Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC 2022 – 2023


I. TRI THỨC TIẾNG VIỆT
1/ Liên kết trong văn bản
a. Đặc điểm và chức năng
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở lên mạch
lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
- Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:
+ Nội dung các câu các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Các câu các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết phù hợp.
b. Một số phép liên kết thường dùng
+ Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước
+ Phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
2. Thành ngữ
a/Khái niệm: Là một tập hợp từ cố định. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của
các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.
VD: Chậm như rùa, nhanh như cắt, đen như cột nhà cháy,..
b/ Chức năng:
- Làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc.
- Làm thành một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ. làm cho lời nói, câu văn trở nên
giàu hình ảnh, cảm xúc (là một bộ phận của câu).
3. Nói giảm nói tránh
- Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng
nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Cô ấy trông thật xấu xí -> Cô ấy trông không được xinh lắm.
4. Nói quá
Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
- Tác dụng: nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
VD: “Đêm tháng nằm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Kỹ năng xác định phương thức biểu đạt

TT PTBĐ Đặc điểm Ví dụ

1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc “Xe chạy chầm chậm…Mẹ tôi cầm
nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi,
và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi
hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức
nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con


rồi mà.”

(Nguyên Hồng)

“Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy


con chim chào mào từ hốc cây nào
đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh,
Tái hiện trạng thái sự vật, con phía đông một mảng trời trong vắt.
2 Miêu tả
người. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những
vòm lá bưởi lấp lánh”.

(Tô Hoài)

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

(Hồ Chí Minh)

“Trường học của chúng ta là


trường học của chế độ dân chủ nhân
dân, nhằm mục đích đào tạo những
công dân và cán bộ tốt, những
người chủ tương lai của nước nhà.
Về mọi mặt, trường học của chúng
4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận. ta phải hơn hẳn trường học của thực
dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo,
học trò và cán bộ phải cố gắng hơn
nữa để tiến bộ hơn nữa.”
(Hồ Chí Minh)

“ Huế có những công trình kiến


trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc
xếp vào hàng di sản văn hóa thế
Thuyết Giới thiệu đặc điểm, tính chất, giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm
5 của vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ,
minh phương pháp…
chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh,
điện Hòn Chén, chợ Đông Ba…”

(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành)

Hành chính Dùng để giao tiếp hành chính dựa Thông tư, nghị định, đơn từ, báo
6
– công vụ trên cơ sở pháp lí. cáo, hợp đồng,…
* Lưu ý:
- Có 6 phương thức biểu đạt là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính-công vụ.
- Khi đề hỏi phương thức biểu đạt chính hoặc phương thức biểu đạt chủ yếu thì chỉ trả lời một phương
thức biểu đạt.
- Khi đề hỏi phương thức biểu đạt chung thì trả lời tất cả các phương thức biểu đạt mà đoạn ngữ liệu có.
Khi viết câu trả lời thì phương thức biểu đạt chính viết trước, phương thức biểu đạt khác viết sau. Có thể dùng
từ “kết hợp” hoặc “xen lẫn” để nối giữa phương thức biểu đạt chính với các phương thức biểu đạt khác.
Ví dụ: Đoạn thơ
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy


Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay..”
(“Ông đồ” – Vũ Đình Liên)
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả.

- Có những phương thức biểu đạt dù chiếm đa số các câu thơ, câu văn trong ngữ liệu nhưng chỉ là phương
tiện để làm nổi bật phương thức biểu đạt chính.
Ví dụ: Đoạn thơ
“Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.”
(“Quê hương” – Tế Hanh)
Đoạn thơ trên có sáu câu thơ đều là sáu câu miêu tả nhưng phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ phải là
biểu cảm. Bởi lẽ toàn bộ hệ thống hình ảnh miêu tả trong đoạn thơ cũng như trong cả bài thơ chỉ là tái hiện
phong cảnh, cuộc sống và người dân làng chài quê hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình. Như vậy yếu tố
miêu tả ở đây, dù chiếm một tỷ lệ lớn vẫn chỉ là phục vụ cho biểu cảm, trữ tình. Mặt khác ngòi bút miêu tả của
tác giả không khách quan chủ nghĩa mà trái lại thấm đẫm chủ quan. Như vậy mới có những so sánh hay, bay
bổng, lãng mạn, mới có những nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn vào sự vật khiến sự vật có một vẻ đẹp, một ý
nghĩa, tầm vóc bất ngờ.
II/ TẠO LẬP VĂN BẢN
Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
* Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống thuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra
kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh
vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
*Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nêu được vấn đề cần bàn luận
- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận
- Đưa ra lí lẽ, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến
*Bố cục bài viết cần đảm bảo:
Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng kiến của người viết về vấn đề ấy.
Thân bài:
1. Giải thích
- Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng;
- Nếu bài viết là về một câu tục ngữ, câu danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa cả câu
2. Bàn luận
- Khẳng định ý kiến tán thành hoặc phản đối của người viết về vấn đề
- Trình bày các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến
3. Lật lại vấn đề
Nhìn lại vấn đề theo chiều hướng ngược lại, trao đổi ý kiến trái chiều...
Kết bài: khẳng định lại kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.
ĐỀ VĂN GỢI Ý
ĐỀ 1: Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao
nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
ĐỀ 2: Từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”
Đề 3: Thất bại là mẹ thành công.

