QPPL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể
xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác
động của quy phạm pháp luật đó. Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở
vào những điều kiện, hoàn cảnh đó.

Ví dụ: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an toàn giao thông
đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người
khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc
phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” (khoản 1, Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999), bộ phận giả định của quy
phạm là: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an toàn giao thông
đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gật thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người
khác"

Trường hợp khác, "Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con
chung của vợ chồng Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con
chung của vợ chồng" (khoản 1, Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000), bộ phận giả định của quy
phạm là: "Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó; Con sinh ra
trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận”

Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào? Trong
những hoàn cảnh, điều kiện nào?

Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chi nêu 1 hoàn cảnh, điều kiện), ví dụ: “Người có quốc
tịch Việt Nam là công dân Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là công dân Việt Nam)"
(khoản 1, Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998); hoặc có thể phức tạp (nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều
kiện), ví dụ: “Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm" (khoản 1, Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 1999)
2. Quy định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự và tổ chức hay cá nhân ở
vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc
phải thực hiện. Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì?
Không được làm gì? Làm như thế nào?

Ví dụ: “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm
1992), bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì)

Hoặc “Trong trường hợp pháp luật không quỹ định và các bên không thoả thuận, thì có thể áp dụng tập
quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định
trong bộ luật này”(Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005), bộ phận quy định của quy phạm là: "thì có thể áp
dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy
định trong bộ luật này”.

Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử
sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ khoản 1, Điều 17 Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2000 quy định: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam nữ phải chấm dứt
quan hệ vợ chồng). Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc
cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Điều 12 Luật
hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một
trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.
3. Chế tài: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự
kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế
tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật,
không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” (khoản 1, Điều 121 Bộ luật Hình sự
năm 1999, bộ phận chế tài của quy phạm là: thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc
phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”).

Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi phạm pháp
luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp
luật, hoặc được hưởng gì nều thực hiện tốt các quy định của pháp luật.

- Những biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính trừng phạt có liên quan tới trách nhiệm pháp lý. Loại
chế tài này gồm có:

+ Chê tài hình sự;

+ Chế tài hành chính;

+ Chế tài dân sự;

+ Chế tài kỷ luật;

- Có thể chỉ là những biện pháp chỉ gây ra cho chủ thể những hậu quả bất lợi như đình chỉ, bãi bỏ các văn
bản sai trái của cơ quan cấp dưới, tuyên bố hợp đồng vô hiệu và các biện pháp khác.

Chế tài không cố định là chế tài không quy định các biện pháp tác động một cách dứt khoát hoặc chỉ quy
định mức thấp nhất và mức cao nhất của biện pháp tác động. Ví dụ: “Người nào cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dần đến chết người
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc
phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”(khoản 1, Điều 106 Bộ luật Hình sự năm 1999). Việc áp dụng biện pháp
nào? mức độ bao nhiêu là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng lựa chọn cho phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện cụ thể của vụ việc cần áp dụng

- Chế tài có thể là những biện pháp tác động khác mang tính khuyến khích để các chủ thể tự giác thực
hiện pháp luật (biện pháp khen thưởng cho chủ thể có thành tích trong việc thực hiện pháp luật). Ví dụ:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công
trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của
pháp luật "(Điều 95 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2004), biện pháp tác động ở
đây là: “thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật"

You might also like