Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chủ đề thuyết trình: Phân tích vai trò của các cơ quan quản lý: NHNN Việt Nam,

Ủy ban
chứng khoán Nhà nước, Chính phủ, trong việc ổn định hệ thống tài chính (đối phó với
những sự bất ổn, rủi ro trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu, khủng hoảng ngân hàng SCB,
sự biến động của lãi suất, sự phục hồi kinh tế thời hậu Covid...).

A. Vai trò của các cơ quan quản lý và các phương pháp triển khai tài chính
1. Chính phủ
a. Ổn định tài chính và vai trò của Chính phủ
b. Nội dung và phương pháp triển khai
1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
a. Ổn định tài chính và vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
b. Nội dung và phương pháp triển khai
2. Ủy ban chứng khoán nhà nước
a. Ổn định tài chính và vai trò của Ủy ban chứng khoán nhà nước
b. Nội dung và phương pháp triển khai

B. Thực trạng ứng dụng các công cụ điều tiết trong việc phát huy vai trò của các cơ quan
quản lý trong việc ổn định hệ thống tài chính Việt Nam

1. Đối với những bất ổn, rủi ro trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu
2. Đối với khủng hoảng ngân hàng SCB
3. Đối với sự phục hồi kinh tế hậu Covid
4. Đối với những biến động lãi suất
5. Đối với những biến động, rủi ro khác trên thị trường tài chính
Bổ sung phần đánh giá về kết quả thực hiện vai trò của các cơ quan quản lý
5. Đối với những biến động, rủi ro khác trên thị trường tài chính:
5.1. Đối với những biến động trên thị trường bất động sản:

Thị trường bất động sản (BĐS) có vai trò tối quan trọng trong công cuộc phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, từ năm 2022 cho đến nay, tác động của suy thoái kinh tế
toàn cầu, hậu quả của đại dịch Covid-19, cùng những khó khăn nội tại trong nước đã khiến thị
trường BĐS Việt Nam rơi vào trạng thái trầm lắng, nhiều doanh nghiệp địa ốc lâm vào tình cảnh
khó khăn nhất là nguồn vốn, thanh khoản và thủ tục pháp lý.

Có thể nói dù đã có những dấu hiệu tích cực hơn vào cuối năm nhưng nhìn tổng thể năm
2023 là một năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với thị trường bất động sản. Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho thị trường bất động sản cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tháo gỡ và thúc đẩy thị
trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững tại Nghị quyết số 33/NĐ-CP của
Chính phủ; Công điện số 993/CĐ-TTg ngày 24/10/2023; Công điện số 1376/CĐ-TTg ngày
17/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Giải pháp về tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng,
thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành
mạnh, bền vững tại Công điện số 1177/CĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp lý cho thị trường bất động sản. Đặc biệt, thời
gian qua Luật nhà ở (sửa đổi) và Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi)
và Luật về các tổ chức tín dụng đã được Quốc Hội thông qua. Có thể thấy thời quan qua Chính
phủ đã tích cực trình Quốc hội 4 dự án Luật lớn để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản,
với nhiều chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Thứ ba, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho thị trường bất động sản. Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước linh hoạt hơn trong chính sách tiền tệ,
xem xét thực hiện chính sách hoãn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp; chỉ đạo triển khai gói tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để cho chủ đầu tư và người mua
nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp. Về trái phiếu, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 với nhiều điểm mới mở ra cơ hội cho
doanh nghiệp có thêm phương án xử lý trái phiếu, giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
không có tiền trả nợ đối với trái phiếu đến hạn phải thanh toán.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn
quan tâm, chỉ đạo hết sức quyết liệt các bộ, ngành, địa phương triển khai Nghị quyết 01, phấn
đấu 2024 hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Thúc đẩy các phân khúc của thị trường bất động
sản tốt lên.
Năm 2023, mặc dù thị trường BĐS còn rất nhiều khó khăn, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ đã có các biện pháp quyết liệt nhằm thúc đẩy, tạo được sự chuyển biến rất tích cực có tính
lan tỏa từ các bộ, ngành đến các địa phương.

5.2. Đối với những biến động trên thị trường bảo hiểm:

Năm 2023, ngành bảo hiểm tại Việt Nam đối mặt với một cuộc khủng hoảng niềm tin
nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đến một vài doanh nghiệp mà còn lan rộng ra toàn bộ ngành.
Mặc dù những vụ việc trục lợi niềm tin của khách hàng chỉ xuất phát từ một số trường hợp cá
biệt và không phản ánh tổng quan về ngành bảo hiểm, nhưng tác động tiêu cực đã gây ra hậu quả
đáng kể đối với toàn bộ hệ thống.

