Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ: XE NÂNG HÀNG

MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG

NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ

TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC

LỚP: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ 2022 (K47)

GVHD: TS. Mai Phước Trải


Nhóm II:
1-Phạm văn Sang – 22301068
2-Phạm Trọng Quí – 21301017
3-Lê Quốc Duẩn - 22301066

Vĩnh Long, năm 2024


MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình nghiên cứu và khảo nghiệm để thực hiện báo cáo. Nhóm đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện của Thầy phụ trách
môn, các bạn sinh viên cùng khóa và các khóa trước. Nhóm thực hiện đề tài báo
cáo xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó.
Nhóm thực hiện đề tài báo cáo xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
Mai Phước Trải đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ cho nhóm hoàn thành
đề tài báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo
điều kiện và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành báo cáo.
Mặc dù nhóm đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi
học hỏi để hoàn thiện đề tài báo cáo bằng tất cả năng lực của mình. Tuy nhiên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý
thầy cô và các bạn.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068 2


Phạm Trọng Quí – 22301021
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ý thức thực hiện:


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nội dung thực hiện:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Hình thức trình bày:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tổng hợp kết quả:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày....... tháng...... năm 202…


Cán bộ hướng dẫn

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068 3


Phạm Trọng Quí – 22301021
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN

Ý thức thực hiện:


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nội dung thực hiện:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Hình thức trình bày:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tổng hợp kết quả:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày....... tháng...... năm 202….


Cán bộ chấm phản biện

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068 4


Phạm Trọng Quí – 22301021
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

MỤC LỤC

1. Công dụng, yêu cầu, phân loại xe nâng hàng................................................7


1.1. Công dụng.......................................................................................7
1.2. Yêu cầu...........................................................................................7
1.3. Phân loại.........................................................................................8
2. Kết cấu - Nguyên lý làm việc của từng bộ phận trên xe nâng.....................12
2.1. Cấu tạo xe nâng sử dụng động cơ đốt trong.................................14
2.2. Cấu tạo xe nâng sử dụng năng lượng điện....................................17
2.3. Nguyên lý hoạt động xe nâng sử dụng năng lượng điện..............17
2.3.1. Hình thức hoạt động của xe nâng điện..................................17
2.3.2. Quá trình nâng hạ của xe nâng điện.......................................17
3. Công tác kiểm tra an toàn khi sử dụng xe nâng hàng..................................18
3.1. Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành...........................................18
3.2. Nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng....................................19
3.2.1.Chỉ điều khiển xe khi có trải qua đào tạo............................20
3.2.2. Tuân thủ biển chỉ dẫn và tốc độ an toàn.............................20
3.2.3. Luôn đảm bảo khoảng cách vận hành an toàn....................21
3.2.4. Đảm bảo ổn định kiện hàng................................................21
3.2.5. Duy trì khả năng quan sát rõ ràng và toàn diện..................22
3.2.6. Đảm bảo không vận hành vượt quá công suất thiết bị........22
3.2.7. Cẩn trọng khi nâng hạ các loại hàng hóa đặc biệt..............23
3.2.8. Dừng đỗ an toàn, tắt máy và kết thúc ca làm việc............. 23
3.3. Chú ý an toàn xe nâng khi tiếp nhiên liệu.....................................24
3.4. Nguyên tắc an toàn sau khi vận hành xe nâng..............................24
4. Bảo dưỡng và bảo dưỡng định kỳ xe nâng hàng.........................................25
4.1. Nội quy xưởng bảo dưỡng sửa chữa.............................................25
4.2. An toàn lao động khi bảo dưỡng sửa chữa xe nâng......................25
4.3. Dụng cụ, đồ nghề dùng cho lái xe nâng........................................26
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068 5
Phạm Trọng Quí – 22301021
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

4.4. Bảo dưỡng kỹ thuật xe nâng.........................................................27


4.5. Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ..........................................................30
5. Giới thiệu một số xe nâng hàng...................................................................31
5.1. Kích thước và thông số kỹ thuật xe nâng dầu 3 tấn......................31
5.2. Kích thước và thông số kỹ thuật xe nâng điện 2.5 tấn..................32
5.3. Kích thước và thông số kỹ thuật xe nâng dầu 3.5 tấn…………...33
6. Kết Luận......................................................................................................34
7.Tài Liệu Tham Khảo....................................................................................34

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068 6


Phạm Trọng Quí – 22301021
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

1. Công dụng, yêu cầu, phân loại xe nâng hàng.

Hình 1: Hình dáng xe nâng hàng.

1.1.Công dụng.

Hiện nay, xe nâng hàng đang được sử dụng rất nhiều trong các công ty, xí
nghiệp, nhà máy chuyên sản xuất, phục vụ cho các công việc vận chuyển hàng hoá
lượng lớn. Nó góp phần quan trọng trong việc giải phóng sức lao động của con
người, giảm thiểu thời gian vận chuyển, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả công
việc.
Xe nâng được người tiêu dùng lựa chọn và đánh giá cao. Có rất nhiều loại xe
nâng nhằm phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng với chất lượng chung là thiết
kế gọn nhẹ, chất liệu bền bỉ, khung càng chắc chắn, tải trọng đa dạng. Là mặt hàng
đáng tin cậy đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả công việc cao.
Xe nâng hàng được dùng để vận chuyển các sản phẩm có khối lượng lớn
trong nhà máy, kho, xưởng… giúp nâng các, các loại máy móc, Pallet một cách dễ
dàng và nhanh chóng.
Xe nâng giúp giảm sử dụng sức người trong công việc đòi hỏi sức lực và tiết
kiệm thời gian vận chuyển nâng cao hiệu quả công việc.
1.2. Yêu cầu.
Dưới đây là tư vấn về những yêu cầu an toàn khi sử dụng xe nâng hàng. Để
hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
25:2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 7
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.


Chỉ sử dụng xe nâng hàng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ
thuật an toàn lao động theo quy định. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện xe
nâng hàng không đảm bảo an toàn thì đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu
kiểm định trước thời hạn.

Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa
định kỳ đủ nội dung công việc theo quy định.

Bố trí xe nâng hàng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà
chế tạo đã quy định.

Phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị
và công trình trong khu vực hoạt động của xe nâng hàng.

Tổ chức khắc phục kịp thời các hư hỏng đã được phát hiện.

Mỗi xe nâng hàng phải có sổ giao ca. Trong đó có ghi lại kết quả kiểm tra đầu
ca và tình trạng an toàn của xe nâng hàng trong suốt quá trình làm việc. Người giao
ca và nhận ca cùng phải ký vào sổ giao ca.

Trước khi cho xe nâng hàng hoạt động phải kiểm tra các cơ cấu an toàn và
xem xét các điều kiện khác như: không gian, ánh sáng...để xe nâng vận hành an
toàn.

Phải có các biện pháp cụ thể ngăn cản có hiệu quả những người không có
trách nhiệm tự ý đi vào khu vực làm việc của xe nâng hàng.

Chìa khóa khởi động xe nâng hàng do người chịu trách nhiệm quản lý về sự
hoạt động an toàn của xe nâng hàng giữ, chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho
người vận hành.

Khi vận chuyển loại hàng có khả năng dễ gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc
hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt.

