Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ TMĐT

----------

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: “CHƢƠNG 6: TÌM HIỂU VỀ TÍN DỤNG”

Giảng viên hƣớng dẫn : Đỗ Thị Diên


Học phần : Nhập môn tài chính tiền tệ
Nhóm thực hiện : 06
Mã lớp học phần : 232_EFIN2811_01

HÀ NỘI, 2024
BẢNG ĐÁNH THÀNH VIÊN NHÓM 06

STT Họ tên Nhiệm vụ Đánh giá

- Làm nội dung: Những vấn đề chung


51 Nguyễn Yến Linh của tín dụng, bài tập tính toán Hoàn thành tốt
nhiệm vụ
- Làm Quiz

- Làm nội dung: Những vấn đề chung Hoàn thành tốt


52 Phùng Mai Linh của tín dụng, bài tập tính toán nhiệm vụ, đóng
- Thư ký góp tích cực

53 Ninh Thị Loan - Làm nội dung: Những vấn đề chung Hoàn thành tốt
của tín dụng, bài tập tính toán nhiệm vụ

- Làm nội dung: Lãi suất tín dụng, Hoàn thành tốt
54 Đỗ Văn Long bài tập tính toán nhiệm vụ, đóng
- Nhóm trưởng góp tích cực

- Làm nội dung: Lãi suất tín dụng, Hoàn thành tốt
55 Hoàng Thị Mai bài tập tính toán nhiệm vụ, đóng
- Thuyết trình góp tích cực

- Làm nội dung: Lãi suất tín dụng,


56 Lê Thị Tuyết Mai bài tập tính toán Hoàn thành tốt
nhiệm vụ
- Làm Word

- Làm nội dung: Lãi suất tín dụng,


57 Nguyễn Tuấn Mạnh bài tập tính toán Hoàn thành tốt
nhiệm vụ
- Làm Word

- Làm nội dung: Các hình thức tín


58 Nguyễn Hoàng Minh dụng chủ yếu, bài tập tính toán Hoàn thành tốt
nhiệm vụ
- Làm Quiz

59 Trần Đức Minh - Làm nội dung: Các hình thức tín Hoàn thành tốt
dụng chủ yếu, bài tập tính toán nhiệm

- Làm nội dung: Các hình thức tín Hoàn thành tốt
60 Hoàng Thị Quỳnh Nga dụng chủ yếu, bài tập tính toán nhiệm vụ, đóng
- Thuyết trình góp tích cực
LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quan hệ tín dụng ngày càng đa
dạng và phong phú, được con người vận dụng nó phục vụ cho các hoạt động trong đời
sống kinh tế xã hội. Khâu tín dụng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài
chính, dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế để thúc đẩy nhanh quá trình phân phối của tài
chính đạt hiệu quả.

Nhận thức được tính cấp thiết của hoạt động tín dụng đang đặt ra cho sự phát
triển của nền kinh tế, nhóm chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về tín
dụng” để hệ thống những kiến thức về tín dụng và ôn tập các câu hỏi trắc nghiệm liên
quan đến các vấn đề cơ bản là: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của tín dụng, lãi
suất tín dụng và các hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường. Đây cũng
chính là nền tảng lý luận để nghiên cứu các chương như: Các định chế tài chính trung
gian; hệ thống ngân hàng,…

1
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của cả nhóm 6 còn
có sự hướng dẫn tâm huyết, nhiệt tình của giảng viên Đỗ Thị Diên - bộ môn Nhập môn
tài chính tiền tệ.

Chúng em chân thành cảm ơn cô đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình
cho chúng em trong học phần này, giúp chúng em có đầy đủ kiến thức, sự hiểu biết về
toàn bộ học phần nói chung và kiến thức về chương Tín dụng nói riêng.

Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên nội dung của bài thảo luận
không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của
cô để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.

Chúc cô luôn mạnh khỏe và công tác tốt.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1


LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................4
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG ..........................................................5
1.1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng......................................................................5
1.2. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ....................................................................6
1.3. Phân loại tín dụng ...............................................................................................10
1.4. Vai trò của tín dụng .............................................................................................15
2. LÃI SUẤT TÍN DỤNG............................................................................................18
2.1. Khái niệm về lãi suất tín dụng ............................................................................18
2.2. Phân loại lãi suất tín dụng ..................................................................................19
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng .......................................................22
3. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG CHỦ YẾU TRONG NỀN KINH TẾ ...............29
3.1. Tín dụng thương mại ..........................................................................................29
3.2. Tín dụng ngân hàng ............................................................................................30
3.3. Tín dụng nhà nước ..............................................................................................33
3.4. Thuê tài chính .....................................................................................................35
4. BÀI TẬP TÍNH TOÁN ............................................................................................38
KẾT LUẬN ..................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................47

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Viết đầy đủ

1 LIBOR London Inter-Bank Offered Rate

2 NSNN Ngân sách Nhà Nước

3 NHNN Ngân hàng Nhà nước

4 NHTM Ngân hàng thương mại

5 NHTW Ngân hàng Trung ương

6 ODA Official Development Assistance ( Vốn đầu tư nước ngoài)

7 PIBOR Paris Interbank Offered Rate

8 SIBOR Singapore Interbank Offered Rate – SIBOR (Lãi suất liên


ngân hàng Singapore)

9 SXKD Sản xuất kinh doanh

10 TC Tài chính

4
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG

1.1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng

Câu 1: Cơ sở ra đời quan hệ tín dụng là?

A. Phân công lao động xã hội


B. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
C. Nền kinh tế sản xuất hàng hóa
D. Nền kinh tế thị trường

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 163:

Quá trình ra đời của quan hệ tín dụng: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của tín dụng,
người ta thấy rằng phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của quan hệ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở ra đời quan hệ tín dụng.

=> Chọn đáp án A

Câu 2: Hình thức cho vay phổ biến trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến là?

A. Tín dụng nặng lãi


B. Tín dụng thương mại
C. Tín dụng hàng hóa
D. Cả A và B

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 164:

Tín dụng nặng lãi phát triển trở thành một hình thức cho vay phổ biến trong chế độ
chiếm hữu nô lệ và phong kiến.

=> Chọn đáp án A

Câu 3: Trong thời gian đầu, tín dụng nặng lãi được thực hiện chủ yếu bằng hình thức
gì?

A. Tiền mặt
B. Tiền gửi ngân hàng
5
C. Hiện vật - hàng hóa
D. Đất đai

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 164:

Trong thời gian đầu, tín dụng nặng lãi được thực hiện chủ yếu bằng hiện vật - hàng
hóa. Về sau, theo quá trình phát triển của nền kinh tế, đối tượng cho vay của tín dụng
nặng lãi vừa bằng hàng hóa, vừa bằng tiền tệ.

⇒ Chọn đáp án C

1.2. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng

Câu 4: Tín dụng là quan hệ kinh tế phân phối lại nguồn lực tài chính theo nguyên tắc?

A. Tự nguyện có hoàn trả


B. Bắt buộc có hoàn trả
C. Bắt buộc không hoàn trả
D. Tự nguyện không hoàn trả

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 167:

Định nghĩa tín dụng thể hiện ở ba nội dung cơ bản:

 Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người
khác.
 Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. Đó là thời gian sử dụng vốn. Nó là
kết quả của sự thỏa thuận giữa các đối tác tham gia quá trình chuyển
nhƣợng để đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử
dụng lượng vốn đó. ⇒ tự nguyện
 Người đi vay phải hoàn trả đúng hạn cho người cho vay cả vốn, gốc và lãi. ⇒
có hoàn trả

=> Chọn đáp án A

6
Câu 5: Tín dụng là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình ... sử dụng
một lượng giá trị nhất định từ chủ thể này sang chủ thể khác dựa trên nguyên tắc hoàn
trả?

A. Tạo lập và phân phồi


B. Hình thành
C. Trao đổi
D. Chuyển quyền

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 166:

Ta có khái niệm: Theo nghĩa rộng, tín dụng là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh
trong quá trình chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định từ chủ thể này sang
chủ thể khác dựa trên nguyên tắc hoàn trả.

=> Chọn đáp án D

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi tức tín dụng?

A. Lợi tức tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lợi tức thu được với tổng số tiền
vay trong một thời kỳ nhất định
B. Lợi tức tín dụng chính là giá cả của việc sử dụng vốn vay trong một
khoảng thời gian xác định
C. Lợi tức tín dụng là khoản tiền mà người đi vay nhận được
D. Lợi tức tín dụng là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho người vay ngay khi
nhậ được khoản tiền vay

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 168:

Lợi tức tín dụng là giá cả của vốn vay. Nhưng với hàng hóa thông thường, giá cả phản
ánh và xoay xung quanh giá trị của hàng hóa. Còn giá cả vốn vay không phản ánh
được giá trị của vốn vay mà nó chỉ là một phần rất nhỏ so với giá trị của vốn vay. Mặt
khác, giá cả của vốn vay chỉ phản ánh giá trị sử dụng của vốn vay trong một khoảng
thời gian nhất định.

