Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến

- THPT Trần Phú

BẾP LỬA – BẰNG VIỆT

Đề bài: Phân tích bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
Hướng dẫn
A. Mở bài
“Khi giọt mưa mùa xuân rơi ở đâu đó
Thì trên đồng xào xạc cỏ và hoa
Khi nước mắt rơi từ thi sĩ
Thì những lời chân chính được sinh ra”.
Nhà thơ Raxun Gamzatop bằng trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật đã đúc kết nên những
vần thơ ấy. Quả thật, mỗi tác phẩm nghệ thuật muốn có “những lời chân chính” thì nhà văn,
nhà thơ phải “Xin dâng máu này đang tươi/Này đây tiếng nói giọng cười thiết tha”. “Bếp
lửa” của Bằng Việt được viết ra từ tình cảm tha thiết như thế.
Trích thơ
B. Thân bài
I. Giới thuyết chung về bài thơ
- “Phong cách là người”. Câu nói ấy của Buy-phông đã khẳng định sự gắn bó máu thịt
giữa nhà văn với tác phẩm văn học, đứa con tinh thần mà họ đã mang nặng đẻ đau. Vì thế,
khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, cần tìm hiểu về tác giả và thời đại mà tác phẩm được tạo
sinh.
+ Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu
nước nhưng ông đã chọn một lối đi riêng không góc cạnh, không ác liệt như những gì người
ta vẫn thường nghĩ về chiến tranh. Thơ ông giản dị, “giàu chất suy tư, lấp lánh chất trí tuệ,
được chiếu rọi qua lăng kính văn hóa”. Giữa những năm chiến tranh đầy máu lửa, tiếng thơ
của người thổi hồn cho “Cát sáng” vẫn giữ trọn nét tự nhiên, trẻ trung, hồn nhiên để tìm về
những kỉ niệm thời thơ ấu
+ Tiêu biểu cho dòng kí ức tuyệt vời và trong sáng ấy chính là thi phẩm "Bếp lửa"-
một phần tuổi thơ đáng nhớ đã “nâng bước” tác giả “trong suốt hành trình dài rộng của
cuộc đời”. Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô
(cũ). Bài thơ được in trong tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt
và Lưu Quang Vũ.
- Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên
bà.Từ những kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà,
về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà. Cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm mong nhớ về
bà. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ cảm xúc đến suy ngẫm. Đoạn
thơ trên thuộc phần đầu bài thơ “Bếp lửa”.
II. . Phân tích
1. Ba câu thơ đầu là hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng hồi tưởng, cảm xúc

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm


Năm học 2023-2024
1
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm


Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
- Thơ là “thần hứng”, “ngọn lửa thần”, là “lửa bốc lên từ những cành khô”.... Những
cách nói ấy đã khẳng định đặc trưng của thơ. Thơ là tiếng lòng được cất lên từ nguồn cảm
hứng mãnh liệt, mê say. Tuy nhiên, thơ ca, nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo, sáng tạo.
Bởi thế, cùng viết về một đề tài, mỗi thi sĩ lại khơi nguồn từ rung cảm riêng.
+ Nỗi nhớ tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và người bà hiền từ, nhân hậu của Xuân
Quỳnh được gợi lên từ âm thanh tiếng gà trưa trên đường hành quân bên xóm nhỏ:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục, cục tác, cục ta”
+ Nguyễn Duy lại nhớ về bà qua những trò chơi hồn nhiên, tinh nghịch:
“Thuở nhỏ tôi ra Cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”
+ Dòng cảm xúc của Bằng Việt được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, một hình ảnh
gần gũi, thân thương với mọi làng quê Việt Nam.
- Bếp lửa xuất hiện vào một buổi sớm mai khi đất trời còn mờ sương và một ngày mới
sắp bắt đầu.
+ Từ láy chờn vờn gợi tả thật sống động hình ảnh bếp lửa bập bùng, khi mờ, khi tỏ
đem đến một cảm giác vừa gần gũi, vừa ấm áp như xua tan màn sương giá lạnh bao phủ đất
trời. Từ “chờn vờn” còn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn
như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa
cháu thơ ngây.
+ Từ "ấp iu" biến thể của từ ấp ủ và nâng niu, vừa gợi tả chính xác động tác nhóm lửa
vừa gợi tả bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và cả tấm lòng chi chút của người nhóm bếp
dành cho ngọn lửa.
+ Từ ấp iu kết hợp với từ nồng đượm không chỉ gợi tả sự nồng đượm của ngọn lửa mà
còn có cả sự nồng đượm của tình cảm, tấm lòng. Phải gắn bó với bếp lửa và nhóm bếp lửa
bằng cả tấm lòng mến thương thì ngọn lửa hồng mới có thể bùng lên trong màn sương sớm
và cháy nồng đượm nghĩa tình đến vậy.
+ Điệp ngữ "một bếp lửa" được lặp lại hai lần đâu chỉ nhấn mạnh, khắc sâu trong tâm
trí người đọc một hình ảnh bếp lửa gần gũi, xiết bao thương mến mà còn tạo nên âm điệu tha
thiết của đoạn thơ. Phải chăng, đó cũng là nhịp điệu của nỗi lòng nhớ thương đang toả sáng
lung linh cùng ngọn lửa?

