Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa - Vấn Đề Hạt Vi Nhựa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BÁCH KHOA HÀ NỘI


Môn:Nhập môn Hóa Học CH2003
GVHD : Nguyễn Xuân Trường

GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA VẤN ĐỀ Ô NHIỄM HẠT VI NHỰA

Sinh viên làm tiểu luận:


Nguyễn Minh Thu Trang 20212221
Trần Nguyễn Ánh Tuyết 20212228
Đặng Phương Thảo 20212212
Nguyễn Thị Tuyền 20212227
MỤC LỤC

KHÁI NIỆM

NGUỒN GỐC

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

THỰC TRẠNG

NGUYÊN NHÂN

GIẢI PHÁP
1
KHÁI NIỆM
1. Rác thải nhựa là gì?
Là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng
nhựa đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và bị đem
vứt bỏ.

Rác thải nhựa bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa,
ống hút nhựa, đồ chơi cũ bằng nhựa,… những sản phẩm
này có đặc điểm là thời gian phân hủy lâu, có thể lên tới
hàng trăm, hàng ngàn năm.

Hiên nay, rác thải nhựa gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề cho đất đai, đường thủy và đại
dương. Nhiều cuộc khảo sat cho thấy, mỗi năm có tới 1,1 - 8,8 triệu tấn rác thải nhựa vào
biển gây lên tình trạng ô nhiễm môi trường biển cực kì nghiêm trọng.
(Nguồn : https://greenwater.com.vn/rac-thai-nhua-la-gi.html)

2. Hạt vi nhựa là gì?


Hạt vi nhựa (microplastic) là những mảnh nhựa nhỏ được tìm thấy trong môi trường.
Chúng được định nghĩa là các hạt nhựa có đường kính nhỏ hơn 5mm.Hạt vi nhựa được làm
từ polyme tổng hợp bao gồm polyetylen, acid polylactic
(PLA), poly(methyl methacrylate), poly propylene,
polystyrene, hoặc polyethylene telephthalate.

Hạt vi nhựa có thể được sản xuất chủ động ở kích thước
nhỏ (microbeads) có trong rất nhiều các loại sản phẩm làm
sạch như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem đánh răng, một số mĩ
phẩm (son, mascara, sơn móng tay,…) hoặc hình thành từ
quá trình phá hủy các mảnh nhựa lớn hơn trong môi
trường.

3. Ô nhiễm hạt vi nhựa là gì?


Ô nhiễm hạt vi nhựa là một loại mảnh vụn biển có nguồn gốc từ các hạt nhựa được sử
dụng trong sản xuất nhựa quy mô lớn. Những hạt nhựa trước khi sản xuất này được tạo ra với
quy trình tách biệt với nhựa của người sử dụng, trong đó chúng được tạo thành bằng cách nấu
chảy, và lượng thất thoát được phát sinh trong cả giai đoạn sản xuất và vận chuyển. Thường
được gọi là vi nhựa, những chất dẻo này được thải ra môi trường mở, tạo ra ô nhiễm trên đại
dương và trên các bãi biển.

(Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Ô_nhiễm_hạt_vi_nhựa)

4. Ô nhiễm rác thải nhựa là gì?


Ô nhiễm rác thải nhựa (ô nhiễm chất dẻo) là hiện tượng tích tụ các đồ nhựa trong môi
trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, sức khỏe con người và động vật.
2
NGUỒN GỐC
Vi nhựa có nguồn gốc từ các loại chất thải nhựa do con người thải ra môi trường, theo đó, vi
nhựa có thể có 3 nhóm xuất xứ:
 Vi nhựa sơ cấp (nguyên phát): Là nhựa được chủ ý thiết kế với kích thước rất nhỏ gọi
là microbeads, có nhiều trong các sản phẩm sức khỏe và làm đẹp như kem đánh răng,
bột giặt, mỹ phẩm,.... hoặc trong công nghệ phun khí để làm sạch rỉ rét, sơn keo máy
móc, động cơ, vỏ thuyền….
 Vi nhựa thứ cấp (thứ phát): Là những mảnh nhựa rất nhỏ sản sinh từ sự phân hủy của
các mảnh vụn nhựa lớn hơn, do các tác nhân vật lý, sinh học và hóa học gây ra.
 Vi nhựa từ các nguồn khác: Là những mảnh nhựa có trong rác thải phụ phẩm, bụi
trong quá trình hao mòn của hai loại vi nhựa sơ cấp và thứ cấp như sợi vi nhựa khi
giặt quần áo, đồ chơi bằng nhựa, vi nhựa cao su do lốp xe hao mòn…
Sự hiện diện của vi nhựa trong đại dương đã được phát hành vào đầu những năm 1970,
nhưng mãi đến năm 2004, các nhà khoa học mới tiến hành Nghiên cứu chuyên sâu về phân
bố và tác động của vi nhựa. Tiên phong là nghiên cứu của nhà sinh học biển Richard
Thompson