=> Chọn đáp án B


7
Câu 7: Phương án nào sau đây KHÔNG phải là nội dung của định nghĩa tín dụng?

A. Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người
khác
B. Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời
C. Người đi vay phải hoàn trả đúng hạn cho người cho vay cả vốn, gốc và lãi
D. Ngƣời đi vay phải hoàn trả sau thời gian hứa hẹn

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 166:

Định nghĩa tín dụng thể hiện ở ba nội dung cơ bản:

 Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người
khá. (ý A)
 Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. Đó là thời gian sử dụng vốn. Nó là
kết quả của sự thỏa thuận giữa các đối tác tham gia quá trình chuyển nhượng để
đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng vốn
đó. (ý B)
 Người đi vay phải hoàn trả đúng hạn cho người cho vay cả vốn, gốc và lãi. (ý
C)
 Ý D không thuộc nội dung của định nghĩa tín dụng.

=> Chọn đáp án D

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi tức tín dụng?

A. Lợi tức tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lợi tức thu được với tổng số tiền
vay trong một thời kỳ nhất định
B. Lợi tức tín dụng chính là giá cả của việc sử dụng vốn vay trong một
khoảng thời gian xác định
C. Lợi tức tín dụng là khoản tiền mà người đi vay nhận được
D. Lợi tức tín dụng là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho người vay ngay khi
nhận được khoản tiền vay

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 168:
8
Lợi tức tín dụng là giá cả của vốn vay. Nhưng với hàng hóa thông thường, giá cả phản
ánh và xoay xung quanh giá trị của hàng hóa. Còn giá cả vốn vay không phản ánh
được giá trị của vốn vay mà nó chỉ là một phần rất nhỏ so với giá trị của vốn vay. Mặt
khác, giá cả của vốn vay chỉ phản ánh giá trị sử dụng vốn vay trong một khoảng thời
gian nhất định.

=> Chọn đáp án B

Câu 9: Quá trình vận động tín dụng bao gồm các giai đoạn nào?

A. Phân phối tín dụng, sử dụng tín dụng, hoàn trả tín dụng
B. Phân phối tín dụng, quyền sở hữu vốn, lợi tức tín dụng
C. Sử dụng tín dụng, hoàn trả tín dụng, đầu tư dài hạn
D. Quyền sở hữu vốn, lợi tức tín dụng, phân phối tín dụng

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 167:

Quá trình vận động tín dụng được thể hiện qua các giai đoạn sau:

 Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay: Giai đoạn này vốn vay (hàng hóa
hoặc tiền tệ) chuyển từ người cho vay sang người đi vay kèm theo quyền sử
dụng vốn vay.
 Sử dụng tín dụng (Sử dụng vốn vay): Sau khi nhận được vốn vay, người đi vay
được quyền sử dụng vốn vay theo mục đích nhất định để sản xuất hoặc tiêu
dùng.
 Hoàn trả tín dụng là người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay số vốn vay ban
đầu. Đây là giai đoạn kết thúc vòng tuần hoàn của tín dụng. Thời hạn hoàn trả
tín dụng (chu kỳ luân chuyển tín dụng) phụ thuộc vào mục đích và đặc điểm
tuần hoàn vốn vay. Nếu vốn vay được sử dụng vào đầu tư dài hạn (dự án, cơ sở
hạ tầng...) thì thời gian hoàn trả tín dụng thường là dài hạn và ngược lại.

=> Quá trình vận động tín dụng bao gồm các giai đoạn: Phân phối tín dụng, sử dụng
tín dụng, hoàn trả tín dụng.

=> Chọn đáp án A

9
Câu 10: Theo nghĩa rộng tín dụng được hiểu là?

A. Quan hệ vay mượn giữa người đi vay và người cho vay về một lượng giá trị
nhất định dưới hình thái tiền tệ
B. Quan hệ vay mượn giữa người đi vay và người cho vay về một lượng giá trị
nhất định dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật
C. Hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình chuyển quyền
sử dụng một lƣợng giá trị nhất định từ một chủ thể này sang chủ thể khác
dựa trên nguyên tắc hoàn trả sau một thời hạn
D. Quan hệ vay mượn giữa người đi vay và người cho vay về một lượng giá trị
nhất nhất định dưới hình thái hiện vật

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 166:

Theo nghĩa rộng, tín dụng là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định từ chủ thể này sang chủ thể khác
dựa trên nguyên tắc hoàn trả.

Các ý A, B, D là khái niệm tín dụng xem xét trên góc độ nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp,
tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người đi vay và người cho vay về một lượng giá trị
nhất định dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.

=> Chọn đáp án C

1.3. Phân loại tín dụng

Câu 11: Chọn đáp án SAI khi phân loại tín dụng căn cứ vào chủ thể cấp tín dụng?

A. Tín dụng thương mại


B. Tín dụng tƣ nhân
C. Tín dụng Nhà nước
D. Tín dụng ngân hàng

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 169:

Căn cứ vào chủ thể cấp tín dụng, có các hình thức tín dụng sau:

10
 Tín dụng thương mại: Là hình thức tín dụng do các cơ sở kinh doanh cung cấp,
được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá hoặc ứng tiền trước khi
nhận hàng hóa.
 Tín dụng ngân hàng: Là hình thức tín dụng do các ngân hàng và các tổ chức tín
dụng phi ngân hàng cung cấp cho các tổ chức, cá nhân.
 Tín dụng Nhà nước: Là hình thức tín dụng do Nhà nước cung cấp. Trong đó,
Nhà nước thường đóng vai trò là người đi vay. Nhà nước có thể phát hành trái
phiếu, công trái để vay vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tầng
lớp dân cư để giải quyết các nhu cầu chi tiêu của mình.
 Tín dụng cá nhân: Là hình thức tín dụng do các cá nhân cung cấp cho nhau, chủ
yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng của các cá nhân này. Hình thức tín dụng
này phát sinh mang tính chất tự phát và dựa trên mối quan hệ quen biết, tin cậy
giữa các cá nhân với nhau.
 Không có hình thức tín dụng tư nhân.

=> Chọn đáp án B

Câu 12: Căn cứ theo cơ chế đảm bảo tín dụng, có các hình thức tín dụng nào?

A. Tín dụng trong nước, tín dụng quốc tế


B. Tín dụng ưu đãi, tín dụng thông thường
C. Tín dụng đảm bảo bằng tài sản, tín dụng không đƣợc đảm bảo bằng tài sản
D. Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 170:

Căn cứ vào cơ chế bảo đảm của tín dụng, có các hình thức tín dụng sau:

 Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là loại hình tín dụng được đảm bảo dưới hình
thức thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh. Loại tín dụng này phát sinh trong những
trường hợp người vay không có sự tín nhiệm, tin tưởng đối với người cho vay.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, đây là loại hình tín dụng phổ biến. Với loại
hình tín dụng này, người cho vay được đảm bảo chắc chắn hơn về khả năng thu
hồi nợ, ngay cả trong trường hợp người vay mất khả năng thanh toán.

11
 Tín dụng tín chấp (Tín dụng không được đảm bảo bằng tài sản): Là loại hình
tín dụng mà bên nhận cấp tín dụng không phải thế chấp, cầm cố tài sản hay bảo
lãnh bởi bên thứ ba, bên nhận cấp tín dụng chỉ sử dụng uy tín của mình để vay
tiền. Loại hình tín dụng này thường được các ngân hàng cung cấp cho các
khách hàng thỏa mãn điều kiện tín chấp. Ngoài ra, việc cho vay theo chỉ định
của Chính phủ cũng thuộc loại hình tín dụng này.

Các đáp án A, B, D sai vì:

Tín dụng trong nước, tín dụng quốc tế: Là các hình thức tín dụng căn cứ vào phạm vi
phát sinh quan hệ tín dụng.

Tín dụng ưu đãi, tín dụng thông thường: Là các hình thức tín dụng căn cứ vào lãi suất.

Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn: Là các hình thức tín dụng căn cứ vào
thời hạn của tín dụng.

=> Chọn đáp án C

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về tín dụng đảm bảo bằng tài sản?

A. Đây là loại hình tín dụng được đảm bảo bằng uy tín của người đi vay.
B. Đây là loại hình tín dụng mà ngƣời cho vay đƣợc đảm bảo chắc chắn hơn
về khả năng thu hồi nợ.
C. Trong nền kinh tế thị trưởng, đây không phải là hình thức tín dụng phổ biến.
D. Đây là hình thức tín dụng phát sinh khi người đi vay không tin tưởng người cho
vay.