GỢI Ý
ĐỀ 1
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: trò chơi điện tử.

II. Thân bài:


1. Giải thích
- Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí được ra đời dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và các
thiết bị điện tử
- Đang phát triển mạnh mẽ với rất nhiều loại game phong phú và đa dạng.
- Số lượng các quán game, quán net mọc lên hàng loạt với sự đông đúc.
- Đối tượng: không chỉ phổ biến đối với trẻ em, lứa tuổi thanh thiếu niên, mà còn với cả người trưởng
thành nhưng chủ yếu rơi vào đối tượng các bạn học sinh, sinh viên.
2. Bình luận
a. Tác dụng/lợi ích của trò chơi điện tử
- Giải tỏa căng thẳng
- Tạo niềm vui, sự gắn kết giữa người chơi với nhau, giúp con người giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.
- Tính giáo dục, rèn luyện: nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, rèn luyện lại các nội dung đã học hoặc
thêm trải nghiệm về đời sống.
b. Tác hại của trò chơi điện tử
- Nguy cơ khi chơi nhiều và chơi không để ý thời gian:
+ Gây ảo giác, nhầm lẫn giữa trò chơi và đời thực.
+ Ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng học tập, công việc, độ minh mẫn.
+ Trở thành những mối nguy hại và là một trong những con đường dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội.
c. Giải pháp để trò chơi điện tử là một công cụ có ích cho con người
- Tuyên truyền, phổ biến về những hậu quả mà trò chơi điện tử gây ra khi con người lạm dụng nó.
- Người chơi cần biết sắp xếp và sử dụng thời gian hợp lí, không dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi
tiêu khiển vô bổ.
- Lựa chọn giải trí bằng những trò chơi có lợi cho sức khỏe như vận động thể dục thể thao…
- Giữa gia đình, nhà trường cần có sự phối hợp trong việc định hướng cho học sinh tìm đến những trò chơi
bổ ích và tránh xa trò chơi điện tử.

3. Kết luận
- Khẳng định: ham mê trò chơi điện tử không xấu.
- Ham mê trò chơi điện tử làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống, học tập mới xấu.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
- Bài học nhận thức và hành động. Liên hệ bản thân

ĐỀ 2

1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí " Uống nước
nhớ nguồn".

2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- "Uống nước" ở đây nghĩa là gì?
+ Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn
nước mà ta đang uống.
+ Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại.
- "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa:
+ Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước.
+ Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng.
=> Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ "Hãy luôn biết ơn và đền đáp những
người đã có công giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát".
b. Bàn luận

 Thời xưa: Người xưa thường tổ chức cúng kính để cảm ơn trời đất, mỗi vụ mùa đều cúng thần
linh, thờ tổ tiên...
 Thời nay: các ngày lễ lớn như thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc để
tri ân người có ơn với đất nước; Tinh thần ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ ngã xuống
vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa…
- Liên hệ bản thân: Con cháu cần kính trọng ông bà và cha mẹ những người đã sinh thành, nuôi dưỡng
chúng ta...; Học trò cần tôn trọng thầy cô giáo, những người đã cung cấp cho ta kiến thức bổ ích, dạy dỗ
chúng ta nên người.
c) Lật lại vấn đề
- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Nêu bài học cho bản thân.

ĐỀ ĐỌC HIỂU THAM KHẢO


ĐỀ 1
Đọc ngữ liệu sau:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế
mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa
thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch
đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái,
thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.
Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 36-37)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại văn bản nào? (NB)
A. Văn bản biểu cảm
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản thuyết minh
Câu 2: Trong văn bản trên người viết đã đưa ra mấy ý kiến để nêu lên giá trị của thời gian? (NB)
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 3: Nhận định nào không đúng khi nói văn bản “Thời gian là vàng” là bàn về một vấn đề đời sống?
(NB)
A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết
B. Người viết thể hiện rõ ý kiến dối với vấn đề cần bàn bạc
C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cụ thể
D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 4: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dung theo hình thức liên kết nào? (TH)
“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới
biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”
A. Phép thế B. Phép lặp C. Phép liên tưởng D. Phép nối
Câu 5: “Bữa đực, bữa cái” trong văn bản có nghĩa là? (TH)
A. Bữa học bữa nghỉ B. Học tập chăm chỉ,
C. Kiên trì trong học tập D. Chịu khó học tập
Câu 6: Nội dung chính trong văn bản trên là gì? (TH)
A. Khẳng định giá trị của vàng đối với con người B. Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người
C. Phải biết tận dụng thời gian trong công việc. D. Ý nghĩa của thời gian trong kinh doanh, sản xuất
Câu 7: Xác định phép lập luận trong văn bản trên. (TH)
A. Phép lập luận chứng minh, giải thích B. Trình bày khái niệm và nêu ví dụ
C. Phép liệt kê và đưa số liệu D. Phép lập luận phân tích và chứng minh
Câu 8: Ý nào đúng khi nói về “giá trị của thời gian là sự sống” từ văn bản trên? (TH)
A. Biết nắm thời cơ, mất thời cơ là thất bại.
B. Sự sống con người là vô giá, phải biết trân trọng
C. Kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
D. Phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
Câu 9: Em tâm đắc thông điệp nào nhất? Vì sao? (Vận dụng)
Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian? (Vận dụng)

