Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Giao dịch thương mại quốc tế (Nhóm 2 – Tuần 2 – 22/1/2024)

Ôn lại chương 1: Tổng quan về giao dịch thương mại quốc tế


Chủ thể của giao dịch?
Đối tượng của giao dịch TMQT: Hàng hóa
 Tuy nhiên không phải hàng hóa nào cũng trở thành đối tượng của giao dịch TMQT, chỉ những
mặt hàng được phép mới trở thành đối tượng của giao dịch TMQT một cách hợp pháp.
 Muốn biết hàng hóa nào được phép, đã có các quy định của CP, mỗi nước/ quốc gia sẽ có quy
định riêng về danh mục hàng hóa được phép XNK hoặc XNK có điều kiện, các mặt hàng không
nằm trong quy định => thuộc mặt hàng cấm => không phải đối tượng của giao dịch TMQT
- XNK có điều kiện: XNK có giấy phép
- XNK không có điều kiện: hàng khuyến khích xuất khẩu
Câu hỏi: Hàng hóa là đối tượng của GDTMQT có cần làm thủ tục thông quan không?
Câu hỏi: Trường hợp hàng hóa không cần làm thủ tục thông quan?
- Thủ tục thông quan bao gồm: thuế XNK và khai báo hải quan (khai mã HS hàng hóa => căn cứ
tính thuế)
SV 1: Hàng hóa thuộc khu chế xuất => vẫn phải làm thủ tục thông quan
SV 2: Hàng miễn thuế/ viện trợ/ cho, biếu tặng, triển lãm => vẫn phải làm thủ tục khai báo hải quan
Cô: Không phải làm thủ tục hải quan chỉ trong trường hợp ở khu vực phi thuế quan. Trường hợp
các nước thuộc khu vực kinh tế, liên minh Châu Âu, EU, Pháp, Tây Ban Nha => Hoạt động này vẫn
coi là hoạt động XNK nhưng không cần làm thủ tục thông quan vì chính sách các nước đã thỏa
thuận với nhau
Nguồn luật áp dụng: Sử dụng hệ thống VBPL riêng, các VBPL mang tính chất quốc tế
Rủi ro trong GDTMQT: Tên gọi rủi ro không quan trọng, cần hiểu bản chất rủi ro, lý giải người
mua người bán gặp rủi ro khi nào. Khi tiếp cận tài liệu khác, tên rủi ro có thể khác. Trong đề thi, tên
rủi ro quy định trong giáo trình.
Trong TMQT có các loại rủi ro nào? (Slide)
Vai trò của quản trị rủi ro:
- Nhận diện rủi ro: xác nhận loại rủi ro, nếu thực hiện giao dịch đó thì sẽ gặp những rủi ro gì?
- Đánh giá rủi ro: 2 khía cạnh (khả năng gặp rủi ro là ra sao, xác xuất lớn hay nhỏ, đưa ra mức
độ, thang đo). Nếu rủi ro xảy ra thì Dn sẽ gặp phải tổn thất, hậu quả như thế nào?
- Biện pháp phòng ngừa: chỉ có thể xây dựng trên cơ sở 2 bước trên thành công. Có biện pháp
phòng ngừa cho những rủi ro xác suất lớn hơn. Xem xét hậu quả => nếu hậu quả không đáng kể,
chấp nhận rủi ro
Câu hỏi thảo luận: Công ty thủy sản TASECO ký kết xuất khẩu 3 tấn cá thu đông lạnh cho hệ
thống siêu thị Sainsbury’s tại Đức. Tổng số tiền mà Sainsbury’s phải thanh toán là 300.000 EUR.
Hàng được giao bằng đường biển trong tháng 8/2016. TASECO không trực tiếp nuôi trồng thủy sản
mà thu mua từ các trang trại thủy sản tại Quảng Ninh. Hãy nêu 5 rủi ro mà TASECO có thể gặp
phải và 5 rủi ro mà Sainsbury’s có thể gặp phải khi tiến hành thương vụ này.
Hàng nông sản có đặc thù: liên quan đến thời hạn sử dụng, bảo quản
Rủi ro mà TASECO có thể gặp phải:
- Rủi ro về tỷ giá
- Rủi ro về pháp lý: Đức có lệnh cấm vận kinh tế, các chính sách hạn chế XNK
- Rủi ro về vận tải và sản xuất: Do TASECO không trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà phải thu mua
=> gây rủi ro về sản xuất: không đảm bảo về chất lượng, số lượng hàng… TASECO có thể gặp
sự cố trong quá trình giao hàng
- Rủi ro về tài chính: Sainsbury’s chậm thanh toán ảnh hưởng đến vốn lưu động của công ty
- Rủi ro thương mại: Sainsbury’s mất khả năng thực hiện hợp đồng (Sainsbury’s không thể nhận
hàng đúng hạn, công nhân đình công)
- Rủi ro chính trị: Công ty thủy sản gặp bất ổn về chính trị, khủng bố của Đức
Rủi ro mà Sainsbury’s có thể gặp phải:
- Rủi ro tỷ giá
- Rủi ro pháp lý: chính quyền tạm dừng việc xuất khẩu cá thu, tạm phạt thẻ vàng với công ty nhập
khẩu cá thu vào Đức, hàng không thông quan được
- Rủi ro vận chuyển: Hàng hóa trong quá trình vận chuyển gặp thiên tai
- Rủi ro thương mại
- Rủi ro về thanh toán
Nguồn luật điều chỉnh
Có 3 nguồn luật điều chỉnh và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
1. Điều ước quốc tế về thương mại
2. Luật quốc gia
3. Thông lệ và Tập quán quốc tế
- Nếu có sự khác biệt về điều ước quốc tế về thương mại với luật quốc gia => sử dụng điều ước
quốc tế về thương mại
- Điều ước quốc tế về thương mại? là thỏa thuận của các quốc gia, họ thống nhất sử dụng, điều
chỉnh cho các giao dịch thương mại cho các quốc gia đã kí vào điều ước đó
- Công ước Viên?
Ngày 18/12/2015 Việt Nam đã chính thức phê chuẩn là thành viên của Công ước Viên. Ngày
1/1/2017 chính thức có hiệu lực
- Công ước viên cho phép hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể thỏa thuận bằng miệng,
không nhất thiết phải bằng VB. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt
Nam phải bằng VB, hoặc thương lượng bằng VB => Công ước viên được đặt cao hơn luật quốc
gia
Xem video phóng sự và nêu 3 thuận lợi và 3 khó khăn của một doanh nghiệp xuất khẩu có thể
gặp phải khi tham gia thị trường quốc tế?
Thuận lợi:
Chất lượng thủy sản Việt Nam được đầu tư tốt (Mặt hàng cá da trơn chỉ có VN xuất khẩu sang
Châu Âu, lợi thế rất lớn)
- Thị trường Châu Âu rộng lớn
- Chi phí nhân công thấp, cơ hội hạ giá thành của sản phẩm
Khó khăn:
- Rào cản về kỹ thuật
- Hải sản của Việt Nam nhưng phải trải qua rất nhiều khâu trung gian chế biến nước ngoài. Mặc
dù các khâu trung gian không làm gia tăng nhiều giá trị sản phẩm nhưng chênh lệch về lợi nhuận
rất lớn.
- Sơ chế đóng gói không đúng thị hiếu
- Hải sản của Việt Nam không mang thương hiệu VN mà có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài

You might also like