02 NEU TXNHTM06 Bai2 v1.0015109210

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

CHIẾT KHẤU THEO LÃI ĐƠN


BÀI 2

Hướng dẫn học


Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Đọc tài liệu:
1. PGS.TS Lưu Thị Hương (2002), Tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, NXB Giáo dục.
2. Peter Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại (bản dịch tiếng Việt), NXB Tài chính.
3. PGS. Mai Siêu (2006), Giáo trình Toán tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, NXB Giáo dục.
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Bài 2 trong học phần Toán tài chính tìm hiểu về một ứng dụng quan trọng của lãi đơn là
nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá trong ngắn hạn. Khái niệm về thương phiếu, các
hình thức chiết khấu thương phiếu, thực hành về chiết khấu là những điều người học cần
quan tâm. Lãi suất thực tế chiết khấu và lãi suất giá thành chiết khấu cũng được đề cập
giúp đưa ra các tiêu chí lựa chọn tối ưu hơn cho chủ thể tham gia nghiệp vụ chiết khấu.
Mục tiêu
 Nắm được cách tính số tiền chiết khấu trong thực tế.
 Phân biệt được chiết khấu thương mại và chiết khấu hợp lý.
 Xác định được thời điểm tương đương của 2 hay nhiều thương phiếu.
 Nắm vững khái niệm về thời hạn trả chung và thời hạn trả trung bình.
 Xác định được lãi suất thực tế chiết khấu và lãi suất giá thành chiết khấu.

TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210 9
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

Tình huống dẫn nhập


Một thương phiếu có mệnh giá V = 8.000 USD sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 11/10/2005
được đem đến chiết khấu vào ngày 17/10/2005 với các điều kiện sau:
 Lãi suất chiết khấu: 15%
 Hoa hồng kí hậu: 0,5%
 Hoa hồng cố định: 12 USD cho mỗi thương phiếu.
 Hoa hồng độc lập với thời gian: 0,1%
 Số ngày tính lãi của ngân hàng: 2 ngày

1. Không tính khoản thuế đánh trên giá trị gia tăng, hãy xác định giá trị agio và
giá trị ròng của nghiệp vụ chiết khấu biết rằng hoa hồng kí hậu được tính độc
lập với thời gian.
2. Hãy tính lãi suất chiết khấu thực tế (T).
3. Hãy tính lãi suất giá thành chiết khấu (T’).

10 TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

2.1. Tổng luận


Nghiệp vụ chiết khấu được áp dụng rộng rãi đối với các thương phiếu (kỳ phiếu
thương mại).

2.1.1. Định nghĩa và các loại thương phiếu.


Thương phiếu là chứng từ biểu thị một quan hệ tín dụng, một nghĩa vụ trả tiền, được
lập ra trên cơ sở các giao dịch thương mại.
Tùy theo pháp luật của từng bước mà thương phiếu có thể gồm toàn bộ hay một số
loại sau: hối phiếu, lệnh phiếu, séc, phiếu lưu kho.
 Hối phiếu
Một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của một người gọi là ký phát gửi cho người khác
gọi là người bị ký phát để yêu cầu người này phải trả ngay trong một thời hạn xác
định số tiền ghi trên hối phiếu cho chính người ký phát hoặc cho một người xác
định gọi là người được hưởng.
 Lệnh phiếu
Một giấy cam kết vô điều kiện do một người lập và ký tên, gửi cho một người
khác, cam kết mình sẽ phải trả, vào lúc xuất trình hoặc vào một ngày cố định một
khoản tiền cho người đó hoặc cho một người được hưởng.
 Séc
Tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khỏa tiền gửi không kỳ hạn tại ngân
hàng, ký phát cho ngân hàng, yêu cầu ngân hàng này chi trả số tiền ghi trên séc
cho người được hưởng.
 Phiếu lưu kho
Chứng từ do người chủ kho công cộng hoặc do người phụ trách cảng (trường hợp
kho của cảng) cấp cho chủ hàng, xác nhận đã nhận hàng hóa để lưu kho. Phiếu lưu
kho là một chứng từ đã sở hữu hàng hóa có thể được chuyển nhượng bằng cách lý
hậu và trao tay.

