Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

TIỂU LUẬN: CÔNG NGHỆ HƯƠNG LIỆU VÀ MĨ PHẨM


ĐỀ TÀI: VITAMIN C

GVHD: Trần Hữu Hải


Mã học phần: 420300350001
SVTH: Phạm Thị Hải Yến
MSSV: 20001911
Lớp học phần: DHHO16A
Năm học: 2023-2024

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023


BÁO CÁO TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Môn học: CÔNG NGHỆ HƯƠNG LIỆU VÀ MỸ PHẨM

GVHD: Trần Hữu Hải


Mã học phần: 420300350001
SVTH: Phạm Thị Hải Yến
MSSV: 20001911
Lớp học phần: DHHO16A
Năm học: 2023-2024
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Trần Hữu Hải, trong
quá trình học tập tìm hiểu môn Công Nghệ Hương Liệu Và Mỹ Phẩm, em đã nhận được rất
nhiều sự giảng dạy và hướng dẫn rất nhiệt tình từ thầy, nhờ thầy mà em hiểu biết thêm rất
nhiều kiến thức, góp phần xây dựng cho bản thân chúng em ngày càng hoàn thiện hơn về tri
thức và cả vốn sống, những bài học của thầy đã giúp em phát triển và tiến bộ hơn từng ngày.
Thông qua bài tiểu luận này, em xin phép trình bày lại những kiến thức, những gì đã học ở
môn Công Nghệ Hương Liệu Và Mỹ Phẩm gửi đến thầy. Kiến thức là vô hạn, còn con người
ta sẽ có những giới hạn nhất định, do đó trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này thì chắc
chắn em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em vô cùng mong muốn nhận được những sự
góp ý của thầy để bài tiểu luận này có thể hoàn thiện hơn. Kính chúc thầy có nhiều sức khỏe,
nhiều hạnh phúc và ngày càng thành công trong sự nghiệp giảng dạy. Một lần nữa em dành
lời cảm ơn sâu sắc đến thầy!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................
I. TỔNG QUAN VỀ DA..........................................................................................
I.1 Giới thiệu về da....................................................................................................
I.2 Cấu tạo của da.....................................................................................................
I.2.1 Thượng bì (biểu bì).........................................................................................
I.2.2 Trung bì (hay lớp mô mạch liên kết): ..........................................................
I.2.3 Hạ bì (hay lớp mỡ dưới da)............................................................................
I.3 Phân loại da..........................................................................................................
I.4 Chức năng của da................................................................................................
I.4.1 Chức năng bảo vệ của da...............................................................................
I.4.2 Chức năng điều hòa nhiệt độ của da.............................................................
I.4.3 Chức năng bài tiết ..........................................................................................
I.4.4 Chức năng dự trữ chuyển hóa.......................................................................
I.4.5 Chức năng tạo keratin và melanin................................................................
I.4.6 Chức năng cảm giác .......................................................................................
I.4.7 Chức năng miễn dịch .....................................................................................
I.4.8 Chức năng ngoại hình.....................................................................................
II. TỔNG QUAN VỀ CHẤT CHỐNG OXY HÓA ..........................................
II.1.............................................................................................................. Gốc tự do
II.2............................................................................................. Chất chống oxy hóa
II.3........................................................ Cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa
II.4......................................................... Mức độ tác dụng của chất chống oxy hoá
II.5............................................................................... Các loại chất chống oxy hoá
II.5.1 ENZYMATIC..................................................................................................
II.5.1.1................................................................................... Superoxide dismutase
II.5.1.2.......................................................................................................... Catalase
II.5.1.3................................................................................... Hệ thống Glutathione
II.5.2 NONENZYMATIC.........................................................................................
II.5.2.1.................................................................................................... Glutathione
II.5.2.2....................................................................................................... Melatonin
II.5.2.3.................................................. Tocopherols and tocotrienols (Vitamin E)
II.5.2.4......................................................................................................... Uric acid
II.5.2.5................................................................................................. Ascorbic acid
II.6......................................................... Nguồn thực vật chứa chất chống oxy hoá
III. VITAMIN C....................................................................................................
III.1......................................................................................... Vài nét về Vitamin C
III.2...................................................................................Tính chất của Vitamin C
III.3................................................................................. Nguồn gốc của Vitamin C
III.4.................................................................................... Tác dụng của vitamin C
III.5..................................................................................................Cơ chế tác dụng
III.6.......................................................................................... Phân loại Vitamin C
III.6.1 Vitamin C trong tự nhiên ..............................................................................
III.6.2 Vitamin C tổng hợp .......................................................................................
III.7........................................................................................... Điều chế Vitamin C
III.7.1 Điều chế bằng phương pháp Reichstein.......................................................
III.7.2 Điều chế Vitamin C bằng phương pháp lên men hai giai đoạn..................
III.7.2.1...................................................................................... Tổng hợp 2-KLGA
III.7.2.2................................................................................... Tổng hợp Vitamin C
III.8.................................................................................... Vitamin C trong da liễu
III.8.1 Cơ chế hoạt động của Vitamin C...................................................................
III.8.2 Công thức Vitamin C bôi ngoài da................................................................
III.8.3 Tác dụng không mong muốn của Vitamin C bôi trực tiếp.........................
III.9................................. Một số sản phẩm Vitamin C trên thị trường Việt Nam
III.9.1 Kem dưỡng Vitamin C Neogen Real Vita C Cream 22% của Hàn Quốc.
III.9.2 Tinh Chất Klairs Klairs Freshly Juiced Vitamin Drop 35ml ....................
IV. KẾT LUẬN.....................................................................................................
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.2: cấu trúc da.........................................................................................................
Hình 1.2.1 Lớp thượng bì..................................................................................................
Hình 1.2.3: Lớp trung bì....................................................................................................
Hình 1.2.3: Lớp hạ bì.........................................................................................................
Hình 2.1: Gốc tự do có xu hướng cướp điện tử của nguyên tử hoặc phân tử bình thường
hác......................................................................................................................................
Hình 2.3: cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa.........................................................
Hình 2.4: Chất oxy hóa làm giảm tốc độ gốc tự do...........................................................
Hình 2.5.1: SOD ức chế sự hình thành của gốc tự do.......................................................
Hình 2.6: Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa...........................................................
Hình 3.5: Sơ đồ khối tổng hợp Vitamin C bằng 2 phương pháp.......................................
Hình 3.5.1 Sơ đồ điều chế Vitamin C bằng phương pháp Reichstein..............................
Hình 3.5.2 Sơ đồ tổng hợp 2-KLGA.................................................................................
Hình 3.9.1: Kem dưỡng Vitamin C neogen.......................................................................
Hình 3.9.1 Tinh Chất Klairs Vitamin C Dưỡng Sáng Da, Mờ Thâm................................
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, con người đã ý thức được sắc đẹp và tầm quan trọng của mình trong cuộc
sống. Chính vì vậy, họ luôn cố gắng làm mình trở nên xinh đẹp hơn. Họ quan tâm chăm sóc
cho vẻ đẹp của mình từ quần áo, tay chân, răng tóc và đặc biệt là làn da. Vì con người ta rất
ít người có 1 làn da hoàn hảo, da của chúng ta luôn phải chịu tác động từ bên ngoài môi
trường như bụi, khói thuốc, tia UV…. và chịu các tác động từ bên trong cơ thể hay gọi
chung là sự lão hóa của các tế bào gây ra nám, tàn nhang, mụn…. Để sở hữu được làn da
mịn màng, tươi trẻ như ý ta phải có tác động thêm từ bên trong và bên ngoài bằng cách bổ
sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho da. Nhưng cũng bổ sung nhiều dưỡng chất rồi, sao
da chúng ta vẫn bị lão hóa theo thời gian? Có phải mọi người thường nghe đến các giải pháp
chống oxy hóa cho da để hạn chế sự lão hóa, đem lại vẻ đẹp cho chúng ta dài tuổi thọ hơn?.
Hãy cùng em tìm hiểu về da và Vitamin C có hiệu quả gì trong chống lão hóa da của chúng
ta nhé!

1
I. TỔNG QUAN VỀ DA
I.1 Giới thiệu về da
Da là một cơ quan lớn nhất, chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng của cơ thể, nằm ở
mặt ngoài, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống.
Da là bộ phận vô cùng quan trọng, giống như một tấm áo tự nhiên bảo vệ cơ thể chống
lại các tác nhân có hại bên ngoài và có chức năng bài tiết, điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tổng
diện tích da ở người trưởng thành là 1,2-2m2.
I.2 Cấu tạo của da
Da người có 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì.

Hình 1.2: cấu trúc da


I.2.1 Thượng bì (biểu bì)
Như là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu
bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần thiết. Nó
bao 17 gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt
da. Từ đó, chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình được biết
như là quá trình sừng hóa (hay sự hình thành sừng ở biểu bì), khiến mỗi lớp của tầng biểu bì
trở nên khác biệt.
- Lớp đáy (hay stratum basale): là lớp trong cùng của biểu bì nơi các tế bào
keratinocyte được sản sinh.
- Lớp tế bào gai (hay Stratum spinosum): các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng
(các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.

