BTLCT2018

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BÀI TẬP CẠNH TRANH

Bài tình huống 1:


Công ty CP A và công ty TNHH 2 thành viên B cùng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử với
thị phần A 24% và B 21%. A và B có mong muốn hợp nhất để tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ
hoạt động cùng lĩnh vực.
Câu hỏi 1: Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, hãy tư vấn: việc hợp nhất của A và B là đối
tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật nào? Tại sao? Nêu thuật ngữ pháp lý của việc hợp
nhất theo quy định luật chuyên ngành?
Căn cứ theo hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, việc hợp nhất của A và B là đối tượng điều chỉnh
của các văn bản pháp luật sau đây:
1. Luật Cạnh tranh 2018. Căn cứ tại khoản 1 điều 28 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hình thức
tập trung kinh tế trong đó có hợp nhất doanh nghiệp, cũng được quy định cụ thể tại khoản 3 điều này.
2. Luật Thương Mại 2005. Căn cứ tại điều 6 Luật Thương Mại 2005, thì thương nhân bao gồm tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có
đăng ký kinh doanh. Công ty CP A và công ty TNHH 2 thành viên B cùng hoạt động trong lĩnh vực
thương mại điện tử, có thể xem là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và có hoạt động thương
mại độc lập, được xem thương nhân.
3. Luật Doanh nghiệp 2020. Căn cứ tại khoản 1 điều 200 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng hai
hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới đồng thời chấm dứt tồn tài của các công ty
bị hợp nhất. Công ty A và công ty B hoạt động kinh doanh hợp nhất hai công ty, nên được xem là hoạt
động trong kinh doanh liên quan tới quy định tại luật doanh nghiệp.
Thuật ngữ pháp lý của việc hợp nhất doanh nghiệp theo quy định tại các bộ luật chuyên ngành liên
quan:
1. Hợp nhất doanh nghiệp (khoản 1, khoản 3 điều 29 LCT 2018, điều 200 LDN 2020) là việc hai hoặc
một số công ty (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp
nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Sáp nhập doanh nghiệp (khoản 1, khoản 2 điều 29 LCt 2018, điều 201 LDn 2020) là việc một hoặc
một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một
doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sát nhập.
3. Sáp nhập theo cách thức chuyển giao cổ phần (Stock Acquisition Merger): Khi một doanh nghiệp
mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác, và sau đó cổ đông của doanh nghiệp bị mua trở thành cổ
đông của doanh nghiệp mua.

Câu hỏi 2: Công ty A và B cần phải tiến hành các hoạt động nào trước khi thực hiện hợp nhất
doanh nghiệp
Đối với công ty A là công ty cổ phần, trước khi tiến hành hoạt động thực hiện hợp nhất, công ty A phải
họp hội đồng cổ đông và thông qua nghị quyết của hội đồng về việc hợp nhất doanh nghiệp với công ty
B. Theo đó, công ty A cần lưu ý các vấn đề liên quan tới: Đại hội đồng Cổ đông; Điều kiện để nghị
quyết của đại hội đồng cổ đông được thông qua; Biên bản họp đại hội đồng cổ đông phải gồm nhiều
quy định như thế nào; Hiệu lực của các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông; Vấn đề hợp nhất doanh
nghiệp được quy định cụ thể tại chương V công ty cổ phần của Luật Doanh nghiệp 2020.
Còn đối với công ty B là công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên thì công ty B sẽ lưu ý những vấn
đề liên quan tới hội đồng thành viên của công và nghị quyết của hội đồng về vấn đề hợp nhất. Công ty
B cần lưu ý các vấn đề sau: Đại hội đồng thành viên; Đại hội đồng cổ đôn; Điều kiện để nghị quyết của
đại hội đồng thành viên được thông qua; Biên bản họp đại hội đồng thành viên phải gồm nhiều quy
định như thế nào; Hiệu lực của các nghị quyết của đại hội đồng thành viên; Vấn đề hợp nhất doanh
nghiệp, các lưu ý trên được quy định tại Chương III mục 1 Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên trong Luật doanh nghiệp 2020.
Câu hỏi 3: Căn cứ vào Luật Cạnh tranh 2018, hãy thực hiện tư vấn trình tự, thủ tục, thời gian để
công ty A và B được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hợp nhất?
Theo Luật Cạnh tranh 2018 quy định về trình tự, thủ tục, thời gian để công ty A và B được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, cụ thể là Uỷ ban cạnh tranh quốc gia cho phép hợp nhất hai doanh nghiệp là công
ty CP A và công ty TNHH 2 thành viên B.
Đối với hành vi hợp nhất 2 doanh nghiệp của 2 công ty A và B đều hoạt động trong lĩnh vực thương
mại sẽ gây ảnh hưởng tới tập trung kinh tế, nếu thị phần của 2 công ty sau khi hợp nhất lớn sẽ dẫn đến
vị trí độc quyền và thống lĩnh thị trường, tạo nên một môi trường kinh doanh hạn chế cạnh tranh và khó
phát triển.