2.1.2. Những điểm cơ bản của thương phiếu


 Trong mọi trường hợp, thương phiếu được chuyển nhượng dễ dàng bằng phương
pháp ký hậu.
 Các nhà doanh nghiệp sau khi cung cấp tín dụng cho khách hàng, có thể đem
thương phiếu đến ngân hàng để xin chiết khấu.

2.1.3. Những yếu tố cơ bản trong nghiệp vụ chiết khấu


 Kỳ hạn của thương phiếu
Là ngày mà khách hàng phải thanh toán tiền hàng đã mua.
 Chiết khấu
Là nghiệp vụ qua đó ngân hàng dành cho khách hàng được quyền sử dụng cho đến
kỳ hạn của thương phiếu một khoản tiền của thương phiếu sau khi đã trừ khoản lãi
phải thu tức tiền chiết khấu và các khoản chi phí chiết khấu.

TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210 11
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

 Mệnh giá và giá trị hiện tại của thương phiếu


Giả thiết: C là mệnh giá trái phiếu.
E là tiền triết khấu.
V là giá trị hiện tại.
ta có các đẳng thức sau:
V=C–E C=V+E

2.2. Các loại chiết khấu

2.2.1. Chiết khấu thương mại Ec.


Số tiền chiết khấu thương mại Ec là số tiền lãi thu được tính trên mệnh giá C của
thương phiếu.
Công thức tính:
C t n
Ec 
36.000
C.n
Ec 
D
Giá trị hiện tại thương mại V của thương phiếu được tính như sau:
V = C – Ec
C t n
C
36.000
C  (36.000  t  n)
Hay là: V 
36.000
Hay là: V = C – Ec
Cn
C
D
C  ( D  n)
V 
D
Chú ý: Hai công thức trên có 4 đại lượng, ta có thể tính được một trong 4 đại lượng đó
khi đã biết 3 đại lượng khác.

2.2.2. Chiết khấu hợp lý Er


Chiết khấu hợp lý Er được tính trên giá trị hiện tại hợp lý V’ của thương phiếu. Nói
cách khác, số tiền chiết khấu hợp lý là số lãi thu được từ giá trị hiện tại hợp lý của
thương phiếu.
Giả thiết C là mệnh giá của thương phiếu có thời hạn ngày và được chiết khấu theo lãi
suất t%. Trong trường hợp này, Er được tính như sau:
V 't  n
Ta đã biết: Er 
36.000
V 't  n
Và: C = V’ + Er  V '
36.000
 36.000  C = 36.000  V’ + V’ t  n
= V’ (36.000 + t  n)

12 TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

Từ đó ta có:
36.000  C
V '
36.000  t  n
Thay thế V’ vào công thức Er ta có:
V 't  n 36.000  C tn
Er   
36.000 36.000  t  n 36.000
Ta rút ra:
C t n
Er 
36.000  t  n

Hai công thức V’ và Er trên đây có thể rút gọn:


CD Cn
V ' Er 
Dn Dn

Ví dụ:
Một thương phiếu có thời hạn 45 ngày, nếu chiết khấu theo phương pháp hợp lý với
lãi suất 2,5% thì tiền chiết khấu của thương phiếu là 85,25. Hãy tính mệnh giá của
thương phiếu đó.
Giải:
Er  ( D  n) 36.000
C ; D  14.400
n 2,5
85,25  (14.400  45)
C  27.365,24
45

2.2.3. Mối quan hệ giữa hai loại chiết khấu


a) So sánh
Ta đã biết:
Cn Cn
Ec  và Er 
D Dn
ta nhận thấy công thức tính Ec và Er có cùng một tử số Cn, còn mẫu số của công thức
tính Ec là D và của Er là D + n
Ta kết luận: Ec > Er
Điều này đúng vì cơ sở để tính Ec và Er là khác nhau.
b) Chênh lệch giữa hai loại chiết khấu
C  n C  n C  n  ( D  n)  C  n  D C  n  ( D  n  D )
Ta có: Ec  Er    
D Dn D  ( D  n) D  ( D  n)
Rút ra:
C  n2
Ec  Er 
D  ( D  n)

TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210 13
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

