Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. các đại phân tử. B. tế bào.


C. mô. D. cơ quan.
Câu 2: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một
không gian nhất định vào một thời điểm xác định và có quan
hệ sinh sản với nhau được gọi là
A. quần thể.
B. nhóm quần thể.
C. quần xã.
D. hệ sinh thái.
Câu 3: Cho các nhận định sau đây về tế bào:
(1) Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 4: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn.
B. Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào.
C. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
D. Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành.
Câu 5: Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A. 5. B. 3.
C. 4. D. 2.
Câu 6: Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện ở những đặc điểm nào sau đây?
(1) Đa dạng về loài, về nguồn gen.
(2) Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn.
(3) Đa dạng về hệ sinh thái.
(4) Đa dạng về sinh quyển.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 7: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao?
A. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh.
B. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động.
C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa.
D. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Câu 8: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho
nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc thứ bậc.
Câu 9: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là
A. trao đổi chất và năng lượng. B. sinh sản.
C. sinh trưởng và phát triển. D. khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi.
Câu 10: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
A. (1), (2), (3). B. (2),( 3), (4), (5).
C. (1), (3), (4), (5), (6). D. (2), (6).
Câu 11: Cho các cấp tổ chức sống sau đây:
1. cơ thể.
2. tế bào.
3. quần thể.
4. quần xã.
5. hệ sinh thái.
Thứ tự đúng theo nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5. B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1. D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.
Câu 12: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể. B. Quần thể.
C. Quần xã. D. Hệ sinh thái.
Câu 13. Thế nào là các cấp tổ chức của thế giới sống?
A. Là tập hợp các cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
B. Là tập hợp các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
C. Là tập hợp các cấp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.
D. Là đơn vị tổ chức từ cấp nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
Câu 14. Cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong cấp độ tổ chức sống là gì?
A. Nguyên tử. B. Phân tử.
C. Tế bào. D. Hợp tử.
Câu 15. Đặc trưng của sự sống không bao gồm
A. chuyển hóa vật chát và năng lượng. B. sinh trưởng và phát triển.
C. tái tạo cơ thể. D. sinh sản.
Câu 16. Cấp độ tổ chức sống cơ bản không bao gồm
A. tế bào. B. cơ thể.
C. cơ quan. D. quần thể.
Câu 17. Trong các cấp độ sau đây, cấp độ nào là lớn nhất?
A. Tế bào. B. Quần xã.
C. Quần thể. D. Bào quan.
Câu 18. Tổ chức sống nào sau đây là bào quan?
A. Tim. B. Phổi.
C. Ribosome. D. Não.
Câu 19. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là
A. chúng có cấu tạo phức tạp.
B. chúng có cấu tạo đơn giản.
C. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
D. chúng biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.
Câu 20. Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ
thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở
tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng
ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung
bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. Tiếp nữa là
tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở
gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong
rừng nhiệt đới".
Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?
A. Thế giới sống liên tục tiến hóa.
B. Hệ thống tự điều chỉnh.
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
D. Hệ thống mở.
Câu 21. Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao là
A. cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã. B. quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể.
C. quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái. D. cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Câu 22. Hãy điền vào ô trống cấp tổ chức thích hợp: Nhiều cá thể cùng loài sống trong vùng địa lí nhất định
tạo nên…………… Nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau sống chung trong vùng địa lí nhất định tạo
nên…………
A. quần thể.; quần xã. B. quần xã.; hệ sinh thái.