Như vậy, về trình tự, thủ tục và thời gian để tiến hành tập trung kinh tế sẽ theo quy định của Luật Cạnh
tranh 2018, trình tự của quá trình này được diễn ra như sau:
1. Việc tập trung kinh tế
2. Thông báo tập trung kinh tế
3. Hồ sơ Thông báo tập trung kinh tế
Thủ tục được quy định tại các điều từ điều 33 đến điều 44 Luật Cạnh tranh 2018, theo đó ta cần phải
lưu ý một số vấn đề như sau:
 Thông báo tập trung kinh tế được quy định tại điều 33 LCT 2018
 Trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ bao gồm 2 lần thẩm tra là thẩm tra sơ bộ và thẩm tra
chính thức việc tập trung kinh tế; bổ sung khi được yêu cầu từ phía cơ quan và bao gồm luôn quá trình
tham vấn được quy định tại các điều là điều 36 thẩm định sơ bộ; điều 37 thẩm định chính thức; điều 38
bổ sung thông tin; điều 39 tham vấn LCT 2018.
 Tập trung kinh tế có điều kiện được quy định tại điều 42 LCT 2018 nhằm đảm bảo tác động tích
cực trong việc tập trung kinh tế và khắc phục hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
 Thực hiện tập trung kinh tế quy định tại điều 43 LCT 2018.
 Hành vi vi phạm về tập trung kinh tế tại điều 44 LCT 2018 quy định về các hành vi vi phạm trong
đó có việc doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật này.
Việc tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế được tính thời gian trong khoảng thời gian
thẩm định sơ bộ của quá trình duyệt hồ sơ tập trung kinh tế của doanh nghiệp.
Thời gian để thực hiện giải quyết hồ sơ hợp nhất của công ty A và B là 222 ngày, bao gồm các thủ tục
sau:
1. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ thông báo tập trung kinh tế trong 37 ngày, trong đó, tại khoản 2 điều 35
Luật Cạnh tranh 2018 có quy định rằng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thì
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ là doanh
nghiệp về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
Cũng tại khoản 2 điều 35 Luật Cạnh tranh 2018, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, thì doanh nghiệp
cũng được Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ
sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày ra thông báo. Và việc bổ
sung hồ sơ cũng không quá 02 lần được quy định tại khoản 1 điều 38 Luật Cạnh tranh 2018.
2. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế diễn ra trong 30 ngày. Căn cứ tại khoản 2 điều 36 Luật Cạnh
tranh 2018 quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy
đủ, hợp lệ thì Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung
kinh tế của doanh nghiệp về một trong các nội dung: Tập trung kinh tế được thực hiện; tập trung kinh
tế phải thẩm định chính thức.
3. Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế thời hạn 90 ngày. Căn cứ tại khoản 1 điều 37 Luật Cạnh
tranh 2018 thì Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra
quyết định thông báo kết qủa thẩm định sơ bộ. Đối với việc phức tạp, việc thẩm định có thể gia hạn
nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ.
4. Quyết định về việc tập trung kinh tế được thông báo cho doanh nghiệp tham gia trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, được quy định tại khoản 2 điều 41 Luật Cạnh tranh 2018.
Câu hỏi 4: Cơ quan có thẩm quyền nào sẽ giải quyết các thủ tục nêu trên?
Theo Luật Cạnh tranh 2018, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thông báo tập trunh kinh tế là
Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia.
Bài tình huống 2:

Công ty CP A sản xuất, kinh doanh nước uống có ga và cồn với thương hiệu nổi tiếng mang tên BSG
từ năm 1975, có trụ sở chính tại tầng 7, tòa nhà VCG, quận 1, tp HCM.
Công ty CP B vừa mới đăng ký thành lập doanh nghiệp vào năm 2018, có ngành nghề chính sản xuất,
kinh doanh nước uống có ga và cồn đồng thời cũng có trụ sở chính tại tầng 7, tòa nhà VCG, quận 1, tp
HCM. Sản phẩm của B mang tên BSGVN, có hình dáng, màu sắc và hình ảnh nhận diện giống với sản
phẩm của A.
Ngày 23/6/2020, cơ quan Quản lý thị trường tỉnh X thông qua đơn đề nghị của A đã tiến hành kiểm tra
cơ sở gia công hàng hóa cho công ty B, phát hiện số lượng lớn hàng hóa có những đặc điểm giống với
hàng hóa của A.
Câu hỏi 1: Xác định pháp luật điều chỉnh hành vi vi phạm của của công ty B khi sản xuất hàng
hóa có hình thức, mẫu mã và nhận diện giống sản phẩm của A.