3
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Mỗi công ty sẽ có quy trình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm nhựa gia dụng
riêng biệt được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO. Càng những công ty uy tín, quy
trình sản xuất càng chặt chẽ với nhiều bước kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào,
sản phẩm đầu ra,... Dẫu vậy, một quy trình sản xuất nhựa gia dụng cơ bản sẽ diễn ra
như sau

1. Bước 1: Tạo hạt nhựa


Trên thực tế, quy trình sản xuất hạt nhựa sẽ tùy thuộc vào từng loại hạt nhựa khác nhau,
phổ biến nhất gồm hai loại:
a) Hạt nhựa tái sinh: Được sản xuất từ nhựa thu gom như PP, HDPE, ABS, PE,PVC… sau
đó phân loại và tái chế theo các phương pháp khác nhau. Hạt nhựa tái chế này được sử
dụng phổ biến nhất hiện nay, là nguyên liệu sản xuất trong ngành công nghiệp, xây
dựng…
Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh
Bước 1: Thu gom nhựa đã qua sử dụng
Bước 2: Phân loại và cắt nhựa thu gom thành
từng miếng nhỏ
Bước 3: Làm sạch nhựa để loại bỏ chất bẩn rồi
đem sấy khô
Bước 4: Đem nhựa làm sạch đi nung chảy và ép
qua máy đùn thành sợi hoặc hạt nhựa tái sinh.
b) Hạt nhựa nguyên sinh: Là loại hạt nhựa nguyên chất không pha tạp, không chất phụ gia.
Gồm các loại như ABS, PC, HIPS, PMMA, POM, PA… Các sản phẩm được làm từ nhựa
nguyên sinh có những đặc tính ưu việt như mềm dẻo, đàn hồi tốt, chịu được áp lực cong
vênh, màu sắc tươi sáng, bề mặt bóng mịn mang tính thẩm mỹ cao.
So với sản xuất hạt nhựa tái sinh, hạt nhựa nguyên sinh có quy trình sản xuất phức tạp
hơn gồm: Hydrocacbon sẽ được làm nóng và trải qua quá trình “cracking” để phân hủy thành
ethylene và propylen.
Tiếp đến những hợp chất có khối lượng phân tử thấp phải trải qua phản ứng trùng hợp để
tạo ra nhựa polymer.
Thêm thuốc nhuộm màu, chất dẻo, chất chống cháy,… sau khi quá trình cracking kết thúc
sẽ tạo thành polime để chế tạo các sản phẩm khác nhau. Còn polyvinyl chloride và styrene là
những chất dùng để chế tạo hạt nhựa nguyên sinh.
Nguồn : https://inbaobiquocminh.com/quy-trinh-san-xuat-hat-nhua/

2. Bước 2 : Pha màu nhựa


Tùy theo yêu cầu về thành phẩm của đơn vị đối tác, hạt nhựa trắng tinh khiết ban đầu sẽ
được pha màu để tạo thành các hạt nhựa với màu sắc khác nhau. Từ đó sản xuất ra sản phẩm

4
nhựa gia dụng với màu sắc đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác
nhau.
Có 3 phương pháp tạo màu cho sản phẩm nhựa hiện nay bao
gồm:
 Hạt màu (color masterbatch)
 Bột màu (industrial pigments)
 Màu dạng sệt

Trong đó, chất tạo màu cho nhựa ở dạng hạt được sử
dụng nhiều nhất bởi tính đa dạng và hiệu quả của nó trong sản xuất. Dạng chất tạo màu này
thường được gọi là color masterbatch và nó sẽ được trộn với các nguyên liệu khác như chất
độn nhựa hoặc phụ gia trong sản xuất các sản phẩm nhựa. Sắc tố trong hạt nhựa màu ở nồng
độ cao (10-70%) với độ phân tán tuyệt vời sẽ mang lại cho sản phẩm cuối cùng một diện mạo
hoàn hảo nhất.
Một loại tiên tiến khác là các hạt nhựa màu hoặc hợp chất màu compound, không yêu cầu
sự liên kết của các nguyên liệu khác. Vì nồng độ trong vật liệu này được điều chỉnh đặc biệt ở
nồng độ thích hợp (thường dưới 5%) cho các sản phẩm cuối cùng, các nhà sản xuất nhựa có
thể trực tiếp sử dụng loại chất tạo màu này để tạo ra sản phẩm.
Khi so sánh với những phẩm màu dành cho nhựa khác ở dạng lỏng hoặc dạng bột, nhóm
color mastebatch thể hiện những tính năng về độ phân tán, độ ổn định khi lưu trữ cũng như
tính linh hoạt trong sử dụng vượt trội hơn hẳn. Từ đó, các chi phí liên quan đến sản xuất và
bảo quản sản phẩm cũng được tối ưu hóa.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất vẫn sử dụng bột màu cho các sản phẩm nhựa. Với giá thành
rẻ hơn, bột màu thường dùng với nồng độ khoảng 30 – 80%. Nhược điểm của loại màu này là
chúng không có độ phân tán màu tốt như hạt màu thông thường, độ ô nhiễm cao hơn, cụ thể
là làm bẩn máy móc sản xuất cũng như môi trường xung quanh vì những hạt bột màu rất nhẹ
và dễ bay.
Màu dạng sệt cũng ít được sử dụng hơn hạt nhựa màu vì độ phân tán của chúng không
được tốt. Do đó các nhà sản xuất thường chỉ sử dụng loại phẩm màu này bất cứ khi nào họ
muốn tạo ra các sản phẩm làm từ nhựa có màu sắc nhẹ hoặc bán trong suốt.
Nguồn: https://europlas.com.vn/vi/hat-nhua-mau-phuong-phap-toi-uu-tao-mau-cho-nhua/
3. Bước 3: Kéo sợi nhựa
Từ quy trình sản xuất hạt nhựa nguyên
sinh, trải qua công đoạn pha màu, tiếp theo,
nhà sản xuất sẽ kéo sợi nhựa theo kích cỡ và
đường kính khác nhau – tùy mục đích sử dụng.
Tạo ra những sợi nhựa dẻo dai, dễ dàng phù
hợp với việc sản xuất bao bì, hộp đựng, đồ gia
dụng,…

