Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu

Kỹ năng thủ thuật


KỸ NĂNG VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:


Sau khi học xong bài này SV phải:
- Trình bày nguyên tắc chung của vận chuyển nạn nhân
- Thực hiện được các phương pháp vận chuyển nạn nhân
B. PHÂN BỐ THỜI GIAN:
- Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’
- Giới thiệu nội dung bài giảng: 15’
- Thực hành kỹ năng: 60’
- Tổng kết cuối buổi: 10’
C. NỘI DUNG:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG KHI TIẾN HÀNH VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN:
- Chỉ vận chuyển nạn nhân khi thực sự cần thiết. Chú ý bảo đảm an toàn cho người vận
chuyển.
- Cần giải thích cho nạn nhân để nhận được sự phối hợp tốt nhất.
- Chỉ di chuyển nạn nhân một mình nếu không tìm được người giúp. Hướng dẫn những
người phụ giúp để phối hợp có hiệu quả.
- Khi có nhiều người thực hiện, chỉ cần 1 người chỉ huy bằng lời nói.
- Cần làm đúng kỹ thuật để tránh tổn thương cột sống của chính người cứu.
II. THỰC HÀNH:
1. Trường hợp chỉ có một người:
1.1 Phương pháp nạng người:
- Áp dụng trong trường hợp: nạn nhân tỉnh táo, hợp
tác tốt, chỉ bị tổn thương phần mềm một chân hoặc
dãn dây chằng, bong gân gót chân … nạn nhân có
thể bước đi được nhưng khó khăn.
- Các bước thực hiện:
 Dìu nạn nhân đứng
 CCV đứng bên chấn thương của nạn nhân
 CCV dùng 1 tay nắm tay nạn nhân choàng

1
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB
SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật
qua cổổ CCV, tay ccòn lại của CCV quàng qua eo của
ủa nạn nhân và
v giử nạn nhân
thẳng người
ời trong lúc di chuyển
 Di chuyển cùng
ùng nh
nhịp với bước chân nạn nhân
1.2 Phương pháp kéo:
- Áp dụng trong trường hợp: thật
ờng hợp ật sự khẩn cấp, chỉ cần di chuyển nạn nhân một đoạn
đường
ờng ngắn, chủ yếu trong tr
trường hợp vận
chuyển
ển nhanh chóng nạn nhân ra khỏi khu
vực nguy hiểm.
- Các bước thực hiện:
 Người
ời cứu ngồi phía sau llưng nạn
nhân.
 Đặt
ặt hai tay nạn nhân ra tr
trước ngực.
 Luồn
ồn hai tay của ng
người cứu qua hai
bên nách nạn
ạn nhân nắm lấy cổ tay nạn
nhân và kéo đi.
 Chú ý người
ời cứu phải giữ llưng cho thẳng, tránh bị tổn thương
ương cột
c sống.
1.3 Phương pháp ccõng, bế:
- Áp dụng trong trường hợp: nạn
ờng hợp ạn nhân nhẹ cân, tỉnh táo, hợp tác tốt, không bị tổn
thương cột
ột sống, không bị choáng, không bị ggãy xương
ương chi, không bị
b gãy xương chậu.
- Thực hành :

2. Trường
ờng hợp có hai ng
người:
2.1 Phương pháp khiêng ng
ngồi hai tay bắt chéo:

2
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB
SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật
- Áp dụng trong trường hợp: nạn nhân còn tỉnh
ờng hợp ỉnh táo, hợp tác tốt, ngồi được,
đ không bị tổn
thương cột
ột sống, không bị choáng, không bị ggãy xương
ương chi, không bị
b gãy xương chậu
...
- Thực hành kỹ năng:
 Hai người
ời cứu ngồi xổm hai bbên nạn
ạn nhân, bắt chéo tay sau lưng và nắm lấy
lưng quần
ần nạn nhân.
 Luồn
ồn tay kia phía ddưới đầu gối nạn nhân, người này nắm
ắm lấy cổ tay người
ng kia.
 Ôm chặt người
ời nạn nhân, ccùng nâng lên và di chuyển
ển chậm sao cho lưng
l người
cứu vẫn thẳng.

