặp uyên ương hay những gia
đình nhỏ cùng nhau dựng lều cắm trại dưới bãi sỏi không khó để bạn nhìn thấy. Ngoài ra bạn có
thể ngằm tai bãi sỏi thưởng thức tiêng sóng biển vô êm dịu hay ngắm hoàng hôn đang dần buông
xuống.

*Windy Hill:
Cũng là điểm đến được check – in nhiều nhất khi ghé thăm
hòn đảo này. Không gian thiên nhiên rộng lớn nơi đây, cộng
thêm bầu không khí trong lành. Giữa khung cảnh lãng mạn
của mây trời, sông núi đó là một chiếc cối xay gió khồng lồ,
biến khung cảnh nơi đây rất giống trời Tây, bên đất nước
Tây Ban Nha, hay Hà Lan gì đó,…. Vẻ đẹp Á – Âu kết hợp này thật quá ấn tượng khung cảnh rất
là hài hòa, mang tâm thái thư giản cho khách du lịch

*Du lịch đảo Jeju:


Du lịch đến hòn đảo Jeju xinh đẹp và thơ mộng, là điểm đến trăng mật yêu thích nhất Châu
Á. Jeju sở hữu Vườn tượng tình yêu Loveland, đỉnh Seongsan Ilchulbong, biển Yongduam, thác
Cheonjiyeon. Jeju cũng là một nơi khám phá thú vị trên đỉnh Mount Halla, cột đá Oedolgae, vách
đá Jusan-jelli. Thiên đường Jeju, viên ngọc quý của du lịch Hàn Quốc luôn cuốn hút khách du
lịch.

1.3.5 SÔNG NGÒI


Sông Nakdong là sông dài nhất của Hàn Quốc (521 km). Sông Hán( tên đầy đủ
là Hán Giang hay còn gọi là sông Hàn) , chảy qua Seoul, dài 514 km, và Sông
Geum dài 401 km. Các con sông lớn khác bao gồm Imjin, chảy qua cả hai miền và
chung một cửa sông với Sông Hán; Sông Bukhan một nhánh của sông Hán cũng
chảy từ Bắc Triều Tiên sang, và sông Somjin. Các con sông lớn chảy từ bắc tới
nam hoặc đông sang tây và chảy vào Hoàng Hải hoặc eo biển Triều Tiên. Chúng có
xu hướng rộng và nông, và thay đổi độ rộng vào mùa nước lên.
-Du Lịch Sông Hán :
Sông Hán được bình chọn là thắng cảnh đẹp thứ 2 ở thủ đô Seoul, chỉ đứng sau núi Namsan.
Hiện tại, dọc 2 bên bờ sông Hán ở Seoul được xây dựng thành lối đi bộ để mọi người thư giãn và
công viên mát mẻ. Du khách cũng thấy những bộ phim lãng mạn xứ Hán thường có nhiều cảnh
quay ấn tượng bên bờ sông nổi tiếng này.
Bạn cũng không thể bỏ qua Yeouido - đảo cát lớn nằm bên sông. Bạn sẽ choáng ngợp với cảnh
sắc náo nhiệt nơi đây vào mùa anh đào nở vào mùa xuân mỗi năm. Khung cảnh rực hồng như tỏa
sáng cả không gian, khiến bạn lạc bước, quên lối về

1.3.6. BIỂN
Tài nguyên Biển ở Hàn Quốc được con người tận dụng đến mức tối đa. Ngành đánh bắt hải
sản cũng được phát triển. ¾ lãnh thổ giáp biển nên tài nguyên biển phong phú và đa dạng : hơn
100 loài cá, 40 loài tôm và các sinh vật khác. Với việc 3 mặt giáp biển mang lại cho Hàn Quốc cơ
hội tăng trưởng về thủy hải sản và kinh tế biển rất lớn. thuận lợi cho việc giao lưu buôn
bán bằng các con phố biển.

2.KHÍ HẬU
2.1. KHÍ HẬU HÀN QUỐC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ MÙA ĐÔNG Á
Hàn Quốc trải dài từ 33-38o vĩ độ Bắc, nằm trong vùng gió mùa nên thuộc khí hậu ôn đới
ấm(hay cận nhiệt đới ) gió mùa, Về mùa đông, gió mùa Tây Bắc lạnh và Khô thổi từ vùng biển
Siberia qua Hoàng Hải rồi đến Hàn Quốc và tạo mưa cho vùng bờ biển phía Tây.
Về mùa hạ, gió mùa đông nam từ biển thổi vào, nóng, ẩm tạo nhiều mưa trên bờ biển phía Đông
và phía Nam.
Ở thủ đô Seoul nhiệt độ trung bình tháng 1 là -5 oC và nhiệt độ trung bình tháng 8 là 25 oC. Miền
Nam ấm hơn Miền Bắc và vùng bờ biển ấm hơn vùng nội địa.
Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1000mm. Mưa tập trung trong mùa hạ( từ tháng 6 đến
tháng 8). Vùng bờ biển phía Nam chịu ảnh hưởng của các cơn bão vào cuối mùa hạ với gió mạnh
và mưa to.

2.2.CÁC MÙA
Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Á nên khí hậu 2 miền Bắc - Nam Hàn Quốc phân
hóa không rõ rệt.
Hàn Quốc nằm ở phía Bắc bán cầu, chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới nên có 4 mùa rõ rệt là
Xuân, Hạ, Thu, Đông.
 Mùa Xuân : Có thời tiết mát mẻ, dễ chịu kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 5. Nhiệt độ dao
động từ 10-24oC và chịu ảnh hưởng của gió mùa đông.
 Mùa Hạ : ngắn, nóng và ẩm ướt kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 8. Vì do chịu ảnh hưởng
của gió đông từ Châu Á nên mùa hạ là mùa có lượng mưa, độ ẩm cao nhất. Lượng mưa
chiếm >60% lượng mưa cả nước trong năm. Nhiệt độ dao động từ 25oC->38oC
 Mùa Thu: kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 10 hoặc tháng 11 hằng năm. Biên độ nhiệt dao
động khoảng 11-19oC nên khí hậu ôn hòa.
 Mùa Đông: Kéo dài từ tháng 10 hoặc 11 đến tháng 2 năm sau. Bởi Vì Hàn Quốc chịu ảnh
hưởng gió mùa đông lạnh nên nhiệt độ thường xuyên giảm xuống vào thời gian này ( 0oC-
> -15oC) và thường có hiện tượng tuyết rơi.
3.TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
3.1.TÀI NGUYÊN NƯỚC
Hàn Quốc có nhiều hệ thống sông, >500 con sông, lớn nhỏ nên việc sử dụng nước rất là đa
dạng. Nhưng nguồn nước ở Hàn Quốc có nguy cơ ô nhiễm bởi vì Hàn Quốc là đất nước công
nghiệp nên lượng chất thải ra sông hồ không hề nhỏ nhưng hiện nay nguồn nước đã được quản lí
nên nguy cơ ô nhiễm nguồn nước giảm.

3.2.TÀI NGUYÊN ĐẤT


Hàn Quốc có mật độ dân số đông và địa hình chủ yếu là đồi núi nên diện tích đất trồng trọt ít.
Tổng diện tích đất trồng là 99394km2.Năm 2002 diện tích đất trồng trọt chiếm 20,4% tổng diện
tích và tính theo đầu người chỉ 0,048ha nhưng diện tích đất rừng chiếm đến 67,1% và các đất
khác chiếm 12,5%

3.3.TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN


Hàn Quốc có nhiều đá vôi nhưng có ít than đá, vàng, bạc, kẽm và sắt. Nguồn đá vôi vô vận
dùng để chế biến xi măng đã giúp quốc gia này phát triển ngành xây dựng trong nước và bành
trướng các công ty xây dựng ở khu vực lân cận
Vào những năm thập kỉ 90 của TK XX khai thác khoáng sản chỉ chiếm 1% tổng sản phẩm quốc
dân nhưng 1995, khai thác được 5,7 triệu tấn than. Ngược lại Hàn Quốc phải nhập 100% dầu lửa.
Vì Hàn Quốc là một trong những Quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên,nhất là dầu lửa

3.4.TÀI NGUYÊN SINH VẬT


Tài nguyên sinh vật đa dạng, nhiều động thực vật tự nhiên với hơn 200 loài động – thực vật,
chủ yếu trên các sườn núi phía Bắc.
*ĐỘNG VẬT
Trong thế kỉ XX, Hàn Quốc đa dạng về động vật hoang dã như cáo, chồn, hải ly, rái cá
hươu, hổ… nhưng đến đầu thế kỉ 21 chúng dần dần bị tuyệt chủng hoặc còn một số ít trong
rừng núi xa xôi ở phía Bắc. Bởi vì con người săn chúng để lấy bộ da, lông hoặc phá hủy môi
trường sống của chúng.
Đến nay các động vật còn sót lại: gà lôi, thỏ, chim hoặc các động vật có vú, loài bò sát và cá.

*THỰC VẬT
Ở vùng núi phía Bắc có các loại cây như linh sam, vân sam hoặc thông rụng lá. Còn miền
nam có rừng hỗn hợp với các loại cây như sồi, thông hoặc bạch dương. Thực vật tự nhiên của
vùng bờ biển phía nam là rừng cây lá rộng và tre
Bởi thực vật tự nhiên bị tàn phá nhiều trên các vùng đồng bằng và sườn núi. Tuy nhiên, sau đó
Chính Phủ Hàn Quốc đã thực hiện trồng lại rừng với diện tích 19.425km trong hơn 2 thập niên.
2

4.DÂN CƯ
4.1.MẬT ĐỘ DÂN SỐ
Dân số hiện tại là 51.303.945 người (năm 2021)theo số liệu từ Liên Hợp Quốc.
Dân số Hàn chiếm hơn 0.65% dân số thế giới và đứng thứ 28 trên thế giới trong bảng xếp hạng
dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Mật độ dân số của Hàn là 528 người/km2 trên tổng diện tích đất 97.235 km2
Có khoảng 81.41% dân số sống ở thành thị (năm 2019), 18,39% sống ở nông thôn hoặc tỉnh
lẻ.
Tỉnh Cheju là vùng có ít dân nhất chỉ khoảng 700 nghìn người

Tháp dân số của Hàn Quốc năm 2014


4.2.THÀNH PHẦN DÂN TỘC
Ngoại trừ một thiểu số khoảng 3000 người Hoa sống ở Seoul và Inchon. Tộc người Hàn Quốc
là cư dân bản địa đơn dân tộc đông nhất cả nước.
Về nguồn gốc dân tộc, Hàn Quốc có nguồn gốc di cư từ bắc Siberia đến Mông Cổ đến Mãn
Châu, Bắc Trung Quốc rồi mới định cư tại Bán Đảo Hàn vào 5000 năm TCN. Sự hình thành dân
tộc Hàn được hoàn chỉnh từ năm 668 TCN khi vương quốc Silla ( Tân La ) thống nhất toàn bộ
bán đảo.
Một nhánh khác của người Hàn cổ tiếp tục di chuyển vào Nhật Bản, một số thuộc tộc Siberia
ở phía Bắc bị Trung Quốc đô hộ nên đã pha trộn huyết thống của Trung Quốc. Do nhưng dòng di
dân đến và đi ở bán đảo Hàn cùng với sự xáo trộn sắc tộc giữa các bộ lạc nên người Hàn có
những nét tương đồng với người Phía Bắc và Đông Trung Quốc, người Nhật bản ở Vùng biển
Nhật Bản.