5
4. Bước 4: Trộn phụ gia
Tiếp đến, sợi nhựa sẽ được trộn cùng các loại phụ gia cần thiết. Với những loại sản phẩm
nhựa khác nhau thì chất phụ gia được trộn sẽ khác nhau, phổ biến là: Phụ gia dai, Phụ gia liên
kết, Phụ gia cứng… Công đoạn này đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất nhựa gia
dụng, giúp sản phẩm nhựa đặt độ bền, độ cứng và độ đàn hồi tối đa, chịu được cọ sát và các
va đập mạnh.

5. Bước 5: Ép khuôn nhựa


Phương pháp ép phun nhựa hiện đại bằng khuôn áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại đem
đến nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống. Thực hiện ép phun nhựa được các sản
phẩm từ đơn giản đến phức tạp, chi tiết nhựa kích cỡ nhỏ với độ chính xác cao. Chất lượng
sản phẩm nhựa đồng đều, chính xác về hình dạng, kích cỡ và thông số kỹ thuật, ít sai hỏng.
Tự động hóa quá trình sản xuất nhựa, nhân viên vận hành chỉ cần cung cấp hạt nhựa và kiểm
tra chất lượng sản phẩm nhựa thành phẩm, loại bỏ bavia. Chu kỳ ép nhựa nhanh, cùng lúc có
thể ép nhiều sản phẩm làm tăng năng suất, giảm chi phí.
http://smartpm.com.vn/tin-tuc/phuong-phap-ep-khuon-nhua-hien-dai.html

6. Bước 6: Cắt gọt bavia


Bavia là hiện tượnng khi đó nhựa đi vào giữa bề mặt phân khuôn (PL surface) của khuôn
và gây ra một màng mỏng hay sợi tơ không mong muốn trên sản phẩm. Bavia phát sinh khi
bề mặt phân khuôn bị mở ra dưới tác động của áp lực nhựa hoặc khi bề mặt PL có một khe hở
ở giữa.
Công đoạn này phải do các công nhân có tay nghề cao xử lý. Bavia có thể gây xước
tay hoặc làm hỏng các chi tiết khi chứa đựng sản phẩm. Bởi vậy, cắt gọn bavia để sản phẩm
trở nên đảm bảo mỹ quan và an toàn khi sử dụng.

6
2. Ví dụ về Quy trình sản xuất 1 số sản phẩm nhựa
a. Quy trình sản xuất hạt nhựa PE cụ thể:
Thu mua hạt nhựa tái sinh → Phân loại → Loại bỏ tạp chất → Sấy khô → Nung nấu
→Kéo hạt/ Đúc thành khuôn → Cắt thành hạt → Trộn màu → Ép lại.
b. Quy trình sản xuất bao bì nhựa PP:
Quy trình sản xuất bao bì nhựa PP tại Bao Bì Ánh Sáng bao gồm 7 công đoạn chính:
Kéo chỉ PP – dệt vải PP – tráng PE trên vải PP – in ấn – cắt và tạo hình – lồng, may bao bì
pp thành phẩm – kiểm tra và đóng gói.