Trong tình huống trên, công ty B không chỉ vi phạm hành vi cạnh tranh của 1 luật điều chỉnh mà công
ty B đã có hành vi vi phạm nhiều luật khác nhau, bao gồm:
Pháp luật về hình sự: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp căn cứ tại điều 226 BLHS 2015, 2017
Pháp luật về sở hữu trí tuệ: Hành vi quy định về quyền sở hữu công nghiệp
Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong nghị định như sau: Theo
Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định: Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng quy định tại các Điều 126, 127, 129 và 188 của
Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây: 1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng
đang được bảo hộ; 2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
Pháp luật về cạnh tranh: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh căn cứ tại điều 45 LCT 2018.
Giải thích:
Trong tình huống trên, công ty B đã vi phạm hành vi cạnh tranh và có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp của công ty A. Dưới đây là giải thích chi tiết về các pháp luật điều chỉnh hành vi vi phạm
của công ty B.
Đầu tiên, công ty B đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty A. Hành vi của công ty B trong
việc sản xuất hàng hóa có hình thức, mẫu mã và nhận diện giống sản phẩm của công ty A là một vi
phạm quyền sở hữu công nghiệp. Theo Điều 226 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017),
việc sao chép, nhân bản, sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng trái phép sản phẩm, qui trình sản xuất hoặc
kỹ thuật công nghiệp của công ty A bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và bị xem
xét là vi phạm pháp luật hình sự.
Thứ hai, công ty B đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty A. Hành vi của công ty B trong việc
sao chép hình dáng, màu sắc và hình ảnh nhận diện của sản phẩm công ty A là một vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ. Theo Điều 72 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, được quy định tại các Điều 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở
hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ, bao gồm việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, có thể bị coi là
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cuối cùng, công ty B đã vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Hành vi của công ty B trong việc sản xuất
hàng hóa có hình thức, mẫu mã và nhận diện giống sản phẩm của công ty A có thể được coi là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh. Theo Điều 45 của Luật Cạnh tranh năm 2018, hành vi cạnh tranh không
lành mạnh bao gồm việc sao chép, nhân bản, sử dụng trái phép sản phẩm, dịch vụ hoặc quảng cáo của
người khác mà gây nhầm lẫn với sản phẩm, dịch vụ hoặc quảng cáo của người khác.
Như vậy, công ty B đã vi phạm hành vi cạnh tranh và có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
của công ty A. Các pháp luật điều chỉnh hành vi vi phạm bao gồm pháp luật về hình sự, pháp luật về sở
hữu trí tuệ và pháp luật về cạnh tranh. Để xác định chính xác các hành vi vi phạm pháp luật và trách
nhiệm của công ty B.
Câu hỏi 2: Căn cứ vào luật Cạnh tranh 2018, hãy xác định hành vi vi phạm của công ty B đối với
A và tư cách tham gia tố tụng của các bên?
Căn cứ vào Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam, hành vi vi phạm của công ty B đối với công ty A
được định nghĩa là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là lôi kéo khách hàng bất chính được
quy định tại Điều 45, Khoản 5 của Luật Cạnh tranh 2018.
Về tư cách tham gia tố tụng, trong trường hợp này:
- Bên khiếu nại là công ty A, tức là công ty bị vi phạm (nguyên đơn).
- Bên bị khiếu nại là công ty B, tức là công ty vi phạm (được đơn kiện).
- Bên bị điều tra là bên gia công hàng hoá cho công ty B (có thể là một bên thứ ba liên quan đến việc vi
phạm).
Căn cứ vào Khoản 1, 2 và 3 của Điều 66 của Luật Cạnh tranh 2018, các bên liên quan đến vụ việc có
quyền và nghĩa vụ tham gia vào tố tụng. Cụ thể như sau:
- Công ty A (nguyên đơn) có quyền khiếu nại và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
- Công ty B (bị đơn) có nghĩa vụ tham gia tố tụng và phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của
mình.
- Bên gia công hàng hoá cho công ty B (bên bị điều tra) có nghĩa vụ tham gia vào quá trình điều tra và
tố tụng liên quan đến việc vi phạm.
Ngoài ra, các nhà phân phối nguyên liệu cho công ty B cũng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ
việc theo Khoản 4 của Điều 66 LCT 2018. Trong trường hợp này, công ty A (nguyên đơn) có quyền
khiếu nại và tham gia tố tụng, công ty B (bị đơn) có nghĩa vụ tham gia tố tụng và chịu trách nhiệm đối
với hành vi vi phạm của mình, bên gia công hàng hoá cho công ty B có nghĩa vụ tham gia vào quá trình
điều tra và tố tụng, và các nhà phân phối nguyên liệu cho công ty B cũng có quyền và nghĩa vụ liên
quan đến vụ việc.
Câu hỏi 3: Căn cứ vào Luật Cạnh tranh 2018, hãy thực hiện tư vấn thủ tục, thời gian để công ty
A yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của A?
