Sinh viên ngành du lịch cần những kỹ năng mềm nào trước khi ra trường?

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/340756719

Sinh viên ngành du lịch cần những kỹ năng mềm nào trước khi ra trường?

Conference Paper · April 2019

CITATIONS READS
0 5,195

1 author:

Tran Thi Ngoc Lan


Ho Chi Minh City University of Food Industry
21 PUBLICATIONS 0 CITATIONS

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Tran Thi Ngoc Lan on 19 April 2020.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


Sinh viên ngành Du lịch cần những kỹ năng mềm nào trước khi ra trường?
TS. Trần Thị Ngọc Lan
Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM
Email: ngoclantbk17@gmail.com

TÓM TẮT
Kỹ năng mềm là một trong các yếu tố hàng đầu mà các nhà tuyển dụng nhìn vào để tìm ra ứng viên
thực sự bên cạnh trình độ chuyên môn đạt chuẩn, tuy nhiên thực trạng nhận thức và tự trang bị cho
mình các kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp
ra trường đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chưa cao và một trong những lý
do gây lên trình trạng trên là sinh viên ra trường còn yếu về khả năng thuyết phục, khả năng nói
trước đám đông, khả năng ngoại ngữ, vốn kiến thức xã hội... Để đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng
và cũng là đòi hỏi cần thiết trong thời đại hội nhập đa văn hóa hiện nay, nội dung bài viết này nhằm
giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng mềm và trang bị cho sinh viên một số kỹ
năng mềm cần thiết trước khi ra trường, đặc biệt là sinh viên ngành Du lịch. Trên cơ sở đó, bài viết
đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh
viên trường đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Sinh viên, du lịch, kỹ năng mềm.

1. Khái quát về kỹ năng mềm


Theo UNESCO, mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự
khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nền
giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của nước ta mới chỉ là học để biết, nghĩa là
chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO (Nguyễn Thị Thu Hương, 2017). Như vậy, vấn
đề đặt ra đối với giáo dục Việt Nam hiện nay là thúc đẩy quá trình đào tạo hướng tới thực hành,
giúp người học có nhiều cơ hội trau dồi kiến thức, kỹ năng và thái độ để làm việc và tự khẳng định
mình.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng: “kỹ năng là khả năng của sinh viên trong việc vận
dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp” hay “kỹ năng là năng lực khác biệt của
sinh viên về nhiều khía cạnh được sử dụng để giải quyết các tình huống hay công việc phát sinh
trong cuộc sống”. Kỹ năng được chia thành 2 nhánh, đó là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng
cứng là dạng kỹ năng cụ thể, sinh viên được trang bị ngay chính ngành chuyên môn trong trường
học, trong công việc tập sự, trong định hướng nghề nghiệp của nhà trường. Kỹ năng mềm là thuật
ngữ xã hội học dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong học tập và làm việc, những kỹ năng này
thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể
sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của sinh
viên. Nhưng, kỹ năng mềm này lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào và là thước đo hiệu quả
cao trong học tập và làm việc.
Kỹ năng mềm bổ sung song song kỹ năng cứng và là sự cần thiết phải có trong yêu cầu nghề nghiệp
và hầu hết các hoạt động trong cuộc sống. Như vậy, kỹ năng mềm đóng góp vào sự thành công
trong học tập và làm việc của mỗi sinh viên sau khi ra trường. Kỹ năng mềm là năng lực hành vi
và được biết đến như kỹ năng quan hệ con người, hay kỹ năng cộng đồng, chúng bao gồm sự thành
thao các kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, thương lượng, làm việc hiệu quả, giải quyết vấn
1
đề sáng tạo, tư duy chiến lược, xây dựng nhóm... Kỹ năng mềm, sinh viên được trang bị từ các
khóa học, từ cuộc sống và phải thực hành nhuần nhuyễn, sống và sử dụng nhiều lần kỹ năng ấy
cho đến khi trở thành của chính bản thân mình thì lúc đó sinh viên mới thực sự có kỹ năng mềm.
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Sean Hawitt, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình 9 kỹ năng
mềm cơ bản: có ý chí chiến thắng, có quan điểm lạc quan; có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập
thể; giao tiếp hiệu quả; tự tin; mài giũa kỹ năng sáng tạo; thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác;
đa nhiệm vụ và xác định việc cần làm; có cái nhìn tổng quan.

