Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và Tên : Đỗ Văn Thông

Lớp : 1A11_LH14
Mã SV: 2321160132
Môn : Luật Hình Sự 1

BÀI KIỂM TRA SỐ 1


Bài làm:
Câu 1:
1. Trong trường hợp nêu trên, C có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Vì
sao?
Trả lời:
C có phạm tội theo điểm a, khoản 2, khoản 3 điểu 132, Bộ luật hình sự
2015: Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân:
- Hai cháu T và L trèo lên xe bò của C, sau đó C cho xe bò uống nước, xe bị
chìm, vô ý gây ra tai nạn không mong muốn, hai cháu bị ngã xuống sông, Vậy
C là người gây ra tình trạng nguy hiểm (điểm a, khoản 2, điều 132)
- Thấy 2 cháu không biết bơi, chới với nhưng C (biết bơi) nhưng không cứu mà
lại cố tình cứu con bò và xe của mình, dẫn đến hậu quả làm 02 người chết
(khoản 3, điều 132)

2. Anh (chị) hãy phân tích các mặt chủ thể, mặt khách thể, mặt chủ quan, mặt khách
quan đối với tội mà C phạm phải?
- Chủ thể là anh C : vì anh C sinh năm 1987, trong đề bài không nói tới anh C có
bệnh lý về mặt tâm thân hay thần kinh hay không lên coi như anh C có đủ năng
lực trách nhiệm hình sự. Khi sự việc xảy ra anh C vẫn bơi được lên có thể coi
anh C có đủ điều kiện để cứu giúp người bị nạn
- Về mặt khách thể: Trong trường hợp này anh C đã không tuân thủ sử xự cứu
giúp người khi họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
- Về mặt chủ quan: Anh C thực hiện tội phạm dưới hình thức vô ý và cố ý gián tiếp
- Mặt khách quan: Là hành vi không hành động phạm tội. Anh C đã không thực
hiện hành vi cứu giúp hai cháu T và L mặc dù có khả năng và điều kiện để thực
hiện nghĩa vụ này có thể do sợ liên quan, phiền phức...dẫn tới hậu quả cháu T và L
tử vong
3. Anh (chị) cho biết, loại tội phạm mà C phạm là loại tội gì theo cách phân loại tội
phạm tại Khoản 1 Điều 9 của BLHS?
Khung hình phạt từ 3 – 7 năm ( Khoản 3 điều 132 bộ luật hình sự 2015) đây là loại
tội phạm nghiêm trọng ( theo khoản 2 điều 9 bộ luật hình sự 2015 )
4. Hình thức phạm tội của C là hành động phạm tội hay không hành động phạm
tội? Vì sao?
Hành động của C là hành động không hành động phạm tội

5. Hãy phân tích lỗi của C trong trường hợp này?


Các lỗi của C:
- Khi cho bò uống nước ở ven sông, không cho các cháu xuống xe, dẫn đến
gây đến tai nạn
- C biết bơi, cách các cháu 2m nên khả năng cứu là có thể. Tuy nhiên thấy các
cháu không biết bơi nhưng cố tình không cứu, mà lại lo cho tài sản của mình.
- Khi gặp người nhà tìm các cháu, C đã giấu tội của mình.

6. Giả sử C là người chưa thành niên thì C có phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi đã thực hiện không? Nêu rõ lý do?
Nếu C chưa là người thành niên
- Dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Căn cứ điểu 12, Bộ luật
hình sự 2015, tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1, điều 12, BLHS)
Câu 2 :
Đồng phạm giản đơn:
Là những đồng phạm đều có vai trò là người thực hành.
Tất cả những người đồng phạm đều trực tiếp thực hiện tội phạm, nghĩa là thực hiện hành vi
thỏa mãn dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm được quy định tại điều luật
của BLHS. Họ có thể thực hiện toàn bộ những hành vi khách quan của tội phạm hoặc họ chỉ
thực hiện một phần trong hành vi khách quan của tội phạm.
Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm mà trong đó giữa những
người cùng thực hiện tội phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau hoặc thỏa
thuận, bàn bạc nhưng không đáng kể.
Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng
phạm có sự bàn bạc, thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm.
Đồng phạm có tổ chức:

Là hình thức đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm có sự phân công.vai trò.
Một hoặc một số người giữ vai trò người thực hành, còn những người khác giữ vai trò tổ
chức, xúi giục hay giúp sức.

Trong đồng phạm phức tạp, ngoài người giữ vai trò là người thực hành, là người trực tiếp
thực hiện tội phạm còn có những người khác tham gia giữ các vai trò khác nhau: tổ chức,
xúi giục hoặc giúp sức….“câu kết chặt chẽ” giữa những người đồng phạm
Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch
đã thống nhất trước.
a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái, hội, đoàn
phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ
chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên
phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội. Thí dụ: sau khi đã hết hạn tù, một số
tên chuyên trộm cắp đã tập hợp nhau lại và thống nhất cùng nhau tiếp tục hoạt động phạm
tội.

b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống
nhất trước. Thí dụ: một số nhân viên nhà nước đã thông đồng với nhau tham ô nhiều lần;
một số tên chuyên cùng nhau đi trộm cắp; một số tên hoạt động đầu cơ, buôn lậu có tổ chức
đường dây để nắm nguồn hàng, vận chuyển, thông tin về giá cả…

c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội
phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt
động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm. Thí dụ: Trong các trường hợp
trộm cắp, cướp tài sản của công dân mà có phân công điều tra trước về nơi ở, quy luật sinh
hoạt của gia đình chủ nhà, phân công chuẩn bị phương tiện và hoạt động của mỗi người
đồng phạm; tham ô mà có bàn bạc trước về kế hoạch sửa chữa chứng từ sổ sách, hủy chứng
từ, tài liệu hoặc làm giả giấy tờ; giết người mà có bàn bạc hoặc phân công điều tra sinh hoạt
của nạn nhân, chuẩn bị phương tiện và kế hoạch che giấu tội phạm…”.

Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực
hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị
phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.

Ví dụ về đồng phạm :
Đồng phạm giản đơn: Anh A rủ Anh B đi ăn trộm cả hai anh cùng thực hiện hành
vi ăn trộm gọi là đồng phạm giản đơn vì anh A và anh B cùng tham gia trực tiếp
vào quá trình ăn trộm
Đồng phạm có tổ chức: Anh A rủ B,C,D lên kế hoạch cướp ngân hàng. Trong đó
anh A lên kế hoạch, Anh B lái xe, Anh C thực hiện hành vi cướp, Anh D chịu trách
nhiệm báo động, hỗ trợ anh A cướp tài sản. Là loại hình Đồng phạm có tổ chức vì
việc cướp ngân hàng của 4 anh trên được lên kế hoạch tỉ mỉ rõ ràng. Các anh được
phân chia nhiệm vụ vị trí cụ thể.

You might also like