Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Chú ý: đây là một phần bài giảng để hướng dẫn học thông qua tham khảo đáp án của các câu hỏi.

Phần lý thuyết
1. Trình bày các định nghĩa về hệ điều hành.
TL1: : là chương trình hệ thống, điều khiển và hợp tác việc sử dụng phần cứng thông qua những chương trình
ứng dụng khác nhau cho những người dùng khác nhau.
TL2: hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ: đảm
bảo tương tác giữa người dùng với máy tính; cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối thực
hiện chương trình
TL3: hệ điều hành là phần mềm hệ thống quản lý tài nguyên phần cứng máy tính, phần mềm và cung
cấp các dịch vụ chung cho các chương trình máy tính.
TL4: Hệ điều hành (Operating System - OS) là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với
nhiệm vụ:
– Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính
– Đóng vai trò trung gian trong giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi
trường cho phép phát triển và thực hiện các ứng dụng
– Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình
– Quản lý chặt chẽ, khai thác hợp lý các tài nguyên của máy tính

2. Nhiệm vụ của hệ điều hành là gì.


TL:
- Quản lý chương trình
- Quản lý bộ nhớ chính, bộ nhớ phụ
- Quản lý hệ thống vào ra (thông qua các driver để tương tác thiết bị ngoại vi)
- Quản lý hệ thống tệp
- Bảo vệ hệ thống
- Quản lý mạng
- Tạo môi trường giao tiếp (khởi động và nạp đủ các công cụ và lệnh để tương tác với người
dùng/ứng dụng)

3. Phân loại hệ điều hành dựa trên các tiêu chí nào.
TL:
- Phân loại theo số lượng người dùng : single-user; multi-user
- Phân loại theo số lượng tác vụ: đơn nhiệm; đa nhiệm (multi-tasking)
- Phân loại theo giao diện: command-line; graphic
- Phân loại theo kiểu xử lý: đơn luồng và đa luồng (multi processing)
- Phân loại theo kiểu ứng dụng: desktop, server, mobile, …

4. Giới thiệu quá trình hình thành, ưu nhược điểm chính của hệ điều hành MS-DOS, tại sao hiện nay
nó không còn được sử dụng rộng rãi.
TL:
- Quá trình hình thành: MS-DOS được phát triển bởi Microsoft vào năm 1981, dựa trên hệ
điều hành 86-DOS của công ty Seattle Computer Products. Microsoft đã mua bản quyền của
86-DOS với giá 25.000 USD và đổi tên thành MS-DOS. MS-DOS được thiết kế để hoạt động

Page 1 of 15
trên các máy tính IBM PC và tương thích. MS-DOS đã trải qua nhiều phiên bản, từ 1.0 đến
8.0, trong khoảng thời gian từ 1981 đến 2000. MS-DOS là hệ điều hành chủ yếu cho các máy
tính cá nhân trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, cho đến khi bị thay thế dần bởi
các hệ điều hành có giao diện đồ hoạ, như Windows.
- Ưu điểm:
o MS-DOS là một hệ điều hành nhẹ, không tốn nhiều tài nguyên máy tính.
o MS-DOS cho phép truy cập trực tiếp vào các thiết bị và thành phần phần cứng.
o MS-DOS không nặng như hệ điều hành đa nhiệm.
o MS-DOS có thể chạy được các chương trình cũ và mới.
o MS-DOS có thể khởi động nhanh hơn các hệ điều hành khác.
- Nhược điểm:
o MS-DOS là một hệ điều hành đơn người dùng và đơn tác vụ, không thể chạy nhiều
chương trình cùng lúc.
o MS-DOS là một hệ điều hành dòng lệnh, không có giao diện đồ hoạ, khó sử dụng cho
người dùng không chuyên.
o MS-DOS là một hệ điều hành 16 bit, chỉ hỗ trợ RAM tối đa 640 KB.
o MS-DOS không có tính năng bảo mật hay phát hiện lỗi cao.
o MS-DOS không tương thích với các thiết bị và phần mềm mới nhất.
- Lý do không còn được sử dụng rộng rãi: Do MS-DOS đã bị lỗi thời do sự phát triển của công
nghệ và nhu cầu của người dùng. Các hệ điều hành mới như Windows đã cung cấp các tính
năng vượt trội so với MS-DOS, như giao diện đồ hoạ, đa nhiệm, đa người dùng, bảo mật, xử lý
32 bit hoặc 64 bit,.... MS-DOS chỉ còn được sử dụng cho một số mục đích đặc biệt, như khôi
phục dữ liệu, chạy các chương trình cũ, hoặc những chuyên gia quản trị hệ thống hay quản trị
mạng để dùng các tiện ích mạng/hệ thống.

5. Giới thiệu quá trình hình thành, ưu khuyết điểm chính của hệ điều hành Windows.
TL:
- Quá trình:
+ (PC) 1985 Microsoft ra đời Windows 1.0 … 3.11 => Windows 95/97/98/2000 => Windows XP
=> … => Windows 7/8/10/11/12.
+ (Server) Windows NT 3.51 => Windows NT 4.0 => Windows 2000 => Windows 2012
- Ưu diểm:
+ Thông dụng, phổ biến: dễ sử dụng, dễ cài đặt, tương thích nhiều loại máy, …
+ Dễ phấn triển: dễ phát triển phần mềm ứng dụng, quản lý, game, …
+ Phần mềm đầu tiên hỗ trợ tính năng Plug and Play

6. Giới thiệu quá trình hình thành, ưu khuyết điểm chính của hệ điều hành Unix.
TL:
- 1969 bởi Ken Thompson, Dennis Ritchie, Brian Kernighan, Douglas McIlroy và Joe Ossanna tại
Bell Labs, một phòng thí nghiệm nghiên cứu của AT&T hợp tác với MIT và General Electric.
- Là phần mềm sử dụng phổ biến nhất cho các máy chủ.
- Linux, hiện nay có thể xem là hậu duệ của Unix.
- Các ưu nhược điểm tương tự như Linux (xem câu 7)