2
- Lớp hạt (hay stratum granulosum): Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra
các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
- Lớp bóng (hay stratum lucidium): Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không
thể phân biệt được.
- Lớp sừng (hay stratum corneum): Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có
khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể.
Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú
của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn. Các axit bảo vệ giúp làn da khỏe mạnh, là môi
trường axit nhẹ và có độ pH nằm trong khoảng từ 5.4 đến 5.9. Đây là môi trường lý tưởng
cho:
- Các vi sinh vật tốt cho da có thể phát triển mạnh và các vi sinh vật có hại sẽ bị tiêu
diệt.
- Sự hình thành các lipid biểu bì.
- Các enzym kiểm soát quá trình tróc vảy.
- Lớp sừng dễ dàng tự phục hồi khi nó bị tổn thương.
- Bao phủ hầu hết các phần của cơ thể nhưng biểu bì chỉ có độ dày khoảng 0.1mm,
vùng biểu bì chung quanh mắt mỏng hơn (0.05mm) và dưới bàn chân thì dày hơn (1- 5mm)

Hình 1.2.1 Lớp thượng bì


I.2.2 Trung bì (hay lớp mô mạch liên kết):

3
Hình 1.2.3: Lớp trung bì
Trung bì lớp giữa của da và bao gồm 2 lớp:
- Lớp đáy (hay stratum reticulare): là vùng rộng và dày, nơi tiếp giáp với hạ bì.
- Lớp lưới (hay stratum papillare): được định dạng hình làn sóng và tiếp xúc với biểu
bì. Lớp lưới bao gồm collagen type 1, collagen type 3, elastin, glycosaminoglycan
(hyaluronic acid, proteoglycan, glycoprotein). Nó có vai trò nuôi dưỡng lớp thượng bì, nâng
đỡ, hỗ trợ lớp thượng bì, lưu trữ độ ẩm, điều chỉnh nhiệt độ, bảo vệ bên trong khỏi tác hại
bên ngoài, hoạt động như một thụ thể cảm giác và đóng vai trò tái tạo trẻ hóa da cùng với
lớp thượng bì.
Lối sống và các nhân tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời và sự thay đổi nhiệt độ có tác
động đến số lượng sơi collagen và sợi đàn hồi trong cấu trúc da. Khi chúng ta già đi, sự sản
sinh sợi collagen và sợi đàn hồi tự nhiên giảm xuống và chức năng gắn kết với các phân tử
nước cũng bi ̣suy yếu. Làn da lúc đó trông có vẻ thiếu săn chắc và nếp nhăn xuất hiện.
- Lớp trung ̣bì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các
nhân tố bên ngoài cũng như nuôi dưỡng lớp ngoài cùng:

4
- Lớp trung bì dày, có cấu trúc giúp làm nhẹ đi các tác động từ bên ngoài và khi tổn
thương xảy ra, chúng có chứa các mô liên kết giúp làm lành vết thương như nguyên bào sợi
và dưỡng bào.
- Là nơi có chứa nhiều mao mạch máu giúp nuôi dưỡng biểu bì và loai bỏ chất thải.
- Tuyến bã nhờn (nơi sản sinh dầu cho bề mặt da) và tuyến mồ hôi (nơi vận chuyển
nước và axit lactic tới bề mặt da) thì đều được đặt tại lớp trung bì. Các chất lỏng này kết hợp
với nhau tạo nên lớp màng hydrolipid. Trung bì còn là nơi có các cơ quan:
- Các mao mạch bạch huyết.
- Cơ quan cảm nhận cảm giác.
- Chân tóc: nơi tóc được phát triển.
I.2.3 Hạ bì (hay lớp mỡ dưới da):

Hình 1.2.3: Lớp hạ bì


Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoat đông như
̣một tấm đệm và cách nhiêt cho cơ thể. Chúng bao gồm:
- Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau thành nhóm như môt lớp đệm.
- Các sợi collagen đặc biệt (được gọi là vách mô hay đường ranh giới): bao gồm các
mô liên kết mềm xốp giúp giữ các tế bào chất béo gắn kết lai với nhau.

5
- Các mạch máu
Số lượng các tế bào chất béo ở mô dưới da thì khác nhau ở các vùng trên cơ thể. Hơn
nữa, sự tạo thành các tế bào này cũng khác nhau giữa nam và nữ,cũng như cấu trúc của các
bộ phận khác của da. Làn da thay đổi xuyên suốt cuộc đời của mỗi người.
I.3 Phân loại da
Da thường: mịn màng khi sờ, bề dày trung bình, khả năng giữ ẩm và đàn hồi tốt
Da hỗn hợp: giống da thường nhưng có độ ẩm cao hơn, trơn bóng vùng chữ T (trán,
mũi, cằm) do tuyến bã hoạt động mạnh hơn nhưng không dư thừa chất bã.
Da nhờn: Da dày và có độ ẩm rất cao do hoạt động mạnh của tuyến bã. Sự dư thừa chất
bã làm da rất trơn vùng chữ T, có thể phát triển nhiều mụn. Da nhờn ít nhạy cảm với các yếu
tố môi trường bên ngoài, ít có nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa xuất hiên chậm hơn các loại
da khác.
Da khô: Da thiếu lớp lipid (mỡ) hoặc thiếu nước, hoặc thiếu cả hai. Da mỏng, nhạy
cảm, dễ tổn thương và bong tróc. Da có độ đàn hồi kém, các dấu hiệu lão hóa thường đến
sớm hơn các loại da khác
I.4 Chức năng của da
I.4.1 Chức năng bảo vệ của da
Da là một hàng rào bảo vệ các cơ quan sâu như thần kinh, mạch máu, cơ xương, phủ
tạng khỏi các tác hại của các yếu tố cơ học, lý học, hoá học, vi khuẩn có hại. Nhờ có cấu trúc
rất chặt chẽ của lớp malpighi được tăng cường do các cầu nối giữa các tế bào, nhờ vùng tiếp
giáp trung - thượng bì vững chắc, nhờ sự đàn hồi vừa dẻo vừa chắc của các sợi tạo keo, sợi
liên kết ở trung bì, nhờ lớp mỡ đệm dưới da nên da có thể chống lại các chấn thương, sây xát
từ ngoại cảnh (da chịu được một áp lực 1,8kg trên một mili mét vuông). Trên bề mặt thượng
bì còn có lớp “phim mỡ" gồm chủ yếu là axít béo triglyxerit, cholesterol, chất bã, làm cho da
không bị ẩm quá hoặc khô quá tạo khả năng chống đỡ với những thay đổi đột ngột về nhiệt
độ; đồng thời bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nấm; có tác giả gọi đây là “khả năng
tiệt trùng tự nhiên của da”. Nấm ngoài da thường mọc ở các vùng không có tuyến bã; các
nấm xén tóc trẻ em thường tự nhiên khỏi ở tuổi dậy thì là lúc tăng hoạt động của tuyến bã.
Da có tác dụng ngăn cản sự tác dụng của ánh sáng. Lớp sừng không cho ánh sáng có
bước sóng 200nm xuyên qua. Lớp trung bì ngăn cản bức xạ ánh sáng có bước sóng 340 -

6
700nm. Các bức xạ có bước sóng dài gây biến đổi nhiệt làm tăng chuyển hoá. Bức xạ có
bước sóng ngắn (tử ngoại) gây ra hiệu ứng quang điện, thay đổi điện tử ở màng tế bào từ đó
dẫn đến thay đổi tính thấm. Các sắc tố da cũng có tác dụng ngăn cản tác động của bức xạ
ánh sáng bảo vệ các cơ quan dưới da. Độ toan kiềm (pH) của da là yếu tố quan trọng để
chống đỡ với vi khuẩn và nấm, pH của da thay đổi tuỳ từng vùng, trung bình từ 4,2 - 5,6.
Những vùng da bị kiềm hoá (vùng có nhiều mồ hôi ẩm ướt, các nếp bẹn, kẽ chân, nách...) dễ
bị nấm và vi khuẩn tấn công. Thượng bì còn có nhiều khả năng trung hoà đối với các dung
dịch toan hoặc kiềm loãng đặt trên da (khả năng đệm). Trong một số bệnh: nấm da, viêm da
tiếp xúc, bệnh eczema và một số bệnh da nghề nghiệp khả năng đệm này bị giảm.
I.4.2 Chức năng điều hòa nhiệt độ của da
Nhờ hệ số dẫn nhiệt của tổ chức mỡ dưới da (k = 0,00033) và của lớp sừng (k =
0,000125) tương đối thấp, nên về mùa đông da thường giữ không cho toả nhiệt nhiều cũng
như cản bớt lạnh ở ngoài vào. Da còn có vai trò chủ động trong điều hoà nhiệt độ, do một
loạt phản xạ đi từ các cơ quan thụ cảm nhiệt ở trung bì đến trung tâm điều hoà nhiệt độ dưới
ở đồi thị. Da tham gia điều hoà nhiệt độ bằng 2 cơ chế chính: ra mồ hôi và phản ứng vận
mạch. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, cơ thể phản ứng bằng giãn mạch máu dưới da để
tăng toả nhiệt, đồng thời tăng tiết mồ hôi và tăng bốc hơi, làm giảm nhiệt (trung bình tiết 1
lít mồ hôi làm tiêu hao 500 calo). Ngược lại khi nhiệt độ bên ngoài thấp cơ thể sẽ phản ứng
bằng co mạch máu dưới da, giảm tiết mồ hôi, giảm toả nhiệt trên da. Tổn thương rộng trên
da ảnh hưởng đến chức phận điều hoà nhiệt độ. Khi đó ngừng trệ tuần hoàn tĩnh mạch, vùng
da tổn thương thường lạnh. Trong ban đỏ do viêm, có tăng nhiệt độ tại chỗ và tăng toả nhiệt,
do đó bệnh nhân đỏ da toàn thân thường có cơn rét run biểu hiện sự điều hoà nhiệt độ kém
của da và cơ thể.
I.4.3 Chức năng bài tiết
Bài tiết mồ hôi: trên mặt da toàn cơ thể có chừng 2 - 5 triệu tuyến mồ hôi. Ngoài nhiệm
vụ tham gia điều hoà thân nhiệt, mồ hôi còn có nhiệm vụ thải trừ các chất cặn bã, độc hại,
chủ yếu là urê. Ở đây, da có vai trò hỗ trợ cho thận. Thành phần của mồ hôi:
Nước 98 - 99%.
Chất hữu cơ 0,6%.
Muối 0,5%.

