tương phố- nỗi sầu thu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Vào những năm 30 của thế kỉ XX, có một nữ thi thi sĩ với tâm hồn nhạy cảm bà đã

tạo nên một làn sóng buồn, thê lương làm sống dậy tâm trạng của một người chinh
phụ xen lẫn với gam màu của thơ hiện đại. Tương Phố với phong cách đậm chất
lãng mạn trữ tình nhưng sầu não đã phần nào thay những người phụ nữ đương thời
nói lên những tâm trạng nỗi niềm mà họ từng chôn sâu nơi đáy lòng. Đối với tôi
một người vẫ còn là học sinh, khi tiếp cận tới những vần thơ áng văn của bà tôi đã
rơi lệ. Có lẽ bởi quá thương quá yêu quá nhớ mà kể cả một người học sinh, vẫn có
thể thấy bà rót đầy thứ mực- tấm lòng tâm tư vào trang giấy để cho độc giả của bà
phải rơi lệ bởi “giọt lệ thu” thơ của bà.
mặc dù không phải là một cái tên quá nổi bật trong dòng chảy chính của văn học
Việt Nam, nhưng bà lại sở hữu một phong cách thơ đặc biệt, với những bài thơ
chứa đầy tình cảm và sâu lắng như “giọt lệ thu-1923”, " Hoàng hôn " và "Trúc
Mai ",”Tái tiếu sầu ngâm”,…trong số đó “ giọt lệ thu” chính là áng thơ làm mưa
làm gió những năm 30 của thế kỉ XX.
Với chất thơ trừ tình lắng đọng lại sâu trong tâm trí mỗi người đọc, giọt lệ thu khi
ấy với tôi quả thực là trải nghiệm đáng nhớ. Bài thơ này kể về nỗi đau tới cùng cực
của một người phụ nữ với người chồng khi hai người âm dương cách biệt bằng
cách mượn hình ảnh, không gian mùa thu xơ xác tiêu điều-một biểu tượng của sự
tàn lụi và chia ly để những đọc giả càng thêm thấu hiểu nỗi u hoài và cảm giác cô
đơn trong tâm hồn nữ thi sĩ.Bài thơ vừa mang tính chất triết lý, vừa chứa đựng tình
cảm sâu lắng. Đến nhà phê bình Nguyễn Tấn Long (1968) cũng đã nhận xét trong
"Việt Nam thi nhân tiền chiến toàn tập: “... Nữ sĩ Tương Phố đã đem nỗi niềm bị
thương của mình trải trên những dòng thơ và tạo thành áng văn trác tuyệt về
tình..."Tương Phố không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật mà còn đi sâu vào
tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình, nhằm phản ánh một cách chân thực những
suy tư về cuộc đời và vận mệnh con người. Bài thơ cũng thể hiện rõ nét tài năng
nghệ thuật của Tương Phố qua việc sử dụng ngôn từ tinh tế và hình ảnh ẩn dụ”
Trăng thu bóng ngả bên thềm/Tình thu ai để duyên em bẽ bàng ”. Mỗi câu thơ, mỗi
hình ảnh đều mở ra một khoảng trời tư tưởng, cho thấy khả năng giao cảm và sự
sâu sắc khi mượn những hình ảnh vốn có trong tự nhiên giống như người xưa vẫn
từng nói tức cảnh sinh tình như trong bài chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó qua
từng khung cảnh: “Trời thu ảm đạm một mầu”, “Mênh mang biển hận, hận không
bờ”,” Trăng thu bóng ngả bên thềm” mà chúng ta có thể thấy rõ được nỗi buồn và
sự cô đơn trong tâm hồn con người. Từ đó mà trong nên văn học Việt lại có thêm
một làn gió mới về một đề tài vừa cổ xưa vừa hiện đại trong văn học.
Bên cạnh “ giọt lệ thu” chúng ta còn có "Tái Tiếu Sầu Ngâm" và " Hoàng hôn ",
trong đó thì "Hoàng Hôn" có thể được xem là bài thơ tập trung vào khoảnh khắc
giao thời của không gian Huế-một thời điểm đầy suy tư và tình cảm” Bóng chiều
bảng lảng ngàn dâu,/Non sông cây cỏ ngả mầu hoàng hôn./Ngày vất vả, năm dồn
cảnh tối,/Cuộc hơn thua, thôi nói năng gì;/Gánh hoa, một sớm ngày đi,/Lỡ làng chợ
sớm, vui chi chợ chiều.” Thông qua việc miêu tả cảnh hoàng hôn, Tương Phố có
thể đang nhắc đến sự kết thúc của một thời kỳ hoặc một mối quan hệ, đồng thời thể
hiện sự chuyển giao giữa ánh sáng và bóng tối, giữa niềm hy vọng và nỗi buồn.
còn bài thơ "Tái Tiếu Sầu Ngâm" được hiểu là sự phản chiếu những khoảnh khắc
buồn bã với ngôn từ vừa cổ xưa vừa hiện đại, cách gieo vần nhịp thơ uyển chuyển
đã tạo nên bài thơ đa tầng nghĩa với sự kết hợp giữa người và vật , giữa sáng và tối,
phản ánh một cách chân thực và sâu sắc các cảm xúc phức tạp trong tâm hồn con
người.
