Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Đề bài: Theo quý Thầy (Cô) để tạo ra động lực cho quá trình dạy học đại học

bản thân người giảng viên có vai trò quan trọng như thế nào?

Động lực là thuật ngữ chỉ một quá trình từ lúc bắt nguồn, yếu tố giúp định
hướng, thúc đẩy và duy trì các hành vi có mục đích giúp ta hoàn thành mục tiêu.
Nói một cách dễ hiểu, động lực là sức mạnh bên trong con người, là năng lượng,
sự nhiệt tình, niềm đam mê, khát khao, tham vọng thúc đẩy chúng ta hành động,
tiếp tục hướng tới một mục tiêu nhất định và hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Đối với người học, động lực chính là niềm đam mê, hứng thú, sự thoả mãn khi
tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng mà quá trình học tập, nghiên cứu mang
lại hay là được người dạy truyền đạt lại. Ngược lại với người dạy chính là sự say
mê, nhiệt huyết, luôn tìm tòi, cống hiến hết mình cho hoạt động giảng dạy nhằm
mang đến cho người học bài giảng chất lượng, giúp người học thích thú và chăm
học hơn.

Người dạy học cần phải là người rèn luyện cho mình sự tâm huyết, say mê, tận
tụy với công việc, là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Chính từ sự say mê, tâm huyết, trách nhiệm mà người dạy tự mình trau dồi, tích
lũy kiến thức lý luận, thực tiễn ở mọi nơi, mọi lúc, tự mình rèn luyện kỹ năng,
phương pháp sư phạm để chuyển tải đến học viên một cách hiệu quả nhất.

Môi trường và điều kiện làm việc, các trang thiết bị phục vụ dạy học cũng ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như động lực trong dạy học của giảng viên.
Nếu dạy trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt thì người dạy ít nhiều
họ sẽ có động lực trong giảng dạy bằng việc ứng dụng thiết bị kỹ thuật trong
thiết kế bài giảng, cập nhập thông tin mới nhất nhằm mang đến bài giảng chất
lượng hơn. Tuy nhiên, nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị không được tốt và đầy
đủ thì đòi hỏi người dạy sẽ phải luôn chủ động tìm tòi, tích cực, hăng hái, đổi

1
mới phương pháp dạy nhằm mang lại kiến thức tốt nhất, thiết thực nhất cho
người học cũng như nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Khi mà khơi dậy được năng lượng tích cực, bản thân người dạy cũng sẽ nêu cao
tinh thần học hỏi, nghiên cứu nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để mở
rộng hiểu biết của mình. Hơn nữa, người học bao giờ cũng muốn nghe những
cái mới, những vấn đề thời sự, thực tiễn do đó sẽ mang lại hiệu quả tích cực
trong quá trình giảng dạy.

Bên cạnh đó, một mối quan hệ tích cực giữa đồng nghiệp hay sự gắn kết, tương
tác giữa người dạy học và người học cũng có hiệu quả trong việc giúp người dạy
học có thêm động lực làm việc hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo của người
dạy nói riêng và nhà trường nói chung. Bởi sự tương tác tích cực hay tiêu cực
của người học với người dạy học, hay với nhà trường cũng là thước đo để đánh
giá chất lượng đào tạo của bản thân người dạy và của nhà trường.

Trong giáo dục, động lực quyết định hành vi của mỗi người, giúp người dạy học
và người học phát huy được tính sáng tạo, nỗ lực và say mê trong việc dạy học
và học để đem lại một kết quả tốt. Người dạy học là cầu nối vừa là người tự tạo
cho bản thân động lực làm việc vừa là người truyền cảm hứng giúp người học
hứng thú với bài giảng, chủ động học tập, sáng tạo trong quá trình học tập. Khi
người dạy tự tạo ra được động lực cho mình và người học thì sẽ làm việc với
một tâm thế chủ động, sáng tạo, nhiệt huyết và mang lại cho bản thân cũng như
người học nguồn năng lượng tích cực, năng suất học tập và làm việc được nâng
cao. Mỗi ngày đi làm với một năng lượng tích cực là thứ giúp người dạy học
duy trì được ngọn lửa đam mê ấy và không ngừng cống hiến cho quá trình xây
dựng và phát triển giáo dục.

You might also like