Thủ tục bao gồm:
Làm đơn khiếu nại theo mẫu M01 theo quyết định thứ 60 của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia 5/7/2023
Cung cấp tài liệu chứng cứ theo quy định tại điều 56 địa điểm nộp tại trụ sở của Ủy ban Cạnh tranh
quốc gia.
Thời hạn giải quyết tổng cộng là 232 ngày bao gồm các mốc thời hạn sau đây:
1. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ khiếu nại: 67 ngày
2. Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh: 205 ngày
3. Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh : 60 ngày
4. Tống đạt quyết định: 5 ngày
Câu hỏi 4: Trường hợp sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết nhưng công
ty A vẫn không đồng ý, hãy nêu các phương thức tiếp theo mà A có thể thực hiện được? (1.0 đ)
Thứ nhất, họ được quyền thực hiện khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc khởi kiện quyết
định giải quyết khiếu nại theo quyết định của Luật Cạnh tranh 2018 về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh không lành mạnh như trên.
 Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh: Công ty A có thể nộp đơn khiếu nại lên cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cao hơn để yêu cầu xem xét lại quyết định của cơ quan ban đầu. Quy trình khiếu
nại thường yêu cầu việc nộp đơn khiếu nại và cung cấp lý do cụ thể cho việc không đồng ý với quyết
định đã được đưa ra.
 Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại: Công ty A có thể khởi kiện và đưa vụ việc ra toà án.
Bằng cách này, công ty A yêu cầu toà án xem xét lại quyết định của cơ quan nhà nước. Thông thường,
quy trình khởi kiện bao gồm việc nộp đơn khởi kiện và tham gia vào quá trình tố tụng trước tòa án.
Bài tình huống 3:
Tập đoàn A (trụ sở chính tại TPHCM), có công ty con là công ty CP ABC (trụ sở chính tại TPHCM)
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đường thực phẩm từ mía có thị phần chiếm 33% tổng thị trường
đường thực phẩm tại Việt Nam.
Tập đoàn số 1 (trụ sở chính tại Gia Lai) có công ty con là công ty CP đầu tư và sản xuất mía đường 123
(trụ sở chính tại Gia Lai), có sản lượng cung cấp chiếm 15% tổng thị trường đường thực phẩm tại Việt
Nam.
Do có khó khăn về tài chính, tháng 10/2019, tập đoàn số 1 quyết định bán toàn bộ cổ phần của công ty
123 cho tập đoàn A. Tập đoàn A, chỉ định công ty ABC thực hiện thương vụ mua bán này.
Câu hỏi 1: Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, hãy xác định luật nội dung điều chỉnh giao
dịch giữa ABC và 123? Giải thích
Căn cứ vào pháp luật hiện hành, luật nội dung điều chỉnh giao dịch giữa ABC và 123, bao gồm:
1. Luật Thương Mại 2005 điều 6 vì ABC và 123 là thương nhân
2. Luật Doanh Nghiệp 2020 vì ABC là pháp nhân
3. Luật Cạnh tranh 2018, 2019 vì ABC và 123 cùng hoạt động tại Việt Nam, có cùng thị trường sản
phẩm liên quan
Giải thích:
1. Công ty ABC và 123 đều là thương nhân, thực hiện giao dịch thương mại nên sử dụng Luật Thương
mại 2005 căn cứ tại khoản 1 điều 6 quy định về Thương nhân.
2. Công ty ABC và 123 đều là pháp nhân bởi vì công ty ABC và 123 là tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp. Căn cứ tại luật quản lý doanh nghiệp 2020 về các pháp nhân là doanh nghiệp, tổ chức,...
cùng với đó là giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp cũng được điều chỉnh bỏi luật doanh nghiệp.
3. Công ty ABC và 123 là hai công ty có cùng hoạt động thương mại sản phẩm liên quan là hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất đường thực phẩm từ mía, giao dịch mua bán sẽ ảnh hưởng tới tập trung kinh tế
nên được điều chỉnh bởi luật cạnh tranh 2018.