4.3.SỰ GIA TĂNG VÀ GIÀ HÓA DÂN SỐ


Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình hằng năm là 3% nhưng mỗi 1 năm hay 10 năm thì tỉ lệ gia
tăng ngày càng giảm, có tăng nhưng không đồng đều.
Dân số Hàn Quốc năm 1960 là 25 triệu người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 6 triệu người và
đến năm 1990 tổng dân số đạt 43,4 triệu người, trong vòng 30 năm tăng 18,4 triệu người. Tỉ lệ
gia tăng trung bình là 4,5%
Năm 1990, tổng dân số đạt 46,9 triệu người, mật độ dân số trung bình 473 người/km , tỉ lệ sinh
2

chiếm 15%, tỉ lệ tử chiếm 5%. Tỉ lệ gia tăng trung bình là 1%. Tuổi thọ trung bình : 74 tuổi.
*Phân Bố dân số theo vùng :

Theo quy mô thành phố : các thành phố lớn hơn 1 triệu người tăng nhanh như Seoul,Pusan,
Taegu, Taejon, Kwangju và Ulsan. mỗi thành phố chiếm 9,8% dân số năm 1995
Các thành phố dưới 100.000 người chiếm 41,2% tổng dân số trên cả nước năm 1995
Từ năm 2010 trở đi Dân số Hàn Quốc gia tăng không đồng đều, tỉ lệ gia tăng < 1%, cơ cấu
dân số trẻ độ tuổi 0 - 14 chiếm 15,7%, độ tuổi lao động ( 15-64) chiếm 72,9% và độ tuổi trên lao
động chiếm 11,4%

5.KINH TẾ
* QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
a.Từ năm 1948 đến năm 1961: giai đoạn công nghiệp hóa, thay thế nhập
khẩu
Từ năm 1948 Hàn Quốc xây dựng công nghệp nhẹ hạn chế nhập khẩu và trợ cấp xuất
khẩu. Chiến tranh triều tiên đã phá hủy 60% cơ sở công nghiệp. Cuối 1950, Hàn quốc bắt
đầu xây dựng một số ngành công nghệp sản xuất hàng tiêu dùng như quần, áo, giày dép,
đồ dùng gia đình nhằm thay thế hàng nhập khẩu sau đó xây dựng một số ngành công
nghiệp cơ bản như lọc dầu, phân bón, xi măng và chất dẻo.
Chính Phủ hạn chế nhập khẩu, kiểm soát chặt chẽ khối lượng hàng hóa nhập khẩu và áp
dụng một số chế độ hối đoái khiến cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn
b.Từ năm 1962 đến năm 1971: cất cánh và phát triển xuất khẩu
Trong thời kì này, chính phủ thiết lập những chiến lược cơ bản cho sự phát triển kinh
tế. Từ năm 1965 thực hiện cải cách các biện pháp chính sách khác nhau để ổn định giá cả
và tăng trưởng kinh tế thị trường lành mạnh
Từ năm 1970, Các khu công nghiệp điện, sản xuất hóa chất dần xuất hiện
c.Từ năm 1972 đến nay :
Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến giảm sút do lạm phát gia tăng do không chú trọng
đến các doanh nghiệp và còn lạc hậu

Tỉ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ ( đơn vị tính %)
Tuy nhiên kinh tế Hàn Quốc được Phục hồi và phát triển từ năm 1999 bằng cách thu nhập vốn
đầu tư nước ngoài, liên các với tổ chức, công ty lớn trên thế giới và điều chỉnh, định hướng chính
sách thị trường, vai trò kinh tế
6. PHƯƠNG THỨC DI CHUYỂN
*VIỆT NAM
Từ Việt Nam ta có thể di chuyển đến Hàn Quốc bằng nhiều phương tiện khác nhau: tàu
hỏa, tàu thuyền, máy bay hàng không
Đối với hàng không có thể mất tới 6-8 tiếng để tới Hàn Quốc
Đối với tàu có thể mất 10 đến 12 tiếng.

* TRONG KHU VỰC


Các chuyến phà bao quanh bán đảo và đưa đón nhiều hòn đảo của Hàn Quốc. Các cảng chính
bao gồm Icheon, Mokpo, Pohang và Busan.Giữa các nước khi đi phà phải thông qua các cảng
này
Dịch vụ Mugunghwa là dịch vụ đường sắt phổ biến và chậm nhất ở Hàn Quốc, chúng thường
chạy các tuyến đường dài và sẽ dừng ở hầu hết mọi thành phố, thị trấn và làng mạc giữa điểm đầu
và điểm cuối của hành trình. Các chuyến tàu Mugunghwa là thoải mái nhất để di chuyển (giả sử
bạn có vé ghế ngồi) với các ghế lớn, đệm tốt với nhiều chỗ để chân và không gian cho hành
lý. Hầu hết các chuyến tàu đều có một quán cà phê dành cho nhân viên cũng như một vài phòng
noraebang. Những chuyến tàu này không có wifi và có thể khó tìm thấy ổ cắm điện trên tàu.

Ngoài ra còn có bảy chuyến tàu du lịch đang hoạt động trong nước (Tàu DMZ, Tàu biển, Tàu
O, Tàu V, Tàu S, Tàu A và Tàu G). Các dịch vụ này chạy trên các tuyến danh lam thắng cảnh và
dừng ở các điểm du lịch nổi tiếng. Những chuyến tàu này cũng được trang trí lộng lẫy bên trong
và hành khách có thể tham gia nhiều hoạt động khác nhau như trà đạo truyền thống

NHẬT BẢN
1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
- Nhật Bản ( Japan ) là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, bao gồm một chuỗi các hòn đảo
ở Thái Bình Dương nằm gần với bờ biển phía đông của Châu Á
- Nhật Bản bao gồm 8 vùng trong đó có 47 tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam (Hokkaido –
Tohoku – Kanto – Chubu – Kinki – Chugoku – Shikoku – Kyushu) và 4 đảolớn ( Hokkaido
– Honshu – Shikoku – Kyushu )
- Múi giờ: +9:00
- Tọa độ: 36000’ Vĩ Bắc, 13́́000’ kinh Đông

2.DIỆN TÍCH – LÃNH THỔ:


- Diện tích đất liền: 377.962 km2
- Lãnh hải: 380km2
- Dân số: 126.476.458 người (07/2020)
- Nhật Bản có chung biên giới biển với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Philippines,
Nga và Đài Loan.
- Thủ đô của Nhật Bản tạm thời được cho là Tokyo, đây là nơi đặt trụ sở các cơ quan chính
phủ .Tuy vậy Nhật Bản chưa bao giờ chính thức thừa nhận Tokyo là thủ đô vì một số lý do
nhất định.
- Đây là một đảo quốc hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền,
được bao bộc bởi các vùng biển:
+ Phía Đông và phía Nam: Thái Bình DƯơng
+ Phía Tây Bắc: biển Nhật Bản
+ Phía Tây: biển Đông Hỉa
+ Phía Đông Bắc: Biển Okhotsk

3.KHÍ HẬU:
- Khí hậu Nhật Bản tương đối Ôn đới, mát mẻ mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới
lạnh nên thời tiết thay đổi thất thường. Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở miền Bắc: -100C, ở
miền Nam: 170C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở hầu hết lãnh thổ: 23-250C. Lượng mưa trung
bình 1.000-3.000mm
- Khí hậu Nhật Bản cũng sẽ được phân theo 4 mùa Xuân – Hạ - Thu –
Đông rõ rệt.
+ Mùa Xuân: ( bắt đầu từ tháng 3 đến cuối tháng 4 và đầu tháng 5 ).
Đây là thời điểm rực rỡ của hoa anh đào – loài hoa tượng trưng cho
đất nước Nhật Bản. Đầu mùa xuân, thời tiết khá lạnh do vẫn đang
trong giai đoạn chuyển mùa càng về sau thời tiết càng ấm áp,trong lành, dễ chịu Đối với
khách du lịch khi tham quan cần trang bị thêm áo ấm. Vì nhiệt độ sẽ thay đổi từ buổi sáng
sang buổi tối ( nhiệt độ trung bình buổi sáng 170 ).
+ Mùa Hạ: (Mùa hạ bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng
8) Mùa hè tại Nhật nóng bức và độ ẩm cao. Vào dịp hè, người
Nhật thường đi bơi, tắm biển, leo núi… những người đi bộ
đường dài trên khắp thế giới sẽ lên hành trình đến Nhật để
thực hiện chuyến đi bộ đường dài lên đỉnh núi mang tính biểu
tượng nhất của Nhật Bản, núi Phú Sĩ
+ Mùa Thu: mưa Shurin tạo một mùa chuyển tiếp ngắn cuối
thu, thời tiết trời mát mẻ và rất dễ chịu. Mùa thu Nhật Bản
thường hay có những trận mưa bão, nhất là ở phía Đông. Khi
những trận mưa bão này qua đi, phong cảnh Nhật Bản trở nên
tuyệt đẹp với những hàng cây lá đỏ. Mùa thu cũng là mùa thu
hoạch trái cây.
+ Mùa Đông: ( Tháng 12 đến Tháng 2 ). Mùa đông phía
Thái Bình Dương thường ôn hoà với nhiều ngày nắng, còn phía
biển Nhật Bản thường u ám. Phía Bắc và miền Trung Nhật Bản
hứng chịu những cơn bão tuyết, nhưng cũng là mùa thích hợp
cho những ai thích chơi trượt tuyết. Hokkaido là nơi có mùa
đông khá khắc nghiệt

4. ĐỊA HÌNH
- Nhật Bản có chín vùng sinh thái rừng để phản ánh rõ khí hậu và địa lý của cả đảo.
- Chúng bao gồm từ rừng ẩm lá rộng cận nhiệt ở Ryūkyū và quần đảo Oqasawara đến các khu
rừng hỗn hợp lá rộng ôn đới trong nền khí hậu nhẹ của các đảo chính, và đến với các rừng lá
kim ôn đới ở những phần lãnh thổ lạnh lẽo thuộc những hòn đảo miền bắc.
- (https://wiki2th.com/vi/Kushiro_Shitsugen_National_Park,
https://wiki2th.com/vi/Ramsar_sites_in_Japan )

4.1.DÃY NÚI
- Các dãy núi bị chia cắt thành nhiều khối đất nhỏ được ngăn cách bởi các vùng trũng, không
có dãy núi dài hoặc liên tục. Những khối đất này là kết quả của sự đứt gãy dữ dội ̣ chueyern
động của các khối đá liền kề dọc theo một vết đứt gãy ) và sự cong vênh ( uốn cong của vỏ
Trái Đất ), quy trình trước đây được coi là ưu thế. Một hệ quả là các khối núi thường bị giới
hạn bởi các vết đứt gãy và các sườn uốn công đi theo từng bước hình thành các vùng đất thấp
lân cận.
- ¾ Diện tích đất của Nhật Bản là núi. Bao gồm 20 dãy núi lớn nhỏ
- Vùng Chubu – trung tâm của đảo Honshu được coi là “ mái nhà của Nhật Bản và có nhiều
ngọn núi cao hơn 3.000m, 3 ngọn núi cao nhất Nhật Bản là:

+ Núi Phú Sĩ (cao 3,776m): Được hình thành khoảng 100.000 năm trước, các vụ phun trào
núi lửa liên tục đã dần biến Núi Phú Sĩ thành ngọn núi lớn nhất Nhật Bản nằm giáp ranh giữa
tỉnh Yamanashi và tỉnh Shizuoka.
= Đối với khách du lịch đến đây để được ngắm biểu tượng ngọn núi hùng vĩ, tuy nhiên với
người Nhật nơi này là một địa điểm tâm linh rất quan trọng và là nguồn cảm hứng nghệ
thuật. Ngoài ra núi Phú Sĩ còn được biết đến là nơi có thể tổ chức hôn lễ, Bất cứ ai cũng có
thể tổ chức lễ cưới ở đền Fujisan Hongu Sengen Taisha. Nhưng vì ngôi đền này không lớn
nên bạn chỉ có thể tổ chức lễ cưới với quy mô nhỏ khoảng 10 người và điều đặc biệt là cả cô
dâu chú rể cũng như những người tham dự lễ cưới sẽ phải tự mình leo núi Phú Sĩ. Đây chắc
hẳn sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với mỗi người đặc biệt là cô dâu, chú rể. Trung bình
mỗi năm có khoảng 3 đợt tổ chức lễ cưới trong mùa leo núi. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa
được leo núi Phú Sĩ, vừa tổ chức lễ cưới tại đây. Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm trọn đời
khó quên đối với bất kỳ ai!
 Từ Tokyo, để đến núi Phú Sĩ, bạn có thể đi xe bus hoặc tàu cao tốc (Tokaido Shikansen). Xe
bus khởi hành từ Ga Tokyo mất khoảng 2 tiếng, còn màu thông thường mất khoảng 2 tiếng
30’

+ Núi Kitadake (cao 3,192m): ở tỉnh Yamanashi


= Sau núi Phú Sĩ và được mệnh danh là "Thủ lĩnh của dãy núi Alps phía Nam" ( giải thích:
alps (anpo) là một trong những dãy núi cao nhất, dài nhất ) . Nó được bao gồm trong 100
ngọn núi nổi tiếng của Nhật Bản do giới truyền thông đặt ra

+ Núi Hotakadake còn được gọi là núi Hotaka đạt tới độ cao 3.190 m là ngọn núi cao thứ ba
nằm giáp ranh giữa tỉnh Nagano và Gifu. Núi Hotaka cũng được gọi là "Lãnh đạo của dãy
núi phía Bắc"