C. quần thể.; hệ sinh thái. D. quần xã.; quần thể.
Câu 23. Thế nào là hệ sinh thái?
A. Là tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một không gian
nhất định.
B. Là tập hợp nhiều quần thể sống trong một không gian nhất
định.
C. Là tập hợp các cá thể cùng loài sống ở những môi trường
khác nhau.
D. Là sinh vật và môi trường sống của chúng tạo nên một thể
thống nhất.
Câu 24. Thế giới sống không ngừng tiến hóa trên cơ sở nào?
A. Di truyền DNA qua các thế hệ. B. Biến dị tổ hợp.
C. Phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc nhân tạo.
Câu 25. “Tập hợp các tế bào giống nhau về hình dạng và chức năng sẽ tạo thành mô” thể hiện mối quan hệ về
mặt nào của các cấp tổ chức sống?
A. Cấu trúc. B. Cấu tạo.
C. Thành phần. D. Chức năng.
Câu 26. “Các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống” thể hiện mối
quan hệ về mặt nào của các cấp tổ chức sống?
A. Thành phần. B. Cấu tạo.
C. Chức năng. D. Cấu trúc.
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(1) Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống gọi là cấp độ tổ chức của thế giới sống.
(2) Các cấp tổ chức sống chỉ có quan hệ về chức năng.
(3) Các cấp tổ chức sống có những đặc trưng cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và
phát triển, sinh sản,…
(4) Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm bào quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 1.
C. 4. D. 2.
Câu 28. Cho các nhận định sau đây về tế bào:
(1) Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
(3) Tế bào là không đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
Có mấy nhận định không đúng trong các nhận định trên?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(1) Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống gọi là cấp độ tổ chức của thế giới sống.
(2) Các cấp tổ chức sống chỉ có quan hệ về chức năng.
(3) Các cấp tổ chức sống có những đặc trưng cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và
phát triển, sinh sản,…
(4) Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm bào quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
Phát biểu nào là đúng?
A. (1). B. (3), (4).
C. (1), (3). D. (2), (3), (4).
Câu 30. Cho các phát biểu sau:
(1) Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống gọi là cấp độ tổ chức của thế giới sống.
(2) Các cấp tổ chức sống chỉ có quan hệ về chức năng.
(3) Các cấp tổ chức sống có những đặc trưng cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và
phát triển, sinh sản,…
(4) Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
Phát biểu nào là sai?
A. (2), (4). B. (2).
C. (1), (3). D. (1), (3), (4).
Câu 31. Điền vào chỗ trống: Các cấp tổ chức sống luôn diễn ra quá trình… và … với môi trường nên được gọi
là hệ thống mở.
A. trao đổi chất; năng lượng. B. tác động; biến đổi.
C. trao đổi chất; biến đổi. D. hấp thụ các chất; trao đổi.
Câu 32. Đâu không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Là hệ thống kín tự điều chỉnh.
C. Là hệ thống mở tự điều chỉnh. D. Liên tục tiến hóa.
Câu 33. Sinh sản ở cấp độ quần thể được hiểu là gì?
A. Phân chia tế bào tạo ra các tế bào mới.
B. Sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính để hình thành cơ thể mới.
C. Khả năng sinh sản của mỗi quần thể trong quần xã được duy trì ổn định nhờ khống chế sinh học.
D. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể đảm bảo sức sinh sản của quần thể.
Câu 34. Đâu là đặc điểm đúng của quá trình trao đổi chất và năng lượng ở cấp độ cơ thể?
A. Đây là chuỗi các phản ứng enzyme trong tế bào.
B. Xảy ra trong cơ thể, trong các hệ cơ quan trong cơ thể.
C. Biểu hiện ở mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài trong kiếm ăn, sinh sản, tự vệ,…
D. Biểu hiện ở mối quan hệ giữa các sinh vật trong chuỗi, lưới thức ăn.
Câu 35. Nhờ đâu mà giữa sinh vật và môi trường có mối quan hệ tác động lẫn nhau?
A. Quá trình trao đổi chất và năng lượng. B. Sinh vật có các bào quan phát triển.
C. Quá trình tiến hóa để thích nghi. D. Sinh vật có cấu tạo phức tạp.
Câu 36. Đặc tính nổi trội của tổ chức sống cấp cao hình thành do đâu?
A. Do sự tương thích của các thành phần cấu thành.
B. Do sự tương tác nội bộ một cấp bậc nhất định.
C. Do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.
D. Do môi trường quyết định.
Câu 37. Điền vào chỗ trống: Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế… nhằm duy trì và… các hoạt động sống
trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
A. mở; phát huy. B. tự điều chỉnh; phối hợp.
C. mở; phát triển. D. tự điều chỉnh; điều hòa.