7. Giới thiệu quá trình hình thành, ưu khuyết điểm chính của hệ điều hành Linux.

Page 2 of 15
TL:
- 1991 bởi Linus Torvalds, một sinh viên Phần Lan, với mục đích tạo ra một nhân hệ điều hành
mới miễn phí. Nhân Linux được tạo ra dựa trên sự ảnh hưởng của hệ điều hành Unix và Multics,
hai dự án có chung mục tiêu phát triển một hệ thống bền vững và linh hoạt.
- Ước tính 2,76% số máy tính để bàn và hơn 90% số siêu máy tính hàng đầu thế giới chạy trên
Linux và khoảng 71,85% số thiết bị di động chạy trên Android, mà bạn đã biết, là dựa trên Linux.
- Ubuntu là một phiên bản phân phối của Linux.
- Ưu điểm:
o Phần mềm mã nguồn mở, cấm phân phối thương mại – giấy phép GNU.
o Tính an toàn
o Tính linh hoạt
o Tính hiệu quả
- Khuyết điểm:
o Khó học
o Đa dạng
o Tỷ lệ sử dụng trên desktop thấp

8. Giới thiệu quá trình hình thành, ưu khuyết điểm chính của hệ điều hành Macintosh.
TL:
- Macintosh được ra mắt bởi Apple vào năm 1984, là giao diện đồ hoạ đầu tiên cho máy tính IBM
tương thích. …
- Ưu điểm: An toàn, hiệu suất
- Ngược điểm: Tính đóng, đắt đỏ

9. Giới thiệu quá trình hình thành, ưu khuyết điểm chính của hệ điều hành Ubutu.
TL: xem câu 7.

10. Khái niệm về tệp tin, các thuộc tính cơ bản của thuộc tin là gì, các kiểu thao tác trên tệp tin.
TL:
- Tệp tin là một tập hợp các thông tin được sắp xếp theo một cấu trúc nào đó và được lưu trữ trên các thiết bị
nhớ ngoài với một tên xác định mà máy tính có thể truy cập được
- Thuộc tính: Tên tệp, Kiểu tệp (Type), Vị trí lưu trữ (location), Kích thước (Size), Ngày giờ (Datetime)
- Thuộc tính trên mỗi tệp tin: Archive, Hidden, Read-only, System, Compressed, Encrypted, Not
content-indexed.
- Thao tác: Tạo, Mở, Đọc, Ghi, Thêm, Đóng, Xóa, Đổi tên, Di chuyển, Sao chép, Tìm kiếm, Đặt thuộc
tính.

11. Thế nào là truy nhập tuần tự và truy nhập trực tiếp trên tệp tin, sự giống và khác nhau giữ
chúng, ưu khuyết điểm mỗi loại.
TL:
- Truy nhập tuần tự: là cách thức truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu
từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.
- Truy nhập trực tiếp: là cách thức truy cập cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng
cách xác định trực tiếp vị trí (thường là số hiệu) của dữ liệu đó.
Qua đó ta thấy rõ được ưu nhược điểm của mỗi loại.

Page 3 of 15
12. Thế nào là ổ đĩa, có các loại ổ đĩa nào được dùng hiện nay cho hệ thống máy tính.
TL:
- Ổ đĩa là một thiết bị dùng để lưu trữ và truy xuất dữ liệu trong máy tính. Ổ đĩa là thiết bị nhớ phụ.
- Phân loại theo cơ chế hoạt động:
+ Ổ đia cứng (HDD): là loại ổ đĩa dùng các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính để lưu trữ dữ
liệu.
+ Ổ đĩa thể rắn (SSD): là loại ổ đĩa dùng các chip nhớ flash để lưu trữ dữ liệu.
- Phân loại theo giao tiếp:
+ ATA (hay PATA): là chuẩn giao tiếp cũ nhất, sử dụng cáp ribbon với 40 hoặc 80 sợi để kết nối ổ
đĩa với bo mạch chủ. Tốc độ truyền tải của ATA là từ 8.3 MB/s đến 133 MB/s.
+ SATA: là chuẩn giao tiếp mới hơn, sử dụng cáp với 7 sợi để kết nối ổ đĩa với bo mạch chủ.
+ SCSI: là chuẩn giao tiếp cao cấp, sử dụng cáp với nhiều sợi khác nhau để kết nối nhiều thiết bị
với bo mạch chủ.

13. Khái niệm về tệp tin, tên tệp tin, cách đặt tên tệp, các tham số của tên tệp trong MS-DOS và
Windows .

14. Khái nệm thế nào là đường dẫn, tên đường dẫn, khái niệm về thư mục gốc, thư mục hiện thời,
mô tả cách biểu diễn thư mục trong hệ điều hành.
TL:
- Đường dẫn là một chuỗi các tên thư mục lồng nhau được phân tách bằng đường dẫn (trên
Windows sẽ là dấy sổ phải, trên Linux là dấy sổ trái). Nó bắt đầu tại một thư mục bắt đầu nhất
định và kết thúc bằng một thư mục hoặc tệp để chỉ định đường dẫn đến một thư mục hoặc tệp
liên quan. Vi dụ: C:\Baitap\THDC.docx
- Tên đường dẫn là phần cuối cùng của đường dẫn, có thể là tên của thư mục hoặc tệp.
- Thư mục gốc (root) là thư mục có cấp cao nhất của một hệ thống tập tin. Ví dụ trên máy tính sử
dụng hệ điều hành Windows có ở đĩa tên là C thì thư mục gốc là C:\
- Thư mục hiện thời, hoặc thư mục làm việc, là thư mục hiện tại của người dùng hoặc chương
trình. Trong nhiều trường hợp khi chúng ta thực hiện các lệnh có yêu cầu tham số về thư mục,
nếu không chỉ ra thư mục nào thì lệnh sẽ hiểu là sử dụng thư mục hiện thời.
- Cách biểu diễn thư mục trong hệ điều hành: là biểu diễn dạng phân cấp, bắt đầu từ thư mục gốc
có thể chứa các thư mục và tệp tin và tiếp theo đó các thư mục trong đó có thể có thư mục con
hoặc/và tệp tin. Cấp dưới gọi là con, cấp trên gọi là cha (parent/child folder).

15. Mô tả một số ưu nhược điểm chính của hệ điều hành Windows 10


TL: Ổn định, ít lỗi, an toàn bảo mật, dễ sử dụng, sử dụng tài nguyên hiệu quả, giao diện thân thiện,
các phần mềm và game chạy tốt. Nhược: việc cập nhật là bắt buộc để đảm bảo an toàn bảo mật,
không sử dụng được trên máy cũ.