Ví dụ:
Hãy xác định thời điểm thanh toán của một thương phiếu có mệnh giá 75.150; biết
rằng nếu ngày 30/6 thương phiếu đó được đem chiết khấu theo phương pháp thương
mại với lãi suất 3% thì sẽ có được một khoảng chênh lệch là 0,30 so với thương phiếu
đó đem chiết khấu theo phương pháp hợp lý.
Giải:
C  n2
Ec  Er 
D  ( D  n)
Đặt khoản chênh lệch là d ta có:
C.n2 = d.D.(D + n)
= d. D2 + d.D.n
Ta rút ra: C.n2 – d.D2 – d.D.n = 0
d .D  d 2 .D 2  4.C.d .D 2
 n
2.C
Thay vào ta có:
C  n2 – d  D2 – d  D  n = 75.150  n2 – 3.600  n – 43.200.000 = 0
Hay là: 167  n2 – 8  n – 96.000 = 0
n = 24
Đáp số: Thời điểm thanh toán của thương phiếu là ngày 24/7 tức 24 ngày kể từ sau
ngày 30/6.
c) Tỷ số giữa hai loại chiết khấu.
Ta đã biết:
Cn Cn
Ec  và Er 
D Dn
Như vậy:
Ec C  n D  n
 
Er D Cn
Ta rút ra:
Ec D  n

Er D
Ví dụ:
Ngày 1/3 một hối phiếu được chiết khấu tại Ngân hàng với lãi suất 6% theo phương
pháp thương mại. Chênh lệch giữa số tiền chiết khấu thương mại và số tiền chiết khấu
hợp lý bằng 1/100 số tiền chiết khấu hợp lý. Hãy xác định thời điểm thanh toán của
hối phiếu.
Giải:
Theo đầu bài, hai loại chiết khấu có quan hệ tỷ lệ 101 và 100, tỷ lệ giữa chúng do vậy
bằng 1,01
36.000
D  6.000
6

14 TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

Ta đặt R là tỷ số đã biết giữa hai loại chiết khấu, ta có:


Dn
R
D
Từ đó: n = D  R – D = D  (R  1)
Thay số, ta có:
n = 6.000  (1,01 – 1)
= 6.000  0,01
= 60 ngày
Đáp số: Thời điểm thanh toán của hối phiếu là ngày 30/4 kể từ sau ngày 1/3.

2.2.4. Mối quan hệ giữa mệnh giá thương phiếu và hai loại chiết khấu
Ta đã biết:
C.n E.c.D
Ec   Ec.D = C.n  n  (1)
D C
và:
C.n
Er   Er.(D+n) = Cn = Er.D + Er.n
Dn
 Er.D = C.n  Er.n
= n.(C – Er)
Er.D
Ta rút ra: n  (2)
C  Er
Từ (1), (2) ta rút ra:
Ec.D(C – Er) = C.Er.D
Hay: Ec.(C  Er) =C.Er  Ec.C – Ec.Er = C.Er
 Ec.C – C.Er = Ec.Er
 C.(Ec  Er) = Ec – Er
Ta rút ra:
Ec.Er
C
Ec  Er
Hay:
1 1 1
 
Er Ec C
Ví dụ:
Một thương phiếu có mệnh giá C = 3.663. Hãy tính giá trị hiện tại hợp lý của thương
phiếu đó biết rằng giá trị hiện tại thương mại V của nó bằng 3.629,70.
Giải:
Er.Ec
C
Ec  Er
C.Ec – C.Er = Er.Ec

TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210 15
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

C.Ec = Er.Ec + C.Er


C.Ec = Er.(Ec + C)
Ta rút ra:
C.Ec
Er 
Ec  C
Theo bài toán ta có:
Ec = 3.663 – 3.629,70 = 33,30
Ta sẽ có:
3.663  33,30
Er   33
33,30  3.663
Như vậy giá trị hiện tại hợp lý của thương phiếu sẽ là:
V’ = 3.663 – 33 = 3.630

2.2.5. Tính sai số tương đối do thay thế giá trị của Er bằng giá trị của Ec
C.n
Ec  Er C.n.D DnD
1 D  n 1
Er D
1  1 
Ec Ec C .n C.n.( D  n) Dn Dn
D
Ta rút ra:
Ec  Er n