Năm học 2023-2024


2
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

- Vì thế, rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà -
người nhóm lửa mỗi sớm mai - một hình ảnh thơ lúc nào cũng chập chờn, lay động trong tâm
hồn cháu:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
+ “Thơ hay cần có chân tâm, thực ý”. Câu thơ của Bằng Việt giản dị như tiếng lòng
của đứa cháu được cất lên một cách tự nhiên nhưng đủ sức làm rung động lòng người? Nghĩ
về bếp lửa, nhớ về bếp lửa, trong lòng đứa cháu đi xa bỗng trào dâng một cảm xúc thương bà
mãnh liệt, thương bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh "biết mấy nắng mưa". "Nắng mưa"
đâu chỉ là mưa, nắng khắc nghiệt dữ dội mà còn là mưa nắng gian khổ, vất vả, lận đận suốt
cuộc đời bà. Bà phải sống trong cảnh nước mất nhà tan. Rồi trải qua nạn đói khủng khiếp
trong lịch sử. Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu, bà cùng dân tộc bước
vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Ý thơ của Bằng Việt có sự gặp
gỡ với nhà thơ Tố Hữu:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”
+ Hai chữ “thương bà” là hai thanh bằng đi liền nhau tạo ra âm vang ngân dài xao
xuyến như nỗi nhớ trải dài của cháu dành cho bà. Từ đó, bài thơ gợi lại những kỉ niệm tuổi
ấu thơ bên người bà. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền
nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên
được và cũng chính từ đó, hơi ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả
toàn bài thơ.
2. Khổ thơ tiếp theo là những kỉ niệm ấu thơ gắn liền với hình ảnh người bà và bếp lửa
* Dẫn dắt:
- Ba khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng của tác giả về kỉ niệm của những năm tháng
sống bên bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác
giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong
câu chuyện cổ tích của những bạn cùng lứa khác có bà tiên, có phép màu thì trong câu
chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa.
1. Khổ 2: Kỉ niệm đầu tiên năm cháu lên 4 tuổi.
"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ xống mũi còn cay"
- Trước hết, đứa cháu nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ năm cháu lên bốn tuổi. Bốn tuổi là độ
tuổi hồn nhiên, trong sáng và vô cùng đáng yêu. Ở độ tuổi này, cháu phải được sống trong
tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, những câu chuyện cổ tích với những phép nhiệm màu,
ông Bụt bà Tiên:
“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Năm học 2023-2024


3
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên


Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền”
- Vậy mà lên bốn tuổi cháu đã quen với mùi khói bếp, quen với cuộc sống gian lao,
nhọc nhằn mà nghĩa tình của cả một dân tộc.
- Trong kí ức tuổi thơ của cháu còn có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 (Bằng
Việt sinh năm 1941, năm 1945 vừa tròn 4 tuổi):
"Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi".
+ Trong tiếng Việt, ấy là đại từ không xác định. Bằng Việt cũng không cụ thể năm ấy
là năm nào. Nhưng chỉ qua thành ngữ đói mòn đói mỏi, nhà thơ đã gợi liên tưởng đến nạn đói
thê thảm, khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc. Nạn đói kinh hoàng ấy như rút cạn kiệt
nguồn nhựa sống của con người, khiến con người sống mòn mỏi, lắt lay. Như Chế Lan Viên
có lần chua chát thốt lên rằng :
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi
+ Để gắng gượng vượt qua nạn đói, “bố đi đánh xe” đến khô rạc ngựa gầy. Tính từ
"khô rạc" được đặt giữa hai hình ảnh bố và thân ngựa đem đến cảm giác, dường như cái đói
không chỉ khiến con người trở thành gầy gò, mòn mỏi, kiệt sức mà đến cả thân ngựa cũng
gầy đến héo khô.

