Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG TH, THCS & THPT VINSCHOOL

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II (2023-2024)


MÔN HÓA HỌC 10

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Hs xem lại nội dung chương trình HKI TẠI ĐÂY
CHƯƠNG 9: NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÔ CƠ
1. [SCI10-Cj2] Không khí: (S) mô tả được và giải thích được phương pháp chống ăn mòn điện hóa khi xét
đến dãy hoạt động hóa học của các kim loại và mạ kẽm như một phương pháp chống gỉ.

2. [SCI10-Cj3] Không khí: mô tả được và giải thích được các phương pháp ngăn ngừa sự han gỉ, bao gồm
sơn và các chất phủ khác.

3. [SCI10-Cj4] Không khí: Trình bày được các điều kiện cần thiết để gây nên sự hoen gỉ.

4. [SCI10-Cg1] Đo lường: Gọi tên được và đề xuất được thiết bị thích hợp cho phép đo thời gian, nhiệt
độ, khối lượng và thể tích, bao gồm cả buret, pipet và xi lanh.

5. [SCI10-Cl1] Những biến đổi vật lý và hóa học: (S) Chứng minh được một số phản ứng hóa học có thể
diễn ra ngược lại bằng cách thay đổi các điều kiện phản ứng.

1
6. [SCI10-Cn8] Khai thác kim loại từ quặng: (S) Liên hệ được phương pháp khai thác một kim loại từ
quặng dựa vào vị trí của nó trong dãy hoạt động hóa học.

7. [SCI10-Cn9] Khai thác kim loại từ quặng: (S) Mô tả được và giải thích được các phản ứng cơ bản trong
quá trình khai thác sắt từ quặng hematite trong lò cao, bao gồm cả việc loại bỏ các tạp chất có tính acid
như xỉ
8. [SCI10-Cn10] Khai thác kim loại từ quặng: Trình bày được aluminium được khai thác từ quặng bauxite
bằng phương pháp điện phân.
9. [SCI10-Cn11] Khai thác kim loại từ quặng: Mô tả được việc sử dụng carbon trong quá trình khai thác
một số kim loại từ quặng của chúng.
10. [SCI10-Cn12] Khai thác kim loại từ quặng: Trình bày được quặng kim loại là nguồn tài nguyên hữu
hạn và do đó kim loại cần được tái chế.
11. [SCI10-Co1] Muối carbonate: mô tả được quy trình sản xuất vôi sống (calcium oxide) từ đá vôi
(calcium carbonate) bằng các phản ứng hóa học xảy ra, và việc sử dụng được đá vôi trong xử lý đất
chua và trung hòa các chất thải công nghiệp có tính acid.

12. [SCI10-Co2] Muối carbonate: mô tả được sự nhiệt phân calcium carbonate (đá vôi).
13. [SCI10-Cp1] Sulfur: (S) mô tả được quy trình sản xuất sulfuric acid bằng quy trình tiếp xúc, bao gồm
các điều kiện thiết yếu và các loại phản ứng xảy ra.

14. [SCI10-Cp2] Sulfur: Trình bày được việc sử dụng sulfur trong sản xuất sulfuric acid.
15. [SCI10-Ga5] Đánh giá được chất lượng dữ liệu, xác định và xử lý được một cách thích hợp với bất kỳ
kết quả bất thường nào.
16. [SCI10-Ga6] Đánh giá được về một quy trình, một vấn đề thực tế và đề xuất được một cải tiến thích
hợp.
17. [SCI10-Gb3] Mô tả được các phản ứng oxi hóa khử và sự gỉ.
18. [SCI10-Gb8] Thực hiện được các thí nghiệm về phản ứng điện phân.

CHƯƠNG 10: HÓA HỌC HỮU CƠ


1. [SCI10-Cm16] Dãy đồng đẳng: (S) Phát biểu được dãy đồng đẳng của alkane và alkene là họ của các
hợp chất có chung công thức phân tử tổng quát và giống nhau về tính chất hóa học.

