Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Bài 18

PHẦN I: NỘI DUNG


I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH
1. Khái niệm
- Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường trong và ngoài,
đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
- Động vật thể hiện tập tính khi bị kích thích từ bên trong hay bên ngoài cơ thể.

Hình 18.1. Hàng triệu con cua đỏ tiến về biển đẻ trứng trong cuộc di cư hàng năm tại đảo Giáng sinh
của Úc
2. Vai trò của tập tính
- Tập tính làm tăng khả năng sinh tồn của động vật.

Hình 18.2. Chuột chạy trốn khỏi mèo để giữ tính mạng
- Tập tính đảm bảo cho sự thành công của sinh sản.
- Tập tính còn có thể được xem là một cơ chế cân bằng nội môi, nghĩa là duy trì môi trường bên
trong ổn định.

Hình 18.3. Chim bay về phương Nam để tránh rét (giữ nhiệt độ cơ thể ổn định)
II. TẬP TÍNH BẨM SINH VÀ TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC
- Dựa vào nguồn gốc có thể chia tập tính thành hai loại: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
1. Tập tính bẩm sinh (Tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài)
- Bản năng là tập tính bẩm sinh, là chuỗi các hành động mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã
được gen quy định sẵn từ khi sinh ra, nghĩa là cứ có kích thích là các động tác xảy ra liên tục theo
một trình tự nhất định. Chính vì vậy, tập tính bẩm sinh thường bền vững và rất khó thay đổi.
Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản,…
- Nhiều tập tính bẩm sinh được kích hoạt bởi những kích thích đơn giản, gọi là kích thích dấu hiệu.
Ví dụ: một số loài hải âu có chấm đỏ trên đầu mỏ để kích thích hải âu con khi sinh ra nhìn thấy
và đòi ăn,..
2. Tập tính học được (Hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút
kinh nghiệm, không di truyền được)
- Tập tính học được là một hay chuỗi các hành động diễn ra được quyết định bởi quá trình điều kiện
hóa trong hệ thần kinh theo kiểu Pavlov hoặc Skinner (tạo ra các liên kết thần kinh mới giữa các
neuron trong não bộ).
- Trong nhiều trường hợp khó phân biệt được tập tính bẩm sinh hay học được vì có rất nhiều tập tính
có thể có nguồn gốc từ bẩm sinh và từ học tập.
III. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT
1. Tập tính kiếm ăn
- Là tập tính quan trọng hàng đầu với sự sinh tồn của động vật. Lợi ích là thu được chất dinh dưỡng
nhưng bất lợi là tiêu tốn năng lượng và có nguy cơ bị ăn thịt khi kiếm ăn.
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Bảo vệ lãnh thổ được hiểu là một cá thể hoặc một nhóm động vật kiểm soát một khu vực sống nhất
định chống lại các cá thể khác để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
- Mỗi động vật có phạm vi bảo vệ lãnh thổ khác nhau.

Hình 18.4. Hổ bảo vệ lãnh thổ khi có đàn lạ xâm nhập


3. Tập tính sinh sản
- Đây là tập tính bản năng gồm nhiều tập tính khác nhau như tìm kiếm bạn tình, làm tổ và ấp trứng,
chăm sóc và bảo vệ con, …
4. Tập tính di cư
- Di cư là di chuyển một phần hoặc tất cả quần thể động vật từ một vùng đến một vùng xác định. Di
cư có thể là hai chiều (đi và về) hoặc di cư một chiều (chuyển hẳn đến nơi ở mới).
- Một số loài có chu kì di cư theo mùa, một số khác lại di cư liên quan đến thức ăn và sinh sản.
- Khi di cư, động vật trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.
5. Tập tính xã hội
- Tập tính xã hội là tập tính sống theo bầy đàn và bao gồm nhiều tập tính nhỏ khác như thứ bậc, hợp
tác, vị tha,…