GỢI Ý
ĐỀ 1
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
- Nội dung: nói về giá trị của thời gian
Câu 2: Trong văn bản trên người viết đã đưa ra 5 ý kiến để nêu lên giá trị của thời gian
Câu 3: Các phép liên kết trong văn bản
- Phép lặp: thời gian
- Phép nối: thật vậy, nhưng
Câu 4: Câu tục ngữ nói về giá trị của thời gian.
- Thời gian là vàng bạc, Thì giờ là vàng bạc…
Câu 5: Thành ngữ trong văn bản: Bữa đực bữa cái
Câu 6: “giá trị của thời gian là sự sống” trong văn bản nghĩa là:
Kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết
Câu 7: Em tâm đắc thông điệp nào nhất: có thể chọn và lý giải giá trị của thời gian mà bản thân tâm đắc và
phải lý luận sao cho có tính thuyết phục.
Câu 8. Qua văn bản trên em rút ra bài học về việc sử dụng thời gian:
- Cần sử dụng thời gian một cách hợp lí, có kế hoạch cho từng việc.

- Không nên lãng phí thời gian vì thời gian đã qua thì không thể lấy lại được
ĐỀ 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây. Sự ấm nóng ấy
đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la. Người ta ví Đại dương giống như người
mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi. Đại dương và Khí quyển – người mẹ, người cha
thiên nhiên đó gắn bó thân thiết, thủy chung hàng triệu triệu năm không thể tách rời. Nếu với con người
“Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” (Huy Cận), thì Khí quyển lại cho ta nguồn oxy
quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Người cha
khổng lồ đã dang rộng vòng tay yêu thương, lấy thân mình che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của
Mặt trời để muôn loài được bình an. Vậy mà loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương
nặng vì sự ấm nóng lên của Trái đất dẫn đến biến đổi khí hậu…
Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng
tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài. Đó chính là do sự thay đổi của một vài yếu tố thiên nhiên nhưng
nguyên nhân chính vẫn là do các chất khí CO2, metan, … vào bầu khí quyển do các hoạt động sản xuất, sinh
hoạt của con người đang làm bề mặt Trái đất nóng lên, dẫn đến đại dương nóng lên…
(Trích sách “Luyện kĩ năng đọc hiểu theo đặc trưng thể loại” quyển 2 – Nguyễn Thị
Hậu chủ biên – NXBĐHQG Hà Nội, trang 79 và 81)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung của văn bản
Câu 2. Nguyên nhân nào làm Trái đất nóng lên?
Câu 3. Theo em, nhan đề của văn bản trên là gì?
Câu 4. Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau “… Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong
khoảng mấy thập kỉ gần đây. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao
la. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi. Đại
dương và Khí quyển – người mẹ, người cha thiên nhiên đó gắn bó thân thiết, thủy chung hàng triệu triệu
năm không thể tách rời”.
Câu 5. Bầu khí quyển giúp ích gì cho đời sống con người?
Câu 6. Bầu khí quyển rất quan trọng với con người vì cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi
không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Nhận định này đúng hay sai?
Câu 7. Em hiểu gì về tác hại của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người ngày nay?
Câu 8. Từ văn bản trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường em đang sống?
ĐỀ 2

Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận


Nội dung: Sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến trái đất
Câu 2. Nguyên nhân làm Trái đất nóng lên:
Các chất khí CO2, metan, ... từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người vào bầu khí quyển
Câu 3. Nhan đề của văn bản trên là: Biến đổi khí hậu với đại dương và khí quyển
Câu 4. Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau “… Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong
khoảng mấy thập kỉ gần đây. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao
la. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi. Đại
dương và Khí quyển – người mẹ, người cha thiên nhiên đó gắn bó thân thiết, thủy chung hàng triệu triệu
năm không thể tách rời”.
- Phép lặp: Đại dương, Khí quyển
Câu 5. Bầu khí quyển che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của mặt trời
Câu 6. Bầu khí quyển rất quan trọng với con người vì cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi
không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Nhận định này đúng.
Câu 7: Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao. Ảnh hưởng xấu đến con người:
- Khô hạn kéo dài, bão lũ, sóng thần, động đất
- Sinh vật biển hao hụt
- Thời tiết khắc nghiệt, cháy rừng
- Hao hụt lương thực, chỗ ở bị thu hẹp
- Sức khỏe suy giảm
Câu 8.
- Tiết kiệm điện.
- Sử dụng các vật dụng tái chế, hạn chế dùng bao nylon.
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Thường xuyên vệ sinh phòng và nhà ở.
- Giữ gìn cây xanh.
Đề 3
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
1. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
2. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
3. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
( In trong Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học,2016)