2
2. [SCI10-Cm8] Alkene: (S) Mô tả được sự hình thành các alkane, alkene nhỏ hơn và hydrogen bằng cách
bẻ gãy các phân tử alkane lớn hơn và trình bày được các điều kiện cần thiết cho phản ứng.

3. [SCI10-Cm14] Danh pháp: Gọi tên được và vẽ được công thức cấu tạo của methane, ethane, ethene và
ethanol.

4. [SCI10-Cm15] Danh pháp: Xác định được loại hợp chất khi cho biết các hậu tố -ane, -ene và –ol, hoặc
cấu tạo phân tử.
5. [SCI10-Cm5] Alkane: Định nghĩa được alkane là các hydrocarbon no, trong đó phân tử của chúng chỉ
chứa các liên kết đơn.
6. [SCI10-Cm6] Alkane: Mô tả được các tính chất của alkane (ví dụ: methane).

7. [SCI10-Cm7] Alkane: Mô tả được phản ứng đốt cháy hoàn toàn các hydrocarbon để tạo ra carbon
dioxide và nước.
8. [SCI10-Cm10] Alkene: Định nghĩa được alkene là các hydrocarbon không no mà phân tử của chúng
chứa một liên kết đôi.
9. [SCI10-Cm11] Alkene: Nhận biết được các hydrocarbon bão hòa và không bão hòa nhờ cấu trúc từ
phân tử hoặc qua phản ứng của chúng với dung dịch nước bromine.

10. [SCI10-Cm9] Alkene: (S) Trình bày được các tính chất của alkene, xét các phản ứng cộng với bromine,
hydrogen và hơi nước.

11. [SCI10-Cm13] Danh pháp: (S) Gọi tên được và vẽ được các cấu trúc của các alkane và alkene không
phân nhánh (không phải cis-trans), chứa tối đa bốn nguyên tử carbon trên mỗi phân tử.

12. [SCI10-Cj1] Carbon dioxide và methane: Trình bày được sự hình thành khí carbon dioxide: là sản
phẩm của quá trình đốt cháy hoàn toàn các chất chứa carbon; là một sản phẩm của quá trình hô hấp; là
sản phẩm của phản ứng giữa acid và muối carbonate; là một sản phẩm của sự nhiệt phân calcium
carbonate.

[SCI10-Cm1] Alcohol: (S) Mô tả được sự hình thành ethanol bằng sự lên men và xúc tác cho phản ứng cộng
hơi nước vào ethene.
3
[SCI10-Cm2] Alcohol: Mô tả được quá trình đốt cháy hoàn toàn ethanol tạo ra carbon dioxide và nước.
[SCI10-Cm3] Alcohol: Trình bày được các công dụng của ethanol như làm dung môi và làm nhiên liệu.
CHƯƠNG 11: HÓA DẦU VÀ POLYMER
1. [SCI10-Cm18] Nhiên liệu: Trình bày được công dụng của các sản phẩm phân đoạn là: khí nhà máy lọc
dầu để đóng bình để sưởi ấm và nấu nướng; xăng cho nhiên liệu (xăng) trên ô tô; naphtha làm nguyên
liệu thô để sản xuất hóa chất; dầu diesel / dầu khí đốt cho nhiên liệu trong động cơ diesel; bitumen để
làm nhựa đường.
2. [SCI10-Cm21] Nhiên liệu: Trình bày được than đá, khí tự nhiên và dầu mỏ là các nhiên liệu hóa thạch
khi bị đốt cháy sẽ tạo ra carbon dioxide
3. [SCI10-Cm19] Nhiên liệu: Trình bày được dầu mỏ là một hỗn hợp của các hydrocarbon và việc chưng
cất phân đoạn dầu mỏ nhằm phân tách dầu thô thành các phần phân đoạn hữu dụng
4. [SCI10-Cm17] Nhiên liệu: (S) Mô tả được tính chất của các phân tử trong một phần phân đoạn.
5. [SCI10-Cm20] Nhiên liệu: Trình bày được methane là thành phần chính của khí thiên nhiên
6. [SCI10-Cm23] Polymer: Định nghĩa được polymer là các chất có mạch phân tử lớn được tạo thành từ
các mắt xích (monomer).
7. [SCI10-Cm22] Polymer: (S) Hiểu được các polymer khác nhau có các monomer khác nhau và / hoặc
cách liên kết các monomer khác nhau