Câu 38. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các cấp tổ chức sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B. Tổ chức sống cấp trên làm cơ sở hình tố chức sống cấp dưới.
C. Tổ chức sống cao hơn mang những điểm nổi trội.
D. Đặc tính nổi trội hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.
Câu 39. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tổ chức sống là hệ mở, không tự điều chỉnh.
B. Tổ chức sống là hệ mở tự điều chỉnh.
C. Tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
D. Sinh vật góp phần làm thay đổi môi trường.
Câu 40. Thông quá quá trình thoát hơi nước mà thực vật hấp thụ khí CO2 cung cấp cho quá trình quang hợp.
Đồng thời hơi nước thoát ra làm giảm nhiệt độ môi trường; O2 được giải phóng góp phần điều hòa khí quyển.
Đây là ví dụ cho đặc điểm nào của tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C. Thế giới tiến hóa liên tục. D. Tương tác với môi trường.
Câu 41. Dựa vào đặc điểm chung, các loài sinh vật được chia thành bao nhiêu lãnh giới?
A. 1. B. 4.
C. 2. D. 3.
Câu 42. Những lãnh giới phân chia các loài sinh vật không bao gồm
A. vi sinh vật cổ. B. vi khuẩn.
C. vi khuẩn cổ. D. nhân thực.
Câu 43. Sự sống được tiếp nối qua nhiều thế hệ thông qua
A. phân bào. B. giao phối.
C. nhân bản vô tính. D. sinh sản.
Câu 44. Quá trình nhân đôi ADN có tác dụng gì?
A. Duy trì ổn định một số đặc tính qua các thế hệ. B. Tạo sự đa dạng di truyền.
C. Giúp sinh vật thích nghi với môi trương. D. Giảm chọn lọc tự nhiên.
Câu 45. Cơ chế nào góp phần tạo sự đa dạng về mặt di truyền?
A. Nhân đôi ADN. B. Phát sinh đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc nhân tạo.
Câu 46. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần thể thông qua
A. điều chỉnh số lượng loài. B. điều chỉnh số lượng quần xã.
C. điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể. D. điều chỉnh số lượng cá thể mỗi loài.
Câu 47. Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể tiến hành phân giải glycogen dự trữ đưa lượng đường về
mức ổn định. Đây là ví dụ về cơ chế nào của sinh vật?
A. Cơ chế mở. B. Cơ chế tự điều chỉnh.
C. Cơ chế thích nghi. D. Cơ chế duy trì sự sống.
Câu 48. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần xã thông qua
A. điều chỉnh số lượng loài trong quần xã. B. điều chỉnh số lượng quần xã.
C. điều chỉnh số lượng quần thể. D. điều chỉnh số lượng cơ quan trong cơ thể .
Câu 49. Các sinh vật trong quần xã tương tác với nhau nhau và với môi trường hình thành
A. loài. B. hệ sinh thái.
C. quần thể. D. quần xã.
Câu 50. Điền vào chỗ trống: Quá trình… đã loại bỏ những dạng sống… và giữ lại những dạng sống thích nghi
với môi trường khác nhau.
A. chọn lọc tự nhiên; kém thích nghi. B. chọn lọc tự nhiên; thích nghi tốt.
C. chọn lọc nhân tạo; kém thích nghi. D. chọn lọc nhân tạo; thích nghi tốt.
Câu hỏi 17: Nội dung đầy đủ của học thuyết tế bào học là
A. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó.
B. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
C. các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể
sống.
D. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào
là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
Câu 18: Phát biểu nào không đúng khi nói về học thuyết tế bào?
A. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
B. Tất cả các tế bào đều chứa nhân trong đó có vật chất di truyền.
C. Sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
D. Tế bào hình thành từ tế bào đã có.
Câu 7. Các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi phần lớn các
A. acid amin.
B. đường.
C. nguyên tố đa lượng.
D. nguyên tố vi lượng.
Câu 8. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Carbon.
B. Hydro.
C. Oxy.
D. Nitrogen.
Câu 9. Các nguyên tố ... tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào
như: protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.
A. Hydrogen.
B. Carbon.
C. Nitrogen.
D. Phosphor.
Câu 10. Đâu là chức năng của carbon trong tế bào?
A. Dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào.
B. Cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzym.
C. Điều hòa trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất.
D. Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể.
Câu 11. Các nguyên tố hoá học chính trong cơ thể bao gồm:
A. C, H, O, Si.
B. C, O, Ca, N, H.
C. C, H, O, N, S.
D. O, N, I, P.
Câu 12. Trong các nguyên tố sau, nguyên tố nào chiếm số lượng nhiều nhất trong cơ thể người?
A. Oxygen.
B. Carbon.
C. Nitrogen.
D. Hydrogen.
Câu 40. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. lực gắn kết.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.
Câu 41. Nước đá có đặc điểm nào sau đây?