NÚI PHÚ SĨ Núi Kitadake Núi Hotakadake

*NÚI LỬA & ĐỘNG ĐẤT:


- Nằm ở khu vực địa chấn vành đai núi lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản có nhiều khu vực có
núi lửa, trong đó có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động. Núi Phú Sĩ đã ngưng hoạt động phun
trào từ năm 1707. Mặc dù núi lửa gây ra những thiệt hại to lớn qua các đợt phun trào, nhưng
đất đai ở những vùng rộng lớn được tro núi lửa hoặc nham thạch bao phủ rất màu mỡ và
thích hợp cho trồng trọt. Gần khu vực núi lửa còn có các nguồn suối nước nóng do nước
ngầm gặp khí ga của núi lửa ở nhiệt độ cao hoặc bị đun nóng bởi nhiệt độ dưới lòng đất. Suối
nước nóng là những điểm rất thu hút khách du lịch.
- Cũng do quần đảo Nhật Bản nằm trên khu vực vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nên lớp vỏ
địa chấn phía dưới không bền vững. Vì thế Nhật Bản là một trong những nước phải gánh
chịu hậu quả của động đất nhiều nhất. Trung bình mỗi năm, tại Nhật Bản có khoảng 1,000
trận động đất mạnh xảy ra. Tháng 1 năm 1995, trận động đất lớn Hanshin – Awaji tại tỉnh
Hyogo đã làm gần 6,000 người thiệt mạng, 40,000 người bị thương, và khoảng 200,000
người bị mất nhà cửa.
- Hiện nay ở Nhật Bản đã có Luật Tiêu chuẩn xây dựng qui định tiêu chuẩn chống động đất
trong xây dựng dân dụng để phòng tránh tác hại cho con người. Nhà cửa được thiết kế để
chịu được các trận động đất lớn, tuy nhiên điều này không đủ để kiềm chế phản ứng của
người dân trong trường hợp có động đất xảy ra bất thường tại thành phố

4.3. CAO NGUYÊN


- Nhật Bản bao gồm 6 cao nguyên Izu, Kirifuri, Kuju, Aizu, Aiyoushidai & cao nguyên đá vôi
Shikoku
+ Cao Nguyên Izu: Nơi này sở hữu nhiều
bảo tàng độc đáo và hấp dẫn, là địa điểm tuyệt
vời để ngắm hoa anh đào. Công viên Izu-Kaiyo
là nơi nổi tiếng với các đóa hoa tú cầu tuyệt đẹp
và các hoạt động trên biển
 Bạn có thể dễ dàng đến Cao nguyên Izu từ
Tokyo bằng tàu trong khoảng 1 tiếng 45 phút

+ Cao Nguyên Kirifuri: Cao nguyên Kirifuri nằm tại phía bắc thành phố, mang đến những
khung cảnh ngoạn mục khắp vùng Kanto , xa tận Tokyo và Thái Bình Dương vào ngày
quang đãng. Khu vực này nổi tiếng với các loài hoa dại và có các tuyến đường đi bộ đường
dài, leo núi cho mọi cấp độ. Khu vực bắt đầu từ độ cao khoảng 1.200 m tính từ mực nước
biển,
=>Bạn có thể đến Cao nguyên Kirifuri bằng xe buýt trong 25 phút từ Ga Nikko hoặc Ga Tobu
Nikko.
Đi xe buýt đi về hướng Ozasa Bokujo và xuống tại trạm xe buýt Kirifuri Kogen.
+ Cao Nguyên Kuju: Cao nguyên Kuju mang đến cho du khách tầm nhìn rộng mở ra các
đồng bằng rộng lớn, đầy cỏ với nền là những ngọn núi ở phía xa. Đỉnh núi Kuju cho tầm
nhìn tuyệt vời từ trên đỉnh núi và tạo cơ hội để chiêm ngưỡng hệ thực vật và động vật của
khu vực. Cao nguyên Kuju có một lối đi bộ được hướng dẫn tiết lộ những điểm nổi bật của
khu vực, Có hơn 500 loài hoa được trồng trong thảm hoa
 Từ Ga Oita , đi tuyến JR Hohi khoảng 80 phút và xuống tại ga Bungo-Taketa, Cao nguyên
Kuju cách đó khoảng 30 phút lái xe hoặc đi taxi.
+ Cao Nguyên Aizu: Cao nguyên Aizu là nơi vô cùng tuyệt vời khi thể hiện toàn bộ vẻ đẹp
của tự nhiên. Là phần ở phía tây nam Fukushima, Cao nguyên Aizu có những dòng sông
trong vắt và những con dốc trượt tuyết với lớp tuyết mịn như bột vào mùa đông
 Bạn nên du lịch quanh khu vực Cao nguyên Aizu bằng xe cho thuê, vì mạng lưới tàu ở đây
không bao quát như những nơi còn lại của Nhật Bản

+Cao Nguyên Aiyoushidai:


Cao nguyên Akiyoshidai,
gần thành phố Mine ở Tỉnh
Yamaguchi , không giống
với bất kỳ nơi nào khác mà
bạn sẽ thấy ở Nhật Bản.
Từng có một rạn san hô tồn
tại dưới đáy biển 300 triệu
năm về trước trên cao
nguyên Akiyoshidai. Sau khi
nước biển rút, chỉ còn lại đá vôi và theo thời gian, gió và mưa đã tạo tác đá thành những tháp
đá nhọn và những tảng đá nhô ra đầy ấn tượng
 Bạn có thể đến Akiyoshido và Akiyoshidai thông qua mạng lưới xe buýt rộng khắp từ Thành
phố Yamaguchi, cũng như từ các thành phố khác trên toàn tỉnh.
+ Cao Nguyên đá vôi Shikoku: cấu tạo địa chất hình thành từ sự xói mòn của các sườn đồi
đá vôi. Các gò đá vôi trắng và hố sụt hình nón phân bố rải rác trên các đồng cỏ rộng lớn của
khu vực. Cao nguyên đá vôi trải dài theo những ngọn núi thoai thoải và có nhiều đường mòn
với góc nhìn toàn cảnh bao quát vùng Shikoku và Đại Tây Dương
 Nơi trú ẩn thiên nhiên nguyên sơ này khó tiếp cận bằng phương tiện giao thông công cộng và
phù hợp với những du khách gan dạ, bạn có thể đến bằng xe ô tô từ Kochi và Matsuyama
hoặc kết hợp taxi, xe buýt và đi tàu từ Ga Kochi

4.4.ĐẢO
- Nhật Bản từ trước đến nay vẫn nổi tiếng là một quốc gia với vùng lãnh thổ với bốn phía
được bao bọc bởi biển. Có rất nhiều hòn đảo khác nhau được kết hợp để tạo thành đất nước
này. Và trong rất nhiều hòn đảo đó thì Nhật Bản được hình
thành chủ yếu trên 4 hòn đảo chính là Honshu, Hokkaido,
Kyushu, Shikoku

*Đảo Honshu:
- Sở dĩ nói như vậy là bởi đây chính là hòn đảo lớn nhất của
Nhật Bản. Và đây cũng chính là nơi chứa đựng hầu hết
những thành phố lớn của Nhật Bản. Trong đó, những khu
vực như Kyoto – Osaka – Tokyo chính là của hòn đảo
này. Với 25% dân số của cả hòn đảo sinh sống tại Tokyo.
Ngoài ra, hòn đảo này cũng chính là hòn đảo lớn thứ 7 trên thế giới với diện tích 227.942
km2, chiếm 60% lãnh thổ Nhật Bản.

* Đảo Hokkaido:
- Không chỉ hòn đảo Honshu mà Hokkaido cũng chắc chắn
sẽ là cái tên nhiều người biết đến khi nhắc tới các đảo lớn tại
Nhật. Đây là hòn đảo lớn thứ 2 của Nhật Bản với tổng diện
tích của Hokkaido là 32.221 m 2. Hokkaido chỉ có duy nhất
một đơn vị hành chính là tỉnh Hokkaido. Đây là tỉnh thành
lớn nhất Nhật Bản. Không như các đảo chính khác của Nhật
Bản, Hokkaido thường không bị ảnh hưởng bởi mùa mưa và
không có khí hậu nóng ẩm điển hình của mùa này. Do khí
hậu điển hình, mùa hè trên đảo thu hút các du khách đến
tham quan

*Đảo Kyushu:
- Với tổng diện tích lên đến 13.761 m 2 thì Kyushu hiện
nay chính là hòn đảo lớn thứ 3 tại Nhật Bản. Hòn đảo
còn nổi tiếng với các nghề làm Gốm, Ngành công nghiệp
nặng bao gồm ngành sản xuất ô tô, hóa chất, chất bán
dẫn, sản xuất kim loại,… Kyushu có khí hậu Cận nhiệt
đới, dễ dàng nhận biết nhất là
ở Miyazaki và Kagoshima. Các sản phẩm nông nghiệp
chính tại đây là Gạo, Trà, Thuốc lá, Khoai lang, Đậu
nành và sản phẩm được sản xuất nhiều là Lụa

*Đảo Shikoku:
- Trong 4 hòn đảo chính của Nhật Bản thì Shikoku là hòn đảo có diện
tích nhỏ nhất với 7.260 m2. Khu vực này được hình thành từ nhiều hòn
đảo chính khác nhau với cũng như những hòn đảo xung quanh của
chúng. Hòn đảo này nằm ở phía đông của hòn đảo Kyushu, phía nam
của hòn đảo Honshu. Shikoku là khu vực được thiên nhiên ban cho khí
hậu ấm áp quanh năm. Khắp nơi ở Shikoku vẫn còn bảo tồn được các
lễ hội, những tòa lâu đài, đền thờ đạo Shinto cùng với những nét văn
hóa, nét đẹp truyền thống đã có từ

4.5.SÔNG NGÒI
- Có rất nhiều con sông & hồ lớn nhỏ khác nhau ở Nhật Bản. Các con sông của Nhật Bản nhìn
chung ngắn và chảy xiết, nó được cung cấp bởi các lưu vực thoát nước nhỏ. Những con sông
quan trọng nhất là song Teshio và song Ishikari của Hokkaido, các sông Kitakami, Tone,
Shinano, Kiso của Honshu và song Chikugo của Kyushu,
- Một số con song từ các khu vực núi lửa ở Đông Bắc Honshu có tính axit và vô dụng cho việc
tưới tiêu và các mục đích khác.

Ishikari SHINANO SÔNG CHIKUGO

4.6.BIỂN
- Diện tích biển: 13.430 km2
- Bờ biển Nhật Bản rất đa dạng và lồi lõm rõ rệt với vô số vịnh và bán đảo, nhưng cũng có những
bãi biển dài hàng chục kilômét. Các dòng biển lạnh chảy xuống từ hướng Bắc gặp các dòng biển
nóng chảy ngược lên từ phía Nam tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, tạo thành vùng
nước hoà trộn giữa các dòng biển. Tại khu vực dòng xoáy này, các chất phù sa không lắng xuống
đáy đại dương, các loài sinh vật phù du phát triển và cá nhỏ sinh sôi tạo môi trường lý tưởng cho
các loài cá sống ở cả các vùng nước lạnh và nước nóng. Một số loài chính bao gồm cá ngừ, cá
thu, mực, cá mòi, cá cốc, cá trích và cá hồi. Sự đa dạng của các loài hải sản nước lạnh và nước
nóng là một điều lý giải cho việc Nhật Bản là một trong những nước đánh bắt cá lớn nhất trên thế
giới.
- Mặc dù hình ảnh của Tokyo là một đô thị nhộn nhịp, nhưng có những bãi biển không xa thành
phố . Vào mùa hè, các bãi biển dọc theo bờ biển Shonan và bán đảo Miura ở tỉnh Kanagawa rất
nổi tiếng. . Mùa bơi chính thức quanh Tokyo thường kéo dài từ giữa tháng 7 đến tháng 8, nhưng
nhiệt độ không khí và nước thường đủ ấm trước tháng 7 và sang tháng 9.

+Odaiba:có bãi biển nhân tạo dài 800 m gần trung tâm mua sắm
Decks, với các tiện ích công cộng như vòi hoa sen và nhà vệ
sinh. Bãi biển không được phép tắm biển, và hầu hết mọi người
đến đó để tận hưởng ánh nắng và cát, và tham gia các hoạt động
như bóng chuyền bãi biển. Cầu Rainbow và các tòa nhà chọc trời
của Tokyo có thể nhìn thấy từ bãi biển, khiến nơi đây trở thành một
địa điểm tuyệt vời để ngắm hoàng hôn.