7
Sunfat, phốt phat:%
Bài tiết chất bã (sebum): tuyến bã thường tập trung nhiều nhất ở mặt, lưng, ngực. Chất
bã làm cho da không ngấm nước, lớp sừng mềm mại, lông tóc trơn mượt, giúp cho da chống
đỡ với vi khuẩn và nấm. Thành phần chất bã gồm 2/3 là nước, còn 1/3 là a xít béo, squalen,
cholesterol.
I.4.4 Chức năng dự trữ chuyển hóa
Dự trữ Nước Trong cơ thể, nước chiếm 64%, riêng ở da 9%. Như vậy da giữ vai trò rất
quan trọng trong việc giữ thăng bằng nước. Dự trữ NaCl Da dự trữ NaCl khá nhiều. Khi lao
động, tiết nhiều mồ hôi thì nước ở da cũng giảm. Khi thận bị tổn thương, chức phận lọc
NaCl sút kém, muối giữ lại nhiều trong máu và bị đưa ra da. NaCl ứ đọng ở da sẽ kéo theo
nước, gây phù nề ở da. Nếu tiêm tĩnh mạch một dung dịch NaCl ưu trương thì da sẽ giữ từ
20 - 77% số lượng NaCl. Ăn nhạt, da sẽ mất 60 - 90% số lượng NaCl. Như vậy da giữ vai
trò rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng chất NaCl trong cơ thể. Dưới tác dụng của tia
cực tím cholesteron dưới da được chuyển hoá thành vitamin D, cần thiết cho sự hấp thu chất
Ca ở xương. Ở da còn có các chất điện giải khác như Ca, K, Mg. Tỷ lệ glucose tự do trong
da thường bằng 2/3 đường huyết. Khi tỷ lệ này tăng cao, thường dễ bị ngứa, nhiễm vi khuẩn,
nấm men (moniliase), glycogen dưới da tham gia trong quá trình keratin hoá, glycogen
thường tăng trong một số trạng thái viêm. Da chứa rất nhiều loại men như oxydaza,
proteaza, hyaluronidaza các men này tham gia vào sự chuyển hoá chất trong cơ thể hoặc
ngăn cản tác động của vi sinh vật hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể. Các chất chalone, chất
kháng chalone liên quan đến việc lành sẹo hay tạo sẹo lồi của da.
I.4.5 Chức năng tạo keratin và melanin
Có thể coi là 2 chức phận đặc hiệu của tế bào thượng bì, đồng thời cũng là 2 chức phận
sơ đẳng đảm bảo cho sự toàn vẹn và lành mạnh của da. Trong quá trình sừng hoá các protein
hình cầu của tế bào gai chuyển thành protein hình lá, hình sợi. Quá trình sừng hoá có thể gặp
tăng sừng, dầy sừng (hyperkeratose) là sừng hoá mạnh quá; hoặc loạn sừng(dyskeratose):
các tế bào sừng còn nhân và chứa đầy các lá sừng.Năng lượng cần thiết cho sự chuyển hoá
này là do hoá giáng của glycogen ở tế bào gai. Cu (đồng) đóng vai trò xúc tác. Melanin là
một protein phức hợp, màu xẫm được hình thành chủ yếu từ tyrosin. Dưới tác động của men

8
tyrosinaza, qua nhiều giai đoạn trung gian chất dopa chuyển thành melanin. Sự sản sinh ra
melanin được tiến hành trong các tế bào tua nằm xen kẽ ở lớp đáy.
I.4.6 Chức năng cảm giác
Cơ chế hiện tượng ngứa
Yếu tố ngoại cảnh.

Thần kinh.
↓↓↓
Ngứa → phản xạ → gãi → dập nát các tế bào→ giải phóng histamin. Chính tiết
histamin làm giảm ngứa, nhưng gây giãn mạch và phù nề tạo phản ứng viêm, từ phản ứng
viêm lại dẫn đến ngứa tăng dần và trở thành vòng luẩn quẩn.
Nếu biết cách gãi thì sẽ làm dịu được ngứa (chiều dài vết gãi tương ứng với số lượng
điểm tiếp nhận thần kinh của da thì sẽ không gây hậu quả ngứa lại vì chỉ vừa đủ tiết histamin
ức chế ngứa).
Khi gãi thần kinh ngoại vi bị tổn thương và gây ra biến đổi của da như:
+ Xung huyết.
+ Nhiễm sắc.
+ Sinh ra teo, dày sừng.
+ Có thể tăng tiết mồ hôi.
+ Phù, nề, loét...
Có ba loại cảm giác được tiếp nhận da:
+ Cảm giác sờ mó, tỳ ép, đụng chạm được tiếp thu do các hạt Meissner và Pacini.
+ Hạt Golgi và Mazzoni tiếp nhận tỳ đè.
+ Cảm giác nóng do hạt Ruffini và cảm giác lạnh do hạt Krause tiếp thu hoặc thụ cảm
nội tạng tiếp nhận.
+ Cảm giác đau do tận cùng các dây thần kinh đảm nhận. Nhờ có chức phận cảm giác
mà cơ thể có thể thích ứng được với ngoại cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại.
I.4.7 Chức năng miễn dịch
Da có liên quan đến miễn dịch tế bào, có các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như tế
bào Langerhans, các lympho T, nhất là khi có phản ứng miễn dịch xảy ra. Đồng thời có các

9
yếu tố sinh học hoà tan cũng đóng góp vào cơ chế miễn dịch này. Khi có kháng nguyên xâm
nhập vào da, tế bào Langerhans xuất hiện bắt giữ KN, xử lý và trình diện KN với limphô bào
có thẩm quyền miễn dịch. Bản thân tế bào sừng cũng có vai trò miễn dịch, nó tiết ra
interferon.
I.4.8 Chức năng ngoại hình
Mỗi chủng tộc có làn da khác nhau. Da góp phần tạo hình hài của chúng ta.
Như vậy, làn da đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể con người, nhưng tuổi tác
làm làn da già đi và cùng có thể bị lão hóa khi ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Lão hóa
da có thể được chia thành lão hóa nội sinh và lão hóa ngoại sinh.
II. TỔNG QUAN VỀ CHẤT CHỐNG OXY HÓA
II.1 Gốc tự do
Gốc tự do là những nguyên tử bị mất đi một điện tử ở lớp ngoài cùng, rất kém ổn định
và có khả năng phản ứng cao.
Để tìm kiếm sự ổn định, gốc tự do có xu hướng cướp điện tử của nguyên tử hoặc phân
tử bình thường khác, tạo ra phản ứng dây chuyền và hình thành nên rất nhiều gốc tự do mới
trong cơ thể.

Hình 2.1: Gốc tự do có xu hướng cướp điện tử của nguyên tử hoặc phân tử bình
thường khác
Gốc tự do được chia thành 2 loại:

10
- Gốc tự do tốt: là những gốc tự do có công dụng hỗ trợ dẫn truyền thần kinh, dẫn
truyền tín hiệu tế bào, tăng cường hệ miễn dịch… Ví dụ: gốc NO. (Nitric Oxide) là chất
truyền tin giữa các tế bào để điều chỉnh lưu lượng máu, huyết khối và hoạt động thần kinh.
- Gốc tự do xấu: là những gốc tự do tấn công tế bào khỏe mạnh, đây chính là nguyên
nhân gây ra các mầm bệnh. Một số loại gốc tự do xấu nguy hiểm gây hại cho cơ thể như:
Superoxide (O2−), Ozone (O3), Hydro peroxide (H2O2), Hydroxyl (• OH). Những gốc này
hình thành do các yếu tố như tác nhân phóng xạ, thực phẩm độc hại hoặc ô nhiễm môi
trường.
Sự lão hóa nội sinh ngoài yếu tố thời gian thi nó được thúc đầy bởi ảnh hưởng của các
yếu tố di truyền và hormone. Khi tăng và bị ảnh hưởng bởi gốc tự do oxy ROS (Reactive
Oxygen Species) ảnh hưởng đến các quá trình của các tế bào như biệt hóa (differentiation),
sinh trưởng (proliferation), chết theo chu trình (apoptosis). Khi các AP-1 (Activator Protein-
1) được kích hoạt và AP-1 kích hoạt MMP sẽ phá vỡ cấu trúc của collagen và ức chế thụ thể
TGF-beta 2 để ức chế tổng hợp pro-collagen, do đó làm giảm lượng collagen trong lớp trung
bì. Hơn thế nữa, AP-1 tăng kích hoạt NF-kapaB gây ra phản ứng viêm và rồi chu kỳ luẩn
quẩn của việc tăng ROS được lặp lại. Kết quả là về mặt cấu trúc da sẽ làm giảm số lượng tế
bào thượng bì và trung bì mất di các nhủ thượng bì (rete ridge), giảm collagen và elastin, và
các thành phần glycosaminoglycan. Khi lão hóa nội sinh tiến triển, da trở nên mỏng hơn, yếu
đi, kém đàn hồi hơn, các nếp nhăn sinh ra nhiều hơn, lỗ chân lông to, và da trở nên khô sạm
hơn.
Lão hóa ngoại sinh chủ yếu bị ảnh hưởng bởi bức xạ cực tím, bởi hút thuốc, thời tiết, ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nước, căng thắng (stress), uống rượu bia chất kích thích và chế độ
ăn uống. Các yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng đến da và quá trình tương tự như các quá trình
xảy ra ở yếu tố nội sinh. Đặc biệt, dưới tác động của tia cực tím các gốc oxy tự do ROS
(superoxide anion radical, singlet oxygen, hydroxyl radical) tăng lên dẫn đến một loạt các
phản ứng như trong quá trình lão hóa nội sinh.
Các chất chống oxy hóa bị suy thoái, làm giảm tác dụng chống oxy hóa của các mô,
kích hoạt các tế bào melanocytes hoạt động làm da tối màu đi và tăng các tổn thương sắc tố.
Về mặt mô bệnh học, lớp thượng bì bị giảm số lượng melanocytes dẫn đến sự phân bổ
không đồng đều, độ dày của lớp thượng bì thay đổi, các tế bào Langerhans giảm rất nhiều,

11
lớp hạ bì lớp hạ bì trải qua quá trình do ánh sáng (Solar elastosis) ở giai đoạn đầu, quá trình
thoái hóa diễn ra đến giai đoạn sau collagen giảm và nhiều tế bào bị tổn thương, viêm xuất
hiện. Kết qủa là da trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi, lỏng lẻo và rất khô, và da trở nên thô
ráp, sần sùi hơn. Ngoài ra, các tổn thương sắc tố nghiêm trọng khác, bao gồm tàn nhang,
nám, tăng giãn mao mạch actinie keratoses hoặc các tổn thương tiền ung thư da.
II.2 Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương
gây ra bởi các gốc tự do.
Cơ thể sử dụng chất chống oxy hóa để ổn định các gốc tự do, tránh cho chúng gây hại
cho các tế bào khác. Ở một mức nào đó, chất chống oxy hóa có thể bảo vệ và ngăn chặn
những thiệt hại gây ra bởi quá trình oxy hóa.
II.3 Cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa
Hai nguyên tắc của cơ chế hoạt động đã được đề xuất cho các chất chống oxy hoá. Đầu
tiên là cơ chế phá huỷ chuỗi mà chất chống oxy hoá chính tặng một electron cho gốc tự do
hiện diện trong các hệ thống.
Cơ chế thứ hai liên quan đến việc loại bỏ các chất khởi động ROS / khởi động nitơ
(chất chống oxy hóa thứ cấp) bằng cách làm nguội chất xúc tác chuỗi khởi động.
Chất chống oxy hóa có thể tác động lên các hệ thống sinh học bằng các cơ chế khác
nhau bao gồm đóng góp electron, càng hóa ion kim loại, chất chống oxy hóa, hoặc theo quy
định biểu hiện gen.