16. Giới thiệu quá trình khởi động và các thành phần chính trên màn hình Màn hình Desktop của
Windows 10 và quá trình kết thúc làm việc với Windows 10.

17. Mô tả các thành phần trên bảng chọn khởi động Menu Start trong Windows 10.
18. Trình bày các thao tác để tạo một lối tắt Shot cut trên màn hình màn hình Desktop, thao tác ghim
và hủy ghim một ứng dụng trên bảng chọn khởi động Menu Start.

Page 4 of 15
19. Mô tả quá trình chạy một chương trình, mở một tài liệu vừa dùng, chạy một ứng dụng gốc MS-
DOS hay mở một cửa sổ trong Windows.
20. File Explorer là gì, nhiệm vụ của nó trong hệ điều hành Windows, các thao tác để mở File
Explorer.
21. Giới thiệu các thành phần trên File Explorer.
22. Giới thiệu quy trình thực hiện tùy chọn màn hình hiển thị trong File Explorer.
23. Trình bày quy trình thực hiện sắp xếp tệp tin và thư mục, tạo thư mục mới, thay đổi biểu tượng
về tệp tin và thư mục trong File Explorer.
24. Trình bày quy trình thực hiện lựa chọn tệp tin hay thư mục, di chuyển và sao chép các tệp tin hay
thư mục trong File Explorer.
25. Trình bày quy trình thực hiện lựa chọn, đổi tên các tệp tin hay thư mục, xóa các tệp tin hay thư
mục, khôi phục hay xóa vĩnh viễn tệp tin, thư mục trong File Explorer.
26. Trình bày quy trình thực hiện định dạng một ổ đĩa USB 8GB và 16GB trong File Explorer.
27. Trình bày quy trình thực hiện tìm kiếm và tìm kiếm nâng cao trong File Explorer.
28. Trình bày quy trình thực hiện nén và giải nén dữ liệu trong File Explorer.
29. Khái niệm thư viện là gì, trong File Explorer có các loại thư viện nào, việc sắp xếp trong thư viện
thực hiện ra sao.
30. Trình bày quy trình thực hiện tạo một thư viện mới, thêm tệp tin vào thư viên trong File Explorer.
31. Giới thiệu thư mục My Documents và thư mục My Pictures trong File Explorer.
32. Trình bày quy trình thực hiện thay đổi vị trí tệp tin trong File Explorer.
33. Giới thiệu bảng điều khiển Control Panel và các thành phần chính của bảng điều khiển
Control Panel trong Windows. các thao tác để mở bảng điều khiển Control Panel.
34. Trình bày quy trình thực hiện cài đặt máy in kết nối trực tiếp và máy in mạng trong Control Panel.
35. Trình bày quy trình thực hiện tối ưu hóa cho máy tính xách tay trong Control Panel.
36. Trình bày quy trình thực hiện tùy chính điện năng cho máy tính xách tay trong Control Panel.
37. Trình bày quy trình thực hiện cài đặt và gỡ bỏ cài đặt chương trình trong Control Panel.
38. Trình bày quy trình thực hiện đánh giá máy tính, tại sao mỗi lần cài đặt hay gỡ bỏ một phần cứng
hay phần mềm cần phải thực hiện đánh giá lại máy tính.
39. Tại sao lại phải thường xuyên làm sạch ổ cứng, dùng phương pháp nào để có thể làm sạch được
ổ cứng.
40. Trình bày quy trình thực hiện kiểm tra xem ổ cứng của người sử dụng có lỗi hay không.
41. Trình bày rõ hiện tượng phân mảnh là gì, tại sao trong quá trình làm việc của máy tính
thì ổ cứng lại bị hiện tượng phân mảnh. Muốn chống phân mảnh thì phải thực hiện như thế nào,
điều kiện để thực hiện.
42. Tại sao phải thường xuyên cập nhật trình điều khiển thiết bị, muốn cập nhật thì tìm
trình điều khiển thiết bị ở đâu, khi tìm thấy thì làm thế nào để cập nhật được nó
43. Trình bày các phương pháp cơ bản nhất mà người sử dụng có thể tăng tốc được cho máy tính
của mình.
44. Khái niệm thế nào là người dùng, tại sao trong máy tính phải đặt vấn đề quản lý người dùng.
Trong Windows 10 hai tài khoản chính là những tài khoản nào, thế nào là người dùng đầu tiên, trình
bày quy trình tạo một tài khoản người dùng.
45. Trình bày các phương pháp cơ bản để thực hiện tạo một tài khoản người dùng, sửa đổi một tài
khoản người dùng, thay đổi một tài khoản người dùng và hủy một tài khoản người dùng trong
Windows.
46. Tại sao tài khoản người dùng lại phải cần có mật khẩu, mật khẩu là gì, quy trình tạo mật khẩu,
thay đổi mật khẩu thực hiện như thế nào.
Page 5 of 15
47. Trình bày một số chức năng khác mà anh hay chị biết trong bảng điều khiển Control Panel, việc
thay đổi các chức năng này được thực hiện như thế nào.
TL: tất cả các thiết lập của Windows mà người dùng có thể thay đổi đều ở trong Control Panel, trong
đó có nhiều nhóm chức năng để thay đổi các thiết lập khác nhau như: System (hệ thống), Regional
(Khu vực, ngày giờ, ngôn ngữ), Mouse (chuột), Device (thiết vị), Internet Options, Powers, User
Account, ….

48. Trình bày thế nào là một điểm khôi phục hệ thống, tại sao lại phải cần có các điểm khôi phục hệ
thống trong Windows, việc tạo một điểm khôi phục hệ thống và dùng điểm này để khôi phục nếu
chẳng may hệ điều hành bị trục trặc thực hiện như thế nào.
49. Để đề phòng máy tính của người sử dụng chẳng may bị virus phá hỏng hết các tệp dữ liệu của họ
thì người sử dụng phải làm gì để có thể giữ được các dữ liệu này, hãy trình bày các cách mà anh hay
chị biết.