Công đoạn kéo sợi

Công đoạn dệt vải PP

Công đoạn tráng ghép

Công đoạn in ấn

Công đoạn cắt và tạo hình


Công đoạn may bao bì pp thành
phẩm
Công đoạn kiểm tra, đóng gói

7
Nguồn: https://baobianhsang.vn/quy-trinh-san-xuat-bao-bi-nh

THỰC TRẠNG
Các sản phẩm nhựa (plastics) được sản xuất công nghiệp và sử dụng rộng rãi từ giai đoạn
1940 trở lại đây và có vai trò đặc biệt quan trọng với nhiều ngành kinh tế và đời sống của
người dân trên thế giới. Tuy vậy, việc gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa (ước tính
lên đến 12 tỷ tấn vào năm 2025, rác thải nhựa ngày càng gây nhiều ảnh hưởng đến môi
trường, đặc biệt là các hệ sinh thái biển và ven biển. Hàng năm đại dương nhận khoảng 4,8
đến 12,7 triệu tấn rác thải nhựa từ đất liền từ các hoạt động đánh bắt thủy hải sản, du lịch, đặc
biệt là lượng rác thải sinh hoạt, công nghiệp ngày càng gia tăng. Phần lớn các thành phần
nhựa đều khó phân hủy sinh học, chúng chỉ bị vỡ ra thành các mảnh bé hơn bởi các tác nhân
vật lý như tia UV, sóng hay va đập vào rạn san hô, trầm tích. Các mảnh nhựa có kích thước <
5 mm được gọi là microplastics hay hạt vi nhựa. Bên cạnh việc lượng lớn rác thải nhựa thải
ra môi trường gây suy giảm chất lượng môi trường, hạt vi nhựa còn là tác nhân gây ảnh
hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái .Các hạt vi nhựa được phân loại thành hạt vi nhựa sơ cấp và
hạt vi nhựa thứ cấp. Hạt vi nhựa sơ cấp được sản xuất phục vụ cho công nghiệp nhựa với
hình dạng và kích thước cụ thể và thường có dạng hình cầu. Hạt vi nhựa thứ cấp là sản phẩm
của quá trình phân hủy các loại rác thải nhựa trong môi trường. Hạt vi nhựa rất phổ biến
trong môi trường biển và đại dương, chúng có thể trôi nổi trên bề mặt đại dương hay lắng
đọng trong trầm tích ở khắp các đại dương trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận
sự xuất hiện của hạt vi nhựa trong cơ thể của nhiều loài cá, rùa hay chim biển, trong các loài
động vật phù du và trong ruột của các loài sinh vật hai mảnh vỏ. Hạt vi nhựa tích lũy trong cơ
thể sinh vật có thể làm giàu thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng đến nhiều loài khác, kể
cả con người. Hơn thế nữa, hạt vi nhựa có thể hấp phụ các chất ô nhiễm hữu cơ, kim loại
nặng, PCBs gây tác động có hại lên nhiều loại động vật và hệ sinh thái.Việt Nam được đánh
giá là nước đứng thứ 4 thế giới về lượng rác thải nhựa thải ra môi trường biển với 18000 tấn
một năm, đứng sau Trung Quốc, Philipines và Indonesia. Các nghiên cứu gần đây về phân bố
hạt vi nhựa tại Việt Nam cho thấy môi trường nước các kênh rạch gần các nhà máy trên sông
Sài Gòn bị nhiễm bẩn các loại hạt vi nhựa có nguồn gốc từ dệt may.
Theo thống kê trên báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, phân tích mới ở
Anh đã phát hiện ô nhiễm vi nhựa ở tất cả 10 hồ, sông và các hồ chứa được lấy mẫu. Có hơn
1.000 mảnh nhựa nhỏ trên mỗi lít nước ở sông Tame, Manchester, Anh. Ngay cả ở những nơi
tương đối xa như Thác nước Dochart và Loch Lomond ở Scotland cũng chứa 2 hoặc 3 mảnh
nhựa trên mỗi lít nước. Sông Thames ở London có khoảng 80 vi nhựa trên mỗi lít nước,
tương tự như sông Cegin ở Bắc Wales. Sông Blackwater ở Essex có 15 hạt vi nhựa. Ullswater
có 30 hạt và hồ chứa Llyn Cefni ở Anglesey có 40 hạt.

8
Vi nhựa cũng có trong bụi đường hô hấp khi con người hít thở vào. Vì vi nhựa có đường kính
trên 10 micromet nên thường được hệ thống chất nhầy, lông mao đường hô hấp trên bắt giữ
và loại trừ ra qua hắt hơi, ho, xỉ mũi, khạc đàm nhầy… Nếu vi nhựa có kích thước nhỏ hơn,
chúng sẽ tiến sâu hơn và mắc kẹt vào các phế nang, khó bị đào thải.
Với kích thước nhỏ gọn dễ phát tán, chỉ trong một thời gian ngắn, vi nhựa đã có mặt khắp nơi
gây ra tình trạng ô nhiễm vi nhựa ngày càn lan rộng làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường
sống.
Theo một bài nghiên cứu của tổng cục biển và hải đảo Việt Nam (Viet Nam Administration
of sea and islands) cho biết, các loài sinh vật biển và chim biển thường ăn nhựa và vi nhựa do
nhầm lẫn đó là thức ăn, lâu dần khi dạ dày không có chỗ chứa, chúng sẽ chết do trong bụng
chứa đầy nhựa và vi nhựa.