+Các bãi biển của Kamakura cách ga Kamakura khoảng 20 phút đi bộ. Mặc dù cát không
trắng, nhưng các bãi biển vẫn rất nổi tiếng trong những tháng mùa hè và thu hút đông đúc người
dân địa phương cũng như du khách từ Tokyo và Yokohama . Các cửa hàng cho thuê và túp lều
tạm thời trên bãi biển mở cửa hoạt động trong mùa bơi lội và các tiện nghi công cộng bao gồm
vòi hoa sen và nhà vệ sinh.
+ Bãi biển Chirihama là một bãi biển độc đáo mở cửa cho các
phương tiện cá nhân lái xe. Bãi biển cũng nổi tiếng để bơi lội,
tắm nắng và nhặt động vật có vỏ, và các túp lều tạm thời trên
bãi biển mở cửa vào mùa hè.
+Các bãi biển trải dài toàn bộ bờ biển ở phía đông và phía
tây của Enoshima . Ngay cạnh Enoshima là hai bãi biển bơi lội
nổi tiếng được nhân viên cứu hộ tuần tra và có các nhà hàng và
chòi tạm trên bãi biển phát nhạc nổi tiếng và cho người đi biển
thuê ghế ngồi ngoài trời trong kỳ nghỉ hè. Các bãi biển xa hơn
cũng là những điểm lướt sóng nổi tiếng.
Ngoài những bãi biển xung quanh Tokyo , còn có nhiều bãi biển khác dọc theo bờ biển Thái Bình
Dương. Là một đất nước lâu đời, nhiệt độ rất khác nhau từ đầu này sang đầu kia của Nhật
Bản. Tuy nhiên, nhìn chung, mùa bơi lội thường diễn ra vào khoảng những ngày nghỉ hè vào
tháng Bảy và tháng Tám
+ Bãi biển Jodogahama là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng dọc theo Bờ biển
Sanriku và nổi bật với những thành tạo đá thú vị. Nổi tiếng vào mùa hè, bãi biển cũng được xếp
hạng là một trong một trăm bãi biển tốt nhất của Nhật Bản với
luồng gió trong vắt được che chắn từ biển khơi. Các cơ sở bãi
biển công cộng có sẵn.
+ Bãi biển Miho được biết đến nhiều nhất với tầm nhìn
ra núi Phú Sĩ và những hàng thông. Bãi biển có đá thay vì
cát, và các khu vực để bơi lội nằm ở phía đối diện của bán
đảo. Các tiện nghi trả phí tại bãi biển bao gồm vòi hoa sen,
nhà vệ sinh và phòng thay đồ.

5.TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


5.1.ĐẤT
- Thổ nhưỡng của Nhật Bản thường bị chia cắt từ Đông Bắc đến Tây Nam thành vùng
Podzolic yếu ( đất có lớp khoáng hữu cơ mỏng trên lớp rửa trôi màu xám), vùng đất nâu và
vùng đất đỏ. Có một số biến thể địa phương. Nửa phía Bắc của khu vực Tohoku của phía
Bắc Honshu được bao gồm trong khu vực đất rừng nâu.
- Mũi phía bắc của Hokkaido được coi là vùng phụ của đất Podzolic, phần còn lại của hòn đảo
được bao gồm trong tiểu vùng của đất rừng có màu nâu chua. Phần lớn phía tây Honshu là
vùng chuyển tiếp.
- Đất rừng nâu vàng kéo dài dọc theo bờ biển Thái Bình Dương từ Nam Tohoku đến Nam
Kyushu, trong khi đất đỏ và vàng chỉ giới hạn ở quần đảo Ryukyu.
- Các loại đất phổ biến thường được coi là sản phẩm của khí hậu ấm hơn, ẩm ướt hơn trước
đây.
- Đất tro núi lửa chưa trưởng thành xuất hiện trên các vùng cao.
- Đất Kuroboku (còn được gọi là đất tro núi lửa, đất đen giàu mùn) được tìm thấy trên các
ruộng bậc thang, đồi núi và độ dốc thoải trên khắp Nhật Bản
- Đất Gley ( kết dính, màu xám xanh) được tìm thấy ở các vùng đất thấp thoát nước kém.
- Đất Than Bùn chiếm các đồng hoang ở Hokkaido & Tohoku.
- Đất Mùn ( đất sẫm màu, chứa một tỷ lệ chất hữu cơ cao)
- Đất Lúa Mạch là sản phẩm của nhiều năm trồng lúa
- Đất Đắp ( những loại đất khai hoang từ biến ) phân bố rộng rãi
 Độ phì nhiêu của đất tăng lên ở những vùng đất thấp, nơi sản xuất nông nghiệp, là kết quả
của sự kết hợp của phù sa tự nhiên trôi xuống từ vùng cao và hang thế kỷ làm lại đất dữ dội
của nông dân trồng lúa

Đất Kuroboku ĐẤT MÙN

5.2.KHOÁNG SẢN
- Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ,
kẽm, chì , bạc và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều
phải nhập khẩu, với số lượng ít hơn là cromit và mangan. Nhật Bản có trữ lượng
lớn đá vôi. Gần như thiếu hoàn toàn, niken, coban, nitrat, quặng nhôm, photphat,
dầu thô và khí tự nhiên
- Trữ lượng than tập trung ở Hokkaido và Kyushu. Các mỏ dầu ít ỏi, sản lượng dầu
trong nước chiến một phần không đáng kể trong lượng tiêu thụ dầu của Nhật Bản.
( + Nơi chứa dầu và khí đốt chính kéo dài từ phía bắc Honshu. Dự trữ khí đốt tự
nhiên cũng được tìm thấy ở phía đông tỉnh Chiba và ngoài khơi phía đông Tohoku.
+ Quặng sắt của Nhật có chất lượng kém và chủ yếu được lấy từ phía Bắc và tây
Honshu.
+ Dữ trữ đồng, từng là quặng kim loại quan trong nhất của Nhật Bản, gần như cjan
kiệt, chì và kẻm thường được tìm thấy với đồng)

5.3.SINH VẬT
5.3.1. ĐỘNG VẬT
- Nhật Bản có hơn 90.000 loài động vật hoang dã, trong đó có gấu nâu, khỉ Nhật Bản, lửng
chó Nhật Bản và kỳ giông khổng lồ Nhật Bản.Nước này đã thành lập một mạng lưới lớn các
vườn quốc gia nhằm bảo vệ các quần động vật và thực vật quan trọng cũng như 37 vùng đất
ngập nước Ramsar.
- Các loài động vật có vú trên cạn của Nhật Bản tương đối nhiều ở các vùng núi rừng rậm xa
xôi. Những động vật này bao gồm lợn rừng, chó gấu trúc, cáo, hươu, linh dương, thỏ rừng và
chồn,….
- Một số loài khác biệt với các loài của lục địa Châu Á lân cận như: khỉ hoang dã cư trú ở
nhiều nơi, những con được tìm thấy ở cực Bắc của Honshu đại diện cho giới hạn phía Bắc
nơi sinh sống của khỉ trên thế giới.

GẤU NÂU LỬNG CHÓ Kỳ Giông Khổng Lồ Khỉ hoang dã


- Các loài bỏ sát bao gồm rùa biển, rùa nước ngọt, rắn biển & thằn lằn. Có hai loài rắn độc,
nhưng hầu hết các loài rắn bao gồm rắn chuột Nhật Bản dài ( 1,5m )
- Đời sống côn trùng đặc trưng cho khí hậu ôn đới ẩm, một số loài có mối liên hệ theo mùa
trong văn hóa và văn hóa đại chúng, chẳng hạn như ve sầu và chuồn chuồn ( mùa hè ) và dế (
mùa thu ) như ở Việt Nam
- Nhật Bản tạo thành một con đường bay chính ở Đông Á, và khoảng 600 loài chim có thể cư
trú hoặc tạm trú. Các loài chim nước rất phong phú: mòng biển, mòng két, chim hải âu,
ngỗng, thiên nga,..
- Có Khoảng 150 loài chim biết hót, cũng như đại bang, diều hâu, chim ưng,..
- Sự hợp lưu của các dòng hải lưu lạnh và ấm gần Nhật Bản đã tạo ra một sinh vật biển phong
phú. Vùng biển Nhật Bản là nơi sinh sống của cá voi, cá heo, cá mòi, cá tráp biển, cá ngừ cá
tuyết,…
- Động vật giáp xác và nhuyễn thể bao gồm cua, tôm, nghêu, sò. Các sông và hồ có rất nhiều
cá hồi và tôm càng xanh. Cá chép ( cá KOI ) thường được nuôi trong hồ, vừa để sản xuất
thức ăn thương mại vừa dung để trang trí

5.3.2.THỰC VẬT
- Phần lớn thảm thực vật ban đầu đã bị thay thế bởi nông nghiêp hoặc do sự du nhập của các
loài ngoại lai đến các hòn đảo
- Rừng mưa bán nhiệt đới thịnh hành ở quần đảo Ryukyu và Bonin và có nhiều loại dâu tằm,
long não, cây sồi và dương xỉ, điên điển và dây leo được tìm thấy là cây phát triển kém
- Có một vài đầm lầy ngập mặn dọc theo bờ biển phía nam của Kyushu
- Rừng lá rộng rụng lá phát triển ở các phần cao hơn và nhiều hơn ở phía Bắc của vùng rừng
nguyệt quế
- Các cây đại diện là cây đỉa, cây katsura, cây phong, cây sồi và cây bạch dương, monc trên
một đám tre nứa.
 Tất cả những cây này, đặc biệt là cây phong, được chiêm ngưỡng vì màu sắc mùa thu tuyệt
đẹp của chúng

RỪNG LÁ RỘNG CÂY LÁ KIM


- Cây anh đào ( Sakura ), được tôn vinh vì hoa nở vào mùa xuân, từ lâu đã trở thành một trong
những biểu tượng của Nhật Bản, được trồng trên khắp đất nước. Nhiều giống đã được trồng,
và các cá thể tự nhiên cũng được tìm thấy trên núi

6.DÂN CƯ
- Mật độ dân số của Nhật Bản là 345 người/km 2 ( 09/11/2021 )
(Nguồn: https://danso.org/nhat-ban/)
- Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết. Số
người chuyển đến Nhật Bản để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước
này để định cư ở một nước khác
- Sự già hóa dân số ở Nhật Bản có những đặc điểm riêng biệt mà đơn giản nhất mà mọi người
có thể thấy là tuổi thọ trung bình tại quốc gia này khá cao hơn so với nhiều nước khác trên thế
giới. Nhật Bản cũng được biết đến là
quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế
giới.
- Bên cạnh đó tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi
ngày càng giảm nghiêm trọng, những
người trong độ tuổi lao động ngày càng
thấp đi và số người cao tuổi ngày càng
tăng lên. Đây là những biểu hiện cơ bản
của sự già hóa dân số tại Nhật Bản đang
diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn =>
Hệ lụy của việc già hóa dân số ở Nhật
Bản đã gây ra là: thiếu hụt lao động,
Kinh tế, xã hội đều bị ảnh hưởng, lỗ
hổng thế hệ gia tăng.
- Gần 99% dân số là người dân tộc Nhật Bản. Nhóm thiểu số lớn nhất là người Hàn Quốc
mạnh khoảng 1 triệu người, Ngoài ra còn có một số lượng lớn người Trung Quốc, Philippines
và Brazil, mặc dù nhiều người là người gốc Nhật Bản. dù đã bị đồng hóa phần lớn, nhưng cư
dân Trung Quốc vẫn duy trì sự hiện diện tại ba khu phố Tàu của Nhật Bản ở KoBe, Nagasaki và
Yokohama
7. KINH TẾ
- Tiền tệ: Yên ( 100 yên = 21,578 VNĐ )
- GDP: 5.154.48 tỷ USD (2019)
- Sản phẩm Nông Nghiệp: Gạo, củ cải đường, rau, trái cây, thịt lợn, gia cầm, các sản phẩm từ
sữa, trứng, cá.
- Sản phẩm Công nghiệp: Dẫn đầu trong sản xuất xe máy, thiết bị điện tử, máy công cụ, thép
và kim loại màu, tàu biển, hóa chất, hàng dệt, thực phẩm chế biến
- Nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua một giai đoạn suy thoái lớn trong những năm 1990 sau 3
thập kỷ tăng trưởng chưa từng có.
- Ngày nay, Nhật Bản là thành viên của cơ chế ASEAN Plus và được coi là một trong những
cường quốc rất mạnh về kinh tế
- Nền kinh tế Nhật Bản lớn thứ ba thế giới tính theo GDP và lớn thứ tư theo sức mua tương
đương.
- Đây cũng là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đứng thứ tư trên thế giới