50. Để lưu được toàn bộ các tệp tin hệ thống và tệp tin của người dùng để khi cần thiết có thể khôi
phục được thì ngươì sử dụng phải chuẩn bị như thế nào và nếu như có sự cố xảy ra thì cần phải khôi
phục lại như thế nào.
TL: Việc backup và khôi phục có nhiều mức độ khác nhau, có thể backup toàn bộ ổ đĩa hoặc một
phân vùng thành ảnh sao lưu (backup image) và khôi phục khi cần, hoặc có thể là backup các files dữ
liệu của người dùng (sang ổ đĩa khác hoặc lên hoặc đồng bộ với cloud), hoặc là hệ điều hành sẽ tự
động hoặc người dùng backup các thay đổi của hệ thống để khi có sự cố có thể khôi phục lại để vận
hành bình thường. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết thêm về chức năng Backup and Restore có sẵn trong
Windows.

51. Trình bày quy trình tạo một bản sao lưu và sử dụng bản sao lưu đó để làm gì và được thực hiện
ra sao.

52. Trình bày quy trình tạo một đĩa sửa chữa trong Windows 10.
53. Thế nào là tiện ích trong Windows 10, hiển thị các tiện ích lên màn hình như thế nào, nếu muốn
thay đổi thêm hoặc bớt đi các tiện ích thì thực hiện như thế nào.
54. Trình bày các thao tác để thay đổi hình nền, thay đổi màu cửa sổ, thay đổi kích thươc biểu
tượng, thiết lập chương trình bảo vệ màn hình và thay đổi phong cách trong Windows 10.

Phần thực hành


• Chú ý:
- Phần thực hành không khó, nhưng phải thực hành nhiều và khái quát lên để hiểu và nắm bắt
kiến thức.
- Bạn có thể thực hành ở nhà, hoặc trên máy ở lớp nhưng luôn chú ý cần hiểu rõ mỗi thao tác
sẽ tác động hay thay đổi gì trên máy trước khi làm tránh làm hỏng hệ điều hành hoặc tạo ra
các sai sót không khắc phục được.
- Luôn đảm bảo sau khi thực hành xong, thì phải khôi phục được nguyên trạng của máy. Có
thể khôi phục sau khi hết bài hoặc mỗi phần của bài. Trên máy tính cá nhân hay máy sử dụng
chung cũng cần như vậy.
• Học sử dụng Windows rất cần thiết, và thực ra là không khó. Có một cách tiếp cận khá đơn giản,
là học tất cả các câu và các từ tiếng anh mà bạn nhìn thấy trên hệ điều hành Windows.

Page 6 of 15
• Windows is a widely used operating system, and there are several important things that users
should know about it:
o User Interface: Understanding the Windows desktop, Start menu, taskbar, and how to navigate
through windows and applications is fundamental.
o File Management: Knowing how to create, open, move, copy, and delete files and folders is crucial for
basic computer use.
o Security: Familiarize yourself with Windows security features, such as user accounts, passwords, and
user permissions, to keep your system and data safe.
o Updates: Regularly update your Windows operating system to ensure it has the latest security
patches and improvements.
o Software Installation: Learn how to install, update, and uninstall software applications on Windows.
o Keyboard Shortcuts: Mastering keyboard shortcuts can significantly enhance your efficiency in using
Windows.
o Task Manager: Understanding how to use Task Manager is essential for managing running
applications and troubleshooting system issues.
o Backups: It's important to back up your data regularly, and Windows offers built-in tools for this
purpose.
o Troubleshooting: Learn how to diagnose and fix common Windows issues, like software crashes,
driver problems, and network connectivity.
o Customization: Customize your Windows experience by changing themes, settings, and preferences
to suit your needs and preferences.
o Search: The Windows search function helps you quickly locate files, applications, and settings on your
computer.
o Web Browsing: Windows includes web browsers like Microsoft Edge. Knowing how to use these is
important for internet access.
o Security Software: Install reputable antivirus and anti-malware software to protect your system from
online threats.
o Control Panel and Settings: Become familiar with the Control Panel and Settings app to adjust system
settings.
o Data Privacy: Understand Windows privacy settings, including data collection and sharing options,
and tailor them to your preferences.
o Networking: Learn how to connect to Wi-Fi or wired networks, set up network sharing, and
troubleshoot network issues.
o Keyboard and Mouse Settings: Customize your input devices for comfort and productivity.
o Taskbar Icons: Utilize system tray icons to access important functions like volume control and
notifications.
o Multitasking: Windows allows for multitasking with features like window snapping and virtual
desktops.
o Help and Support: Windows offers built-in help and support features, including online resources and
troubleshooting wizards.
• Keep in mind that the specific version of Windows you're using may have unique features and settings.
Regularly updating your knowledge about the Windows version you're working with is also essential to
make the most of its capabilities and stay secure.