12
Hình 2.3: Cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa
II.4 Mức độ tác dụng của chất chống oxy hoá
Các chất chống oxy hóa hoạt động trong các hệ thống phòng thủ hoạt động ở các cấp
độ khác nhau như phòng ngừa, lụm nhặt các gốc cấp tiến, sửa chữa và de novo, và tuyến
phòng thủ thứ tư, tức là sự thích ứng.
Dòng phòng thủ đầu tiên là chất chống oxy hóa phòng ngừa, ngăn chặn sự hình thành
các gốc tự do. Mặc dù cơ chế chính xác và vị trí của sự hình thành căn bản trong cơ thể vẫn
chưa được làm sáng tỏ, sự phân hủy kim loại gây ra hydroperoxit và hydrogen peroxide phải
là một trong những nguồn quan trọng.
Để ngăn chặn các phản ứng như vậy, một số chất chống oxi hóa làm giảm
hydroperoxides và hydrogen peroxide trước đó đối với rượu và nước, tương ứng mà không
tạo ra các gốc tự do và một số protein tiếp tục các ion kim loại.
Glutathioneperoxidase, glutathione-stransferase,
phospholipid hydroperoxide glutathione peroxidase (PHGPX), và peroxidase được biết là
phân hủy hydroperoxides lipid thành rượu tương ứng. PHGPX là độc đáo ở chỗ nó có thể
làm giảm hydroperoxides của phospholipid tích hợp vào các chất sinh học. Glutathione
peroxidase và catalase làm giảm hydrogen peroxide thành nước.
Dòng thứ hai của hàng phòng thủ là chất chống oxy hóa mà nhặt các gốc tự do để ngăn
chặn sự khởi đầu chuỗi hoặc phá vỡ các phản ứng lan truyền chuỗi. Nhiều chất chống oxy
hóa gốc tự do khác nhau được biết đến: một số là chất ưa nước và một số khác là chất ưa
béo. Vitamin C, acid uric, bilirubin, albumin, và thiol là các chất chống oxy hóa gốc ưa
nước; trong khi Vitamin E và ubiquinol là chất chống oxy hoá triệt để ưa béo. Vitamin
E được công nhận là chất chống oxy hóa có chứa chất chống oxy hóa gốc mạnh nhất.
Dòng thứ ba của hàng phòng thủ là sửa chữa và de novo chất chống oxy hóa.
Các enzyme phân giải protein, proteinaza, protease và peptidases, có mặt trong bào tương và
trong ty thể của các tế bào động vật có vú, nhận biết, phân hủy và loại bỏ các protein bị oxy
hóa và ngăn chặn sự tích tụ các protein bị oxy hóa.
Các hệ thống sửa chữa DNA cũng đóng một vai trò quan trọng trong tổng số hệ thống
phòng thủ chống lại tác hại oxy hóa. Các loại enzyme khác nhau như glycosylases và
nucleases, mà sửa chữa DNA bị hỏng, được biết đến.

13
Có một chức năng quan trọng khác được gọi là thích nghi, nơi tín hiệu cho việc sản
xuất và phản ứng của các gốc tự do gây ra sự hình thành và vận chuyển chất chống oxy hóa
thích hợp đến đúng vị trí.

Hình 2.4: Chất oxy hóa làm giảm tốc độ gốc tự do


II.5 Các loại chất chống oxy hoá
II.5.1 ENZYMATIC
Các tế bào được bảo vệ chống lại ứng kích oxy hóa bởi một mạng lưới tương tác của
các enzym chống oxy hóa. Ở đây, superoxide được giải phóng bởi các quá trình như
phosphoryl hóa oxy hóa đầu tiên được chuyển đổi thành hydrogen peroxide và sau đó được
giảm thêm để cung cấp nước. Con đường giải độc này là kết quả của nhiều enzym,
với superoxide dismutase xúc tác bước đầu tiên và sau đó xúc tác và các peroxidases khác
nhau loại bỏ hydrogen peroxide.
II.5.1.1 Superoxide dismutase
Superoxide dismutases (SODs) là một nhóm các enzyme liên quan chặt chẽ xúc tác sự
phân hủy anion superoxide thành oxy và hydrogen peroxide. Các enzyme SOD có ở hầu hết
các tế bào hiếu khí và trong dịch ngoại bào. Có ba họ chính của superoxide dismutase, tùy

14
thuộc vào kim loại đồng: Cu / Zn (liên kết cả đồng và kẽm), Fe và Mn (liên kết sắt hoặc
mangan), và cuối cùng là loại Ni liên kết với niken.
Ở chủng cao hơn, các phân tử SOD đã được thu lại trong các ngăn tế bào khác nhau.
Mn-SOD có mặt trong ty lạp thể và peroxisome. Fe-SOD đã được tìm thấy chủ yếu ở lục lạp
nhưng cũng đã được phát hiện trong peroxisome, và CuZn-SOD đã được thu trong cytosol,
lục lạp, peroxisome và apoplast. Ở người (như trong tất cả các động vật có vú khác và hầu
hết các loài động vật có dây sống), có ba dạng superoxide dismutase. SOD1 nằm trong tế
bào chất, SOD2 trong ty thể, và SOD3 là ngoại bào. Việc đầu tiên là một dimer (bao gồm hai
đơn vị), khác với tetramers (bốn tiểu đơn vị). SOD1 và SOD3 chứa đồng và kẽm, trong khi
SOD2 có mangan trong trung tâm phản ứng của nó.

Hình 2.5.1: SOD ức chế sự hình thành của gốc tự do


II.5.1.2 Catalase
Catalase là một loại enzyme phổ biến được tìm thấy trong gần như tất cả các sinh vật
sống, được tiếp xúc với oxy, nơi nó hoạt động để xúc tác sự phân hủy hydrogen
peroxide thành nước và oxy. Hydrogen peroxide là một sản phẩm phụ có hại của nhiều quá
trình trao đổi chất bình thường: để ngăn chặn thiệt hại, nó phải nhanh chóng được chuyển
thành các chất khác, ít nguy hiểm hơn.

15
Để kết thúc quá trình này, catalase thường được sử dụng bởi các tế bào để nhanh chóng
xúc tác sự phân hủy hydrogen peroxide thành các phân tử oxy và nước ít phản ứng hơn. Các
động vật đã biết đều sử dụng catalase trong mọi cơ quan, với nồng độ đặc biệt cao ở vùng
gan.
II.5.1.3 Hệ thống Glutathione
Hệ thống này được tìm thấy ở động vật, thực vật và vi sinh vật. Glutathione
peroxidase là một enzyme chứa bốn selenium-cofactors xúc tác sự phân hủy hydrogen
peroxide và hydroperoxides hữu cơ. Có ít nhất bốn isoxymase glutathione peroxidase khác
nhau ở động vật.
Glutathione peroxidase 1 là phổ biến nhất và là một chất lụm nhặt rất hiệu quả
của hydrogen peroxide, trong khi glutathione peroxidase 4 hoạt động mạnh nhất với
hydroperoxides lipid. Các glutathione S-transferases cho thấy hoạt tính cao với peroxit lipid.
Các enzyme này có mức độ đặc biệt cao trong gan và cũng phục vụ cho quá trình trao đổi
chất giải độc.
II.5.2 NONENZYMATIC
II.5.2.1 Glutathione
Glutathione là một peptide chứa cysteine có trong hầu hết các dạng sinh học hiếu khí.
Không phải nhất thiết xuất hiện trong chế độ ăn uống và thay vào đó được tổng hợp trong
các tế bào từ các axit amin cấu thành của nó. Glutathione có đặc tính chống oxy hóa vì nhóm
thiol trong phân tử cysteine của nó là tác nhân khử và có thể bị oxy hóa và giảm đi.
Trong tế bào, glutathione được duy trì ở dạng khử bởi enzyme glutathione reductase và
lần lượt làm giảm các chất chuyển hóa và hệ enzyme khác cũng như phản ứng trực tiếp với
các chất oxy hóa. Do nồng độ cao và vai trò trung tâm trong việc duy trì trạng thái oxi hóa
của tế bào, glutathione là một trong những chất chống oxy hóa tế bào quan trọng nhất. Trong
một số sinh vật, glutathione được thay thế bằng các thiol khác, như mycothiol trong
actinomycetes, hoặc bởi trypanothione trong kinetoplastids.
II.5.2.2 Melatonin
Melatonin, còn được gọi là N-acetyl-5-methoxytryptamine, là một hormone tự nhiên
được tìm thấy ở động vật và trong một số sinh vật sống khác, kể cả tảo. Melatonin là một
chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể dễ dàng đi qua màng tế bào và hàng rào máu-não.