8.CÁCH THỨC DI CHUYỂN


8.1. TỪ VIỆT NAM
- Hàng không: Các chuyến bay từ Việt Nam sang Nhật Bản chủ yếu hạ cánh tại sân bay quốc
tế Tokyo Narita (NRT), sân bay quốc tế Tokyo Haneda (HND) thuộc thủ đô Tokyo và sân
bay quốc tế Kansai (KIX) thuộc thành phố Osaka.
- Tính đến thời điểm hiện tại, từ Việt Nam bạn có thể bay thẳng đến một số thành phố lớn
của Nhật Bản như Tokyo, Osaka, Fukuoka
THỜI GIAN BAY
CHUYẾN BAY
TRUNG BÌNH
Hà Nội – Tokyo Natrita 6 tiếng 45 phút

Đà Nẵng – Tokyo Natrita 6 tiếng 55 phút


TP. Hồ Chí Minh – Tokyo Haneda 7 tiếng 55 phut
TP. Hồ Chí Minh – Tokyo Natrita 7 tiếng 35 phút
TP. Hồ Chí Minh – Osaka 6 tiếng 55 phút
TP – Hồ Chí Minh – Fukuoka 6 tiếng 20 phút

=>Giá vé trung bình từ 7.000.000 – 8.000.000


Khoảng cách từ Tokyo – Nhật Bản đến TP. Hồ Chí MInh – Việt Nam là 4.330 km
- Hiện tại, Nhật Bản miễn visa cho công dân các nước phát triển như: Mỹ Úc, Canada….Ở khu
vực Asean thì có Thái Lan, Malaysia. Với công dân Việt Nam, nếu muốn du lịch Nhật Bản cần
phải có Visa để được nhập cảnh vào xứ sở hoa anh đào,
8.2.TRONG NƯỚC:
- Tàu điện ngầm: Người Nhật bản thường xuyên sử dụng các phương tiện công cộng để di
chuyển, đặc biệt là tàu điện ngầm. Nhằm giúp hành khách di chuyển thuận lợi và dễ dàng quan
sát mà bản đồ tàu điện ngầm được treo ở khắp mọi nơi. Có thể sử dụng các ứng dụng như Google
Map, Tokyo Metro my!, Norikae NAVITIME,… để tìm kiếm các tuyến đường, điểm đến. Sử
dụng các phần mềm như thế chắc chắn sẽ thuận tiện, chính xác và giúp bạn tiết kiệm được thời
gian hơn rất nhiều đó.

Bản đồ tàu điện ngầm tại Tokyo

- Tàu điện: Hệ thống tàu thuộc tuyến JR chạy thông suốt


đất nước, giống tàu điện ngầm nhưng với JR bạn có thể
đi được xa hơn, thậm chí chu du khắp Nhật Bản với chi
phí vô cùng phải chăng. Tàu điện cao tốc Shinkansen
với tốc độ ngang máy bay 320km/h

- Xe buýt: Là phương tiện công cộng giá rẻ nhất tại đây. Ở những khu vực không thể đi
tàu điện, các bạn có thể lựa chọn xe buýt để di chuyển. Giá vé khoảng 150 – 250 JPY
(30.000đ - 50.000đ)/chặng

- Taxi: Là một phương thức di chuyển đắt đỏ. Giá tiền tính tại thời điểm mở cửa xe nằm
trong khoảng 600 – 700 JPY (120.000đ – 140.000đ). Cho mỗi cây số tiếp theo trong
hành trình.
. MÔNG CỔ
1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
- Mông cổ quốc, thường được gọi ngắn là Mông Cổ là một quốc gia nội lục có chủ quyền nằm tại
nút giao giữa 3 khu vực Trung, Bắc và Đông của châu Á
- Mông Cổ là một quốc gia không giáp biển nằm giữa Siberia thuộc Trung Quốc và Nga, cách xa
bất kỳ đại dương nào, nằm ở cao nguyên Trung Á.
- Mông Cổ có chiều dài 1.486 dặm (2.392 km) từ tây sang đông và tối đa là 782 dặm (1.259 km)
từ bắc xuống nam. Diện tích đất đai của Mông Cổ gần tương đương với các quốc gia ở Tây và
Trung Âu , và nó nằm trong một phạm vi vĩ độ tương tự . Thủ đô quốc gia,Ulaanbaatar (tiếng
Mông Cổ: Ulan Bator), nằm ở phía bắc trung tâm của đất nước.
- Đất nước có hình bầu dục gần như hình bầu dục. Các sông chính là Selenge, Moron.
- Cảnh quan bao gồm một trong những hồ nước ngọt lớn nhất châu Á (Hồ Khövsgöl), nhiều hồ
muối, đầm lầy, cồn cát, đồng cỏ lăn, rừng núi cao và sông băng vĩnh cửu. Phía bắc và phía tây
Mông Cổ là khu vực hoạt động địa chấn, với động đất thường xuyên và nhiều suối nước nóng và
núi lửa đã tuyệt chủng. Điểm gần nhất của quốc gia đối với bất kỳ đại dương nào là khoảng 645
kilômét (401 mi) từ mũi cực đông của đất nước giáp với miền bắc Trung Quốc đến Cẩm Châu ở
tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc dọc theo bờ biển của Biển Bột Hải.
- Nó chủ yếu nằm giữa vĩ độ 41 ° và 52 ° N (một khu vực nhỏ là phía bắc 52 °), và kinh độ 87 °
và 120 ° E. Như một điểm tham khảo, phần cực bắc của Mông Cổ nằm trên cùng vĩ độ với Berlin
(Đức) và Saskatoon (Canada), trong khi phần cực nam nằm trên cùng vĩ độ với Rome (Ý) và
Chicago (Mỹ). Phần cực tây của Mông Cổ nằm trên cùng kinh độ với Kolkata ở Ấn Độ, trong khi
phần cực đông nằm trên cùng kinh độ với Qinhuangdao và Hàng Châu ở Trung Quốc, cũng như
rìa phía tây của Đài Loan. Mặc dù Mông Cổ không có chung biên giới với Kazakhstan , nhưng
điểm cực tây của nó chỉ cách Kazakhstan 36,76 km (22,84 mi).
- Địa lý của Mông Cổ rất đa dạng, với sa mạc
Gobi ở phía nam và các vùng núi lạnh giá ở
phía bắc và phía tây. Phần lớn Mông Cổ bao
gồm thảo nguyên đồng cỏ Mông Cổ-Mãn
Châu , với diện tích rừng chiếm 11,2% tổng
diện tích đất, một tỷ lệ cao hơn Ireland
(10%).
- Các tuyến đường du lịch và điễm tham
quan tốt nhất của Mông Cổ được phân thành
6 loại chính theo vị trí địa lý: Ulaanbaatar và
xung quanh, Nam Mông Cố - vùng sa mạc
Gobi, Tây Mông Cổ , Trung Mông Cổ, Bắc
Mông Cổ và Đông Mông Cổ - Đồng bằng
lớn phía Đông.
Bản đồ địa lý ở Mông Cổ
https://www.selenatravel.com/geography-of-mongolia

1.2. DIỆN TÍCH-LÃNH THỔ:

Lãnh thổ của nước Mông Cổ


https://www.britannica.com/place/Mongolia

- Có diện tích 1.564.116 km2 (603.909 dặm vuông Anh), gần bằng diện tích của Tây Âu, nơi có
những thảm cỏ khổng lồ vô tận của thảo nguyên, cồn cát, đá và rừng các dãy núi. Mông Cổ là
quốc gia lớn thứ 18 thế giới (sau Iran ). Nó lớn hơn đáng kể so với quốc gia lớn nhất tiếp theo,
Peru .
- Khoảng 3/4 diện tích của Mông Cổ bao gồm các đồng cỏ, nơi hỗ trợ các đàn gia súc ăn cỏ
khổng lồ mà đất nước này được biết đến. Diện tích còn lại được chia đều cho rừng và sa mạc cằn
cỗi, chỉ có một phần nhỏ đất trồng trọt.
- Đất nước này có nhiều núi với độ cao trung bình 1580 mét so với mực nước biển, khiến Mông
Cổ trở thành một trong những quốc gia cao nhất trên thể giới.
- Điểm thấp nhất là áp thấp Hoh Nuur ở độ cao 560 m so với mực nước biển và điểm cao nhất là
đỉnh Khuiten ờ độ cao 4374 m.
- Dân số: 3.170.208 (2018, Ngân hàng Thế giới ). Với tổng dân số dưới ba triệu người, Mông Cổ
là một trong những quốc gia có mật độ dân số trung bình thấp nhất so với bất kỳ quốc gia nào
trên thế giới.
- Địa lý của đất nước được đặc trưng bởi sự đa dạng lớn. Từ bắc xuống nam có thể chia thành 6
khu vực: núi cao, rừng taiga, thảo nguyên rừng núi, thảo nguyên, bán hoang mạc và sa mạc gobi.

1.3. ĐỊA HÌNH:


- Địa hình là những ngọn núi và cao nguyên lượn, với mức độ lượn cao.
- Địa hình Mông Cổ đa dạng với Sa mạc Gobi ở phía nam và các vùng núi lạnh ở phía bắc và
phía tây, ngoài ra phía bắc Mông Cổ còn giáp với rừng Taiga.
-Đa phần lãnh thổ Mông Cổ gồm các thảo nguyên.
-Có nhiều sa mạc và bán sa mạc bằng phẳng, rộng lớn.

1.3.1. DÃY NÚI:


- Dãy núi cao - bao gồm dãy núi Altai và Tavan Bogda.
- Mông Cổ là một quốc gia miền núi. Mặc dù khu vực núi cao, bao gồm các độ cao hơn của các
dãy này, chỉ chiếm khoảng 5% lãnh thổ của Mông Cổ, độ cao trung bình của đất nước là khá cao,
ở độ cao 5.184 feet (1.580 m.) trên mực nước biển.
- Ở Vùng Viễn Tây Altai, Đinh Khuiten ở phần trên cùng của Dãy núi Tavan Bogda cao tới
14.350 feet (4.374 m.), Là điểm cao nhất trong cả nước.
- Các dãy núi Altai, Khangai và Khentii và day Khuvsgulcao hơn độ cao của khu rừng.
- Nhiều khu vực núi ở Mông Cổ có dấu hiệu của Kỳ
Băng hà trước đó, với các thung lũng hình chữ U và
những tảng đá để lại do các sông băng rút di.
Những ngọn núi cao nhất của Mông Cổ:
Đình Nairamdal (Núi Tavan Bogda): 14.350 feet
(4.374 m.)
Đinh Sukhbaatar (Núi Munkhkhairkhan: 13.806 feet
(4.208 m.)
Dãy núi Gobi Altai
Núi Tsast (dãy núi Altai): 13,793 feet (4,204 m) https://www.britannica.com/place/Mongolia
Núi Tsast Bogda (dãy núi Sutai): 13.417 feet (4.090
m.)
Núi Khatuu (dāy núi Silkhem): 13.217 feet (4.029 m.)
Khukh serkh (dãy núi Deluun): 13.186 feet (4.019 m.)