Sơ đồ 1: Một số kỹ năng mềm cần thiết


2. Vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên ngành Du lịch
Trong xã hội ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy trong một số ngành nghề kỹ năng mềm còn
quan trọng hơn so với kỹ năng cứng. Đặc biết đối với các tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh, quan
hệ khách hàng như nghề luật, chuyên gia IT, hướng dẫn viên du lịch… Vì lý do này, kỹ năng mềm
là một yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng nhìn vào để tìm ra ứng viên thực sự bên cạnh trình độ
chuyên môn đạt chuẩn. Cho nên, đối với sinh viên kỹ năng mềm góp phần quan trọng trong quá
trình học tập và rèn luyện để ngày mai lập nghiệp.
Hiện tại, có nhiều sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm
cho bản thân, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm và cũng
như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống, học tập và làm
việc. Do đó, một bộ phận sinh viên nghĩ rằng chỉ cần học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ thành công
khi ra trường lập nghiệp. Quan điểm này không sai nhưng chưa đủ, sinh viên học giỏi chuyên môn
nhưng chưa chắc đã có thể thích ứng nhanh với công việc hay sự thay đổi của môi trường làm việc.
Có những trường hợp đặc biệt sinh viên có thành tích học tập đáng nể, nhưng chưa chắc đã có được
cảm tình của nhà tuyển dụng, đó là vì những sinh viên đã thiếu một yếu tố quan trọng “kỹ năng
mềm”. Việc sinh viên học không xuất sắc, nhưng luôn mạnh dạn, tự tin trong bất kỳ tình huống
thay đổi nào và luôn đạt được kết quả tốt nhất, đó là sinh viên đã có kỹ năng mềm. Thực tế cho
thấy kỹ năng cứng (IQ) tạo tiền đề và kỹ năng mềm (EQ) tạo nên sự phát triển. Người thành đạt
chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng
mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ
năng này một cách khéo léo.
Ở Việt Nam, các kỹ năng mềm chưa được đưa vào chương trình học chính khóa trong hệ thống
giáo dục. Thực tế, từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên
nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa. Bất kể ngành học nào cũng cần đến
kỹ năng mềm và đối với ngành Du lịch thì kỹ năng mềm lại càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng
hơn hẳn. Do đó, kỹ năng mềm mãi là quá trình học tập và rèn luyện không bao giờ đủ cho tất cả
sinh viên mang khát vọng thành công.

