Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


*****

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KIẾN TRÚC MÁY TÍNH
Câu hỏi tiểu luận: “ Tìm hiểu về RAID ”

Nhóm thực hiện: 9 (Hoàng Nam, Văn Quý, Minh


Quân, Quang Mạnh)
Mã sinh viên: 72DCDT20078, 72DCTT200217,
72DCTT20088, 72DCTT20064
Lớp: 72DCTT22
Khóa: 72
Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Minh

HÀ NỘI –THÁNG 10 NĂM 2022


MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG................................................................................3

I. Tìm hiểu về RAID.....................................................................3


1. RAID là gì...............................................................................3
2. Lịch sử phát triển của RAID...................................................4
3. Tổ chức của RAID..................................................................5
.................................................................................................
4. Kỹ thuật lưu trữ RAID............................................................5
.................................................................................................
II. Phân loại RAID.........................................................................5
....................................................................................................
1. RAID 0 (Strip – Tạo lát)..........................................................6
2. RAID 1 (Mirror – Đĩa gương)..............................................7
3. RAID 2....................................................................................7
4. RAID 3....................................................................................8
5. RAID 4....................................................................................8
6. RAID 5....................................................................................9
7. RAID 6....................................................................................9
III. Triển khai RAID.......................................................................10
1. RAID phần mềm.....................................................................10
2. RAID phần cứng.....................................................................12
3. RAID không thể thay thế cho các back-up..............................13
IV. Lời kết........................................................................................14
I. Tìm hiểu về RAID:
1. RAID là gì ?
RAID là viết tắt của Redundant Arrays of Independent Disks là hình thức
gộp
nhiều
ổ đĩa
cứng
vật lý
thành
một
hệ
thống
ổ đĩa
cứng
có chức năng gia năng khả năng đọc/ghi và truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng.
Nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả
hai yếu tố trên.
Các đĩa có thể được kết hợp thành mảng theo nhiều cách
khác nhau được gọi là cấp RAID. Mỗi cấp độ RAID có các đặc
điểm riêng về:

 Fault-tolerance (Khả năng chịu lỗi): Là khả năng tồn tại của một hoặc vài lỗi
đĩa.
 Performance (Hiệu suất): Cho thấy sự thay đổi tốc độ đọc và ghi của toàn bộ
mảng so với một đĩa đơn.
 The capacity of the array (Dung lượng của ổ đĩa): Được xác định bởi lượng
dữ liệu người dùng có thể được ghi vào ổ đĩa. Dung lượng ổ đĩa phụ thuộc
vào
cấp độ
RAID

không
phải
lúc
nào
cũng khớp với tổng kích thước của các đĩa thành viên RAID. Để tính toán
dung lượng của loại RAID cụ thể và một bộ đĩa thành viên. Bạn có thể sử
dụng RAID calculator trực tuyến miễn phí.
2. Lịch sử phát triển của RAID

RAID được phát triển lần đầu tiên vào năm 1887 tại trường Đại học
California tại Berkeley (Hoa Kỳ) với đặc điểm chỉ ghép các phần đĩa cứng
nhỏ hơn thông qua phần mềm để tạo ra một hệ thống đĩa dung lượng lớn hơn
thay thế cho các ổ cứng dung lượng lớn hồi đó.

Tuy hiện tại không còn tồn tại, nhưng Hội đồng tư vấn phát triển RAID
(RAB) được thành lập năm 1992 để định hướng và lập ra các tiêu chuẩn, định
dạng cho RAID. RAB đã phân loại cho RAID (level), các tiêu chuẩn phần
cứng sử dụng RAID.

3. Tổ chức của RAID

Hai khía cạnh độc lập được phân biệt rõ ràng trong tổ chức RAID.