9
NGUYÊN NHÂN
Từ lâu, các sản phẩm từ nhựa và nilon đã được sử dụng phổ biến trong đời sống và mang lại
những tiện ích nhất định cho con người. Với giá thành rẻ lại vừa tiện lợi cho việc kinh doanh
buôn bán của mọi người. Tuy nhiên ít ai biết rằng vấn nạn ô nhiễm nhựa đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hệ sinh thái và thế giới tự nhiên, điều tồi tệ hơn là, mỗi ngày chúng ta đang
vô tình “ăn” một lượng nhựa không hề nh. Việc sử dụng những sản phẩm này đã để lại
những hậu quả khôn lường đối với môi trường sống
Có thể nói xung quanh chúng ta là nhựa, từ túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, đồ dùng nhựa, đồ
chơi trẻ con nhựa,… Đặc biệt là túi nilon đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc
sống thường ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Với ưu điểm bền,
chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi
nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Hiện nay con
người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần, từ đó gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đến môi trường. Không những thế, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhựa
còn là chất phổ biến trong nước chúng ta uống và không khí chúng ta hít thở, chúng có thể
mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và thế giới tự nhiên.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, trong đó phải kể đến 3
nguyên nhân điển hình là:
Ý thức của con người
Đây là vấn đề đáng lưu ý đầu tiên của con người chúng ta. Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa
là do ý thức của mỗi con người chưa tốt, từ bước tiêu dùng đến xử lý rác thải còn chưa làm
chặt lâu dần thì dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng.
Việc sử dụng đồ nhựa 1 lần là rất phổ biến hiện nay. Thường là các cốc nhựa, bát nhựa,… rất
là tiện dụng. Ví dụ một bữa nhậu thì chỉ cần mua đồ nhựa 1 lần về ăn uống, sau đó vứt đi đỡ
phải rửa và dọn dẹp mất công. Thói quen này làm cho tình trạng rác thải nhựa tăng cao, rất
ảnh hưởng cho môi trường.Vẫn đang còn nhiều cá nhân chưa ý thức được việc bảo vệ môi
trường mà đang vứt rác bừa bãi. Việc không tập kết lại một chỗ để vệ sinh môi trường thu
gom xử lý mà họ tiện tay vứt mọi lúc mọi nơi, khiến cho rác tràn lan ra ngoài môi trường và
không xử lý được. Tình trạng ô nhiễm biển và ô nhiễm nguồn nước cũng từ nguyên nhân này
mà ra.Rác thải thường có nhiều loại và con người chưa có ý thức phân loại rác ngay từ đầu.
Việc để lẫn lộn rác thải nhựa vào rác thải vô cơ sẽ khiến cho quá trình phân loại và xử lý gặp
nhiều khó khăn.

10
Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hiệu quả
Hiện nay thì hệ thống xử lý rác thải nhựa còn chưa được tốt, và chất lượng xử lý không cao.
Vì thế mà lượng rác thải ra một trường ngày càng nhanh chóng và chưa khắc phục được một
cách tốt nhất.
Ở Việt Nam các hệ thống xử lý rác thải chưa được đánh giá cao, chất lượng còn kém. Cơ sở
hạ tầng còn chưa được lớn nên việc xử lý rác thải còn rất ít.Mỗi ngày ở Việt Nam số lượng
rác thải nhựa thải ra môi trường rơi vào khoảng 80.000 tấn. Nhưng chỉ có 20% là được mang
đi tái chế, còn 80% thì được xử lý theo cách truyền thống là chôn hoặc đốt, cách xử lý này
không mang lại hiệu quả mà nó lâu bị phân hủy còn có thể để lại hậu quả xấu về sau. Chính
vì thế cần có biện pháp xử lý rác thải nhựa một cách triệt để nhất.
Chính quyền địa phương chưa làm nghiêm khắc