Hình 18.5. Voi lớn và đầu đàn thường đi đầu trong đàn voi (tập tính thứ bậc)
IV. PHEROMONE
- Pheromone là chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây ra các đáp
ứng khác nhau ở các cá thể cùng loài.
- Cấu tạo pheromone ở các loài động vật khác nhau nên chỉ có tác dụng ở các cá thể cùng loài, đây
được xem là tín hiệu hóa học giao tiếp của các cá thể cùng loài.
1. Pheromone gây ra các tập tính liên quan đến sinh sản
- Nhiều tập tính sinh sản có liên quan đến pheromone.
Ví dụ: Ở bướm tằm cái, tuyến ở cuối bụng có chức năng tiết ra pheromone để thu hút bướm tằm đực
đến giao phối. Cùng với đó, bướm tằm đực có anten để tiếp nhận các tín hiệu này từ cá khoảng cách
rất xa lên tới vài km theo chiều gió.
Hình 18.6. Quá trình bướm tằm cái tiết ra pheromone để thu hút bướm tằm đực đến giao phối
2. Pheromone gây ra các tập tính không liên quan đến sinh sản
- Pheromone cũng gây ra một số tập tính không liên quan đến sinh sản.
Ví dụ: khi một con cá trê bị thương, một chất cảnh báo được tiết ra từ da và khuếch tán trong nước tạo
ra đáp ứng hoảng sợ ở các con cá trê khác, chúng sẽ trở nên cảnh giác hơn và tập trung ở gần đáy bể,

V. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT
Nhiều tập tính của động vật hình thành từ học tập, cũng chính nhờ học tập mà động vật có thể thay
đổi tập tính để phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết tập tính học
được là sự phối hợp phức tạp giữa yếu tố bẩm sinh, di truyền với yếu tố học tập và rút kinh
nghiệm.
1. Quen nhờn
- Là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không đáp ứng lại những kích thích đã lặp
đi lặp lại nhiều lần (trong trường hợp các kích thích này không kèm theo sự nguy hiểm).
Ví dụ: khi giơ tay dọa đánh chó con, nó sẽ chạy và thu người lại. Sau nhiều lần lặp lại như vậy thì chó
con không chạy và thu người lại nữa.
2. In vết
- In vết là quá trình học tập nhanh trong một thời gian ngắn. In vết có giai đoạn then chốt (giai đoạn
quyết định) là giai đoạn phát triển rất ngắn mà chỉ khi đó các đặc điểm, hành vi nhất định mới có thể
học được (con non có thể in vào não hình dạng bố mẹ và các hành vi cơ bản của loài).
- In vết có hiệu quả cao nhất ở giai đoạn vừa sinh ra cho đến hai ngày.
Ví dụ: vịt con có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên (thường là
mẹ), sau đó chúng sẽ di chuyển theo mẹ.

Hình 18.7. Vịt con đi theo mẹ ngay khi vừa mở mắt


3. Học cách nhận biết không gian và các bản đồ nhận thức
- Mỗi môi trường tự nhiên có một số khác biệt về không gian so với môi trường khác. Bản đồ nhận
thức là sự hình dung trong hệ thần kinh về mối quan hệ không gian giữa các vật thể trong môi
trường sống của động vật.
- Động vật định vị một cách linh hoạt nhờ liên hệ nhiều vị trí mốc khác nhau.
4. Học liên hệ
a) Điều kiện hóa đáp ứng
- Điều kiện hóa đáp ứng là kiểu học liên kết. Động vật liên kết một kích thích bất kì với một tập
tính do kích thích đặc trưng gây ra.
Ví dụ: Pavlov tiến hành thí nghiệm kết hợp đồng thời âm thanh và cho chó ăn. Sau vài lần kết
hợp âm thanh và thức ăn, chó chỉ cần nghe thấy tiếng chuông là sẽ tự động tiết nước bọt. Như vậy
trong não chó đã có liên kết giữa tiếng chuông và thức