Quay trở lại với “giọt lệ thu” từng có nhà phê bình nói về Tương Phố, Bùi Xuân
Uyên đã viết trong lời tựa của “Mưa gió sông Tương” (1960) như sau:“Chúng ta
đều đã biết Thương Phố.“Giọt lệ thu" năm nào đã thấm vào văn học sử. Cái tên của
Tương Phổ đã đóng dấu một nỗi buồn. Kể ra không lạ gì một trang thiếu phụ,
những năm ngó đào tơ đã gặp người xứng lứa vừa đôi, yêu nhau lại lấy được người
mình yêu. Nhưng thương thay, đoàn tụ để chia lìa, tang chồng đã ám mặt người vợ
trẻ tay bồng con thơ. Bạn gái trong hoàn cảnh này, ai thì cũng khóc". Chắc có lẽ
bởi ngay trong nhan đề bài thơ đã xuất hiện từ “lệ”-giọt lệ ấy không chỉ đơn giản là
nước mắt buồn bã mà còn là biểu tượng của sự lắng đọng, sự sâu lắng của tâm
trạng khi con người đối mặt với sự thay đổi và mất mát. Hình ảnh này phản ánh
một cách rất nhân văn cái nhìn của Tương Phố về cuộc sống và về sự vĩnh hằng
của nỗi buồn. Xâu chuỗi them lối viết có âm điệu-vần nhịp thơ mà giọt lệ thu đã
sầu lại càng sầu mà ngôn từ của trong bài vừa giàu hình ảnh, vừa đượm buồn, thể
hiện rõ sự tinh tế trong việc chọn lọc từ ngữ để đạt tới cảm xúc thẩm mỹ cao. Sự
lựa chọn từ ngữ nhẹ nhàng nhưng sâu lắng giúp người đọc cảm nhận được không
chỉ bầu không khí của mùa thu mà còn là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Qua đó
bà cũng gửi gắm tâm sự về sự chấp nhận và đón nhận sự thay đổi trong cuộc sống,
đồng thời bày tỏ nỗi buồn thầm kín khi phải chia tay với những thứ đã quen thuộc.
Bài thơ là lời nhắc nhở về sự vô thường, khuyên người đọc hãy trân trọng từng
khoảnh khắc hiện tại và tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc trong từng trải nghiệm của cuộc
sống.
Không ngoa khi nói bài thơ giọt lệ thu đã mở đường cho sự phát triển nổi tiếng
của bà trong giới văn học Việt lúc bấy giờ mà còn lan sang cả Pháp vào năm 1929,
bà Jeanne Duclos Salesses đà dịch “Giọt lệ thu” của Tương Phố ra Pháp ngữ nhan
đề “Larmes d'Automne" đăng trên báo "Le Moniteur d'Indochine". Thơ của Bà
thường lựa chọn những từ ngữ có sức gợi hình, gợi cảm mạnh mẽ để khắc họa cảm
xúc và tâm trạng. bà không chỉ đơn giản là để truyền đạt ý nghĩa mà còn để tạo ra
những hình ảnh thơ mạnh mẽ, thường xuyên khơi gợi nhiều tầng nghĩa và cảm xúc.
Sự kết hợp giữa từ ngữ, âm điệu và hình ảnh tạo ra một không khí trầm lắng, phản
chiếu sâu sắc nội tâm nhân vật. Điều này không chỉ thể hiện qua lựa chọn từ ngữ
mà còn qua cách bà xây dựng nhịp điệu và âm vực của từng bài thơ. Và có một
điều không thể không nói tới đó chính là chủ đề mà bà đã chọn lựa để sáng tác ra
những thi phẩm đó là sự trăn trở về cuộc sống, tình yêu, và cảm nhận về thời gian-
không gian. Bà khám phá những đề tài này với một tầm nhìn triết lý, đi sâu vào
tâm lý và tâm trạng nhân vật, đồng thời phản ánh suy ngẫm của bà về các vấn đề
nhân sinh.
Khép lại bài luận chúng ta có thể cảm nhận từ tâm hồn từ những liên tưởng đẻ thấy
được suy ngẫm về những thăng trầm của cuộc sống, từ những mất mát và tình yêu
đến cảm giác cô đơn và những niềm vui khắc khoải. Sự tinh tế trong ngôn ngữ và
khả năng truyền cảm của bà tạo nên một không gian thơ đầy ắp cảm xúc, cho phép
người đọc chiêm nghiệm và tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc trong từng dòng thơ dù cho
bà hay những tác phẩm của bà chưa được nhiều bạn trẻ biết đến rộng rãi nhưng nó
đã làm giàu thêm nét nghệ thuật trong nền văn học thơ ca của nước nhà.

You might also like