11
Việc chính quyền địa phương chưa thắt chặt và tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người
dân cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. Nhiều nơi còn thờ ơ với việc xử lý
chất thải hoặc không có hệ thống quản lý chất thải.
Khi về các vùng quê có thể thấy được rác thải còn đang vứt lung tung, không tập kết một chỗ
để xử lý. Theo thống kê của hội môi trường thì số lượng thu gom rác thải ở đô thị vào khoảng
85,5%, còn ở nông thôn chỉ rơi vào khoảng 45%. Số còn lại thì đang trôi nổi ở ngoài môi
trường rất là nhiều.
Theo thống kê, mỗi phút con người mua 1 triệu chai nhựa, mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ
túi nilon, 50% vật dụng nhựa chúng ta sử dụng là loại dùng một lần, gần 1/3 túi nilon sau khi
sử dụng không được thu gom và xử lý đã làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Hàng năm, có tới
13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương đến hệ san hô, hệ động vật đại
dương. Chất thải nhựa đổ ra đại dương có thể bao quanh bốn vòng trái đất mỗi năm và nó có
thể tồn tại 1.000 năm trước khi bị tiêu hủy hoàn toàn. Chất thải nhựa đã hiện hữu trong nguồn
nước sinh hoạt của con người (chất thải nhựa chứa một số hóa chất có thể gây độc và rối loạn
hóc môn; là cục nam châm hút các chất độc khác như dioxin, kim loại và thuốc trừ sâu).
( Nguồn trích: http://ttytyenlac.com/bai-tuyen-truyen-ve-han-che-su-dung-rac-thai- )
Dẫn chứng cụ thể như sau: Sử dụng làn nhựa đi chợ đã trở thành thói quen của phụ nữ
phường Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn). Được biết, một gia đình trên địa bàn TP Thanh Hóa thải
ra khoảng 7 – 10 túi nilon và chất thải rắn sinh hoạt/ngày. Theo ghi nhận của phóng viên, tại
các chợ dân sinh rất ít người dân đi chợ mang theo làn nhựa hoặc đồ dùng thay thế túi nilon
để đựng hàng, gần như 100% chủ quầy hàng bán rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống... vẫn
dùng túi nilon. Chị H., chủ quầy thịt lợn ở chợ Trường Thi, cho biết: “Mỗi ngày tôi dùng hết
gần 1kg túi nilon, tôi bán ở đây nhiều năm, khách đi chợ mang theo làn nhựa hoặc từ chối sử

12
dụng túi nilon rất ít”. Tay xách túi lớn, túi nhỏ từ chợ về, bà Thêm, ở số nhà 250, đường Đội
Cung, phường Trường Thi, cho biết: “Tôi đọc báo, xem tivi biết được tác hại của túi nilon
nhưng vì thói quen và sự tiện dụng nên hàng ngày đi chợ tôi chỉ đi người không, người bán
hàng bỏ rau quả, thịt cá vào túi nilon, tôi chỉ việc xách về”.
Việc sử dụng túi nilon đựng hàng của bà Thêm cũng như những người bán hàng ở các khu
chợ dân sinh đã rất nhiều năm rồi, rất khó thay đổi, dù họ vẫn biết rằng sử dụng túi nilon sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống. Trước thực trạng trên, thời gian qua,
các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã tích cực vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động,
kêu gọi cộng đồng thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một
lần. Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, lồng ghép trong các hội nghị, cuộc
họp và tuyên truyền trực tiếp đến người dân nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm
quan trọng của việc phòng, chống rác thải nhựa. Từ đó, xuất hiện một số mô hình, cách làm
hay như tuyên truyền, vận động để người dân dùng lá chuối đóng gói thực phẩm; thay thế túi
nilon bằng túi vải, túi cói, làn nhựa; sử dụng ống hút bằng chất liệu tre, luồng, ống hút inox...
Trong đó, các cấp hội LHPN trong tỉnh cũng đã tuyên truyền, vận động chị em thay đổi nhận
thức, từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần, thay thế bằng đồ dùng
làm từ thiên nhiên và thân thiện với môi trường. Nhiều năm nay, các cấp hội LHPN đã gắn
với cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” và phong trào “Phụ nữ Thanh Hóa
chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thành lập các mô hình thiết
thực, như: “Thu gom phế thải nhựa tái chế gây quỹ hội”, “Đổi phế liệu lấy cây xanh”, đan làn
nhựa từ dây lạt nhựa phế thải (TP Thanh Hóa, Nga Sơn, Mường Lát, thị xã Bỉm Sơn...); mô
hình “Chi hội phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon”, “Thu gom phế liệu, đổi lấy màu xanh”;
dùng vỏ chai nhựa, bình nhựa đổ đất trồng hoa, rau thơm (Hậu Lộc, Hoằng Hóa); dùng làn
nhựa đi chợ (Hà Trung, Yên Định, Thạch Thành, thị xã Bỉm Sơn)... Cùng với đó, các cấp hội
còn khuyến khích hội viên là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, các tiểu
thương, các HTX, tổ hợp tác do nữ làm chủ giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng
một lần; vận động gia đình, người thân cùng “nói không” với rác thải nhựa.
Sử dụng làn nhựa khi đi chợ đã trở thành thói quen của đa số phụ nữ phường Lam Sơn (thị xã
Bỉm Sơn). Chị Vũ Thị Chinh, Chủ tịch Hội LHPN phường Lam Sơn, cho biết: Phường Lam
Sơn hiện nay có 6 chi hội, với hơn 1.900 hội viên. Từ cuối năm 2019, hội đã triển khai sử
dựng làn nhựa để đi chợ nhằm giảm thiểu sử dụng túi nilon, cùng với sử dụng làn nhựa đi
chợ, nhiều chị em còn có sáng kiến mang theo các hộp nhựa sử dụng được nhiều lần để đựng
các loại thực phẩm khác nhau. Việc phát làn nhựa cho chị em đi chợ ở các chi hội điểm mô
hình “Nói không với rác thải nhựa và túi nilon” của Hội LHPN thị xã Bỉm Sơn đã bước đầu
hạn chế sử dụng túi nilon trên địa bàn. Mặt khác, việc mỗi hội viên xách làn nhựa đi chợ là
hành động nhằm làm thay đổi thói quen giảm sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa trong cuộc
sống hàng ngày, góp phần lan tỏa đến cộng đồng và xã hội trong việc hạn chế rác thải nhựa ra
môi trường. Thông qua chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ
chung tay hành động nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa trong cuộc sống, sinh hoạt hàng
ngày; đồng thời chị em sẽ là lực lượng nòng cốt, gương mẫu đi đầu trong việc hạn chế sử
dụng túi nilon, nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần; sử dụng túi vải, làn nhựa khi đi
chợ; tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động dọn vệ sinh môi trường, thu gom và đổ rác
thải đúng nơi quy định.