Sau khi hết ca xe nâng hàng phải được đưa về đúng vị trí theo quy định của
đơn vị sử dụng và trên xe không còn mang tải
1.3. Phân loại
Dựa vào công năng và đặc tính kỹ thuật, ta có thể phân loại xe nâng
hàng theo các kiểu sau đây :

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 8
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

1.3.1. Xe nâng dùng để di chuyển vật liệu, hàng hóa…

Hình 2: Xe nâng di chuyển vật liệu

Khi nhiều người tiêu dùng nghĩ về công dụng xe nâng để sử dụng ngoài trời,
họ ngay lập tức liên kết nó với các khu vực gỗ, cửa hàng phần cứng lớn hoặc bán
buôn thực phẩm.

Các công trình xây dựng là một khu vực ngoài trời chung khác.

Xe nâng với thiết kế mộc mạc thường được sử dụng để di chuyển các vật liệu
xây dựng nặng và các vật dụng khác liên quan đến nó, như thùng chứa rác, rác thải
và các sản phẩm tái chế, cũng như nhà vệ sinh di động.

Với sự kết hợp của một thùng chứa di động hoặc phễu, chúng cũng được sử
dụng để vận chuyển và đổ vật liệu vào các thùng chứa lớn hơn như bãi rác, đập
chất thải hoặc vứt bỏ các khu vực liền kề với công trình. Xe nâng cũng có thể được
tìm thấy tại bến cảng, bãi container, bãi phế liệu, trung tâm tái chế và các khu vực
tương tự để di chuyển pallet vật liệu và container với hàng hóa thương mại.
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 9
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

1.3.2. Xe nâng dùng tải người

Hình 3: Xe nâng dùng tải người

Xe nâng cũng đã trở thành một công cụ thay thế cho thang máy ở các khu vực
làm việc khác nhau, hoạt động như cần cẩu với giỏ hoặc bục để di chuyển mọi
người trong hoặc ngoài một khu vực nhất định.

Theo nghĩa này, người sử dụng lao động sẽ tính đến các biện pháp an toàn
OSHA (viết tắt bằng tiếng Anh của Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp Hoa Kỳ), sử dụng các phụ kiện cho xe nâng của họ, để tránh ngã, như giỏ
và nền tảng bảo mật được thiết kế đặc biệt cho việc sử dụng như vậy.

Với các tùy chọn này, mọi người sử dụng xe nâng Forklift để nhặt hoặc xếp
đồ vật bằng tay, thực hiện các nhiệm vụ kiểm kê hoặc bảo trì, dọn dẹp những khu
vực khó tiếp cận và thậm chí cắt tỉa những cây quá cao để làm việc từ mặt đất và
quá thấp để biện minh thời gian và tiền bạc để sử dụng các thiết bị khác.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 10
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Điều này đã buộc các nhà sản xuất phải cung cấp bằng chứng bằng văn bản
cho chủ sở hữu xe nâng, rằng họ có thể được sử dụng cho một chức năng bổ sung
như tải người.

1.3.3. Xe nâng dùng để vệ sinh

Hình 4: Xe nâng dùng để vệ sinh

Với một bàn chải phụ kiện, một chiếc xe nâng có thể được sử dụng như một
máy quét cho sàn khô hoặc ướt của nhà kho, sàn gỗ cứng và thậm chí cả bãi đậu
xe. Ngoài ra còn có phụ kiện để loại bỏ bụi. Một số chủ doanh nghiệp cũng thêm
các mẹo cày trước xe nâng để đống nước bẩn và tuyết rơi.

Cả bàn chải và đầu cày được tích hợp vào các thiết bị này đều hoạt động tốt
để làm sạch cống. Cuối cùng, nhiều công ty thêm giỏ hàng vào xe nâng để sử dụng
như cần cẩu.

1.3.4. Xe nâng dùng trong đào tạo

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 11
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Xe nâng cũng được sử dụng để đào tạo. Các nhà khai thác mới, cũng như
cơ khí. Một chiếc xe nâng đã qua sử dụng là hoàn hảo cho loại công việc này,
bởi vì chủ sở hữu của một doanh nghiệp hoặc công ty đào tạo nhân viên không
phải lo lắng quá nhiều về việc mất một khoản đầu tư tiền tệ lớn, nếu một tài xế
hoặc người học việc cơ khí làm hỏng thiết bị trong khi họ học giao dịch của họ.

Hình 5: Xe nâng dùng trong đào tạo

2. Kết cấu xe nâng hàng - Nguyên lý làm việc của từng bộ phận trên xe nâng.
Sơ đồ kết cấu:

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 12
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Xe nâng hàng= Khung xe (10) + Động cơ (1) + Hệ thống truyền lực


(2+3+4+7+8) + Hệ thống nâng (5+6) + Ca bin + Hệ thống điều khiển.

1. Động cơ
2. Li hợp
3. Hộp số
4. Cầu chủ động 10
5. Càng (Nĩa)
6. Khung nâng 3 2 1
7. Bán trục 9
4
8. Bánh chủ động 5 6
9. Bánh dẫn hứớng 9
10.Khung xe
7 8
Hình 6: Sơ đồ kết cấu xe nâng

Tổng thể xe nâng hàng theo nhà sản xuất

Các chi tiết cấu kiện

 Xe nâng “ TOYOTA”

1. Khung nâng
2. Xí ch
3. Nĩa ( càng)
4. Xy lanh nghiêng khung
5. Ghế ngồi
6. Khung bảo vệ
7. Xy lanh nâng
8. T ay lái
9. Đối trọng
10. Trục sau ( Bánh lái) Hình 7
11.Nắp đậy động cơ
12. Khung xe
13. Trục trước (Bánh chủ động)

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 13
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 8
 Xe nâng HYSTER

1. Đối trọng
2. Động cơ
3. Nắp bình dầu Điêzen
4. Đồng hồ
5.Trục trước
6. Vô lăng
7. Moay ơ
8. Cần điều khiển
9.Xy lanh nâng
10. Khung di động
11. Khung cố định
Hình 9

Nguyên lý làm việc chung của các bộ phận trên xe nâng.


Việc xác định được vị trí các bộ phận chính trên xe nâng, còn giúp chúng ta
đánh giá được các hạng mục cần chú ý, trong quá trình vận hành, sửa chữa, bảo
trì…
Quá trình nâng hạ hàng hoá lên xuống
Khi xe nâng đưa càng nâng vào trong vị trí pallet để nâng hàng. Bộ phận bơm
dầu thủy lực sẽ đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng. Khi đó khung nâng
được đẩy lên cao. Các tầng kim loại sẽ trượt trên ray thông qua các con lăn dẫn
hướng và mỡ chịu nhiệt để đi lên.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 14
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 10: Cấu tạo của dòng xe nâng ngồi lái (tiêu chuẩn)

Xe nâng ngồi lái có 2 dòng chính: Một là loại sử dụng động cơ đốt trong; Hai
là loại sử dụng năng lượng điện.
2.1. Cấu tạo xe nâng sử dụng động cơ đốt trong (xăng, dầu diesel, gas).
Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong là dòng xe sử dụng năng lượng dầu diesel,
gas, xăng để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ. Loại xe được dùng để nâng
những loại hàng hoá có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh. Chúng thường được
thấy trong các nhà máy sản xuất, trong các doanh nghiệp vận tải logistics. Về cấu
tạo, chiếc xe này gồm có một số bộ phận sau:

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 15
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 11: Xe nâng sử dụng động cơ đốt trong

2.1.1. Hệ thống bánh xe di chuyển phía sau.


* Bao gồm lốp và xy lanh lái tổng thành được điều khiển bằng vô lăng thông
qua hệ thống thuỷ lực từ van chia.
* Lốp phía sau của xe nâng thường có kích cỡ nhỏ hơn so với lốp trước. Và
thường được chia làm 2 loại chính là lốp hơi và lốp đặc. Tuỳ theo mục đích công
việc và môi trường công việc, chúng ta cần lựa chọn loại lốp phù hợp.
2.1.2. Xy lanh nghiêng. (Inclined cylinder)
* Tác dụng nghiêng khung nâng về phía trước 6 độ và ngả về phía sau 12 độ.
Giúp cho việc lấy hàng hoá và di chuyển hàng hoá trở nên dễ dàng, an toàn hơn.
* Xy lanh nghiêng thường có kích thước ngắn hơn so với xy lanh nâng hạ. Do
khoảng cách nghiêng chỉ từ 6 độ đến 12 độ là khoảng cách tương đối nhỏ.
2.1.3. Hệ thống di chuyển phía trước.
* Gồm lốp trước, hệ thống truyền động, hệ thống phanh trước. Đây là hệ
thống làm việc liên tục với cường độ cao. Do đó, trong công tác bảo trì, chúng ta
cần kiểm tra kỹ với những bộ phận này.
* Không giống như ô tô, xe nâng hàng thường có hệ thống truyền động được
lắp ở phía trước, giúp cho quá trình thay thế và sửa chữa trở nên dễ dàng hơn.
2.1.4. Càng nâng, nĩa nâng. (Fork)

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 16
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

* Càng nâng có thiết kế hình dạng giống như chữ “L” được đặt ở phía đầu của
xe nâng. Gồm có 2 phần chính là phần dài nhô ra được tiếp xúc trực tiếp với hàng
hoá hoặc pallet, phần còn lại được liên kết với giá nâng.
* Trên thị trường hiện tại có rất nhiều kiểu dáng và kích thước càng nâng
khác nhau. Nhìn chung, các kích thước phổ biến nhất và được nhiều người dùng
lựa chọn nhất sẽ dao động từ 1 mét – 2 mét. Người sử dụng cần nắm rõ công việc
của mình để có thể lựa chọn được loại càng nâng phù hợp.
2.1.5. Giá nâng. (Fork Carriage)
Cấu tạo xe nâng gồm nhiều bộ phận được lắp ráp với nhau, giá nâng cũng
vậy. Đây là bộ phận được lắp với càng nâng và di chuyển dọc theo khung nâng nhờ
các hệ thống xy lanh và xích. Các con lăn dẫn hướng được gắn trên giá nâng có tác
dụng giúp cho giá nâng có thể hoạt động ổn định và không bị rung lắc trong quá
trình làm việc. Xe nâng có tải trọng nâng càng lớn thì kích thước của giá nâng
cũng càng tăng.
2.1.6. Khung nâng.
* Là bộ phận quan trọng, quyết định đến chiều cao nâng hàng hoá của xe
nâng. Gồm có hai loại cơ bản là loại 2 khung và loại 3 khung nâng được lắp lồng
ghép với nhau, thông qua hệ thống con lăn và đường ray trong khung.
* Khung nâng được làm từ loại vật liệu thép có cường độ cao, khả năng chống
chọi với sự va đập mạnh tốt.
2.1.7. Xy lanh nâng. (Cylinder Lift)
* Tác dụng tạo ra lực nâng để thắng được trọng lượng của hàng hoá.
* Các hư hỏng thường xuyên xảy ra đối với xy lanh nâng là mòn xước, tróc và
rỗ bề mặt làm việc.
2.1.8. Cabin (khoang điều khiển )
Đây là phần trung tâm của xe, nơi chứa vô lăng, bàn đạp phanh, ga, bảng
taplo và các thiết bị an toàn cho xe nâng.
1. Cần phanh tay
2. Vô lăng
3. Bảng đèn báo
4. Nút còi
5. Công tắc điều khiển xin nhan
6. Cần điều khiển nâng hạ
7. Cần điều khiển nghiêng khung
8. Cần đi số H,L
9. Cần điều khiển số tiến, lùi
10. Bỡn đạp ga
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068 17
Phạm Trọng Quí – 22301021
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

11. ổ khoá
12. Bỡn đạp phanh
13. Công tắc đèn
14.Bỡn đạp li hợp
15.Cần mở nắp đậy động cơ Hình 12: Ca bin điều khiển
2.1.9. Thùng chứa nhiên liệu và động cơ.
* Với dòng xe sử dụng năng lượng dầu diesel, xăng thì thùng nhiên liệu
thường được đặt ở vị trí dưới ghế ngồi. Với dòng xe nâng sử dụng năng lượng gas
thì bình gas sẽ được đặt ở vị trí sau xe nâng, gần với đối trọng.
* Thông thường các thùng chứa này có cấu tạo đơn giản, thường có sức chứa
khoảng 60 lít – 200 lít, đủ để xe hoạt động trong 24 giờ.
2.1.10. Đối trọng của xe nâng.
Nếu nhắc đến cấu tạo xe nâng mà chúng ta lại bỏ quên bộ phận này thì quả
thực là một sai lầm nghiêm trọng. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng, dùng để
cân bằng trọng lượng hàng hoá, giúp xe nâng thăng bằng khi bốc dỡ.
2.2. Cấu tạo của xe nâng sử dụng năng lượng điện.
Về cấu tạo, xe nâng điện cũng có đầy đủ các bộ phận giống như xe nâng sử
dụng động cơ đốt trong. Chỉ có đôi chút khác biệt nằm ở thùng nhiên liệu và hệ
thống di chuyển.
* Thùng nhiên liệu của xe nâng điện lúc này được đổi thành bình ắc quy.
* Hệ thống di chuyển phía trước được đổi thành mô tơ di chuyển.

