Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

THỰC HÀNH OXY TRỊ LIỆU

THỞ OXY – HÚT THÔNG ĐƯỜNG HÔ HẤP


MỤC TIÊU
1. Trình bày chỉ định của thở oxy, hút thông đường hô hấp.
2. Nêu các tai biến khi thực hiện kỹ thuật.
3. Thực hiện các kỹ thuật thở oxy, hút thông đường hô hấp cho người bệnh đúng quy
trình kỹ thuật.
4. Phát huy tinh thần tự học, chủ động trong thực hành.
I KỸ THUẬT THỞ OXY CHO BỆNH NHÂN
1 Chỉ định
- Giảm oxy máu hoặc nghi ngờ thiếu oxy máu: giảm oxy máu là máu động mạch
(PaO2) thấp hơn giá trị bình thường (<80 mmHg), giảm oxy máu thường dẫn tới
giảm oxy mô, toan chuyển hóa, loạn nhịp tim và suy các cơ quan sống.
- Biểu hiện của giảm oxy máu:
+ Lo âu, bồn chồn, hốt hoảng
+ Hô hấp: cảm giác khó thở, thở nhanh.
+ Tim mạch: nhịp tim nhanh, loạn nhịp, đánh trống ngực, tăng huyết áp.
+ Thần kinh: lẫn lộn, mất định hướng.
+ Tím tái nếu thiếu oxy nặng: tím nhiều, thở chậm hoặc ngừng thở, loạn nhịp tim,
tụt huyết áp, rối loạn ý thức.
+ Sinh hóa:
Người lớn, trẻ em và nhũ nhi lớn hơn 28 ngày tuổi:
PaO2 <80 mmHg
SaO2<95% (thở khí trời)
Trẻ sơ sinh:
PaO2 <50 mmHg
SaO2<88% (thở khí trời)
- Tăng công hô hấp: đáp ứng của cơ thể với thiếu oxy là thở nhanh và sâu hơn (làm
tăng công hô hấp), càng tiêu thụ nhiều oxy và giải phóng nhiều CO2.. Cung cấp oxy
cho bệnh nhân giúp làm tăng oxy máu, do đó giảm công hô hấp.
- Tăng công cơ tim: đáp ứng với thiếu oxy bằng cách tăng nhịp tim và sức co bóp cơ
tim, càng làm thiếu oxy thêm cho tim và dễ suy tim nếu tim phải làm việc lâu trong
điều kiện thiếu oxy.
2 Chống chỉ định
- Không có chống chỉ định tuyệt đối cho điều trị oxy liệu pháp khi đã có chỉ định thở
oxy.
- Ít hiệu quả ở bệnh nhân giảm oxy do thiếu máu và suy tuần hoàn.
- Oxy liệu pháp không thay thế được thông khí nhân tạo trong trường họp có chỉ
định thông khí nhân tạo.
3. Các nguy cơ và tai biến của thở oxy
Ngộ độc oxy
Thở oxy liều cao (nồng độ trên 60%) kéo dài có thể gây xơ phổi, bệnh lý màng trong,
làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp tiến triển (ARDS), nhức đầu, chóng mặt…
Giảm thông khí
Tình trạng này có thể xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh phổi phế quản tác nghẽn mạn tính
(COPD) khi được thở oxy với nồng độ tương đối cao.
Xẹp phổi
Khi thở oxy với nồng độ cao, khí nito trong phế nang (có tác dụng giữ cho phế nang
không bị xẹp lại vào cuối thì thở ra) sẽ bị đẩy ra hết và có thể gây xẹp phế nang (xẹp
phổi).
Bệnh lý võng mạc ở trẻ so sinh sinh non tháng
Trẻ sơ sinh đẻ non tháng rất dễ bị biến chứng mù, bong võng mạc khi được thở oxy
nồng độ cao (chỉ nên duy trì PaO2 trong khoảng 50-80 mmHg)
Bội nhiễm vi khuẩn: từ dụng cụ làm ẩm hoặc hệ thống khí dung
4. Tiến hành kỹ thuật cho người bệnh thở oxy
4.1 Thở oxy qua mũi
Thở oxy qua ống thông 2 đường
4.1.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Hệ thống oxy trung tâm hay bình oxy.