2.2 Phương pháp khiêng:


- Áp dụng trong trường hợp: nạn nhân bị tổn thương cột
ờng hợp ột sống, không bị choáng, không
bị gãy xương
ương chi, không bbị gãy xương chậu, không
bị tổn thương
ương vùng vai ...
- Các bước thực hiện:
 Một người
ời ngồi phía sau llưng nạn nhân,
luồn hai tay dưới
ới nách nạn nhân vvà nắm
chặt lấy cổ tay nạn
ạn nhân.
 Người
ời kia luồn hai tay ddưới gối nạn nhân
rồi cùng
ùng nâng lên.
2.3 Khiêng nạn
ạn nhân bằng ghế:
- Áp dụng trong trường
ờng hợp
hợp:

3
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật
+ Nạn nhân tỉnh, không bị tổn thương cột sống, không bị choáng, không bị gãy
xương chi, không bị gãy xương chậu …
+ Nạn nhân hôn mê, không thể áp dụng các biện pháp vận chuyển khác như cõng,
bế ẵm, khiêng tay; đặc biệt không thể vận chuyển bằng cáng: ví dụ cầu thang và
thang máy có kích thước hẹp.
- Các bước thực hiện:
 Kiểm tra độ vững chắc của ghế trước khi sử
dụng
 Đặt nạn nhân ngồi lên ghế, hai tay bắt chéo phía
trước, hai chân để thõng.
 Dùng cuộn băng lớn buộc ngang ngực nạn nhân
vào thành ghế.
 Ngả ghế ra phía sau và khiêng nạn nhân. Cần ít
nhất là 2 người khiêng.
3. Chuyển nạn nhân bằng cáng:
- Các loại cáng:
 Cáng vải bạt.
 Cáng xe đẩy có đệm mút.
 Cáng cứng bằng kim loại hoặc bằng nhựa cứng.

- Áp dụng trong trường hợp:


+ Nạn nhân hôn mê,
+ Chấn thương sọ não,
+ Chấn thương cột sống, đặc biệt là cột sống cổ sau khi đã được nẹp cố định,
+ Gãy xương đùi, gãy xương cẳng chân sau khi đã nẹp cố định xương gãy;
4
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật
+ Đa chấn thương, choáng;
+ Vận chuyển nạn nhân với quãng đường dài…
- Cách khiêng nạn nhân lên cáng:
 Ba hoặc bốn người ngồi một phía hoặc hai phía nạn nhân.
 Luồn tay dưới các vị trí: dưới cổ, dưới lưng, dưới thắt lưng, ngang mông,
dưới cẳng chân nạn nhân.
 Đồng thời cùng nâng nạn nhân lên đưa sang cáng, sao cho nạn nhân ở tư thế nằm
thẳng, không gấp cột sống.

- Cách khiêng cáng:


 Có thể khiêng với 2 người hoặc 4 người
 Khi khiêng cáng nhóm hai người (phía đầu và cuối) phải bước trái chân nhau để
dễ đi và cáng không bị đu đưa.

5
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật

D. THỰC HÀNH: 60 phút


- Lần 1: 50 phút
SV chia thành từng nhóm 3 sinh viên thực hiện kỹ năng khám bụng. Một SV làm bệnh
nhân, một SV thực hiện, một SV quan sát và góp ý.
- Lần 2: (10 phút). Chọn 1 SV
+ SV thực hiện các bước kỹ năng khám bụng trên 1 sinh viên khác.
+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến.
- CBG nhận xét và tổng kết.
E. ĐÁNH GIÁ:
Thi cuối module theo OSPE

6
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật
BẢNG KIỂM VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN
(PHẦN CHUẨN BỊ)
STT Nội dung Tiêu chí phải đạt Ý nghĩa
1 Chuẩn bị dụng cụ
- Thuốc, dụng cụ cấp cứu
- Nước uống, ca, cốc
- Vải sơn, vải ni-lon che mưa Giúp cho việc vận
- Chăn đắp, gối kê đầu chuyển bệnh nhân
- Bô, chậu, ống nhổ Đúng, đủ diễn ra an toàn, thuận
- Cáng khiêng (võng đòn tiện
khiêng, cáng có dây đeo khi
chuyển xa)
- Xe lăn 4 bánh
- Xe đẩy 3 bánh
- Xe ô tô
2 Chuẩn bị bệnh nhân
- Kiểm tra bệnh nhân trước Đúng qui trình Đảm bảo đúng qui chế
khi vận chuyển và an toàn trong quá
trình vận chuyển
- Giải thích cho bệnh nhân Bệnh nhân vui vẻ hợp tác Giúp cho việc vận
chuyển dễ dàng
- Mang theo hồ sơ bệnh án Đầy đủ Giúp cho nơi tiếp
của bệnh nhân nhận có cơ sở theo dõi
và điều trị tiếp
- Chuẩn bị quần áo cho bệnh Đầy đủ, thích hợp Giữ ấm cho bệnh
nhân nhân, đảm bảo an toàn
trong khi vận chuyển