16
Không giống như các chất chống oxy hóa khác, melatonin không trải qua quá trình khử
oxi hóa, đó là khả năng của một phân tử trải qua quá trình giảm và lặp đi lặp lại quá trình
oxy hóa. Melatonin, một khi bị oxy hóa, không thể giảm xuống trạng thái cũ vì nó hình
thành một số kết quả cuối ổn định khi phản ứng với các gốc tự do. Do đó, nó đã được gọi là
đầu cuối (hoặc tự diệt) chất chống oxy hoá.
II.5.2.3 Tocopherols and tocotrienols (Vitamin E)
Vitamin E là tên tập thể cho một bộ tám tocopherols liên quan và tocotrienols, là các
vitamin tan trong chất béo với các đặc tính chống oxy hóa. Trong số này, α-tocopherol được
nghiên cứu nhiều nhất vì nó có khả dụng sinh học cao nhất, và cơ thể ưu tiên hấp thu và
chuyển hóa dạng này.
Người ta cho rằng dạng α-tocopherol là chất chống oxy hóa hòa tan lipid quan trọng
nhất, và nó bảo vệ màng khỏi quá trình oxy hóa bằng cách phản ứng với các gốc lipit được
tạo ra trong phản ứng chuỗi peroxid hoá lipid. Điều này loại bỏ các chất trung gian gốc tự do
và ngăn ngừa phản ứng lan truyền tiếp tục. Phản ứng này tạo ra các gốc α-tocopheroxyl oxy
hóa có thể tái chế trở lại dạng giảm hoạt tính thông qua việc giảm các chất chống oxy hóa
khác, chẳng hạn như ascorbate, retinol hoặc ubiquinol.
II.5.2.4 Uric acid
Acid uric chiếm khoảng một nửa khả năng chống oxy hóa của plasma. Trong thực
tế, acid uric có thể đã thay thế cho ascorbate trong quá trình tiến hóa của con người.Tuy
nhiên, như ascorbate, acid uric cũng có thể làm trung gian cho việc sản xuất các loại oxy
hoạt tính.
II.5.2.5 Ascorbic acid
Axit ascorbic hoặc “vitamin C” là chất chống oxy hóa monosaccharide ở cả động vật
và thực vật. Vì nó không thể được tổng hợp ở người và phải được lấy từ chế độ ăn uống, nên
nó được xem là một loại vitamin. Hầu hết các động vật khác có thể sản xuất hợp chất này
trong cơ thể của chúng và không cần trong chế độ ăn uống. Trong tế bào, nó được duy trì ở
dạng thu nhỏ bằng phản ứng với glutathione, có thể được xúc tác bởi isomerase disulfide
protein và glutaredoxin.
Axit ascorbic là một chất khử và có thể làm giảm thiệt hại của gốc tự do. Ngoài các tác
dụng chống oxy hóa trực tiếp, acid ascorbic cũng là một chất nền cho enzyme chống oxy hóa

17
ascorbate peroxidase, một chức năng đặc biệt quan trọng trong sức đề kháng ứng suất trong
thực vật.
II.6 Nguồn thực vật chứa chất chống oxy hoá
Chất chống oxy hóa thực phẩm tổng hợp và tự nhiên được sử dụng thường xuyên trong
thực phẩm và dược phẩm, đặc biệt là các loại có chứa dầu và chất béo để bảo vệ thực phẩm
chống lại quá trình oxy hóa. Có một số chất chống oxy hóa phenolic tổng hợp,
hydroxytoluene butyl hóa (BHT) và hydroxyanisole butyl hóa (BHA) là những ví dụ nổi bật.
Các hợp chất này đã được sử dụng rộng rãi như là chất chống oxy hóa trong ngành
công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và công nghiệp điều trị. Tuy nhiên, một số tính chất vật lý
của BHT và BHA như biến động cao và bất ổn ở nhiệt độ cao, luật pháp nghiêm ngặt về sử
dụng phụ gia thực phẩm tổng hợp, tính chất gây ung thư của một số chất chống oxy hóa tổng
hợp và sở thích của người tiêu dùng đã chuyển sự chú ý từ tổng hợp sang chất chống oxy
hoá tự nhiên.
Theo quan điểm của các yếu tố tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh chết người khác nhau,
đã có một xu hướng toàn cầu đối với việc sử dụng các chất tự nhiên hiện diện trong cây
thuốc và hình thức chế độ ăn kiêng như chất chống oxy hóa điều trị.
Có báo cáo rằng có một mối quan hệ nghịch đảo giữa chế độ ăn uống giàu chất chống
oxy hóa từ thực phẩm và cây thuốc và tỷ lệ mắc bệnh của con người. Việc sử dụng các chất
chống oxy hóa tự nhiên trong thực phẩm, mỹ phẩm và công nghiệp trị liệu sẽ là giải pháp
thay thế đầy hứa hẹn cho các chất chống oxy hóa tổng hợp với chi phí thấp, tương thích cao
với chế độ ăn uống và không có tác hại trong cơ thể người.

18
Hình 2.6: Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Nhiều hợp chất chống oxy hóa, tự nhiên xảy ra trong các nguồn thực vật đã được xác
định là gốc tự do hoặc oxy hoạt động. Những nỗ lực đã được thực hiện để nghiên cứu tiềm
năng chống oxy hóa của nhiều loại rau như khoai tây, rau bina, cà chua và đậu.
Có một số báo cáo cho thấy tiềm năng chống oxy hóa của hoa quả. Các hoạt động
chống oxy hóa mạnh đã được tìm thấy trong các loại quả mọng, anh đào, cam quýt, mận và
ô liu. Trà xanh và đen đã được nghiên cứu rộng rãi trong quá khứ gần đây về các đặc tính
chống oxy hóa vì chúng chứa tới 30% trọng lượng khô là hợp chất phenolic.

III. VITAMIN C
III.1 Vài nét về Vitamin C
Vitamin C (axit L-ascorbic) là chất chống oxy hóa chính ở pha nước của cơ thể và
được hoàn toàn cần thiết cho sự sống. Tất cả các loài động vật đều tự tạo ra vitamin C, ngoại
trừ con người và các loài linh trưởng khác, một loài dơi ăn trái cây ở Ấn Độ và chuột lang.
Trong thực tế, một con dê nặng 130 pound tổng hợp được 13 gam vitamin C mỗi ngày, gấp

19
gần 200 lần so với Yêu cầu của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Acid ascorbic (Dạng khử) Acid dehydroascorbic (Dạng oxi hóa)


III.2 Tính chất của Vitamin C
Vitamin C ở dạng tinh thể trắng, rất dễ tan trong nước,tan trong ethanol 96 khó tan
trong rượu,thực tế không tan trong ether và clorofom, không tan trong các dung môi hữu cơ,
tồn tại được ở 100 °C trong môi trường trung tính và acid, bị oxy hóa bởi Oxi trong không
khí và càng bị oxy hóa nhanh khi có sự hiện diện của Fe và Cu.
Tên UIAP 2-oxo-L-threo-hexono-1,4-
lactone-2,3-enediol or
(R)-3,4-dihydroxy-5-((S)- 1,2-
dihydroxyethyl)furan-2(5H)-one
Công thức hóa học C6H8O6
Phân tử gram 176.14 g/mol
Nhiệt đô nóng chảy 190-192 0C
Bán rã 16 ngày
Bài tiết Thận

III.3 Nguồn gốc của Vitamin C


Các dạng chủ yếu của vitamin C như Acid ascorbic và các muối calci ascorbat, natri
ascorbat.
Bệnh thiếu vitamin C được biết đến năm 1550 trước Công Nguyên. Vào năm 1928
Albert Szent Gyorgyi chiếc xuất thành ông vitamin C bắt đầu cho hàng loạt các phát hiện
khác liên quan đến vitamin C trong y học và sản xuất như:

20
- 1932 Haworth và King lập nên cấu trúc vitamin C
- 1932 mối quan hệ giữa vitamin C và các yếu tố chống bịnh hoại huyết được phát hiện
bởi Szent-Györgyi và cùng một lúc bởi King và Waugh.
- 1933 Basle, Reichstein tổng hợp acid ascorbic trong tự nhiên vitamin C. Đây là bước
đầu tiên hướng tới sản xuất công nghiệp Vitamin C vào năm 1936.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quít, và có hàm
lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây, cải brussel,rau cải, cà
chua, xoong cam, quýt, chanh, bưởi …
III.4 Tác dụng của vitamin C
Thúc đẩy sự hình thành collagen
Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, khiến các vết thương lâu lành
dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, chảy máu dưới da, chảy máu
lợi), thành mạch yếu… là các hiện tượng thường thấy ở bệnh scobat.
Chất kích hoạt enzyme
Vitamin C có thể bảo vệ vitamin A, vitamin E, và các axit béo thiết yếu khỏi bị tiêu
huỷ; làm cho sắt có trong thức ăn được duy trì trong trạng thái hoàn nguyên, thúc đẩy sự hấp
thụ và chuyển dịch tồn trữ sắt trong cơ thể. Làm cho can-xi trong thành ruột không bị kết
tủa, giúp cải thiện tỷ lệ hấp thụ can-xi vào cơ thể. Tham gia phản ứng hydroxyt của
cholesterol thành axit cholic, có hiệu quả nhất định trong điều trị thiếu hồng cầu.
Tham gia quá trình chuyển hóa cholesterol
Giúp 80% cholesterol chuyển hóa thành sulfat tan trong nước để bài tiết khỏi cơ thể,
giảm hàm lượng cholesterol trong máu; loại bỏ cholesterol tích tụ trong động mạch; gia tăng
các thành phần có ích của máu như lipoprotein, có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống xơ
vữa động mạch.
Tham gia quá trình bài tiết chất độc khỏi cơ thể
Tiếp tục ô-xy hóa thành glutathione (diketo golunat) cùng với chất độc trong cơ thể bị
bài tiết ra ngoài.
Phòng chống ung thư
Việc giảm vitamin C trong đường tiêu hóa ngăn chặn sự hình thành nitrosamines, có
hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u đường tiêu hóa; ngoài ra vitamin C còn tham

21
gia trong tổng hợp collagen, giúp các tế bào kẽ duy trì cấu trúc bình thường, làm giảm quá
trình phát triển của tế bào ung thư.
Chống cảm lạnh
Vitamin C có thể cải thiện khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch và tăng
cường miễn dịch của cơ thể và miễn dịch humoral, loại bỏ các yếu tố gây bệnh, giữ hệ hô
hấp được bảo toàn. Khi thiếu nó, biểu mô tế bào kháng bệnh ở khí quản và phế quản bị giảm
xuống. Các thí nghiệm cho thấy, uống 1.000 mg vitamin C mỗi ngày có thể giảm 50% nguy
cơ bị cảm lạnh và giảm 23% các triệu chứng cảm cúm.
Bảo vệ da, chống nếp nhăn
Vitamin C là chất kích hoạt enzyme, có thể gia tăng sự hoạt động của một số kim loại,
giúp da chống lại các gốc tự do sinh ra bởi tia cực tím, tránh sự xuất hiện của tàn nhang, thúc
đẩy sự trao đổi chất, góp phần ngăn ngừa lão hóa da.
III.5 Cơ chế tác dụng
Acid ascorbic bị oxy hóa cho acid dehydroascorbic; đây là phản ứng oxy hóa khử
thuận nghịch, qua đó Vitamin C tác dụng như một đồng yếu tố (cofactor), tham gia vào
nhiều phản ứng hóa sinh trong cơ thể, như:
- Hydroxyl hóa,
- Amid hóa;
- Làm dễ dàng sự chuyển prolin, lysin sang hydroxyprolin và hydroxylysin (trong tổng
hợp collagen);
- Giúp chuyển acid folic thành acid folinic trong tổng hợp carnitin;
- Tham gia xúc tác oxy hóa thuốc qua microsom (cytochrom P450) gan;
- Giúp dopamin hydroxyl hoá thành nor-adrenalin;
- Giúp dễ hấp thu sắt do khử Fe3+ thành Fe2+ ở dạ dày, để rồi dễ hấp thụ ở ruột.
- Ở mô, Vitamin C giúp tổng hợp collagen, proteoglycan và các thành phần hữu cơ
khác ở răng, xương, nội mô mao mạch.