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. (0,5đ) Em hãy cho biết các câu trong văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Ca dao C. Đồng dao

B. Tục ngữ D. Dân ca

Câu 2. (0,5đ) Các câu trong văn bản trên có đặc điểm về số dòng, số chữ như thế nào?

A. 1 dòng, 4 tiếng C. 1 dòng, 8 tiếng


B. 1 dòng, 6 tiếng D. 1 dòng, 10 tiếng

Câu 3. (0,5đ) Các câu trong văn bản trên có đặc điểm gì về vần?

A. Vần lưng, vần cách C. Vần lưng, vần sát

B. Vần cách, vần sát D. Vần lưng, vần sát, vần cách

4. Câu 4. (0,5đ) Câu “Bạn Như lớp em có làn da trắng như tuyết” có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nói quá C. Điệp ngữ
B. So sánh D. Nói giảm, nói tránh

Câu 5. (1,5đ) Các câu trong văn bản trên thuộc chủ đề nào mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn
7, kì II (Bộ Chân trời sáng tạo). Em hãy tìm thêm 1 câu khác có cùng chủ đề tương tự.

Câu 6. (1,0đ) Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì?

Câu 7. (1,5đ) Em hãy chỉ ra phép liên kết có trong đoạn văn sau và nêu tác dụng.
Thông qua các câu Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất chúng ta đã phần nào hiểu được hình
thức lưu lại những kinh nghiệm hiểu biết của cha ông ta bao đời nay. Tuy những kinh nghiệm ấy có thể
không còn độ chính xác cao, thế nhưng nó vẫn mang những giá trị văn học, văn hóa, truyền thống quý cần
được gìn giữ và lưu truyền để nhớ đến một nét đẹp độc đáo trong đời sống nhân dân ta từ ngàn đời.
Đề 4
: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không
đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời
sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là
một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu
dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên
cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả
nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.
Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng
sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách.
Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một
công cuộc lớn.
( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?
Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?
Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
Câu 5: Hãy viết một bài văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu
trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có
cuộc sống trí tuệ”.
GỢI Ý
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Lí do vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người sẽ nghèo đi, cuộc sống đạo đức
cũng mất luôn nền tảng.
Câu 3:
- Việc nhỏ là vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài
chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.
- Công cuộc lớn: Đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội,
phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa quốc gia, dân tộc.
Câu 4:
- Thông điệp: Từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc
sách sẽ có nhiều tác hại tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách
ở mọi người.
Đề 5
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Có người nghĩ rằng hưởng thụ cuộc sống đồng nghĩa với vật chất. Nhưng không. Hưởng thụ cuộc sống
tức là tận hưởng mọi thứ tốt đẹp mà cuộc đời và vũ trụ đem đến cho bạn. Vật chất, tinh thần, thể xác. Cổ
điển hay hiện đại. Nắng và gió, ngày và đêm. Mặt trời và mặt trăng, cây cối, núi sông và cỏ dại. Tình
bạn, tình yêu. Mọi thứ, nếu bạn có thể nhận ra chúng. Đáng buồn là nhiều lúc, chúng ta không nhận ra
chúng, mà chỉ nhìn thấy những ảo ảnh khác. Chúng ta bị ảo giác.
(Theo nguồn: https://truyenfull.vn/neu-biet-tram-nam-la-huu-han/)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 2: (1,0 điểm) Tìm phép liệt kê có trong đoạn
Câu 3: (1,0 điểm) Phép liệt kê trong đoạn có tác dụng gì ?
Câu 4: (0,5) Cho biết nội dung chính của đoạn trích
GỢI Ý:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn: Nghị luận
2.Phép liệt kê có trong đoạn:
- Vật chất, tinh thần, thể xác
- Cổ điển hay hiện đại
- Nắng và gió, ngày và đêm
- Mặt trời và mặt trăng, cây cối, núi sông và cỏ dại
- Tình bạn, tình yêu
3.Tác dụng của phép liệt kê: Diễn tả một cách đầy đủ và sâu sắc hơn những thứ mà con người có thể tận
hưởng trong cuộc sống
4.Nội dung chính: Đoạn trích bày tỏ quan niệm về vấn đề hưởng thụ cuộc sống của con người
Đề 6
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều
thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì
càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi
người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.
(Theo Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr.67-68)
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
b. Tìm một phép liên kết câu, xác định từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy được sử dụng trong đoạn
trích.
c. Trong đoạn trích trên, em hãy chọn một ý kiến và lí giải vì sao em
đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó.
d. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy
nghĩ của mình về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi.
GỢI Ý:
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
b. - Phép liên kết câu là phép lặp ở câu 1 và 2 : từ ngữ lặp "học hỏi".
- Phép nối ở câu 3, 4 với từ "và".
Tác dụng: Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn với nhau.
c. Các em có thể lựa chọn các ý sau để phân tích:
- Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi.
- Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn
trọng người khác và khiêm tốn hơn.
- Càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận
- Học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong
đời.
d. Có thể tham khảo những ý sau đây về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi:
- Học hỏi là gì?
Học hỏi là quá trình bạn tìm kiếm, khám phá những tri thức mới, đặt ra những thắc mắc và tìm sự hỗ trợ
hoặc tự mình tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc ấy. Không ngừng học hỏi là con đường dẫn đến thành
công
- Tại sao lại cần phải học hỏi?
+ Học tập sẽ chuẩn bị hành trang thay đổi cuộc đời
+ Học hỏi giúp xây nên thứ vũ khí hủy diệt
+ Là cách để ta luôn luôn theo kịp được với thời đại.
+ Học hỏi để nâng cao hình tượng trong mắt người khác
+ Học hỏi giúp ta liên hệ đến nhiều thứ, từ đó biết thêm nhiều điều khác nữa.
- Ý nghĩa của việc học hỏi:
+Mở rộng hiểu biết bản thân, giúp bạn tự tin về mọi mặt trong cuộc sống.
+ Học hỏi sẽ giúp tâm hồn rộng mờ, bắp kịp xu thế của thời đại.
+ Dễ dàng đạt được sự thành công.
- Nếu không học hỏi, nâng cao bản thân, con người sẽ tụt hậu. Mỗi cá nhân tụt hậu sẽ kéo theo sự thoái
hóa về nhiều mặt trong xã hội.
- Các nguồn để học hỏi: sách vở, từ những người thân, bạn bè, thầy cô, từ trải nghiệm của cá nhân mình,
- Phê phán những người lười biếng, tự cao, tự mãn với bản thân.
- Liên hệ bản thân: Em đã không ngừng học hỏi hay chưa? Hãy chia sẻ đôi điều về bản thân mình trong
chủ đề trên? Phương pháp phân tích, tổng hợp.
=>Tóm tại, học hỏi là quá trình giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời, và nhờ học hỏi, bạn sẽ hiểu rõ
được bản chất ở những vấn đề mà bạn tiếp cận, rút ra được đâu là điều nên làm, đâu là điều không nên
làm, điều nào là tốt, điều nào là xấu,....
Đề 7
Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi:
ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến
của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có
chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản
thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: về một bài toán đã
áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay vẽ một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã
trao nhầm đối tượng,…
Đừng để khỉ tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã
tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì
là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…
(Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã, theo http://www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)
a. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
b. Đoạn văn trên để cập đến nội dung gì? (0,5 điểm)
c. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đểu mang lại cho ta
một bài học đáng giá”. (1 điểm)
d. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà
con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn
rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó. (1 điểm)
e. Có ý kiến cho rằng: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. Anh/Chị hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình vể ý kiến trên.
Trả lời:
a. Phương thức biểu đạt chính trong trích đoạn trên là nghị luận. (0,5 điểm)
b. Nội dung đoạn trích (0,5 điểm)
– Hãy đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lẩn vấp ngã là một lần ta rút ra được những bài học cho bản thân.
– Hãy biết yêu thương, sẻ chia, đồng cảm để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.
c. Những bài học rút ra: (1 điểm)
– Bài học vể kinh nghiệm sống.
– Bài học về ý chí, nghị lực vươn lên.
– Bài học về giá trị đáng quý của cuộc sống.
d. Đoạn văn sử dụng ba biện pháp tu từ (Học sinh chỉ cần nêu được 1 trong 3 biện pháp tu từ): (1 điểm)
+ Điệp ngữ (Đừng để khi)
+ Điệp cấu trúc ngữ pháp (lặp cấu trúc ngữ pháp).
+ Đối lập (tia nắng… đã lên >< giọt lệ… rơi).
– Tác dụng:
+ Biện pháp điệp ngữ; điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối; nhấn mạnh, khuyến
khích mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh…
+ Biện pháp đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ
con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa.
e. (2 điểm)
Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà chúng ta đạt được sau một thời gian đấu tranh. Có một câu nói đã thể
hiện rất sâu sắc về ý nghĩa của chiến thắng là “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.
Chiến thắng bản thân là tự đấu tranh vượt lên cái xấu, cái thấp hèn trong chính con người mình. Cuộc