8. [SCI10-Cm26] Tổng hợp polymer: (S) Xác định được cấu trúc của sản phẩm polymer từ một alkene đã
cho và ngược lại.

9. [SCI10-Cm27] Tổng hợp polymer: Mô tả được sự hình thành poly(ethene) như một ví dụ về sự
polymer hóa các monomer.

10. [SCI10-Cm25] Tổng hợp polymer: (S) Mô tả được sự hình thành một polymer trùng ngưng đơn giản,
được ví dụ bởi nylon.

4
CHƯƠNG 12: PHÂN TÍCH HÓA HỌC VÀ KHẢO SÁT
1. [SCI10-Cd1] Xác định được các ion và khí: Mô tả được và sử dụng được các thí nghiệm để xác định:
các cation trong nước, cation, anion và khí.
2. [SCI10-Cg1] Đo lường: Gọi tên được và đề xuất được thiết bị thích hợp cho phép đo thời gian, nhiệt
độ, khối lượng và thể tích, bao gồm cả buret, pipet và xi lanh.
3. [SCI10-Cj5] Nước: Mô tả được một thí nghiệm để kiểm tra sự có mặt của nước, sử dụng được
copper(II) sulfate khan hoặc cobalt(II) chloride khan.

4. [SCI10-Ga11] Mô tả, giải thích hoặc thảo luận được về cách sắp xếp và kỹ thuật thí nghiệm.
5. [SCI10-Ga12] Rút ra được một kết luận thích hợp, chứng minh những kết luận đó bằng cách tham khảo
dữ liệu và sử dụng một lời giải thích thích hợp.
6. [SCI10-Ga13] Thực hành được theo một trình tự hướng dẫn cẩn thận.
CHÚ Ý: HS hoàn thành các bài tập trong sách bài tập và các câu hỏi trong sách giáo khoa.
BÀI TẬP THAM KHẢO
CHƯƠNG 9: NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÔ CƠ
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các tính chất của kim loại sẽ có vai trò quyết định việc sử dụng nó. Dòng mô tả tính chất nào dưới
đây không đúng với công dụng?
Công dụng Tính chất
A Nhôm (aluminium) được sử dụng làm cánh máy bay Tỉ trọng thấp
B Nhôm (aluminium) được sử dụng làm dụng cụ nấu ăn Có khả năng chống ăn mòn
C Thép nhẹ dùng làm thân xe oto Tỉ trọng cao
D Thép không gỉ dùng làm dao kéo Không bị gỉ sét
Câu 2. Quặng hematite có chứa hợp chất iron(III) oxide với hàm lượng cao nên được dùng để sản xuất iron.
Công thức hóa học của hợp chất này là
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe(OH)3.
Câu 3. Sắt (iron) được sản xuất trong lò cao. Hãy chọn mô tả đúng vai trò của các nguồn nguyên liệu.
Than cốc Đá vôi
A Đốt nóng cung cấp nhiệt và tạo chất khử Loại bỏ tất cả tạp chất dưới dạng xỉ

B Đốt nóng cung cấp nhiệt và tạo chất khử Phản ứng với carbon để loại bỏ bớt carbon

C Loại bỏ tất cả tạp chất dưới dạng xỉ Đốt nóng cung cấp nhiệt và tạo chất khử

D Phản ứng với carbon để loại bỏ bớt carbon Loại bỏ tạp chất có tính acid dưới dạng xỉ

Câu 4. Hình ảnh nào dưới đây chỉ ra công dụng phổ biến của thép không gỉ?