2
Hướng dẫn viên du lịch là một nghề mà yêu cầu rất cao về sự năng động, tinh thần trách nhiệm,
đam mê khám phá du lịch và nó không dành cho những người thiếu hòa đồng, mong muốn cuộc
sống an nhàn, rảnh rỗi. Hướng dẫn viên du lịch là nghề của những chuyến đi một công việc nhọc
nhằn, vất vả nhưng lại có cơ hội để bạn chinh phục những vùng đất mới, tìm hiểu những con người
mới. Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và thành công, ngoài những kiến thức
chuyên môn về công tác hướng dẫn viên du lịch mà bạn đã trau dồi trên giảng đường, thì những
kiến thức - kỹ năng mềm sẽ là những kỹ năng quan trọng nhất giúp sinh viên thành công. Đó là bởi
ngành này đòi hỏi chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc và giao tiếp với rất nhiều người, nếu không
có kỹ năng giao tiếp thì không thể hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó, nếu không có kỹ năng
quan sát và nhận ra cảm xúc trong lòng hành khách và biết cần phải làm gì, người làm ngành du
lịch không thể nào thành công; không có kỹ năng lắng nghe thì không tài nào biết được phản hồi
từ khách hàng…. và còn rất nhiều những kỹ năng khác nữa nằm trong kỹ năng mềm mà dường như
mỗi sinh viên ngành Du lịch luôn cần đến trong quá trình làm việc. Vậy để trở thành hướng dẫn
viên du lịch, bạn phải trang bị cho bản thân rất nhiều kỹ năng mềm.
3. Tiềm năng nguồn nhân lực ngành Du lịch và thực trạng trang bị kỹ năng mềm của sinh
viên ngành du lịch hiện nay
3.1. Tiềm năng nguồn nhân lực ngành Du lịch
Theo thống kê chính thức của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong năm 2016 số lượng lao động trực
tiếp trong ngành du lịch khoảng 1 triệu người. Với tốc độ tăng trưởng, đầu tư, thu hút du khách…
của du lịch Việt Nam hiện nay, dự đoán đến năm 2020 sẽ cần đến 2,5 triệu lao động làm trong
ngành này. Doanh thu của ngành du lịch hiện tại là 18 tỷ USD, theo đà tăng trưởng đến năm 2020
ước tính khoảng 35 tỷ USD (Cát Nguyệt, 2018). Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam đến năm
2020 là trở thành một điểm đến hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới, nằm trong những nước
đứng đầu Đông Nam Á về các chỉ tiêu phát triển du lịch. Để đạt được mục tiêu đó thì chất lượng
nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch cần phải được nâng cao hơn nữa, bởi phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao là điều kiện cần thiết để du lịch Việt Nam xóa dần khoảng cách với du lịch của
các quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực. Thực tế cho thấy nguồn nhân lực du lịch hiện
nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về mặt cơ cấu, chất lượng và số lượng. Do đó, công
tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch là vấn đề mang tính cấp thiết
đối với sự phát triển du lịch của mỗi địa phương và của quốc gia, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu
hội nhập khu vực ASEAN.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch mỗi năm, toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động, nhưng
mỗi năm chỉ có khoảng 20.000 học sinh, sinh viên ngành tốt nghiệp, trong đó chỉ có khoảng 1.800
sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 2.100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch, còn lại là học
sinh trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới ba tháng. Như vậy, ngành Du lịch hiện nay được
xem là một ngành đang thiếu hụt nhân lực nhiều nhất, nguyên nhân thì có nhiều, tuy nhiên phần
lớn là do việc đào tạo trong ngành chưa đủ thực tế, chưa bám theo nhu cầu chính yếu của thị trường.
Đào tạo thường tập trung vào lý thuyết mà yếu về thực hành. Cách đào tạo, giảng dạy này đi ngược
với xu thế quốc tế, vì vậy sinh viên của chúng ta ra trường thua kém các nước trong khu vực về
nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, lại có một thực tế khác là không ít sinh viên ngành Du lịch ra trường
vẫn thất nghiệp. Về nguyên nhân của tình trạng này, theo đánh giá của các chuyên gia, nguồn nhân
lực do các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp,
hầu hết các doanh nghiệp phải mất thời gian để đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung về kỹ năng và
ngoại ngữ do sinh viên mới ra trường không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và vị trí việc làm
(Nguyễn Thị Thu Hương, 2017).