- Dây nối hệ thống oxy, lưu lượng kế, bình làm ẩm: dùng nước cất hoặc nước chín
( lượng nước trong bình chiếm ½ thể tích bình).
- Khay chữa nhật.
- Ống thông 2 đường (gọng kính mũi) dùng thở oxy.
- Dụng cụ chăm sóc mũi, khăn bông nhỏ, cốc nước muối sinh lý 0,9%
- Băng dính, kéo, găng tay.
- Khay hạt đậu hoặc túi đựng chất thải bỏ.
- Máy hút đờm (nếu cần).
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
4.1. 2 Kỹ thuật tiến hành
- Điều dưỡng viên rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
- Đánh giá toàn trạng , chú ý về sự hô hấp, tuần hoàn, tri giác, sự vật vã,….đối chiếu,
giải thích, động viê người bệnh về thủ thuật sắp làm, để người bệnh ở tư thế thích
hợp.
- Hút đờm dãi (nếu cần), vệ sinh mũi miệng, sát khuẩn tay nhanh.
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống oxy, sự lưu thông của ống dẫn oxy bằng thử trên
mu bàn tay xem oxy có phụt ra tay không? Đóng van oxy, tháo ống thông để vào
khay vô khuẩn.
- Lắp ống thông oxy 2 đường vào hệ thống oxy, mở van điều chỉnh oxy theo y lệnh.
- Nhẹ nhàng đưa ống thống oxy vào 2 mũi người bệnh đúng kỹ thuật (phần cong úp
xuống phía dưới mũi).
- Cố định ống thông oxy lên đầu hoặc dưới cằm người bệnh.
- Theo dõi tình trạng người bệnh khi thở oxy và hệ thống oxy, theo dõi sự đáp ứng
oxy.
Thu dọn dụng cụ:
- Xử lý các dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn.
- Tháo găng, rửa tay.
Ghi hồ sơ:
- Ngày giờ cho người bệnh thở oxy
- Tình trạng người bệnh, sắc mặt, các dấu sinh hiệu
- Phản ứng của người bệnh: sự khó thở, tiết đờm, sự vật vã, các diễn biến bất thường
khi cho thở oxy.
- Tên điều dưỡng viên thực hiện.
4.2 Thở oxy qua ống nội khí quản hay ống mở khí quản
4.2.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Hệ thống oxy trung tâm hay bình oxy.
- Dây nối hệ thống oxy, lưu lượng kế, bình làm ẩm: dùng nước cất hoặc nước chín
( lượng nước trong bình chiếm ½ thể tích bình).
- Khay chữa nhật.
- Ống thông đưa vào ống nội khí quản hoặc ống mở khí quản.
- Băng dính, kéo
- Máy hút đờm (nếu cần).
4.2.2 Tiến hành kỹ thuật
- Điều dưỡng viên đội mũ, rửa tay, đeo khẩu trang
- Kiểm tra sự hoạt động của toàn bộ hệ thống oxy bằng cách thử trên mu bàn tay
xem có oxy phụt ra tay không?
- Đánh giá toàn trạng, chú ý về sự hô hấp, tuần hoàn, tri giác (hôn mê hay tỉnh, sự
kích thích…) giải thích cho gia đình người bệnh về thủ thuật sắp làm, để người bệnh
ở tư thế thích hợp.
- Hút đờm dãi (nếu cần), sát khuẩn tay nhanh.
- Mang găng, lắp ống thông oxy vào hệ thống oxy và mở van điều chỉnh oxy theo
đúng y lệnh.
- Nhẹ nhàng đưa ống thông oxy vào ống nội khí quán hay ống mở khí quản, cố định
ống thông.
- Theo dõi tình trạng người bệnh khi thở oxy và hệ thống oxy, theo dõi sự đáp ứng
oxy.
Thu dọn dụng cụ:
- Xử lý các dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn.