2.3. Nguyên lý hoạt động của xe nâng hàng sử dụng năng lượng điện.
Nguyên lý hoạt động của dòng xe nâng ngồi lái chạy điện và chạy động cơ
đốt trong đều tương tự nhau. Do đó chúng ta sẽ chỉ nói tới nguyên lý hoạt động
thông thường.
2.3.1. Xe nâng hoạt động ở hai dạng hình thức khác nhau:
* Di chuyển toàn bộ xe và hàng hoá từ vị trí này đến vị trí khác.
* Nâng hàng hoá từ vị trí thấp đến cao và ngược lại.
Việc di chuyển chúng ta sẽ không nói quá nhiều ở đây. Bởi nó cũng hoạt động
dựa trên cơ chế bánh răng và xy lanh đẩy.
2.3.2. Quá trình nâng hạ hàng hoá lên xuống
Đây là phần đáng quan tâm nhất trên xe nâng vì công việc chính của nó là
nhấc hàng hoá có trọng lượng lớn lên và xuống ở những độ cao nhất định.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 18
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Khi xe nâng đưa càng nâng vào trong vị trí pallet để nâng hàng. Bộ phận bơm
dầu thủy lực sẽ đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng. Khi đó khung nâng
được đẩy lên cao. Các tầng kim loại sẽ trượt trên ray thông qua các con lăn dẫn
hướng và mỡ chịu nhiệt để đi lên.
Hệ thống bánh đà khiến cho dây xích chạy, con lăn trên giá nâng di chuyển
trong ray để kéo càng nâng và hàng bên dưới lên cao.
Xy lanh nghiêng ngả về phía sau có tác dụng giữ cho hàng hoá không bị trôi
về phía trước, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
Khi khung nâng di chuyển đến độ cao cần thiết cần thiết, dầu lúc này sẽ
không bơm vào xy lanh nữa. Sau đó, hàng hoá sẽ được đặt tại vị trí mong muốn.
Kết thúc quá trình nâng, dầu trong xy lanh sẽ quay trở về thùng chứa. Xy lanh
nâng lúc này sẽ tụt xuống làm khung nâng hạ trở về vị trí ban đầu.
Tiếp theo, xe sẽ được di chuyển tới vị trí xếp đặt trong kho. Xích trên Puly
chạy ngược vòng để giá nâng và càng nâng đi về vị trí thấp nhất. Xy lanh nghiêng
và xy lanh nâng hạ cũng được xả hết dầu về thùng chứa để trở lại trạng thái bình
thường.
3. Công tác kiểm tra an toàn đối với xe nâng hàng.
An toàn xe nâng là vấn đề quan trọng, luôn được đặt lên hàng đầu để hạn chế
tối đa tai nạn xảy ra cũng như tránh được những rủi ro không đáng có trong quá
trình bốc dỡ vận chuyển hàng, đồng thời đảm bảo hiệu suất làm việc và góp phần
kéo dài tuổi thọ của xe. Vấn đề an toàn xe nâng được đảm bảo nếu việc kiểm tra xe
nâng trước khi vận hành được chú trọng thực hiện, tiếp nhiên liệu đúng cách và
tuân thủ quy tắc an toàn khi vận hành xe nâng. Quý khách hàng hãy cùng tập trung
theo dõi chủ đề này trong bài viết dưới đây.
3.1. Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành
Xe nâng là một loại thiết bị đòi hỏi thao tác vận hành liên tục khá phức tạp
và cần tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Việc kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là
vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng xe đang ở trạng thái tốt nhất và sẵn sàng bắt
đầu làm việc.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 19
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 13: An toàn xe nâng khi vận hành.

Kiểm tra thắng xe nâng, đảm bảo thắng xe hoạt động ổn định, không có
dấu hiệu của tình trạng thắng xe nâng không ăn hoặc kêu, rung lắc khi hoạt động
hoặc má phanh mòn quá mức.cũng như là mối nguy hại đáng kể
Kiểm tra tình trạng càng nâng, đảm bảo chúng nằm ở vị trí tiêu chuẩn,
không bị xiên lệch, không có dấu hiệu móp méo, nứt gãy, biến dạng. Điều này là
vô cùng quan trọng để đảm bảo tải trọng nâng và vấn đề an toàn, không rơi, trượt
cho kiện hàng khi nâng hạ.
Kiểm tra bánh xe có thay đổi đảm bảo lốp đặc xe nâng nguyên vẹn, không
có dấu hiệu bong tróc lớp PU để đảm bảo an toàn và không vi phạm tiêu chuẩn xe
nâng. Đối với lốp hơi, đảm bảo bánh đủ hơi, không bị dị vật xâm nhập để quá trình
xe vận hành được trơn tru và hiệu quả nhất.
Kiểm tra hệ thống đèn cảnh báo xe nâng, đèn báo lỗi xe nâng. Nếu thiết bị
báo lỗi thông qua hệ thống đèn báo hiệu, cần tiến hành khắc phục sự cố trước khi
đưa xe vào vận hành, tuyệt đối không sử dụng xe khi đèn báo lỗi phát sáng, tiềm
ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 20
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 14: Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành

3.2.Nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng


Trong quá trình vận hành xe, người điều khiển cần chú ý tuân thủ nghiêm
ngặt vấn đề an toàn xe nâng để tránh rủi ro tai nạn. Bởi vậy, nguyên tắc an toàn khi
vận hành xe nâng giữ vai trò rất quan trọng. Dưới đây là 8 nguyên tắc quan trọng
mà bất kỳ người lái xe nâng nào cũng cần nắm rõ.

3.2.1. Chỉ điều khiển xe nâng khi có đầy đủ kiến thức và chứng chỉ vận
hành.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 21
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 15: Không vận hành xe nâng nếu không đảm bảo các nguyên tắc an toàn.

Giống như các loại máy móc, phương tiện khác, việc vận hành xe nâng đòi
hỏi người lái cần được đào tạo bài bản và có chứng chỉ để đảm bảo việc điều khiển
đúng kỹ thuật và an toàn xe nâng. Bên cạnh đó, người lái cần được doanh nghiệp
ủy quyền vận hành xe và được trang bị thiết bị bảo hộ đúng quy định như: quần áo
gọn gàng, giày bảo hộ, mũ bảo hộ và một số thiết bị cần thiết khác.

3.2.2. Tuân thủ biển chỉ dẫn và vận hành xe ở tốc độ an toàn.

Trước khi cho xe vận hành và trong quá trình vận hành, người lái cần quan sát
kỹ thuật xung quanh cũng như những biển báo chỉ dẫn để điều khiển xe trong khu
vực địa hình nhất định, khoanh vùng tránh va chạm với hàng hóa và các phương
tiện khác cũng như người đi bộ.

Lưu ý nâng hạ hàng hóa đúng tải trọng và đảm bảo chiều cao của cột nâng
không chạm trần. Cấm không vận hành xe nâng trên quá gần rìa bến bãi hay đường
dốc bởi nguy cơ chệch, rơi khỏi đường là khá cao, chú ý giữ khoảng cách an toàn
xe nâng tới mép đường.

Trong quá trình vận hành, người lái cần tập trung cao độ đặc biệt giữ tốc độ
xe nâng trong nhà xưởng cũng như tại bến bãi an toàn. Việc điều khiển xe quá
nhanh trong điều kiện tầm quan sát bị hạn chế có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Việc rẽ hay vào cua cũng cần được hành động một cách thận trọng, tránh thao tác
đột ngột khiến kiện hàng trên xe bị xô lệch, thậm chí rơi vỡ.
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 22
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 16:Vận hành xe nâng đúng tốc độ an toàn.

3.2.3.Luôn đảm bảo khoảng cách vận hành an toàn


Trong cùng một môi trường làm việc có thể có nhiều xe nâng cùng hoạt động
hoặc có nhiều khu vực tập kết hàng hóa phức tạp. Vì vậy, việc giữ khoảng cách
giữa các xe nâng với nhau và giữa xe nâng với hàng hóa là rất quan trọng để đảm
bảo an toàn xe nâng trong quá trình vận hành. Việc đoán trước hướng di chuyển
của phương tiện khác không phải khi nào cũng chính xác, đặc biệt là trong trường
hợp rẽ.

3.2.4. Đảm bảo ổn định kiện hàng hóa trước khi nâng hạ.
Trước khi nâng tải, cần đảm bảo chúng được cố định chặt chẽ và cân bằng bởi
việc rơi tải có thể gây thương tích và hư hỏng. Nên di chuyển tải với tải trọng
nghiêng về phía sau và phuộc càng thấp, giúp tăng độ ổn định và đảm bảo nguyên
tắc an toàn khi vận hành xe nâng. Tuyệt đối không rẽ khi càng nâng ở vị trí cao
hoặc nghiêng về phía trước, tranh rơi, trượt kiện hàng.