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 170:

“Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là loại hình tín dụng được đảm bảo dưới hình thức
thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh. Loại tín dụng này phát sinh trong những trường hợp
người vay không có sự tín nhiệm, tin tưởng đối với người cho vay. Trong điều kiện
kinh tế thị trường, đây là loại hình tín dụng phổ biến. Với loại hình tín dụng này, người
cho vay được đảm bảo chắc chắn hơn về khả năng thu hồi nợ, ngay cả trong trường
hợp người vay mất khả năng thanh toán.”

12
A sai: Tín dụng đảm bảo bằng tài sản không dựa vào uy tín của người vay mà dựa vào
giá trị của tài sản mà người vay sử dụng để đảm bảo cho khoản vay.

B đúng: Khi người vay sử dụng tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay, người
cho vay có quyền sở hữu và bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nếu người vay không
trả được nợ.

C sai: Trên thực tế, tín dụng đảm bảo bằng tài sản là một hình thức tín dụng rất phổ
biến trong nền kinh tế thị trường. Nó giúp giảm rủi ro cho người cho vay và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ.

D sai: Tín dụng đảm bảo bằng tài sản không phụ thuộc vào mức độ tin tưởng giữa
người vay và người cho vay. Nó chỉ đơn giản là một biện pháp giảm rủi ro cho người
cho vay và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ.

=> Chọn đáp án B

Câu 14: Hình thức tín dụng nào sau đây được phân loại căn cứ vào cơ chế bảo đảm
của tín dụng?

A. Tín dụng đảm bảo bằng tài sản


B. Tín dụng ưu đãi
C. Tín dụng trong nước
D. Tín dụng quốc tế

Giải thích:

Theo Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ, Đại học Thương mại trang 170:

Hình thức tín dụng được phân loại căn cứ vào cơ chế bảo đảm của tín dụng là hình
thức tín dụng mà trong đó cách thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người đi
vay được sử dụng làm tiêu chí để phân loại.

Có hai hình thức tín dụng chính được phân loại theo tiêu chí này:

 Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là hình thức tín dụng mà người đi vay dùng tài
sản (như bất động sản, xe cộ, hàng hóa, v.v.) để bảo đảm cho khoản vay.
 Tín dụng tín chấp (Tín dụng không đảm bảo bằng tài sản): Là hình thức tín
dụng mà người đi vay không dùng tài sản để bảo đảm cho khoản vay. Việc cho

13
vay được thực hiện dựa trên uy tín, khả năng tài chính và dự án kinh doanh của
người đi vay

Ý B sai dó tín dụng ưu đãi là loại tín dụng căn cứ vào lãi suất.

Ý C, D sai do tín dụng trong nước, tín dụng quốc tế là các quan hệ tín dụng căn cứ vào
phạm vi phát sinh quan hệ tín dụng.

=> Chọn đáp án A

Câu 15: Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là việc cho vay vốn của ngân hàng theo đó
khách hàng đảm nghĩa vụ trả nợ dưới hình thức?

A. Cầm cố và bảo lãnh bên thứ ba


B. Cầm cố và thế chấp
C. Cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba
D. Thế chấp và bảo lãnh bên thứ ba

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 170:

Căn cứ vào cơ chế bảo đảm của tín dụng, hình thức tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là
loại hình tín dụng được đảm bảo dưới hình thức thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh.

=> Chọn đáp án C

Câu 16: Khi người vay mất khả năng thanh toán khoản vay tín dụng đảm bảo bằng tài
sản, người cho vay sẽ có quyền gì?

A. Khởi kiện người vay để thu hồi số dư còn lại


B. Thu giữ tài sản được thế chấp/cầm cố
C. Cả A và B
D. Không có quyền gì

Giải thích:

Tài sản thế chấp giúp đảm bảo rằng người vay theo kịp nghĩa vụ tài chính của họ.
Trong trường hợp người đi vay không trả được nợ, người cho vay có thể thu giữ tài
sản thế chấp và bán tài sản thế chấp đó. Số tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ được

14
bù trừ vào phần chưa thanh toán của khoản vay. Ngoài ra, người cho vay còn có
thể khởi kiện ngƣời vay để thu hồi bất kì số dƣ nào còn lại.

=> Chọn đáp án C

1.4. Vai trò của tín dụng

Câu 17: Hình thức tín dụng nào dưới đây được Nhà nước sử dụng để giải quyết tình
trạng thâm hụt ngân sách tạm thời?

A. Tín phiếu kho bạc


B. Trái phiếu Chính phủ
C. Vay qua các hiệp định vay nợ giữa Chính phủ với Chính phủ các nước
D. Tất cả (A, B, C) đều đúng

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 172:

Trong vai trò thứ hai, tín dụng là công cụ điều tiết vĩ mô mà Nhà nước thường xuyên
sử dụng tín dụng làm phương tiện cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước và huy động
vốn để thực thi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Thông thường, khi thiếu
hụt ngân sách, Nhà nước phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp. Bên cạnh đó, trong
những tình huống nhất định, Nhà nước phát hành công trái, trái phiếu để huy động vốn
cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm.

A đúng: Tín phiếu kho bạc là công cụ nợ ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
phát hành theo ủy quyền của Bộ Tài chính để huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước
(NSNN) bù đắp thâm hụt ngân sách tạm thời.

B sai: Trái phiếu Chính phủ là công cụ nợ trung hạn và dài hạn do Chính phủ phát
hành để huy động vốn cho NSNN phục vụ cho các mục đích đầu tư phát triển kinh tế -
xã hội.

C sai: Vay qua các hiệp định vay nợ giữa Chính phủ với Chính phủ các nước là hình
thức vay vốn ODA, thường được sử dụng cho các dự án đầu tư phát triển có quy mô
lớn, mang tính chất dài hạn.

=> Chọn đáp án A

15
Câu 18: Phương án nào sau đây KHÔNG phải vai trò của tín dụng?

A. Là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp
dân cƣ
B. Tín dụng là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước góp phần điều chỉnh ổn định
cơ cấu kinh tế
C. Tín dụng góp phần nâng cao đời sống người dân và thực hiện các chính sách xã
hội của Nhà nước
D. Tín dụng góp phần quan trọng vào quá trình tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã
hội

Giải thích:

Ý A là vai trò của Ngân sách Nhà nước, không phải vai trò của tín dụng.

Ý B, C, D thuộc một trong 5 vai trò của tín dụng là:

 Góp phần tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng nền
kinh tế.
 Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
 Góp phần mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế.
 Góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và lưu thông của xã hội.
 Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

=> Chọn đáp án A

Câu 19: Vai trò của tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và lưu thông của xã
hội được thể hiện qua nội dung nào dưới đây?

A. Vốn trong nền kinh tế được luân chuyển nhanh, tức là làm tăng nhanh tốc độ
lưu thông tiền tệ
B. Vốn tín dụng được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp
C. Nguyên tắc của tín dụng là bắt buộc hoàn trả (gốc và lãi)
D. Cả A, B, C đều đúng

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền, trường Đại học Thương mại trang 173:

16
Tín dụng có vai trò góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và lưu thông của xã hội. Vai trò
này của tín dụng được thể hiện như sau:

 Một là, thông qua hoạt động tín dụng, vốn trong nền kinh tế được luân chuyển
nhanh, tức là làm tăng nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ. Từ đó giảm khối lượng
tiền phát hành vào lưu thông, đồng nghĩa với việc giảm chi phí lưu thông tiền
tệ.
 Hai là, vốn tín dụng được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp, làm
cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục, chu kỳ sản xuất được rút
ngắn lại. Đây là một yếu tố góp phần làm giảm tổn thất khi doanh nghiệp thiếu
vốn liên quan đến cơ hội kinh doanh.
 Ba là, nguyên tắc của tín dụng là bắt buộc hoàn trả (gốc và lãi). Điều này đã
thúc đẩy người vay vốn sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.

Đây là nội dung của 3 phương án A, B, C.

=> Chọn đáp án D

17
2. LÃI SUẤT TÍN DỤNG

2.1. Khái niệm về lãi suất tín dụng

Câu 20: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Lãi suất là tỷ lệ phần trăm (%) giữa … với
tổng số tiền vay trong một thời kỳ nhất định.

A. Tổng số vốn tín dụng


B. Chi phí kinh doanh
C. Tổng lợi tức tín dụng
D. Tổng doanh thu

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 175:

Lãi suất được định nghĩa như sau: “Lãi suất là tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng lợi tức tín
dụng với tổng số tiền vay trong một thời kỳ nhất định.”

=> Chọn đáp án C

Câu 21: Điền vào chỗ trống: Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang
lại … cho … khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh.

A. Lợi nhuận/ người trả


B. Lợi tức/ người đi vay
C. Lợi nhuận/ ngƣời đi vay
D. Lợi tức/ người trả

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 175:

“Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người đi vay
khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ thỏa mãn một hoặc một
số nhu cầu nào đó của người đi vay.”

=> Chọn đáp án C

Câu 22: Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về lãi suất?

A. Là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế
18
B. Diễn biến được cập nhật hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 175:

“Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế và
diễn biến của nó được cập nhật hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.”