13
Chị Nguyễn Thị Thi, chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu phố 1, phường Lam Sơn, cho biết:
“Trước đây, mỗi lần đi chợ, tôi lại mang về hàng chục túi nilon đựng cá, thịt, rau..., từ khi hội
phát động phong trào chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường tôi đã nhận ra tác hại của túi
nilon với môi trường và đã dùng làn nhựa đi chợ và hộp nhựa để đựng thức ăn”. Nhận thấy
lợi ích của việc hạn chế sử dụng túi nilon, chị Thi cũng như các hội viên phụ nữ khác trong
khu phố đã trở thành những tuyên truyền viên, kêu gọi, vận động các chị em khác và người
dân cùng tham gia, hình thành thói quen bảo vệ môi trường.( Nguồn trích:
https://ngayday.com/han-che-su-dung-tui-nilon-trach-nhiem-cua-ca-cong-dong)
Còn một số điều về nhựa mà chưa chắc chúng ta đã biết. Nghe thật kỳ lạ nhưng rất có thể
chúng ta đang vô tình ăn những mảnh nhựa nhỏ tương đương cả một chiếc thẻ tín dụng vào
mỗi tuần. Một nghiên cứu mới của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) do Đại học
Newcastle, Úc thực hiện, cho thấy mọi người tiêu thụ khoảng 2.000 mảnh vi nhựa
microplastic (những mảnh nhựa rất nhỏ có kích thuớc dưới 5 mm) mỗi tuần, tổng lượng nhựa
chúng ta vô tình “tiêu thụ” có thể lên tới khoảng 21 gram mỗi tháng và hơn 250 gram mỗi
năm. Nghiên cứu này là phân tích toàn cầu đầu tiên kết hợp dữ liệu từ hơn 50 nghiên cứu về
sự xâm nhập của vi nhựa vào sức khỏe con người. (Nguồn trích:
https://mb.dkn.us/doi-song/chung-ta-dang-vo-tinh-an-nhua-moi-ngay.html)

14
GIẢI PHÁP
Chính vì rác thải nhựa có nhiều tác hại như vậy mà chúng ta cần có các biện pháp khắc phục
tình trạng ô nhiễm này. Dưới đây là một số biện pháp góp phần giảm thiểu số lượng rác thải
nhựa ra môi trường:
1.Phân loại rác thải đúng cách
Trong phân loại và xử lý rác, rác thải được chia thành ba loại gồm:
Rác thải hữu cơ
Rác thải vô cơ
Rác thải tái chế
Rác thải nhựa thuộc nhóm rác thải có thể tái chế, đó là những hộp chai nhựa, giấy, thùng
carton, ghế nhựa… Trong quá trình phân loại, nếu nhận thấy các loại rác thải nhựa có thể tải
sử dụng, hãy nên giữ lại và tái chế để sử dụng.

2.Tái sử dụng lại các chai lọ đồ nhựa


Tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và khuyên
người dân nên làm. Việc này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi trường.
Thay vì dùng một lần và vất đi, người dân có thể sử dụng sản phẩm đó cho những mục đích
khác, vừa tiết kiệm vừa giúp bạn thỏa sức sáng tạo:
Chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể tái sử dụng để đựng nước, bột giặt, nước rửa bát,…
Tuy nhiên lưu ý là vỏ chai của các loại thuốc tẩy, chai đựng hóa chất,… thì không nên tái sử
dụng.
Tái sử dụng đồ nhựa, chai nhựa làm đồ trang trí như: ống cắm bút, chậu hoa,… Việc tái chế
này hoàn toàn đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.