Bên cạnh có, bạn cần chú ý phân bố tải trọng đều trên hai càng, tuyệt đối
không nâng hoặc di chuyển tải trừ khi cả 2 càng được đặt hoàn toàn dưới tải. Việc
sử dụng pallet chất lượng không nứt vỡ, không mục nát, hư hỏng và phù hợp với
chiều dài càng cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn xe nâng.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 23
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 17: Cố định kiện hàng trước khi nâng hạ

3.2.5. Duy trì khả năng quan sát rõ ràng và toàn diện.
Đây là một trong những nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng quan trọng.
Tầm quan sát rộng và thuận lợi giúp việc điều khiển xe chính xác và an toàn hơn.
Nên chở tải gần sát mặt sàn để việc quan sát phía trước được rõ ràng, di chuyển xe
lùi nếu kiện hàng lớn, che khuất tầm nhìn phía trước, trừ khi di chuyển lên đường
dốc.

Bên cạnh đó, việc di chuyển ngược cần đảm bảo càng nâng nghiêng về phía
sau và tải đã được cố định chắc chắn trên càng. Nếu tầm nhìn bị che khuất, tốt nhất
bạn nên dừng xe lại và thực hiện các biện pháp cải thiện tầm nhìn trước khi tái vận
hành để đảm bảo an toàn xe nâng.

3.2.6. Đảm bảo không vận hành vượt quá công suất thiết bị.
Quý khách hàng chú ý không nâng hạ hàng hóa quá tải trọng hoặc thêm trọng
lượng vào đối trọng của xe nâng. Xe nâng chở quá tải có thể khiến xe bị lật gây
thương tích cho người điều khiển cũng như tổn thất cho hàng hóa, phương tiện
xung quanh, gây hư hỏng động cơ cũng như các chi tiết máy.

Bên cạnh đó, việc sử dụng đầu càng nâng làm đòn bẩy để nâng tải nặng hay
đẩy tải bằng đầu càng nâng hoặc sử dụng xi lanh nghiêng để kéo tải không tuân
theo nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng cũng khiến xe nhanh xuống cấp và
tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn xe nâng cao.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 24
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 18: hành xe nâng đúng công suất quy định.


3.2.7. Cẩn trọng khi nâng hạ các loại hàng hóa đặc biệt.
Các loại tải tròn, cao hoặc dài, cồng kềnh như thanh sắt, khối gỗ,….cần được
cân bằng và cố định chắc chắn. Đối với các loại tải này, quý khách hàng chú ý di
chuyển, quay xe và nâng hạ cẩn trọng để tránh trường hợp tải dịch chuyển. Trong
trường hợp không gian di chuyển bị hạn chế, tốt nhất bạn nên nhờ người giúp đỡ
và tuân theo các tín hiệu điều khiển từ người trợ giúp để đảm bảo an toàn xe nâng.

3.2.8. Lưu ý dừng đỗ xe nâng an toàn, tắt máy và kết thúc ca làm việc.
Đây là một trong những nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng quan trọng.
Khi kết thúc ca làm việc, quý khách hàng chú ý đỗ xe tại nơi quy định, bằng phẳng
và an toàn. Không quên hạ càng và nghiêng khung nâng về phía trước, đạp phanh,
tắt công tắc và rút chìa khóa trước khi rời đi.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 25
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 19: Dừng đỗ xe nâng an toàn.

3.3. Chú ý an toàn xe nâng khi tiếp nhiên liệu

Hình 20: an toàn nạp nhiên liệu xe nâng điện.


Việc tiếp nhiên liệu cho xe nâng cần được thực hiện theo đúng hướng dẫn sử
dụng của nhà sản xuất và chỉ thực hiện khi máy đã tắt. Không nạp nhiên liệu ở
những kho hàng có các vật dễ cháy, gần các nguồn gây cháy và tuyệt đối không
hút thuốc gần nơi nạp nhiên liệu.

Đối với việc tiếp nhiên liệu cho xe nâng dầu, quý khách cần chú ý tránh để
nhiên liệu tràn ra ngoài. Nếu trong quá trình nạp bị tràn dầu hoặc đổ ra ngoài, phải
dùng vải sạch để lau các vết dầu tràn. Bên cạnh đó, việc nạp nhiên liệu quá đầy là
không nên vì khi nhiệt độ tăng nhiên liệu sẽ giãn nở gây tràn bình, làm lan ra các
khu vực xung quanh dễ gây cháy nổ, không đảm bảo tiêu chí an toàn xe nâng.

Việc sạc bình ắc quy hoặc sạc pin Lithium xe nâng điện, quý khách hàng lưu ý
sạc đến khi đầy mình mới tiếp tục sử dụng. Đối với ắc quy axit chì, cần thời gian
chờ nguội tương ứng với thời gian sạc rồi mới có thể đưa vào sử dụng. Bên cạnh
đó, việc tiếp nhiên liệu cho xe nâng điện cũng cần lưu ý sử dụng nguồn điện và sạc
có khả năng truyền tải điện tương thích với ắc quy, tránh tình trạng chập, cháy nổ,
đảm bảo an toàn xe nâng.

3.4. Nguyên tắc an toàn sau khi vận hành xe nâng.


3.4.1. Đỗ xe sau làm việc.
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 26
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

- Đỗ xe đúng nơi quy định, chọn nền cứng, bằng phẳng.


- Không đõ xe gần nơi có nguồn gây cháy nổ ( lửa, nguồn điện, khí gas…)
- Không để xe mang tải khi đỗ xe.
3.4.2.Vệ sinh và kiểm tra xe vào cuối ngày
- Khi kết thúc ca phải vệ sinh sạch sẽ xe và khu vực làm việc.
- Kiểm tra an toàn về kỹ thuật các hệ thống của xe, kiểm tra các chi tiết nếu
thấy rò rĩ dầu.
- Kiểm tra các mức quy định của dầu, nước làm mát …
4. Bảo dưỡng & bảo dưỡng định kỳ xe nâng hàng
4.1. Nội quy xưởng bảo dưỡng sửa chữa
- Nhân viên đến xưởng lần đầu phải được phổ biến cặn kẽ các quy tắc an toàn
lao động và phòng chống cháy, nổ.
- Nhân viên đến xưởng thực tập phải đúng giờ quy định và mặc trang phục lao
động, không đi giày hoặc dép có đế trơn, đeo phù hiệu lên ngực, có sổ thực tập ghi
chép đầy đủ.
Nhân viên phải chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, các quy định về an
toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
- Nhân viên phải chấp hành theo sự hướng dẫn của giáo viên, không được tự ý
sử dụng các máy móc, thiết bị của xưởng thực tập, đặc biệt là các máy công cụ, các
thiết bị khí nén có sử dũng điện.
- Nhân viên phải làm đúng sự phân công và hướng dẫn của giáo viên theo các
vị trí làm việc, không đi lại lộn xộn, không tự ý thay đổi vị trí làm việc.
- Chỗ làm việc phải sạch sẽ và ngăn nắp (không được vứt bừa bãi các chi tiết,
đồ nghề…). Cấm để dầu mỡ dây trên nền nhà gây trơn trượt.
- Cấm hút thuốc lá trong xưởng thực tập và chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định về phòng chống cháy nổ.
- Hết giờ thực tập, phải bàn giao dụng cụ, đồ nghề cho xưởng.
4.2. An toàn lao động khi bảo dưỡng sửa chữa xe nâng
4.2.1. Những quy định chung
- Trong khi làm việc phải sử dụng các trang bị phòng hộ cần thiết, phù hợp
với yêu cầu an toàn lao động.
- Sử dụng các dụng cụ đồ nghề có chất lượng tốt như: Búa phải được chêm
chặt, cờ lê phải đúng cỡ, không được rạn nứt…
- Kê kích xe phải đảm bảo chắc chắn ở độ cao vừa phải. Không được chui
xuống gầm xe khi đang kích xe.
- Khi thực hiện bảo dưỡng, phải kéo phanh tay và gài số “0” (số mo).
- Khi kiểm tra những chỗ không nhìn được bằng mắt, không được dùng tay
mà phải dùng các thiết bị khác.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 27
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