- Tháo găng, rửa tay.
Ghi hồ sơ:
- Ngày giờ cho người bệnh thở oxy
- Tình trạng người bệnh, sắc mặt, các dấu sinh hiệu
- Phản ứng của người bệnh: sự khó thở, tiết đờm, sự vật vã, các diễn biến bất thường
khi cho thở oxy.
- Tên điều dưỡng viên thực hiện.
4.3 Thở oxy qua mặt nạ
4.3.1 Dụng cụ
- Hệ thống oxy trung tâm hay bình oxy.
- Bình làm ẩm (dùng nước cất hoặc nước chín).
- Mặt nạ theo chỉ định cỡ số thích hợp (dùng loại mặt nạ có bóng thở lại hay không
có bóng thở lại là tùy thuộc vào từng bệnh nhân cần nồng độ oxy trong khí thở cao
hay thấp)
- Dây dẫn, ống nối tiếp.
4.3.2 Kỹ thuật thở oxy bằng mặt nạ
- Điều dưỡng viên rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
- Đánh giá toàn trạng, chú ý về sự hô hấp, tuần hoàn, tri giác, sự vật vã.., giải thích,
động viên người bệnh về thủ thuật sắp làm.
- Để người bệnh ở tư thế thích hợp
- Hút đờm dãi (nếu cần), vệ sinh mũi miệng, sát khuẩn tay nhanh.
- Lắp mặt nạ vào hệ thống oxy và mở van kiểm tra sự lưu thông của hệ thống oxy
bằng cách thử trên mu bàn tay xem có oxy phụt ra tay không? Điều chỉnh lưu lượng
oxy đến mức chỉ định.
- Nhẹ nhàng áp mặt nạ từ phía mũi xuống miệng, điều chỉnh cho khít với mặt người
bệnh.
- Cố định mặt nạ (không lỏng vì sẽ sai lệch vị trí mặt nạ, không chặt quá) bằng băng
chun co giãn quanh đầu người bệnh.
- Theo dõi tình trạng người bệnh khi thở oxy và hệ thống oxy, theo dõi sự đáp ứng
oxy, theo dõi các tai biến khi thở oxy bằng mặt nạ.
Thu dọn dụng cụ
- Xử lý các dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn.
- Tháo găng, rửa tay
Ghi hồ sơ
- Ngày giờ cho người bệnh thở oxy
- Tình trạng người bệnh, sắc mặt, các dấu hiệu sinh tồn.
- Phản ứng của người bệnh: sự khó thở, có dị ứng vùng đeo mặt nạ? sự vật vã và các
diễn biến bất thường khi cho thở oxy. Sau 1-2 giờ thở oxy cần tháo mặt nạ ra lau
khô và lau mặt cho bệnh nhân hoặc nếu thấy mặt nạ có nhiều hơi nước cần tháo ra
lau khô ngay.
- Tên điều dưỡng viên thực hiện.
II HÚT THÔNG ĐƯỜNG HÔ HẤP
1. Mục đích
- Giúp giải phóng đường hô hấp trên và hạn chế nguy cơ sặc vào phổi, bội nhiễm
phổi.
- Khai thông đường hô hấp bị tắc nghẽn do đờm, dịch để đảm bảo thông khí đầy đủ
cho người bệnh
- Lấy đờm dãi để làm xét nghiệm.
2. Áp dụng
- Ứ đọng đàm dãi ở họng miệng:
+ Người bện hôn mê (chưa đặt ống NKQ): tai biến mạch máu não, chấn thương cột
sống..
+ Người bệnh không có khả năng khạc (do liệt hầu họng hoặc do liệt hô hấp, mệt cơ
hô hấp): nhược cơ, hội chứng Guillain – Barre, rắn cạp nia cắn, đợt cấp COPD.
+ Làm sạch miệng họng trước khi đặt NKQ, trước khi rút ống NKQ, người bệnh đặt
nội khí quản có ứ đọng đàm dãi miệng họng.
- Lấy bệnh phẩm đờm để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn.
3. Tai biến
- Kích thích gây nôn, nguy cơ sặc vào phổi
- Co thắt thanh quản
- Nhịp chậm phản xạ