22
III.6 Phân loại Vitamin C
Trên thị trường xuất hiện 2 dạng: Vitamin C tự nhiên và tổng hợp
III.6.1 Vitamin C trong tự nhiên
Vitamin C trong tự nhiên (L- ascorbic): dễ tìm thấy do tính phong phú đa dạng ở trái
cây, rau quả và ở nguồn từ động vật. Hàm lượng có trong thực phẩm phụ thuộc nhiều yếu tố
như: cây giống, điều kiện đất đai, khí hậu, thời gian thu hái, điều kiện bảo quản, phương
pháp chế biến. lượng có thể thay đổi, nó dễ dàng bị hao hụt và mất đi ở điều kiện tự nhiên
hay do quá trình đun nấu.
III.6.2 Vitamin C tổng hợp
Vitamin C tổng hợp, còn được gọi là acid ascorbic tổng hợp, là một dạng của vitamin
C được sản xuất trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp tổng hợp hóa học. Dưới đây là
những đặc điểm và ưu điểm của vitamin C tổng hợp:
Đặc điểm
Vitamin C tổng hợp là một dạng vitamin C hoàn toàn tổng hợp, không có nguồn gốc tự
nhiên. dưới dạng một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C6H8O6.
Vitamin C tổng hợp có cùng cấu trúc và hoạt tính sinh học như vitamin C tự nhiên (tồn
tại trong các loại rau quả).
Đây là một chất bột trắng hoặc tinh thể màu trắng, không mùi hoặc có mùi nhẹ.
Ưu điểm
- Vitamin C tổng hợp có khả năng bảo quản tốt hơn và có độ ổn định cao hơn so với
vitamin C tự nhiên.
- Giá thành rẻ hơn so với vitamin C tự nhiên.
- Độ ổn định cao hơn, có thể được lưu trữ lâu hơn mà không mất tính chất dinh dưỡng.
- Dễ dàng sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng.
- Độ hoạt tính của vitamin C tổng hợp cũng tương đương với vitamin C tự nhiên.
Vitamin C tổng hợp (Acid ascorbic) được sử dụng rộng rãi dưới dạng viên nén, viên
nang, gói Vitamin, nước uống hoa quả với hàm lượng được tính toán chính xác và độ ổn
định cao, được mang tên Thực phẩm chức năng hay sản phẩm bổ sung . Trên thị trường xuất
hiện nhiều dạng hợp chất thành phần với vitamin C như :

23
- Ascorbyl palmitate: là dạng tá dược chất chống oxy hóa vai trò là chất ổn định trong
sản xuất dược phẩm cũng như mỹ phẩm.
- Calcium ascorbate: là dạng muối của acid ascorbic, có khoảng 10% canxi theo khối
lượng, thường có trong các sản phẩm thực phẩm chức năng
- Magnesium ascorbate: dạng khoáng chất sử dụng trong các sản phẩm bổ sung dưỡng
chất, giảm tình trạng chuột rút khi mang thai.
- Sodium ascorbate: là một chất điều chỉnh độ acid được sử dụng trong thực phẩm bổ
sung
- Ascorbyl glucoside (Vitamin C gốc đường): Thường thấy trên mỹ phẩm vai trò như
một chất chống oxy hóa lành tính ít gây kích ứng da sử dụng cho làn da nhạy cảm, tăng tác
dụng của kem chống nắng.
Hàm lượng của vitamin C tự nhiên dễ bị giảm đi do các yếu tố nội tại của thực phẩm.
Các yếu tố vật lý khác như ánh sáng, nhiệt độ cao, các men oxy hóa, các kim loại. Nên hầu
hết các vitamin trên thị trường đều “nhân tạo” về mặt công thức hóa học tương tự bền vững
hơn. Dễ dàng được tổng hợp từ tinh bột ngô và phân hủy nó bằng nhiệt, enzym, aceton và
acid clohydric.
III.7 Điều chế Vitamin C
Điều chế vitamin C được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, có
thể kể đến 2 phương pháp sau:

24
Hình 3.5: Sơ đồ khối tổng hợp Vitamin C bằng 2 phương pháp
III.7.1 Điều chế bằng phương pháp Reichstein
Quá trình Reichstein là một phương pháp hỗn hợp giữa lên men và tổng hợp hóa học,
lần đầu tiên được sử dụng trong năm 1933 và hiện nay vẫn đang được sử dụng.

25
Nguyên liệu là glucose (I). Khử hóa D-glucose với xúc tác Cu-Cr thành D-sobitol (II).
Trong dung dịch nước, D-sorbitol dưới tác dụng của vi khuẩn Acetocter suboxydans biến
thành L- sorbose (III). Ngưng tụ (III) với aceton, xúc tác acid sulfuric tạo diacetone (IV).
Oxy hóa bằng KMnO4 tạo (V). Thủy phân (V) tạo acid 2- ceto L-gluonic (VI). Este hóa (VI)
bằng methanol rồi cho tác dụng với natri methoxyd tạo (VII). Thủy phân natri methoxyd
trong dung dịch acid hydrochloric trong nước để loại bỏ nhóm methyl và natri, lacton hóa
tạo ra acid ascorbic (VIII).

26
Hình 3.5.1 Sơ đồ điều chế Vitamin C bằng phương pháp Reichstein
III.7.2 Điều chế Vitamin C bằng phương pháp lên men hai giai đoạn
Phương pháp lên men 2 giai đoạn là phương pháp mới, được nhóm nghiên cứu khoa
học của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc nghiên cứu tổng hợp Vitamin C vào năm 1969.
Quá trình lên men 2 bước sử dụng phản ứng phản ứng oxy hóa sinh học để thay thế
phản ứng phản ứng oxy hóa hóa học: sử dụng L-sorbose sinh ra trong giai đoạn đầu lên men
làm nguyên liệu thô, tiến hành giai đoạn thứ hai lên men sử dụng chủng hỗn hợp, gồm khuẩn
Bacillus acid gulonic oxy hóa và pseudomonas để tạo ra acid 2-keto-L-sorbose (2-KLGA),
thông qua quá trình tinh chế, Vitamin C sẽ được tạo ra.
III.7.2.1 Tổng hợp 2-KLGA
Quá trình sinh tổng hợp 2- KLGA xảy ra trong tế bào chất dưới tác dụng của enzym
sorbosone dehydrogenase. Trong quá trình chuyển hóa bởi vi sinh vật, L-sorbose trước hết
được chuyển hóa thành L-sorbosone bởi enzym L-sorbose dehydrogenase. Sau đó L-
sorbosone tiếp tục được oxy hóa thành 2-KLGA bởi enzym L- sorbose dehydrogenase.

Hình 3.5.2 Sơ đồ tổng hợp 2-KLGA


III.7.2.2 Tổng hợp Vitamin C
Quá trình ester hóa
Cho 0,1g 2-KLGA và 30ml CH3OH vào bình cầu 3 cổ 100ml. Tiến hành gia nhiệt ở
65oC, khi ổn định cho thêm xúc tác. Sau 2h thu sản phẩm.
Quá trình lacton hóa

27
Cho 30ml dung dịch sản phẩm của giai đoạn trên vào bình cầu 3 cổ duy trì ở 65 oC.
Thêm từ dung dịch NaOH bão hòa trong CH3OH vào hỗn hợp phản ứng đến khi pH khoảng
8,7. Khuấy hỗn hợp phản ứng trong 2 giờ. Sau đó dừng khuấy, làm nguội hệ phản ứng về
nhiệt độ phòng. Kết tinh sản phẩm bằng cách làm lạnh từ từ hỗn hợp sau phản ứng. tiến hành
lọc loại bỏ methanol và sấy để thu natri ascorbate thô.
Tinh chế vitamin C
Chuẩn bị dung dịch natri ascorbate trong nước có nồng độ khoảng 10%. Cân nhựa trao
đổi ion theo tỷ lệ khối lượng nhựa/khối lượng natri ascorbat là 1,7 và nạp vào ống thủy tinh.
Nhỏ từ từ dung dịch natri ascorbate vào ống thủy tinh chứa nhựa ion, dung dịch ra khỏi khỏi
ống thủy tinh sau khi đã acid hóa xong được khử màu bằng than hoạt tính . Sau đó, dung
dịch thu được cô đặc bang thiết bị cô quay chân không ở nhiệt độ khoảng 55 oC, tốc độ quay
100 vòng/phút. Dung dịch thu được làm lạnh bằng nước đá khoảng 45 phút có sử dụng
0,003g chất tạo mầm là các tinh thể acid ascorbic. Sấy chân không trong 10 giờ thu được sản
phẩm là các tinh thể vitamin C.
III.8 Vitamin C trong da liễu
Da của chúng ta là cơ quan chịu nhiều áp lực nhất từ các gốc tự do trong môi trường
tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khói thuốc lá và các ô nhiễm khác làm cạn kiệt lượng vitamin
C trong da. Tiếp xúc với tia UV tối thiểu ở mức tối thiểu 1,6 liều ban đỏ (MED) làm giảm
nồng độ vitamin C biểu bì xuống 70% so với mức bình thường, mức độ tiếp xúc với 10
MED làm giảm lượng vitamin C xuống chỉ còn 54% (2). Tiếp xúc với 10 phần triệu ozone
trong ô nhiễm thành phố làm giảm mức độ vitamin C biểu bì xuống 55%.
III.8.1 Cơ chế hoạt động của Vitamin C
Tia UV, gốc oxy hóa tự do và tổn thương da – Vitamin C trong việc chống lại tia
UV
Như đã nhắc đến, tiếp xúc với tia UV sản sinh gốc oxy hóa tự do. Những gốc này bắt
đầu các phản ứng theo chuỗi hoặc theo tầng làm phá huỷ tế bào. Tác động xấu của gốc tự do
nằm ở việc biến đổi hoá học trực tiếp DNA tế bào, màng tế bào và các protein tế bào, bao
gồm cả collagen.
Các chất chống oxy hoá cần thiết để trung hòa gốc tự do từ tia UV. Điều quan trọng
cần nhớ là vitamin C có tác dụng chống cả tia UVB và UVA, và lượng nhỏ tia UVA lặp đi