=> Chọn đáp án D

2.2. Phân loại lãi suất tín dụng

Câu 23: Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được phân loại dựa vào tiêu thức?

A. Chủ thể cấp tín dụng


B. Sự ảnh hƣởng của biến động giá trị tiền tệ
C. Phương thức cấp tín dụng
D. Thời hạn tín dụng

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 178:

Căn cứ vào việc loại trừ ảnh hưởng của giá trị tiền tệ, lãi suất tín dụng bao gồm:

 Lãi suất danh nghĩa.


 Lãi suất thực.

=> Chọn đáp án B

Câu 24: Căn cứ vào nghiệp vụ tín dụng, lãi suất tín dụng KHÔNG bao gồm loại nào?

A. Lãi suất cho vay


B. Lãi suất chiết khấu
C. Lãi suất danh nghĩa
D. Lãi suất tái chiết khấu

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 176:
19
Căn cứ vào nghiệp vụ tín dụng, lãi suất tín dụng bao gồm:

 Lãi suất huy động vốn.


 Lãi suất cho vay.
 Lãi suất chiết khấu.
 Lãi suất tái chiết khấu.
 Lãi suất liên ngân hàng.
 Lãi suất cơ bản.

Phương án A, B, D thuộc lãi suất tín dụng căn cứ vào nghiệp vụ tín dụng.

Phương án C: Lãi suất danh nghĩa thuộc lãi suất tín dụng căn cứ vào việc loại trừ ảnh
hưởng của giá trị tiền tệ => Không căn cứ vào nghiệp vụ tín dụng.

=> Chọn đáp án C

Câu 25: Lãi suất thực có nghĩa là?

A. Là lãi suất chiết khấu hay tái chiết khấu


B. Là lãi suất danh nghĩa sau khi đã loại bỏ ảnh hƣởng của biến động tiền tệ
C. Là lãi suất khi trên các hợp đồng kinh tế
D. Là lãi suất LIBOR, SIBOR hay PIBOR

Giải thích:

Theo Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ, Đại học Thương mại trang 178:

Ta có định nghĩa lãi suất thực: Lãi suất thực là loại lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến
động của giá trị tiền tệ, như tỷ lệ lạm phát hoặc tỷ lệ thiểu phát tiền tệ.

Quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được phản ánh bằng phương trình
Fisher.

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực ± Tỷ lệ lạm phát (thiếu phát) dự đoán.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa ± Tỷ lệ lạm phát (thiếu phát) dự đoán.

=> Chọn đáp án B

Câu 26: Lãi suất huy động vốn của ngân hàng phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Mức độ rủi ro của món vay và hạn sử dụng vốn vay của khách hàng

20
B. Nhu cầu và thời hạn vay vốn của khách hàng
C. Nhu cầu về nguồn vốn của ngân hàng và thời hạn của khoản tiền gửi
D. Quy mô và thời hạn của khoản tiền vay của khách hàng

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 176:

Ta có khái niệm lãi suất huy động vốn: Lãi suất huy động vốn là lãi suất phát sinh
trong các hình thức huy động vốn của NHTM, các trung gian tài chính khác. Hình thức
huy động vốn chủ yếu của các tổ chức tài chính trung gian là nhận tiền gửi. Lãi suất
tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau, tùy thuộc vào: Loại tiền gửi là nội tệ hay
ngoại tệ; loại tài khoản là tiền gửi thanh toán hay tiền gửi tiết kiệm; loại thời hạn là
không kỳ hạn, ngắn hạn hay dài hạn, quy mô tiền gửi,…

Khi các NHTM và các trung gian tài chính khác cần huy động vốn để phục vụ cho
mục đích của họ VD như đầu tư, … thì họ sẽ tăng lãi suất để thu hút những cá nhân, tổ
chức có nguồn vốn nhàn rỗi gửi tiền.

 Mặt khác, thời hạn khoản tiền gửi của người gửi tiền cũng ảnh hưởng đến lãi
suất huy động vốn.
 Trường hợp lãi suất không kỳ hạn: Người gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào,
nên lãi suất sẽ thấp.
 Khi thời hạn gửi tiền ngắn: Có nghĩa là thời gian NHTM và các tổ chức tài
chính được sử dụng tiền gửi đó để đem đi đầu tư là ngắn hơn. Do đó, mức lãi
suất cũng sẽ thấp hơn.
 Trường hợp gửi tiền thời hạn dài: NHTM và các tổ chức TC có thể sử dụng
nguồn tiền gửi để đầu tư sinh lời trong thời gian dài hơn => Có thể đem lại
nhiều lợi nhuận hơn => Mức lãi suất huy động vốn cao hơn.

=> Chọn đáp án C

Câu 27: Lãi suất chiết khấu?

A. Là lãi suất áp dụng khi ngân hàng cho khách vay dƣới hình thức chiết
khấu thƣơng phiếu hoặc giấy tờ có giá trị khác chƣa đến hạn thanh toán
của khách hàng

21
B. Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, làm cơ sở cho các tổ
chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh
C. Là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn
hạn trên các thị trường tiền tệ
D. Là lãi suất người cho vay được hưởng không tính đến sự biến động giá trị tiền
tệ

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 176:

Lãi suất chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết
khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách
hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được
khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Như vậy, tiền lãi từ cho
vay chiết khấu được trả trước cho ngân hàng.

=> Chọn đáp án A

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến lãi suất tín dụng

Câu 28: Lãi suất tín dụng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Rủi ro và kỳ hạn tín dụng


B. Lạm phát
C. Tỷ giá
D. A, B, C đúng

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 182,
183:

Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất là:

Khả năng cung ứng và nhu cầu vốn trên thị trường:

- Lạm phát. => Đáp án B


- Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
- Rủi ro và kỳ hạn tín dụng. => Đáp án A

22
- Tỷ giá. => Đáp án C
- Một số nhân tố khác:
 Mức độ phát triển của các thể chế trung gian .
 Mức độ cạnh tranh trong hoạt động tín dụng.
 Sự phát triển của thị trường tài chính trong và ngoài nước.
 Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
 Sự ổn định của nền kinh tế, chính sách tài khoá, tình hình cân đối thu chi
ngân sách, tình hình an ninh, chính trị, xã hội,…

=> Chọn đáp án D

Câu 29: Khi lạm phát dự tính tăng thì?

A. Lãi suất sẽ giảm mạnh


B. Lãi suất cũng tăng theo
C. Lãi suất không tăng
D. Các đáp án trên đều sai

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 181:

“Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất tín dụng. Khi lạm phát dự tính tăng, lãi
suất cũng tăng theo. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất
khi nền kinh tế có xu hướng gia tăng lạm phát.”

Khi lạm phát dự tính tăng, Ngân hàng Trung ương sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm
phát. Việc tăng lãi suất sẽ làm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, từ đó làm
giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, dẫn đến giảm áp lực lên giá cả.

=> Chọn đáp án B

Câu 30: Trong một hệ thống tín dụng, việc tăng lãi suất thường dẫn đến tình huống
nào sau đây?

A. Giảm việc vay mƣợn


B. Tăng việc vay mượn
C. Tăng giá trị tiền tệ
D. Giảm giá trị tiền tệ
23
Giải thích:

Khi lãi suất tăng, chi phí vay vốn cho doanh nghiệp và cá nhân sẽ cao hơn. Điều này
dẫn đến việc phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định vay vốn, từ đó làm giảm
nhu cầu vay mượn trong hệ thống tín dụng.

Lý do là vì:

 Doanh nghiệp: Lãi suất cao khiến doanh nghiệp phải chịu chi phí vốn cao hơn,
ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, họ sẽ hạn chế vay vốn để đầu tư, mở rộng
kinh doanh.
 Cá nhân: Lãi suất cao khiến người dân phải trả nhiều tiền lãi hơn cho các khoản
vay tiêu dùng, mua nhà, mua xe,... Do đó, họ sẽ thắt chặt chi tiêu và hạn chế
vay mượn.

=> Chọn đáp án A

Câu 31: Lãi suất tín dụng có xu hướng giảm khi nào?

