11. HDH ĐỌC TIỂU THANH KÍ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI ĐỌC TIỂU THANH KÍ

1. Câu thơ đầu gợi lên nghịch cảnh gì? (từ ngữ, biện pháp nghệ thuật nào tái hiện nghịch cảnh
ấy) Qua nghịch cảnh ấy nhà thơ muốn khái quát điều gì?

- Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) - thành khư (gò hoang) -> Hình ảnh thơ đối
lập giữa quá khứ và hiện tại

- “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết

-> Nguyễn Du mượn sự thay đổi của cảnh sắc để nói lên được sự thay đổi của cuộc sống:
Hồ Tây là một cảnh đẹp xưa kia thì giờ đây trở thành một bãi gò hoang.

=> Đau xót, ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng.

2. So sánh bản dịch và phiên âm của câu thơ thứ 2? (bản dịch đã chuyển tải hết ý các từ “độc
điếu”, “nhất chỉ thư” chưa?) Câu thơ thứ 2 cho em hiểu điều gì về tâm trạng & tấm lòng của
nhà thơ?

- Chưa truyền tải hết ý

- Độc điếu: Mộ TT cũng nằm 1 mình nơi gò hoang, ND cũng một mình cô đơn đọc phần còn xót
lại về thơ của nàng TT (Viếng nàng qua song tiền)

=> Từ hệ thống ngôn từ này mà giữa nhà thơ và người đã khuất xuất hiện sự đồng điệu tri âm

- Câu thơ thể hiện sự xót thương của ND trc người con gái tài hoa mà bị vùi dập chỉ còn lại
“mảnh giấy tàn”

3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu hai câu 3 và 4? (cách hiểu về “son
phấn”, “văn chương” cùng với các từ “hữu thần”, “vô mệnh”, “hận”, “luỵ”) Tác dụng của
BPNT ấy?

- "Son phấn": chỉ vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người
phụ nữ (ẩn dụ) => Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tiểu Thanh.

- "Văn chương": ẩn dụ cho tài năng.

- "hận, vương": diễn tả cảm xúc

- “Chôn”, “đốt”: động từ thể hiện sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối
với nàng Tiểu Thanh.
-> Triết lí về số phận con người: tài hoa bạc mệnh, cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.

-> Thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc.

=> Gợi cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của
Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ,
tiến bộ.

4. Theo em “những mối hận cổ kim” là gì? Tại sao tác giả cho là “khó hỏi trời được” về
những mối hận ấy?

- “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp -> mối
hận của những người tài hoa mà bạc mệnh.

- "Thiên nan vấn": khó mà hỏi trời được

-> Nỗi oan khuất của thân phận người phụ nữ tài hoa trong xã hội phong kiến đầy bất
công: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc.

- “khó hỏi trời được” về những mối hận vì TT chỉ là một cô gái “thấp cổ bé họng” nên chẳng
ai để tâm đến nàng

5. Việc sử dụng chữ “ngã”(tôi, ta) với chữ “khách” trong bản dịch đem đến sự khác nhau
như thế nào trong việc biểu hiện cảm xúc của nhà thơ ở câu thơ thứ 6?

- “ngã tự cư” -> ý thức cá nhân về nỗi đau, về người tài hoa bạc mệnh càng sâu sắc hơn.
- “khách” -> từ gợi sự khách quan hơn, chỉ chung chung chứ không nói đến cá nhân

=> Tác giả thay cho người phụ nữ thể hiện nỗi uất hận, hận cảnh hồng nhan bạc phận.

=> Quan niệm tài mệnh tương đối : những người tài hoa thì sẽ gặp tai họa. Người con gái
ấy tài năng, xuất chúng cho nên sẽ gặp tai họa chứ không thể có một cuộc đời yên bình
được.

6. Trong 2 câu thơ cuối, Nguyễn Du lo lắng, băn khoăn điều gì? Nỗi băn khoăn ấy phản ánh
vẻ đẹp nào trong tâm hồn nhà thơ?

- "Tam bách dư niên": số mang tính ước lệ (thời gian dài)

- "Tố Như": Tên chữ của Nguyễn Du


-> Tiếng khóc cho nàng Tiểu Thanh nay đã có TG thấu hiểu và giải oan cho nàng, ông
băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông.

- Câu hỏi tu từ: "Người đời ai khóc Tố Như chăng" -> câu hỏi nhức nhối, da diết => nỗi
buồn thống thiết, ngậm ngùi cho sự cô độc của chính tác giả trong hiện tại.

=> Tâm trạng hoài nghi, đau khổ, thương người, thương mình của nhà thơ. Tấm lòng
nhân đạo mênh mông vượt qua mọi không gian và thời gian.

You might also like