28
lặp lại xâm nhập vào lớp trung bì sâu gấp 30-40 lần tia UVB, vốn chủ yếu chỉ ảnh hưởng lớp
thượng bì. UVA gây đột biến và phá hủy collagen, elastin, proteoglycan và các cấu trúc tế
bào da khác. Do đó, tia UVA gây lão hóa da và hình thành hắc tố. UVB gây cháy nắng, tạo
gốc tự do, đột biến biểu bì và ung thư da.
Bản thân vitamin C không phải là kem chống nắng. Vitamin C bôi trực tiếp trên da bảo
vệ chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời chủ yếu như một chất chống oxy hóa làm vô hiệu
hóa các gốc tự do do tia cực tím gây ra, hầu hết là anion superoxide, oxy nhóm đơn và gốc
hydroxyl. Vitamin C có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại cả UVB (290–320 nm) và
UVA (620–400 nm).
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu trên cả da lợn và da người, bôi vitamin C làm giảm
ban đỏ cấp tính và bị cháy nắng ngay cả khi bôi sau khi phơi nắng, được xác nhận bởi kiểm
tra mô học. Điều trị da lợn in vivo bằng vitamin C bôi ngoài da 10% giảm số lượng “tế bào
cháy nắng” từ 40% đến 60% và giảm tia UV làm tổn hại DNA tới 62%.
Vitamin C bôi trực tiếp còn ngăn ngừa tình trạng ức chế miễn dịch do tia cực tím gây
ra. Trong khoảng một phần ba số người, hoạt động của hệ thống miễn dịch bị ức chế sau tiếp
xúc với ánh sáng mặt trời. Sự ức chế miễn dịch này được đo bằng mức độ tiếp xúc quá mẫn
cảm với các chất nhạy cảm như cây thường xuân độc. Kem chống nắng chỉ hỗ trợ một phần
ngăn ngừa ức chế miễn dịch tia cực tím. Các nghiên cứu trên chứng minh rằng vitamin C bôi
ngoài da ngăn chặn tình trạng mất quá mẫn do tiếp xúc cũng như khả năng chịu đựng tia
UVB do tia cực tím gây ra.
Vitamin C - Chất khử hắc tố
Khi lựa chọn chất khử hắc tố, điều quan trọng là cần phân biệt giữa chất gây độc cho tế
bào hắc tố và chất làm gián đoạn những bước chính của quá trình hình thành sắc tố. Vitamin
C thuộc về loại sau. Vitamin C tương tác với các ion đồng tại vị trí hoạt động của tyrosinase
và ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, do đó làm giảm sự hình thành melanin. Vitamin
C cũng tác động lên sắc tố quang nang. Tuy nhiên, vitamin C là một hợp chất không bền. Do
đó, nó thường được kết hợp với các chất khử hắc tố khác để có tác dụng tốt hơn.
Vitamin C bôi ngoài da cũng có tác dụng chống viêm
Vitamin C ức chế NFkB- là tác nhân kích hoạt một số cytokine tiền viêm như TNF-
alfa, IL1, IL6 và IL8. Vì vậy, vitamin C có hoạt tính chống viêm tiềm ẩn và có thể được sử

29
dụng trong các tình trạng như mụn trứng cá và chứng đỏ mặt. Nó có thể thúc đẩy quá trình
chữa lành vết thương và ngăn ngừa tăng sắc tố sau viêm.
Vitamin C và sự tổng hợp collagen
Vitamin C thiết yếu cho quá trình sinh hợp collagen. Vitamin C đã được chứng minh là
có ảnh hưởng đến tổng hợp collagen định lượng, bên cạnh việc kích thích thay đổi về chất
trong phân tử collagen. Vitamin C đóng vai trò là đồng nhân tố (co-factor) của men prolysyl
và lysyl hydroxylase, vốn có vai trò để ổn định và liên kết ngang các phân tử collagen. Một
cơ chế khác về ảnh hưởng của vitamin C đến sự tổng hợp collagen là sự kích thích quá trình
peroxy hóa lipid, tạo ra sản phẩm là malondialdehyde, giúp kích thích biểu hiện gen
collagen.
Vitamin C cũng trực tiếp kích hoạt quá trình phiên mã tổng hợp collagen và ổn định
mRNA pro collagen, từ đó điều chỉnh quá trình tổng hợp collagen. Các dấu hiệu và triệu
chứng của bệnh Scorbut – bệnh thiếu vitamin C - do sự tổng hợp collagen bị suy giảm. Các
nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng việc sử dụng vitamin C làm tăng sản xuất collagen ở da
người trẻ cũng như già.
Các nghiên cứu in vitro so sánh nguyên bào sợi của trẻ sơ sinh với người già (80–95
tuổi). Người già tế bào sinh sôi nảy nở trong ống nghiệm chỉ bằng 1/5 tốc độ của tế bào sơ
sinh. Tuy nhiên, khi vitamin C được bổ sung vào môi trường nuôi cấy, các tế bào già thực sự
sinh sôi nảy nở tốt hơn sợi nguyên bào sơ sinh bình thường. Ngay cả sợi nguyên bào sơ sinh
cũng tăng sinh gần gấp bốn lần.
Các sợi nguyên bào không chỉ làm tăng sự tăng sinh khi có mặt vitamin C mà chúng
còn
cũng tổng hợp được nhiều collagen hơn.
Vitamin C - Chất chống oxy hoá
Vitamin C là chất chống oxy hóa dồi dào nhất trong da người, hình thành một phần của
nhóm phức hợp của các chất chống oxy hoá có và không có bản chất enzyme, cùng tồn tại
để bảo vệ da trước các gốc oxy hóa tự do. Do là vitamin tan trong nước, vitamin C hoạt động
trong các ngăn chứa nước của tế bào. Khi da tiếp xúc với tia UV, gốc oxy hóa tự do như ion
superoxide, peroxide và oxy đơn được tạo ra, lúc này, vitamin C bảo vệ da trước mất căn

30
bằng oxy hóa (oxidative stress) bằng cách tuần tự hiến tặng các electron để trung hòa các
gốc tự do. Tiếp xúc với tia UV làm giảm sự hiện diện của vitamin C trong da.
Vitamin C giúp dưỡng ẩm
Một tác dụng quan trọng khác của vitamin C đối với da là vitamin C bôi ngoài da thực
sự có tác dụng làm tăng sự tổng hợp một số lipid rất đặc hiệu của bề mặt da. Điều này có
nghĩa là vitamin C giúp dưỡng ẩm tự nhiên cho da nhưng nó cũng tăng cường chức năng
hàng rào bảo vệ của da.
III.8.2 Công thức Vitamin C bôi ngoài da
Để tối ưu hóa sự hấp thu qua da của vitamin C, liều lượng chính xác là vô cùng quan
trọng. Mức độ vitamin C của da có thể được tăng lên đáng kể bằng cách áp dụng bôi ngoài
da. Sự hấp thu tại trực tiếp đã được chứng minh bằng nghiên cứu đánh dấu phóng xạ ở lợn.
Sau khi điều trị bằng kem vitamin C 10%, có 8,2% được tìm thấy ở lớp hạ bì và 0,7% ở
trong máu. Công thức chứa 5%, 10%,15%, 20% hoặc 25% vitamin C đã được thử nghiệm:
sau 24 giờ, 20% cho kết quả tốt nhất cho da.
Vitamin C có sẵn trên thị trường dưới nhiều dạng như kem, serum và miếng dán thẩm
thấu qua da. Trong số này, chỉ có serum chứa vitamin C hoạt tính ở dạng gần như không
màu. Nó không ổn định và khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị oxy hóa thành Dehydro Ascorbic
Acid (DHAA), tạo ra màu vàng. Sự ổn định của vitamin C được kiểm soát bằng cách duy trì
độ pH nhỏ hơn 3,5. Ở độ pH này, điện tích ion trên phân tử bị loại bỏ và có thể hấp thụ tốt
qua lớp sừng.
Dưới góc độ lâm sàng, điều quan trọng cần lưu ý là hiệu quả của serum vitamin C tỷ lệ
thuận với nồng độ, nhưng tối đa chỉ 20%. Thời gian bán thải trên da sau khi đạt được nồng
độ tối đa là 4 ngày. Nguồn cung cấp vitamin C liên tục cần thiết để đạt được sự bảo vệ
quang học đầy đủ và có thể đạt được bằng cách bôi vitamin C mỗi 8 tiếng. Vì tia UV làm
giảm mức vitamin C trong mô, tốt nhất nên bôi vitamin C sau hơn là trước khi phơi tia UV.
Sự kết hợp của tyrosine, kẽm và vitamin C đã được chứng minh là làm tăng sinh khả dụng
của vitamin C lên 20 lần so với chỉ sử dụng mỗi vitamin C.
III.8.3 Tác dụng không mong muốn của Vitamin C bôi trực tiếp
Vitamin C bôi trực tiếp phần lớn an toàn cho việc sử dụng hàng ngày trong thời gian
dài, có thể phối hợp an toàn cùng với các chất chống lão hóa bôi trực tiếp thông thường khác

