Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

Cấu trúc và chuyển hóa của

xương
Cấu trúc xương
— Xương là một phần của bộ xương người,
được cấu tạo từ các mô cứng và có nhiều
hình dạng khác nhau
— Xương hay mô xương là các mô cứng có
cấu tạo khác với các mô khác trong cơ
thể
— Xương là phần cứng của cơ thể, có nhiều
hình dạng với các vai trò khác nhau, bao
gồm hỗ trợ cấu trúc cơ thể, bảo vệ các
cơ quan quan trọng và cho phép cơ thể di
chuyển
— Ngoài ra, bên trong xương chứa tủy
xương với nhiệm vụ tạo ra các tế bào
máu và lưu trữ các khoáng chất, đặc biệt
là canxi.
— Con người được sinh ra có khoảng 270
xương mềm. Khi trưởng thành và phát
triển, một số xương sẽ hợp nhất lại với
nhau
— Xương lớn nhất trong cơ thể là xương
đùi (=1/4 chiều dài cơ thể) và xương nhỏ
nhất là xương bàn đạp ở tai giữa, chỉ dài
khoảng 3mm.
— Thành phần chính của xương là
protein collagen, tạo thành một khung
mềm. Các khoáng chất cần thiết là
canxi và photpho có nhiệm vụ làm
cứng khung xương tạo ra sức mạnh.
— Khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể
được tích trữ bên trong xương và
răng.
Các loại xương trong cơ thể
— Phân loại theo hình thể
Theo hình thể
— Mỗi xương của bộ xương người có một
hình thể khác nhau, tùy theo chức năng ở
từng đoạn cơ thể. Phụ thuộc vào hình thể,
xương được chia thành các loại chính sau
Xương dài
Gồm các xương
cánh tay, xương
cẳng tay, xương
đùi, xương cẳng
chân.
Thực hiện các
động tác vận
động biên độ
lớn
Xương ngắn
— Bao gồm xương cổ tay, bàn tay, ngón tay, cổ
chân, bàn chân, ngón chân được cấu tạo phù
hợp với những động tác hạn chế, nhưng
mềm dẻo khi phối hợp đồng bộ.
Xương dẹt
— Là các xương vòm sọ, xương bả vai,
xương chậu và có chức năng bảo vệ cơ
thể
Xương không đều/ xương bất định
hình
— Xương có hình thể phức tạp như xương
hàm trên, xương thái dương, hoặc các
xương nền sọ.
Xương vừng
— Các xương nhỏ, nằm ở bên trong gân cơ
và thường được đệm vào các khớp để
giảm ma sát của gân, cơ và giúp màng
xương hoạt động tốt hơn.
— Xương bánh chè là xương vừng lớn
Giải phẩu tổng thể xương