1.3.2. THẢO NGUYÊN :


*THẢO NGUYÊN NÚI RỪNG:
Khu vực Taiga chiếm 5% lãnh thổ ở miền Bắc
Mông Cổ, nơi được tìm thấy trên dãy Khentii
trên địa hình đồi núi xung quanh Hồ Khuvsgul,
một phần của dây núi Tarvagatai, những khu
vực cao hơn xung quanh thung lũng sông
Orkhon và một số phần của dãy núi Khan
Khukhii. Khu vực Taiga có lượng mua nhiều
hơn (từ 12 dến 16 inch/ năm) và nhiệt độ thấp
hơn hầu hết các khu vực của Mông Cổ, do đó
thời gian phát triển của thực vật tương đối ngắn.

https://www.selenatravel.com/mongolia-nature-wildlife
*THẢO NGUYÊN MÔNG CỔ:
Thảo nguyên sa mạc chiếm một dải rộng lớn, hơn 20 phần trăn tồng diện tích của Mông Cổ, kéo
dài trên khắp đất nước giữa các vùng thảo nguyên và sa mạc. Khu vực này bao gồm sự suy thoái
của các Hồ lớn, Thung lũng các Hổ, và phần lớn khu vực giữa các dãy núi Khangai và Altai,
cũng như khu vực phía đông Gobi. Khu vực này bao gồm nhiều vùng trũng, đất có muối và các
ao nhỏ. Khí hậu khô cằn với hạn hán thường xuyên và lượng mra hàng năm là 4-5 inch (100-125
mm.). Những cơn gió lớn và bảo bụi thường xuyên tác động mạnh đển thảm thực vật trong khu
vực. Tuy nhiên, nhiều người chăn nuôi du mục của Mông Cổ chiếm giữ khu vực này.
*CAO NGUYÊN HULUN BUIR:

Cao nguyên Hulun Buir là niềm tự hào của người Mông Cổ

https://dulichvietnam.com.vn/me-man-truoc-ve-quyen-ru-cua-5-cao-nguyen-dep-nhat-the-gioi.html?
fbclid=IwAR13-TiIUPme-inXOzHojhuGPKrJ1YIfJlt_TpjBWRcmRfmzZEDWBFa4Wqg

-Cao nguyên Hulun Buir là niềm tự hào của người dân Mông Cổ. Vẻ đẹp toát lên từ sự thanh
khiết, xanh tươi và rộng mở. Cao nguyên Hulun đẹp như trong tranh, được ví như một thảm cỏ
xanh khổng lồ trải dài bất tận.
- Tản bộ ở cao nguyên Hulun Buir cũng là một
ý tưởng không tồi. Mùi cây cỏ, mùi của thiên
nhiên, đất mẹ khiến cho lòng người say đắm.
Những thứ giản dị là những điều đẹp đẽ và
tuyệt vời nhất. Đến đây vào mùa hè, cao
nguyên Hulun Buir toát lên vẻ tươi sáng, như
một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp với thảm cỏ
xanh tươi, bầu trời trong veo thêm những gơn
mây trắng xóa. Người Mông Cổ khéo léo giữ
lại cho người đời sau những nét đẹp tinh tế và
trong veo như vậy, như một cách để gìn Mùa hè, cao nguyên Hulun Buir như một bức tranh thủy mặc
giữ nét đẹp truyền thống của vó ngựa thảo
https://dulichvietnam.com.vn/me-man-truoc-ve-quyen-ru-cua-5-
nguyên. cao-nguyen-dep-nhat-the-gioi.html?fbclid=IwAR13-TiIUPme-
inXOzHojhuGPKrJ1YIfJlt_TpjBWRcmRfmzZEDWBFa4Wqg
1.3.3. SA MẠC GOBI:
Gobi bao gồm chủ yểu là sỏi, nhưng cũng có những
khu vực rộng lớn được bao phủ bởi cồn cát ở các khu
vực khô hạn hơn của Gobi nẳm gần biên giới phía
nam. Nắm rải rát khắp đất nước là rất nhiều hồ nước
mặn và nước ngọt.
Gobi là một trong những sa mạc lớn trên thế giới,
chiếm phần lớn miền Nam Mông Cổ và Đông bắc
Trung Quốc và tạo thành phần phía bắc của các sa
mạc Trung Á. Tuyệt đẹp, các phẩn mở rộng của
https://www.selenatravel.com/mongolia-nature-
Gobi truyền thuyết rất gồ ghề và hiếu khách. Ở đây wildlife
có thảm thực vật thưa thớt, và khu vực này có rất
nhiều loại khác nhau: từ các khối núi đá dến các khu vực giống như vỉa hè bằng phẳng của sa
mạc siêu khô cằn, từ các ốc đảo rợp bóng cây dương đến các đồng bằng rộng lớn và các khu vực
cổn cát. Những khu vực này cung cấp môi trường sống cho nhiều loài bị đe dọa của Mông Cổ,
bao gồm lạc đà hoang da, gấu Gobi và mông hoang da. Khí hậu ở đó rất khắc nghiệt. Lượng mưa
có thể chi giảm hai đến ba năm một lần và trung bình hàng năm ít hơn 4 inch (100 mm.), Nhiệt
độ tăng cao tới 104 ° F (40° C) vào mùa hè và xuống thấp nhất là 104 ° F (-40°C) vào mùa đông.

1.3.4. SÔNG, HỒ:


- Một số tuyến đường thủy của Mông Cổ thoát ra biển, nhưng nhiều con đường kết thúc tại lưu
vực lòng chảo nội lục trong sa mạc và những áp thấp của Nội Á. Sông được phát triển rộng rãi
nhất ở phía bắc và hệ thống sông chính của quốc gia là sông Selenge chảy qua Hồ Baikal đến Bắc
Băng Dương. Một số nhánh phụ của sông Enisei của Siberia, cũng chảy vào Bắc Băng Dương,
mọc ở vùng núi phía tây bắc Mông Cổ. Ở phía đông bắc Mông Cổ, sông Onon chảy vào Thái
Bình Dương qua sông Shilka ở Nga và sông Amur (Heilong Jiang), tạo thành hệ thống sông dài
thứ mười trên thế giới.
- Nhiều con sông ở phía tây Mông Cổ kết thúc tại các hồ trong lưu vực thoát nước nội địa Trung
Á, thường xuyên nhất ở vùng lõm Hồ Lớn, hoặc tại hồ Hô Luân, hồ Ulaan hoặc hồ Ulungur. Một
vài con suối ở miền nam Mông Cổ không đến được biển mà chạy vào hồ hoặc sa mạc.
- Một trong những hồ lớn nhất của Mông Cổ, Hoh Nuur, ở độ cao 557 mét, là điểm thấp nhất
trong cả nước. Tổng cộng, các hồ và sông của Mông Cổ có diện tích là l10.560 km vuông, hay
0,67% đất nước.

2. KHÍ HẬU:
- Mông Cổ - một đất nước tuyệt vời, ảnh hưởng đến
khách du lịch vì tính độc đáo và độc đáo của nó. Tọa
lạc tại khu vực Trung Á, cả nước có chung biên giới chỉ
bởi Nga và Trung Quốc, và không có lối thoát ra biển.
Do đó, khí hậu Mông Cổ - mạnh lục. Và Ulaanbaatar
được coi là thủ đô lạnh nhất trên thế giới, do Ulan
Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất so với bất
kỳ thủ đô nào khác trên thế giới.
có khí hậu lục địa khác nghiệt với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn, và đa phần lượng mưa
trong năm diễn ra vào mùa hè.
- Lượng mưa cao nhất ở phía bắc (trung bình 20 tới 35 centimét một năm) và thấp nhất ở phía
nam, với lượng mưa hàng năm 10 tới 20 centimét.
- Vùng cực nam là Sa mạc Gobi, một số vùng ở đó có mưa rất ít hoặc hầu như không có mưa
trong nhiều năm.
Có 260 ngày nắng trong một năm, được ưu ái với cái tên thân thiết “vùng đất của bầu trời xanh”.
Mông Cổ có khí hậu lục địa khô, tác động biển cả không làm ảnh hưởng đến thời tiết của nơi này.

2.1. CÁC MÙA:


Mùa xuân: bắt đầu từ tháng 3 đến giữa tháng 5, thời tiết khó dự báo trước được. Khoảng thời
gian này thường có bão tuyết, kèm theo nắng và gió. Nếu gặp trúng cơn gió với vận tốc 10 dặm
sẽ làm bạn lạnh đến không thể chịu được, nhiệt độ có thể giảm từ 0 độ C đến -5 độ C. Biên giới
phía Bắc có thể xuất hiện mưa lớn ở vùng rừng rậm taiga như Khentii và Khovsgol.
Mùa hè: bắt đầu từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 8, khu vực phía Bắc vẫn có khí hậu lạnh hơn
các vùng khác. Tháng 6 thời tiết thuận lợi hơn ở khu vực trung tâm và phía Nam Mông Cổ.
Tháng 7 là thời điểm diễn ra lễ hội Naadam, chính vì vậy, khi đến Mông Cổ vào thời điểm này rất
đông. Bạn có thể rủ bạn bè hoặc người thân lựa chọn khoảng thời gian này để đi khám phá đất
nước bầu trời xanh này.
Mùa thu: bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 10. Thời điểm này, cỏ cây tươi tốt, những con sông
tràn trề nước nhưng cũng không ít khó khăn khi đường lầy lội hơn, muỗi cũng xuất hiện nhiều
hơn. Đổi lại, thời tiết tháng 9 khá hợp lý để bạn khám phá Mông Cổ trong thời tiết thuận lợi nhất.
Tháng 10 thời tiết se lạnh hơn chút nhưng lại rất thích hợp để đi ngắm tuyết.
Mùa đông: bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2. Mùa đông tại Mông Cổ rất lạnh, Tuyết rơi không
quá dày nhưng nhiệt độ vẫn giữ trong khoảng dưới 0 độ trong vài tháng mùa đông khiến lượng
tuyết bao phủ có thể kéo dài đến mùa hè năm sau.
2.2.MỘT SỐ TÌNH TRẠNG KHẮC NGHIỆT CỦA KHÍ HẬU LỤC ĐỊA Ở
MÔNG CỔ:
*ZUD1:

Dê đã chết do hậu quả của một zud


https://ladigi.vn/dia-ly-mong-co-la-gi-chi-tiet-ve-dia-ly-mong-co-moi-nhat-2021?
fbclid=IwAR2SC5qtrM7FPOzuM07l8YkxiaxxbOd715XDq3kqvAHTmY6zVx2ikIF8ujQ

- Mặc dù mùa đông thường lạnh nhưng vẫn chăn nuôi, tuy nhiên trong điều kiện thời tiết khác
nhau, chăn nuôi không thể thực hiện chăn thả dẫn đến chết với số lượng lớn. Một mùa đông trong
đó điều này xảy ra như thế được gọi là một zud; nguyên nhân bao gồm bão tuyết, hạn hán, cực
lạnh và mưa. Những thiệt hại về vật nuôi như vậy là một điều không thể trán khỏi và theo một
nghĩa nào đó, hậu quả bình thường của khí hậu, đã gây khó khăn cho việc tăng số lượng chăn
nuôi theo kế hoạch.

*BÃO TUYẾT THEO MÙA:

1
Zud: hay còn gọi là Bạch phong mao, là một thuật ngữ của người Mông Cổ chỉ một mùa đông nghiêm trọng, trong
đó số lượng lớn vật nuôi chết, chủ yếu là do đói không thể ăn cỏ, trong các trường hợp khác là do trực tiếp từ cái
lạnh.
Tuyết bao phủ Mông Cổ trong hình ảnh này từ ngày 21 tháng 12 năm 2003. Tuyết rơi thường nhẹ
và thổi bay đi nhanh chóng trong mùa đông, vì vậy để thấy tuyết rơi nhiều trên mặt đất cùng một
lúc là không bình thường.
https://ladigi.vn/dia-ly-mong-co-la-gi-chi-tiet-ve-dia-ly-mong-co-moi-nhat-2021?
fbclid=IwAR2SC5qtrM7FPOzuM07l8YkxiaxxbOd715XDq3kqvAHTmY6zVx2ikIF8ujQ

- Các trận bão tuyết nghiêm trọng có thể xảy ra trong khu vực. Khí hậu mùa đông 1970–1971,
2000–2001, 2008–2009 và 2009–2010 đặc biệt khắc nghiệt, có những lúc cực kỳ nghiêm trọng.
- Những trận bão tuyết tháng 12 năm 2011 đã chặn nhiều con đường và giết chết 16.000 gia súc
và 10 người. Ủy ban khẩn cấp nhà nước Mông Cổ cho biết đó là mùa đông lạnh nhất trong 30
năm và như hạn hán mùa hè khắc nghiệt trước đó, có thể là kết quả của sự nóng lên toàn cầu.
Liên Hợp Quốc đã cung cấp viện trợ lớn do mức độ thiệt hại cao gây ra.
- Trong những trận bão tuyết giữa ngày 8 và 28 tháng 5 năm 2008, 21 người đã thiệt mạng và 100
người khác bị mất tích ở bảy tỉnh ở miền đông Mông Cổ. Số điện thoại cuối cùng đã đạt được ít
nhất 52 người và 200.000 gia súc vào cuối tháng Sáu. Hầu hết nạn nhân là những người chăn gia
súc bị đóng băng đến chết cùng với gia súc của họ. Đó là thời tiết lạnh nhất kể từ khi thành lập
nhà nước hiện đại vào năm 1922.