1. Vào File Explorer để tạo hệ thống thư mục theo mẫu hình bên, sau đó thực hiện các yêu cầu:
- Tìm trong ổ đĩa C: 14 tệp có dung lượng <= 10Kb có phần tên mở rộng là .bmp hoặc là .ini hoặc .gif
để sao chép vào thư mục He_thong đã tạo ra ở trên.
- Tìm trong ổ đĩa C: 12 tệp có dung lượng; <= 100Kb có phần tên mở rộng là .sbd hoặc là .dll hoặc
.drv để sao chép vào thư mục Tai_chuc đã tạo ra ở trên.
Page 7 of 15
- Tìm trong ổ đĩa C: 9 tệp có dung lượng <= 30Kb có phần tên mở rộng là ..dll hoặc là .ini hoặc .gif để
sao chép vào thư mục BAI_TAP đã tạo ra ở trên.
2. Thực hiện các yêu cầu sau:
Vào Control Panel của Windows để thay đổi cách biểu diễn ngày, giờ, số, đơn vị tiền tệ cho phù hợp
với quy định sau:
a. Ngày biểu diễn theo dạng: dd-mm-yyyy, Ví dụ: 24-08-2022
b. Giờ biểu diễn theo dạng: HH:mm:ss, Ví dụ: 18:15:20
c. Đơn vị tiền tệ theo dạng: VND, Ví dụ: 1000VND
d. Dấu phân cách phần nguyên và phần phân là dấu chấm, Ví dụ: 123.456
e. Dấu phân cách giữa hàng trăm và hàng nghìn, giữa hàng trăm nghìn và hàng triệu,... là dấu phẩy,
Ví dụ: 123,000,456
f. Nếu phần nguyên của một số bằng 0 thì không hiện số 0, Ví dụ: 0.123 chỉ hiện ra là .123
g. Kiểm tra xem đồng hồ góc phải trên thanh trạng thái của Windows có chỉ đúng múi giờ là Bankok,
Hanoi, Jakarta và đúng ngày giờ hôm nay hay không? Nếu chưa đúng hãy chỉnh lại cho đúng.
3. Tạo ra từ thư mục gốc C:\ ổ đĩa C một cây thư mục như hình bên:
a. Tìm trong ổ đĩa C: các tệp có phần mở rộng là .PAS hay không. Nếu có thì sao chép 10 tệp đầu tiên
này vào thư mục TK06.2 và TK07.1. Đổi tên tất cả các tệp vừa sao chép được trong thư mục
b. TM21 có phần mở rộng mới là .TXT.
c. Đổi ảnh nền của màn hình Desktop trong Windows, chọn ảnh nào thấy đẹp.
4. Thực hiện các yêu cầu sau:
Tạo các lối tắt (ShortCut) trên màn hình nền Windows để sau đó có thể chạy chương trình
VietKey2000, MicroSoft Word và MicroSoft Excel. Sau đó hãy đổi tên các ShortCut Microsoft Word
thành tên mới là SOAN_THAO, ShortCut Microsoft Excel đổi thành BANG_TINH. Tạo ra cây thư mục
có cấu trúc hình cây bên rồi thực hiện sao chép tất cả các tệp có trong thư mục: C:\Program
Files\Windows\Cursors vào thư mục Thuchanh này. Thực hiện các thao tác để thực hiện việc tìm tất
cả các tệp có phần mở rộng (đuôi) là .DOC trong một máy tính có ổ dĩa cứng C:
5. Các tệp này đã được sửa chữa hay tạo ra lần cuối cùng trong khoảng thời gian từ 01/06/2021 đến
30/04/2022. Kích thước của tệp này lớn hơn 1MB. Nếu tìm thấy các tệp này thì sao chép vào thư
mục Lythuyet được tạo ra ở trên.
Mở File Explorer giới thiệu các tên gọi của các thành phần trên màn hình: Thanh tiêu đề, Thanh thực
đơn, Thanh công cụ, thanh địa chỉ,... thực hiện chuyển, mở rộng hay thu nhỏ một thư mục,... Thay
đổi biểu tượng thư mục trong cây thư mục này. Xóa cây thư mục vừa tạo ra rồi khôi phục trở lại nó.
6. Thực hiện định dạng lại một ổ đĩa USB có nhãn là KTQD sau đó sao chép các tệp phần mở rộng là
.DOC trong một máy tính. Các tệp này đã được sửa chữa hay tạo ra lần cuối cùng trong khoảng thời
gian từ 01/06/2021 đến 30/04/2022. Kích thước của tệp này lớn hơn 1MB.
7. Tạo ra cây thư mục giống như bài số 6, thực hiện tìm kiếm xem trong ổ đĩa C: và D: có các tệp hoặc
thư mục có tên là TH hay không, nếu tìm thấy thì sao chép nó sang thư mục lythuyet. Sau đó hãy
nén tất cả các tệp trong thư mục này vào với tên là Thuchanh, sau đó sao chép vào thư mục gốc ổ
đĩa D:
8. Hãy tạo ra một thư viện mới có tên là THDC trong File Explorer
9. Hãy thực hiện sao chép một vài tệp tin bằng File Explorer.
10. Mở Control panel để xem các loại thiết bị nào được cài đặt cùng với máy, thử thực hiện cài đặt
máy in kết nối mạng xem có thực hiện được không.
11. Nghiên cứu xem tối ưu hóa cho máy tính xách tay của mình, cài đặt tùy chính điện năng cho máy
tính xách tay đó.

Page 8 of 15
13. Hãy thử cài đặt chương trình Vietkey 2000 hay một chương trình nào đó do giáo viên cung cấp
và sau đó là gỡ bỏ nó trong Control Panel.
14. Hãy xem máy tính mà anh hay chị đang sử dụng được Windows đánh giá bao nhiêu điểm, thử cài
đặt hay gỡ bỏ một phần mềm và xem đánh giá lại máy tính như thế nào.
15. Hãy thực hiện quy trình làm sạch ổ cứng và kiểm tra xem ổ cứng của anh hay chị đang sử dụng
lỗi hay không.
16. Kiểm tra xem máy có nối mạng không nếu có thì thử cập nhật trình điều khiển thiết bị mà máy
còn thiếu hay hỏng hóc.
17. Thử dùng USB của anh chị để thực hiện tăng tốc cho máy tính của mình.
18. Tạo một người dùng mới trên máy với tên là THDC với mật khẩu là THDC.
19. Tạo một điểm khôi phục hệ thống trong Windows và dùng điểm này để khôi phục lại xem thế
nào.
20. Hãy sao lưu được toàn bộ các tệp tin hệ thống và tệp tin của người dùng để khi cần thiết có thể
khôi phục được.
21. Hãy tạo một bản sao lưu cho máy tính của anh hay chị.
22. Hãy tạo một đĩa sửa chữa trong Windows 10.
23. Thực hiện xem các tiện ích trong Windows 10, hiển thị các tiện ích lên màn hình và thay đổi thêm
hoặc bớt đi các tiên ích đó để xem, cuối cùng xóa các tiện ích ấy đi.
24. Hãy thay đổi hình nền, thay đổi màu cửa sổ, thay đổi kích thước biểu tượng, thiết lập chương
trình bảo vệ màn hình và thay đổi phong cách trong Windows 10.