31
như kem chống nắng, tretinoin, chất chống oxy hóa khác và axit alpha hydroxy như axit
glycolic. Một số tác dụng không mong muốn nhẹ bao gồm da chuyển màu vàng, tóc bị giảm
sắc tố, do sự oxy hóa của vitamin C. Một khi vitamin C được bôi lên, không thể rửa hay lau
sạch hoàn toàn. Các phản ứng như châm chích, ban đỏ và khô da hiếm khi được ghi nhận
sau khi bôi vitamin C, nhưng có thể điều trị bằng cách bôi kem dưỡng ẩm. Cần cẩn trọng khi
bôi vitamin C quanh mắt.
Mề đay và hồng ban do sử dụng vitamin C bôi trực tiếp đã được ghi nhận. Liều độc hại
của vitamin C gây quá trình tự chết của tế bào trong điều kiện phòng thí nghiệm cao gấp
100-200 lần liều khuyến cáo sử dụng hàng ngày, khiến vitamin C được công nhận có độ an
toàn cao.
III.9 Một số sản phẩm Vitamin C trên thị trường Việt Nam
III.9.1 Kem dưỡng Vitamin C Neogen Real Vita C Cream 22% của Hàn Quốc

Hình 3.9.1: Kem dưỡng Vitamin C neogen

Thông tin sản phẩm:

Tên sản phẩm Tinh Chất Serum Vitamin C NEOGEN


Dermalogy Real Vitamin C Serum Làm
Sáng Da

Phân nhóm Serum dưỡng da


Nhà sản xuất Neogen Dermalogy

32
Xuất xứ thương hiệu Hàn Quốc
Loại da phù hợp Mọi loại da
Quy cách đóng gói Lọ 32g
Giá Khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ/Lọ
Thành phần:

Water, Sodium Ascorbyl Phosphate, Isopentyldiol, 1,2-Hexanediol, Niacinamide


Dipropylene Glycol, Butylene Glycol, Malpighia Emarginata (Acerola) Fruit Extract, Citrus
Unshiu Peel Extract, Citrus Aurantifolia (Lime) Fruit Extract, Citrus Limon (Lemon) Fruit
Extract, Brassica Oleracea Italica (Broccoli) Extract, Hippophae Rhamnoides (Sea
Buckthorn) Extract, Citrus Aurantium Dulcis (Orange) Fruit Extract , Citrus Paradisi
(Grapefruit) Fruit Extract, Ascorbic Acid (Vitamin C), Citric Acid Octyldodeceth 16,
Xanthan Gum, Citrus Aurantium Bergamia (Bergamot) Fruit Oil Sodium Metabisulfite,
Ethylhexylglycerin , Coptis Chinensis Root Extract, Dextrin, Theobroma Cacao (Cocoa)
Extract , Sodium Hyaluronate , Tocopheryl Acetate, Panthenol, Disodium Edta , Limonene,
Linalool
Công dụng:
- Có khả năng làm mờ nhanh các vết thâm mụn, dưỡng trắng sáng da và làm đều màu
da trong vòng 28 ngày.
- Có thể dùng được cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm hoặc làn da dễ bị kích ứng, nổi
mụn.
- Dưỡng ẩm cho da và hạn chế tình trạng da khô, da bong tróc.
- Bảo vệ da trước tác nhân xấu đến từ môi trường bên ngoài như: ánh nắng mặt trời, tia
UV, bụi bẩn,..
- Giúp làn da phục hồi những tổn thương nhanh chóng.
- Có khả năng chống lại quá trình lão hoá da và tăng sinh thêm collagen cho da. Đồng
thời cũng giúp da thêm chắc khoẻ và căng mọng, mềm mịn.
- Ngăn ngừa xuất hiện các hắc sắc tố ở trên da, hạn chế nám, tàn nhang hiệu quả.
- Giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả cao.

33
- Vitamin C Neogen Dermalogy Real Vita C Serum còn có khả năng kiểm soát tuyến
bã nhờn hiệu quả.
- Mặt khác, sản phẩm này còn có thể kết hợp rất tốt với những sản phẩm có chứa acid,
retinoids mà không khiến lỗ chân lông bị bít tắc dẫn đến kích mụn viêm. Vì thế các nàng
hoàn toàn có thể an tâm sử dụng em này trong quá trình skincare của mình.

III.9.2 Tinh Chất Klairs Klairs Freshly Juiced Vitamin Drop 35ml

Hình 3.9.1 Tinh Chất Klairs Vitamin C Dưỡng Sáng Da, Mờ Thâm
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm Tinh Chất Klairs Vitamin C Dưỡng Sáng
Da, Mờ Thâm
Phân nhóm Serum dưỡng da
Nhà sản xuất Klairs
Xuất xứ thương hiệu Hàn Quốc
Loại da phù hợp Mọi loại da
Quy cách đóng gói Lọ 35ml
Giá Khoảng 200.000 – 300.000 VNĐ/Lọ
Thành phần:
Water, Propylen Glycol, Ascorbic Acid(5%, Hydroxyethylcellulose, Centella Asiatica
Extract, Citrus Junos Fruit Extract, Illicium Verum(Anise) Fruit Extract, Citrus
Paradisi(Grapefruit) Fruit Extract, Nelumbium Speciosum Flower Extract, Paeonia
Suffruticosa Root Extract, Scutellaria Baicalensis Root Extract, Polysorbate 60, Brassica
Oleracea Italica (Broccoli) Extract, Chaenomeles Sinensis Fruit Extract, Orange Oil Brazil,

34
Sodium Acrylate/Sodium Acryloyldimethyl Taurate Copolymer, Disodium EDTA,
Lavandula Angustifolia (Lavender) Oil, Camellia Sinensis Callus Culture Extract, Larix
Europaea Wood Extract, Chrysanthellum Indicum Extract, Rheum Palmatum Root Extract,
Asarum Sieboldi Root Extract, Quercus Mongolia Leaf Extract, Persicaria Hydropiper
Extract, Corydalis Turtschaninovii Root Extract, Coptis Chinensis Root Extract, Magnolia
Obovata Bark Extract, Lysine HCL, Proline, Sodium Ascorbyl Phosphate, Acetyl
Methionine, Theanine, Lecithin, Acetyl Glutamine,SH-Olgopeptide-1, SH-Olgopeptide-2,
SH-Polypeptide-1, SH-Polypeptide-9, SH-Polypeptide-11, Bacillus/Soybean/Folic Acid
Ferment Extract, Sodium Hyaluronate, Caprylyl Glycol, Butylene Glycol, 1,2-Hexanediol.
Công dụng:
Công dụng chính của vitamin C Klairs serum đó chính là giúp làm mờ vết thâm do
mụn gây ra và đồng thời làm giảm các hắc tố trên da.
Ngoài ra, tinh chất Vitamin C của Klairs còn giúp làm trắng da một cách tự nhiên, giúp
phục hồi, tái tạo và duy trì các biểu bì da mới, mang đến cho người dùng một làn da rạng rỡ
và tươi trẻ.
IV. KẾT LUẬN
Làn da và tuổi tác có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi chúng ta già đi, nhiều sự thay
đổi tự nhiên sẽ xuất hiện trên da như:
- Da trở nên khô và thô ráp hơn do mất lớp bảo vệ trên da.
- Da trở nên trong suốt, mỏng manh hơn do sự mỏng đi của lớp biểu bì ở bề mặt da.
- Xuất hiện nhiều nếp nhăn trên da, da chùng xuống do mất các mô đàn hồi (elastin).
- Da dễ bị bầm tím do các mạch máu mỏng và dễ vỡ
- Da dễ bị tổn thương, các bệnh về da như chứng dày sừng tiết bã, mụn thịt, viêm da
tiếp xúc,... xuất hiện phổ biến hơn.
- Các cấu trúc dưới da cũng có sự biến đổi lớn làm các dấu hiệu lão hóa da trên mặt
càng rõ ràng hơn:
- Sự mất đi lớp mỡ dưới da ở má, thái dương, cằm, vùng mắt sẽ làm da mặt chùng
xuống, mắt trũng sâu, khung xương của mặt hiện rõ ra.
- Sau 60 tuổi, hiện tượng mất xương sẽ xảy ra ở vùng quanh miệng và cằm, gây ra hiện
tượng da nhăn nhúm quanh miệng.

35
- Lượng sụn ở mũi giảm sút gây chảy xệ mũi và làm các cấu trúc xương trong mũi hiện
rõ hơn.
Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể kiềm chế để làm nó chậm lại. Các biện pháp hữu
ích để ngăn ngừa lão hóa da bao gồm: dùng kem chống nắng, cung cấp đầy đủ các chất dinh
dưỡng, dưỡng ẩm da, thiết lập 1 chế độ sinh hoạt hợp lý.
Tuy rằng, lão hóa da là một quy luật tự nhiên nhưng với sự phát triển khoa học của Y
học hiện đại ngày nay bạn hoàn toàn có thể kìm hãm sự lão hóa bằng cách bổ sung các
dưỡng chất chống oxy hóa .
Vitamin C là một loại thuốc tự nhiên mang lại nhiều tác dụng được đánh giá tốt. Với
độ an toàn cao, vitamin C ngày càng khẳng định được vị thế trong khả năng chống tổn
thương do ánh sáng, tăng sắc tố, viêm mô và thúc đẩy chữa lành mô. Các nghiên cứu đang
được tiến hành để nhằm cải thiện khả năng xâm nhập của nó vào lớp hạ bì để kích thích sản
xuất collagen và loại bỏ các gốc tự do. Do đó, vitamin C hứa hẹn trở thành một loại thuốc
chủ đạo trong thực hành da liễu tương lai.
Mỗi người sẽ có một làn da khác nhau và mỗi một sản phẩm mỹ phẩm có thể phù hợp
hoặc không phù hợp với làn da của mình. Khi chọn dung một sản phẩm mỹ phẩm nào đó
Đừng nên quan tâm mỗi tác dụng của nó mà nên tìm hiểu thêm thành phần để có một
lựa chọn tốt nhất.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Hóa dược tập 1
2. Sách da liễu học chủ biên: PGS.TS Phạm Văn Hiê
3. Sổ tay Mỹ phẩm của cô Nguyễn Thái Savil
4. Tại sao phải chống Oxy hóa da? Chất chống Oxy hóa da là gì? (orihiro.vn)
5. Chất chống oxy hoá: Những điều cần biết (organic365.vn)
6. Vitamin C trong da liễu | Vinmec
7. Chất chống oxy hóa và vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe con người
(happyskin.vn)
8. TỔNG QUAN VỀ CHẤT CHỐNG OXY HÓA - Tin chuyên môn & NCKH - Khoa
Dược - Đại học Duy Tân (duytan.edu.vn)
9. (tapchiyhocvietnam.com)

36
10. Cosmetic Formulation of Skin Care Products

37

You might also like