sống vốn dĩ luôn cần sự đấu tranh để sinh tồn, ví dụ đấu tranh chống thiên tai, chống đói nghèo,… Nhưng
cuộc đấu tranh với những yếu tố khách quan không khó khăn bằng đấu tranh với chính bản thân mình.
Bởi lẽ, điều không tốt ở chính ta không phải lúc nào cũng dễ nhận ra – nhất là khi ta đứng trước những
cám dỗ. Tuy nhiên, nếu nhận ra hạn chế của bản thân để vươn lên lại là sự tự khẳng định mình. Có rất
nhiều tấm gương như thế, chẳng hạn Socrates nói ngọng bẩm sinh nhưng ông đã chiến thắng trong cuộc
chiến đấu với phần khiếm khuyết của bản thân bằng cách tập nói, luyện diễn thuyết trước sóng biển để trở
thành nhà hùng biện. Như vậy, câu nói chứa đựng một quan niệm sống đúng đắn – hướng con người
vươn tới những giá trị đích thực của bản thân để hoàn thiện nhân cách.
Đề 8
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:
“THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC
CỦA MỌI THÓI XẤU
… Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng
dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh
nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.
Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm
mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam.
Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại
người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp
lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.
Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói
đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam
đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.
Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại
không xuất phát từ tham lam.
Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật
đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn... tất cả đều phát sinh từ tham lam.
Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân.
Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.
(Trích Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Dân trí)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2:Xác định trạng ngữ trong câu “Trên phạm vi quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho
dân chúng đều trở thành nạn nhân”?
A. Trên phạm vi quốc gia
B. Những tai họa
C. Do lòng tham gây ra
D. Dân chúng đều trở thành nạn nhân
Câu 3:Trong văn bản trên, hành vi của kẻ tham lam được thể hiện qua những đâu
A. Mưu mô, gian dối,lừa đảo, thường xuyên không nói đúng sự thật…
B.Thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát,...
C. Thường lấy đồ của người khác khi họ không để ý làm của riêng cho mình.
D. Hay kết bè phái để chia rẽ, kéo cánh, làm những việc trái với lương tâm.
Câu 4: Vấn đề bàn luận trong văn bản trên là gì?
A. Bàn về lòng nhân ái
B. Bàn về tính trung thực
C. Bàn về lòng khiêm tốn
D. Bàn về tính tham lam
Câu 5: Hai câu:“Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con
người mà lại không xuất phát từ tham lam.” sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép liên tưởng
Câu 6: Thành ngữ nào sau đây nói về sự tham lam?
A. Cá lớn nuốt cá bé
B. Góp gió thành bão
C. Tham thì thâm
D. Nước đổ đầu vịt
Câu 7/ Từ Hán Việt “ quốc gia” tương ứng với nghĩa nào sau đây?
A. Nước nhà
B. Nhà cửa
C. Nhà ở
D. Nước non
Câu 8:Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tính tham lam ?
A. Là thích vơ vét về phần mình cho nhiều.
B. Là sự đắm say, ham muốn, đam mê về một thứ gì đó, một điều gì đó .
C. Là muốn lấy phần hơn, phần nhiều về vật chất cho bản thân.
D. Là không trung thực , muốn chiếm đoạt tất cả nhằm làm lợi cho bản thân.
Câu 9:Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Sống không tham lam, phải biết yêu thương,
giúp đỡ, chia sẻ với mọi người …
Câu 10: Em có đồng ý với suy nghĩ của tác giả “Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra
khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” không? Vì sao?
Đề 9
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới
biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì
sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch
đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu
kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ
phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên (0,5 điểm)
A. Nghị luận văn học.
B. Nghị luận xã hội.
C. Biểu cảm
D. Tự sự
Câu 2: Theo tác giả, thời gian quý như thế nào? (0,5 điểm)
A. Thời gian là tri thức.
B. Thời gian là ước hẹn.
C. Thời gian là bạc.
D. Thời gian là vũ trụ.
Câu 3: Chủ đề của văn bản? (0,5 điểm)
A. Bàn về giá trị của sự sống.
B. Bàn về giá trị của sức khỏe.
C. Bàn về giá trị của thời gian.
D. Bàn về giá trị của tri thức.
Câu 4: Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào? (0,5 điểm)
“Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh
địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại”.
A. Phép nối
B. Phép lặp
C. Phép thế
D. Phép liên tưởng
Câu 6: Bản thân em sẽ sử dụng quỹ thời gian như thế nào? (1,5 điểm)
Câu 7: Xác định phép lặp trong đoạn văn sau? (1,5 điểm)
“Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá
mà thời gian là vô giá”.

