Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

3.3.

3 Cơ chế hoạt động, ra quyết định

a. Nhiệm vụ của nước Chủ tịch Hội đồng

Chức chủ tịch Hội đồng được luân phiên giữa các nước theo nhiệm kỳ 6

tháng: từ tháng 1 đến tháng 6, tháng 7 đến tháng 12. Thứ tự luân phiên

trước đây áp dụng theo bảng chữ cái Alphabet, nhưng bây giờ có sự sắp

xếp sao cho luôn có ít nhất một nước lớn đã, hoặc đang, hoặc sẽ nắm giữ

cương vị Hội đồng.

Các nhiệm vụ chính của nước Chủ tịch:

(1) Sắp xếp (trên cơ sở hợp tác chặt chẽ với Ban Thư Ký ) và chủ trì hầu

hết các cuộc họp của Hội đồng từ cấp bộ trưởng trở xuống. Với tư cách

chủ tọa các cuộc họp, nước Chủ tịch nắm quyền kiểm soát đáng kể (dù

không phải tất cả) đối với các cuộc họp của Hội đồng về các yếu tố như:

thời gian, lịch trình và nội dung chương trình làm việc …

(2) Xây dựng và tạo lập sự đồng thuận đối với những sáng kiến đề xuất.

Nước Chủ tịch được xem là thành công khi thực hiện được điều này. Đó

chính là kết quả đạt được từ những đàm phán, thương lượng, giàn xếp với

các quốc gia thành viên và Uỷ ban châu Âu hoặc Nghị viện châu Âu.

(3) Đảm bảo tính liên tục và nhất quán trong các bước phát triển của chính

sách. Cơ chế Troika (trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp phải có 1 nhiệm kỳ mà 1


trong các nước lớn làm chủ tịch) đã từng là một cơ chế quan trọng được

dùng cho mục đích này.

(4) Đại diện cho Hội Đồng giải quyết các vấn đề với các cơ quan khác.

Nhiệm vụ này được tiến hành thường xuyên với các cơ quan khác của EU

(ví dụ EP), và với các nước không phải thành viên có liên quan tới các

chính sách đối ngoại của EU, đặc biệt là CFSP.

c. Cơ chế ra quyết định

Các hiệp ước cung cấp cho Hội đồng 3 cách ra quyết định cơ bản: nhất trí

hoàn toàn, bỏ phiếu theo đa số, hoặc bỏ phiếu theo đa số đơn giản.

*Cơ chế đồng thuận: cách này đã từng là yêu cầu bình thường áp dụng

mỗi khi một chính sách mới được đề xuất hoặc sửa đổi một khuôn khổ

chính sách cũ … Tuy nhiên, những cải cách hiệp ước kể từ hiệp ước SEA

đã cắt giảm rất nhiều những trường hợp đòi hỏi phải có sự nhất trí hoàn

toàn và bây giờ nó chủ yếu được áp dụng đối với những quyết định đề ra

phương hướng chính sách trong cột trụ CFSP và Hợp tác cảnh sát và Tư

pháp hoặc những vấn đề đặc biệt nhạy cảm, đặc biệt quan trọng trong cột

trụ EC như vấn đề về hiến pháp hay tài chính. Sự nhất trí hoàn toàn cũng

được áp dụng khi Hội đồng muốn sửa đổi ngược lại quan điểm của Ủy ban

trong các đề xuất của Ủy ban.


Các bên vắng mặt không tham gia ý kiến sẽ không còn là trở ngại khi Hội

đồng ra quyết định bằng sự nhất trí hoàn toàn. Hiệp ước Amsterdam đã

cung cấp cơ chế “vắng mặt tích cực” áp dụng ở cột trụ CFSP, theo đó

quốc gia vắng mặt “sẽ không bị bắt buộc áp dụng quyết định, nhưng sẽ

chấp nhận rằng quyết định được chuyển lên Liên minh” [96, tr.14]. Nếu các

quốc gia áp dụng cơ chế “vắng mặt tích cực” lên đến hơn một phần của ba

số phiếu (weighted votes), quyết định đó sẽ không được thông qua.

* Cơ chế áp dụng QMV : cơ chế ra quyết định này hiện tại được áp dụng

với hầu hết các quyết định thuộc cột trụ EC, một số thuộc cột trụ CFSP, và

một vài dạng quyết định thuộc cột trụ Hợp tác Cảnh sát và Tư pháp. Cho

đến 1/1/2005, theo luật MQV lá , mỗi nước Pháp, Đức, Ý và Anh có 10

phiếu, Tây Ban Nha có 8, Bỉ, Hy Lạp, Hà Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ có 5, Úc và

Thụy Điển có 4, Đan Mạch, Phần Lan, và Ai Len có 3, và Luxebourg có 2.