Page 9 of 15
BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1 - Hãy chọn khái niệm đầy đủ và tổng quan về hệ điều hành
A. Hệ điều hành là hệ thống các chương trình có chức năng phục vụ cho việc giám sát, điều khiển
thực hiện chương trình của người sử dụng, quản lý và phân chia tài nguyên hệ thống tính toán cho
nhiều người sử dụng, sao cho việc khai thác chức năng của hệ thống tính toán thuận liện và tối ưu
nhất.
B. Hệ điều hành là hệ thống các chương trình phục vụ cho việc khai thác các tài nguyên của hệ thống
máy tính.
C. Hệ điều hành là hệ thống các chương trình phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ hệ thống máy tính
và tổ chức khai thác chúng một cách tối ưu.
D. Hệ điều hành là hệ thống các chương trình bao trùm lên một máy vật lý hiện có để tạo ra một
máy logic với những tài nguyên và khả năng mới.
TL: A

Câu 2 - Các chức năng chính của hệ điều hành là:


A. Quản lý chương trình; Bảo vệ bộ nhớ; Quản lý hệ thống vào ra; Quản lý hệ thống tệp; Quản lý hệ
thống; Tạo môi trường giao tiếp mạng.
B. Quản lý chương trình; Quản lý bộ nhớ chính; Quản lý bộ nhớ phụ; Quản lý hệ thống vào ra.
C. Quản lý hệ thống tệp; Bảo vệ hệ thống; Quản lý mạng; Tạo môi trường giao tiếp.
D. Quản lý chương trình; Quản lý bộ nhớ chính; Quản lý bộ nhớ phụ; Quản lý hệ thống vào ra; Quản
lý hệ thống tệp; Bảo vệ hệ thống; Quản lý mạng; Tạo môi trường giao tiếp.
TL: D

Câu 3 - Hãy kể tên các loại hệ điều hành dựa vào cách phân loại hệ điều hành thực hiện các công
việc, các tác vụ, các tiến trình của người sử dụng
A. Hệ điều hành Unix, Hệ điều hành MS-DOS, Hệ điều hành Windows, Hệ điều hành OS/2, Hệ điều
hành Macintosh, Hệ điều hành LINUX, Hệ điều hành Unbutu
B. Hệ điều hành Lô, Hệ điều hành thời gian thực, Hệ điều hành cơ sở dữ liệu, Hệ điều hành phân
chia thời gian, Hệ điều hành tính toán nhân, Hệ điều hành đa xử lý, Hệ điều hành Đa chương trình
C. Hệ điều hành Lô, Hệ điều hành thời gian thực, Hệ điều hành cơ sở dữ liệu, Hệ điều hành phân
chia thời gian, Hệ điều hành tính toán nhân
D. Hệ điều hành máy tính cỡ lớn và siêu lớn, Hệ điều hành máy tính cỡ trung bình, Hệ điều hành máy
tính cỡ vừa và nhỏ, hệ điều hành máy tính cá nhân, Hệ điều hành máy tính bảng
TL: C

Câu 4 - Mỗi tệp được quản lý bằng hệ điều hành windows gồm các thuộc tính nào?
A. Name; Data modified; Type; Size; Location
B. Name; Structure; Type; Size; Location
C. Name; Data modified; Structure; Size; Location
D. Name; Data modified; Type; Size; Structure
TL: A (location = file path)

Câu 5 - Tên một số hệ điều hành thông dụng cho máy tính cá nhân:
A. MS_DOS, WINDOWS, LINUX, MACINTOSH, UBUNTU
B. IBM, COMPAQ, HITACHI, HP BRIO, WINDOWS
Page 10 of 15
C. WINDOWS NT, NOVELL NETWARE, BeOS, LINUX, PC-DOS
D. MS-DOS, File Explorer, IBM/PC, Pentium, Celeron
TL: A

Câu 6 - Một số hệ điều hành thông dụng cho máy vi tính cá nhân là:
A. IBM, Compaq, Hitachi, HP brio, Windows
B. Windows NT, Novell NetWare, BeOS, Linux, PC-DOS
C. MS-DOS, File Explorer, IBM/PC, Pentium, Celeron
D. MS-DOS, WINDOWS, LINUX, UNBUTU, MACINTOCH
TL: D

Câu 7 - Khái niệm tệp trong hệ điều hành


A. Là một vùng trong ổ cứng của máy tính dùng để lưu giữ thông tin sau khi được đưa vào
B. Là tất cả thông tin được lưu giữ trong các thiết bị nhớ trong cũng như nhớ ngoài của máy tính
C. Tệp tin - file là một tập hợp các thông tin được sắp xếp theo một cấu trúc vậy lý nào đó và được
lưu trữ trên các thiết bị nhớ sao cho một hệ điều hành có thể nhận biết và quản lý được nó
D. Là một thiết bị trong máy tính dùng để lưu giữ và xử lý thông tin mà hệ điều hành điều khiển
TL: C

Câu 8 - Quy cách đặt tên thư mục trong hệ điều hành Windows
A. Tên thư mục cũng được đặt như tên tệp nhưng chỉ dùng chữ cái viết thường
B. Tên thư mục cũng được đặt như tên tệp nhưng không có phần mở rộng
C. Tên thư mục cũng được đặt như tên tệp nhưng chỉ dùng chữ cái viết hoa
D. Tên thư mục cũng được đặt như tên tệp
TL: B (chú ý: bạn có thể sử dụng dâu chấm trong tên thư mục, đó là một phần của tên chứ không
phải sau dấu chấm đó là phần mở rộng)

Câu 9 - Tham số đường dẫn trong lệnh dùng hệ điều hành Windows được sử dụng để:
A. Chỉ định một thư mục được viết ở cuối đường dẫn
B. Chỉ định một tệp tin nằm trong thư mục được viết ở cuối đường dẫn
C. Chỉ định thư mục hiện thời
D. Chỉ định dấu nhắc của hệ điều hành
TL: B

Câu 10 - Hệ điều hành Windows tổ chức lưu trữ các tệp tin trên đĩa theo cấu trúc hình cây như thế
nào?
A. Mỗi thư mục (bắt đầu từ thư mục gốc) chỉ chứa các thư mục con trong nó
B. Thư mục gốc chỉ chứa những tệp tin quan trọng nhất trong nó
C. Mỗi thư mục (bắt đầu từ thư mục gốc) có thể có chứa các thư mục con và các tệp tin trong nó
D. Mỗi thư mục (bắt đầu từ thư mục gốc) chỉ chứa các tệp tin trong nó
TL: C