5
Câu 5. Sơ đồ cho thấy các vật liệu được sử dụng trong sản xuất thép từ sắt không tinh khiết.

Sắt không Oxygen


Thép
tinh khiết
Oxide của nguyên tố X

Nguyên tố X có thể là gì?


A. Calcium. B. Carbon. C. Nitrogen. D. Sulfur.
Câu 6. Hầu hết các kim loại đều được chiết tách từ quặng tìm thấy trong lớp vỏ Trái đất. Phương pháp được
sử dụng để tách kim loại ra khỏi quặng có liên quan đến khả năng phản ứng của kim loại. Một phần dãy khả
năng phản ứng được cho dưới đây:
Khả năng phản ứng yếu nhất Khả năng phản ứng mạnh nhất
Copper Iron Aluminium Calcium Sodium
Quặng sắt có chứa oxide sắt (iron oxide). Sắt (iron) được chiết tách bằng cách nung nóng oxide sắt (iron
oxide) với carbon. Trong dãy các kim loại trên, kim loại nào cũng có thể được tách chiết từ oxide của nó
bằng phương pháp tương tự như sắt (iron)?
A. Copper. B. Aluminium. C. Calcium. D. Sodium.
Câu 7. Lượng lớn ammonia sản xuất ra được dùng để điều chế phân bón. Chọn hàng đúng mô tả quá trình sản
xuất ammonia.
Tên quá trình Xúc tác Nhiệt độ Áp suất
A Hall-Heroult Cryolite 2000C 100atm
B Haber Vanadium(V) oxide 2000C 200atm
C Hall-Heroult Sắt (iron) 4500C 1-2atm
D Haber Sắt (iron) 4500C 200atm
Câu 8. Các ion có trong ammonium sulfate được hình thành từ các sản phẩm của quá trình tiếp xúc và quy trình
Haber. Cả hai quá trình này đều liên quan đến việc sử dụng chất xúc tác. Chọn hàng đúng?
Ion Được tạo thành Quá trình Xúc tác
từ
A ammonium Ammonia Tiếp xúc Sắt (iron)
B ammonium Ammonia Haber Vanadium(V) oxide
C sulfate sulfuric acid Tiếp xúc Vanadium(V) oxide
D sulfate sulfuric acid Haber Sắt (iron)
Câu 9. Phân bón cung cấp cho cây trồng ba nguyên tố chính. Hợp chất nào chứa cả ba nguyên tố này?
A. H3PO4. B. KNO3. C. NH4K2PO4. D. NH4NO3.

6
Câu 10. Nhiều kim loại có thể được chiết xuất từ quặng của chúng bằng cách nung nóng oxide kim loại với
carbon. Kim loại nào sau đây không thể chiết xuất bằng phương pháp sử dụng carbon này?
A. Copper. B. Aluminium. C. Zinc. D. Iron.
Câu 11. Nguyên tố nào không được thêm vào phân bón?
A. Aluminium. B. Nitrogen. C. Phosphorus. D. Potassium.
Câu 12. Nhôm được chiết xuất từ bauxite bằng điện phân. Hàng nào cho thấy vật liệu anode và phản ứng xảy
ra ở anode?
Vật liệu Phản ứng ở anode
anode
A Carbon Al3+ + 3e- → Al
B Carbon 2 O2- → O2 + 4e-
C Thép Al3+ + 3e- → Al
D Thép 2 O2- → O2 + 4e-
Câu 13. Nhôm (aluminium) được sản xuất bằng cách điện phân oxide của nó.
Oxide nhôm (aluminium oxide) được hòa tan trong ...(1)… và nhôm được sinh ra ở….(2)….
Hãy chọn từ/cụm từ đúng điền vào chỗ trống (1) và (2).