7
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật
BẢNG KIỂM VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN TỪ
GIƯỜNG SANG CÁNG, XE LĂN
(HOẶC NGƯỢC LẠI)
STT Nội dung Tiêu chí phải đạt
A Trường hợp bệnh nhân tỉnh táo
1 Phương pháp 1 người bế bệnh nhân
Vị trí cáng hoặc xe lăn Cáng hoặc xe lăn cách giường 1m,
ngược đầu với bệnh nhân
Tư thế kỹ thuật viên (KTV) và bệnh nhân KTV đứng cạnh giường, chân hơi
dạng cúi sát bệnh nhân, một tay luồn
dưới kheo, một tay đặt dưới cổ bệnh
nhân. Bệnh nhân ôm lấy cổ KTV
KTV nhấc bổng bệnh nhân lên quay
Nhấc và đặt bệnh nhân lên cáng 1800 đặt nhẹ nhàng lên cáng hoặc xe
2 Phương pháp 2 người bế bệnh nhân
Vị trí cáng hoặc xe lăn Cáng hoặc xe lăn cách giường 1m,
ngược đầu với bệnh nhân
Tư thế kỹ thuật viên (KTV) và bệnh nhân KTV 1: một tay dưới thắt lưng, một
tay dưới gáy bệnh nhân. KTV 2: một
tay dưới kheo, một tay dưới mông
bệnh nhân.
Nhấc và đặt bệnh nhân lên cáng Theo nhịp 1-2-3 nhấc bổng bệnh
nhân lên quay 1800, đặt nhẹ nhàng
lên cáng hoặc xe lăn

3 Phương pháp để bệnh nhân tự trườn


Vị trí cáng và tư thế KTV Hai KTV khiêng hai đầu cáng đứng
sát thành giường bệnh nhân

Hướng dẫn bệnh nhân tự trườn Bệnh nhân chống hai khuỷu tay, hai
bàn chân xuống giường. Lấy lực để
đẩy mông và vai sang cáng.
B Trường hợp bệnh nhân hôn mê hoặc rất yếu
(PP 3 người)

8
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật
Vị trí cáng hoặc xe lăn Cáng hoặc xe lăn cách giường 1m,
ngược đầu với bệnh nhân
Tư thế kỹ thuật viên (KTV) và bệnh nhân - KTV 1: đỡ đầu và lưng bệnh
nhân.
- KTV 2: đỡ thắt lưng và mông
- KTV 3: đỡ đùi và cẳng chân
bệnh nhân
Theo nhịp 1-2-3 nhấc bổng bệnh
Nhấc và đặt bệnh nhân lên cáng nhân lên quay 1800 đặt nhẹ bệnh
nhân lên cáng

9
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật

BẢNG KIỂM VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN (LÊN, XUỐNG XE Ô TÔ)

STT Nội dung Tiêu chí phải đạt


A Đưa cáng bệnh nhân lên xe ô tô
1 Phương pháp 3 người
Vị trí KTV - KTV 1 và 2: khiêng phía đầu cáng
- KTV 3: khiêng phía chân cáng
Kỹ thuật đưa cáng lên xe ô tô (khi - KTV 1 trao tay cáng cho KTV 2 để bước
cáng được đưa đến sát thành sau của ô lên sàn ô tô và đỡ tay cáng của KTV 2
tô) - Sau khi trao tay cáng cho KTV 1, KTV 2
đỡ cáng cho KTV 3 và cùng với KTV3
đưa cáng sát vào thành ô tô
- Khi đến thành ô tô, KTV 2 trao lại cáng
cho KTV 3 để bước lên ô tô, đỡ tay cáng
cho KTV 3
- Sau khi KTV 3 trao tay cáng cho KTV 2
thì bước lên sàn ô tô đỡ tay cáng cùng
với KTV 1 và 2 chuyển cáng vào sâu
trong ô tô và cố định cáng.
2 Phương pháp 4 người
Vị trí KTV - KTV 1 và 2: khiêng phía đầu cáng
- KTV 3 và 4: khiêng phía chân cáng
Kỹ thuật đưa cáng lên xe ô tô (khi - KTV 1 trao tay cáng cho KTV 2 để bước
cáng được đưa đến sát thành sau của ô lên sàn ô tô và đỡ tay cáng của KTV 2,
tô) sau đó KTV 2 lại bước lên sàn xe để
cùng KTV 1 đưa đầu cáng vào trong xe
- Khi chân cáng vào đến gần thành xe
KTV 3 trao tay cáng cho KTV 4 để bước
lên sàn xe và đỡ tay cáng cho KTV 4, sau
đó KTV 4 tiếp tục bước lên sàn xe để
cùng ba người kia chuyển cáng sâu vào
trong xe và cố định cáng
B Đưa cáng bệnh nhân xuống xe ô tô