- Tổn thương niêm mạc
- Ngừng tim, ngừng thở
- Nhiễm trùng, tăng áp lực nội sọ
- Tổn thương đường hô hấp.
4. Quy trình kỹ thuật hút thông đường hô hấp trên
4.1 Dụng cụ
- Máy hút hoặc nguồn áp lực âm: điều chỉnh mức áp lực
+ Người lớn: 100 -120 mmHg
+ Trẻ lớn: 80-100 mmHg
+ Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh: 60-80 mmHg
- Ống nối với máy hút
- Đoạn nối có van (để nối thông hút với dây máy hút), một số loại thông hút đã có
sẵn van, có thể nối thẳng vào dây máy hút.
- Thông hút vô trùng dùng 1 lần:
+ Trẻ nhỏ: thông hút cỡ 5-8
+ Trẻ lớn: thông hút cỡ 8-10
+ Người lớn: thông hút cỡ 12-18
- Găng tay vô trùng một đôi
- Khăn, gạc sạch (lau miệng mũi hoặc trãi dưới khu vực hút)
- Đè lưỡi hoặc canun (nếu có để cần trong trường hợp người bệnh cắn chặt)
- Dụng cụ đựng đồ bẩn
-Dầu bôi trơn vô khuẩn
4.2 Chuẩn bị người bệnh
- Thông báo, giải thích trước (nếu còn tỉnh), thông báo cho gia đình người bệnh (nếu
người bệnh hôn mê).
- Tư thế: thường đặt người bệnh ở tư thế nằm (ngửa, nghiêng ), đầu thấp
4.3 Kỹ thuật tiến hành
- Sát khuẩn tay nhanh
- Chuẩn bị dụng cụ sẵn sàng trên khay vô khuẩn
- Mở túi đựng ống thông hút đờm hoặc hộp đựng ống hút, mang găng vô khuẩn, nối
ống hút với hệ thống hút, bôi trơn ống thông hút.
- Bật máy, kiểm tra hệ thống hút, điều chỉnh áp lực
- Người hút đứng một bên người bệnh, tay thuận cầm thông hút (chú ý không để ống
thông bị chạm bẩn), tay kia cầm dây hút và điều khiển van hút.
- Kỹ thuật hút miệng họng: mở miệng (bằng kỹ thuật ngón tay bắt chéo hoặc dùng
đè lưỡi, hoặc đặt canun). Luồn nhẹ nhàng ống thông hút vào họng đến vị trí có đờm,
ấn máy hút, hút đờm ra (tránh đầu ống thông bám chặt vào niêm mạc), động tác rút
ống thông ra chậm ở vị trí có nhiều đờm, từ từ rút dần ống thông ra đồng thời xoay
nhẹ ống hút, hút trong 10 giây/lần hút (khi đưa ống thông vào không được ấn máy
để hút đờm).
- Kỹ thuật hút mũi họng: nhẹ nhàng đẩy ống thông vào dọc theo khoang mũi đến vị
trí có đờm ấn máy hút, hút đờm ra (tránh đầu ống thông bám chặt vào niêm mạc),
động tác rút ống thông ra chậm ở vị trí có nhiều đờm, từ từ rút dần ống thông ra đồng
thời xoay nhẹ ống hút, hút trong 10 giây/lần hút (khi đưa ống vào không được ấn
máy để hút đờm).
- Tiếp tục hút ngắt quãng lặp lại các lần hút đờm như trên đến khi sạch đờm, 10
giây/lần hút, 5 phút/đợt hút (nếu hút đờm các lần sau phải dùng ống thông mới hoặc
tiệt khuẩn lại ống thông cũ để dùng lại). Nếu đờm đặc bowm NaCl 0,9% hoặc
NaHCO3 để làm loãng đờm.
- Khi hút đã sạch đờm, điều dưỡng viên hút nước tráng ống, tháo đống hút đờm và
ngâm vào chậu dung dịch khử khuẩn để khửa nhiễm.
- Theo dõi trong và sau khi hút: nhịp tim, huyết áp, SpO2, sắc mặt, ý thức.
- Lau lại mũi miệng, để lại tư thế cho người bệnh.
- Thu dọn dụng cụ và xử lý các dụng cụ theo quy định, tháo găng, rửa tay.
- Ghi phiếu chăm sóc