 Việc tổ chức dữ liệu trong mảng (Các kỹ thuật lưu trữ RAID: stripe,
mirror,parity, kết hợp chúng).
 Thực hiện từng cài đặt RAID cụ thể – phần cứng hoặc phần mềm.
4. Kỹ thuật lưu trữ RAID
Các phương thức lưu trữ dữ liệu chính trong mảng là:

 Striping (Phân chia dải): Tách luồng dữ liệu thành các khối có kích
thước nhất định (được gọi là kích thước khối) sau đó viết từng khối này
qua từng RAID. Cách lưu trữ dữ liệu này ảnh hưởng đến hiệu suất.
 Mirroring (mirroring): Là một kỹ thuật lưu trữ trong đó các bản sao dữ
liệu giống hệt nhau được lưu trữ trên các thành viên RAID cùng một
lúc. Loại vị trí dữ liệu này ảnh hưởng đến khả năng chịu lỗi cũng như
hiệu suất.
 Parity là một kỹ thuật lưu trữ được sử dụng các phương pháp phân loại
và tổng kiểm tra. Trong kỹ thuật chẵn lẻ, một hàm chẵn lẻ nhất định
được tính cho các khối dữ liệu. Nếu một ổ đĩa bị lỗi, khối bị thiếu được
tính toán lại từ tổng kiểm tra, cung cấp khả năng chịu lỗi RAID.
 Tất cả các loại RAID hiện có đều dựa trên phân dải, mirroring, chẵn lẻ.
Hoặc kết hợp các kỹ thuật lưu trữ này.
II. Phân loại RAID:
1. RAID 0:
Thực ra, kỹ thuật này không nằm trong số các kỹ thuật có cơ chế an toàn
dữ liệu. Khi mảng được thiết lập theo RAID 0, ổ đĩa logic có được (mà hệ
điều hành nhận biết) có dung dượng bằng tổng dung lượng của các ổ đĩa
thành viên. Điều này giúp cho người dùng có thể có một ổ đĩa logic có dung
lượng lớn hơn rất nhiều so với dung lượng thật của ổ đĩa vật lý cùng thời
điểm. Dữ liệu được ghi phân tán trên tất cả các đĩa trong mảng. Đây chính là
sự khác biệt so với việc ghi dữ liệu trên các đĩa riêng lẻ bình thường bởi vì
thời gian đọc-ghi dữ liệu trên đĩa tỉ lệ nghịch với số đĩa có trong tập hợp (số
đĩa trong tập hợp càng nhiều, thời gian đọc – ghi dữ liệu càng nhanh). Tính
chất này của RAID 0 thật sự hữu ích trong các ứng dụng yêu cầu nhiều thâm
nhập đĩa với dung lượng lớn, tốc độ cao (đa phương tiện, đồ hoạ,…). Tuy
nhiên, như đã nói ở trên, kỹ thuật này không có cơ chế an toàn dữ liệu, nên
khi có bất kỳ một hư hỏng nào trên một đĩa thành viên trong mảng cũng sẽ
dẫn đến việc mất dữ liệu toàn bộ trong mảng đĩa. Xác suất hư hỏng đĩa tỉ lệ
thuận với số lượng đĩa được thiết lập trong RAID 0. RIAD 0 có thể được thiết
lập bằng phần cứng (RAID controller) hay phần mềm (Stripped Applications)

2. RAID 1

Phương cách thông thường tránh mất thông tin khi ổ đĩa bị hư là dùng đĩa
gương, tức là dùng 2 đĩa. Khi thông tin được viết vào một đĩa, thì nó cũng
được viết vào đĩa gương và như vậy luôn có một bản sao của thông tin. Trong
cơ chế này, nếu một trong hai đĩa bị hư thì đĩa còn lại được dùng bình thường.
Việc thay
thế một
đĩa mới
(cung
thông số kỹ
thuật với
đĩa hư
hỏng) và phục hồi dữ liệu trên đĩa đơn giản. Căn cứ vào dữ liệu trên đĩa còn
lại, sau một khoảng thời gian, dữ liệu sẽ được tái tạo trên đĩa mới (rebuild).
RAID 1 cũng có thể được thiết lập bằng phần cứng (RAID controller) hay
phần mềm (Mirror Applications) với chi phí khá lớn, hiệu suất sử dụng đĩa
không cao (50%).
3. RAID 2:

Dùng kỹ thuật truy cập đĩa song song, tất cả các đĩa thành viên trong
RAID đều được đọc khi có một yêu cầu từ ngoại vi. Một mã sửa lỗi (ECC)
được tính toán dựa vào các dữ liệu được ghi trên đĩa lưu dữ liệu, các bit được
mã hoá được lưu trong các đĩa dùng làm đĩa kiểm tra. Khi có một yêu cầu dữ
liệu, tất cả các đĩa được truy cập đồng thời. Khi phát hiện có lỗi, bộ điều
khiển nhận dạng và sửa lỗi ngay mà không làm giảm thời gian truy cập đĩa.
Với một thao tác ghi dữ liệu lên một đĩa, tất cả các đĩa dữ liệu và đĩa sửa lỗi
đều được truy cập để tiến hành thao tác ghi. Thông thường, RAID 2 dùng mã
Hamming để thiết lập cơ chế mã hoá, theo đó, để mã hoá dữ liệu được ghi,
người ta dùng một bit sửa lỗi và hai bit phát hiện lỗi. RAID 2 thích hợp cho
hệ thống yêu cầu giảm thiểu được khả năng xảy ra nhiều đĩa hư hỏng cùng
lúc.

4. RAID 3:
Dùng kỹ thuật ghi song song, trong kỹ thuật này, mảng được thiết lập với
yêu cầu tối thiểu là 3 đĩa có các thông số kỹ thuật giống nhau, chỉ một đĩa
trong mảng được dùng để lưu các thông tin kiểm tra lỗi (parity bit). Như vậy,
khi thiết lập RAID 3, hệ điều hành nhận biết được một đĩa logic có dung
lượng n-1/n (n: số đĩa trong mảng). Dữ liệu được chia nhỏ và ghi đồng thời
trên n-1 đĩa và bit kiểm tra chẵn lẻ được ghi trên đĩa dùng làm đĩa chứa bit
parity – chẵn lẻ đan chéo ở mức độ bít. Bít chẵn lẻ là một bít mà người ta
thêm vào một tập hợp các bít làm cho số bít có trị số 1 (hoặc 0) là chẵn. Thay
vì có một bản sao hoàn chỉnh của thông tin gốc trên mỗi đĩa, người ta chỉ cần
có đủ thông tin để phục hồi thông tin đã mất trong trường hợp có hỏng ổ đĩa.
Khi một đĩa bất kỳ trong mảng bị hư, hệ thống vẫn hoạt động bình thường.
Khi thay thế một đĩa mới vào mảng, căn cứ vào dữ liệu trên các đĩa còn lại, hệ
thống tái tạo thông tin. Hiệu suất sử dụng đĩa cho cách thiết lập này là n-1/n.
RAID 3 chỉ có thể được thiết lập bằng phần cứng (RAID controller).

5. RAID 4:

Từ RAID 4 đến RAID 6 dùng kỹ thuật truy cập các đĩa trong mảng độc
lập. Trong một mảng truy cập độc lập, mỗi đĩa thành viên được truy xuất độc
lập, do đó mảng có thể đáp ứng được các yêu cầu song song của ngoại vi. Kỹ
thuật này thích hợp với các ứng dụng yêu cầu nhiều ngoại vi là các ứng dụng
yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu cao. Trong RAID 4, một đĩa dùng để chứa các
bit kiểm tra được tính toán từ dữ liệu được lưu trên các đĩa dữ liệu. Khuyết
điểm lớn nhất của RAID 4 là bị nghẽn cổ chai tại đĩa kiểm tra khi có nhiều
yêu cầu đồng thời từ các ngoại vi.
6. RAID 5:

Yêu cầu thiết lập giống như RAID 4, dữ liệu được ghi từng khối trên các
đĩa thành viên, các bit chẵn lẻ được tính toán mức độ khối được ghi trải đều
lên trên tất cả các ổ đĩa trong mảng. Tương tự RAID 4, khi một đĩa bất kỳ
trong mảng bị hư hỏng, hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Khi thay thế
một đĩa mới vào mảng, căn cứ vào dữ liệu trên các đĩa còn lại, hệ thống tái tạo
thông tin. Hiệu suất sử dụng đĩa cho cách thiết lập này là n-1/n. RAID 5 chỉ
có thể được thiết lập bằng phần cứng (RAID controller). Cơ chế này khắc
phục được khuyết điểm đã nêu trong cơ chế RAID4.