3
Bảng 1: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020
STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Trình độ trên đại học 6.100 0,7
2 Trình độ đại học, cao đẳng 130.500 15,0
3 Trình độ trung cấp 113.110 13,0
4 Trình độ sơ cấp 194.000 22,3
5 Trình độ dưới sơ cấp 426.300 49,0
Tổng 870.000 100,0
Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch
3.2. Thực trạng trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ngành Du lịch
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch không những thiếu về mặt số lượng, mà còn yếu về chuyên
môn (Lê Văn Thông, 2018). Theo Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam cho biết: Hiện có khoảng
60% lực lượng lao động của ngành biết ngoại ngữ nhưng chủ yếu là tiếng Anh (42%), tỷ lệ biết
tiếng Trung chỉ 5%, tiếng Pháp 4%... Trong đó, số lao động có khả năng sử dụng thành thạo ngoại
ngữ chỉ 15%, và cũng chỉ tập trung chủ yếu ở bộ phận làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách
sạn. Về trình độ công nghệ thông tin, có khoảng hơn 60% lao động biết sử dụng máy tính, nhưng
phần lớn chỉ đáp ứng những công việc đơn giản. Cùng với những yếu kém trên thì thực tế cho thấy,
kỹ năng mềm, khả năng ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động du lịch cũng chưa
được trang bị đầy đủ. Thực trạng này cho thấy số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt
Nam hiện tại chưa thể đáp ứng được những yêu cầu phát triển của du lịch trong giai đoạn mới
(Phương Minh và Anh Quang, 2018).
Mặc dù tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao nhưng việc làm không ổn định, trái ngành và số
lượng sinh viên đáp ứng được yêu cầu ngay của Doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều sinh viên thiếu
kiến thức về các kỹ năng bổ trợ thiết yếu cho nghề nghiệp, để giúp sinh viên có thể tự tin vượt qua
khó khăn, trở ngại trong cuộc sống và khẳng định được bản lĩnh của mình những kỹ năng bổ trợ
thiết yếu đó còn được gọi là kỹ năng mềm. Như vậy, ngoài những kiến thức chuyên ngành sinh
viên cần được trang bị và kiến thức về ngoại ngữ, tin học và cái thiếu và yếu nhất của sinh viên
hiện nay mà các doanh nghiệp đang cần đó chính là kỹ năng mềm. Xuất phát từ đặc thù ngành Du
lịch là ngành nghề chủ yếu phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cho nên để thuyết phục và làm
hài lòng khách hàng đòi hỏi bạn phải có vốn hiểu biết sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, con
người, ẩm thực… của đất nước Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới.
Như vậy, để đảm nhận tốt vai trò của một chuyên viên trong lĩnh vực du lịch, hoặc một người quản
lý và điều hành mọi hoạt động của công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng giải quyết những phát sinh,
yêu cầu và khiếu nại của khách hàng... đòi hỏi bạn phải là người bản lĩnh, tự tin, năng động, thích
nghi môi trường làm việc biến đổi không ngừng, cho nên đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng tự tin,
năng động, kỹ năng giải quyết vấn đề, thích nghi với mọi hoàn cảnh.
3. Một số kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên ngành Du lịch
Điều gì làm lên sự khác biệt giữa một người hướng dẫn viên giỏi và người hướng dẫn viên chưa
giỏi? Đó chính là những kỹ năng mềm. Sinh viên ngành du lịch cần rèn luyện các kỹ năng trên
ngay từ bây giờ để có nhiều cơ hội nghề nghiệp khi ra trường. Học tập và rèn luyện kỹ năng mềm
không chỉ có ý nghĩa thiết thực với các bạn sinh viên mà còn là cơ hội để đội ngũ giảng viên giảng