A. Cung vốn lớn hơn cầu vốn


B. Cung vốn nhỏ hơn cầu vốn
C. Tỷ lệ lạm phát tăng
D. Ngoại tệ giảm giá

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 181:

Khi lượng vốn cung ứng trên thị trường lớn hơn nhu cầu sẽ làm cho lãi suất giảm. Và
ngược lại, khi lượng vốn cung ứng trên thị trường nhỏ hơn nhu cầu sẽ làm cho lãi suất
tăng. => ý B sai

Khi lạm phát dự tính tăng thì lãi suất cũng tăng theo. Khi lạm phát tăng, Nhà nước cần
phải tăng lãi suất danh nghĩa để bảo đảm lãi suất thực dương. => ý C sai

Khi ngoại tệ giảm giá sẽ làm giá nhập khẩu giảm xuống, dẫn đến giảm chi phí đầu vào,
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, nhu cầu đầu tư cao và lãi suất tăng lên. => ý D sai

=> Chọn đáp án A

24
Câu 32: Lãi suất tín dụng KHÔNG chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nào sau
đây?

A. Cung vốn và cầu vốn trên thị trường


B. Mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng
C. Cơ cấu bộ máy tổ chức Nhà nƣớc
D. Chính sách tài khoá của Nhà nước

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 180,
181:

Với vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, sự biến động của lãi suất phụ thuộc
vào các yếu tố sau đây:

- Khả năng cung ứng và nhu cầu vốn trên thị trường.
- Lạm phát.
- Chính sách vĩ mô của Nhà nước:
 Chính sách tài khóa (thuế và chi tiêu của Chính phủ).
 Chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị
trường mở).
- Rủi ro và kỳ hạn tín dụng.
- Tỷ giá.
- Mức độ phát triển của các thể chế trung gian, mức độ cạnh tranh trong hoạt
động tín dụng và sự phát triển của thị trường tài chính…

=> Chọn đáp án C

Câu 33: Đối với nền kinh tế ổn định, khi Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ thì
lãi suất tín dụng sẽ…

A. Giảm
B. Tăng
C. Không thay đổi
D. Không có cơ sở để quyết định

Giải thích:

25
Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 181:

Để bù đắp bội chi ngân sách, Chính phủ thường phát hành thêm trái phiếu. Lượng
cung trái phiếu trên thị trường tăng làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm, lãi suất
thị trường vì vậy sẽ có xu hướng tăng lên.

=> Chọn đáp án B

Câu 34: Lãi suất tín dụng KHÔNG bị chi phối bởi nhân tố nào sau đây?

A. Chính sách bảo hiểm


B. Chính sách tài khóa của nhà nước
C. Cung cầu vốn trên thị trường
D. Lạm phát

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 180,
181:

Với vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, sự biến động của lãi suất phụ thuộc
vào các yếu tố sau đây:

- Khả năng cung ứng và nhu cầu vốn trên thị trường.
- Lạm phát.
- Chính sách vĩ mô của Nhà nước:
 Chính sách tài khóa (thuế và chi tiêu của Chính phủ).
 Chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị
trường mở).
- Rủi ro và kỳ hạn tín dụng.
- Tỷ giá.
- Một số nhân tố khác.

=> Lãi suất tín dụng không bị chi phối bởi chính sách bảo hiểm.

=> Chọn đáp án A

Câu 35: Thông thường khi bội chi ngân sách tăng?

A. Lãi suất danh nghĩa sẽ tăng lên

26
B. Lãi suất danh nghĩa sẽ giảm đi
C. Lãi suất thực gia tăng
D. Lãi suất thực giảm đi

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 178:

Lãi suất danh nghĩa: Là loại lãi suất được xác định theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ
hay nói cách khác là loại lãi suất loại trừ ảnh hưởng bởi sự biến động giá trị của tiền tệ.
Lãi suất danh nghĩa thường được công bố chính thức trong các hợp đồng tín dụng và
ghi rõ trên các công cụ nợ.

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực ± Tỷ lệ lạm phát (thiểu phát) dự đoán.

Dựa theo giáo trình trang 181, Bội chi ngân sách là một bộ phận trong cầu quỹ cho vay
nên khi bội chi ngân sách tăng làm cho cầu quỹ cho vay lớn lên kéo theo lãi suất có xu
hướng gia tăng.

Thông thường, để bù đắp bội chi ngân sách, Chính phủ thường phát hành thêm trái
phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng làm cho giá trái phiếu có xu hướng
giảm, lãi suất thị trường vì vậy sẽ có xu hướng tăng lên.

=> Chọn đáp án A

Câu 36: Khi Ngân hàng Trung ương thực hiện việc mua chứng từ có giá trên thị
trường, điều gì xảy ra với lãi suất tín dụng?

A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Tùy thuộc vào chính sách tiền tệ khác

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 182:

Khi NHTW thực hiện việc mua chứng từ có giá trên thị trường, nó tạo ra sự gia tăng
khối lượng tiền cung ứng vào lưu thông, cung tiền tăng dẫn đến lãi suất giảm, vì thế sẽ
làm giảm lãi suất tín dụng.

27
=> Chọn đáp án B

Câu 37: Lãi suất tín dụng tăng khi?

A. Cung vốn lớn hơn cầu vốn


B. Cung vốn nhỏ hơn cầu vốn
C. Kỳ hạn cho vay ngắn
D. Lạm phát giảm

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 181:

Khả năng cung ứng và nhu cầu vốn trên thị trường là nhân tố tác động trực tiếp đến
việc hình thành lãi suất trên thị trường, cụ thể: Khi lượng vốn cung ứng trên thị trường
lớn hơn nhu cầu sẽ làm cho lãi suất giảm và ngược lại khi lượng vốn cung ứng trên thị
trường nhỏ hơn nhu cầu sẽ làm cho lãi suất tăng.

=> Chọn đáp án B

Câu 38: Lãi suất trái phiếu chính phủ tăng thì lãi suất huy động vốn ở các tổ chức tài
chính trung gian sẽ?

A. Bình ổn theo thời gian


B. Giảm
C. Không ảnh hưởng
D. Tăng

Giải thích:

Lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất huy động vốn ở các tổ chức tài chính trung
gian có mối quan hệ tương quan, tỷ lệ thuận với nhau. Khi lãi suất trái phiếu Chính
phủ tăng, sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, dẫn đến các tổ chức tài chính trung gian sẽ
phải tăng lãi suất huy động vốn để cạnh tranh với kênh đầu tư trái phiếu Chính phủ và
thu hút nguồn vốn từ người gửi tiền.

=> Chọn đáp án D

28
3. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG CHỦ YẾU TRONG NỀN KINH TẾ

3.1. Tín dụng thƣơng mại

Câu 39: Đâu là hình thức tín dụng do các cơ sở kinh doanh cung cấp, được biểu hiện
dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hóa?

A. Tín dụng thƣơng mại


B. Tín dụng ngân hàng
C. Tín dụng Nhà nước
D. Tín dụng cá nhân

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 169:

Tín dụng thương mại: Là hình thức tín dụng do các cơ sở kinh doanh cung cấp, được
biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng
hóa. => ý A đúng

Tín dụng Nhà nước: Là hình thức tín dụng do Nhà nước cung cấp. Trong đó, Nhà nước
thường đóng vai trò là người đi vay. Nhà nước có thể phát hành trái phiếu, công trái để
vay vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư để giải quyết
các nhu cầu chi tiêu của mình. => ý B sai

Tín dụng ngân hàng: Là hình thức tín dụng do các ngân hàng và các tổ chức tín dụng
phi ngân hàng cung cấp cho các tổ chức, cá nhân. => ý C sai

Tín dụng cá nhân: Là hình thức tín dụng do các cá nhân cung cấp cho nhau, chủ yếu
phục vụ cho mục đích tiêu dùng của các cá nhân này. Hình thức tín dụng này phát sinh
mang tính chất tự phát và dựa trên mối quan hệ quen biết, tin cậy giữa các cá nhân với
nhau. => ý D sai

=> Chọn đáp án A

Câu 40: Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần trong tín dụng thương mại là?

A. Thƣơng phiếu
B. Hợp đồng tín dụng
C. Giấy tờ có giá như trái phiếu, công phiếu, tín phiếu
29
D. Hợp đồng kinh tế

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 184:

Thương phiếu là một loại giấy chứng nhận nợ xác định quyền đòi nợ của người sở hữu
thương phiếu và nghĩa vụ phải hoàn trả của người mua chịu hàng hóa khi đến hạn.

=> Chọn đáp án A

Câu 41: Công ty cổ phần Hoàng anh mua 100 kiện hàng của doanh nghiệp ABC
nhưng chưa thanh toán tiền ngay và cấp thương phiếu cho doanh nghiệp AB Đây là
hình thức tín dụng gì?

A. Tín dụng thƣơng mại


B. Tín dụng ngân hàng
C. Tín dụng Nhà nước
D. Tín dụng thuê mua

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 184:

Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại là thương phiếu. Thương phiếu là một loại
giấy chứng nhận nợ xác định quyền đòi nợ của người sở hữu thương phiếu và nghĩa vụ
phải hoàn trả của người mua chịu hàng hóa khi đến hạn.

=> Chọn đáp án A

3.2. Tín dụng ngân hàng

Câu 42: Đâu KHÔNG phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?

A. Đối tượng huy động vốn và cho vay được thực hiện dưới hình thức tiền tệ
B. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đóng vai trò là tổ chức trung gian tín
dụng
C. Mục đích của tín dụng ngân hàng là kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích kiếm lời
D. Nguồn vốn cho vay của tín dụng ngân hàng là nguồn vốn đang trong quá
trình SXKD

30
Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 187,
188:

 Đối tượng huy động vốn và cho vay được thực hiện chủ yếu dưới hình thức tiền
tệ.
 Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đóng vai trò là tổ chức trung gian tín
dụng.
 Mục đích của tín dụng ngân hàng là kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích kiếm
lời.
 Nguồn vốn cho vay của tín dụng ngân hàng là nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế.