Câu hỏi 2: Công ty ABC và 123 cần phải tiến hành hoạt động gì trước khi thực hiện thương vụ
mua bán nêu trên?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc mua bán doanh nghiệp như trên của 2 công ty là công ty
ABC và 123 thì trong vấn đề khi các doanh nghiệp hợp nhất và buôn bán lại, sáp nhập sẽ gây ra vị trí
thống lĩnh hoặc độc quyền về kinh tế và thị trường. Như vậy, nếu như công ty cổ phần muốn bán, hoặc
mua công ty phải họp đại hội đồng cổ đông và thông qua nghị quyết của đại hội đồng cổ đông về việc
tổ chức lại doanh nghiệp. Họ phải tiến hành, lưu ý những vấn đề sau đây:
1. Đại hội đồng cổ đông
2. Điều kiện để nghị quyết của đại hội đồng cổ đông được thông qua
3. Biên bản họp đại hội đồng cổ đông phải gồm nhiều quy định như thế nào
4. Hiệu lực của các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông
5. Vấn đề sáp nhập doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp quy định về các lưu ý trên trong các điều luật từ điều 138 đến điều 152 của Luật
này. Cụ thể tại các điều như sau:
Điều 138 của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ
đông, bao gồm việc thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định về cổ tức và loại cổ phần,
bầu, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, quyết định về đầu tư hoặc bán tài sản, sửa đổi Điều lệ
công ty, quyết định mua lại cổ phần, xem xét và xử lý vi phạm, quyết định giải thể công ty, phê duyệt
ngân sách và quy chế quản trị, cùng các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Điều 139 điều chỉnh về cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông, bao gồm việc tổ chức cuộc họp thường
niên mỗi năm và có thể họp bất thường, cũng như quy định về thời hạn và nội dung của cuộc họp
thường niên, bao gồm việc thảo luận và thông qua kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo của
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ tức, và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông.
Điều 140 quy định về việc triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm trường hợp cần triệu tập
họp bất thường và các thủ tục liên quan đến việc triệu tập, cũng như trách nhiệm của Hội đồng quản trị
và Ban kiểm soát khi không triệu tập họp theo quy định.
Điều 141 đề cập đến danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm thời hạn lập
danh sách, nội dung thông tin trong danh sách, và quyền của cổ đông liên quan đến danh sách này.
Điều 142: Chuẩn bị chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông.
- Người triệu tập họp phải chuẩn bị chương trình, nội dung họp.
- Cổ đông có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp.
- Người triệu tập chỉ từ chối kiến nghị trong các trường hợp quy định.
- Kiến nghị được chấp nhận và đưa vào chương trình họp nếu Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
Điều 147 quy định về hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, bao gồm biểu quyết tại
cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Nội dung cần thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp bao gồm
các vấn đề quan trọng như sửa đổi Điều lệ, định hướng phát triển, bầu, miễn nhiệm thành viên Hội
đồng quản trị, quyết định đầu tư hoặc bán tài sản quan trọng.
Điều 148 và 149 quy định về điều kiện và thể thức thông qua nghị quyết, bao gồm tỷ lệ cổ đông đồng ý
và quy trình lấy ý kiến bằng văn bản.
Điều 150 và 151 nói về biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và yêu cầu hủy bỏ nghị quyết nếu vi phạm
pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
Điều 152 xác định hiệu lực của nghị quyết, kể cả trong trường hợp vi phạm trình tự triệu tập họp.
Câu hỏi 3: Căn cứ vào Luật Cạnh tranh 2018, hãy thực hiện tư vấn các quy định pháp luật và các
thủ tục cần thiết để giao dịch được thực hiện đúng quy định?
Vì việc sáp nhập ảnh hưởng tới việc tập trung kinh tế nên họ phải thực hiện thông báo tập trung kinh tế
theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2018. Cần lưu ý các vấn đề sau:
4. Việc tập trung kinh tế
5. Thông báo tập trung kinh tế
6. Hồ sơ Thông báo tập trung kinh tế
Cụ thể ở điều 3, quy định pháp luật bao gồm:
 Thông báo tập trung kinh tế
 Trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ
 Tập trung kinh tế có điều kiện
 Thực hiện tập trung kinh tế
 Hành vi vi phạm về tập trung kinh tế
Nếu muốn tập trung kinh tế thì thủ tục cần thiết là phải lập hồ sơ thông báo tập trung kinh tế và bổ sung
thông tin về việc tập trung kinh tế, bổ sung thông tin không quá hai lần quy định tại điều 38 LCT 2018.
Câu hỏi 4: Cơ quan có thẩm quyền nào sẽ giải quyết các thủ tục nêu trên?
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục trên là Ủy ban cạnh tranh quốc gia căn cứ tại điều 58 LCt
2018.
Bài tình huống 4:
Vào đầu tháng 7/2019, 10 Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại tỉnh KH đã tổ chức Hội nghị và tham
gia ký kết một Thỏa thuận thống nhất về mức giá bán bảo hiểm học đường trong phạm vi tỉnh KH.
Tổng thị phần của 10 Doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2019 trên thị
trường bảo hiểm học đường tại tỉnh KH chiếm 90%.
Câu hỏi 1: Căn cứ theo Luật Cạnh tranh 2018, hãy xác định hành vi của 10 Doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm khi ký tham gia thỏa thuận?
Căn cứ theo luật cạnh tranh 2018, hành vi của 10 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khi ký tham gi
thoả thuận bao gồm:
Thoả thuận ứng định giá hàng hoá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp căn cứ tại điều 11 LCT 2018 và
thoả thuận của các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan quy định tại khoản 3 điều 12 LCT
2018.