Đề 10

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩa tích cực về thất bại và rút ra
kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn
thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi
ngờ khả năng của chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của
mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác
giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết
này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh
Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood
đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì
ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta
vươn tới thành công.
(Trích Tại sao lại chần chừ, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình,
NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)

Câu 1: (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong phần ngữ liệu trên.
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự
Câu 2: ( 0.5 điểm). Câu nào sau đây là lời khuyên của tác giả dành cho người đọc?
A. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm
B. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện
C. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ
D. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood
Câu 3: (0.5 điểm). Chủ đề tác giả bàn luận trong trích đoạn là gì?
A. Ứng xử trước thất bại
B. Phương pháp làm việc
C. Sức mạnh vươn lên
D. Những người đã từng thất bại
Câu 4: (0.5 điểm) Từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?
“Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện
bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ
khả năng của chính mình.”
A. Phép lặp
B. Phép nối
C. Phép thế
D. Phép liên tưởng
Câu 5: (1.0 điểm). Nội dung của đoạn trích trênì?
Câu 6: (1.5 điểm). Từ việc hiểu nội dung đoạn trích, em hãy rút ra bài học cho bản thân mình?
Câu 7: (1.5 điểm). Xác định một phép liên kết và chỉ ra từ liên kết trong đoạn văn sau: “Thất bại không phải
là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.”
Nội dung: Những người thành công luôn học hỏi kinh nghiệm người khác.
5 Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn
thiện bản thân
Thất bại cũng khiến chúng ta trưởng thành hơn nhờ rèn luyện được bản lĩnh,
6
hiểu được hạn chế của bản thân để từ đó hoàn thiện mình.
- Phép liên kết: Phép thế
7
- Từ ngữ thay thế:Từ “nó” thay thế từ “ thất bại”
Đề 11
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
KHÔNG SỢ SAI LẦM
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc
là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn
tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn
sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai
lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm
gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ
ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ thành công.
(Theo Hồng Diễm Ngữ văn 7, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: (0.5 điểm) Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Thuyết minh
B. Tự sự, biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 2: (0.5 điểm) Trong văn bản trên người viết đã chỉ ra những tác hại gì của việc con người lúc nào
cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm?
A. Sợ hãi thực tế
B. Trốn tránh thực tế
C. Suốt đời không bao giờ có thể tự lập được
D. Cả A,B,C
Câu 3: (0.5 điểm) Chủ đề xuyên suốt các câu, các đoạn trong văn bản trên là gì?
A. Không sợ sai lầm
B. Sai lầm là bài học của con người
C. Bài học về sai lầm
D. Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì
Câu 4 (0,5 điểm): Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dung theo hình thức liên kết nào?
“Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì.”
A. Phép thế
B. Phép lặp
C. Phép liên tưởng
D. Phép nối
Câu 5: (1.5 điểm) Em hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong văn bản trên?
Câu 6: (1.0 điểm) Văn bản trên đã giúp em rút ra những bài học gì cho bản thân?
Câu 7: (1.5 điểm)
Chỉ ra một câu tục ngữ có trong văn bản trên và giải nghĩa tục ngữ đó?
Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn văn trên là thông điệp về việc chấp nhận thất bại như một phần
tất yếu của cuộc sống và học cách đứng lên sau những vấp ngã, thất bại, đương đầu với những thất bại,
rút ra những bài học từ những thất bại và tiếp tục hành trình phía trước của bản thân mình.
HS nêu được ít nhất 02 bài học rút ra được là về việc sử dụng thời gian:
Gợi ý:
- Đừng sợ thất bại, sai lầm, đừng sợ mọi thử thách, gian khổ, hãy bản lĩnh, tự tin đối mặt với mọi sóng
gió để rèn luyện bản thân,...
- Mỗi lần vấp ngã là một lần ta rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình, có như vậy ta mới thành
công…
- GV linh hoạt trong quá trình chấm điểm.
Tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
Ý nghĩa: Để có được thành công thì trước đó con người đã phải trải qua những thất bại…
II. PHẦN VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN
1. Thất bại là mẹ thành công
2. Uống nước nhớ nguồn
3. Bạo lực học đường
4. Nghiện game
5. Tinh thần tự học
6. Có công mài sắt có ngày nên kim
DÀN Ý
THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG
1. Mở bài
Giới thiệu về câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.
2. Thân bài
a. Giải thích
 “Thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống.
 “Thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành
tốt đẹp, xuất sắc.
 “Mẹ” là người phụ nữ có ơn sinh thành, dưỡng dục mỗi người.
=> “Thất bại” và “thành công” là khái niệm đối lập, nhưng được đặt trong mối quan hệ qua từ “mẹ”. Câu tục
ngữ khuyên nhủ mỗi người cần biết chấp nhận thất bại, rút ra bài học và kinh nghiệm để có thành công.
b. Mở rộng vấn đề
- Thất bại giúp con người:
 Có thêm những bài học, kinh nghiệm.
 Mạnh mẽ, bản lĩnh hơn khi đối mặt với khó khăn, thử thách.
 Vững bước cho chặng đường sau đó để đạt được thành công.
- Dẫn chứng: Thế giới ( Thomas Edison, Abraham Lincoln…); Việt Nam (Cao Bá Quát, Chủ tịch Hồ Chí
Minh…)
- Bài học và liên hệ bản thân:
 Không nên nản chí, cần rèn luyện bản lĩnh và mạnh mẽ vươn lên để chinh phục những mục tiêu.
 Thất bại chỉ là một bước đệm để chúng ta bật nhảy tới vạch đích của thành công.
 Học sinh cần cố gắng trau dồi kiến thức và kĩ năng, không ngại khó khăn…
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mỗi người trong cuộc sống.
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
1. Mở bài:
 Giới thiệu về câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”.
 Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
 “Uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gì hết
 “Nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dùng để thể hiện cho sự
bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng được.
=> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác
để lại.
b. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn
 Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là
không có nguồn gốc, không do sức lao động của con người tạo nên.
 Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là
do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng.
 Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn.
c. Cần làm gì để có được lòng biết ơn
 Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc.
 Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
 Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách
có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
 Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
d. Phê phán những người đi ngược lại với đạo lí, sống với sự vô ơn.
3. Kết bài
 Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”.
 Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ.