=> Chọn đáp án D

Câu 43: Phát biểu nào sau đây là SAI?

A. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với
nhau, hình thành trên cơ sở quan hệ mua - bán chịu hàng hóa
B. Công cụ phục vụ chủ yếu cho hoạt động tín dụng ngân hàng là thƣơng
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các loại chứng chỉ huy động vốn
C. Tín dụng Nhà nước được sử dụng như một công cụ tài chính để đoảm bảo cho
sự phát triển ổn định của nền kinh tế xã hội
D. Tín dụng phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang
người sử dụng trong một thời gian nhất định và có hoàn trả với giá trị hoàn trả
lớn hơn giá trị chuyển nhượng

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 187:

Công cụ phục vụ chủ yếu cho hoạt động tín dụng ngân hàng phải là các loại giấy nhận
nợ (kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ…)

=> Chọn đáp án B

Câu 44: So với các hình thức tín dụng khác trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân
hàng KHÔNG có ưu điểm nổi bật nào?
31
A. Khối lượng tín dụng lớn
B. Thời hạn tín dụng đa dạng
C. Thủ tục nhanh chóng
D. Phạm vi hoạt động rộng

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 189:

So với tín dụng thương mại và các hình thức tín dụng khác trong nền kinh tế thị
trường, tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm nổi bật, đó là:

Thứ nhất, khối lượng tín dụng lớn, đáp ứng được mọi nhu cầu vay vốn của khách
hàng. => đáp án A

Thứ hai, thời hạn tín dụng là đa dạng. => đáp án B

Thứ ba, phạm vi hoạt động rộng, diễn ra ở tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã
hội.=> đáp án D

Đáp án C sai.

=> Chọn đáp án C

Câu 45: Quan hệ tín dụng giữa một bên là các tổ chức tín dụng và bên kia là các chủ
thể khác trong nền kinh tế, thuộc?

A. Tín dụng thương mại


B. Tín dụng quốc tế
C. Tín dụng ngân hàng
D. Tín dụng Nhà nước

Giải thích:

Theo giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ, Đại học Thương mại trang 187:

Tín dụng ngân hàng được định nghĩa là quan hệ tín dụng giữa một bên là các tổ chức
tín dụng và bên kia là các chủ thể khác trong nền kinh tế.

=> Chọn đáp án C

Câu 46: Vốn tín dụng ngân hàng có những vai trò đối với doanh nghiệp cụ thể là?

32
A. Bổ sung thêm vốn lưu động cho các doanh nghiệp theo thời vụ và củng cố hạch
toán kinh tế
B. Tăng cƣờng hiệu quả kinh tế và bổ sung nhu cầu về vốn trong quá trình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
C. Bổ sung thêm vốn cố định cho các doanh nghiệp, nhất là các Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay
D. Tăng cường hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 188:

Vốn tín dụng ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình tái sản
xuất xã hội. Khối lượng hàng hóa sản xuất và lưu thông tăng lên thì nhu cầu vốn tín
dụng ngân hàng cũng tăng lên. Rõ ràng, vốn tín dụng ngân hàng vận động phù hợp với
sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội.

=> Chọn đáp án B

3.3. Tín dụng nhà nƣớc

Câu 47: Đâu KHÔNG phải là đặc điểm của tín dụng Nhà nước?

A. Là loại tín dụng mang tính chất tín chấp cả về phía đi vay cũng như cho vay
B. Phạm vi huy động vốn eo hẹp
C. Sự phát triển của tín dụng Nhà nước tạo điều kiện để phát triển tín dụng ngân
hàng
D. Nhà nước huy động vốn và cho vay bằng tiền tệ

Giải thích:

Theo Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ, Đại học Thương mại trang 190, 191:

Tín dụng Nhà nước có những đặc điểm sau:

 Nhà nước huy động vốn và cho vay bằng tiền tệ.
 Tín dụng Nhà nước là loại tín dụng mang tính chất tín chấp cả về phía đi vay
cũng như cho vay.
 Phạm vi huy động vốn rộng lớn.

33
 Việc huy động và sử dụng vốn có sự kết hợp giữa nguyên tắc tín dụng và các
chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước.
 Sự phát triển của tín dụng Nhà nước tạo điều kiện để phát triển tín dụng ngân
hàng.

=> Chọn đáp án B

Câu 48: Tín dụng Nhà nước là hình thức tín dụng?

A. Phát sinh giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế
B. Phát sinh giữa Nhà nước và dân cư trong quá trình nhà nước cung cấp dịch vụ
công cộng
C. Phát sinh giữa Nhà nƣớc và các chủ thể khác trong nền kinh tế
D. Phát sinh giữa Nhà nước với các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng
hóa

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 190:

Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể trong và ngoài
nướ Trong quan hệ này, Nhà nước là chủ thể tổ chức thực hiện các quan hệ tín dụng để
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Nhà nước xuất hiện trong quan hệ tín
dụng này với vai trò vừa là người cho vay, vừa là người đi vay.

=> Chọn đáp án C

Câu 49: Nhà nước huy động vốn và cho vay bằng tiền tệ là đặc điểm của hình thức tín
dụng nào?

A. Tín dụng thương mại


B. Tín dụng ngân hàng
C. Tín dụng Nhà nƣớc
D. Thuê tài chính

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 190:

34
Nhà nước huy động vốn và cho vay bằng tiền tệ. Nhà nước huy động vốn nhàn rỗi
trong nền kinh tế chủ yếu thông qua hình thức phát công trái, trái phiếu chính phủ,...
để hình thành nguồn vốn cho vay. Trên cơ sở nguồn vốn đã có, Nhà nước cho vay đối
với các chủ thể kinh tế cần vốn nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong từng thời kỳ, như đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã
hội và các đối tượng chính sách.

=> Chọn đáp án C

3.4. Thuê tài chính

Câu 50: Thuê tài chính là gì?

A. Thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho
thuê tài sản trên cơ sở hợp đồng giữa bên cho thuê và bên đi thuê
B. Thuê tài chính là thỏa thuận cho thuê tài sản thông qua ngân hàng thương mại
C. Thuê tài chính là cho thuê tài sản của công ty cho thuê tài chính là để kiếm lời.
D. Thuê tài chính là hoạt động tín dụng cho thuê tài sản trên cơ sở hợp đồng giữa
bên cho thuê và bên đi thuê

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 191:

Thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê tài sản
trên cơ sở hợp đồng giữa bên cho thuê và bên đi thuê.

=> Chọn đáp án A

Câu 51: Ưu điểm của thuê tài chính đối với bên thuê là gì?

A. Tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu


B. Giảm thiểu rủi ro lỗi thời tài sản
C. Tăng khả năng linh hoạt trong việc sử dụng tài sản
D. Cả A, B, C

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 192:

35
Người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ
quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Người thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán
tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước
hạn. Kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục
thuê tài sản đó.

Bên thuê sẽ tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu, giảm thiểu rủi ro lỗi thời tài sản, tăng khả
năng linh hoạt trong việc sử dụng tài sản:

 Tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu: Khi thuê tài chính, bên thuê không cần phải bỏ ra
một khoản tiền lớn để mua tài sản ngay lập tức thay vào đó, họ chỉ cần trả một
khoản tiền thuê định kỳ trong suốt thời hạn hợp đồng. => ý A đúng
 Giảm thiểu rủi ro lỗi thời tài sản: Khi thuê tài chính, bên thuê không phải chịu
rủi ro tài sản bị lỗi thời. Khi hết hạn hợp đồng, họ có thể trả lại tài sản và thuê
một tài sản mới hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của mình. => ý B đúng
 Tăng khả năng linh hoạt trong việc sử dụng tài sản: Khi thuê tài chính, bên
thuê có thể linh hoạt thay đổi loại tài sản, số lượng tài sản và thời hạn thuê theo
nhu cầu của mình. => ý C đúng

=> Chọn đáp án D

Câu 52: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phản ánh tính chất của hoạt động cho thuê tài
chính?

A. Công ty cho thuê tài chính cung cấp tài sản cho thuê dựa trên yêu cầu của bên
thuê
B. Người thuê có quyền sử dụng tài sản và thanh toán tiền thuê theo thỏa thuận
C. Trong thời hạn thuê, bên thuê không có khả năng hủy bỏ hợp đồng trước hạn
D. Công ty cho thuê tài chính không đối mặt với rủi ro khi khách hàng không
trả tiền thuê đầy đủ và đúng hạn

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 192:

36
Cho thuê tài chính giống một khoản cho vay thông thường ở chỗ: Công ty cũng phải
đối mặt với rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có hiệu quả không trả được tiền
thuê đầy đủ và đúng hạn.