4
dạy kỹ năng mềm được nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như có được một môi trường để phát
huy kỹ năng của bản thân.
Bảng 2: Các kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên ngành Du lịch
1.Kỹ năng giao tiếp 6.Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
2.Kỹ năng thuyết trình trước đám đông 7.Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông
3.Kỹ năng làm chủ cảm xúc 8.Kỹ năng ứng biến và xử lý tình huống
4.Kỹ năng quan sát 9.Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ
5.Kỹ năng tổ chức, sắp xếp, làm việc nhóm 10.Kiến thức xã hội
3.1. Kĩ năng giao tiếp
Đối với một người hướng dẫn viên, công việc đầu tiên là phải có kĩ năng giao tiếp, bởi tính chất
công việc của họ là tiếp xúc, hướng dẫn trực tiếp cho du khách về địa điểm mà mình hướng dẫn
khách, hơn hết kĩ năng giao tiếp sẽ giúp cho người hướng dẫn viên ứng biến với các tình huống bất
trắc xảy ra một cách nhanh nhất hiệu quả nhất và ổn thỏa nhất. Người hướng dẫn viên giỏi cần phải
giao tiếp tốt – giao tiếp cả bằng lời nói và giao tiếp phi ngôn ngữ. Thông thường, hướng dẫn viên
phải nói rất nhiều, nói bằng nhiều ngôn ngữ và nhiều hình thức khác nhau và trên mặt bao giờ
cũng nở nụ cười rạng ngời – những nụ cười này sẽ làm tiêu tan mọi khoảng cách. Để có những kĩ
năng này trước hết sinh viên cần phải có một kiến thức chuyên môn tốt sau đó là sự tự tin của bản
thân, luôn rèn luyện kết hợp vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ trở thành một hướng
dẫn viên chuyên nghiệp nếu bạn biết giao tiếp là điều tất yếu cơ bản đầu tiên để thành công trong
lĩnh vực này (Hoàng Thị Thu Hiền và cộng sự, 2014).
3.2. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người hướng dẫn viên du lịch chính là truyền tải thông
tin đến du khách. Một hướng dẫn viên du lịch giỏi nghiệp vụ vừa phải nắm bắt được tâm lý du
khách, vừa phải thông thuộc các kỹ năng thuyết trình và phải tạo được sự truyền cảm trong những
bài thuyết trình của bạn. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp nhưng lại bị mất kỹ năng này bạn cũng khó
lòng thành công trên con đường này.
Bạn cũng nên phân biệt rõ thuyết trình và đọc, bởi thuyết trình sẽ mang đến sự hứng khởi còn khi
nghe bạn đọc hành khách sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ (Dương Thị Liễu,
2013). Nếu bạn chỉ đơn giản truyền tải thông tin bằng một giọng văn đều đều “ru ngủ” theo những
nội dung đã được chuẩn bị sẵn thì sẽ chỉ đem đến sự nhàm chán cho du khách.
3.3. Kỹ năng làm chủ cảm xúc
Là một người hướng dẫn viên du lịch, công việc của bạn giống như là “làm dâu trăm họ”, bạn phải
luôn luôn trong tâm thế vui vẻ, cởi mở, thoải mái để phục vụ du khách được tốt nhất. Bạn phải luôn
luôn điềm tĩnh trước mọi tình huống, dù có xảy ra chuyện gì cũng phải giữ thái độ lịch thiệp với
du khách. Bạn phải tạo cho du khách sự an tâm và thoải mái khi đồng hành với mình. Đây chính
là một kỹ năng mềm cần thiết mà bạn phải luôn cố gắng trau dồi để thành công trong công việc
này.
3.4. Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát nghe có vẻ bình thường, nhưng thực ra nó lại là một kỹ năng khá quan trọng.
Quan sát không chỉ là nhìn, mà phải là “nắm bắt” – nhìn và thu nhận được vấn đề. Giao tiếp ứng
xử không phải lúc nào cũng được thực hiện qua ngôn ngữ nói, mà nhiều khi là một cử chỉ, là một