Ec Dn
Hay là:
Ec  Er n n n tn
   
Ec Dn 36.000 36.000  t  n 36.000  t  n
n
t t
Ta rút ra:
Ec  Er tn

Ec 36.000  t  n
Ví dụ:
Chênh lệch giữa số tiền chiết khấu hợp lý và số tiền chiết khấu thương mại của một
phiếu 51.000 với lãi suất 6% là 20.
a) Hỏi thời hạn của thương phiếu đó.
b) Tính sai số tương đối.
Giải:
a/ Tính thời hạn:
C t n C t n
Ec  Er  
36.000 36.000  t  n
Thay số vào ta có:
51.000  6  n 51.000  6  n
Ec  Er  
36.000 36.000  6  n

16 TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

 51.000  n  (6.000 + n) – (51.000  n  6.000) = 20  [6.000  (6.000+n)]


Ta rút ra: 2.550  n2 – 6.000  n – 36  106 = 0
 17  n2 – 40  n – 240.000 = 0
Phương trình chỉ có một nghiệm dương n = 120 ngày.
b/ Sai số tương đối:
Ec  Er tn 6  120 120 1
   
Ec 36.000  t  n 36.000  6  120 6.120 51
Sai số tương đối bằng 1,96%.

2.3. Thực hành về chiết khấu

2.3.1. Chi phí chiết khấu (AGIO)


Trong thực tiễn, khi cần vốn người ta đem các thương phiếu đến ngân hàng để chiết
khấu. Ngoài số tiền chiết khấu, họ còn phải chịu thêm tiền hoa hồng và thuế đánh vào
hoạt động tài chính, tạm gọi chúng là chi phí chiết khấu.
Tiền chiết khấu + Tiền hoa hồng + Thuế = Chi phí chiết khấu
Các khoản tiền hoa hồng thông dụng gồm:
 Tiền hoa hồng ký hậu. Về thực chất là một khoản làm tăng lãi suất chiết khấu vì
cách tính tiền hoa hồng cũng giống cách tính chiết khấu.
 Tiền hoa hồng cố định bao gồm các khoản tiền lệ phí về phục vụ, chấp thuận chiết
khấu, chuyển tiền khác địa phương, báo có…

2.3.2. Giá trị ròng


Là khoản tiền mà người sở hữu thương phiếu được nhận sau khu đã trừ đi các chi phí
chiết khấu (AGIO).
Mệnh giá tiền – Tiền chiết khấu = Giá trị hiện tại
Mệnh giá – Chi phí chiết khấu = Giá trị ròng
Chú ý: Giá trị hiện tại là giá trị lý thuyết được dung khi tính toán về sự tương đương
của các khoản vốn hoặc thương phiếu (xem mục IV chương này), còn trong thực tiễn,
khi chiết khấu thương phiếu, người ta sử dụng gái trị ròng.

2.3.3. Điều kiện chiết khấu đối với một thương phiếu
Một thương phiếu muốn được chấp nhận để chiết khấu cần bảo đảm những điều kiện
cần thiết:
 Tuân thủ đúng các thủ tục quy định của ngân hàng đối với các thương phiếu cần
chiết khấu.
 Thực sự vì yếu cầu kinh doanh.
 Phải đảm bảo đầy đủ các chữ ký quy định.
 Có các điều kiện bảo đảm đối với các thương phiếu có thời hạn thanh toán dài.

TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210 17
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

2.3.4. Bảng kê thương phiếu chiết khấu


Thông thường thương phiếu cùng một lúc đem đến Ngân hàng để chiết khấu. Điều đó
đòi hỏi phải làm bảng kê kèm theo. Bảng kê cần đảm bảo những thông tin cần thiết.
 Ngày tháng làm bảng kê (Thực chất là ngày đề nghị chiết khấu).
 Tên, địa chỉ người đề nghị chiết khấu.
 Đối với từng thương phiếu cần kê rõ mệnh giá, thời điểm thanh toán, địa điểm
thanh toán.
 Tổng số tiền theo mệnh giá của các thương phiếu…
Sau khi đã tiến hành kiểm tra, cán bộ ngân hàng căn cứ vào những số liệu đã có trong
bảng kê để tính toán các chi phí chiết khấu và giá trị dòng rồi điền vào bảng kê, đồng
thời thông báo cho khách hàng.

