1.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:


Có 2 nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
1.3.1 Một là, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.1
Theo nhóm tác giả thì đây là một trong hai nguyên tắc cơ bản trong giao kết
hợp đồng lao động theo bộ luật lao động 2019. Nó thể hiện được sự tôn trọng của
các bên giao kết với nhau. Là chuẩn mực trong hợp tác lao động của lao động Việt
Nam
a) Tự nguyện là gì?
Đã có quan điểm cho rằng: “Tự nguyện là một tính từ mô tả điều gì đó bạn làm
vì bạn muốn, mà không bị ảnh hưởng hoặc bị ép buộc. Thông thường, một hành
động tự nguyện là việc bạn chọn làm một cách có ý thức.Tự nguyện xuất phát từ
từ tiếng Latinh Voluntarius, có nghĩa là “ý chí tự do của một người.” ”2
Nhóm tác giả đồng ý với quan điểm trên vì hành động tự nguyện là hành động
mà chúng ta chọn làm từ ý chí tự do của bản thân, mà không bị ảnh hưởng hoặc
bị ép buộc từ bên ngoài. Khi hành động tự nguyện, chúng ta có khả năng tự
quyết định và đảm bảo rằng những hành động của mình phản ánh ý chí và giá
trị cá nhân. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có khái niệm chính xác về sự tự
nguyện nên quan điểm trên cũng đã một phần mô tả một cách gần giống nghĩa của
từ “tự nguyện” theo nghĩa đen trong Tiếng Việt.
b) Khái niệm về quan hệ lao động:
"Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng
lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại
diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm
quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể."3
Quan hệ lao động theo nhóm tác giả hiểu một cách đơn giản là quan hệ giữa
người lao động và người sử dụng lao động. Nó có thể là quan hệ giữa cá nhân với
cá nhân, giữa tổ chức với cá nhân, giữa tổ chức với tổ chức
c) Chủ thể giao kết hợp đồng lao động:
Thế nào là người lao động? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao
động năm 2019 thì người lao động là người người làm việc cho người sử dụng lao
động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của
người sử dụng lao động.
Thế nào là người sử dụng lao động? Tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động
năm 2019 quy định người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,
hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc
cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

1
Điều 15 Bộ luật Lao động 2019
2
“tu-nguyen-la-gi-bieu-hien-y-nghia-va-vi-du-ve-tu-nguyen”, https://luatduonggia.vn/tu-nguyen-la-gi-bieu-hien-y-
nghia-va-vi-du-ve-tu-nguyen/, 24/07/2023
3
Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019
Nói về sự bình đẳng trong lao động, có quan điểm được đưa ra thế này: “Quan
hệ lao động là quan hệ vừa bình đẳng, vừa không bình đẳng. Quan hệ lao động
bình đẳng vì các bên tham gia mối quan hệ này hoàn toàn tự nguyện dựa trên cân
nhắc về lợi ích. Quan hệ lao động không bình đẳng vì thực tế của các bên trên thị
trường lao động (quan hệ cung cầu) mà mỗi bên có thể có lợi thế hơn trong đàm
phán thương lượng. Ở các nước đang phát triển, cung lao động lớn hơn cầu lao
động, người lao động có trình độ thấp, luật pháp có nhiều lỗ hổng thì người lao
động thường yếu thế hơn người sử dụng lao động.”4
Nhóm tác giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, về cơ bản thì pháp luật Việt
Nam vẫn dựa trên sự bình đẳng giữa các bên giao kết hợp đồng lao động. Quan hệ
lao động bình đẳng là quan điểm cực kì quan trọng trong lĩnh vực lao động, theo
khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019 thì “nghiêm cấm các
hành vi phân biệt đối xử trong lao động và ngược đãi người lao động, cưỡng bức
lao động” cũng phần nào thể hiện ý muốn của các nhà làm luật là muốn bảo vệ
quyền bình đẳng trong lao động. Nhưng thực tế trong lao động thì vẫn còn có sự
chênh lệch về trình độ từ đó sẽ có sự phân cấp, và theo quan hệ chủ tớ thì cũng sẽ
khó thể hiện được sự bình đẳng ở đây từ đó dẫn đến một quan điểm là quan hệ lao
động cũng có thể không bình đẳng. Theo nhóm tác giả thì hai quan điểm bình
đẳng và không bình đẳng trong quan hệ lao động vẫn tồn tại song song, nó là
thách thức lớn đối với các nhà làm luật đến thời điểm hiện tại.
Có một quan điểm cho rằng: “Thiện chí, hợp tác và trung thực chính là điều
quyết định việc người sử dụng lao động và người lao động xích lại với nhau, cùng
nhau đồng thuận để thiết lập và duy trì quan hệ lao động bằng cách giao kết và
thực hiện hợp đồng lao động. Thiện chí biểu hiện cách đối xử tốt đẹp, chân thành
với nhau; hợp tác là thể hiện sự phối hợp cùng nhau trong thỏa thuận, bàn bạc giải
quyết vấn đề; và trung thực thể hiện sự tin tưởng và thái độ tích cực. Khi không có
thiện chí và không muốn hợp tác thì sẽ không có việc giao kết hợp đồng lao động.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu các bên không còn thiện chí và
không muốn tiếp tục hợp tác cũng là lúc quan hệ lao động sẽ đi vào chỗ bế tắc và
đổ vỡ.”5
Nhóm tác giả đồng ý với ý kiến trên. Vì muốn đánh giá sự thiện chí, hợp tác và
trung thực thì phải xem được sự biểu hiện của các bên giao kết hợp đồng. Từ
những biểu hiện trên thì các bên nhận xét đối phương có thực sự muốn hợp tác với
họ hay không? Ở đây người lao động và người sử dụng lao động phải thiện chí,
thiện chí và trung thực trong việc giao kết hợp đồng lao động để hai bên cùng phát
triển, hợp tác ăn ý, từ đó mang lại hiệu quả cao trong lao động. Tuy nhiên, nếu
một trong hai bên không còn được sự thiện chí, hợp tác, trung thực thì có thể sự
giao kết đó có thể bị huỷ, hoặc tồn tại nhưng không mang lại hiệu quả cao trong
công việc lao động.

