Actuator

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ACTUATORS

Actuators là một thiết bị truyền động, đây là một loại động cơ được dùng để điều khiển
một cơ cấu hoặc một hệ thống. Nói cách khác Actuators là thiết bị sử dụng cách nguồn
năng lượng như điện, khí nén, nhiệt… để biến thành động năng.
Actuators có nhiều loại khác nhau như:
- Actuator điện: sử dụng điện năng để tạo ra chuyển động như các loại motor điện,
solenoid.
- Actuators thủy lực: sử dụng dầu thủy lực để tạo ra áp lực và chuyển động (thường
là các chuyển động tịnh tiến), được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng cần lực
lớn và kiểm soát chính xác.
- Actuators khí nén: sử dụng khí nén để tạo ra áp lực và chuyển động thường sử
dụng trong các hệ thống công nghiệp và ô tô.
- Actuators điện tử: gồm các thiết bị như solenoid, servo motor và các loại motor
khác dùng trong các ứng dụng cần kiểm soát vị trí và tốc độ chính xác.

MỘT SỐ THIẾT BỊ TRUYỀN ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG NHÀ MÁY


1. Động cơ (Motor):
Động cơ là thiết bị sử dụng phổ biến nhất trong các nhà máy cũng như gia đình.
Động cơ bao gồm động cơ AC (3 pha, 1 pha) và động cơ DC với mục đích sử
dụng khác nhau.
Động cơ AC được cấu tạo gồm 2 phần chính là stator và
rotor.
- Stator gồm các cuộn dây quấn đối xứng nhau, khi có
dòng điện chạy qua sinh ra một từ trường biến thiên từ
đó sinh ra lực từ bên trong lòng stator tác động lên rotor
làm quay rotor theo chiều nhất định.
- Rotor được cấu tạo từ cuộn dây hoặc nam châm vĩnh
cữu.
Tương tự, động cơ DC cũng gồm 2 phần chính tuy nhiên
stator thường được cấu tạo từ nam châm vĩnh cữu và rotor
là cuộn dây, nguồn điện được đưa vào cổ góp trên trục
rotor để tạo từ trường biến thiên tác dộng vào stator làm
quay rotor.
Động cơ 3 pha Động cơ DC
Ứng dụng: máy bơm; truyền động băng chuyền; các thiết bị gia dụng như: máy quạt,
máy giặt, máy xay,…; máy khoan, máy cắt… các dụng cụ cần thiết khác.

2. Máy bơm nước (Pump):


Đây là một thiết bị sử dụng động cơ để tạo lực đẩy dòng chất lỏng theo chiều nhất
định. Với máy bơm nước cũng có 2 loại là AC Pump và DC Pump.
AC Pump DC Pump

Công suất lớn, lưu lượng chất lỏng lớn. Công suất thấp, bơm lượng chất lỏng
nhỏ.
Ưu điểm
- Tốc độ cao - Tiết kiệm điện năng
- Tuổi thọ cao - Có khả năng di động cao
- Dễ dàng kiểm soát tốc độ
Nhược điểm
- Kích thước lớn - Tuổi thọ thấp
- Cần phải có bộ điều khiển để - Tốc độ/ lực quay thấp
kiểm soát tốc độ

Trong các nhà máy hiện nay đều sử dụng rộng rãi cả 2 loại máy bơm trên tùy vào
mục đích; AC Pump dùng trong hệ thống chiết rót, chữa cháy, cung cấp nước…;
DC Pump dùng trong hệ thống rửa tay, lọc nước, chiết rót với thể tích nhỏ và cần
độc chính xác cao.
Bơm nước chữa cháy
Bơm tăng áp

3. Động cơ servo (Servo motor):


Động cơ servo là dạng động cơ nhận tín
hiệu từ bộ điều khiển và cung cấp lực
chuyển động cũng như là tốc độ quay
phù hợp; bên cạnh đó, động cơ servo
còn có dòng tín hiệu thực hồi về để so
sánh với tín hiệu lệnh từ đó điều chỉnh
tốc độ thực tế nên loại động cơ này có
độc hính xác rất cao. Chẳn hạn động cơ
servo được dùng phổ biến trong các máy
in 3D, máy hàn cắt CNC, máy vẽ tự động,
điều khiển các khớp cánh tay robot…đặc
biệt là trong các ứng dụng cần độ chính
xác cao.
Động cơ servo có thể hoạt động trên
nguồn AC và DC, tuy nhiên về nguyên lý
hoạt động của chúng là gần như giống
nhau.
Cấu tạo: động cơ servo cũng được cấu tạo từ stator, rotor như động cơ thường tuy nhiên
có thêm bộ encoder.
- Stator: được quấn thành cuộn dây, cấp nguồn qua cuộn dây để tạo từ trường làm
quay rotor.
- Rotor: thường được cấu tạo từ nam châm vĩnh cửu có từ trường mạnh.
- Encoder: được gắn vào đuôi động cơ nhằm phản hồi tốc độ và vị trí của động cơ
về bộ điều khiển.
➔ Bộ điều khiển (Servo drive) có nhiệm vụ nhận tín hiệu lệnh điều khiển (xung/analog)
từ PLC và truyền lệnh đến động cơ servo để điều khiển động cơ servo hoạt động theo
lệnh, đồng thời nhận tín hiệu phản hồi liên tục về vị trí và tốc độ hiện tại của động cơ
servo từ encoder.
Nguyên lý hoạt động:
- Động cơ servo nhận tín hiệu dưới dạng xung điện (PWM) từ bộ điều khiển để
hoạt động và được kiểm soát bằng bộ mã hóa (encoder).
- Trong quá trình hoạt động, bộ mã hóa sẽ liên tực hồi tiếp tín hiệu về vận tốc và vị
trí về bộ điều khiển nhằm so sánh tín hiệu thực này với tín hiệu lệnh từ đó nhận ra
các sai sót để điều chỉnh lại động cơ thông qua bộ điều khiển.
Ưu điểm động cơ servo:
- Khả năng điều khiển tốc độ, vị trí, momen cực kỳ chính xác.
- Tốc độ đáp ứng và phản hồi nhanh, quán tính thấp.
- Hiệu suất làm việc cao, ít sinh nhiệt.
- Hoạt động êm ái, nhẹ, tiết kiệm điện năng.
4. Động cơ bước (Step motor):

You might also like