=> Bằng những hình ảnh tiêu biểu, Bằng Việt đã gợi lên nỗi xót xa, ám ảnh về nạn đói
khủng khiếp năm 1945 trước ngày nhân dân cả nước vùng lên giành chính quyền. Quá khứ
hiện về với hình ảnh những người chết đói đầy đường thật xót xa, thương cảm. Trong
truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân cũng diễn tả thật ám ảnh nạn đói: “Bóng người đói đi lại
xanh xám, dật dờ như những bóng ma, người chết như ngả rạ, không gian vẩn lên một mùi
ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Những câu văn miêu tả người sống đặt
bên cạnh những câu văn miêu tả người chết cho thấy người sống và người chết hao hao
nhau. Chỉ một bước chân là những người đang sống kia sẽ trở thành cái thây ma nằm còng
queo bên đường. Đau đớn hơn, trong quá khứ tang thương ấy còn có thảm cảnh của một
dân tộc và số phận những người dân mất nước, trong đó có tác giả. Đọc những câu thơ này,
chúng ta hoàn toàn không thấy có một vòm trời cổ tích màu hồng với những ước mơ, những
hình ảnh đầy lãng mạn bay bổng của một thời thơ ấu. Tất cả chỉ còn lại hình ảnh thương
tâm, khốn khổ của kí ức một thời. Giọng thơ như trĩu xuống với một niềm day dứt, xót xa
làm nao lòng người đọc. Những năm tháng tuổi thơ đã đi qua nhưng vẫn gây một ấn tượng
sâu đậm, làm lay động tâm hồn nhà thơ:
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
- “Chỉ nhớ” là nỗi nhớ sâu sắc, mãnh liệt.

Năm học 2023-2024


4
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

- Nhớ “khói hun nhèm mắt cháu” là nhớ làn khói bếp, nhớ những vất vả gian lao mà hai bà
cháu đã trải qua. Nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ cháu thấy “sống mũi còn cay”. Cay vì khói bếp
hay cay vì xúc động, nhớ bà, thương bà!? Có lẽ, cả hai dòng cảm xúc ấy cùng ùa về trong
tâm trí nhà thơ.
2. Khổ 3: Kỉ niệm 8 năm ròng sống bên bà
Dẫn: Xuôi theo dòng chảy của thời gian, Bếp lửa của Bằng Việt thực sự là một mảnh hồn
trong trẻo mà nhà thơ có được, những kỉ niệm 8 năm ròng sống bên bà được khơi gợi trong
tâm tưởng bởi ngọn lửa cháy nồng đượm hiện lên thật đơn sơ, mộc mạc mà lại quá đỗi lớn
lao.
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.
a) Trước hết, đoạn thơ gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ thật gần gũi, ấm áp, thân
thương:
“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
Tu hú kêu trên những cách đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”
- Sau tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám, đất nước ta được độc lập. Bước vào cuộc
trường chinh mới của dân tộc, tình cảm của hai bà cháu ngày càng thêm gắn bó:
"Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa"
+ Tám năm ròng là một khoảng thời gian dài, gợi lên một vùng kí ức xa xăm, diệu kì
của tình bà cháu.
+ “Cháu cùng bà nhóm lửa” là nhóm lên ngọn lửa của sự sống và ngọn lửa tình yêu bà
cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.
+ Bên bếp lửa hồng ấm áp bà thường kể cho cháu nghe chuyện những ngày ở Huế. Đó
là những ngày tổng khởi nghĩa, nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền. Phải
chăng, qua câu chuyện ấy bà muốn truyền cho cháu tình yêu quê hương xứ sở, niềm tự hào
về đất nước, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường.