=> D sai.

=> Chọn đáp án D

37
4. BÀI TẬP TÍNH TOÁN

Câu 53: Anh A gửi vào ngân hàng số tiền 100 USD kỳ hạn 1 năm, với mức tiền lãi
nhận được khi đến đến hạn là 10 US Giả sử nền kinh tế có mức lạm phát là 15%/năm
thì lãi suất thực trong trường hợp này là bao nhiêu?

A. -10%
B. -5%
C. 0%
D. 5%

Giải thích:

Lãi suất danh nghĩa = (Số tiền lãi / Số tiền gửi) x 100% = (10 USD / 100 USD) x 100%
= 10%.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát = 10% - 15% = -5%.

=> Chọn đáp án B

Nhận xét: Lãi suất thực âm nghĩa là mức lãi suất danh nghĩa không đủ bù đắp cho mức
lạm phát. Trong trường hợp này, mặc dù anh A nhận được 10 USD tiền lãi, nhưng giá
trị thực của số tiền này giảm đi 15% do lạm phát. Do đó, anh A mất 5% giá trị tài sản
của mình sau một năm.

Câu 54: Một ngân hàng thương mại năm 2023 thu về tổng doanh thu là 50 tỷ đồng với
tỷ suất lợi tức là 12%, trong đó tổng số vốn vay là 118 tỷ. Vậy lãi suất tín dụng là bao
nhiêu?

A. 5,08%
B. 28,32%
C. 12%
D. 4,23%

Giải thích:

Tổng lợi tức trong kỳ = Tổng doanh thu x Tỷ suất lợi tức = 50 x 12% = 6 (tỷ)

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 175:

Công thức tính lãi suất tín dụng:


38
Lãi suất tín dụng = Tổng lợi tức tín dụng trong kỳ/Tổng số vốn vay trong kỳ x
100% => 6/118 x 100% = 5,08%.

=>Vậy lãi suất tín dụng là 5,08%.

=> Chọn đáp án A

Câu 55: Bà Lan gửi 100 triệu VND vào ngân hàng theo phương thức lãi kép với lãi
suất 8%/năm. Sau 5 năm bà Lan rút toàn bộ tiền và dùng một nửa để xây nhà, số còn
lại bà tiếp tục đem gửi ngân hàng trong 5 năm với cùng lãi suất. Tính số tiền lãi bà Lan
thu được sau 10 năm?

A. 81,412 triệu VND


B. 115,892 triệu VND
C. 119 triệu VND
D. 78 triệu VND

Giải thích:

Công thức tính lãi suất kép ngân hàng cơ bản: A = P x (1 + r)^n.

Trong đó:

 A là số tiền mà người gửi nhận được trong tương lai.


 P là số tiền gốc người gửi bỏ ra để đầu tư ban đầu.
 r là lãi suất hằng năm.
 n là số chu kỳ thực hiện lãi kép.

Số tiền bà Lan rút sau 5 năm đầu là: 100 x (1 + 8%)^5= 146,932 (triệu VND).

=> Số tiền lãi lần 1 là: 146,932 - 100 = 46,932 (triệu VND).

Số tiền bà Lan gửi tiếp vào ngân hàng là: 146,932: 2 = 73,466 (triệu VND).

Số tiền bà Lan có sau 5 năm tiếp theo là: 73,466 x (1 + 8%)^5 = 107,946 (triệu VND).

=> Số tiền lãi lần 2 là: 107,946 - 73,466 = 34,480 (triệu VND).

Tổng số tiền lãi sau 2 lần là: 46,932 + 34,480 = 81,412 (triệu VND).

=> Vậy số tiền lãi bà Lan thu được sau 10 năm là 81,412 triệu VND.

=> Chọn đáp án A

39
Câu 56: Một ngân hàng cung cấp cho vay với lãi suất 10% mỗi năm. Nếu một khách
hàng vay 1.000 đô la trong 5 năm, tổng số tiền phải trả sau 5 năm là bao nhiêu?

A. 1.000 đô la
B. 1.500 đô la
C. 1.100 đô la
D. 1.050 đô la

Giải thích:

Công thức tính lãi suất:

Lãi suất hàng năm = Số tiền vay x Lãi suất x Kỳ hạn = 1.000 x 10% x 1 = 100 (đô la).

=> Số tiền phải trả = Số tiền vay + Tổng số tiền lãi = 1.000 + 100 x 5 = 1.500 (đô la).

Vì vậy, tổng số tiền phải trả sau 5 năm là 1.500 đô la.

=> Chọn đáp án B

Câu 57: Giả sử ông B đi vay 200 triệu VND của ngân hàng VCB với mức lãi suất cho
vay áp dụng cho kỳ hạn vay 3 tháng là X/năm. Số tiền ông B phải trả khi đến hạn là
207.5 triệu. Tìm X?

A. 17%
B. 18%
C. 15%
D. 16%

Giải thích:

Công thức tính lãi suất:

Lãi suất cho vay = Số tiền vay x Lãi suất x Kỳ hạn = 200 x X x 3/12 = 50 x X.

Số tiền phải trả khi đến hạn = Số tiền vay + Lãi suất cho vay = 200 + 50 x X = 207.5.

=> X = 15%.

Vậy mức lãi suất cho vay X là 15%.

=> Chọn đáp án C

40
Câu 58: Một người vay ngân hàng 100 triệu VND với lãi suất là 0,7%/tháng theo thỏa
thuận cứ mỗi tháng người đó sẽ trả cho ngân hàng 5 triệu VND và cứ trả hàng tháng
như thế cho đến khi hết nợ (tháng cuối cùng có thể trả dưới 5 triệu VND). Hỏi sau bao
nhiêu tháng thì người đó trả được hết nợ ngân hàng?

A. 21 tháng
B. 22 tháng
C. 23 tháng
D. 24 tháng

Giải thích:

Gọi số tháng n (n 𝜖 𝑁 ∗ ). Đặt a=5, q=1,007. Đến lần nộp tiền thứ n:

Khoản tiền a đầu tiên thành a . 𝑞𝑛−1 . Khoản tiền a thứ hai thành a . 𝑞𝑛−2 ... Giả sử
𝑞𝑛 −1
khoản tiền cuối cùng vẫn là a thì tổng số tiền đã trả cả vỗn lần lãi là a . =5.
𝑞−1

1,007𝑛 −1
.
1,007−1

Số tiền 100 triệu VND với lãi suất là 0,7/tháng, sau n tháng, sẽ trở thành 100 . 1.007𝑛 .
𝑞𝑛 −1 1,007𝑛 −1
Ta có phương trình a . =5. = 100 . 1.007𝑛  n ≈ 21,6.
𝑞−1 1,007−1

Theo đề bài, tháng cuối cùng có thể trả dưới 5 triệu VND nên số tháng phải làm tròn là
22 tháng.

=> Chọn đáp án B

Câu 59: Một khoản tín dụng là 50 triệu VND, lãi suất là 8%/năm, thời gian cho vay là
1 năm. Số tiền cả gốc và lãi nhận về là?

A. 54 triệu VND
B. 60 triệu VND
C. 64 triệu VND
D. 70 triệu VND

Giải thích:

Công thức tính số tiền lãi:

41
Số tiền lãi = Số tiền gốc x Lãi suất x Thời gian = 50.000.000 x 8% x 1 = 4.000.000
(đồng).

=> Số tiền cả gốc và lãi = Số tiền gốc + Số tiền lãi = 50.000.000 + 4.000.000 =
54.000.000 (đồng).

=> Vậy, số tiền cả gốc và lãi nhận về là 54 triệu VND.

=> Chọn đáp án A

Câu 60: Một khoản tín dụng là 200 triệu VND, sau 1 năm cho vay số tiền nhận về là
218 triệu VND. Lãi suất cho vay là?

A. 7%/ năm
B. 9%/ năm
C. 11%/ năm
D. 13%/ năm

Giải thích:

Theo giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, trường Đại học Thương mại trang 175:

Ta có công thức tính lãi suất tín dụng:

Lãi suất tín dụng = (Tổng lợi tức trong kỳ/ Tổng số tiền vay trong kỳ) x 100%.

= (218 - 200)/200 x 100% = 9%.

=>Vậy lãi suất cho vay là 9% năm.

=> Chọn đáp án B

Câu 61: Ông A gửi 600 USD kỳ hạn 1 năm vào ngân hàng, mỗi tháng ông nhận được
5 USD tiền lãi. Vậy lãi suất theo năm mà ngân hàng phải trả cho ông là bao nhiêu phần
trăm, không xét trường hợp kép lãi?

A. 0.83%
B. 8%
C. 12%
D. 10%

Giải thích:

42
Gọi X là lãi suất theo năm mà ngân hàng phải trả cho ông A.

Số tiền lãi được tính bằng công thức:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất x Kỳ hạn = 600 x X x 1/12 = 5 USD.