Câu hỏi 2: Hãy nêu trình tự, thủ tục điều tra và xử lý hành vi vi phạm đối với vi phạm của 10
doanh nghiệp tham gia thỏa thuận?
Trình tự, thủ tục điều tra và xử lý
1. Tiếp nhận, xác minh đánh gia thông tin
2. Tiếp nhận xem xét hồ sơ khiếu nại
3. Quyết định điều tra về vụ việc cạnh tranh
4. Báo cáo điều tra
5. Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
6. Phiên điều trần
7. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Câu hỏi 3: Xác định thời hạn xử lý vi phạm kể từ khi tiếp nhận thông tin cho đến khi các bên
nhận được Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh?
Thời hạn tổng cộng là 602 ngày, bao gồm:
1. Tiếp nhận xem xét hồ sơ khiếu nại là 67 ngày
2. Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh là 12 tháng ~ 365 ngày
3. Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là 165 ngày
4. Tống đạt quyết định là 5 ngày
Câu hỏi 4: Trường hợp 10 doanh nghiệp trong thỏa thuận hủy thỏa thuận và cam kết khắc phục
hậu quả, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh sẽ xử lý thế nào? Thẩm quyền thành lập Hội
đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh?
Trường hợp 10 doanh nghiệp trong thỏa thuận hủy thỏa thuận và cam kết khắc phục hậu quả, Hội đồng
xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết. Vì 10 doanh nghiệp đã hối lỗi và
chấm dứt hành vi vi phạm nên vụ việc thoả thuận sẽ bị đình chỉ và ngưng giải quyết.
Thẩm quyền thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Bài tình huống 5:


Tập đoàn A (trụ sở chính tại Mỹ) có công ty con là A1 (trụ sở chính tại Singapore). Công ty A1 là chủ
sở hữu 100% vốn của công ty TNHH MTV A2 (pháp nhân Việt Nam). Công ty A2 đang kinh doanh
trên hai lĩnh vực là thức ăn nhanh, thị phần 45% và nước uống giải khát có ga, thị phần 47%.tại Việt
Nam.
Tập đoàn B (trụ sở chính tại Anh) có công ty con là B1 (trụ sở chính tại Singapore). Công ty B1 không
có đại diện thương nhân tại Việt Nam nhưng có sản phẩm mang tên B1 là nước uống giải khát có ga
chiếm 1% thị phần nước uống có ga tại Việt Nam thông qua việc nhập khẩu trực tiếp.
Tập đoàn A và B cùng thỏa thuận để B1 mua lại phần kinh doanh nước uống có ga của A1 tại Việt
Nam. Việc thỏa thuận mua bán giữa B1 và A1 được thực hiện tại Singapore.
Câu hỏi 1: Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, hãy xác định luật nội dung điều chỉnh giao
dịch giữa A1 và B1? Giải thích
Theo quy định của pháp luật hiện hành, luật nội dung điều chỉnh giao dịch giữa A1 và B1 có giao dịch
là tập đoàn A và B để công ty con là B1 mua lại phần kinh doanh nước uống có ga của công ty A1, đều
có trụ sở chính tại Singapore.
Luật thương mại vì A1 và B1 đều là thương nhân, tham gia giao dịch thương mại và có thị trường mua
bán hàng hoá là nước ngọt có ga.
Luật doanh nghiệp vì A1 và B1 là pháp nhân, tham gia kinh doanh dưới danh nghĩa công ty con của hai
tập đoàn lớn là A và B.
Luật cạnh tranh vì A1 và B1 là hai doanh nghiệp đang tham gia hoạt động tập trung kinh tế dưới hình
thức mua lại doanh nghiệp, ảnh hưởng tới việc tập trung kinh tế nếu sáp nhập hai doanh nghiệp này tạo
ra thị phần lớn, gây ra vị trí độc quyền và thống lĩnh thị trường được điều chỉnh bởi luật cạnh tranh.
Câu hỏi 2: Công ty A2 cần phải tiến hành hoạt động gì trước khi được chuyển giao về cho công
ty B1?
Trước khi được chuyển giao về công ty B1, A2 là một công ty TNHH thì công ty A2 sẽ cần lưu ý vấn
đề họp hội đồng thành viên để đưa ra quyết định về việc chuyển giao công ty A2 cho công ty B1 khi
hai bên hoàn thành giao dịch mua lại doanh nghiệp. Căn cứ tại các điều từ điều 55 đến điều 62 luật
doanh nghiệp 2020, cho thấy công ty A2 cần lưu ý các vấn đề trước khi được chuyển giao cho B1 như
sau:
6. Đại hội đồng thành viên (điều 55 LDN 2020)
7. Điều kiện để nghị quyết của đại hội đồng thành viên được thông qua (điều 58 LDN 2020)
8. Biên bản họp đại hội đồng thành viên phải gồm nhiều quy định như thế nào (điều 60 LDn 2020)
9. Hiệu lực của các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (điều 62 LDN 2020)
10. Vấn đề mua lại doanh nghiệp
Câu hỏi 3: Căn cứ vào Luật Cạnh tranh 2018, hãy thực hiện tư vấn các quy định pháp luật và các
thủ tục cần thiết để giao dịch được thực hiện đúng quy định?