Năm học 2023-2024


5
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

+ Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên
tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu.
+ Âm thanh của tiếng chim tú hú quen thuộc ở chốn đồng quê mỗi độ hè về và dường
như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể
chuyện cho cháu nghe rồi đấy!” cứ vang vọng, réo rắc cuộn xoáy vào lòng của người con xa
xứ.
+ Âm thanh của tiếng chim tu hú kêu được tái hiện trong những cung bậc và cảnh
huống khác nhau: khi thì từ cánh đồng xa vọng lại gợi lên một không gian rộng lớn, mênh
mông và vắng lặng; khi thì lại rộn lên khắc khoải; khi thì lại gióng giả, kêu hoài đến khô
khan, lạnh vắng trên những cánh đồng xa xôi, heo hút.
− Như vậy tiếng chim tu hú trở thành điệp khúc chủ âm của những dòng hoài niệm hồi
tám tuổi, có tác dụng khắc họa không gian sống vắng lặng, heo hút, mênh mông; lại vừa gieo
vào lòng người đọc một nỗi buồn trống trải đến da diết, rợn ngợp.
b) Nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ, cháu không sao quên được những tháng ngày hai bà
cháu gắn bó bên nhau. Tuổi thơ của cháu vẫn thấm đẫm tình yêu thương của người bà
yêu quý:
“Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
- Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ
đi công tác, cháu ở cùng bà trong quãng thời gian ấy. Nhưng đối với cháu, đó là niềm hạnh
phúc vô bờ.
+ Vì cháu ở cùng bà, được bà che chở, yêu thương.
+ “Bà bảo cháu nghe” những điều hay lẽ phải, những bài học quý giá về đạo lí làm
người và đứa cháu ngoan ngoãn lắng nghe từng lời dạy bảo của bà.
+ Bà còn “dạy cháu làm” từ việc lớn để việc nhỏ để cháu dần tự lập, trưởng thành.
+ Bà chăm sóc cháu từng giấc ngủ, bữa ăn để cháu có thể học hành, phát triển về tâm
hồn và trí tuệ.
+ Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào
một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với
Bằng Việt, bà vừa là cha, là mẹ, vừa là người thầy đầu tiên của cuộc đời cháu. Với cháu, là
cách chim, là cành hoa tươi thắm tô điểm, nâng đỡ ước mơ của cháu bay cao, bay xa. Những
bài học bà dạy cháu sẽ là hành trang cháu mang theo suốt cuộc đời. Cho nên, người cháu
luôn ghi lòng tạc dạ đức công ơn trời bể ấy của bà: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó
nhọc”. Chỉ một mình chữ “thương” thôi cũng đã đủ gói ghém tất thảy tình yêu thương, sự
kính trọng và niềm biết ơn sâu nặng mà người cháu dành cho bà của mình.

Năm học 2023-2024


6
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

− Nghệ thuật:
+ Các từ "ở cùng bà", "bà dạy cháu làm", "bà bảo cháu nghe", "bà chăm cháu
học",... diễn tả tình yêu thương, nhân hậu, đức hi sinh vô bờ bến bà dành cho cháu.
+ Trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi
lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời. Người bà và tình cảm mà bà
dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu
bé bỏng.
+ Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ
ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở
Huế,… Thi sĩ bỗng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”. Một lời than thở thể
hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Ý thơ của Bằng Việt có sự gặp gỡ
mật thiết với nhà thơ Anh Thơ:
Con đi dài thương nhớ
Mười năm chưa về quê
Tu hú ơi tu hú
Kêu chi hoài vườn xanh
+ Cháu mong tiếng chim tu hú đến ở với bà để bà vơi bớt đi nỗi cô đơn. Âm thanh tiếng
chim tu hú gợi lên niềm khắc khoải nhớ thương giữa hai bà cháu.
3. Khổ 4: Kỉ niệm những năm đất nước chiến tranh
Dẫn: Trong những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, biết bao đau
thương mất mát vẫn luôn in sâu trong tâm trí của người cháu. Và có một kỉ niệm trong hồi
ức mà người cháu chả bao giờ quên được dù đã lớn khôn:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi


Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

− Nói đến chiến tranh là nói đến sự mất mát, hi sinh, đau thương, tàn phá… Trong bài
“Đất nước”, Nguyễn Đình Thi đã diễn tả nỗi đau cùng cực của chiến tranh:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
− Còn trong “Bên kia sông Đuống”, nhà thơ Hoàng Cầm viết:
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn.