3.TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:


3.1. THẢM THỰC VẬT:
- có hệ thực vật phong phú và khác thường.
- Ở Mông Cổ, bạn sẽ nhìn thấy ngọn núi bao phủ bởi rừng rụng lá, cây thông. Trong thung lũng
chúng được thay thế trên gỗ (bạch dương, tro) và cây bụi (cây kim ngân hoa, cherry chim, hương
thảo và những người khác). Nói chung, rừng bao phủ khoảng 15% của thảm thực vật của Mông
Cổ.
- Thảm thực vật của thảo nguyên Mông Cổ cũng rất đa dạng.
- Có bốn vùng thảm thực vật cơ bản ở Mông Cổ. Chúng chạy theo vĩ độ từ bắc xuống nam và
theo độ cao từ núi đến lưu vực và đồng bằng: rừng-thảo
nguyên, thảo nguyên, bán sơn địa và sa mạc. Ngoài ra,
những ngọn núi cao hơn có các dải rừng lá kim (taiga)
và cao hơn là một khu vực núi cao. Thảo nguyên (đồng
cỏ) chiếm ưu thế, bao phủ hơn 3/4 lãnh thổ quốc gia.

3.2. ĐỘNG VẬT Ở MÔNG CỔ:


- Nghiên cứu khoa học về hệ động vật của Mộng Cổ
được bắt đầu vào nửa sau của thế kỷ 19.
- Nhiều người đi du lịch ở Mông Cổ có thể cản thấy khó
phân biệt giữa động vật hoang dã và động vật thuần hóa
vì cả hai đều tự do lang thang trên thảo nguyên rộng lớn. -Mông Cổ có nhiều loài quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng như báo tuyết, Argali và Ibex.
*.ĐỘNG VẬT CÓ VÚ Ở MÔNG CỔ:
- Hiện có 136 loài thú thuộc 8 lớp, 22 họ, 70 kiều đã được đảng ký ở Mông Cổ, hầu hết chúng là
loài đặc hữu của Trung Á. Khoảng 60 loài trong số chúng bị săn bắt vì chúng được coi là động
vật trò chơi.
https://www.selenatravel.com/mongolia-nature-
*BÒ SÁT Ở MÔNG CỔ: wildlife
- Hiện có 22 loài bò sát đã được đăng ký trong nước. Chúng bao gồm pipiens phyla, teratoscincus
przwalskii, cyrtopodion elongatus, laudakia stoliczkana, phrynocephalus mụn nước,
phrynocephalus helioscopus, Chòm sao Hiết Hỗ Agilis, Chòm sao Hiết Hổ vivipara, eryx
tataricus, elaphe dione, spinalis coluber, elaphe schrenckii, natrix natrix, VIPERA BERUS, halys
gkistrodon .. nhất của những loài bò sát này là loài dặc hữu.
- Các loài lưỡng cư ở Mông Cổ: Có 2 loại, 4 họ trong số 8 loài lưỡng cư đã được quan sát thấy ở
Mông Cổ như Bufo danatensis, Salamandrella keyerlingi, Rana chensinensis, Hyla japonica, bufo
raddei, ... một số loài lưỡng cư là đặc hữu.
*CÁC LOÀI CHIM Ở MÔNG CỔ:
-Mông Cổ có thành phần loài chim phong phú
do các tuyến đường di cư từ Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương đến Địa Trung Hải và đến
Bắc Băng Dương và Bắc Tundra...426 loài
chim đã được quan sát thấy ở Mông Cổ- 322
loài hoặc 78% là di cư, 30 loài chim được đưa
vào "Sách đỏ của Mông Cổ" vì chúng được coi
là quý hiểm và có nguy cơ tuyệt chủng. Và một
số hồ như Khovsgul, Uvs, Khar Us, Dayan,
Dorgon, Terkhiin Tsagaan và một sổ Sông nơi
có mật độ chim cao đa được bảo vệ nghiêm
ngặt một phần. Các loài chim như Grus
leucogeranus, Grus vipio, Chlamydotis
undulata, ciconia di cu, Pelecanus crispus,
Platalea leucorodia, Anas formosa,
Limnodromus semipalmatus, Larus Relctus đa https://www.selenatravel.com/mongolia-nature-
được bảo vệ. wildlife

*CÁC LOÀI CÁ Ở MÔNG CỔ:


- Mông Cổ có 75 loài cá. Cá không được liệt kê trong "Sách đỏ của Mông Cổ" là cá thể thao. Các
loài cá phổ biến ở Mông Cổ: Taimen, Great kalyga, strugeons, arctis cisco, siberia whitefish,
pikes- amur pike, Northern pike, cyprinid fish, Carp, roach, dwaft altaiosman, Mongolian
Greyling, Mongolian redfin, haitej carvedpin... Mông Cổ là nơi tốt nhất để câu ruồi trên sông.
+Amur Pike: Amur Pike, tên khoa học Esox re Richtii, là một loài pike là thành viên của
họ cá nước ngọt Esocidae. Một con trưởng thành của loài này có thể dài tới 45 inch và nặng
tới 27 pounds.
+Cá hồi nâu:
Cá hồi nâu, tên khoa học Salmo trutta , là một loài cá là cá hồi và là thành viên của gia
đình Salmonidae thuộc loài cá vây vây bao gồm cá hồi, cá hồi, chars, cá xám và cá thịt
trắng.
+Hovsgol Grayling:Hovsgol Grayling, tên khoa học Thymallus nigrescens, là một loài
cá xám là một thành viên của họ cá vây vây Salmonidae. Một con trưởng thành của loài
này thường có chiều dài từ 6, 69 đến 7, 78 inch (17 đến 20 cm).
+Lenok mõm nhọn: Loài lenok mõm nhọn, tên khoa học Brachymystax leno, là một loài
cá là cá hồi và là thành viên của gia đình Salmonidae thuộc loài cá vây vây. Con trưởng
thành của loài này có chiều dài khoảng 28 inch (70 cm).
*CÔN TRÙNG Ở MÔNG CỔ:
- Đời sống côn trùng là phong phú nhất trong đời sống hoang dã của Mông Cổ với 13000
loài côn trùng được quan sát thấy trong nước.
3.3.KHOÁNG SẢN:
- Đối với sự phát triển kinh tế của Mông Cổ, tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng rất lớn,
thực sự có rất nhiều trong số đó.

- Đặc biệt, có ba mỏ than nâu lớn trong nước và than chất lượng cao được phát hiện ở phía nam,
trữ lượng địa chất, theo ước tính sơ bộ, lên tới vài tỷ tấn. Tiền gửi của fluorit và vonfram, được
coi là trung bình trong số lượng dự trữ, từ lâu đã được phát triển thành công.

- Quặng đồng molypden được khai thác ở Treasure Mountain. Việc phát hiện ra khoáng sản này
đã dẫn đến việc xây dựng một nhà máy khai thác và chế biến lớn, xung quanh đó cả một thành
phố phát triển. Ngày nay, một trăm ngàn người sống ở Erdenet.

- Một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Mông Cổ là một trong những mỏ quặng
vàng lớn nhất thế giới, được gọi là Oyu-Tolgoi. Gần đây, sự quan tâm của các nhà đầu tư vào đất
nước này đã tăng lên, vì phần lớn đất đai ở đây chưa được các nhà địa chất nghiên cứu, điều đó
có nghĩa là nhiều khoáng sản chưa được tìm thấy.

4.DÂN CƯ:
4.1. MẬT ĐỘ DÂN SỐ:
- Dân số: 3.170.208 (2018, Ngân hàng Thế giới ). Với tổng dân số dưới ba triệu người, Mông Cổ
là một trong những quốc gia có mật độ dân số trung bình thấp nhất so với bất kỳ quốc gia nào
trên thế giới.
- Diện tích Mông Cổ khoảng 1.564.116 km2, dân số hơn 3,2 triệu. Như vậy, trung bình cứ một
km2 ở Mông Cổ có hai người sinh sống. Đây là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất châu Á và cả
thế giới.
- Do đặc điểm địa hình nên 2/3 dân số Mông Cổ sống du mục, tự cung tự cấp. Đặc thù cuộc sống
nay đây mai đó nên con em của người dân du mục đều tập trung trong các trường nội trú tại Thủ
đô Ulan Bator và các trung tâm hành chính tỉnh, nghỉ hè thì theo cha mẹ du mục trên thảo nguyên
- Theo World Atlas, mật độ dân số Mông Cổ thấp do địa hình chủ yếu là thảo nguyên rộng, phần
lớn cư dân là người du mục, luôn đi từ vùng này sang vùng khác. Tỷ lệ sinh ở Mông Cổ cũng
thấp. Dân tập trung ở thủ đô Ulan Bator.
4.2. THÀNH PHẦN DÂN TỘC:
- Các di tích khảo cổ có niên đại sớm nhất của thời tiền sử đã thu hút sự chú ý của các học
giả Mông Cổ và nước ngoài. CácNgười Mông Cổ khá thuần nhất về mặt sắc tộc. Trong
Mông Cổ, Khalkh (hoặcKhalkha ) Người Mông Cổ chiếm khoảng 4/5 dân số. Các nhóm
Mông Cổ khác - bao gồm Dörvöd (Dörbed),Buryat , Bayad và Dariganga - chiếm gần một
nửa dân số còn lại. Phần lớn phần còn lại bao gồm các dân tộc nói tiếng Turkic - chủ yếu
làNgười Kazakhstan , một sốNgười Tuvans (tiếng Mông Cổ: Uriankhai), và một số người
Tsaatan (Dhukha) - đa sống chủ yếu ở miền tây của đất nước. Có một số lượng nhỏ người
Nga và người Trung Quốc, những người này chủ yếu được tìm thấy ở các thị trấn. Chính
phủ đã tăng cường chú ý đến việc tôn trọng và bảo vệ ngôn ngữ và quyền văn hóa của
người Kazakhstan, người Tuvan và các dân tộc thiểu số khác.

https://www.britannica.com/place/Mongolia/Climate-and-soils#ref27441

4.3. NGÔN NGỮ DÂN TỘC:


- Phần lớn dân số nói tiếng Mông Cổ , và gần như tất cả những người nói ngôn ngữ khác đều hiểu
tiếng Mông Cổ. Vào những năm 1940, hệ thống chữ viết theo chiều dọc truyền thống của người
Mông Cổ được thay thế bằng hệ thống chữ viết Cyrillic dựa trên bảng chữ cái Nga. (Đây là
nguồn gốc của phiên âm Ulaanbaatar cho Ulan Bator, cách viết truyền thống.) Vào những năm
1990, chữ viết truyền thống một lần nữa được dạy trong các trường học, và các bảng hiệu cửa
hàng xuất hiện ở cả hai dạng chữ Cyrillic và truyền thống.

5. KINH TẾ:
-Trong những năm gần đây, nền kinh té Mông Cổ khới sắc mạnh mẽ nhờ phát triển công nghiệp khia thác
khoáng sản và du lịch
- Kinh tế Mông Cổ tập trung chủ yếu vào nông nghiệp và khai thác mỏ
- Ngày nay, nền kinh tế của Mông Cổ đang phát triển rất năng động, đất nước này là một trong
những thị trường hứa hẹn nhất trong toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo các chuyên
gia của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các tổ chức có uy tín khác, quốc gia này là
một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế trong tương lai gần sẽ là một trong những
mức cao nhất. Cụ thể, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tin rằng trong mười năm tới, các
chỉ số kinh tế sẽ tăng trưởng trung bình 15% mỗi năm.

- Mông Cổ là quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên và được xem là “cái rốn mới” của trái đất,
dưới những sa mạc mênh mênh lại là những mỏ sắt,than, đồng ,uranium, môlípđen, kẽm,
tungsten, và vàng. Năm 2011, khi giá đồng và quặng sắt tăng vọt, tăng trưởng kinh tế của Mông
Cổ nhanh nhất thế giới với mức tăng tới 17,29%, thế nhưng chỉ sau vài năm, nền kinh tế nước
này bị “tuột dốc”. Tốc độ tăng trưởng GDP của Mông Cổ năm 2014 là 7,89%; năm 2015 là
2,38%; năm 2016 xuống mức 1,17%; năm 2018 là 6,95%. Nợ công của Mông Cổ ở mức 30 tỷ
USD cao hơn hai lần GDP quốc gia.
- Thu nhập bình quân đầu người của Mông Cổ theo sức mua tương đương năm 2020 là 12.970
USD. Tuy nhiên, mức sống của người dân ở đất nước này vẫn khá chênh lệch, có đến 36% người
dân sống dưới mức nghèo khổ. Những người dân nghèo này mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 2
USD. Trong khi đó lại có những đại gia siêu giàu với cuộc sống xa hoa, đầy đủ tiện nghi. Người
ta có thể bắt gặp những tòa nhà chọc trời, dàn xe siêu sang, quán bar hay những công trình rất
hiện đại ở Mông Cổ.