Trong tổng số 87 phiếu, 62 phiếu (chiếm 71,3%) là số phiếu tối thiếu để

QMV được thông qua, và 26 phiếu là được gọi là thiểu số khóa (blockage

minorirty). Điều này có nghĩa rằng năm nước có số phiếu lớn hơn không

thể thắng nhóm bảy nước có số phiếu ít hơn, và hai nước lớn không thể

cấu thành đủ thiểu số khóa để cản trở quyết định được thông qua. Quốc

gia không tham gia bỏ phiếu đồng nghĩa bỏ phiếu chống. Từ 1/1/2005, luật
QMV mới được áp dụng theo quy định tại hiệp ước Nice để chuẩn bị của

EU mở rộng (xem bảng 4 dưới đây).

Đặc điểm chính của cơ chế QMV mới là:

- Gia tăng sự khác biệt lá phiếu giữa các nước thành viên.

- Gia tăng một chút đối với ngưỡng thông qua QMV (từ 71.3% lên 74.8% -

con số này còn có thể thay đổi khi EU mở rộng)

- Tạo thành hai tiêu chuẩn khi áp dụng QMV.

Tiêu chuẩn thứ nhất là đối với các dự thảo đề xuất của Ủy ban, QMV cần

phải có đa số quá bán các quốc gia ủng hộ, còn đối với các đề xuất của

Hội đồng thì QMV đòi hỏi phải có đa số 2/3 ủng hộ của các quốc gia thành

viên. Tiêu chuẩn thứ nhất này đem lại lợi thế cho các nước thành viên nhỏ.

Tiêu chuẩn thứ hai yêu cầu rằng QMV phải đảm bảo rằng ít nhất 62% tổng

số dân số của Liên minh ủng hộ. Tiêu chuẩn này đem lại lợi thế nhiều cho

những nước thành viên lớn.

* Cơ chế áp dụng bỏ phiếu đa số đơn giản: theo cơ chế này, mỗi quốc gia

có một lá phiếu, được sử dụng chủ yếu để thông qua các thủ tục trong lĩnh

vực chống phá giá, trợ thuế Chính sách Thương nghiệp chung (CCP) và

bắt đầu áp dụng từ tháng 2/1994.


Khi áp dụng cơ chế cơ chế nào ra quyết định, Hội đồng cũng thường cố

gắng để các quyết định gây tranh cãi sẽ không áp đặt đối với quốc gia

phản đối mà không có sự cân nhắc kỹ các lý do mà quốc gia phản đối đưa

ra. Nếu các lý do này thực sự chứng minh được rằng dự thảo có thể đem

lại những vấn đề nghiêm trọng cho quốc gia đó thì việc kéo dài thời gian

thông qua thường được áp dụng. Các nội dung này tiếp tục được nêu ra

trong các cuộc họp sau với hy vọng rằng trong các cuộc gặp gỡ không

chính thức COREPER sẽ tìm ra giải pháp. Tất cả các quốc gia thành viên,

không chỉ là những nước hay dùng quyền phủ quyết (đứng đầu là Pháp,

Đan Mạch, Anh và ít hơn là Hy Lạp, Ailen và Thụy Điển), chấp nhận rằng

đây là cách duy nhất mà công việc của Hội đồng có thể được hoàn thành

mà không có những rủi ro với những điều khoản chính của dự thảo. Mặc

dù áp dụng cơ chế đồng thuận có nhiều ưu điểm, nhưng ngày nay người

ta cũng phải chấp nhận rằng nguyên tắc cơ bản để giải quyết công việc là

không thể quá phổ thông hay cứng nhắc. Như cơ chế ra quyết định trong

những năm 1970 được xem là chậm nhất, và nhiều quyết định cần thiết có

lẽ không bao giờ được giải quyết. Do vậy, QMV trở thành cơ chế ra quyết

định phổ biến nhất mà các hiệp ước thường áp dụng.

Tóm lại Trong những năm gần đây rất nhiều cải cách quan trọng trong cơ

cấu và vận hành của Hội đồng. Những cải cách này nhằm giải quyết vấn
đề quyền lực bị phân tán, thiếu sự gắn kết trong một số Hội đồng cụ thể và

quá trình ra quyết định còn quá cồng kềnh và chậm chạp. Thay đổi quan

trọng nhất đó là việc gia tăng sử dụng QMV, tăng cường vai trò của nước

chủ tịch, tăng cường 125 hợp tác giữa các nước chủ tịch kế tiếp và giảm

tối đa việc hình thành những Hội đồng cụ thể mới. Tuy nhiên, những cải

cách như vậy vẫn chưa đủ. Nhiều người cho rằng để giải quyết được một

loạt yếu kém cần phải tạo một “siêu” Hội đồng bộ trưởng, có thẩm quyền

đặt ra những mô hình chính sách chung hỗ trợ cho các Hội đồng cụ thể.

Nhưng thực tế cho thấy, không thể hy vọng nhiều từ việc thành lập “siêu”

Hội đồng này vì Hội đồng Châu Âu chính là một mô hình như vậy và hoạt

động của nó cũng chưa phù hợp với những thực tế chính trị

You might also like