Câu 11 - Tên tệp và tên thư mục trong Windows có độ dài tối đa bao nhiêu:
A. Có độ dài tối đa là 8 kí tự
B. Có độ dài không hạn chế
C. Có độ dài tối đa là 12 kí tự
Page 11 of 15
D. Có độ dài tối đa là 255 kí tự
TL: D

Câu 12 - Để thay đổi môi trường làm việc của WINDOWS như thay cấu hình, cài lại FONTS ... ta chọn:
A. Chọn Computer trên màn hình Desktop
B. Chọn Control Panel trong Menu Start
C. Chọn Default Programs trong Menu Start
D. Chọn All Program trên Menu Start
TL: B

Câu 13 - Trong các cách sau đây, cách nào không phải là thao tác mở File Explorerr:
A. Nhấp vào biểu tượng Computer trên màn hình Desktop
B. Nhấp vào biểu tượng Explorer trên thanh tác vụ Taskbar
C. Nhấn tổ hợp phím "Windows" + E
D. Nhấp vào nút Start rồi chọn Open File Explorer
TL: A (sẽ mở ra This PC, tuy nhiên bạn có thể mở tiếp các ở đĩa để làm việc với tệp tin thì lúc đó
cũng tương tự như mở ra File Explorer)

Câu 14 - Trong các cách sau đây, cách nào không phải là thao tác để tạo một thư mục mới trên ổ
cứng:
A. Nhấp vào biểu tượng Computer trên màn hình Desktop. Chuyển đến cây thư mục muốn tạo thư
mục con mới bằng thao tác chuột. Nhấn phím chuột phải vào một vùng trống của cửa sổ. Chọn New
sẽ hiện ra trình đơn con. Chọn Folder, nhập tên của thư mục muốn tạo thay vào tên thư mục New
Folder. Nhấn Enter.
B. Nhấp chuột phải vào nút Start rồi chọn Open File Explorerr. Chuyển đến cây thư mục muốn tạo
thư mục con mới bằng thao tác chuột. Từ Thanh công cụ Toolbar chọn mục New Folder, nhập tên
thư mục mới vào thay vào tên thư mục New Folder vừa tạo ra, nhấn Enter
C. Nhấn tổ hợp phím "Windows" + E. Dùng các phím mũi tên lên xuống chuyển đến thư mục muốn
tạo thư mục con mới, dùng các phím mũi tên sang trái để thu nhỏ và sang phải để mở cây thư mục
hiện thời và cuối cùng đến được thư mục muốn tạo thư mục con. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + N.
Nhập vào tên thư mục cần tạo mới thay vào tên thư mục New Folder. Nhấn Enter
D. Nhấp vào biểu tượng Explorer trên thanh tác vụ Taskbar. Chuyển đến cây thư mục muốn tạo thư
mục con mới bằng thao tác chuột, nhấn tổ hợp phím "Windows" + L, chọn Folder, nhập tên của thư
mục muốn tạo thay vào tên thư mục New Folder. Nhấn Enter
TL: D (tổ hợp phím Windows + L không phải là phím tắt để tạo thư mục mới, mà là phím tắt để khóa
máy tính)

Câu 15 - Trong các cách sau đây, cách nào cho phép một ứng dụng tự động khởi động ngay sau khi
khởi động Windows?
A. Nhấp đúp chuột vào lối tắt (Shortcut) của ứng dụng đó trên màn hình Desktop của Windows
B. Tạo lối tắt của ứng dụng đó trong thư mục Startup của Menu Start
C. Đưa ứng dụng đó vào Menu Start
D. Đưa ứng dụng đó vào phần chương trình thường được sử dụng của Menu Start
TL: B (Bạn có thể tạo một lối tắt của ứng dụng bạn muốn khởi động cùng Windows và sao chép hoặc
di chuyển lối tắt đó vào thư mục Startup của Menu Start. Bạn có thể truy cập vào thư mục Startup
bằng cách nhập từ khóa “ shell:Startup” vào hộp thoại Run (Windows + R) rồi Ok)
Page 12 of 15
Câu 16 - Shortcut menu được kích hoạt bằng cách:
A. Nhấp chuột vào đối tượng được chọn
B. Nhấp chuột vào bất kì vị trí nào trên màn hình
C. Nhấp nút chuột phải vào đối tượng được chọn
D. Di chuột vào góc tận cùng phía dưới của thanh trạng thái
TL: C (trên Windows cách đơn giản nhất để xem thuộc tính các đối tượng, các thao tác có thể thực
hiện với đối tượng đó thì việc nhấn chuột phải vào đối tượng đó là cách hữu dụng nhất)

Câu 17 - Trong các cách sau đây, cách nào là thao tác để tạo một thư mục mới trên ổ cứng:
A. Mở Explorer; chuyển đến nơi muốn tạo thư mục con mới; Nhấp phải chuột vào một vùng trống
của cửa sổ; Chọn New; Chọn Folder; Nhập tên của thư mục mới; Nhấn Enter
B. Mở Explorer; chuyển đến nơi muốn tạo thư mục con mới; từ Toolbar chọn New Folder; Nhập tên
thư mục mới thay vào thư mục New Folder vừa tạo ra; Nhấn Enter
C. Mở Explorer; chuyển đến nơi muốn tạo thư mục con mới; Nhấn chuột phải; Chọn New; Chọn New
Folder; Nhập tên thư mục mới thay vào thư mục New Folder vừa tạo ra; Nhấn Enter
D. Cả ba cách đã nêu đều đúng
TL: D

Câu 18 - Trong hệ điều hành Windows, để đóng một cửa sổ ứng dụng ta thực hiện:
A. Nhấn phím ESC
B. Nhấn tổ hợp phím ALT+ F4
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl +F4
D. Không có phương án nào đúng
TL: B

Câu 19 - Khi đang xem nội dung các thư mục bằng ứng dụng File Explorer trên hệ điều hành
Windows mà người sử dụng ấn phím BackSpace thì hệ điều hành sẽ thực hiện:
A. Không làm gì cả
B. Xóa thư mục hoặc tệp tin đang chọn
C. Trở về thư mục trước đó
D. Xóa khoảng trống trong tên thư mục hoặc tệp tin
TL: C