(1) (2)
A nước cathode
B nước anode
C cryolite nóng chảy cathode
D cryolite nóng chảy anode
Câu 14. Quá trình xúc tác được sử dụng để sản xuất sulfuric acid. Phát biểu nào về quá trình này là không đúng?
A. Người ta dùng chất xúc tác là sắt.
B. Oxygen từ không khí được dùng để phản ứng với sulfur dioxide.
C. Sulfur trioxide tan trong sulfuric acid tạo thành oleum.
D. Nhiệt độ được sử dụng là khoảng 450°C.
Câu 15. Một bước trong quá trình sản xuất sulfuric acid là oxy hóa sulfur dioxide thành sulfur trioxide. Điều kiện
nào được sử dụng cho bước này?

Câu 16. Hợp chất nào không phải là phân bón?


A. Amoni sunfat, (NH4)2SO4. B. Canxi hiđroxit, Ca(OH)2.
C. Kali clorua, KCl. D. Urê, CO(NH2)2.
Câu 17. Hai quy trình công nghiệp có sử dụng nhiệt độ cao là:

7
• Sản xuất sắt từ quặng bằng lò cao,
• Làm vôi sống.
Calcium carbonate được sử dụng trong quá trình nào?
Sản xuất sắt Làm vôi sống
A  
B  
C  
D  
Câu 18. Sơ đồ cho thấy quá trình sản xuất thép.
Khí X là gì?
A. Carbon dioxide. B. Chlorine.
C. Hydrogen. D. Oxygen.

TỰ LUẬN
Câu 1. Cho sơ đồ 1 lò cao như hình

Khí thải ra

Nguyên liệu thô:


Than cốc, quặng
sắt, đá vôi

a. Các phương trình sau biểu diễn phản ứng xảy ra trong lò cao
(1) C + O2 → CO2; (4) CaO + SiO2 → CaSiO3;
(2) C + CO2 → 2CO; (5) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2;
(3) CaCO3 → CaO + CO2;
i. Phản ứng nào được sử dụng để tăng nhiệt độ trong lò cao?
ii. Phản ứng nào ví dụ về sự phân hủy nhiệt?
iii. Phản ứng nào cho thấy sự loại bỏ tạp chất khỏi sắt?
b. X và Y trong sơ đồ lò cao là gì?
c. Kể tên 2 loại khí thải của lò cao.

8
Câu 2: Điện phân nước muối được cho là một trong những quá trình công nghiệp hiệu quả nhất. Ý kiến này bắt
nguồn từ thực tế là tất cả các sản phẩm chính của quá trình này đều đóng vai trò như nhân tố khởi đầu cho việc
sản xuất nhiều hóa chất hữu dụng khác. Về cơ bản, không hề có sản phẩm nào bị bỏ đi trong quá trình này.
a) Điểm khởi đầu cho quá trình công nghiệp này là dung dịch nước muối đậm đặc (thuật ngữ “nước muối” đã
được giải thích trong sách giáo khoa).
i. Nước muối là gì?
ii. Ba sản phẩm chính của quá trình điện phân nước muối là gì? Hãy liệt kê các sản phẩm này ở bên dưới và viết
tên của chúng vào sơ đồ ở trên.
b) Màng ngăn của bình điện phân dùng trong quá trình điện phân nước muối được thể hiện trong sơ đồ bên
dưới.

Mục đích của màng ngăn trong bình điện phân là gì?
d) Hãy nêu một công dụng chính của mỗi sản phẩm: hydrogen, chlorine, sodium hydroxide?

CHƯƠNG 10: HÓA HỌC HỮU CƠ


Câu 1: Hoàn thành đoạn văn sau đây chỉ bằng các từ được cho trong danh sách bên dưới.
bromine các alkane hydrogen đôi chlorine mạch dầu mỏ
methane ethene ethane không màu propane các alkene
 Nguồn chính của các hợp chất hữu cơ là hỗn hợp các hydrocarbon tồn tại trong tự nhiên được gọi là
………………………
 Các hydrocarbon là những hợp chất chỉ chứa carbon và ………………………
 Có nhiều hydrocarbon vì các nguyên tử carbon có khả năng liên kết với nhau để tạo thành những
……………………… dài.
 Có một loạt các hydrocarbon chỉ có các liên kết cộng hóa trị đơn giữa các nguyên tử carbon trong phân tử.
Đây là các hydrocarbon no và chúng được gọi là ………………………
 Hydrocarbon no đơn giản nhất trong số này có công thức là CH4 và được gọi là ………………………
Câu 2: Sơ đồ dưới đây biểu diễn một mô hình phân tử của một trong các alkane.