4
“quan-he-lao-dong-la-gi”, https://leanhhr.com/quan-he-lao-dong-la-gi.html#mcetoc_1ght4vqqp7, 24/07/2023
5
“cac-nguyen-tac-trong-giao-ket-hop-dong-lao-dong”, http://luatthuyduong.com/cac-nguyen-tac-trong-giao-ket-
hop-dong-lao-dong/ ,25/07/2023
d) Tại sao trong quan hệ lao động lại phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện,
bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực?
Theo nhóm tác giả cho rằng: Thứ nhât, đây là nguyên tắc được quy định trong
văn bản luật về cơ bản nó được xem là chuẩn mực xã hội nên phải được tuân thủ.
Thứ hai, nguyên tắc trên đã cho thấy được sự chắc chẽ, tính logic, và hợp lí trong
vấn đề giao kết hợp đồng, đồng thời cũng thể hiện được một số quyền lợi cơ bản
của hai bên giao kết. Theo đó “Người giao kết hợp đồng lao động không đúng
thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động sau: Tự nguyện,
bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực thì hợp động lao động sẽ bị vô hiệu hoá
hoàn toàn”6 quy định này có thể được xem là lí do thuyết phục nhất để trả lời cho
câu hỏi “ Tại sao? ”, theo nhóm tác giả.
1.3.2 Hai là, tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp
luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.7
Đây là nguyên tắc thứ hai trong hai nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.
Theo nhóm tác giả thì nguyên tắc thứ hai nêu rõ những yêu cầu mà Pháp luật Việt
Nam muốn hướng tới, đồng thời tạo điều kiện cho các bên giao kết hợp đồng dễ
dàng có được chuẩn mực về pháp luật, lao động, đạo đức dành cho đối phương.
Từ đó, họ sẽ xem xét lại về những yêu cầu của đối phương có thật sự phù hợp? Và
đưa ra quyết định có hợp tác hay không?
a) Tự do là gì?
Có quan điểm cho rằng: “Tự do là một từ ngữ Hán việt. “Tự” có nghĩa là chính
mình (tự ý, tự quyết); “do” có nghĩa là nguồn gốc, căn nguyên bởi đâu mà ra (lý
do, nguyên do). Như vậy, “tự do” có nghĩa là cái gì xuất phát từ mình: cái gì do tôi
làm ra, căn do bởi mình (chứ không bởi ai khác), nó mang tính cách tích cực.”8
Nhóm tác giả đồng ý với quan điểm trên. Vì quan điểm này đã khái quát được
nghĩa đen của từ “tự do” trong tiếng Việt. Đồng thời thể hiện được sự tự do của cá
nhân, tự cá nhân làm căn do bởi chính cá nhân đó mà không bị ràng buộc hay
cưỡng chế từ bất kì ai khác trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tự do cũng
được coi là quyền lợi của con người thông qua các quyền tự do theo quy định của
pháp luật như: Tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do ngôn luận, …
b) Tự do giao kết được hiểu như thế nào?
Có ý kiến cho rằng: “Tại Việt Nam, tự do giao kết hợp đồng là một trong những
nguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng và quyền tự do giao kết hợp đồng là
quyền mà chủ thể tham gia ký kết hợp đồng được tự do lựa chọn đối tác giao kết
hợp đồng; tự do lựa chọn đối tượng hợp đồng; tự do thỏa thuận các nội dung hợp
đồng hay tự do quyết định mình sẽ bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ như thế nào.”9