5. Quy trình kỹ thuật hút thông đường hô hấp dưới
5.1 Chỉ định
- Ứ đọng đờm, dịch trong khí phế quản
- Hút định kì (người bệnh có ống NKQ, MKQ) để duy trì đường thở thông thoáng.
- Trước khi rút ống NKQ
- Lấy bệnh phẩm đờm để xét nghiệm (tìm vi khuẩn gây bệnh, BK…)
5.2 Dụng cụ
- Máy hút hoặc nguồn áp lực âm
- ống nối với máy hút
- Đoạn nối có van
- Găng tay vô trùng: một đôi
- Khăn, gạc sạch
- Ống thông hút vô trùng, dùng một lần, đủ dài để tới được phế quản gốc (55 cm với
người lớn), đường kính ngoài của ống thông nhỏ hơn ½ đường kính trong của ống
NKQ.
+ Trẻ nhỏ: thông hút cỡ 5-8
+ Trẻ lớn: thông hút cỡ 8-10
+ Người lớn: thông hút cỡ 12-16
- Dầu bôi trơn (vô trùng)
- Chai dịch NaHCO3 1,4% hoặc NaCl 0,9%
- Bơm tiêm, kim tiêm
- Ống đựng dung dịch sát khuẩn để khử nhiễm
- Khay hạt đậu hoặc túi đựng rác thải y tế
5.3 Chuẩn bị người bệnh
- Thông báo, giải thích người bệnh trước (nếu bệnh tỉnh), với gia đình nếu người
bệnh không tỉnh.
- Cho thở oxy 100% trong 30 giây đến 1 phút trước khi hút
- Tư thế
+ Hút mò (không có NKQ): để người bệnh nằm ngửa, cổ ưỡn.
+ Có ống NKQ: hút ba tư thế đầu nghiêng phải, nghiêng trái, thẳng.
- Phòng áp lực nội sọ: an thần trước, xịt xylocain.
5.4 Hút đờm cho người bệnh có đặt ống NKQ/MKQ
- Sát khuẩn tay nhanh
- Chuẩn bị dụng cụ sẵn sàng trên khay vô khuẩn
- Mang găng vô khuẩn
- Bôi trơn ống thông hút
- Người hút đứng một bên người bệnh, tay thuận cầm ống thông (chú ý không để
ống thông bị chạm bẩn), tay kia cầm dây hút và điều khiển van hút.
- Nhẹ nhàng luồn ống thông qua ống NKQ (hoặc MKQ) đến độ sâu mong muốn (khi
đưa ống thông vào không được ấn máy để hút đờm).
- Khi đầu ống thông vào đến vị trí có đờm ấn máy hút, hút đờm ra (tránh đầu ống
thông bám chặt vào niêm mạc), động tác rút ống thông ra chậm ở vị trí có nhiều
đờm, từ từ rút dần ống thông ra đồng thời xoay nhẹ ống hút, hút trong 10 giây/lần
hút.
- Tiếp tục hút ngắt quãng và hút cả 3 tư thế, đầu nghiêng phải, nghiêng trái, thẳng,
lặp lại các lần hút như trên đến khi sạch đờm.
- 10 giây/lần hút
- 5 phút/đợt hút (nếu hút đờm các lần sau phải dùng ống thông mới hoặc tiệt khuẩn
lại ống thông cũ để dùng lại).
- Theo dõi trong và sau khi hút: nhịp tim, huyết áp, SpO2, sắc mặt, ý thức.
- Lau lại mũi miệng, để lại tư thế cho người bệnh.
- Thu dọn dụng cụ và xử lý các dụng cụ theo quy định, tháo găng, rửa tay.
- Ghi phiếu chăm sóc.
6. Tai biến, biến chứng khi hút đờm
- Thiếu oxy/giảm oxy máu
- Tổn thương niêm mạc đường hô hấp
- Ngưng tim, ngưng thở
- Loạn nhịp tim
- Xẹp phổi
- Co thắt phế quản
- Co thắt thanh quản, nôn, hít vào phổi
- Nhiễm trùng (người bệnh hoặc người chăm sóc)
- Chảy máu khí phế quản
- Tăng áp lực nội sọ
- Ảnh hưởng đến thở máy
- Tăng/hạ huyết áp
BẢNG KIỂM QUY TRÌNH KỸ THUẬT
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH THỞ OXY MỘT MŨI