-Nền kinh tế của Mông Cổ tập trung vào một số lĩnh vực, như nông nghiệp và khai thác mỏ
- Hơn nữa, một vài năm trước, đất nước này có một số lượng lớn người nghèo. Vào đầu năm
2010, gần 40% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Trong những năm gần đây, chỉ số này đã giảm
nhanh chóng.
- Hầu hết dân số trong độ tuổi lao động tập trung vào nông nghiệp (hơn 40%), khoảng một công
việc thứ ba trong lĩnh vực dịch vụ và gần 15% làm việc trong thương mại. Những người còn lại
làm việc trong ngành sản xuất, trong khu vực tư nhân, trong ngành khai thác mỏ.

- Trong cấu trúc GDP của nền kinh tế Mông Cổ, phần lớn nhất là khai thác, chiếm gần 20%. Lâm
nghiệp, nông nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 17%, hơn 10% đến từ bán buôn và vận chuyển.
Sản xuất, bất động sản, truyền thông và công nghệ thông tin cũng đóng góp một phần trong cơ
cấu GDP.

*CÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT:

- Các ngành công nghiệp chính trong nền kinh tế của Mông
Cổ là dệt, vải, len, da, da cừu và áo khoác lông, chế biến thịt,
sản xuất vật liệu xây dựng. Đất nước này đứng thứ hai trên
thế giới về sản xuất len cashmere.

- Năm 2012, các kỹ sư Mông Cổ đã lắp ráp chiếc máy bay


đầu tiên cho một tàu sân bay quốc gia. Vào năm 2013, cùng
với Belarus, có thể thống nhất về việc sản xuất máy kéo,
cũng như các doanh nghiệp để sản xuất tàu lượn và con quay
hồi chuyển.
*NÔNG NGHIỆP:
- Mô tả ngắn gọn về nền kinh tế của Mông Cổ, cần chú ý đầy đủ đến nông nghiệp. Đất nước này
có khí hậu lục địa khắc nghiệt, vì vậy ngành công nghiệp vẫn dễ bị thiệt hại do lạnh, hạn hán và
các thảm họa tự nhiên khác. Đất nước này có rất ít đất canh tác, trong khi khoảng 80% lãnh thổ
được sử dụng cho đồng cỏ.

- Gần đây, hầu hết chăn nuôi đã tập trung trong tay của một số gia đình có ảnh hưởng. Từ năm
1990, luật đầu tư nước ngoài đã có hiệu lực, cho phép công dân của các quốc gia khác sở hữu cổ
phần trong các doanh nghiệp Mông Cổ khác nhau. Luật mới cũng đã được thông qua về ngân
hàng và thuế, nợ và tín dụng.
*GIAO THÔNG VẬN TẢI:

- Tuyến đường sắt Mông Cổ kết nối đất nước với Trung Quốc, đây là tuyến đường ngắn nhất
giữa châu Âu và châu Á. Tổng chiều dài của các con đường đang đến gần hai ngàn km.
- Tổng chiều dài đường thủy trong cả nước chỉ khoảng 600 km. Các dòng sông có thể điều
hướng là Orkhon và Selenga, Hồ Hubsugul. Mông Cổ là quốc gia thứ hai trên thế giới theo khu
vực (sau Kazakhstan), không có quyền trực tiếp đi vào bất kỳ đại dương nào.
*DU LỊCH:
- Mông Cổ đang tích cực phấn đấu để phát triển du lịch. Rất nhiều khách sạn đã được xây
dựng trong nước, ngày càng có nhiều du khách muốn đến đất nước kỳ lạ này. Có hai khu
nghỉ mát trượt tuyết, ngoài một số lượng lớn các di tích lịch sử của các tu viện Phật giáo,
thiên nhiên hoang sơ.

- Hầu hết khách du lịch nước ngoài đến Mông Cổ từ Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa
Kỳ. Bạn cũng có thể gặp khá nhiều du khách đến từ Đức, Pháp và Úc.
Có khoảng 650 công ty lữ hành trong cả nước sẵn sàng đón khoảng một triệu khách du
lịch mỗi năm.

6. PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI:


6.1. TỪ VIỆT NAM ĐẾN MÔNG CỔ:
- Thời gian bay từ Việt Nam tới Mông Cổ từ 14– 33 tiếng và quá cảnh ít nhất một (hai)
điếm dừng tùy thuộc vào các hãng hàng không bay đi Mông Cổ. Hiện tại ở Mông Cổ sở
hữu trên 2 sân bay đang hoạt động.
• Sân bay quốc tế Chinggis Khaan (ULN)
•Sân bay quốc tế Rochester (RST)
Các hãng hàng không bay đi Mông Cổ khởi hành từ Việt Nam có ba sân bay quốc tế là
Nội Bài (HAN), sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN) và sân bay Đà Nẵng (DAD) phục
vụ hành khách giữa Việt Nam- Mông Cổ.

* Bằng xe máy:
- Xe máy được thuê với giá chỉ 13 Euro mỗi ngày ở Ulaanbaatar. Xe Mustang mới của
Trung Quốc được bán với giá 725 USD và có thể được bán lại với giá khoảng 2/3 so với
giá ban đầu, tùy thuộc vào kỹ năng thương lượng của mỗi người. Đăng ký xe máy là bắt
buộc và phải được thực hiện bởi người Mông Cổ hoặc người có thị thực 90 ngày hoặc lâu
hơn.
* Bằng xe buýt:
- Xe buýt địa phương có xu hướng chỉ đi trong phạm vi khu vực , và rất khó để tìm thấy
bất kỳ phương tiện giao thông công cộng nào khu vực này với khu vực khác.
*Bằng tàu hỏa:
- Chỉ có một công ty đường sắt ở Mông Cổ, thuộc sở hữu của các nhà nước Nga và Mông Cổ.
Mạng lưới đường sắt kém, chủ yếu bao gồm tuyến đường xuyên Mông Cổ Irkutsk-Bắc Kinh với
sáu nhánh. Đoàn xe bao gồm những chiếc xe Liên Xô 30–40 năm tuổi.
- Các chuyến tàu địa phương dừng lại ở nhiều ga nhỏ ở vùng nông thôn.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO

TRUNG QUỐC:
1. Giới thiệu phân vùng tự nhiên và đơn vị hành chính của CHND Trung Hoa:
http://www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr051205111332/nr051206
152531/ns060928063646/newsitem_print_preview
2. Địa lý Trung Quốc:
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_l%C3%BD_Trung_Qu
%E1%BB%91c
3. THÔNG TIN THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU Ở TRUNG QUỐC DÀNH CHO KHÁCH DU
LỊCH: https://vietlandtravel.vn/thong-tin-thoi-tiet-va-khi-hau-o-trung-
quoc-danh-cho-khach-du-lich.html
4. Tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc: Đánh giá và sử dụng:
https://vi.public-welfare.com/3910586-natural-resources-of-china-
evaluation-and-use
5. Dân số Trung Quốc: https://danso.org/trung-quoc/
ĐÀI LOAN
-Hoàng Gia Thụ - Đài Loan - Tiến Trình Hóa Rồng, NXB Thế Giới, 2014 –
https://multilingual.mofa.gov.tw/web/web_UTF-8/MOFA/glance2020-2021/2020-
2021%20Taiwan%20at%20a%20Glance%20(Vietnamese).pdf
-http://vietjob.vn/tin-tuc-xuat-khau-lao-dong/tong-quan-ve-dat-nuoc-con-nguoi-dai-loan -
https://duhocdailoan.biz/tong-quan-ve-dat-nuoc-dai-loan/
- https://travel.com.vn/kinh-nghiem/du-lich-dai-loan.aspx
- https://nv.edu.vn/dai-loan/
- https://www.vntrip.vn/cam-nang/du-lich-dai-loan-76814
- https://kehoachviet.com/thong-ke-dan-so-dai-loan/
multilingual.mofa.gov.tw
HÀN QUỐC
Vị trí địa lí và ảnh minh họa : https://anbvietnam.vn/tin-tuc-han-quoc/vi-tri-dia-ly-han
quoc.html#_Dia_hinh
1.Diện Tích Lãnh Thổ:

https://languagelink.com.vn/duhoc/dien-tich-han-quoc-tong-dien-tich-lanh-tho-dat-nuoc-
han-quoc-la-bao-nhieu.html

2.Địa hình :https://tailieuxanh.com/vn/tlID1798052_ebook-dia-ly-dong-bac-a-trung-quoc-


han-quoc-va-nhat-ban-phan-1.html

3.Hình Ảnh:

- Dãy Núi Teabeak:https://www.search.com.vn/wiki/vi/D%C3%A3y_n%C3%BAi_Taebaek

-Dãy Núi Sobeak (https://www.search.com.vn/wiki/vi/D%C3%A3y_n%C3%BAi_Sobaek )

- Núi Hallasanhttps://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Jeju_Island.jpg

- Cao Nguyên và Du Lịch Cao Nguyên :

https://lofficiel.vn/living/phong-cach-song/kham-pha-mua-dong-trong-lanh-tai-gangwon-
han-quoc.html

-Du Lịch Sông Hàn :https://viettourist.com/blog/song-han-uon-luon-giua-thu-do-seoul-


pid-.html

-Du Lịch Hải Đảo ở Hàn Quốc:

https://www.thaithienson.net/du-lich-dao-geoje-tai-han-quoc.html

https://travel.com.vn/chau-a/tour-jeju.aspx

4.Khí Hậu :

https://latima.vn/wiki-dia-ly-han-quoc-la-gi-chi-tiet-ve-dia-ly-han-quoc-update-2021

5.Ảnh phân bố dân số theo vùng năm 1995 :


https://tailieuxanh.com/vn/tlID1798052_ebook-dia-ly-dong-bac-a-trung-quoc-han-quoc-
va-nhat-ban-phan-1.html

6.Tháp Dân số Hàn Quốc năm 2014: https://www.google.com.vn/url?sa=i&url=https%3A


%2F%2Fanbvietnam.vn%2Ftin-tuc-han-quoc%2Fdan-so-han-quoc-la-bao-
nhieu.html&psig=AOvVaw2VES0r0HrBfQcJqDjDYTVI&ust=1638113379720000&sourc
e=images&cd=vfe&ved=0CAsQjRxqFwoTCPD5zIXuuPQCFQAAAAAdAAAAABAD

NHẬT BẢN
1. Japan - Wikitravel
2. Japan | History, Flag, Map, Population, & Facts | Britannica
3. 10 THÀNH PHỐ LỚN NHẤT NHẬT BẢN - JES
4. Bạn đã biết về vị trí địa lý Nhật Bản- Những điều bạn chưa biết về xứ phù tang -
Japan.net.vn
5. Bản Đồ Nhật Bản - Japan map khám phá 9 Vùng xứ sở hoa anh đào - Japan.net.vn
6. https://www.japan.travel/vi/things-to-do/nature/mountain/
7. PowerPoint プレゼンテーション (web-japan.org)
8. Document Viewer (vnu.edu.vn)

MÔNG CỔ
https://www.britannica.com/place/Mongolia
https://wikitravel.org/en/Mongolia
https://cacnuoc.vn/mong-co/?
fbclid=IwAR2GRsU6D7Y0xcODFspyPLGENZCJE2EFhAbNEaBQVf3E1PBGPqZhABhd3Go
https://ladigi.vn/dia-ly-mong-co-la-gi-chi-tiet-ve-dia-ly-mong-co-moi-nhat-2021?
fbclid=IwAR2SC5qtrM7FPOzuM07l8YkxiaxxbOd715XDq3kqvAHTmY6zVx2ikIF8ujQ
https://en.wikipedia.org/wiki/Mongolian_People%27s_Republic
https://phongvetoancau.com/cac-hang-hang-khong-bay-di-mong-co.html
https://www.selenatravel.com/mongolia-history
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_M%C3%B4ng_C%E1%BB%95
https://www.nationsonline.org/oneworld/mongolia.htm?
fbclid=IwAR1OoNSGhF354kewVVglLoBiXepWzbYyWb8Iazoqeh6m7AhuWf9xWpFTw4g
https://www.britannica.com/place/Mongolia/Climate-and-soils
https://wikitravel.org/en/Mongolia
https://vi.birmiss.com/khi-hau-cua-mong-co-vi-tri-djia-ly-va-su-that-thu-vi/
https://www.britannica.com/place/Mongolia#ref27428
https://vi.eferrit.com/khi-hau-mong-co/

You might also like