Năm học 2023-2024


7
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

− Hai bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt cũng không nằm ngoài quy luật
đau thương đó. Bọn giặc kéo đến làng quê, ngọn lửa hung tàn của chúng đã thiêu trụi tất cả.
Ngôi nhà của hai bà cháu cũng “cháy tàn cháy rụi”. Thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” diễn tả
sự thảm cảnh khủng khiếp của chiến tranh, cả làng quê chìm trong khói lửa, đổ nát hoang
tàn.
− Trong hoàn cảnh đó, tình làng nghĩa xóm càng trở nên gắn bó, bền chặt. Nhờ sự giúp
đỡ của hàng xóm láng giềng, bà đã dựng lại túp lều tranh. Hai chữ “lầm lụi” chất chứa bao
nhiêu yêu thương trước tình cảnh những người dân lam lũ, vất vả trở về quê nhà sau bao
ngày li tán vì chiến tranh, bom đạn nhưng cũng cho ta thấy sự lặng lẽ, âm thầm, bền bỉ của
họ; trong đó, có người bà của nhà thơ. Cho dù, phải trải qua nhiều gian khổ của chiến tranh,
họ vẫn gắn bó với quê nhà, vẫn quyết tâm dựng lại “túp lều tranh” trên sự đổ nát, hoang tàn.
− Gian khổ là thế nhưng bà không bi quan, không nao núng, không tuyệt vọng. Trái
lại:
“Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
+ “Vững lòng” : cho thấy bà là người có bản lĩnh, nghị lực, ý chí, niềm tin….
+ “Bà dặn cháu đinh ninh”: Là dặn đi dặn lại nhiều lần để cháu nhớ kĩ, nhớ lâu và
khắc ghi trong lòng.
+ Bà dặn cháu, nếu viết thư cho bố không được kể này kể nọ để bố phải lo lắng, bận
lòng mà bảo “nhà vẫn được bình yên”.
+ Lời dặn của bà được diễn đạt dưới hình thức lời dẫn trực tiếp, cho thấy cháu nhớ như
in từng lời dạy bảo của bà, cháu yêu quý, trân trọng bà biết bao nhiêu. Lời dặn ấy thật nôm
na, giản dị nhưng chất chứa biết bao nhiêu tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương
con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Bà không muốn con
đang bận việc nước lại phải lo lắng thêm việc nhà. Đó là phẩm chất của bà mẹ Việt Nam anh
hùng. Bà là người giàu tình yêu thương, nhân hậu, vị tha, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con
cháu. Hình ảnh người bà không chỉ là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng cho
người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con, quý cháu. Đúng như nhà thơ Tố Hữu
đã từng ca ngợi:
“Ôi Việt Nam, Tổ quốc thương yêu
Trong khổ đau Người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
Biết hi sinh nên chẳng nhiều lời” .
=> Tóm lại, qua dòng hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà hiện lên rất gần gũi, ấm
áp, những mảng kí ức tuổi thơ hiện về sống động, chân thành và giản dị. Trong dòng hồi
tưởng về quá khứ, người cháu đã thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng.

Năm học 2023-2024


8
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

3. Khổ 5+6: Những suy nghĩ, cảm nghĩ của đứa cháu về bà và bếp lửa:
a. Trong dòng suy nghĩ của cháu, hình ảnh người bà luôn gắn với bếp lửa:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen


Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
+ “Rồi sớm rồi chiều”: chỉ thời gian tuần hoàn tiếp diễn, hết ngày này sang ngày khác,
hết năm này sang năm khác, sớm chiều bà tảo tần nhóm bếp lửa. Đó không chỉ là nhen lên
ngọn lửa của sự sống mà còn là ngọn lửa của tình cảm yêu thương giữa hai bà cháu.
+ Vì sao, “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”? Vì trong lòng bà có một ngọn lửa
“luôn ủ sẵn”. Nghĩa là bếp lửa sớm sớm chiều chiều không chỉ được nhen bằng rơm bằng củi
mà được nhen bằng chính tình cảm, tấm lòng của bà. Vì thế, khi nhen lửa bà đã làm sáng
bùng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin dai
dẳng. Đó là niềm tin vào một ngày đất nước độc lập, hòa bình; gia đình sum họp; đứa cháu
khôn lớn, trưởng thành.
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” được lặp lại hai lần nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà
dành cho cháu. Chính ngọn lửa lòng bà đã nhen trong tâm hồn cháu ý chí, nghị lực, tình yêu
cuộc sống, niềm tin vào tương lai. Đó là biểu hiện của sức sống muôn đời, bất diệt bà truyền
cho cháu. Khái quát hơn, đó là ý chí, nghị lực niềm tin của cả một dân tộc trong thời kì lịch
sử đầy khó khăn gian khổ, niềm tin về một ngày mai hòa bình, tươi sáng và một tương lai tốt
đẹp hơn đang chờ phía trước. Hình ảnh người bà trong tâm hồn nhà thơ vừa là người nhóm
lửa, vừa là người giữ lửa vừa là người truyền lửa…
b. Cuộc đời bà nhiều vất vả, lận đận:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
+ Cuộc đời bà đầy gian truân, vất vả, trải qua nhiều mưa nắng tưởng như không bao giờ dứt.
Đó là những năm tháng đất nước nô lệ, người dân phải sống trong tăm tối, tủi nhục, lầm than.
Sau đó, cả dân tộc phải trải qua nạn đói khủng khiếp trong lịch sử. Tổng khởi nghĩa Cách
mạng tháng Tám giúp dân ta giành được chính quyền không bao lâu, cả dân tộc lại bước vào
cuộc trường chinh chống Pháp. Chỉ với hai từ “lận đận”, “nắng mưa”, đứa cháu đã gợi lại
bao vất vả, đau thương, cực khổ của đời bà. Đúng như nhà thơ Tố Hữu viết:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”
c. Nhưng trong khó khăn, gian khổ, cháu đã nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của
bà:
− Bà là người chăm chỉ, tảo tần, chịu thương, chịu khó, vất vả một nắng hai sương
nuôi cháu lớn khôn:
“Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”.

Năm học 2023-2024


9
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

+ Câu thơ “Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ” kéo dài thời gian từ quá khứ đến hiện
tại. Suốt khoảng thời gian đằng đẵng ấy, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm để nhóm bếp luộc
khoai, luộc sắn, thổi xôi cho cháu ăn và cũng là để nhóm lên ngọn lửa của tình bà cháu. Hình
ảnh của bà là hình ảnh của bao người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, dù gian truân vất vả
vẫn sáng lên tình yêu thương.
− Bà là người nuôi dưỡng, khơi dậy trong tâm hồn cháu những tình cảm tốt đẹp.
+ Trong đoạn thơ, điệp từ “nhóm” được lặp lại bốn lần, mang những nét nghĩa khác
nhau. Nó cứ bồi đắp cao dần, tỏa sáng dần những nét kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa.
+ Từ “nhóm” trong câu thơ: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” và “Nhóm nồi xôi gạo
mới sẻ chung vui” mang ý nghĩa tả thực.
* Nhóm bếp lửa: là động từ diễn tả hành động nhóm bếp, làm cho lửa bén vào củi và
cháy lên. Từ bếp lửa ta có thể cảm nhận được ánh sáng, hơi ấm tỏa ra từ bếp lửa, xua tan cái
giá lạnh của mùa đông. Đó là còn là bếp lửa bình dị, thân thuộc ở mọi làng quê Việt Nam.
Bếp lửa đó không chỉ được nhen bằng rơm bằng củi mà còn được nhóm bằng cả tình cảm,
tấm lòng chi chút của người nhóm bếp. Cho nên sự nồng đượm không chỉ là là bếp lửa nồng
nàn, thắm đượm mà còn là sự nồng đượm của tình cảm con người.
* Từ bếp lửa hồng đó, bà mới “nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”. “Nhóm nồi xôi
gạo” là bà nhóm bếp để nấu nồi xôi gạo cho cháu ăn, nuôi cháu khôn lớn. Bà còn chia sẻ với
hàng xóm láng giềng để mọi người cùng chung vui. Từ đó, tình làng nghĩa xóm được gắn
kết. Đây là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc mà chính bà là
người đã dạy cháu từ thuở ấu thơ.
+ Từ nhóm trong câu thơ: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi” và “Nhóm dậy
cả những tâm tình tuổi nhỏ” mang nghĩa ẩn dụ:
* “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”: Nghĩa là bà người nhen nhóm, khơi
dậy trong cháu tình yêu thương, truyền cho cháu hơi ấm của tình người. Dẫu cuộc sống còn
nhiều khó khăn, vất vả, bữa ăn hàng ngày đôi khi chỉ có khoai sắn nhưng trong gian khổ, con
người Việt Nam vẫn chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với nhau. Cho nên, hai chữ “ngọt
bùi” không chỉ là sự ngọt bùi của khoai sắn mà còn là sự ngọt bùi của tình nghĩa con người.
Tình cảm cao đẹp này của con người VN, được nhà thơ Tố Hữu viết trong “Việt Bắc”:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”
=> Như vậy, bà là người khơi dậy trong cháu tình yêu thương ruột thịt, tình cảm hàng
xóm láng giềng và rộng ra nữa là tình yêu quê hương đất nước.
* Không chỉ khơi dậy trong cháu tình yêu thương, bà còn là người “nhóm dậy cả
những tâm tình tuổi nhỏ”.
+ “Tâm tình tuổi nhỏ”: kí ức, kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ.