5
ánh mắt, là một cái nhíu mày, hay cái bĩu môi… Nếu là người giỏi quan sát, bạn sẽ thấy trong hàng
chục khuôn mặt có thể có những nét biểu cảm khác nhau, bạn sẽ “đo” được chỉ số cảm xúc của
khách đang như thế nào, từ đó sẽ giúp bạn điều chỉnh ứng xử để thay đổi cảm xúc du khách theo
hướng tích cực hơn.
3.5. Kỹ năng tổ chức sắp xếp, làm việc nhóm
Thông thường các tour du lịch được lên kế hoạch sắp xếp cụ thể về địa điểm, thời gian… để thể
hiện sự chuyên nghiệp của những người làm du lịch và thuận tiện hơn cho người hướng dẫn. Nhưng
không phải chuyến đi nào cũng đều thuận lợi như ý muốn, sẽ có những trục trặc nhỏ về thời gian
hay thay đổi về vấn đề gì đó buộc bạn cần phải linh hoạt thay đổi lịch trình và ứng biến thật nhanh
chóng không để du khách phải đợi lâu vì người hướng dẫn của họ lúng túng không biết phải làm
gì tiếp theo. Để có thể thành công trong lĩnh vực du lịch, không chỉ "một mình - một chợ" mà là
một nhóm người, giữa họ có sự tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Bởi, đặc trưng trong hoạt động
kinh doanh lữ hành là thường xuyên dẫn đoàn, dẫn tour... đi tham quan, nghỉ dưỡng. Nếu một đoàn
lớn cần phải có nhiều hướng dẫn viên, kèm theo đó là những người hỗ trợ và trong quá trình dẫn
đoàn, dẫn tour... thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề không hề mong muốn, do vậy bạn phải tiên
liệu và tìm giải pháp cho những vấn đề có thể xảy ra.
3.6. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
Trong xu thế toàn cầu hóa, du lịch Việt Nam đã và đang phát triển, khách nước ngoài biết đến nước
ta nhiều hơn với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, do đó ngoại ngữ rất quan trọng và đặc biệt quan
trọng hơn nữa đối với nghề hướng dẫn viên du lịch. Vì vậy, để trở thành một hướng dẫn viên
chuyên nghiệp thì việc có 2 ngôn ngữ thứ hai là vô cùng quan trọng. Hướng dẫn viên không chỉ
đơn giản là người chỉ đường mà còn là người kết nối mọi người trong cùng đoàn, vì thế điều bạn
cần là hiểu ngôn ngữ của họ và truyền đạt lại một cách tốt nhất. Vậy nên, bạn hãy lựa chọn cho
mình ngoại ngữ phù hợp với sở trường của mình cũng như theo xu thế hội nhập để vững bước trong
tương lai. Bạn sẽ không chỉ là biết về nghe – nói – đọc – viết, mà là sự am hiểu nguồn gốc lịch sử
văn hóa nơi sản sinh ra ngôn ngữ đó. Vì khi giao tiếp với du khách, bạn cần phải nắm bắt được tâm
- sinh lý của họ, để thay đổi phong cách giao tiếp phù hợp. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên ngành du
lịch có khả năng nghe nói tốt bằng tiếng Anh sẽ góp phần thu hút và phục vụ tốt cho nhiều khách
du lịch nước ngoài, làm họ hài lòng để giữ họ lưu trú dài ngày hơn, góp phần quảng bá hình ảnh
văn hóa Việt, đất nước Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
3.7. Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông
Du lịch là sự quảng bá hình ảnh văn hóa, thiên nhiên, con người... đến với du khách. Trong lĩnh
vực du lịch nói chung và ngành hướng dẫn viên du lịch nói riêng thì việc sử dụng các phương tiện
trợ giúp, truyền thông là một trong những yêu cầu cần thiết giúp nâng cao hiệu quả công việc. Hiện
nay, thị trường du lịch Việt Nam đang có nhiều thay đổi với sự tăng trưởng nhanh của kinh doanh
du lịch online, du lịch thông minh, du lịch trải nghiệm…. là các mô hình được xây dựng dựa trên
nền tảng của công nghệ thông tin và truyền thông (Đào Loan, 2018). Các doanh nghiệp lữ hành
nhanh nhạy đang ứng dụng công nghệ để phát triển kinh doanh, tiếp thị, điều hành điểm đến, gia
tăng trải nghiệm cho khách và đang quảng cáo tour tuyến trên nhiều trang mạng, du khách đưa ra
quyết định đặt tour, phòng khách sạn trực tiếp qua internet… Do đó, đòi hỏi người hướng dẫn viên
du lịch cần hiểu biết về công nghệ thông tin, cần nắm vững và sử dụng thành thạo các phương tiện
truyền thông sau: mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, quay phim, chụp ảnh... để kết nối và giữ
chân du khách.
3.8. Kỹ năng ứng biến và xử lý tình huống