Hình 18.8. Thí nghiệm của Pavlov về điều kiện hóa đáp ứng
b) Điều kiện hóa hành động
- Khi động vật liên kết một hành vi với một phần thưởng hoặc hình phạt và sau đó có xu hướng
lặp lại hoặc tránh né hành vi đó gọi là điều kiện hóa hành động.
Ví dụ: qua một số lần ăn thử các loại côn trùng có màu sắc và hình dạng khác nhau, chim sẽ
nhận ra loại nào có thể ăn được để tiếp tục ăn; còn loại gây kích ứng khó chịu với cơ thể, chúng sẽ
không ăn nữa (kiểu học mò mẫm “thử và sai”).
5. Học xã hội
- Động vật học bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của động vật khác.
Ví dụ: tinh tinh con học cách đập vỡ quả cọ dầu để lấy nhân bằng hòn đá do bắt chước các con trưởng
thành đã làm trước đó.
6. Nhận thức và giải quyết vấn đề
- Đây là dạng học tập phức tạp liên quan đến khả năng nhận biết và xử lí thông tin giải quyết những
trở ngại gặp phải.
Ví dụ: quạ bỏ những hòn đá nhỏ vào lọ đựng nước để nước dâng lên và từ đó có thể lấy được nước.
VI. CƠ CHẾ HỌC TẬP Ở NGƯỜI
- Học tập là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, kĩ năng, giá trị, thái độ, hành vi ở người học.
Gồm các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn tiếp nhận và xử lí thông tin: khi tiếp nhận thông tin, não bộ chuyển hóa thông tin thành
nhận thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi.
+ Giai đoạn tăng cường và củng cố: học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não, làm thay
đổi cấu tạo và hoạt động synapse, gây hoạt hóa gene và tổng hợp protein.
VII. ỨNG DỤNG
- Con người đã và đang áp dụng hiểu biết về tập tính động vật vào một số lĩnh vực của đời sống như
giải trí, an ninh quốc phòng, nông nghiệp,…
PHẦN II: BÀI TẬP
2. Bài tập tự luận
Câu 1. Kể một ví dụ mà con người đã áp dụng hiểu biết về tập tính động vật vào đời sống hàng ngày.
Câu 2. Trong các tập tính sau,có bao nhiêu ví dụ về tập tính bẩm sinh?
- Em bé rửa tay
- Tinh tinh xếp chồng các bậc gỗ để leo lên chỗ cao nhất
- Gà chạy trốn những bóng đen sà từ trên cao xuống
- Cóc phóng lưỡi để bắt mồi
Câu 3. Phân biệt giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Câu 4. Vào mùa sinh sản, chim tu hú thường tìm tổ chim chích và gửi trứng của mình ở đó nhờ ấp hộ.
Tập tính này có tên là gì và thuộc loại tập tính bẩm sinh hay học được, vì sao?
.
PHẦN III: ĐÁP ÁN
1. Đáp án trắc nghiệm
1. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án B A C D B C A B B A