Tục ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc ta, là túi khôn chứa đựng bao bài học trí tuệ sâu sắc của
người xưa. Từ đó ta tìm thấy những kinh nghiệm sống trong thực tế, những bài học đạo đức giúp ta hoàn
thiện nhân cách. Ông ta đã nhắc nhở thế hệ sau phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình qua
câu tục ngữ:

 “Uống nước nhớ nguồn.”


Trước tiên ta hiểu “nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, từ núi, từ rừng đổ ra suối rồi ra sông, ra
biển. Đây là thứ nước trong khiết, mát lành nhất. Bởi vậy khi uống nước làm vơi đi cơn khát chúng ta
phải biết suy ngẫm đến nơi xuất phát dòng nước ấy. Đằng sau đó, ông cha ta còn gửi gắm một bài học
ý nghĩa sâu sắc: chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Trong cuộc sống này, không có thứ gì mà tự nhiên sinh ra cả. Những gì mà chúng ta được hưởng thụ ngày
hôm nay phần lớn đều là do công sức lao động của những người đi trước. Để tạo ra thành quả đó,họ đã
phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí là hi sinh nhiều thứ đáng giá. Trong khi đó, những người thế hệ sau như
chúng ta lại có thể hưởng thụ mà không cần bỏ ra chút công sức nào. Chính vì thế ta phải biết ơn họ như là
một cách để đền đáp phần nào những gì họ bỏ ra.

Không chỉ vì vậy, lòng biết ơn còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta gắn bó
với cha anh, tạo lên một khối đoàn kết. Khi chúng ta biết ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng
thụ thì ta sẽ càng biết trân trọng những cống hiến đó, sử dụng nó vào những công việc có ích. Khi ấy,
những công sức mà người đi trước bỏ ra sẽ không bị uổng phí. Con người biết sống ân nghĩa sẽ được
mọi người yêu quý, tôn trọng. Ví dụ như để có được cuộc sống hòa bình hiện nay đã phải đánh đổi
bằng bao nhiêu hi sinh của các chiến sĩ. Họ đã dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì bảo vệ Tổ quốc,
đem ánh sáng tự do đến cho dân tộc ta, giúp ta có cuộc sống độc lập, ấm no như bây giờ. Chính bởi
vậy, ta cần luôn ghi nhớ công ơn của họ để lấy nó làm động lực ngày càng cố gắng vươn lên xây dựng
đất nước tươi đẹp hơn để xứng đáng với công sức các anh bỏ ra. Khi đó ta cũng không thấy thẹn với
lòng.

Ngược lại, nếu như sống mà không biết biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ thì con
người sẽ dần trở nên ích kỷ, vô trách nhiệm, bị mọi người chê trách mỉa mai, xa lánh trở thành người thừa
trong xã hội.
Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức mà ai cũng cần có, là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ
bao đời nay. Trong kho tàng văn học dân gian, không phải một lần ông cha ta nhắc nhở chúng ta phải
biết sống ân nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa
hồng chẳng thơm” hay “Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn”... Bởi vậy, chúng ta, những thế hệ sau cần
phải kế thừa và tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã đưa ra lời khuyên sâu sắc đối với mỗi chúng ta về lòng biết ơn
trong cuộc sống. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những kẻ vô ơn, sống vô trách nhiệm, coi những điều mà
mình đang có là hiển nhiên. Những con người ấy cần phải lên án nghiêm khắc. Mỗi chúng ta cần nhận thức
được rằng lòng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp mà mọi người phải có. Chúng ta cần hiểu rõ những thành
quả người khác làm ra, ghi nhớ công của họ, trân trọng thành quả đó và ra sức cố gắng phát triển nó để
không uổng phí công sức của người khác

You might also like