vọng nguyệt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nêu cảm nhận của em về “ Vọng Nguyệt ” ( Ngắm Trăng ) của Hồ Chí Minh

Bài làm
Cốt cách là một người con trung thành của cách mạng, là bề tôi của tự do, độc lập, Hồ Chí Minh
dấn hết cuộc đời mình vào con đường kháng chiến của dân tộc. Vậy nhưng, chính Bác cũng là
người hiến dâng tâm hồn mình cho thi ca, hiến dâng một phần trái tim mình cho văn đàn và cũng
chính Bác đã từ bao giờ gắn bó cuộc đời mình với trăng - một người bạn, một người tri kỷ thơ
Bác. Và sự gắn kết đậm sâu đã được thể hiện rõ nét qua áng thơ “ Vọng Nguyệt ” ( Ngắm trăng ) (
trích trong tuyển tập “ Nhật kí trong tù” ) - nơi tràn đầy nhựa sống cao đẹp của một tâm hồn chiến
sĩ cách mạng, cái mộng mị của đêm trăng ánh vàng vọt bay bổng cùng cùng niềm thổn thức của
thi nhân say sưa ngắm trăng giữa chốn xiềng xích lao tù bủa vây của “ Tưởng Giới Thạch ”.
Bỏ mặc mọi tù hãm giam thể xác, mọi nhọc nhằn giao lao của tù ngục, cái hay của văn thơ nơi bác
vẫn neo lại ở đó sự lặng đọng sâu sắc, sự lắng đọng của cái đẹp của trăng, của ý chí kiên cường
của một anh hùng cách mạng, của tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên. Tất cả điều ấy hoà quyện với
nhau, quấn quýt, bám víu lấy nhau mà tạo nên một tuyệt tác “ Vọng nguyệt ” ( Ngắm Trăng ), một
điểm sáng rực rỡ trong tuyển tập “ Nhật kí trong tù ” được hoạ nên từ 1942 - khi thân thể của Bác
bị kìm kẹp nơi Tưởng Giới Thạch ngột ngạt, chất đống khô khan, nhằn nhọc.
Hoài Thanh từng bình phẩm thơ Bác rằng: “ Thơ Bác đầy trăng”. Điều ấy là bởi Bác luôn dành
phần tình cảm đặc biệt sâu sắc của mình cho trăng và trăng bao đời nay vẫn ở đó là một người bạn
trên văn đàn của Bác. Vậy nên không quá xa lạ khi ta lại một lần nữa bắt gặp vầng trăng sáng tỏ
khi mở đầu “ Vọng Nguyệt ”:
“ Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nhược nại hà? ”
( Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; )
Từ xa xưa, ta luôn lấy việc ngắm trăng làm thức quà tao nhã cho những tâm hồn yêu trăng, yêu cái
đẹp, yêu thiên nhiên. Còn thú vui nào hào sảng hơn khi ta vừa thưởng thức cái đẹp ánh trắng như
rót mật xuống trần gian, vừa nhâm nhi cái ngọt của rượu và hưởng trọn hương thơm nồng nàn tựa
mê say của bông hoa trong vườn. Và vì thế, thật là một thiếu sót lớn lao và một niềm tiếc nuối
khôn nguôi khi ta chỉ cảm nhận cái đẹp của trăng mà bỏ qua những điều trên. Vậy mà, một tâm
hồn yêu trăng như Bác, yêu cái ánh sáng dịu nhẹ mà mộng mị của trăng, yêu cái “ hồn ” của trăng
như Bác lại phải thưởng ngoạn khung cảnh tuyệt sắc ấy với không một giọt rượu đỏ, không một
bóng hoa phai, tất cả chỉ có Bác, ánh trăng vẫy gọi Bác sau song sắt của nhà tù giữa bóng tối
cuồng quay mà đó không chỉ là sự tối tăm của nhà tù mà còn là sự u ám của tương lai nơi Bác. Và
sự thiếu thốn đủ điều này đã được lột tả rõ nét qua điệp từ “ vô” - một lời khẳng định, nhán mạnh,
không hề có hoa cỏ hay rượu chè trong đêm đó. Nhưng chính cái tối của cảnh vật, của con đường
phía trước đó cho ta thấy sợi dây vô hình mà mãnh liệt của trăng với Bác khi chỉ có ánh sáng của
trăng, chỉ duy nhất sự sáng tỏ của trăng làm nguôi ngoai đi cái tủi hờn, buồn bã, chán ghét của Bác
bởi ở nơi nhà lao tăm tối, không chỉ có mỗi mình Bác mà còn có trăng luôn soi rọi cho Bác trên
mọi nẻo đường, dù quanh co, dù thẳng đuột.