TT NỘI DUNG
Chuẩn bị người bệnh:
1 Báo và giải thích cho người bệnh về thủ thuật sắp làm
Chuẩn bị dụng cụ:
Dụng cụ vô khuẩn:
2 Mâm trải khăn vô khuẩn, ống thông oxy (Catheter)
3 Gạc, tăm bông, que đè lưỡi, một ly nước
Dụng cụ sạch
4 Bình chứa oxy, đồng hồ áp suất kế, đồng hồ lưu lượng kế
5 Lọ chứa 1/2 nước vô khuẩn để làm ẩm oxy, ống dẫn oxy
6 Băng keo, kim tây, túi nilon hoặc bồn hạt đậu
7 Lọ dầu trơn, cồn 70o, máy hút (nếu cần)
Quy trình thực hiện
8 Mang dụng cụ đến buồng bệnh, giải thích cho người bệnh (nếu được), nhận
định người bệnh
9 Để người bệnh nằm tư thế thích hợp
10 Hút đờm dãi cho người bệnh nếu cần thiết hoặc dùng tăm bông vệ sinh hai
lỗ mũi
11 Kiểm tra hệ thống oxy
12 Sát khuẩn tay
13 Đo ống thông từ cánh mũi đến trái tai, dùng băng keo làm dấu
14 Gắn ống thông oxy vào hệ thống oxy
15 Mở oxy với áp lực nhẹ, kiểm tra sự thông khí trong ống
16 Bôi trơn đầu ống thông
17 Nhẹ nhàng đưa ống thông một bên lỗ mũi cho tới điểm làm dấu
18 Dùng cây đè lưỡi kiểm tra vị trí của đầu ống thông (nếu thấy đầu ống thông
ở vị trí cạnh với lưỡi gà thì phải rút ống thông lại một chút cho đến khi
không nhìn thấy thì thôi)
19 Cố định ống thông nơi mũi, cố định dây dẫn bằng kim tây phía trên đầu
giường (chú ý để đầu người bệnh quay được)
20 Điều chỉnh lưu lượng oxy theo y lệnh
21 Theo dõi tình trạng người bệnh, lưu lượng oxy, giúp người bệnh tiên nghi
22 Thu dọn dụng cụ, rửa tay
23 Ghi hồ sơ bệnh án