6
Điều 49 Bộ luật Lao động 2019
7
Điều 15 Bộ luật Lao động 2019
8
“Tu-Do-La-Gi”, https://dcvphanxicoxavie.com/vn/Triet-Hoc/Tu-Do-La-Gi.html, 27/07/2023
9
“quyen-tu-do-giao-ket-hop-dong-tai-viet-nam”, https://i-law.vn/tuvanphapluat/detailusefulinformation?
name=quyen-tu-do-giao-ket-hop-dong-tai-viet-nam&article_id=68140, 26/07/2023
Nhóm tác giả không đồng ý với quan điểm trên. Vì quan điểm này thể hiện
thiếu một khía cạnh rất quan trọng của tự do giao kết hợp đồng trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Tại việc tự do thoả thuận nội dung hợp đồng cần phải nêu rõ
là không được trái quy định của Pháp luật. Theo một bài viết về pháp lí chuyên
sâu “Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Nội dung của nguyên tắc thể hiện hai vế có tầm quan trọng hàng đầu trong giao
kết hợp đồng: tự do nhưng không được trái với các đòi hỏi mà pháp luật quy định:
không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”10. Đây là một quy định rất quan
trọng trong việc tự do giao kết hợp đồng. Tuy nhiên về cơ bản thì quan điểm trên
cũng chỉ rõ các biểu hiện của tự do giao kết hợp đồng ở Việt Nam.
c) Một vài hạn chế về sự tự do giao kết hợp đồng:
Có ý kiến cho rằng: “nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng lại được ghi nhận theo
hướng: “Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa
ước lao động tập thể và đạo đức xã hội”. Quy định này cho thấy quyền tự do giao
kết hợp đồng không chỉ bị giới hạn bởi quy định của văn bản luật mà còn có thể bị
giới hạn bởi văn bản dưới luật và thoả ước lao động tập thể.”11 Nhóm tác giả đồng
ý với ý kiến trên. Vì theo quan điểm này thì sự tự do còn bị hạn chế trong các văn
bản dưới luật và thoả ước lao động. Mà theo đó thì Hiến Pháp 2013 có chỉ ra rằng
“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Theo quy định này, quyền tự do
giao kết hợp đồng chỉ bị hạn chế theo quy định của văn bản luật. Đây là hạn chế
của sự tự do trong nguyên tắc thứ hai mà chúng ta muốn đề cập đến. Hạn chế thứ
hai, có quan điểm cho rằng: “Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung
của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được
quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động
đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao
động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung”12 Nhóm
tác giả đồng ý với quan điểm này, với quyền tự do thoả thuận nội dung của hợp
đồng lao động có thể dẫn đến thiếu sự bảo vệ người lao động về các chính sách và
quyền lợi cơ bản của người lao động trong công việc.
d) Tại sao trong quan hệ lao động lại phải tuân thủ nguyên tắc này?
Tại sao trong quan hệ lao động lại phải tuân thủ nguyên tắc tự do giao kết hợp
đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo
đức xã hội? Theo nhóm tác giả cho rằng: Thứ nhât, đây là nguyên tắc được quy
định trong văn bản luật về cơ bản nó được xem là chuẩn mực xã hội nên phải được
tuân thủ. Thứ hai, có ý kiến như sau: “để xác lập được quan hệ lao động hài hòa,
ổn định trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc khi
10
“Giao-ket-hop-dong”, https://thuvienphapluat.vn/tnpl/1121/Giao-ket-hop-dong?tab=0, 27/07/2023
11
“Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động: một số hạn chế, bất cập và đề xuất, kiến nghị trong bối cảnh hiện
nay”, https://htpldn.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1910&l=Nghiencuutraodoi , 27/07/2023
12
“hinh-thuc-va-noi-dung-cua-hop-dong-lao-dong.”, https://luatminhkhue.vn/hinh-thuc-va-noi-dung-cua-hop-dong-
lao-dong.aspx, 27/07/2023
giao kết hợp đồng lao động.”13 Nhóm tác giả đồng ý với ý kiến trên, vì cơ bản đây
là các chuẩn mực của sự hợp tác nếu tuân thủ thì sẽ phần nào tạo ra một bản giao
kết thành công và đôi bên cùng nhau có lợi, cùng nhau phát triển.

13
“cac-nguyen-tac-trong-giao-ket-hop-dong-lao-dong”, http://luatthuyduong.com/cac-nguyen-tac-trong-giao-ket-
hop-dong-lao-dong/, 27/07/2023

You might also like