Theo số liệu công bố gần đây của Tổng cục Thống kê, doanh thu phí toàn thị trường bảo
hiểm quý IV/2023 ước tính giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu phí bảo
hiểm lĩnh vực nhân thọ giảm 17%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 2%.

Cả năm 2023, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm ước đạt 227.100 tỷ đồng, giảm
8,33% so với năm trước. Mảng bảo hiểm nhân thọ tiếp tục là nguyên nhân chính khiến doanh thu
phí giảm. Doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ ước đạt gần 156.000 tỷ đồng, giảm 12,5%
so với năm trước. Đây cũng là năm đầu tiên trong 20 năm lịch sử hình thành phát triển của ngành
bảo hiểm nhân thọ ghi nhận tăng trưởng âm.

Trong năm này, Bộ Tài chính đã nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, với việc ban hành các Nghị định và Thông tư quy định chi tiết về
Luật Kinh doanh bảo hiểm. Những nỗ lực này nhằm thúc đẩy sự phát triển an toàn, ổn định và
bền vững của thị trường. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn một
số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Nghị định số 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã giúp cơ sở pháp lý của thị trường
bảo hiểm cơ bản được hoàn thiện.

Hệ thống quy định pháp lý mới về lĩnh vực kinh doanh BH đã cơ bản đảm bảo khắc phục
được những tồn tại, hạn chế qua thực tiễn phát sinh trên thị trường, đồng thời mang tính định
hướng cho giai đoạn phát triển mới. Những quy định pháp lý mới sẽ tạo ra yêu cầu và động lực
cho các bên liên quan phải thay đổi theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chất lượng
hơn và mục tiêu hướng tới quan trọng nhất chính là đem lại sự hài lòng và bảo vệ tốt nhất có thể
cho người tham gia BH.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục thanh tra hàng loạt doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Kế quả của công tác thanh tra, Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm đã xác định hàng loạt sai phạm
của các doanh nghiệp bảo hiểm gồm chưa triển khai đúng trình tự, thủ tục bán sản phẩm bảo
hiểm. Ngoài ra còn những sai phạm như: chưa đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm,
chưa thu thập chính xác thông tin của khách hàng trong quá trình tư vấn sản phẩm. Đặc biệt là
nhân viên ngân hàng - đại lý bảo hiểm chưa thực hiện đúng quy định về sử dụng mã số đại lý bảo
hiểm.

Đây là những hành vi sai phạm sẽ được Bộ Tài chính xem xét xử phạt hành chính theo
đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp
đang hoạt động trên thị trường. Từ đó bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các cá nhân,
tổ chức tham gia bảo hiểm cũng như các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Trước những thách thức từ bối cảnh kinh tế, việc đưa ngành bảo hiểm nhân thọ tăng
trưởng dương là một thách thức lớn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ Chính phủ, sự quyết liệt từ Bộ
Tài chính, và nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành bảo hiểm Việt Nam đang từng bước thay đổi
theo hướng tích cực.
Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Lãnh đạo Cục Quản lý giám sát
bảo hiểm cũng đã trao đổi, làm việc, thống nhất thiết lập đường dây nóng của cả hai
cơ quan để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các
cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của tổ
chức tín dụng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo
hiểm với nhiều nội dung mới, trong đó có cấm tổ chức tín dụng tư vấn, giới
thiệu, chào bán bảo hiểm liên kết đầu tư cho khách hàng trong thời hạn trước
60 ngày và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay. Cùng với
đó, yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp với tổ chức hoạt động đại
lý để kiểm tra, rà soát, xử lý các khiếu nại của bên mua bảo hiểm liên quan
việc tư vấn của nhân viên tổ chức hoạt động đại lý và xử lý vi phạm (nếu có).
Ngoài ra, doanh nghiệp bán bảo hiểm qua ngân hàng phải ghi âm quá trình tư
vấn cho khách hàng.
Tại mỗi chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài phải có quầy bàn/giao dịch riêng để tư vấn, bán bảo hiểm.
Khu vực này tách biệt với khu vực giao dịch, hoạt động nghiệp vụ của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

You might also like