Có thể thấy rằng giao dịch giữa hai bên A1 và B1 là giao dịch mua lại doanh nghiệp, công ty con B1
mua lại phần kinh doanh nước uống có ga của A1 tại Việt Nam, và giao dịch này được A1 và B1 thực
hiện tại Singapore. Khi mua lại doanh nghiệp có cùng sản phẩm trên thị trường là nước uống có ga, khi
việc chuyển giao giữa A1 và B1 hoàn tất thì thị phần của B1 sẽ tăng và có thể ảnh hưởng tới việc tập
trung kinh tế trong thị trường sản phẩm nước ngọt có ga, gây ra vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền thị
trường.
Từ đó, căn cứ vào luật cạnh tranh 2018, thì đối với doanh nghiệp B1 và A1 khi thực hiện giao dịch trên
sẽ phải thực hiện thông báo tập trung kinh tế, thủ tục tiên quyết đầu tiên, thông báo về việc mua lại
doanh nghiệp A2 và lập hồ sơ gửi cho Uỷ ban cạnh tranh quốc gia. Luật cạnh tranh 2018 quy định như
sau:
Thủ tục được quy định tại các điều từ điều 33 đến điều 44 Luật Cạnh tranh 2018, theo đó ta cần phải
lưu ý một số vấn đề như sau:
 Thông báo tập trung kinh tế được quy định tại điều 33 LCT 2018
 Trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ bao gồm 2 lần thẩm tra là thẩm tra sơ bộ và thẩm tra
chính thức việc tập trung kinh tế; bổ sung khi được yêu cầu từ phía cơ quan và bao gồm luôn quá trình
tham vấn được quy định tại các điều là điều 36 thẩm định sơ bộ; điều 37 thẩm định chính thức; điều 38
bổ sung thông tin; điều 39 tham vấn LCT 2018.
 Tập trung kinh tế có điều kiện được quy định tại điều 42 LCT 2018 nhằm đảm bảo tác động tích
cực trong việc tập trung kinh tế và khắc phục hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
 Thực hiện tập trung kinh tế quy định tại điều 43 LCT 2018.
 Hành vi vi phạm về tập trung kinh tế tại điều 44 LCT 2018 quy định về các hành vi vi phạm trong
đó có việc doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật này.
Việc tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế được tính thời gian trong khoảng thời gian
thẩm định sơ bộ của quá trình duyệt hồ sơ tập trung kinh tế của doanh nghiệp.
Thời gian để thực hiện giải quyết hồ sơ hợp nhất của công ty A và B là 222 ngày, bao gồm các thủ tục
sau:
5. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ thông báo tập trung kinh tế trong 37 ngày, trong đó, tại khoản 2 điều 35
Luật Cạnh tranh 2018 có quy định rằng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thì
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ là doanh
nghiệp về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
Cũng tại khoản 2 điều 35 Luật Cạnh tranh 2018, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, thì doanh nghiệp
cũng được Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ
sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày ra thông báo. Và việc bổ
sung hồ sơ cũng không quá 02 lần được quy định tại khoản 1 điều 38 Luật Cạnh tranh 2018.
6. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế diễn ra trong 30 ngày. Căn cứ tại khoản 2 điều 36 Luật Cạnh
tranh 2018 quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy
đủ, hợp lệ thì Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung
kinh tế của doanh nghiệp về một trong các nội dung: Tập trung kinh tế được thực hiện; tập trung kinh
tế phải thẩm định chính thức.
7. Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế thời hạn 90 ngày. Căn cứ tại khoản 1 điều 37 Luật Cạnh
tranh 2018 thì Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra
quyết định thông báo kết qủa thẩm định sơ bộ. Đối với việc phức tạp, việc thẩm định có thể gia hạn
nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ.
8. Quyết định về việc tập trung kinh tế được thông báo cho doanh nghiệp tham gia trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, được quy định tại khoản 2 điều 41 Luật Cạnh tranh 2018.
Câu hỏi 4: Cơ quan có thẩm quyền nào sẽ giải quyết các thủ tục nêu trên?
Theo luật cạnh tranh 2018, tại khoản 1 điều 58, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tham gia tập
trung kinh tế của doanh nghiệp trên là Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia.

Bài tình huống 6:


Bên mua công ty A, có hoạt động tại Việt Nam thông qua Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí
Minh và công ty con A1, kinh doanh trên lĩnh vực thức ăn nhanh.
Bên bán công ty B, không có hoạt động tại Việt Nam.