15
3.Thay đổi thói quen sử dụng ống hút nhựa
Ống hút nhựa có đặc tính rẻ, tiện dụng và bền, thế nhưng chúng lại có nhiều tác động xấu tới
môi trường vì rất khó phân huỷ. Ống hút nhựa có thể phải mất tới 100 – 500 năm mới có thể
bị phân hủy hoàn toàn.
Chính vì thế, hãy cố gắng thay đổi dần thói quen, nhận thức và hạn chế sử dụng ống hút nhựa
nhé! Thay vào đó hãy:
Lựa chọn việc thưởng thức đồ uống trực tiếp từ cốc, hạn chế tối đa việc sử dụng ống hút nhựa
khi không cần thiết.
Thay thế ống hút nhựa bằng các loại ống hút có thể tái sử dụng nhiều lần như: ống hút tre,
ống hút inox, ống hút thủy tinh… Sau mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là có thể
dùng tiếp ở những lần sau rồi.

16
Khi cần phải sử dụng ống hút dùng một lần, hãy cân nhắc lựa chọn các loại ống hút thân thiện
với môi trường như: ống hút – sản phẩm sinh học phân hủy an toàn. Như hiện nay đã có rất
nhiều loại ống hút phân hủy sinh học hoàn toàn như Igreen, Aneco….

4.Sử dụng các dụng cụ ăn uống bằng gỗ (đũa, thìa, muỗng..)


Dụng cụ ăn uống bằng nhựa có giá thành rẻ nhưng độ bền thấp, không thể đựng được đồ
nóng và có nguy cơ phơi nhiễm chất độc ra đồ ăn, gây nguy hại cho sức khỏe.
Vì thế hãy cân nhắc ngay chuyện thay thế bằng các loại muỗng đũa, muỗng, thìa… làm bằng
gỗ hay inox để có thể tái sử dụng nhiều nhé. Tuy chi phí đầu tư ban đầu có thể cao, nhưng vì
có thể tái sử dụng nhiều lần nên vẫn tiết kiệm được khá nhiều.
Đặc biệt với các nhà hàng, quán đồ ăn, đồ uống… việc sử dụng đồ bằng gỗ nhằm giảm rác
thải nhựa, bảo vệ môi trường sẽ giúp tăng điểm trong mắt khách hàng, thu hút họ quay lại lần
sau đó!
5.Xử lý rác thải nhựa

17
Các đơn vị xử lý rác thải sẽ sử dụng lò hơi chuyên dụng với nhiệt độ cao 2000 - 3000 độ C,
tại nhiệt độ cao thì các chất độc hại sẽ bị phân hủy . Ngoài ra, các lò đốt rác sẽ sử dụng thêm
công nghệ xử lý khí thải tích hợp trong lò, hạn chế tối đa chất độc hại lan tràn ra ngoài môi
trường. Tuy nhiên, phương pháp chủ yếu hiện nay vẫn là đốt, chôn lấp, thải ra ngoài môi
trường.
Ngoài ra hiện nay đã có những phương pháp tiên tiến, hiện đại hơn không chỉ an toàn mà còn
bảo vệ môi trường như công nghệ đốt phát điện, công nghệ nhiệt phân…
6.Nâng cao ý thức của cộng đồng
Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người dân, khuyến khích tham gia, tổ chức các hoạt động
chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực.
*Tác hại mà rác thải nhựa mang đến cho đại dương là vô cùng khôn lường. Chính vì vậy,
con người không thể thờ ơ nữa mà cần có biện pháp giảm thiểu kịp thời ngay:
Không xả rác thải ra sông vì đây là nguồn rác chính đổ thẳng ra biển. Thay vào đó hãy phân
loại rác và vứt rác đúng nơi quy định để tái chế, hủy bỏ đúng quy trình. Tránh để lẫn, gây mất
thời gian, công sức, tiền bạc cho việc phân loại trước khi tái chế.
Không vứt rác ra bãi biển, nâng cao ý thức du lịch biển. Cần dọn dẹp rác thải ngay sau khi
thực hiện các hoạt động du lịch trên biển.
Chung tay làm sạch bãi biển, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển. Mỗi người có ý thức sẽ
góp phần đẩy mạnh ý thức chung.
Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, tuyên dương những cá nhân, tập thể điển
hình góp phần làm sạch môi trường.
Hạn chế sử dụng đồ nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần.

TRÍCH DẪN NGUỒN


18
1. Rác thải nhựa là gì? ( Trích : greenwater.com.vn ).
2. Ô nhiễm hạt vi nhựa. ( Trích : wikipedia.com ).
3. Quy trình sản xuất nhựa. ( Trích: Web Bao bì Quốc Minh và
https://baobianhsang.vn/quy-trinh-san-xuat-bao-bi-nhua-pp.html).
4. Hình ảnh các hạt vi nhựa. ( Trích : europlas.com.vn ).
5. Phương pháp ép khuôn nhựa. ( Trích : Tin tức (smartpm.com.vn) ).
6. Các sản phẩm làm bằng tre, dễ phân hủy. ( Trích: ecgreen.onghuttre ).

LỜI CẢM ƠN

19

You might also like