6
Người hướng dẫn viên thành công, không chỉ là giao tiếp tốt, mà bạn cần phải rất tinh tế và nhảy
bén trong việc xử lý các tình huống phát sinh. Dù có lên kế hoạch chu đáo và hoàn mỹ đến đâu, thì
trên những chặng hành trình thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ như ta mong đợi – nhất là đối
với những hành trình du lịch khám phá hoặc du lịch mạo hiểm. Bởi, khi bạn dẫn đoàn, dẫn tour…
đi tham quan thì có vô vàn tình huống phát sinh có thể xảy ra. Hướng dẫn viên phải là người tiên
liệu, tìm các giải pháp xử lý trước khi nó xảy ra và trấn an được tinh thần đoàn. Điều quan trọng
hơn nữa là một hướng dẫn viên du lịch chính là khả năng kết nối, hoạt náo, tạo động lực, niềm vui
cho du khách. Mỗi câu chuyện của hướng dẫn viên không chỉ giúp du khách hiểu thêm về miền đất
mà còn có thể giúp họ thư giãn, kết nối với nhau. Vì vậy, kỹ năng ứng biến hay có thể gọi là kỹ
năng “phản ứng nhanh” sẽ giúp cho người hướng dẫn viên luôn làm chủ được tình thế khi có những
rủi ro ngoài mong đợi xảy ra. Bên cạnh đó, làm nghề hướng dẫn viên bạn có thể bị mất ngủ, khó
thích nghi với việc thay đổi múi giờ nếu hành trình của bạn là những chuyến đi dài, vượt đại dương.
Đôi khi bạn còn phải đứng ra thông dịch hay làm chứng, giải quyết các vấn đề rắc rối của khách
du lịch trong mỗi chuyến đi, điều này có thể khiến bạn không phải là người gây ra rắc rối nhưng
luôn là người phải gánh chịu. Do vậy, hướng dẫn viên du lịch phải tự trang bị cho mình những kiến
thức văn hóa, ngoại ngữ tốt, hiểu biết phong tục các nơi và một bản lĩnh nghề nghiệp để ứng phó
với bất kỳ tình huống phát sinh nào trong suốt thời gian dẫn tour ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường.
3.9. Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ
Giao tiếp với du khách, hay những bạn bè của bạn là một kỹ năng sống giúp bạn kết nối và duy trì
các mối quan hệ. Một hướng dẫn viên du lịch bạn cần có khả năng xin được danh thiếp của du
khách hay viết email cho tất cả mọi người bạn biết không? Bạn sẽ nhận thấy công việc hiện tại của
mình tốt hơn rất nhiều nếu biết cách duy trì các mối quan hệ. Chính các mối quan hệ xung quanh
giúp ích cho công việc của bạn khi tìm kiếm và giữ chân du khách.
3.10. Kiến thức xã hội
Cuối cùng, một hướng dẫn viên nếu không có kiến thức xã hội, dù bạn có am hiểu ngoại ngữ đến
đâu, khả năng hoạt náo đặc biệt thế nào thì cũng trở lên vô dụng. Để trở thành một hướng dẫn viên
du lịch giỏi trước tiên, điều bạn cần là trang bị chi mình một kho tàng kiến thức về văn học, nghệ
thuật, lịch sử và địa lý để mỗi câu chuyện của bạn có thể cung cấp cho người nghe những điều bổ
ích. Qua việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm sinh viên sẽ hình thành nên những kiến thức, kỹ
năng và thái độ như: Biết cách làm việc nhóm, hòa nhập vào tập thể và có tinh thần đồng đội; Rèn
luyện sự nhạy bén, sự tự tin, vững vàng trong giao tiếp; Suy nghĩ lạc quan, tư duy tích cực và sáng
tạo trong học tập cũng như công việc; Phát huy tối đa điểm mạnh của bản thân từ đó có thể phát
triển bản thân một cách nhanh nhất và tốt nhất; Định hướng công việc của mình, biết cách soạn hồ
sơ xin việc và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, từ đó sinh viên có đủ khả năng và
tự tin khi đi xin việc làm.
Xây dựng một xã hội làm việc và hơn thế là làm việc chuyên nghiệp, cần nhận thức rằng không chỉ
sinh viên hay người lao động mà từ các giám đốc điều hành, nhà quản lý cũng rất cần rèn luyện và
nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân để tạo thành thói quen ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
4. Kết luận và khuyến nghị
Đào tạo nguồn nhân lực của ngành Du lịch để đáp ứng những yêu cầu hội nhập đặc biệt là hội nhập
khu vực AEC là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Để công tác đào tạo nguồn nhân lực
cho ngành Du lịch đáp ứng những yêu cầu đặt ra của quá trình hội nhập thì việc rèn luyện kỹ năng
mềm của mỗi sinh viên cần được thực hiện nghiêm túc là một quá trình tích lũy và có thể được ví
như một cuộc hành trình. Các bạn sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong
7
tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học, từ đó đến khi ra trường các
bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo. Nếu muốn hành trình
mình đang đi là một chuyến thám hiểm đầy thú vị, có mục đích, bạn phải biết cách quản lý tốt hành
trình đó, ngược lại, bạn sẽ làm cho nó trở thành một chuyến đi vô định. Hãy dành thời gian để tìm