9
a) Tên gọi và công thức phân tử của alkane này là gì?
b) Hydrocarbon này đứng thứ hai trong một dãy các hợp chất hydrocarbon.
i. Tên gọi đầy đủ được đặt cho kiểu dãy hợp chất hữu cơ này là gì? Viết công thức chung cho dãy hợp chất này.
ii. Nêu tên và viết công thức phân tử của thành viên đầu tiên trong dãy này.
Câu 3: Phương trình biểu diễn phản ứng giữa hợp chất P và chlorine.

a) Hoàn thành phương trình để thể hiện công thức hiển thị của sản phẩm hữu cơ.
b) Nêu tên chất P và sản phẩm hữu cơ tạo thành.
c) Nêu điều kiện xảy ra phản ứng này.
d) Thuật ngữ nào được sử dụng cho loại phản ứng này?
A. phản ứng cộng. B. phản ứng hydrate hóa. C. phản ứng trung hòa. D. phản ứng thế.
Câu 5: Hoàn thành Bảng dưới đây. (Các khối lượng nguyên tử tương đối: H = 1; C = 12.)

Tên của hydrocarbon ethene

Công thức phân tử của


C2H6
hydrocarbon

Khối lượng phân tử tương đối


của hydrocarbon

Công thức cấu tạo của


hydrocarbon

Màu của nước bromine sau khi


không màu
được lắc với hydrocarbon

Câu 6: Ethene là một chất khí không màu được tạo nên bởi các phân tử hydrocarbon. Sau đây là giản đồ của
bốn phân tử hydrocarbon, W, X, Y và Z.

a) Xác định đâu là giản đồ biểu diễn một phân tử ethene, W, X, Y hay Z.
10
b) Xác định và giải thích đâu là các giản đồ biểu diễn các phân tử không no, W, X, Y hay Z.
c) Em sẽ thực hiện phép thử như thế nào để chỉ ra rằng một chất khí là một hydrocarbon không no, chẳng hạn
như là ethene mà không phải là ethane? Hãy mô tả phép thử và các kết quả mà em sẽ quan sát được ở cả hai khí.

Câu 7: Ethene được sử dụng để điều chế ethanol.


a) Phản ứng nào dưới đây được sử dụng để điều chế ethanol từ ethene?
sự trùng hợp có xúc tác hơi nước sự lên men
sự oxi hóa sử dụng oxygen sự khử sử dụng hydrogen
b) Vẽ cấu trúc của ethanol, thể hiện tất cả các nguyên tử và liên kết.
c) Kể tên các sản phẩm khi đốt cháy ethanol.
Câu 8: Ba hợp chất A, B và C thuộc ba dãy đồng đẳng khác nhau.

a) Mỗi hợp chất thuộc về dãy đồng đẳng nào?


b) Hãy đưa ra một phép thử nghiệm hóa học có thể giúp phân biệt được giữa hợp chất A và hợp chất B. Mô tả
phép thử và đưa ra kết quả cho các hợp chất A và B.
c) Làm thế nào để có thể biến đổi hợp chất A thành hợp chất C về mặt hóa học?
d) Tên gọi của quá trình tạo thành hợp chất C từ đường là gì?

CHƯƠNG 11: HÓA DẦU VÀ POLYMER


TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đại phân tử là một phân tử rất lớn, được tạo ra bằng cách nối các phân tử nhỏ lại với nhau. Đây gọi là
sự polymer hóa. Hàng nào trong bảng mô tả đúng sự hình thành polymer từ monomer?