4.2.2. An toàn khi thực hiện các công việc về tháo, lắp
- Khi cần tháo lắp lốp, điều chỉnh phanh phải kê kích xe cẩn thận trên nền đất
cứng và không bị trơn trượt.
- Khi tháo lắp các bu lông, đai ốc phải đảm bảo lực xiết đúng quy định. Khi
xiết không được dùng hai tay, không được dùng búa để đánh vào miệng clê ăn
khớp với đai ốc, không được dùng cờ lê quá mỏng so với chiều dày của đai ốc (tối
thiểu bằng 2/5 chiều dày của đai ốc).
- Khi xe đang nổ máy, không nên chui xuống gầm xe để kiểm tra hoặc điều
chỉnh.
4.2.3. An toàn khi thực hiện công việc săm lốp
- Khi tháo lốp, trước tiên phải xả hết hơi trong lốp, tiến hành tháo theo trình tự
quy định.
- Trước khi bơm lốp phải kiểm tra vành hãm, nên đặt lốp trong lồng bảo hiểm,
đề phòng và vành hãm bị bật ra.
- Khi bơm lốp tại xe, nếu áp lực hơi dưới 40% tiêu chuẩn quy định, phải kích
xe lên rồi mới bơm, hoặc phải tháo bánh xe ra rồi mới bơm.
4.2.4. An toàn đối với công việc bảo dưỡng động cơ
- Khi cần cho động cơ nổ tại chỗ phải kéo phanh tay, gài số “0” chén chặt
bánh xe.
- Khi thử điện cao áp không được dùng tay mà phải dùng tuốc nơ vít cán gỗ
hoặc cán nhựa cách điện.
- Nếu nước trong két bị sôi, khi cần phải đổ thêm thì phải tắt máy, đợi cho
nước hết sôi mới được mở nắp két nước, để tránh nước sôi phụt ra sẽ bị bỏng.
- Khi đổ xăng vào thùng nhiên liệu của xe, không để xăng dây ra chân tay,
quần áo, không được dùng miệng để hút xăng; Không đổ xăng ở đầu hướng gió
tránh đưa hơi xăng vào mặt.
- Khi kiểm tra vòi phun của động cơ diesel tại xe, phải có thiết bị chuyên dùng
để thử.
4.3. Dụng cụ đồ nghề dùng cho lái xe nâng
4.3.1. Kích nâng, hạ và chèn bánh xe
+ Kích nâng hạ
- Kích nâng hạ ô tô có nhiều loại, có sức nâng lớn nhất của nó từ vài tấn đến
vài trăm tấn. Kích dùng cho lái xe là loại xách tay có sức nâng khoảng 3 đến 12
tấn.
- Khi dùng kích phải chú ý trọng lượng của ô tô cần nâng phù hợp với sức
nâng của kích. Nếu quá tải kích sẽ bị hỏng. Chú ý đặt kích phải thẳng góc với mặt
đất, đầu kích phải vuông góc với vị trí nâng và đệm gỗ và đầu kích đề phòng bị
trượt. Sau khi kích phải kê ô tô cho chắc chắn mới được chui vào gầm.
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 28
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

+ Chèn bánh xe
Chèn bánh xe là một khối có dạng tam giác vuông làm bằng gỗ hoặc kim loại,
dùng để giữ bánh xe tại chỗ, không cho phép ô tô tự di trượt, đảm bảo an toàn cho
người đang thao tác dưới gầm xe ô tô. Chú ý khi nâng ô tô phải kéo phanh và chèn
bánh xe chắc chắn. Chèn còn giữ cho ô tô đỗ trên dốc được an toàn.
4.3.2. Dụng cụ đồ nghề cần mang theo xe