A. Các liên kết hydrogen luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục.
B. Các liên kết hydrogen bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. Các liên kết hydrogen luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng tinh thể.
D. Không tồn tại các liên kết hydrogen.
Câu 42. Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?
A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh.
B. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh.
C. Sấy khô rau quả.
D. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường.
Câu 43. Không bảo quản rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh vì:
A. Không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng.
B. Không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô.
C. Làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
D. Nhiệt độ 2oC xuống 0oC sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau
quả.
Câu 44. Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?
A. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa tế bào bên tế bào sinh sản nhanh.
B. Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước.
C. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết.
D. Nước đóng bằng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.
Câu 45. Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong cơ thể?

A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.
Câu 46. Trong các vai trò sau, nước có những vai trò nào đối với tế bào?
(1) Môi trường khuếch tán và vận chuyển các chất.
(2) Môi trường diễn ra các phản ứng hóa sinh.
(3) Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh.
(4) Tham gia cấu tạo và bảo vệ các các cấu trúc của tế bào.
(5) Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
A. (1),(2),(3),(4).
B. (1),(2),(3),(5).
C. (1),(3),(4),(5).
D. (2),(3),(4),(5).
Câu 47. Cho các ý sau:
(1) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày.
(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.
(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào.
(4) Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hydrogen.
(5) Nước có tính phân cực thể hiện ở vùng oxygen mang điện tích dương và vùng hydrogen mang
điện tích âm.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 50. Ngoài chức năng bài tiết chất thải thì hiện tượng ra mồ hôi ở cơ thể người và động vật còn có
ý nghĩa
A. giải phóng nhiệt.
B. giảm trọng lượng của cơ thể.
C. giải phóng nước.
D. giải phóng năng lượng ATP.
Câu 3. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccharide ra thành ba loại là đường đơn,
đường đôi và đường đa?
A. khối lượng của phân tử.
B. độ tan trong nước.
C. số loại đơn phân có trong phân tử.
D. số lượng đơn phân có trong phân tử.
Câu 10. Đường mía (saccharose) là loại đường đôi được cấu tạo bởi

A. hai phân tử Glucose.


B. một phân tử Glucose và một phân tử fructose.
C. hai phân tử fructose.
D. một phân tử Glucose và một phân tử galactose.
Câu 14. Carbohydrate không có chức năng nào sau đây?

A. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.


B. Là cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
C. Là vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể.
D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể.
Câu 15. Cho các nhận định sau:
(1) Cellulose tham gia cấu tạo màng tế bào.
(2) Glycogen là chất dự trữ của cơ thể động vật và nấm.
(3) Glucose là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào.
(4) Chitin cấu tạo bộ xương ngoài của côn trùng.
(5) Tinh bột là chất dự trữ trong cây.
Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng với vai trò của carbohydrate trong tế bào và cơ
thể?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 16. Lipid là nhóm chất
A. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân
cực, có tính kỵ nước.
B. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, có
tính kỵ nước.
C. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân
cực, không có tính kỵ nước.
D. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực,
không có tính kỵ nước.
Câu 17. Điều nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa carbohydrate và lipid?
A. Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
D. Đường và lipid có thể chuyển hóa cho nhau.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của glycerol và các acid monocarboxylic mạch carbon dài, không phân nhánh.
Câu 19. Vì sao ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng?