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp án A D B C A B A C A D

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Đáp án C A D A B C B D A B

Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Đáp án D A B B C A C D B C

Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

Đáp án A B A C A D C B D A

HƯỚNG DẪN GIẢI TRẮC NGHIỆM


Câu 1.
Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại các kích thích 🡪 Đáp án B.
Câu 2.
Tập tính được thể hiện khi con vật nhận kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể 🡪 Đáp án A.
Loại đáp án B vì kích thích tại não bộ chỉ là kích thích từ bên trong, ngoại cảnh và thiên nhiên sinh sống chỉ là
kích thích từ bên ngoài.
Câu 3.
Kích thích bên trong cho động vật biết tin về điều gì đang xảy ra trong cơ thể 🡪 Đáp án C.
Câu 4.
Đáp án D.
Câu 5.
Vai trò của tập tính ở động vật bao gồm tăng khả năng sinh tồn, tăng sự thành công sinh sản và là một cơ chế
cân bằng nội môi 🡪 Đáp án B.
Câu 6.
Khi thời tiết lạnh, cơ thể thằn lằn bị hạ nhiệt độ, thụ thể sẽ báo tin về não và buộc thằn lằn phải di chuyển đến
nơi có ánh năng để thu nhiệt là ví dụ về vai trò về cân bằng nội môi (duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể ổn định
để sinh tồn) 🡪 Đáp án C.
Câu 7.
Tập tính bẩm sinh là sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài 🡪 Đáp án A.
Câu 8.
Tinh tinh đập quả dầu cọ để ăn là ví dụ về quá trình tự học (học xã hội thông qua con lớn hơn để biết cách ăn
quả dầu cọ) 🡪 Đáp án B.
Câu 9.
Tập tính học được là tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh
nghiệm 🡪 Đáp án B.
Câu 10.
Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến hình thành tập tính mới là sự hình thành mối liên hệ thần kinh
mới giữa các neuron 🡪 Đáp án A.
Câu 11.
Người ta chia ra hai loại tập tính là dựa vào nguồn gốc 🡪 Đáp án A.
Câu 12.
Tập tính có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sinh tồn của động vật là tập tính kiếm ăn 🡪 Đáp án D.
Câu 13:
Đáp án B.
Câu 14.
Đáp án C.
Câu 15.
Tập tính sinh sản ở động vật mang tính bản năng của loài đó và mỗi loài có một tập tính sinh sản riêng gồm
nhiều tập tính nhỏ khác 🡪 Đáp án A.
Câu 16.
Di cư được định nghĩa là di chuyển một phần hoặc tất cả quần thể động vật từ một vùng đến một vùng xác
định 🡪 Đáp án B.
Câu 17.
Khi di cư, động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình 🡪 Đáp án A.
Câu 18.
Kiếm ăn không phải là một tập tính sinh sản 🡪 Đáp án C.
Câu 19.
Làm tổ và ấp trứng là tập tính sinh sản của động vật 🡪 Đáp án A.
Câu 20.
Pheromone là chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng khác nhau
giữa các cá thể cùng loài 🡪 Đáp án D.
Câu 21.
Con lớn thường đi đầu đàn là ví dụ về tập tính thứ bậc 🡪 Đáp án C.
Câu 22.
Đáp án A.
Câu 23.
Đáp án D.
Câu 24.
Đáp án A.
Câu 25.
In vết có sự khác biệt với các kiểu học tập khác là có giai đoạn then chốt 🡪 Đáp án B.
Câu 26.
Động vật định vị vị trí một cách hiệu quả và linh hoạt là nhờ liên hệ nhiều vị trí nhất định với nhau mà chúng
ta gọi là vị trí mốc 🡪 Đáp án C.
Câu 27.
Đáp án B.
Câu 28.
Khi kết hợp đồng thời âm thanh và cho chó ăn, sau vài lần chỉ cần nghe thấy âm thanh chó cũng tiết nước bọt
là ví dụ về điều kiện hóa đáp ứng (thí nghiệm của Pavlov) 🡪 Đáp án D.
Câu 29.
Thí nghiệm của Skinner là một ví dụ cơ bản về điều kiện hóa hành động 🡪 Đáp án A.
Câu 30.
Dạng học tập phức tạp nhất của động vật là nhận thức và giải quyết vấn đề vì yêu cầu phải tiếp nhận và xử lí
thông tin để giải quyết các tình huống khó khăn 🡪 Đáp án B.
Câu 31.
Đáp án D.
Câu 32.
Đáp án A.
Câu 33.
Đáp án B.
Câu 34.
Đáp án B.
Câu 35.
Đáp án C.
Câu 36.
(1) Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường bên trong => Sai
vì động vật còn nhận kích thích từ bên ngoài
(2) Tập tính đảm bảo cho sự thành công của sinh sản => Đúng
(3) Việc hình thành một số tập tính không liên quan đến hệ thần kinh => Sai vi nó có liên hệ đến
thần kinh trong việc tạo các liên kết mới giữa neuron