10
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật
1 Phương pháp 3 người
Vị trí KTV - KTV 2 và 3 khiêng phía chân cáng
- KTV 1 khiêng phía đầu cáng
Kỹ thuật đưa cáng xuống xe ô tô (khi - KTV 1 bước xuống đất đỡ tay cáng cho
cáng chuyển xuống cuối xe) KTV 3 chuyển xuống. Cáng phía chân
bệnh nhân phải được nâng lên ngang với
thành xe
- Sau đó KTV 3 cũng bước xuống đất để
đỡ cáng. Khi đầu cáng ra gần đến cuối xe
thì đỡ cáng cho KTV 1 xuống xe
Vị trí KTV khi cáng đã xuống xe KTV 3 và 1 khiêng đầu cáng, KTV 2 khiêng
chân cáng và cáng bênh nhân đi
2 Phương pháp 4 người
Vị trí KTV - KTV 1 và 2: khiêng phía đầu cáng
- KTV 3 và 4: khiêng phía chân cáng
Kỹ thuật đưa cáng xuống xe ô tô (khi - KTV 1 bước xuống đất để đỡ tay cáng
cáng chuyển xuống cuối xe) cho KTV 2.Tiếp tục KTV 2 bước xuống
để đỡ chân cáng ra ngoài.
- Khi đầu cáng ra đến cuối xe, KTV 3
bước xuống để đỡ tay cáng cho KTV 4,
sau đó KTV 4 cũng bước xuống tiếp để
đỡ và chuyển đầu cáng ra ngoài

11
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật
BẢNG KIỂM VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN (TÙY ỨNG)

STT Nội dung Tiêu chí phải đạt


1 Phương pháp dìu bệnh nhân
1.1 Phương pháp 1 người - Nâng bệnh nhân đứng dậy ngang với mình
- Vắt tay trái bệnh nhân lên vai KTV, tay phải
luồn ra phía sau ôm lấy thắt lưng bệnh nhân,
tay trái giữ lấy tay trái của bệnh nhân
- Theo nhịp 1-2-3 bảo bệnh nhân bước
cùng,chú ý bước cùng chân
1.2 Phương pháp 2 người - Hai KTV đứng hai bên bệnh nhân
- Bảo bệnh nhân vắt hai ta lên vai đối diện của
hai KTV
- Một tay KTV luồn qua lưng để ôm vào eo
bên kia của bệnh nhân còn tay kia giữ lấy tay
bệnh nhân
- Theo nhịp 1-2-3 ba người cùng bước (bước
cùng chân)
2 Vác bệnh nhân
2.1 Vác bụng vai - Dìu bệnh nhân đứng dậy, bụng bệnh nhân
dựa vào phía trước KTV
- KTV hai chân dạng trước sau, khom lưng để
vai mình vào bụng bệnh nhân, tay ôm lấy
chân bệnh nhân
- Lấy đà nhấc bổng bệnh nhân để đưa bệnh
nhân đi
2.2 Vác bụng- lưng - Dìu bệnh nhân đứng lên dựa ưng vào bụng
người thầy thuốc
- KTV cúi xuống để vai mình vào lưng bệnh
nhân. Hai tay ôm đùi bệnh nhân
- Lấy đà nâng bổng bệnh nhân và bước đi
3 Kiệu bệnh nhân - Hai KTV đứng hai bên bệnh nhân
- Tay phải KTV 1 nắm tay trái KTV 2 đưa ra
đằng sau lưng bệnh nhân

12
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-ModuleSơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật
- Tay phải KTV 2 luồn xuống kheo bệnh nhân
và nắm lấy tay trái KTV 1
- Hai tay của bệnh nhân khoác lên vai của hai
KTV và như ngồi hẳn lên tay của hai KTV
- Lấy đà 1-2-3 nhấc bổng bệnh nhân lên và
bước đi (bước cùng chân)
4 Cõng bệnh nhân
4.1 Cõng bụng lưng - KTV đỡ bệnh nhân đứng dậy tựa vào mình
- Xoay lưng mình áp vào bụng bệnh nhân
- Hơi khuỵu chân, cúi người để cho mình vào
bụng dưới bệnh nhân
- Bảo bệnh nhân ôm hai tay vào cổ mình
- Vòng hai tay mình ra sau bệnh nhân, ôm lấy
đùi bệnh nhân
- Lấy đà hoặc dùng tay chống gậy hoặc víu vào
cái gì đó xung quanh để lấy đà nhấc bệnh
nhân lên cao, lấy thăng bằng và bước đi
4.2 Cõng lưng- lưng - KTV đỡ bệnh nhân đứng dậy rồi xoay lưng
mình vào lưng bệnh nhân
- Một tay giữ tay của bệnh nhân, một tay vòng
ra sau ôm lấy đùi của bệnh nhân
- Hơi khuỵu chân và ôm người để cho mông
của mình đặt vào thắt lưng của bệnh nhân
- Lấy đà đứng dậy, xốc lại bệnh nhân cho
thăng bằng rồi bước đi

13

You might also like