A. Vì dầu thực vật chứa chủ yếu các gốc acid béo no.
B. Vì dầu thực vật chứa hàm lượng khá lớn các gốc acid béo không no.
C. Vì dầu thực vật chứa chủ yếu các gốc acid béo thơm.
D. Vì dầu thực vật dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 30. Đại phân tử nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cơ thể sinh vật?
A. Carbohydrate.
B. Lipid.
C. Protein.
D. Acid Nucleic.
Câu 31. Câu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của protein?
A. Là sản phẩm cuối cùng của gene tham gia thực hiện nhiều chức nắng khác nhau trong cơ thể.
B. Protein cấu tạo theo nguyên tắc đa phận, mỗi đơn phân là một amino acid.
C. Tính đa dạng và đặc thù của protein quy định bởi sự sắp xếp của 22 loại amino acid.
D. Các loại amino acid khác nhau ở gốc R.
Câu 32. Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung.
B. Protein được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polypeptide.
C. Protein mang thông tin quy định tính trạng trên cơ thể sinh vật.
D. Protein được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của rARN.
Câu 36. Hiện tượng nào sau được gọi là biến tính của protein?
A. Khối lượng của protein bị thay đổi.
B. Liên kết peptit giữa các acid amin của protein bị thay đổi.
C. Trình tự sắp xếp của các acid amin bị thay đổi.
D. Cấu hình không gian của protein bị thay đổi.
Câu 37. Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Điều hòa thân nhiệt.
B. Cấu trúc nên hệ thống màng tế bào.
C. Tạo nên kênh vận động chuyển các chất qua màng.
D. Cấu tạo nên một số loại hoocmon.
Câu 38. Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
B. Xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
D. Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Câu 39. Protein nào dưới đây có chức năng tiêu diệt mầm bệnh và bảo vệ cơ thể ?
A. Protein vận hormon.
B. Protein enzym.
C. Protein kháng thể.
D. Protein vận động.
Câu 41. Các loại nucleotide cấu tạo nên phân tử ADN khác nhau ở đặc điểm nào?

A. Thành phần base nito.


B. Cách liên kết của đường C5H10O4 với acid H3PO4.
C. Kích thước và khối lượng các nucleotide.
D. Cả 3 thành phần trên.
Câu 43. Khi nói về cấu trúc không gian của ADN, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau.
B. Xoắn ngược chiều kim đồng hồ, đường kính vòng xoắn là 20Å.
C. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4Å gồm 10 cặp nucleotide.
D. Các cặp base nito liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 44. Tại sao cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không thay
đổi?
A. Một base nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một base nito có kích thước nhỏ
(T hoặc X).
B. Các nucleotide trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân..
C. Các base nito giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen.
D. Hai base nito có kích thước bé liên kết với nhau, hai base nito có kích thước lớn liên kết với nhau.
Câu 45. ADN có chức năng gì?
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 46. Trình tự sắp xếp các nucleotide trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là –
ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hydrogen của đoạn ADN này là:
A. 50.
B. 40.
C. 30.
D. 20.
Câu 47. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia ARN ra thành ba loại là mARN, tARN,
rARN?

A. Cấu hình không gian.


B. Số loại đơn phân.
C. Khối lượng và kích thước.
D. Chức năng của mỗi loại.
Câu 48. Cho các ý sau:
(1) Chỉ gồm một chuỗi polyucleotide.
(2) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(3) Có bốn loại đơn phân: A, U, G, X.
(4) Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
(5) Đều có liên kết phosphodieste trong cấu trúc phân tử.
Trong các ý trên, có bao nhiêu ý là đặc điểm cấu trúc chung của cả ba loại ARN?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 49. Chức năng của phân tử tARN là
A. cấu tạo nên riboxom.
B. vận chuyển acid amin.
C. bảo quản thông tin di truyền. .
D. vận chuyển các chất qua màng.
Câu 50. Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử ARN?
A. Tất cả các loại ARN đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử ADN.
B. Tất cả các loại ARN đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein.
C. Các phân tử ARN được tổng hợp ở nhân tế bào.
D. Đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide.

You might also like