◦ Một xương dài bao gồm 2 bộ phận là thân


xương và đầu xương.
◦ Thân xương là trục xương hình ống, nằm giữa
2 đầu xương.
◦ Đầu xương gồm các mặt khớp, mấu , mỏm và
các cổ xương nơi tiếp giáp giữa đầu xương và
thân xương.Vùng rỗng bên trong thân xương
gọi là khoảng tủy, chứa đầy tủy xương có màu
vàng
— Bề mặt bên ngoài của xương được bao
phủ bởi một màng xương.
— Màng xương chứa nhiều mạch máu, dây
thần kinh và các mạch bạch huyết với
nhiệm vụ nuôi dưỡng các xương nhỏ.
— Gân và dây chằng cũng đc gắn vào xương
thông qua màng xương.
— Màng xương bao phù toàn bộ bề mặt bên
ngoài, ngoại trừ nơi xương bao khớp gặp
các xương khác để tạo thành khớp
— Ở các khớp, xương được bao phủ bởi sụn
khớp, là một lớp sụn mỏng có tác dụng
giảm ma sát và hoạt động như bộ phận
giảm shock, giảm áp lực lên xương.
Mô xương
— Xương được cấu tạo bởi 2 loại mô:
◦ Xương đặc: đây là lớp màng bên ngoài, cứng,
bền, chắc. Thành phần này chiếm # 80% khối
lượng xương ở người trưởng thành.
◦ Xương thể sợi: đây là một mạng lưới cấu trúc
hình que, nhẹ hơn, ít hơn và linh hoạt hơn
xương đặc.
— Ngoài ra, xương còn chứa một số thành
phần như:
◦ Nguyên bào xương và tế bào xương
◦ Tế bào hủy xương nhằm loại bỏ các tế bào
mô xương suy yếu
◦ Muối khoáng vô cơ
◦ Dây thần kinh, mạch máu, tủy xương, sụn
◦ Osteoid là hỗn hợp collagen và các loại
protein khác
Tế bào xương
— Xương không phải mô tĩnh mà là mô cần
được nuôi dưỡng và sửa chữa liên tục. Có
ba loại tế bào chính tham gia vào quá
trình tái tạo các mô xương. Bao gồm:
◦ Nguyên bào xương
◦ Cốt bào
◦ Tế bào hủy xương
Nguyên bào xương ( Tạo cốt bào)
— Tế bào này có nhiệm vụ tạo xương mới và
sửa chữa các xương cũ. Nguyên bào tạo ra
một hỗn hợp protein được gọi là osteocyte,
được khoáng hóa và tạo thành xương hoàn
chỉnh. Nguyên bào cũng sản xuất protein,
bao gồm prostaglandin.
Cốt bào ( tế bào xương)
— Là những nguyên bào xương không hoạt
động, có nhiệm vụ duy trì kết nối tế bào
xương và các nguyên bào xương khác.
— Cốt bào là thành phần quan trọng kết nối
các mô xương
Tế bào hủy xương
— Là các tế bào có nhiều hơn một nhân với
nhiệm vụ phá hủy vỏ xương.
— Các tế bào này giải phóng các enzym và
axit để hòa tan các khoáng chất trong
xương
— à Giúp tái tạo xương bị thương và tạo
đường dẫn cho các dây thần kinh và mạch
máu đi qua
Tủy xương
— Tủy xương được tìm thấy ở hầu hết các
loại xương. Tủy nằm ở trung tâm xương
tạo khoảng 2 triệu tế bào hồng cầu mỗi
giây và tạo các tế bào lympho hoặc các tế
bào bạch cầu để tham gia vào các phản
ứng miễn dịch
— Có 2 loại tủy xương
◦ Tủy đỏ: là thành phần tạo ra máu, có ở các
hốc xương xốp ở người lớn. Ở thai nhi và trẻ
sơ sinh, tủy đỏ có ở toàn bộ các xương.
◦ Tủy vàng: là phần tủy chứa nhiều tế bào mỡ,
chỉ có ở cá ống tủy thân xương dài ở người
lớn. Ngoài ra, bên trong cùng của lớp xương
xốp cũng có chứa tủy vàng
Chất nền ngoại bào
— Thành phần hữu cơ, với thành phần chính
là collagen loại 1
— Thành phần vô cơ: Hydroxyapatite, các
muối, canxi và photpho.
— Collgen giúp xương có độ bền, với khả
năng chống bị kéo ra xa
— Hydroxyapatite giúp xương có độ bền
nén hoặc khả năng chống bị nén lại với
nhau
Mạch máu của xương
— Gồm mạch dưỡng cốt và mạch cốt mạc
— Mạch dưỡng cốt hay mạch nuôi xương:
◦ Là mạch máu đi xuyên vào đến tủy xương.
Bên trong tủy xương, mạch chia thành 2 chiều
ngược nhau, đi dọc theo chiều dài của ống
xương và phân chia các mạch máu nhỏ để
nuôi dưỡng xương.
— Mạch cốt mạc hay mạch màng xương:
◦ Là các mạch ở xung quanh thân xương và đầu
xương, tiếp nối các mạch dưỡng cốt bên
trong xương.
Các giai đoạn phát triển của xương
— Giai đoạn hình thành - trong bào thai
Ngay từ trong bụng mẹ, hệ xương đã
bắt đầu phát triển và trải qua 3 giai đoạn:
màng, sụn và xương. Khung xương màng
đã hình thành từ tháng đầu tiên của thai kỳ
và dần dần chuyển hóa thành sụn ở đầu
tháng thứ 2, biến thành xương và cuối tháng