2.3.5. Lãi suất thực tế chiết khấu T


Các khoản tiền hoa hồng và thuế phải gánh chịu trên thực tế đã làm tăng thêm lãi suất
chiết khấu.
AGIO về thực chất là khoản lãi do ngân hàng thu nên công thức AGIO cũng giống
công thức tính lãi.
C T  n
AGIO   AGIO  36.000 = C  T  n
36.000
Ta rút ra:
AGIO  36.000
T
Cn
Tính toán lãi suất thực tế chiết khấu cho phép khách hàng đối chiếu so sánh lợi, hại
giữa các ngân hàng trong khi có nhu cầu cần chiết khấu thương phiếu.
Ví dụ:
Ta có các số liệu sau:
C = 100.000; n = 90 ngày.
Lãi suất CK = 8%;
Hoa hồng ký hậu = 0,40% (tỷ lệ thuận với thời gian). Hoa hồng cố định cho một
thương phiếu là 300. Thuế là 17,6% tính trên hoa hồng cố định.
Hỏi: Tính lãi suất thực tế chiết khấu.
Giải:
1/ Tính AGIO:
100.000  8  90
- Tiền CK  = 2.000
36.000
- Tiền hoa hồng:
100.000  0,4  90
+ Hoa hồng ký hậu  = 100
36.000
+ Hoa hồng cố định = 300
300  17,6
- Thuế   52,8
100

18 TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

2/ Tính lãi suất thực tế chiết khấu:


2.452,8  36.000
T  9,8%
100.000  90

2.3.6. Lãi suất giá thành chiết khấu T’


Do phải gánh chịu AGIO nên chủ sở hữu thương phiếu thực tế chỉ nhận được một
khoản vốn mà ta đã biết đó là giá trị ròng. Như vậy AGIO về thực chất đối với chủ sở
hữu thương phiếu là giá thành của nghiệp vụ chiết khấu.
AGIO  36.000
T’ =
Giá trị ròng  n
Nếu AGIO = 0 ta sẽ có:
E  36.000
T'
(C  E )  n
Ví dụ:
Ngày 1/10 một doanh nghiệp đưa đến ngân hàng một thương phiếu 300000 để chiết
khấu. Thời hạn của thương phiếu 300.000 để chiết khấu. Thời hạn của thương phiếu
đến hết ngày 31/12.
Hãy xác định lãi suất giá thành chiết khấu, biết rằng lãi suất lãi suất thực tế chiết khấu
là 9,60%.
Giải:
N = 90 ngày
300.000  9,6  91
AGIO 
36.000

Giá trị ròng: 300.000 – 7.280 = 292.720


Lãi suất giá thành CK
7.280  36.000
T  9,84%
292.720  91

2.4. Sự tương đương của các thương phiếu


2.4.1. Khái niệm
Người ta nói hai thương phiếu tương đương với nhau ở một thời điểm nhất định khi
chúng được chiết khấu với cùng một lãi suất và cùng phương thức chiết khấu thì giá
trị hiện tại của chúng đều bằng nhau.
Giả thiết C1 và C2 là mệnh giá của hai thương phiếu.
n1 là thời hạn của thương phiếu C1
n2 là thời hạn của thương phiếc C2
V1 và V2 là hai giá trị hiện tại tương ứng của hai thương phiếu.
Hai thương phiếu tương đương khi V1 = V2
Hay là:
C n t C n t
C1  1 1  C2  2 2
36.000 36.000

TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210 19
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

V1 = V2 C1 C2

Thời điểm tương đương n1 n2 n


Cũng như vậy, một hoặc nhiều thương phiếu tương đương với một hoặc nhiều thương
phiếu khác khi những thương phiếu đó được chiết khấu với cùng lãi suất và cùng
phương thức chiết khấu thì tổng giá trị hiện tại của những thương phiếu đầu sẽ bằng
tổng giá trị hiện tại của những thương phiếu sau.
Thời điểm mà những thương phiếu tương đương với nhau là thời điểm tương đương.