Monomer Polymer

A Ethane Poly(ethane)

B Ethene Poly(ethene)

C Ethane Poly(ethene)

D Ethene Poly(ethane)

Câu 2. Sơ đồ sau cho thấy 3 đơn vị lặp lại trong cấu trúc của 1 polymer trùng hợp:
Monomer nào đã được sử dụng để tạo ra polymer này?

11
Câu 3. Methylpropene có cấu trúc như sau:
Hình ảnh nào mô tả đúng cấu trúc của polymer được tạo thành từ methylpropene?

Câu 4. Poly(ethene) là một polymer trùng hợp. Mô tả nào đúng về monomer hình thành poly(ethene)?
A. Hợp chất bão hòa là ethane. B. Hợp chất bão hòa là ethene.
C. Hợp chất chưa bão hòa là ethane. D. Hợp chất chưa bão hòa là ethene.
Câu 5. Thành phần chính của cồn sử dụng trong đèn cồn hay bếp cồn là
A. Ethanol B. Methanol C. Ethane D. Methane.
TỰ LUẬN
Câu 1: Hydrocarbon C15H32 có thể được cracking để tạo thành propene và một hydrocarbon khác.
a) Viết phương trình cho phản ứng này.
b) Vẽ cấu trúc của propene.
Câu 2: Dầu mỏ (dầu thô) là một vật liệu thô được xử lý
trong nhà máy lọc dầu. Hai trong số các quá trình được
sử dụng là chưng cất phân đoạn và cracking.
a) Sơ đồ ở đây mô tả quá trình chưng cất phân đoạn dầu
mỏ. Hãy cho biết tên gọi và một ứng dụng chính của
từng phân đoạn.
A …………………………………………
B …………………………………………
C …………………………………………
12
D …………………………………………
E …………………………………………
b) Tính chất vật lý nào được sử dụng để phân tách dầu mỏ bằng quá trình chưng cất phân đoạn?

Câu 3. Khi ethene dạng khí được đun nóng và nén lại, một chất rắn màu trắng được gọi là poly(ethene) được
sinh ra. Hãy mô tả những gì diễn ra khi các phân tử ethene phản ứng với nhau để tạo thành poly(ethene). Viết
phương trình kí hiệu của phản ứng này.
Câu 4. Poly(ethene) là một polymer được tạo thành từ ethene. Đây là ví dụ của polymer trùng hợp.

Nylon cũng là một polymer, nhưng không phải là polymer trùng hợp. Nylon được tạo thành từ hai phân tử
khác nhau: Hexanedioic acid: HOOCC4H8COOH và diaminohexane: H2NC6H12NH2

a. Hãy giải thích vì sao 2 chất này có thể tham gia vào phản ứng trùng ngưng tạo polymer.
b. Vẽ một sơ đồ biểu diễn cách hai hợp chất trên liên kết với nhau tạo thành một mạch polymer bao gồm ít
nhất ba đơn vị monomer. Em có thể dùng “các ô” để tượng trưng cho các mạch carbon.
c. Phân tử nhỏ được tạo ra trong phản ứng này là gì?
Câu 5: Dầu mỏ là một hỗn hợp các hydrocarbon. Hai quá trình được thực hiện trong nhà máy lọc dầu là
chưng cất phân đoạn dầu mỏ và cracking các phân đoạn hydrocarbon.
a) Thuộc tính nào sau đây của hydrocarbon được sử dụng để tách dầu mỏ thành các phân đoạn?
nhiệt độ sôi độ dẫn điện độ hoạt động hóa học nhiệt độ nóng chảy
b) Vẽ lại các ô bên dưới và nối các phân đoạn ở bên trái với công dụng của chúng bên phải. Ô đầu tiên đã
được hoàn thành sẵn cho em.