Và dù bị tù hãm, bị giam nhốt quanh bốn bức tường thì với một tình yêu sâu đậm dành cho thiên
nhiên, song sắt nhà tù vẫn không thể cản bước Bác khỏi suy nghĩ, cảm nhận về cái kiều diễm của
thiên nhiên, của ánh trăng khi về đêm. Suy cho cùng, xiềng xích nhà tù trói chân Bác nơi bóng tối
tù ngục, giam cầm Bác nơi chật hẹp, thối nát của nhưng tầm hồn của một thi nhân luôn giải thoát
cho Người ra khỏi sự đàn áp mà ngắm, mà thưởng thức hết sự tươi mới, hùng vĩ của thiên nhiên,
của đất trời đúng như mấy câu đề từ Người viết:
“ Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao ”
Nối tiếp hình ảnh trăng vô cùng kiều diễm, đẹp đẽ đó là sự gắn bó thắm thiết giữa trăng vs người:
“ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thí gia”
( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. )
Trong hai câu thơ trên, Bác có sử dụng nghệ thuật đối để diễn tả hoạt động cùng song song diễn
ra, một cuộc giao hoà gần gũi giữa người với trăng: một bên là nhân ( thi nhân ), một bên là
nguyệt ( trăng ) và ở giữa là song sắt nhà tù. Bên cạnh đó còn có sự hoà hợp của phép nhân hoá
khi trăng “ nhòm” khe cửa “ ngắm” nhà thơ. Từ đó, Người đã phác hoạ nên hoàn cảnh thực tại đầy
chông gai của bản thân Bác đó là song sắt nhà tù đã chia rẽ, ngăn cách người và trăng. Nhưng
chính điều ấy lại phô trương một điều rằng trăng chính là bạn, là tri kỷ của Bác. Bởi bác không
ngại hướng tâm hồn, tâm trí mình về trăng.. Và như thấu hiểu nỗi lòng của người tù, của thi nhân
đang bị giam hãm mà vầng trăng cũng chủ động tìm đến Người, chủ động vượt qua song sắt nhà
tù để chiếu cái ánh sáng vàng vọt huyền ảo ấy vào hình hài tiều tuỵ của nhà thơ. Cả hai vật- người
tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau mà tạo nên một sự giao thao, hoà quyện sâu sắc về tâm hồn giữa
thi nhân với ánh trăng đêm, với thiên nhiên, đất trời trong mọi hoàn cảnh dù éo le nhất.
Vậy nhưng, “ Vọng nguyệt” không chỉ đơn thuần về trăng, về cái say, cái mê của Bác dành cho
trăng, về sự hoà hợp của thi nhân và sự sáng rõ của trăng mà người ta vẫn thường hay nhận xét: “
Thơ của Hồ Chí Minh không chỉ là lời ca của nghệ thuật, của cuộc đời mà đó còn là tiếng kêu phát
ra của sự anh dũng và chiến đấu không nghừng nghỉ”. Quả đúng là như vậy, bởi trong tập “ Nhật
kí trong tù” nói chung và “ Vọng nguyệt” nói riêng đã khơi gợi trong tâm trí độc giả không chỉ là
vẻ kiều diễm của thiên nhiên, của ánh trăng mà còn khắc ghi ở đó một ý chí, nghị lực kiên cường
của người chiến sĩ cách mạng. Lâu nay Việt Nam ta vẫn ghi danh sử sách bởi những con người
anh dũng, bất khuất khi tham gia vào sự nghiệp sống còn của Tổ quốc và Hồ Chí Minh là một tấm
gương sáng trong chặng đường gian khổ đó vì khi trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác vẫn thể hiện ý
chí, nghị lực phy thường cùng với phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận việc khổ, việc
nặng, Bác vẫn bình thản ngắm trăng, hoà lẫn mình với thiên nhiên dù tay, chân, thể xác hoàn toàn
bị kìm kẹp giữa xiềng xích sắt. Hơn thế nữa, niềm khao khát tự do, niềm tin mãnh mẽ vào một
ngày mai tươi sáng của Bác còn được thể hiện rõ nét qua hình ảnh Bác luôn một lòng hướng về
trăng qua song sắt nhà tù cùng với một niềm tin mãnh liệt của người tù, người chiến sĩ cách mạng
về tương lai giải phóng dân tộc qua hình ảnh ánh trăng.
Vậy nhưng, Bêlinxki từng có ý kiến rằng: “ Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật”.
sau khi đã lột trần mọi suy nghĩ, tâm tư của bản thân, mọi vẻ đẹp si tình của trăng, của thiên nhiên
thì tiếp đó Hồ Chí Minh mới bộc lộ cho ta nơi thơ Bác tràn trề cái hay của nghệ thuật với đặc
trưng nhất cả “ Vọng nguyệt” là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật có phần ngắn gọn, xúc tích
và bộc lộ trực tiếp nhân vật trữ tình. Và Bác cũng điểm xuyến vô cùng tinh tế các nghệ thuật như
điệp ngữ, nhân hoá nhằm thể hiện rõ giá trị tư tưởng của mình.
“ Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi” ( Puskin ). Vậy mà đôi lúc, những
ngòi viết ấy lại được nảy sinh ra trong sự cằn cỗi, éo le của cuộc sống như Hồ Chí Minh trong “
Vọng nguyệt”. Dù bị giam cầm trong nhà tù “ Tưởng Giới Thạch”, dù thân xác bị kìm hãm thì
cũng không thể cản bước tình yêu thiên nhiên của Bác cùng tâm hồn thi sĩ cao đẹp của Bác hướng
tới ánh trăng, hướng tới hoà hình, tự do, độc lập cùng với một ý chí kiên cường, bất khuất, luôn
bình yên mà trông ngóng ngày giải phóng của dân tộc. Và chính điều này càng khiến em phải
nhận thức rõ hơn về nỗi khổ ông cha ta ngày trước đã cực nhọc ra sao để có đất nước phát triển
ngày hôm nay để rồi luôn cố gắng tu dưỡng bản thân, tiến bộ từng ngày nhằm tiếp nối những giá
trị cao cả, vững bền mà ông cha gầy dựng.

You might also like