7. RAID 6:

Trong kỹ thuật này, cần có n+2 đĩa trong mảng. Trong đó, n đĩa dữ liệu và
2 đĩa riêng biệt để lưu các khối kiểm tra. Một trong hai đĩa kiểm tra dùng cơ
chế kiểm tra như trong RAID 4&5, đĩa còn lại kiểm tra độc lập theo một giải
thuật kiểm tra. Qua đó, nó có thể phục hồi được dữ liệu ngay cả khi có hai đĩa
dữ liệu trong mảng bị hư hỏng. Hiện nay, RAID 0,1,5 được dùng nhiều trong
các hệ thống. Các giải pháp RAID trên đây (trừ RAID 6) chỉ đảm bảo an toàn
dữ liệu khi có một đĩa trong mảng bị hư hỏng. Ngoài ra, các hư hỏng dữ liệu
do phần mềm hay chủ quan của con người không được đề cập trong chương
trình. Người dùng cần phải có kiến thức đầy đủ về hệ thống để các hệ thống
thông tin hoạt động hiệu quả và an toàn.

III. Triển khai RAID:


RAID có thể được tạo bằng hai cách khác nhau:

 Với việc sử dụng trình điều khiển hệ điều hành, được gọi là software
RAID;
 Với việc sử dụng phần cứng đặc biệt, được gọi là hardware RAID.
1. RAID phần mềm:

Phần mềm RAID là một trong những giải pháp RAID rẻ nhất. Ngày nay,
hầu hết mọi hệ điều hành đều có khả năng tích hợp để tạo RAID, mặc dù
không phải cho tất cả các cấp RAID. Do đó, phiên bản Windows Home cho
phép người dùng chỉ tạo RAID 0, trong khi RAID 1 và RAID 5 chỉ có thể
được tạo bằng phiên bản máy chủ Windows. Bố cục RAID được tạo bởi
phương tiện của Windows được liên kết không thể tách rời với hệ điều hành
máy chủ và do đó, phân vùng của nó không thể được sử dụng.
 RAID phần mềm được tạo dựa trên máy tính của người dùng và do đó nó
sử dụng CPU hệ thống máy chủ để thực hiện. Cần lưu ý rằng, trong trường
hợp RAID cấp 0 và 1, tải CPU là không đáng kể, nhưng đối với các loại
RAID dựa trên tính chẵn lẻ, tải CPU có thể thay đổi từ 1 đến 5% tùy thuộc
vào sức mạnh CPU và số lượng đĩa, cũng không đáng kể cho các mục đích
thực tế.

 Có một số hạn chế nhất định về việc sử dụng RAID phần mềm để khởi
động hệ thống. Chỉ RAID 1 có thể chứa phân vùng khởi động, trong khi
không thể khởi động hệ thống với phần mềm RAID 5 và RAID 0.

 Hãy nhớ rằng trong hầu hết các trường hợp, phần mềm RAID không thực
hiện trao hot swap và do đó không thể sử dụng phần mềm khi cần có tính
liên tục.
2. RAID phần cứng:

RAID phần cứng được tạo bằng phần cứng riêng và về cơ bản có hai lựa
chọn:

 Chip RAID rẻ tiền có thể được tích hợp vào bo mạch chủ.
 Tùy chọn đắt tiền hơn với bộ điều khiển RAID độc lập phức tạp. Các bộ
điều khiển như vậy có thể được trang bị CPU của riêng chúng, bộ nhớ đệm
được sao lưu bằng pin và chúng thường hỗ trợ trao đổi nóng.