Năm học 2023-2024


10
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

+ “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”: Nghĩa là bà là người khơi dậy, đánh thức,
nhen nhóm, nuôi dưỡng, làm bừng sáng những kí ức, kỉ niệm đẹp, trong sáng, ngọt ngào của
tuổi ấu thơ để làm cháu luôn nhớ về bà, về bếp lửa cũng có nghĩa là nhớ về cội nguồn, nhớ
về quê hương, đất nước, nhớ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.
=> Có thể khẳng định, bà đã khơi dậy trong cháu tình yêu thương, những kí ức đẹp,
những giá trị tinh thần cao quý nhất trong cuộc đời. Bà thực sự là người nhóm lửa, giữ lửa
và truyền lửa trong tâm hồn cháu. Từ đó, bếp lửa bình dị, đơn sơ đã mang ý nghĩa khái quát
trở thành ngọn lửa trái tim, ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin và sức sống của con
người. Cho nên, có người đã nói: “Ngọn lửa nếu quay ngược lại sẽ thành hình trái tim”!
d. Từ những suy nghĩ về bà, nhà thơ đã khái quát:
“Ôi, kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
+ “Ôi” là thán từ kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc cú pháp diễn tả sự ngạc nhiên,
ngỡ ngàng như khám phá ra một điều kì lạ, mới mẻ, bất ngờ về bếp lửa.
+ Bếp lửa ‘kì lạ”: vì không chỉ được nhen bằng rơm bằng củi mà được nhen nhóm
bằng tình cảm, tấm lòng, tình yêu thương và niềm tin mãnh liệt của bà.
+ “Bếp lửa thiêng liêng”: Vì nó biểu tượng cho tình bà cháu, tình cảm gia đình, tình
yêu quê hương đất nước. Từ ngọn lửa của bà, cháu đã nhận ra niềm tin dai dẳng về ngày mai,
cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc gian lao, vất vả mà tình nghĩa.

4. Khổ cuối là hình ảnh người bà và bếp lửa trong tâm hồn cháu và lời bộc bạch chân
thành của cháu khi cháu đã khôn lớn trưởng thành.
“Giờ cháu đã đi xa có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa…”
- Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành, được bay cao, bay xa và sống với niềm vui
rộng mở. Nghệ thuật liệt kê và điệp từ “trăm” mở ra một thế giới bao la, rộng lớn với bao
điều mới mẻ. Cuộc sống của cháu cũng hạnh phúc, đầy đủ hơn, văn minh, hiện đại hơn.
Nhưng, dù sống cách xa bà nửa vòng trái đất giữa mùa đông lạnh giá ở một đất nước phương
Tây xa lạ, trong lòng cháu vẫn luôn nhớ về góc bếp nhỏ, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau.
Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi
mà tuổi thơ của đứa cháu được nuôi dưỡng, trưởng thành. Từ “nhưng” ở đầu câu thơ mở ra
những cảm xúc chân thành, sâu sắc, gắn liền với hình ảnh người bà và bếp lửa. Cùng với đó
là câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa” diễn tả nỗi đau đáu thường trực và
cùng là hoài niệm trong tâm hồn cháu. Thơ hoài niệm thường thấm đẫm nỗi buồn bởi đó là
những kỉ niệm chập chờn hiện lên trong kí ức, trong niềm nhớ thương quá khứ. Ta lại bất
giác nhớ đến những vần thơ xao xác buồn của Lưu Trọng Lư:
Mỗi lần nắng mới hắt bên sông
Xao xác gà trưa gáy não nùng