2.4.2. Xác định thời điểm tương đương


Giả thiết có:
C1 = 158.640 thời hạn 31/7
C2 = 158.240 thời hạn 30/8
Lãi suất chiết khẩu t = 4,5%
Xác định thời điểm tương đương của hai thương phiếu trên.
Giải:
N1 = X ngày
N2 = X + 30 ngày
V1 = V2 C1 C2

Thời điểm tương đương n1 n2 n


Ở thời điểm tương đương ta có V1 = V2
 4,5  X 
V1  158.640  1  
 36.000 
 4,5  ( X  30) 
V2  159.240  1 
 36.000 
V1 = V2 = 158.640 × (8.000 – X) = 159.240 × [8.000 – (X+30)]
Ta rút ra X = 38 ngày.
Thời điểm tương đương ở trước ngày 31/7 là 38 ngày tức là ngày 23/6.
Chú ý:
a/ Thời điểm tương đương của hai thương phiếu bao giờ cũng ở trước thời điểm đến
hạn thanh toán của các thương phiếu đó.
b/ Hai thương phiếu có cùng mệnh giá và thời hạn thanh toán khác nhau sẽ không
bao giờ tương đương.
c/ Hai thương phiếu đã tương đương với nhau ở một điểm nào đó thì sẽ không bao
giờ tương đương với nhau tại bất kỳ thời điểm nào khác thời điểm đó (Trường hợp
lãi đơn).

20 TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

Ví dụ:
Hãy chứng minh rằng nếu hai thương phiếu tương đương với nhau ở hai thời điểm
khác nhau thì mệnh giá và thời hạn thanh toán của chúng đều bằng nhau.
0 G n1 n2

V1 = V2 V’1 = V’2 C1 C2 n
Giải:
a) Ở thời điểm 0, hai thương phiếu C1 và C2 tương đương với nhau nên ta có:
V1 = V2
Hay là:
C1  n1  t C n t
C1   C2  2 2
36.000 36.000
b) Ở thời điểm G, hai thương phiếu cũng tương đương nên ta có:
V’1 = V’2
Hay là:
C1  t  (n1  X ) C  t  (n2  X )
C1  = C2  2 (2)
36.000 36.000
Từ hai đẳng thức (1) và (2) ta có thể viết:
V’1 – V1 = V’2 – V2
C1  t  X C t  X
 = 2
36.000 36.000
Ta rút ra: C1 = C2
Ta đã biết: V1 = V2
Hay là:
t  n1 t  n2
C1  (1  ) = C2  (1  )
36.000 36.000
Thế mà: C1 = C2
Do vậy: n1 = n2

2.5. Sự thay thế thương phiếu – Một số bài toán


Trong thực tiễn, có những trường hợp người mắc nợ đề nghị với chủ nợ hủy bỏ
thương phiếu đã thỏa thuận và thay bằng một thương phiếu có thời hạn trả muộn hơn.
Giải bài toán này về thực chất là giải bài toán về sự tương đương cua thương phiếu.
Trong trường hợp này, thời điểm xác định tương đương của thương phiếu đã được xác
định (thời đểm đề nghị thay thế thương phiếu đã nhận nợ). Như vậy, vấn đề còn lại
thường rơi vào một trong hai trường hợp sau:
 Mệnh giá của thương phiếu thay thế đã biết, cần xác định thời điểm thanh toán
hoặc thời hạn của thương phiếu đó.
 Thời điểm thanh toán của thương phiếu thay thế đã cho biết cần xác định mệnh giá
của thương phiếu đó.

TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210 21
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

Ví dụ 1: Ngày 16/7, người mắc nợ đềnghị thay thế một thương phiếu đã thỏa thuận
với mệnh giá 300.000 đồng và thời điểm thanh toán ngày 31/7 bằng một thương phiếu
mới có thời điểm thanh toán vào ngày 31/8. Lãi suất chiết khấu là 6%.
Hãy xác định mệnh giá của thương phiếu mới (thương phiếu thay thế).
Giải:
V = V’ C = 30.000 C’ =? n

16/7 31/7 31/8


n = 15 ngày, n’ = 31 ngày + 15 ngày = 46 ngày
V = V’
Hay là:
300.000  6  15 C '6  46
300.000  = C '
36.000 36.000
Ta rút ra: C’ = 301.562
Ví dụ 2:
Cũng như ví dụ 1, nhưng người mắc nợ đề nghị thay thế bằng một thương phiếu mới
với mệnh giá 302.000. Hãy xác định thời điểm thanh toán của thương phiếu mới.
Giải:
V = V’ C = 300.000 C’=? n

16/7 31/7 31/8


n = 15 ngày, n’ = X ngày.
Ngày 16/7 ta có V = V’:
6  15 6 X
300.000  (1  ) = 302.000  (1  )
36.000 36.000
6  15
Ta rút ra: X  = 55
36.000
Thời điểm thanh toán của thương phiếu mới ở cách sau ngay 16/7 là 55 ngày, tức ngày 9/9.