hiểu và rèn luyện kỹ năng mềm cho chính mình, nhằm làm cho công việc trở nên ý nghĩa và tốt
đẹp hơn.
Về phía nhà trường
Nhà trường cần chuẩn bị cho sinh viên những hành trang, kỹ năng mềm ngoài những kiến thức
chuyên ngành và một trong những hành trang đó chính là sự hiểu biết. Sự hiểu biết ở đây là sự kết
hợp của việc bạn trau dồi những kiến thức lý thuyết cùng với sự quan sát và những trải nghiệm
thực tế, phát triển tầm nhìn, giúp sinh viên có những sự lựa chọn đúng đắn và các lợi thế trong khi
tìm việc làm.
Nhà trường nên đưa ra những hoạt động trải nghiệm xen kẽ với các chương trình học đào tạo nhằm
giúp sinh viên tiếp cận với nhiều khía cạnh của những vấn đề thực tiễn, điều này sẽ giúp sinh viên
phát triển sự hiểu biết. Đây sẽ là yếu tố quan trong giúp sinh viên có được lời mời từ các nhà tuyển
dụng tiềm năng.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại, chuẩn hóa chất
lượng giảng viên, chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo. Xây dựng phòng thực hành và đầu tư mô
hình ảo đào tạo du lịch đạt chuẩn;
Chương trình đào tạo cần bám sát và đáp ứng theo khung chương trình đào tạo CATC như đã thỏa
thuận giữa các Bộ trưởng Du lịch ASEAN.
Thu hút doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình, giáo trình
đào tạo du lịch; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh và sinh viên. Đẩy mạnh đào tạo tại chỗ
theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo liên thông từ thấp đến cao, từ lao động giản đơn đến giám
sát, quản lý các cấp.
Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy để giảng viên, giáo viên và đào
tạo viên du lịch đủ khả năng giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên
gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nước ngoài.
Tăng cường liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Về phía sinh viên
Bản thân sinh viên phải nỗ lực không ngừng tích lũy kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và trải nghiệm
thực tế, tích cực tham gia các câu lạc bộ hướng dẫn, các hoạt động ngoại khóa để hoàn thiện mình,
đồng thời cũng cần luôn luôn tìm tòi trong thực tế và cuộc sống để có thêm những hiểu biết.
Tóm lại, hầu hết các nhà tuyển dụng và các chuyên gia giàu kinh nghiệm đểu khẳng định: cách duy
nhất để trao dồi kỹ năng mềm là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ
tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương Anh và Minh Quang (2018). Tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho lao động ngành
du lịch. Báo Dân Sinh. http://baodansinh.vn/can-tang-cuong-dao-tao-ky-nang-mem-cho-
lao-dong-nganh-du-lich-d68914.html
2. Cát Nguyệt (2018). Báo động “đỏ” nguồn nhân lực ngành du lịch.
https://doanhnhanonline.com.vn/bao-dong-nguon-nhan-luc-nganh-du-lich/
3. Dương Thị Liễu (2013). Giáo trình Kỹ năng thuyết trình. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
quốc dân. Hà Nội.
4. Đào Loan (2018). Du lịch thông minh đã gõ cửa.
https://www.thesaigontimes.vn/274355/du-lich-thong-minh-da-go-cua.html.
5. Hoàng Thi Thu Hiền và cộng sự (2014). Giáo trình kỹ năng mềm – tiệm cận theo hướng sư
phạm tương tác. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP HCM.
6. Nguyễn Thị Thu Hương (2017). “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt
Nam hiện nay”. Tạp chí Công Thương. http://tapchicongthuong.vn/thuc-trang-va-giai-
phap-phat-trien-nganh-du-lich-viet-nam-hien-nay-20170530111426127p0c488.htm.
7. Lê Văn Thông (2018). Đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập
cộng đồng kinh tế ASEAN. Trung tâm lý luận Chính trị - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí
Minh.

ABSTRACT
Which kinds of soft skills tourism students need before graduation?
Tran Thi Ngoc Lan, Ph.D
Ho Chi Minh City University of Food Industry
Email: ngoclantbk17@gmail.com

Along with qualification, soft skill of employees is one of the top elements that were emphasized
by employers. However, student’s awareness and self-learning on soft skills are still limited. Thus,
the proportion of students who meet requirements of the employers is not high. This paper aims
to help students, especially tourism students understand the importance of soft skills and self-
learning on soft skills. The paper also provided several recommendations to enhance effectiveness
of soft skill training for students at Ho Chi Minh University of Food Industry.

Key words: Students, travel, soft skills

View publication stats

You might also like