Năm học 2023-2024


11
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

Lòng rợi buồn theo thời dĩ vãng


Chập chờn sống lại những ngày không
+ Cứ mỗi sớm mai cháu là nhớ làn khói bếp, nhớ tới bà. Cháu sẽ không bao giờ quên đời
bà lận đận, sự tận tụy, hi sinh và tấm lòng nhân hậu, ấm áp của bà, không bao giờ quên bếp
lửa. Dấu ba chấm kết thúc bài thơ như sự lặng đi của một dòng cảm xúc, diễn tả đầy đủ và
trọn vẹn nỗi niềm nhớ thương vô tận trong lòng người cháu hôm nay; đồng thời; gợi mở về
một bài học đạo lí tha thiết: sống chung thủy, nhân nghĩa, có lòng biết ơn, đối xử ân tình với
gia đình, láng giềng, quê hương với nguồn cội. Bởi:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ mà thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
3. Đánh giá
a. Nội dung
“Giá trị của một tác phẩm là giá trị tư tưởng của nó nhưng là tư tưởng được rung lên
ở các cung bậc cảm xúc” (Nguyễn Khải).
+ Qua dòng hồi tưởng, nhà thơ gợi lại những kỉ niệm gắn liền với hình ảnh người bà và bếp
lửa. Qua đó, nhà thơ không chỉ ca ngợi tình bà cháu thiêng liêng, bất diệt mà còn ca ngợi tình
cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
+ Ilya Erenburg đã từng viết cuốn tùy bút của mình: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu
những vật tầm thường nhất[ ... ] Lòng yêu nhà, yêu miền quê trở thành lòng yêu Tổ quốc.
Những gì gần gũi, thân thương nhất lại có sức lan tỏa diệu kỳ nhất. Đối với Bằng Việt, tình
yêu nước bắt nguồn từ chính hình ảnh bếp lửa và người bà tần tảo, mến thương. Để sau này
đi xa, những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ ấy đã trở thành niềm tin và điểm tựa vững chắc trên hành
trình phía trước của tác giả. Và bài thơ đã thể hiện một triết lý sâu sắc: Những gì là thân thiết
nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình
dài rộng của cuộc đời.

b. Nghệ thuật
“Thơ không phải là rượu đã rót ra chén mà là men đương lên, không phải hoa đã nở
trên cành mà là dòng nhựa đương chuyển” (Xuân Diệu). Làm nên chất men say, dòng nhựa
chuyển không chỉ có nội dung mà còn ở nghệ thuật của tác phẩm.
−Bài thơ đã thành công trong việc sáng tạo hình tượng bếp lửa vừa mang nghĩa tả thực, vừa
mang nghĩa ẩn dụ gợi bao cảm xúc sâu lắng, thiết tha trong tâm hồn bạn đọc.
− Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
− Giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với mạch cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
=> Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh
bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. "Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên
thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy ....." ( Văn Giá).

Năm học 2023-2024


12
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn……… Giáo viên Trần Thị Minh Yến - THPT Trần Phú

III. Kết bài Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa
hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. "Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như
thể nét khắc, nét chạm vậy .....
Ai đó đã từng nói: “Thơ ca là hình vẽ vĩnh cửu trong trái tim mọi người” . Với hình
ảnh thơ giản dị, ý thơ lắng đọng, sâu xa, những cảm xúc của Bằng Việt đã trở thành “hình vẽ
vĩnh cửu trong trái tim” để ta thêm yêu, thêm gắn bó với đất nước, quê hương. Thời gian,
năm tháng sẽ đi qua, nhưng thơ vẫn là bó đuốc đốt thiêu, là bàn tay thắp lửa để ta vươn lên
lẽ sống cao đẹp, giữ vững niềm tin yêu giữa mưa nắng cuộc đời:
“Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy
Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều
Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy
Trái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu”.

(Chế Lan Viên)

Năm học 2023-2024


13

You might also like