CHƯƠNG 12: PHÂN TÍCH HÓA HỌC VÀ KHẢO SÁT


Câu 1: Nhà khoa học thử nghiệm dung dịch một hợp chất X. Kết quả được thể hiện dưới bảng sau:
Thử nghiệm Kết quả quan sát
Thêm dung dịch silver nitrate Kết tủa trắng
Thêm dung dịch sodium hydroxide Kết tủa xanh

13
Hai ion trong hợp chất X là
A. Fe3+ và Cl-. B. Fe3+ và SO42-. C. Fe2+ và Cl-. D. Fe2+ và SO42-.
Câu 2: Một dung dịch chứa ion carbonate (CO32-) có thể phản ứng với hydrochloric acid (HCl) thu được sản phẩm
khí và được tiến hành thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm nào đúng cho sản phẩm khí của phản ứng này?
A. Sản phẩm khí làm đục nước vôi trong.
B. Sản phẩm khí tạo ra tiếng nổ khi đưa que đóm cháy sáng vào.
C. Sản phẩm khí làm mất màu giấy quỳ ẩm.
D. Sản phẩm khí khiến que đóm bùng cháy trở lại.
Câu 3: Các ion ammonium, NH4+, trong dung dịch có thể được xác định bằng các phép thử nghiệm hóa học.
Phát biểu nào không chính xác về các phép thử nghiệm ion ammonium, NH4+?
A. Thêm dung dịch sodium hydroxide.
B. Một thử nghiệm khả dụng tạo ra một loại khí có mùi hăng thoát ra.
C. Sử dụng giấy quỳ đỏ khô để kiểm tra khí được tạo ra.
D. Giấy quỳ đỏ sẽ chuyển sang màu xanh nếu dung dịch có các ion NH4+.
Câu 4: Một hợp chất bị nghi ngờ có chứa các ion copper(II), Cu2+ và bromide, Br-.
Thử nghiệm nào sẽ không giúp xác định được các ion copper(II), Cu2+ và bromide, Br-?
Thử nghiệm Kết quả
A kiểm tra màu ngọn lửa ngọn lửa xanh-xanh lam
B thêm dung dịch sodium hydroxide xuất hiện kết tủa màu xanh lam
C thêm dung dịch silver nitrate đã acid hóa xuất hiện kết tủa màu kem
D thêm dung dịch sodium hydroxide xuất hiện kết tủa màu xanh lá cây
Câu 5: Có 3 bình chứa khí carbon dioxide, hydrogen and oxygen như
hình.
Có thể dùng thí nghiệm nào sau đây để phát hiện khí nào ở trong mỗi
bình?
A. Một que đóm sáng. B. Giấy cobalt chloride.
C. Giấy quỳ tím ẩm. D. Nước vôi.
Câu 6. Kết quả của ba phép thử trên dung dịch hợp chất X được hiển thị.
Thử nhiệm Kết quả
dung dịch sodium hydroxide thêm kết tủa trắng tạo thành, hòa tan trong dung dịch sodium
vào hydroxide dư.
Dung dịch ammonia du thêm vào kết tủa trắng tạo thành, hòa tan trong dung dịch ammonia dư.
Hydrochlorric acid loãng dư thêm bọt khí
vào
Hợp chất X là gì?
A. Aluminium carbonate. B. Auminium chloride. C. Zinc carbonate. D. Zinc chloride.
Câu 7. Kết quả của ba phép thử trên dung dịch hợp chất X được hiển thị.
Thử nhiệm Kết quả
dung dịch sodium hydroxide thêm kết tủa trắng tạo thành, hòa tan trong dung dịch sodium
vào hydroxide dư.
14
Dung dịch ammonia du thêm vào kết tủa trắng tạo thành, hòa tan trong dung dịch ammonia dư.
Acid hóa và thêm silver nitrate vào Kết tủa trắng xuất hiện
Hợp chất X là gì?
A. Aluminium bromide. B. Auminium chloride. C. Zinc bromide. D. Zinc chloride.
--------------------------HẾT--------------------------

15

You might also like