=> X = 10%.

Vậy lãi suất theo năm mà ngân hàng phải trả cho ông là 10%.

=> Chọn đáp án D

Câu 62: Ông A gửi 100 triệu VND vào ngân hàng với mức lãi suất huy động ngân
hàng công bố (áp dụng cho kỳ hạn 3 tháng) là 12%/năm. Tổng số tiền gốc và lãi mà
ông A nhận được sau 3 tháng là?

A. 103 triệu VND


B. 106 triệu VND
C. 110 triệu VND
D. 112 triệu VND

Giải thích:

Công thức tính số tiền lãi:

Số tiền lãi = Số tiền gốc x Lãi suất x Kỳ hạn = 100 x 12% x 3/12 = 3 (triệu VND).

Trong đó:

 Số tiền gốc: Là số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng.


 Lãi suất: Mức lãi suất (đơn vị: %/năm) được ngân hàng áp dụng tại thời điểm
gửi.

=> Tổng số tiền gốc và lãi = Số tiền gốc + Số tiền lãi = 100 + 3 = 103 (triệu VND).

=>Vậy tổng số tiền gốc và lãi mà ông A nhận được sau 3 tháng là 103 triệu VND.

=> Chọn đáp án A

Câu 63: Giả sử lãi suất huy động do ngân hàng ACB công bố là 18,9% năm, tỷ lệ lạm
phát là 19,8%/năm. Khi đó lãi suất thực mà người gửi tiền nhận được là?

A. -0,9%/năm
B. 0,9%/năm
43
C. 18,9%/năm
D. 27,7%/năm

Giải thích:

Để tính lãi suất thực, ta sử dụng công thức sau:

Lãi suất thực = Lãi suất huy động - Tỷ lệ lạm phát.

Áp dụng công thức tính:

Lãi suất thực = 18,9% - 19,8% = -0,9%.

=>Vậy lãi suất thực mà người gửi tiền nhận được là -0,9%/năm.

=> Chọn đáp án A

Câu 64: Giả sử ông B đi vay 100 triệu VND của ngân hàng VCB với mức lãi suất cho
vay áp dụng cho kỳ hạn vay 3 tháng 18%/năm. Tính số tiền ông B phải trả khi hạn đến
hạn?

A. 103 triệu VND


B. 104,5 triệu VND
C. 112 triệu VND
D. 118 triệu VND

Giải thích:

Công thức tính số tiền lãi:

Số tiền lãi = Số tiền vay x Lãi suất x Kỳ hạn = 100 x 18% x 3/12 = 4,5 (triệu VND).

Trong đó:

 Số tiền vay: Là số tiền mà khách hàng vay ngân hàng


 Lãi suất: Mức lãi suất (đơn vị: %/năm) được ngân hàng áp dụng tại thời điểm
gửi.

=> Tổng số tiền phải trả = Số tiền vay + Số tiền lãi = 100 + 4,5 = 104,5 (triệu VND).

=>Vậy số tiền ông B phải trả khi hạn đến hạn là 104,5 triệu VND.

=> Chọn đáp án B

44
Câu 65: Giả sử ông C đem gửi 50 triệu VND tại ngân hàng BIDV với kỳ hạn 3 tháng.
Lãi suất huy động ngân hàng áp dụng cho kỳ hạn là 9%/năm. Tính tổng số tiền ông A
nhận được khi đến hạn tất toán?

A. 51,125 triệu VND


B. 51,5 triệu VND
C. 53 triệu VND
D. 54,5 triệu VND

Giải thích:

Công thức tính số tiền lãi:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất x Kỳ hạn = 50 x 9% x 3/12 = 1,125 (triệu VND).

Tổng số tiền nhận được = Số tiền gốc + Số tiền lãi = 50 + 1,125 = 51,125 (triệu VND).

=>Như vậy, số tiền ông A nhận được khi đến hạn tất toán là: 51,125 triệu VND.

=> Chọn đáp án A

45
KẾT LUẬN

Như vậy, thông qua quá trình nghiên cứu và học tập học phần Nhập môn tài
chính tiền tệ, đặc biệt là chương 6 đã khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng của
tín dụng trong đời sống kinh tế - xã hội, được ví như dòng máu lưu thông trong cơ thể
con người. Nó là công cụ đắc lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp
và cá nhân thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh, và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Về mặt kinh tế:

Tín dụng góp phần tăng cường khả năng thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy
lưu thông hàng hóa và kích thích sản xuất.

Tín dụng giúp động viên các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực
mới, tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Tín dụng góp phần ổn định thị trường tài chính và giảm thiểu rủi ro kinh tế.

Về mặt xã hội:

Tín dụng giúp giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng thu nhập, tạo điều kiện cho
người nghèo và các đối tượng yếu thế có cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

Tín dụng góp phần phát triển giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân.

Về mặt quốc tế:

Tín dụng giúp thúc đẩy thương mại quốc tế, kích thích đầu tư nước ngoài và nâng
cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, cần sử dụng tín dụng một cách hiệu quả để tránh những rủi ro tiềm ẩn.
Việc sử dụng tín dụng không hợp lý có thể dẫn đến tình trạng nợ nần, ảnh hưởng tiêu
cực đến đời sống kinh tế và xã hội. Do đó, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của việc sử dụng tín dụng hiệu quả, đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật và cơ chế
quản lý tín dụng chặt chẽ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động tín dụng.

Có thể khẳng định, tín dụng là một công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội. Việc sử dụng tín dụng một cách hiệu quả sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân và cả cộng đồng.
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Vũ Xuân Dũng, Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ, Đại học Thương
mại, NXB Thống kê, 2012.
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính - Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống
kê, 2009.
3. PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng, Nhập môn Tài chính - Tiền tệ,
NXB Đại học Quốc gia TP. HCM, 2006.

47
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lớp HP: 232EFIN2811_01 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Lần thứ I)

1. Thông tin tổng quát:

 Thời gian: 21h ngày 15/03/2024

 Hình thức: Online (Google Meet).

 Thành phần tham dự: Tất cả thành viên trong nhóm.

2. Mục đích cuộc họp:

 Giao nhiệm vụ: Thuyết trình, sửa Word, làm Quiz, thư ký.

 Phân chia công việc làm nội dung bài thảo luận.

3. Nội dung chính cuộc họp:

 Nhóm trưởng ổn định tổ chức.

 Nhóm trưởng nêu yêu cầu công việc của nhóm và phân chia cho các thành
viên như sau:

Nội dung tìm hiểu Thành viên

Nguyễn Yến Linh

Những vấn đề chung của tín dụng Phùng Mai Linh

Ninh Thị Loan

Đỗ Văn Long

Hoàng Thị Mai


Lãi suất tín dụng
Lê Thị Tuyết Mai

Nguyễn Tuấn Mạnh

48
Nguyễn Hoàng Minh
Các hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế
Trần Đức Minh
thị trường
Hoàng Thị Quỳnh Nga

Bài tập tính toán Cả nhóm

Mỗi người tìm từ 6 – 8 câu hỏi trắc nghiệm với 3 nhóm câu hỏi: Câu hỏi trực
diện, Câu hỏi suy luận, Câu hỏi tính toán

 Bảng phân chia Word, Quizz, thư ký, thuyết trình:

Nhiệm vụ Thành viên

Lê Thị Tuyết Mai


Word
Nguyễn Tuấn Mạnh

Nguyễn Yến Linh


Quiz
Nguyễn Hoàng Minh

Thư ký Phùng Mai Linh

Hoàng Thị Mai


Thuyết trình
Hoàng Thị Quỳnh Nga

4. Đánh giá chung

Nhóm làm việc tốt, nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm của tất cả các thành
viên. Hoàn thành được mục đích cuộc họp đã đề ra.

Thƣ ký Nhóm trƣởng

Linh Long

Phùng Mai Linh Đỗ Văn Long

49
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lớp HP: 232EFIN2811_01 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Lần thứ II)

1. Thông tin tổng quát:

 Thời gian: 21h ngày 01/04/2024

 Hình thức: Online (Google Meet).

 Thành phần tham dự: Tất cả thành viên trong nhóm.

2. Mục đích cuộc họp:

 Thống nhất, rà soát lại nội dung bài thảo luận.

3. Nội dung chính cuộc họp:

 Nhóm trưởng ổn định tổ chức.

 Nhóm trưởng và các thành viên cùng nhận xét chất lượng và thống nhất các
câu hỏi trắc nghiệm trong bài thảo luận.

 Kết thúc buổi họp.

4. Đánh giá chung

Nhóm làm việc tốt. Các thành viên hoạt động nhiệt tình, trách nhiệm; thực
hiện đầy đủ nhiệm vụ được phân công ở buổi trước.

Thƣ ký Nhóm trƣởng

Linh Long

Phùng Mai Linh Đỗ Văn Long

50

You might also like