(4) Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, không đặc trưng cho loài => Sai vì đây là tập tính
đặc trưng cho loài
Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 37.
(1) Tập tính học được là tập tính đặc trưng cho loài đó => Sai vì tập tính bẩm sinh mới là tập tính
đặc trưng cho loài
(2) Tập tính kiếm ăn có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sinh tồn của động vật => Đúng
(3) Tập tính sinh sản và tập tính xã hội có thể bao gồm nhiều tập tính nhỏ khác => Đúng
(4) Mỗi loài có một phạm vi bảo vệ lãnh thổ nhất định khác nhau => Đúng
Có 3 đáp án đúng 🡪 Đáp án C.
Câu 38.
(1) Tập tính hợp tác không thuộc tập tính xã hội => Sai vì tập tính hợp tác là một trong những tập
tính bao gồm của tập tính xã hội
(2) Pheromone có thể gây ra các tập tính liên quan và không liên quan đến sinh sản => Đúng
(3) Ngày nay con người đã áp dụng hiểu biết về tập tính động vật vào rất nhiều lĩnh vực của đời
sống như an ninh, quốc phòng, giải trí,… => Đúng
(4) Quá trình học tập của con người bao gồm hai giai đoạn chính => Đúng
Chỉ có 1 đáp án sai 🡪 Đáp án D.
Câu 39.
(1) Ở động vật chỉ tồn tại 6 loại hình thức học tập => Sai vì tồn tại rất nhiều hình thức học tập, sách
giáo khoa chỉ liệt kê 6 hình thức phổ biến nhất
(2) Học xã hội có liên quan đến khả năng nhận biết và xử lí thông tin để giải quyết những trở ngại
gặp phải => Sai vì học xã hội là bắt chước theo con lớn hơn trong quần thể
(3) In vết giúp chim non có thể in vào não hình dạng bố mẹ và các hành vi cơ bản của loài =>
Đúng
(4) Bướm tằm cái tiết ra pheromone để thu hút con đực đến giao phối => Đúng
Có 2 đáp án đúng 🡪 Đáp án B.
Câu 40.
Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho
động vật tồn tại và phát triển 🡪 Đáp án C.
Tín hiệu giao tiếp chỉ là kích thích từ bên ngoài nên bị loại bỏ, định hướng chỉ là khả năng nhận diện không
gian và đóng vai trò rất nhỏ chứ không nêu lên vấn đề lớn về sinh học đối với động vật nên cũng được loại bỏ.
Câu 41.
Tập tính có nhiều vai trò như làm tăng khả năng sinh tồn của động vật, đảm bảo cho sự thành công sinh sản,
và còn được xem như một cơ chế cân bằng nội môi 🡪 Đáp án A.
Câu 42.
Dựa vào nguồn gốc, có thể chia tập tính của động vật thành hai loại là tập tính học được và tập tính bẩm sinh
🡪 Đáp án B.
Câu 43.
Một số tập tính bẩm sinh được kích hoạt bởi kích thích đơn giản gọi là kích thích dấu hiệu. Ví dụ như loài hải
âu có chấm đỏ trên đầu mỏ để kích thích con non đòi ăn 🡪 Đáp án A.
Câu 44.
Tập tính sinh sản và tập tính xã hội là hai dạng tập tính đặc biệt bao gồm nhiều tập tính nhỏ bên trong 🡪 Đáp
án C.
Câu 45.
Khi di cư, chim bồ câu định hướng bằng từ trường trái đất, trong khi cá định hướng nhờ vào thành phần hóa
học của nước và dòng nước chảy 🡪 Đáp án A.
Câu 46.
Tập tính vị tha ở động vật là tập tính hy sinh quyền lợi bản thân cá thể thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh
tồn của cả bầy đàn, thông thường trong thế giới động vật, nó mang nghĩa là sự hỗ trợ cho đồng loại 🡪 Đáp án
D.
Câu 47.
Pheromone là chất hóa học gây ra các đáp ứng khác nhau ở các cá thể cùng loài có thể liên quan đến sinh sản
hoặc không liên quan đến sinh sản 🡪 Đáp án C.
Câu 48.
Bướm tằm đực có anten để thu nhận các pheromone mà bướm tằm cái tiết ra thông qua tuyến ở cuối bụng của
mình 🡪 Đáp án B.
Câu 49.
Quá trình học tập ở người diễn ra theo hai giai đoạn gồm có giai đoạn tiếp nhận và xử lí thông tin và giai đoạn
tăng cường và củng cố 🡪 Đáp án D.
Câu 50.
Dựa vào tập tính giao phối, con người tạo ra các cá thể đực bất thụ để làm suy giảm số lượng côn trùng có hại
và tiêu diệt chúng 🡪 Đáp án A.
2. Đáp án tự luận
HƯỚNG DẪN GIẢI TỰ LUẬN
Câu 1.
Dựa vào tập tính giao phối của động vật, các nhà khoa học ở Singapore đã tạo ra giống muỗi không có khả
năng sinh sản để giao phối với những con muỗi cái tại đây, làm chúng không thể sinh sản và giảm số lượng
muỗi đáng kể ở đất nước này.