BẢNG KIỂM KỸ THUẬT

CHO NGƯỜI BỆNH THỞ OXY HAI MŨI


TT NỘI DUNG

Chuẩn bị người bệnh :


1 Báo và giải thích cho người bệnh về thủ thuật sắp làm, rửa tay
thường quy

Chuẩn bị dụng cụ:

Dụng cụ vô khuẩn:
2 Mâm trải khăn vô khuẩn, ống thông oxy (Cannula)
3 Gạc, tăm bông.
Dụng cụ sạch
4 Bình chứa oxy, đồng hồ áp suất kế, đồng hồ lưu lượng kế
5 Lọ chứa 1/2 nước vô khuẩn để làm ẩm oxy, ống dẫn oxy
6 Túi nilon hoặc bồn hạt đậu
7 Cồn 70o, máy hút (nếu cần)

Quy trình thực hiện


8 Mang dụng cụ đến buồng bệnh, giải thích cho người bệnh (nếu
được), nhận định người bệnh
9 Để người bệnh nằm tư thế thích hợp
10 Hút đờm dãi cho người bệnh nếu cần thiết hoặc dùng tăm bông vệ
sinh hai lỗ mũi
11 Sát khuẩn tay
12 Gắn ống vào hệ thống oxy
13 Mở oxy với áp lực nhẹ
14 Kiểm tra oxy thoát ra từ ống Cannula
15 Gắn Cannula vào mũi người bệnh
16 Cố định ống an toàn
17 Lót gạc hai má người bệnh
18 Điều chỉnh lưu lượng oxy theo y lệnh
19 Theo dõi tình trạng người bệnh, lưu lượng oxy, giúp người bệnh
tiên nghi
20 Thu dọn dụng cụ, rửa tay
21 Ghi hồ sơ bệnh án
STT Nội dung

1 Báo và giải thích cho NB


2 Cho NB nằm tư thế thích hợp, trải khăn choàng qua cổ
3 Tăng oxy 100%, chuẩn bị máy hút đàm
4 Mang khẩu trang. Mở mâm, mang găng vô khuẩn
5 Gắn ống hút vào dây nối an toàn
6 Dùng gạc cầm đầu dưới ống chừa 1 đoạn để hút
7 Hút nước thử máy và làm trơn đầu ống
8 Đưa ống hút từ mũi đến hầu
9 Mở máy, vừa xoay ống vừa rút từ từ ống ra
10 Hút nước tráng ống, tiếp tục hút đến sạch

Hút ở miệng: đưa ống hút vào miệng, mở máy xoay ống rút ra từ từ. Hút nước
11 tráng ống, tiếp tục hút cho đến sạch, chú ý những chỗ thấp ở miệng
12 Tháo ống hút và găng tay cho vào túi giấy
13 Cho Nb thở oxy 100%
14 Theo dõi tình trạng NB trong suốt thời gian hút
15 Cho NB nằm tiện nghi, báo việc đã xong
16 Dọn dụng cụ, ghi hồ sơ
BẢNG KIỂM HÚT THÔNG ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
KỸ THUẬT HÚT THÔNG ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI

STT Nội dung


1 Báo và giải thích cho NB
2 Cho NB nằm tư thế thích hợp, trải khăn choàng qua cổ
3 Tăng oxy 100%, chuẩn bị máy hút đàm
4 Mang khẩu trang. Mở mâm, mang găng vô khuẩn
5 Gắn ống hút vào dây nối an toàn
6 Dùng gạc cầm đầu dưới ống chừa 1 đoạn để hút
7 Hút nước thử máy và làm trơn đầu ống
8 Đưa ống hút vào ống NKQ , canul lỗ mở khí quản
9 Mở máy, vừa xoay ống vừa rút từ từ ống ra
10 Hút nước tráng ống, tiếp tục hút đến sạch, bỏ ống hút.
Đổi ống hút mới, đưa ống hút từ mũi đến hầu, Mở máy, vừa xoay ống vừa
11 rút từ từ ống ra
Hút ở miệng: đưa ống hút vào miệng, mở máy xoay ống rút ra từ từ. Hút
12 nước tráng ống, tiếp tục hút cho đến sạch, chú ý những chỗ thấp ở miệng
13 Tháo ống hút và găng tay cho vào túi giấy
14 Cho Nb thở oxy 100%
15 Theo dõi tình trạng NB trong suốt thời gian hút
16 Cho NB nằm tiện nghi, báo việc đã xong

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày chỉ định của thở oxy, hút thông đường hô hấp.
2. Nêu các tai biến khi thực hiện kỹ thuật thở oxy, hút thông đường hô hấp.
3. Thực hiện các kỹ thuật thở oxy, hút thông đường hô hấp cho người bệnh đúng quy
trình kỹ thuật.

You might also like