thứ 2.
Ở thời điểm này, thai nhi cũng bắt đầu xuất hiện 1
số loại xương gồm xương đòn, xương sống, nền tảng
của hệ thần kinh là ống thần kinh , hộp sọ cũng dần dần
hình thành. Phôi thai mọc ra các chồi, chính là nguồn
gốc của 2 tay và 2 chân sau này được hình thành vào
khoảng tuần thứ 6.
Sự phát triển hệ xương diễn ra mạnh mẽ nhất ở
tháng thứ 5 và thứ 6 của thai kỳ. Các xương hấp thụ
Canxi và các khoáng chất khác, tăng nhanh về khối
lượng và kích thước. Thai nhi lúc này đã có thể ngọ
nguậy chân tay.
Tuy nhiên, xương của thai nhi lúc này vẫn ở trạng
thái sụn. Từ tháng thứ 7 trở đi, thai nhi tập trung vào
việc biến đổi xương thành sụn, phát triển cơ bắp và tích
lũy mỡ khắp cơ thể để bảo vệ thai nhi. Đến tháng thứ 9,
cấu trúc xương đã tương đối hoàn thiện nhưng vẫn còn
rất mềm, điều này giúp thai nhi dễ dàng vặn mình qua
kênh sinh và ra đời
— Giai đoạn phát triển
Trẻ sơ sinh sau khi ra đời, nhờ quá trình cốt
hóa sụn đầu các xương dài sẽ giúp cho xương dài ra,
cơ thể tăng trưởng về chiều cao cũng như cân nặng.
Ở giai đoạn phát triển, quá trình tạo xương mới diễn
ra mạnh mẽ hơn quá trình phá hủy xương, xương
tăng trưởng nhanh cả về chiều dài, chiều ngang và
kéo dài đến khoảng năm 25 tuổi.
Kích thước và khối lượng của xương phát
triển đến một giới hạn nhất định, không thể tăng
trưởng được nữa, mức này gọi là khối lượng xương
đỉnh. Chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
xương. Tăng khối lượng xương đỉnh thêm 10% có
thể giảm đến 50% nguy cơ loãng xương, gãy xương.
—Giai đoạn cân bằng
Trong khoảng từ 25 – 35 tuổi, hệ
xương sẽ ở giai đoạn cân bằng, quá trình tạo
xương và phá hủy xương ở ngưỡng bằng
nhau. Xương không dài ra nhưng vẫn chưa
xảy ra tình trạng mất xương.
— Giai đoạn mất xương
Bước qua tuổi 35, quá trình phá hủy xương sẽ
chiếm ưu thế, từ 35 – 40 tuổi, mỗi năm khối lượng
xương sẽ sụt giảm khoảng 0,1 – 0,5%. Đây được
xem là thời kỳ mất xương chậm.
Khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh,
mãn kinh, lượng hormone estrogen suy giảm mạnh
mẽ khiến quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn.
Mỗi năm, phụ nữ sẽ mất đi khoảng 1 – 3% khối
lượng xương.
Quá trình mất xương của nam giới cũng bắt
đầu diễn ra từ khoảng năm 40 tuổi nhưng với tốc độ
chậm hơn nữ giới. Từ sau 65 tuổi, quá trình mất
xương của nam giới bắt đầu diễn ra mạnh mẽ.
— Giai đoạn lão hóa
Xương cũng giống như nhiều hệ cơ
quan khác trong cơ thể, sẽ bị lão hóa khi
đến một độ tuổi nhất định. Biểu hiện của lão
hóa xương là các cơn đau nhức thường
xuyên, xương giòn và dễ gãy, loãng xương
do khối lượng Canxi mất đi ngày càng
nhiều. Người cao tuổi bị lão hóa xương
khớp gặp khó khăn trong việc đi lại, phải
nằm, ngồi 1 chỗ, khả năng vận động bị hạn
chế.
Chức năng của xương
— Cơ học:
◦ Xương tạo ra một khung
chắc chắn để nâng đỡ cơ thể
◦ Các cơ, gân, dây chằng kết
nối với xương để giúp cơ thể
di chuyển linh hoạt. Không có
khung xương, cơ thể không
thể di chuyển
— Tổng hợp các chất dinh dưỡng:
◦ Tạo hồng cầu, tiểu cầu, và bạch cầu.
◦ Ngoài ra, các tế bào hồng cầu lão hóa hoặc bị
lỗi cũng đc phá hủy bên trong tủy xương.
— Lưu trữ khoáng chất:
◦ Lưu trữ và dự trữ các khoáng chất như canxi
và photpho.
◦ Một số yếu tố tăng trưởng như insulin…
— Dự trữ chất béo:
◦ Các chất béo được lưu trữ bên trong các mô
mỡ của tủy xương.
— Cân bằng nồng độ pH:
◦ Giải phóng hoặc hấp thu muối kiềm, giúp máu
giữ đc mức pH thích hợp
— Hỗ trợ giải độc cho cơ thể:
◦ Xương có thể hấp thu các loại kim loại nặng
và các yếu tố độc hại khác từ máu.
— Chức năng nội tiết:
◦ Tiết ra các hormon hoạt động trên thận và
ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lượng đường
trong máu và lắng đọng chất béo.
— Cân bằng canxi:
◦ Tăng hoặc giảm lượng canxi trong máu bằng
cách tái tạo xương hoặc hủy xương.
XIN CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý LẮNG NGHE

You might also like