2.6. Mở rộng bài toán về sự thay thế của thương phiếu

2.6.1. Thời hạn trả chung


Trong thực tiễn, có những trường hợp người mắc nợ muốn thay thế nhiều thương
phiếu đã thỏa thuận bằng một thương phiếu duy nhất. Chính trong trường hợp này mà
người ta có khái niệm về thời hạn trả chung.
Thực hiện bài toán này, người ta dựa vào định nghĩa sau:
Một thương phiếu tương đương với nhiều thương phiếu khác ở cùng một thời điểm
nhất định nếu chúng được chiết khấu với cùng lãi suất, cùng phương thức chiết khấu
và giá trị hiện tại của những thương phiếu bị thay thế bằng giá trị hiện tại của thương
phiếu thay thế.

22 TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

Như trong trường hợp thay thế một thương phiếu (xem V), ở đây cũng xảy ra một
trong hai trường hợp sau:
 Cho biết thời điểm thanh toán của thương phiếu thay thế (thời hạn trả chung), hỏi
mệnh giá thương phiếu đó.
 Cho biết mệnh giá của thương phiếu thay thế, hỏi thời điểm thanh toán (thời hạn
trả chung) của thương phiếu đó.
Ví dụ 1:
Một người nhận nợ 3 thương phiếu sau:
112.000 thời hạn 31/5
168.000 thời hạn 30/6
320.000 thời hạn 30/7
Ngày 1/5 người đó đề nghị thay thế 3 thương phiếu 3 thương phiếu trên bằng một
thương phiếu duy nhất, thời điểm thanh toán ngày 20/6, lãi suất chiếu khấu 6%.
Hãy xác định mệnh giá của thương phiếu duy nhất đó.
Giải:
1/5 31/5 20/6 30/6 30/7

C1 = 112.000 C =? C2 = 168.000 C3 = 320.000


n1 = 30 ngày, n2 = 60 ngày, n3 = 90 ngày.
Ngày 1/5 ta sẽ có:
V = V1 + V2 + V3
Hay là:
 6  50   6  30   6  60   6  90 
C  1    112.000  1    168.000  1    320.000  1  
 36.000   3.600   36.000   36.000 
Từ đó rút ra: C = 597.942
Ví dụ 2:
Hãy xác định thời hạn trả chung của thương phiếu có mệnh giá 598.000 được thay thế
3 thương phiếu ở Ví dụ 1.
Giải:
Gọi X là thời hạn thanh toán của thương phiếu thay thế (từ 1/5 đến thời điểm thanh
toán của thương phiếu thay thế).
Ngày 1/5 ta có: V = V1 + V2 + V3
Hay là:
 X 6   6  30   6  60   6  90 
598.000 1    112.000 1   168.000 1   320.000 1  
 36.000  36.000  36.000  36.000
Ta rút ra X = 51 ngày.
Thời hạn trả chung ở cách sau ngày 1/5 là 51 ngày tức ngày 21/6.

TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210 23
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

2.6.2. Thời hạn trả trung bình.


Khi mệnh giá của thương phiếu thay thế ngang bằng tổng mệnh giá của những thương
phiếu bị thay thế, thì thời điểm thanh toán của thương phiếu thay thế được gọi là thời
hạn trả trung bình.
Ví dụ:
Xác định thời hạn trả trung bình của thương phiếu có mệnh giá 600.000 được thay thế
cho 3 thương phiếu sau:
112.000 thời hạn 31/5
168.000 thời hạn 30/6
320.000 thời hạn 30/7
Biết rằng thời điểm tương đương của chúng là ngày 1/5 và lãi suất là 6%.
Giải:
Gọi X là thời hạn thanh toán của thương phiếu thay thế.
Ngày 1/5 ta có: V = V1 + V2 + V3
Hay là:
 X 6   6  30   6  60   6  90 
600.000 1    112.000 1  168.000 1    320.000 1  
 36.000  36.000  36.000  36.000
Ta rút ra:X  71 ngày.
Thời hạn trả trung bình ở sau ngày 1/5 là 71 ngày 11/7.