Muỗi đực cấy vi khuẩn Wolbachia được thả vào tự nhiên sẽ ghép đôi với muỗi cái, sinh ra những quả trứng
không nở, giúp giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết.
Câu 2.
Ví dụ số 1 là ví dụ về tập tính học tập của động vật thông qua học xã hội, em bé sẽ được dạy hoặc thấy người
lớn rửa tay rồi bắt chước theo. Ví dụ số 2 là ví dụ kinh điển vể nhận thức và giải quyết vấn đề.
Ví dụ số 3 và số 4 là ví dụ về tập tính bẩm sinh vì gà khi sinh ra đã phải trốn những chim lớn từ trên cao sà
xuống ăn thịt, nên chúng phải chạy trốn khi có bóng đen từ trên cao ập xuống. Còn cóc phóng lưỡi để bắt mồi
là tập tính bẩm sinh vì nó đặc trưng cho loài.
Câu 3.

Câu 4.
Đây là tập tính đẻ nhờ, là tập tính tự nhiên của chim tu hú cái do lười biếng phải chăm sóc con nên
chim tu hú thường đẻ nhờ vào tổ của chim chích, để chim chích nuôi dưỡng tu hú con đến trưởng
thành.
Câu 5.
Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não, làm thay đổi cấu tạo và hoạt động ở synapse,
gây hoạt hóa gene và tổng hợp protein.
Câu 6.
Khi cho cá ăn, ta thường mở nắp bể cá rồi mới cho chúng ăn, dần dần khi mở nắp bể thì đàn cá sẽ tự
quây quần lại nơi thường được cho ăn dù chúng ta không cho chúng gì cả.
Câu 7.
- Điều kiện hóa đáp ứng là kiểu học liên kết. Động vật liên kết một kích thích bất kì với một tập tính
do kích thích đặc trưng gây ra.
- Khi động vật liên kết một hành vi với một phần thưởng hoặc hình phạt và sau đó có xu hướng lặp lại
hoặc tránh né hành vi đó gọi là điều kiện hóa hành động.
Câu 8.
Đảm bảo mật độ phân bố hợp lí, giúp động vật bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản, tăng khả năng
bổ trợ cùng loài
Câu 9.
Trong mỗi bầy đàn đều có phân chia thứ bậc, mỗi thứ bậc sẽ tương ứng với một chức năng và quyền
lực khác nhau của các con vật.
Ví dụ: Trong mỗi đàn gà, bao giờ cũng có một con thống trị các con khác (con đầu đàn), con này có
thể mổ bất kì con nào trong đàn. Con thứ 2 có thể mổ tất cả các con còn lại trừ con đầu đàn.
Tập tính vị tha ở động vật là tập tính hy sinh quyền lợi bản thân cá thể thậm chí cả tính mạng vì lợi
ích sinh tồn của cả bầy đàn, thông thường trong thế giới động vật, nó mang nghĩa là sự hỗ trợ cho
đồng loại, ví dụ như sự tương trợ nuôi dưỡng
Câu 10.
Bên cạnh các tập tính cơ bản, nhiều tập tính khác mà động vật có được là do học tập, cũng nhờ vậy
mà động vật mới có thể thay đổi để đáp ứng với môi trường sống. Một số hình thức học tập ở động
vật có thể kể đến là: in vết, quen nhờn, học cách nhận biết không gian và các bản đồ nhận thức, học
liên hệ, học xã hội, nhận thức và giải quyết vấn đề,…

You might also like