Đặc Điểm Và Phân Loại Pp Phỏng Vấn Sâu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI

1. Đặc điểm
- Cấu trúc linh hoạt: Tuy cấu trúc không phức tạp, nhưng các cuộc phỏng vấn sâu
nên bao gồm các chủ đề khác nhau dựa trên các hướng dẫn sâu và cho phép
người phỏng vấn bao gồm các lĩnh vực liên quan đến người trả lời.
- Tương tác: Người thực hiện cuộc phỏng vấn này cũng xử lý tài liệu được tạo ra
trong cuộc phỏng vấn, vì vậy người phỏng vấn chủ động đặt câu hỏi đầu tiên
trong quá trình tương tác, người trả lời khuyến khích và trả lời.
- Chuyên sâu: Nhiều kỹ thuật thăm dò được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn sâu
để đảm bảo sự hiểu biết chính xác và cuối cùng về câu trả lời của người được hỏi.
Người phỏng vấn cần biết cách đặt câu hỏi để có góc nhìn sâu hơn và hiểu được
quan điểm của người tham gia.
- Khám phá ý tưởng mới: Trao đổi thường xuyên với các nhóm mục tiêu tạo ra
kiến thức mới. Ví dụ: khi nói chuyện với khách hàng, bạn có thể tìm hiểu thêm
về hành vi mua hàng của họ, các tính năng mà họ đánh giá cao, giá cả và thời
điểm đưa ra quyết định mua hàng.

* Ưu điểm
- Thu được thông tin cực chi tiết và cụ thể về đối tượng tham gia phỏng vấn. Nhờ
các cuộc hội thoại lặp đi lặp lại, người phỏng vấn có đầy đủ luận cứ, luận điểm để
có thể phân tích về người tham gia phỏng vấn.

- Sự bình đẳng giữa những người tham gia phỏng vấn và người phỏng vấn. Như
vậy, các kiến thức, câu hỏi sẽ dễ được trao đổi, bàn luận và phát triển hơn. Các ý
kiến, câu trả lời sẽ có tính xây dựng và đóng góp cho chủ đề nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn sâu giúp đặt đối tượng phỏng vấn trong môi trường
phù hợp. Điểm này đặc biệt là ưu điểm đối với các nghiên cứu khoa học về xã hội,
con người.
* Nhược điểm
- Các câu trả lời thường mang tính ước chừng nên khó có thể kết luận, khái quát
hóa thành những lượng cụ thể. Nói cách khác, thông tin không được chuẩn hóa
nên khó lượng hóa.
- Phương pháp phỏng vấn sâu yêu cầu người phỏng vấn giàu kinh nghiệm và có
hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực. Như vậy, người phỏng vấn mới có thể dẫn dắt câu
chuyện và đưa ra những câu hỏi, nhận định phù hợp.
- Quá trình phân tích thông tin cần nhiều thời gian. Người nghiên cứu cần chia
nhỏ, phân loại thông tin sau đó tổng kết lại để đưa ra thành những luận điểm cụ
thể, từ đó phát triển sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
2. Phân loại
a, Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc:
- Là phương pháp phỏng vấn sâu thông qua xây dựng các câu hỏi linh hoạt, có thể
trả lời dưới dạng đáp án có sẵn hoặc tùy thuộc vào tình hình thực tế. Do đó người
phỏng vấn viên khi tiến hành nghiên cứu dự án cần tùy biến trong cách khai thác
thông tin để đảm bảo việc thu thập thông tin từ người cung cấp được hiệu quả và
tối đa nhất.
- Ưu điểm: người phỏng vấn viên, các nhà nghiên cứu có thể trực tiếp giải thích
cho người cung cấp thông tin về nội dung câu hỏi, mục đích của cuộc phỏng vấn
này, có thể gợi ý các đáp án cho sẵn hoặc tự trả lời những đáp án khác của bản
thân
- Nhược điểm : là phỏng vấn được ít, bị hạn chế về đối tượng trong khoảng thời
gian nhất định. Việc tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc cần đòi hỏi kỹ thuật và
chuyên môn của người phỏng vấn viên trong dự án tham gia và có đào tạo bài
bản, đầy đủ thông tin trước khi triển khai tiếp cận các đối tượng khảo sát.

b, Phương pháp phỏng vấn sâu không cấu trúc:


- Phương pháp phỏng vấn sâu không cấu trúc rất tự do trong câu hỏi và cách trả
lời. Bộ câu hỏi được đưa ra chỉ có một vài câu hỏi cố định, để tham dò được
thông tin thì người phỏng vấn viên cần thay đổi các câu hỏi phỏng hợp với người
cung cấp thông tin và ngữ cảnh thực tế để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Ưu điểm : lượng thông tin thu thập được rất đa dạng và phong phú, nó cũng
khiến người cung cấp thông tin và phỏng vấn viên trong quá trình thu thập thông
tin có được tâm lý thoải mái hơn.
- Nhược điểm: hạn chế về thời gian và số lượng người cung cấp thông tin trong
khoảng thời gian nhất định, đòi hỏi người phỏng vấn viên thực hiện nhiệm vụ phải
am hiểu về dự án, được đào tạo kỹ lưỡng và có chuyên môn – nghiệp vụ tốt để
phục vụ nghề.

You might also like