Câu 20 - Để xóa một tệp tin mà không lưu vào Recycle Bin, bạn lựa chọn tệp tin đó và ấn phím (hoặc
tổ hợp phím) nào?
A. Ctrl + DEL
B. Shift + DEL
C. DEL
D. Ctrl + Shift + DEL
TL: B

Câu 21 - Từ viết tắt NT trong cụm từ hệ điều hành Windows NT là:


A. Network Technology
B. New Technology
C. Network Time
Page 13 of 15
D. Tất cả các phương án trả lời đều sai
TL: B
(Từ viết tắt của cụm từ New Technology (Công nghệ mới), được Microsoft sử dụng để chỉ ra rằng đây
là một hệ điều hành hoàn toàn mới, độc lập và tiên tiến so với các phiên bản Windows trước đó dựa
trên MS-DOS. Về sau Microsoft đã bỏ cụm từ này khỏi các phiên bản Windows)

Câu 22 - Hãy chọn từ đúng để điền vào chỗ trống: Trong Windows để chọn một cách không liên tục
các đối tượng (tập tin hay cặp hồ sơ) ta đánh dấu chọn bằng cách dùng chuột để chọn đối tượng
đầu tiên cần chọn và giữ phím ...... và chọn tiếp các đối tượng khác.
A. Insert
B. Ctrl
C. Alt
D. Shift
TL: B

Câu 23 - Nếu người sử dụng muốn MS Word luôn tự khởi động ngay sau khi khởi động hệ điều hành
Windows thì phải thực hiện công việc nào sau đây?
A. Đặt tệp word.exe hoặc lối tắt (shortcut) của MS Word vào Start Up
B. Đặt tệp word.exe hoặc lối tắt (shortcut) của MS Word vào Program
C. Tạo lối tắt (shortcut) của MS Word ngay trên màn hình Desktop
D. Đặt tệp Word.doc của MS Word vào Start Up
TL: A
(Thường thì người ta sẽ đặt shortcut vào Start Up chứ không ai lại đặt file thực thi vào đó. Bạn có
thể truy cập vào thư mục Startup bằng cách nhập từ khóa “ shell:Startup” vào hộp thoại Run
“Windows + R” + Enter)

Câu 24 - Các chức năng chính của hệ điều hành bao gồm:
A. Quản lý các tệp tin, thăm dò và phát hiện những sai hỏng của thiết bị, bảo mật, quản lý các luồng
thông tin vào ra, phân phối tài nguyên
B. Phân phối thời gian làm việc của ROM, RAM, giữ bí mật cho người dùng, sửa chữa những sai hỏng
nếu có của thiết bị
C. Thực hiện các chương trình viết ở dạng ngôn ngữ máy và ngôn ngữ thuật toán, quản lý các thiết bị
ngoại vi nối với máy
D. Phát hiện và sửa chữa những sai hỏng của thiết bị nếu có, đảm bảo bí mật cho người dùng, quản
lý tệp tin trong bộ nhớ và trên đĩa
TL: A

Câu 25 - Theo hệ điều hành thì tệp (file) là gì?


A. Là tất cả thông tin được lưu giữ trong các thiết bị nhớ trong cũng như nhớ ngoài của máy tính
B. Là một tập hợp thông tin có liên quan với nhau. Chẳng hạn, tập hợp các lệnh tạo thành tệp
chương trình, nội dung của một tài liệu soạn thảo bằng Word tạo thành tệp tài liệu
C. Là một vùng trong ổ cứng của máy tính dùng để lưu giữ thông tin sau khi được đưa vào
D. Là một thiết bị trong máy tính dùng để lưu giữ và xử lý thông tin mà hệ điều hành điều khiển
TL: B

Câu 26 - Trong các chức năng sau chức năng nào không phải là chức năng của hệ điều hành?
Page 14 of 15
A. Quản lý các luồng thông tin vào ra
B. Kiểm tra và phát hiện sai hỏng của thiết bị
C. Dịch và thực hiện các chương trình hệ thống
D. Phân chia tài nguyên
TL: C

Câu 27 - Trong các chức năng sau chức năng nào không phải là chức năng của hệ điều hành?
A. Quản lý các luồng thông tin vào ra
B. Quản lý các tệp tin
C. Dịch và thực hiện các chương trình nguồn
D. Bảo mật
TL: C

Câu 28 - Trong các chức năng sau chức năng nào không phải là chức năng của hệ điều hành?
A. Quản lý các luồng thông tin vào ra
B. Quản lý các tệp tin
C. Phân tích dữ liệu kinh doanh
D. Bảo mật
TL: C

Câu 29 - Chế độ đa chương trình là gì, chế độ ấy có tác dụng gì?


A. Là quá trình đưa vào bộ nhớ trong nhiều chương trình cùng một lúc rồi dùng hệ điều hành để
điều phối CPU luân phiên thực hiện các chương trình ấy. Chế độ này khai thác tối đa khả năng làm
việc của CPU tránh gây lãng phí do CPU làm việc không hết công suất
B. Là quá trình kết hợp nhiều chương trình vào một hệ thống chương trình duy nhất để dễ bảo trì.
Chế độ này đã làm giảm giá thành phần mềm một cách đáng kể
C. Là quá trình thực hiện song song nhiều chương trình khác nhau bởi nhiều CPU trong máy tính cỡ
lớn. Chế độ này làm tăng tốc độ xử lý của các máy tính cỡ lớn lên đến hàng trăm tỉ phép tính trên
giây
D. Là quá trình liên kết nhiều máy tính vào một mạng máy tính để đồng thời thực hiện nhiều chương
trình trên nhiều máy tính nhằm tăng năng suất xử lý của toàn bộ hệ thống
TL: A
( Chế độ đa chương trình là khả năng cho nhiều người dùng sử dụng máy tính tại một thời điểm
bằng một. Ý tưởng là sử dụng hiệu quả bộ xử lý để tạo ra nhiều tiến trình sẵn sàng chạy với mỗi tiến
trình thuộc về người dùng khác nhau)

Câu 30 - Chọn phương án trả lời đúng nhất: Hệ điều hành windows đầu tiên hỗ trợ khả năng "cắm
và chạy" (plug and play) là:
A. Windows 3.1
B. Windows 95
C. Windows 98
D. Windows XP
TL: B (Windows 95)

Page 15 of 15

You might also like