RAID phần cứng có một số lợi thế so với RAID phần mềm, chẳng hạn như:

 Không sử dụng CPU của máy chủ.


 Cho phép người dùng tạo phân vùng khởi động.
 Xử lý lỗi tốt hơn, vì giao tiếp với các thiết bị trực tiếp.
 Hỗ trợ trao đổi nóng.

3. RAID không thể thay thế cho các back-up:


Tất cả các cấp độ RAID ngoại trừ RAID 0 đều cung cấp khả năng bảo vệ
một khỏi lỗi drive. Hệ thống RAID 6 thậm chí còn sống sót khi 2 drive chết
đồng thời. Để bảo mật hoàn toàn, bạn vẫn cần back-up dữ liệu được lưu trữ
trên hệ thống RAID.

 Việc back-up đó sẽ có ích nếu tất cả các ổ drive bị lỗi đồng thời do tăng đột
biến điện năng.
 Phương án dự phòng khi hệ thống lưu trữ bị đánh cắp.
 Các bản sao lưu có thể được giữ bên ngoài cơ sở tại một địa điểm khác. Điều
này có thể hữu ích nếu một thảm họa tự nhiên hoặc hỏa hoạn phá hủy nơi
làm việc của bạn.
 Lý do quan trọng nhất để back-up nhiều lớp dữ liệu là do lỗi của người
dùng. Nếu ai đó vô tình xóa một số dữ liệu quan trọng và điều này không
được thông báo trong vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần, thì một tập hợp các
bản back-up tốt đảm bảo rằng bạn vẫn có thể truy xuất các file đó.
IV. Lời kết:

Giá trị mà RAID mang lại cho mạng lưới hệ thống là không hề phủ nhận –
sự bảo đảm an toàn, hiệu năng cao hơn tùy thông số kỹ thuật. Thực tế cho
thấy RAID 0 và 0 + 1 được yêu thích nhất trong thiên nhiên và môi trường
mái ấm gia đình. RAID 0 nhanh nhất nhưng cũng nguy khốn nhất, chỉ cần
một trục trặc là coi như mọi chuyện chấm hết. Trong khi đó RAID 1 mặc dầu
đem lại năng lực bảo vệ bảo đảm an toàn thông tin nhất nhưng cũng thường
đem lại cho người dùng cảm xúc tiêu tốn lãng phí ( chi tiền cho 2 ổ cứng mà
hiệu năng và dung tích chỉ được 1 ). RAID 5 đem lại hiệu năng cũng như độ
bảo đảm an toàn cao nhưng thiết bị tinh chỉnh và điều khiển thường khá đắt,
đó là chưa kể đến số tiền chi cho ổ cứng cũng nhiều hơn nên ít người chăm
sóc trừ khi việc làm cần đến. Chính vì vậy, một số ít người dùng lại quay sang
hướng sử dụng những ổ đĩa SCSI để xử lý yếu tố hiệu năng / bảo đảm an toàn
thông tin, tuy nhiên ngân sách cho một mạng lưới hệ thống SCSI loại tốt hoàn
toàn có thể còn đắt hơn nữa. Nếu chú ý kĩ hơn, tất cả chúng ta sẽ thấy chuẩn
IDE có nhiều yếu tố ví dụ những ổ đĩa không được phong cách thiết kế để
chạy liên tục ( rất quan trọng so với những mạng lưới hệ thống sever ), dây
cáp ATA hiện tại còn quá cồng kềnh nên khi sử dụng nhiều ổ đĩa sẽ dẫn tới
hiện tượng kỳ lạ chật kín case và trong trường hợp xấu nhất, nhiệt lượng tỏa
ra sẽ dẫn tới trục trặc mạng lưới hệ thống. Nhưng với công nghệ tiên tiến
ngày càng tăng trưởng và những chuẩn mới như SATA sinh ra, chắc như đinh
RAID sẽ có một tương lai tươi đẹp và trở thành người bạn sát cánh lý tưởng
cho những mạng lưới hệ thống máy tính cá thể hạng sang.

You might also like