24 TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

Tóm lược cuối bài


Thương phiếu là một giấy tờ có giá trong ngắn hạn đại diện cho một khoản phải thu của doanh
nghiệp. Chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ phổ biến được doanh nghiệp áp dụng khi cần
tiền mặt bổ sung cho hoạt động kinh doanh. Đây được coi là một nghiệp vụ tín dụng.
Điều kiện để thương phiếu được chấp nhận chiết khấu có thể tóm gọn trong một vài yếu tố sau:
Chủ sở hữu thương phiếu và bên phát hành thương phiếu có uy tín tốt, thương phiếu chưa đến
hạn thanh toán và mệnh giá thương phiếu không quá nhỏ. Lãi suất chiết khấu là do tổ chức tín
dụng ấn định dựa vào lãi suất hiện có trên thị trường.
Chiết khấu thương mại là hình thức chiết khấu được tổ chức tín dụng áp dụng trong khi chiết
khấu hợp lý là số tiền đáng ra khách hàng phải bị trừ đi theo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền.
Chiết khấu thương mại lớn hơn chiết khấu hợp lý.
Trong thực tiễn, khi cần vốn người ta đem các thương phiếu đến ngân hàng để chiết khấu. Ngoài
số tiền chiết khấu, họ còn phải chịu thêm tiền hoa hồng và thuế đánh vào hoạt động tài chính,
tạm gọi chúng là chi phí chiết khấu.
Trong thực tế, do phải gánh chịu thêm các chi phí liên quan đến nghiệp vụ chiết khấu, nên lãi
suất thực tế mà chủ thể đem thương phiếu đến chiết khấu phải gánh chịu cao hơn lãi suất chiết
khấu do ngân hàng áp dụng.
Từ các chi phí phụ thêm này, chúng ta cũng có khái niệm lãi suất giá thành chiết khấu, được hiểu
là chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để thu được 1 đồng sau nghiệp vụ chiết khấu.
Thời điểm tương đương là cơ sở để doanh nghiệp có thể thực hiện việc thay thế thương phiếu.
Một thương phiếu có thể được thay thế bởi một thương phiếu khác, hoặc nhiều thương phiếu có
thể thay thế cho một thương phiếu,
Khi người mắc nợ muốn thay thế nhiều thương phiếu đã thỏa thuận bằng một thương phiếu duy
nhất, ta có khái niệm về thời hạn trả chung.
Khi mệnh giá của thương phiếu thay thế ngang bằng tổng mệnh giá của những thương phiếu bị
thay thế, thì thời điểm thanh toán của thương phiếu thay thế được gọi là thời hạn trả trung bình.

TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210 25
Bài 2: Chiết khấu theo lãi đơn

Câu hỏi ôn tập


1. Hãy nêu các điều kiện cơ bản của nghiệp vụ chiết khấu. Vì sao chiết khấu được coi là một
nghiệp vụ tín dụng?
2. Hãy nêu sự khác biệt giữa chiết khấu thương mại và chiết khấu hợp lý? Tại sao ngân hàng
không áp dụng chiết khấu hợp lý mà áp dụng chiết khấu thương mại?
3. Hai thương phiếu như thế nào thì được coi là tương đương với nhau tại cùng một thời điểm?
Từ công thức, hãy đưa ra các nhận xét về điều kiện tương đương của 2 thương phiếu.
4. Hãy nêu các khái niệm thời hạn trả chung và thời hạn trả trung bình. Khi nào thì thời hạn trả
chung và thời hạn trả trung bình là như nhau?
5. Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa lãi suất thực tế chiết khấu và lãi suất giá thành chiết
khấu. Khi nào thì hai mức lãi suất này bằng nhau?

26 TXNHTM06_Bai2_v1.0015109210

You might also like