- Người lái xe ô tô phải chuẩn bị một số đồ nghề cần thiết đem theo xe để có
thể thực hiện bảo dưỡng trên đường và sửa chữa những hư hỏng thông thường phát
sinh trong quá trình chạy xe.
4.4. Bảo dưỡng kỹ thuật xe nâng hàng.
4.4.1. Mục đích, tính chất của bảo dưỡng kỹ thuật.
+ Mục đích đối với công tác bảo dưỡng.
Đảm bảo ô tô thường xuyên có tính năng kỹ thuật tốt, giữ gìn hình thức
bên ngoài, giảm cường độ hao mòn của các chi tiết, ngăn ngừa và phát hiện kịp
thời hư hỏng và sai lệch kỹ thuật để có biện pháp khắc phục.
+ Tính chất.
Bảo dưỡng kỹ thuật xe ô tô có tính chất cưỡng bức, dự phòng và có kế
hoạch.
4.4.2. Nội dung và phân cấp bảo dưỡng kỹ thuật.
+ Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên.
Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên được thực hiện trước hoặc sau mỗi ngày
hoạt động của xe
 Bảo dưỡng kỹ thuật mặt ngoài
*Quét dọn, lau rửa sạch bụi bám, bẩn trên mặt máy, thân xe.
+ Quét dọn, lau chùi
+ Rửa xe bẳng nước sạch, không dùng các hóa chất tẩy rửa
+ Xì khô, làm sạch phần ngoài xe
+ Nên sử dụng dầu đánh bóng hoặc sáp đánh bóng để giữ cho vỏ xe ô tô
có độ bóng đẹp như mới.
* Yêu cầu: xe sạch sẽ, bóng đẹp và có khả năng chống ăn mòn
* Thực hiện tốt bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích
thiết thực sau:
- Nâng cao độ tin cậy và kéo dài tuổi thọ của xe
- Tiết kiệm được nhiên liệu
- Tạo điều kiện để lái xe an toàn.
 Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ và gầm xe
- Kiểm tra, bổ sung mức dầu bôi trơn động cơ.
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 29
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Kiểm tra mức dầu bôi trơn động cơ bằng cách rút thước thăm dầu, nếu mức
dầu ở giữa vạch Min – Max là phù hợp.
- Kiểm tra, bổ sung nước làm mát động cơ.
Bổ sung nước làm mát động cơ bẳng cách mở nắp két nước để kiểm tra
(chú ý không thực hiện khi nước trong két đang sôi).
Nếu mức nước nằm giữa vạch Min – Max ghi trên bình nước phụ là đủ và
chỉ bổ sung khi nước dưới vạch Min.
- Kiểm tra, xả nước trong bộ lọc nhiên liệu.
Khi đèn báo của bộ lọc nhiên liệu sáng lên và còi kêu hoặc khi kiểm tra
thấy có nước và căn bẩn trong bộ lọc nhiên liệu cần phải tháo và xả ra ngay.
Đặt một khay nhỏ dưới nút xả để hứng nước. Văn nút xả ngược chiều kim
đồn hồ khoảng 2 đến 2,5 vòng (Nếu văn quá sẽ gây rỉ nước xung quanh nút xả).
Vận hành bơm xả cho đến khi nhiên liệu bắt đầu chảy ra. Sau khi xả, vặn
chặt lại nút xả.
- Kiểm tra, xả không khí lẫn trong hệ thống nhiên liệu động cơ diesel.
Thực hiện xả không khí theo trình tự sau:
+ Xoay nắp ở bơm tay nhiên liệu theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
+ Bơm nhiên liệu cho đến khi thấy căng tay. Giữ tay bơm và nới nút xả
không khí của bộ lọc thô (lần 1) sau đó đóng nhanh nút xả không khí
+ Làm lại bước xả không khí cho đến khi nhiên liệu hết bọt
+ Xả không khí bộ lọc tinh (lần 2) và bơm dầu theo các bước như bộ lọc
thô
+ Xả không khí bơm cao áp
Sau khi xả không khí phải vặn chặt các nút xả lại.
- Kiểm tra, điều chỉnh dây đai.
Điều chỉnh độ căng của dây đai bằng cách dùng ngón tay cái ấn vào đúng
giữa dây đai, nếu độ võng không quá 10mm thì độ căng phải điều chỉnh trở về mức
quy định.
- Kiểm tra trạng thái của lốp xe:
+ Kiểm tra áp suất hơi bằng đồng hồ đo áp suất hơi lốp
+ Kiểm tra sự mòn mặt lốp bằng cách xem chiều sâu của các rãnh lốp, nếu đã
mòn thì phải thay lốp mới. Đồng thời để độ mòn hoa lốp và tuổi thọ các lốp bằng
nhau, bạn nên tiến hành đảo lốp.
- Kiểm tra, xiết chặt các đai ốc bánh xe.
Các đai ốc bánh xe bên phải có ren phải và các đai ốc bánh xe bên trái có
ren trái.
Khi kiểm tra và xiết chặt các đai ốc bánh xe hoặc khi đảo lốp phải xiết chặt
các đai ốc theo đúng quy định về ren (trái, phải) và về thứ tự.
- Kiểm tra, bổ sung dung dịch rửa kính chắn gió phía trước.
- Kiểm tra, bổ sung dầu ly hợp và dầu phanh.
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 30
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Dầu phanh và dầu ly hợp, trong quá trình sử dụng bị hao hụt, vì vậy phải kiểm
tra và bổ sung thêm cho đủ mức quy định.
Mức dầu trong bình chứa không được quá vạch “MAX” và cũng không được
dưới vạch “MIN” ghi trên bình đựng dầu.
- Kiểm tra, bổ sung mức dầu trợ lực lái.
Kiểm tra mức dầu bằng thước đo, nếu mức dầu không đủ phải bổ sung đúng
loại dầu trợ lực lái. Nếu kiểm tra khi dầu lạnh, mức dầu phải ở vi trí “COLD”
(lạnh). Nếu kiểm tra khi dầu nóng mức dầu phải ở vị trí “HOT” (nóng). Nếu thiếu
phải bổ sung cho đủ mức quy định.
- Kiểm tra điều chỉnh sự hoạt động của vô lăng lái.
Việc kiểm tra được tiến hành khi ô tô đứng yên. Quay nhẹ vô lăng lái về hai
phía, độ dơ góc không được lớn hơn quy định đối với từng loại xe ô tô (từ 25 đến
40mm).
Nếu độ dơ góc hơn quy định phải đưa xe ô tô vào trạm bảo dưỡng, sửa chữa
để thợ lành nghề điều chỉnh lại.
- Kiểm tra, điều chỉnh hành trình của bàn đạp ly hợp.
- Kiểm tra phanh
+ Để đảm bảo an toàn trên đường giao thông, phanh là “dây đai an toàn” của
tài xế. Vì thế trước mỗi chuyến đi, bạn hãy chú ý kiểm tra và điều chỉnh phanh.
+ Nếu bạn ké từ từ cần điều khiển phanh tay tới mức có thể, đồng thời vừa
kéo vừa đếm nấc phanh mà nấc đếm nằm trong khoảng từ 7-9 là tốt, nếu ít hơn
hoặc nhiều hơn bạn phải điều chỉnh lại tay lái để đạt được độ an toàn nhất
* Mọi việc làm trên đều nhằm đạt được những lợi ích chính của bảo dưỡng:
- Xe hoạt động tốt an toàn, hiệu quả và bền.
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa
- Tiết kiệm nhiên liệu
- Giảm ô nhiễm không khí, tác hại môi trường để tránh tác hại tới sức khỏe
của con người.
4.4.3. Bảo dưỡng các thiết bị điện
4.4.3.1. Kiểm tra bình điện (ắc quy)
- Kiểm tra độ mòn của các đầu cực ắc quy.
- Kiểm tra và vặn chặt đai ốc ở đầu cực ắc quy.
- Khi thấy xuất hiện bột màu trắng hoặc xanh trên bề mặt của cực ắc quy phải
rửa sạch bằng dung dịch nước ấm hoặc Soda. Sau đó lau sạch các đầu cực bằng
nước thường rồi dùng vải hoặc giấy để lau khô. Phủ lên đầu cực một lớp mỡ đặc
biệt để tránh hiện tượng ô xi hóa.
- Kiểm tra võ ắc quy xem có bị rạn nứt hay không. Nếu bị rạn nứt phải thay
thế bằng ắc quy cùng loại.
- Kiểm tra mức dung dịch điện phân, nếu mức dung dịch điện phân thấp hơn
“mức thấp” phải mở nút thông hơi đổ thêm nước cất vào tất cả các ngăn và không
đổ vượt quá “mức cao”. Sau khi đã bổ sung đủ vặn nút thông hơi lại cẩn thận.
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 31
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Nếu không có vạch mức dung dịch điện phân trên ắc quy thực hiện đổ bổ sung
dung dịch mặt nắp bình ắc quy 10mm.
- Kiểm tra và lau sạch mặt trên của ắc quy.
- Kiểm tra và kẹp chặt ắc quy vào đúng vị trí.
4.4.3.2.Kiểm tra và thay thế cầu chì
- Để thay thế cầu chì cần tháo nắp hộp và tìm cầu chì bị hư hỏng để thay thế.
Chỉ thay thế cầu chì mới sau khi đã khắc phục được nguyên nhân gây ra cháy nổ.
4.4.3.3.Thay thế bóng đèn
- Khi thay thế bóng đèn phải cắt điện và không nên cầm vào phần thủy tinh
của bóng đèn.
4.4.3.4.Vệ sinh bộ lọc
- Sau khi xe nâng hàng được đưa vào sử dụng khoảng 70 tiếng thì bạn cần
phải vệ sinh bộ lọc gió. Nhớt máy cấn được thay sau khi sử dụng liên tục trong 170
giờ (được hiển thị ở tắp lô của xe nâng). Bên cạnh đó, cần sử dụng nhớt máy để
làm mát cũng như làm sạch bộ lọc. Loại nhớt đc sử dụng là nhớt 40, và mỗi lần
thay là 8 lít/lần.
- Xe nâng sau khi sử dụng liên tục trong thời gian dài, xấp xỉ khoảng 1.000
giờ thì cần được thay lọc dầu một lần. Việc làm này giúp cho bộ lọc được làm sạch
cũng như hạn chế các cặn bẩn làm cho bộ lọ bị nhanh chóng xuống cấp.
4.4.4.Thay dầu nhớt.
- Dầu nhớt có vai trò vô cùng quan trọng với các kết cấu máy của xe nâng
hàng. Vậy nên, để đảm bảo an toàn trong vận hành và bảo dưỡng xe nâng hàng,
việc thay dầu nhớt máy là điều không thể quên. Dầu nhớt thủy lực cần được thay
sau khoảng 20.000 giờ sử dụng xe mà màu sắc của nhớt bị đổi sang màu đen. Nhớt
thủy lực là loại nhớt 10, cần khoảng thay 50 lít cho 1 lần thay. Bên cạnh đó cũng
cần thay nhớt hộp số với thời gian sử dụng tương tự.
- Tiếp đến là dầu thằng. Dầu thắng cho xe nâng hàng là loại dầu 3-2. Việc
kiểm tra thường xuyên dầu thắng giúp phát hiện lúc nào đã đến lúc cần phải thay
dầu thắng. Việc này giúp làm trơn tru các liên kết máy cũng như bộ thắng của xe
nâng hàng.
- Việc đảm bảo an toàn trong vận hành và bảo dưỡng xe nâng hàng cùng cần
thực hiện bơm mỡ cho xe nâng hàng và nhớt cho xích nâng; bạc đạn của xe; giúp
xe sau quá trình dài vận hành được đảm bảo sự trơn tru và tránh sự xuống cấp
nhanh cho xe nâng hàng.
- Một vài yếu tố khác cần kiểm tra đó là kiểm tra nhớt máy có đảm bảo
không? Nước ở két nước có hao hụt nhiều không? Kỹ thuật hệ thống ống nhớt thủy
lực có ổn định không? Các xích nâng, hệ thống phụ kiện như đèn, thắng xe...có
hoạt động bình thường hay không. Mọi sự kiểm tra chi tiết đều giúp đảm bảo an
toàn trong vận hành và bảo dưỡng xe nâng hàng.
4.5.Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ.
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 32
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

- Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ được thực hiện sau một chu kỳ nhất định (được
tính bằng thời gian hoặc quãng đường xe chạy). Chu kỳ và nội dung bảo dưỡng kỹ
thuật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc do nhà sản xuất quy định.
- Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ do thợ và cán bộ kỹ thuật ở các trạm
bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện (tham khảo tài liệu).

5. Giới thiệu một số xe nâng hàng.


5.1. Kích thước và thông số kỹ thuật xe nâng dầu TCM 3 tấn fhd30t3a.
 Tải Trọng: 3000kg
 Chiều cao nâng: 3000mm
 Model: FHD30TA
 Trung tâm tải: 500mm
 Chiều dài càng: 1,070mm.
 Tự trọng: 4480kg
 Xuất xứ Nhật: Bản
 Bộ số tự động.
 Nhiên liệu: Diesel
 Kiểu động cơ: QD32
 Vòng tua: 2300 rpm
 Số xi lanh: 4

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 33
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

Hình 21: Kích thước Xe nâng TCM 3 tấn

5.1.1. Kích thước và thông số kỹ thuật xe nâng điện Komatsu 2.5 tấn
FB25.
 Model: FB25
 Tải trọng nâng: 2500kg)
 Trung tâm tải: 500(mm)
 Bình điện: 48V – 565Ah/5HR
 Chiều cao nâng (mm): 3000
 Kích thước càng (mm): 1070x122x40
 Độ nghiêng: 6/12(độ)
 Chiều dài xe không có càng nâng: 2245(mm)
 Chiều rộng gồm bánh xe: 1150(mm)
 Chiều cao trụ nâng: 1995(mm)
 Chiều cao trụ nâng khi nâng cao nhất: 4030(mm)
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 34
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

 Bán kính quay vòng: 2000(mm)


 Trọng lượng xe với ắc quy tiêu chuẩn: 3820(kg)
 Hộp số: Hộp số tự động POWER SHIFT
 Loại lốp: Đặc

Hình 22:Kích thước Xe nâng điện ngồi lái Komatsu 2. 5 tấn.

5.2. Kích thước và thông số kỹ thuật xe nâng dầu Komatsu 3.5 tấn
FD35NT-10
 Chiều cao cơ sở: 2850 mm
 Model: FD35NT-10
 Hộp số (Transmission) Tự động
 Xuất xứ: Nhật Bản
 Van điều khiển: 2
 Năm sản xuất: 2013
 Loại lốp (Tire): Lốp đặc/đơn
 Tổng chiều dài xe có càng: 1.800 mm
 Loại xe: Xe nâng Forklift, ngồi lái
 Tổng chiều rộng xe: 1.100 mm
Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068
Phạm Trọng Quí – 22301021 35
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

 Tải trọng (Rated capacity: 3500 kg


 Động cơ (Engine): Komatsu 4D95LE phun dầu điện tử
 Trọng lượng thân xe: 6340 kg
 Trang bị an toàn: Có
 Chiều cao trục nâng (Lift height): 4.500 mm
 Trung tâm tải: 500 mm
 Khung nâng (Mast): 2 tầng không container
 Chiều cao giá tựa hàng: 870 mm
 Nhiên liệu (Fuel) Diesel

Hình 23: Xe nâng Komatsu 3.5 tấn.

6. Kết Luận
Hiện nay, xe nâng hàng rất thông dụng đối với tất cả mọi người. Việc sở hữu
một chiếc xe nâng hàng để phục vụ cho các công việc đặc thù đã không còn là quá
xa. Những ưu điểm mà nó mang lại cho chúng ta thật sự rất nhiều, giúp những
công việc được thực hiện nhanh chóng đạt được hiệu quả cao trong lao động sản
xuất, tiết kiệm thời gian và công sức. Bên cạnh đó cũng còn những khuyết điểm

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 36
Lê Quốc Duẩn – 22301066
MÔN HỌC: XE CHUYÊN DÙNG Chuyên đề : Xe nâng hàng

mà các nhà sản xuất vẫn còn đang cải tiến để đạt được hiệu quả tốt nhất cho người
dùng. Vì thế, chúng ta nên tận dụng nó vào những công việc đúng mục đích để đạt
được hiệu quả cao nhất.

Xe nâng hàng là một loại xe chuyên dùng, khi hoạt động đòi hỏi phải có chuyên
môn kỹ thuật cao. Do đó khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cần tuân thủ nghiêm
ngặt các hướng dẫn của nhà sản xuất.

7. Tài Liệu Tham Khảo:


[1] Giáo trình “xe chuyên dùng” – ĐH sp Kỹ Thuật Vĩnh Long.
[2] Giáo trình “xe chuyên dùng” – Tổng cục dạy nghề.
[3] Tài liệu kỹ thuật “Samcovina.vn” – Xe nâng hàng.

Nhóm II: Phạm Văn Sang – 22301068


Phạm Trọng Quí – 22301021 37
Lê Quốc Duẩn – 22301066

You might also like