Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chương 1

1. Phân tích và làm rõ khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh?


Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam (1). Là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa
Mác – Lênin vào những điều kiện cụ thể của nước ta (2), kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại (3); soi đường cho sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta giành thắng lợi (4).
(1) - TTHCM về vấn đề DT và GPDT
- TTHCM về CNXH
- TTHCM về ĐCS
(2) Về quy luật ra đời của ĐCS
Lênin: ĐCS = CNM + PTCN
HCM: ĐCS VN = CNM-LN + PTCN + PTYNVN
(3) Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, lạc quan yêu đời
Tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại: nho giáo, phật giáo, tôn giáo Giêsu, Chủ nghĩa Tam
dân của cụ Tôn Trung Sơn, Chủ nghĩa Mác – Lênin…
(4) Cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi:
CM Tháng Tám năm 1945
CD Điện Biên Phủ 1954
CD Hồ Chí Minh 1975
Chiến tranh biên giới 1979
Đổi mới đất nước
2. Làm rõ đối tượng nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Trong toàn bộ di sản của Hồ Chí Minh qua các tác phẩm, bài viết của Bác
Ví dụ: Đường cách mệnh, Tuyên ngôn Độc lập, Cách mạng du kích, Bản án chế độ thực dân
Pháp, Nhật ký trong tù…
- Trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác
- Quá trình vận động, hiện thực hoá các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn cách mạng Việt
Nam
- Trong chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta do bác đứng đầu: Bác là
người sáng lập ra Đảng ta, Bác soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, 2 Hiến pháp năm 1946 và 1959.
- Trong các hồi ký:
+ Hồi ký của Bác (1911-1941) bút danh Trần Dân Tiên
+ Hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ
+ Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
+ Hồi ký của Nhà văn Sơn Tùng
3. Ý nghĩa học tập
- Nâng cao năng lực, tư duy lý luận
- Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình
cảnh cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước
- Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác
Chương 2
1. Làm rõ ảnh hưởng nhân cách những người thân trong gia đình đối với sự hình thành Tư tưởng
HCM?
- Bác sinh ra trong gia đình Nho giáo yêu nước
- Cha Bác là Nguyễn Sinh Sắc yêu nước, thương dân, “dựa vào dân để làm hậu thuẫn cho mọi
cải cách chính trị - xã hội”, làm quan tri huyện ở huyện Bình Khê – Bình Định
- Mẹ Bác là Hoàng Thị Loan “Ban ngày làm để lấy tiền lo cho chồng ăn học, ban đêm thức là để
cho chồng có bạn mà học”
- Chị Nguyễn Thị Thanh (Bạch Liên nữ sĩ) “Mẹ mất sớm, cha đi vắng nên ở vậy để nuôi em”
khước từ thanh xuân để nuôi gia đình
- Anh Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt)
- Em Nguyễn Sinh Nhuận (Nguyễn Sinh Xin)
- Quê hương Bác ở Làng Sen – Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An vùng đất “Địa linh nhân kiệt”
sản sinh nhiều anh hùng dân tộc, yêu nước, đấu tranh, hiếu học…
2. Phân tích và làm rõ ảnh hưởng của truyền thống văn hoá dân tộc đối với sự hình thành Tư
tưởng Hồ Chí Minh?
- Thứ nhất, Chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Truyền thống này đã thôi thúc Bác ra đi tìm đường cứu nước, đưa Bác đến với CN Mác-Lênin
- Thứ hai, Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái. Qua các câu ca dao
tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một cây làm
chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, câu chuyện
dân gian “Bó đa”…
- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Qua các câu “Chớ
thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Tức cảnh Pác Pó”, tập thơ “Nhật ký trong tù”…
- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và
mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Chương 3
1. Phân tích và làm rõ quan điểm: “Độc lập, tự do cho dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả
xâm phạm”? Ý nghĩa quan điểm đối với Cách mạng Việt Nam
- Trước HCM đã có nhiều annh hùng dân tộc khẳng định ĐLDT, quyền tự quyết dân tộc:
+ Lý Thường Kiệt “Nam quốc sơn hà”
+ Nguyễn Trãi “Bình ngô đại cáo”
+ Trần Hưng Đạo “Hịch tướng sỹ”
- Đến HCM, tư tưởng đấu tranh cho độc lập, tự do là tư tưởng xuyên suốt cả cuộc đời của Bác.
“Độc lập cho tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả…”
- Dẫn chứng 8 sự kiện
(1) Bác đọc 2 bản Tuyên ngôn của Mỹ (1776), của Pháp (1791)
(2) 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc xay
(3) 1930, trong Cương lĩnh tháng 2
(4) 1941, tại Hội nghị 8, Bác “quyền lợi dân tộc là cao hơn hết thảy…”, thành lập MT VNĐL
đồng minh, ra báo VNĐL
(5) Cách mạng Tháng 8 năm 1945 “Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết tâm giành cho
được ĐLDT…”
(6) Ngày 02/9/1945, Bác độc Bản Tuyên ngôn độc lập
(7) Ngày 19/12/1946, khi Pháp phá hiệp định Sơ bộ (6/3), Bác ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến”
(8) Khi Mỹ phá hoại Miền Bắc, Bác “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- Ý nghĩa của quan điểm đối với CMVN
+ Ý nghĩa của quan điểm trong CMDTDCND (trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ)
+ Là cương lĩnh hành, thôi thúc ND ta đấu tranh… vì độc lập tự, do.
+ Giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường…
+ Không để bị lệ thuộc

You might also like