Công ty mục tiêu B1, có hoạt động tại Việt Nam thông qua Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí
Minh và công ty con (công ty CP) B2, kinh doanh trên lĩnh vực thức ăn nhanh.
Câu hỏi 1: Căn cứ theo Luật Cạnh tranh 2018, việc giao dịch của A và B thuộc hình thức quy
định nào? Để giao dịch được thực hiện, cần phải xác định yếu tố tiên quyết nào?
Căn cứ theo Luật Cạnh tranh 2018, việc giao dịch của A và B thuộc hình thức quy định về tập trung
kinh tế. Vì theo như hoạt động kinh doanh của cả hai doanh nghiệp là công ty A và công ty B, thì hai
công ty đang có hoạt động mua lại, cụ thể là công ty A mua lại công ty B1 và công ty cổ phần B2. Hoạt
động này có thể coi là hình thức tập trung kinh tế của hai doanh nghiệp là công ty A và công ty B, được
điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh 2018, Luật Thương Mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2020.
Theo hệ thống pháp luật Việt Nam, đối với việc thực hiện giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp, cụ
thể trong tình huống này giữa công ty A và công ty B, mua lại công ty B1 và công ty con (là công ty cổ
phần) B2, kinh doanh trên lĩnh vực thức ăn nhanh. Đối với công ty cổ phần, khi mua lại cần lưu ý
những điều kiện tiên quyết là phải họp hội đồng cổ đông và đưa ra được quyết định của hội đồng cổ
đông về vấn đề mua lại công ty. Cùng với đó là thông báo với cơ quan có thẩm quyền về giao dịch và
về việc tập trung kinh tế của doanh nghiệp.
Câu hỏi 2: Tư vấn trình tự, thủ tục, điều kiện để giao dịch có hiệu lực theo quy định pháp luật
Việt Nam?
Căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam, để trình tự, thủ tục và điều kiện của giao dịch có hiệu
lực, thì công ty A và công ty B cần tuân thủ những quy định sau đây.
Đối với giao dịch mua lại công ty, bên bán là công ty B cần đảm bảo phải thông qua nghị quyết của đại
hội đồng cổ đông. Việc cần thiết nhất và tiên quyết là Công ty B cần lưu ý những vấn đề bao gồm: Đại
hội đồng cổ đông; Điều kiện để nghị quyết của đại hội đồng cổ đông được thông qua; Biên bản họp đại
hội đồng cổ đông phải gồm nhiều quy định như thế nào; Hiệu lực của các nghị quyết của đại hội đồng
cổ đông; Vấn đề sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
Căn cứ theo luật cạnh tranh 2018, đối với giao dịch mua lại của công ty A đối với công ty B, mua lại 2
công ty là công ty B1 và công ty con là công ty cổ phần B2, đều hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh
thức ăn nhanh, khi công ty A mua lại hai doanh nghiệp cùng hoạt động trên cùng một lĩnh vực như vậy
có thể gây ảnh hưởng nhất định tới việc tập trung kinh tế, có thể gây ra việc thống lĩnh thị trường và vị
trí độc quyền, gây nên hạn chế cạnh tranh.
Vậy, thủ tục, trình tự đối với hành vi tập trung kinh tế trên như sau:
7. Việc tập trung kinh tế
8. Thông báo tập trung kinh tế
9. Hồ sơ Thông báo tập trung kinh tế
Căn cứ tại Luật Cạnh tranh 2018 về Tập trung kinh tế, các thủ tục được quy định tại các điều từ điều 33
đến 44, bao gồm các thủ tục:
 Thông báo tập trung kinh tế
 Trắc nhiệm về tính trung thực của hồ sơ
 Tập trung kinh tế có điều kiện
 Thực hiện tập trung kinh tế
 Hành vi vi phạm về tập trung kinh tế
Theo như luật định và những thủ tục ở trên, thì điều kiện cần thiết để tiến hành hành vi tập trung kinh tế
là phải lập hồ sơ thông báo tập trung kinh tế và bổ sung thông tin về việc tập trung kinh tế cho cơ quan
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia.
Câu hỏi 3: Tư vấn xác định thời gian tối đa mà cơ quan có thẩm quyền cần để giải quyết và
doanh nghiệp nhận được kết quả?
Theo hệ thống luật cạnh tranh Việt Nam, căn cứ tại các điều từ điều 33 đến điều 41 trong Luật cạnh
tranh, khi tiến hành các thủ tục được quy định tại các điều này, thì đối với một doanh nghiệp khi tiến
hành tập trung kinh tế thời gian tối đa từ lúc thông báo tập trung kinh tế đến lúc nhận được quyết của
cơ quan có thẩm quyền là Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia tổng cộng là 222 ngày, bao gồm:
9. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ thông báo tập trung kinh tế trong 37 ngày, trong đó, tại khoản 2 điều 35
Luật Cạnh tranh 2018 có quy định rằng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thì
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ là doanh
nghiệp về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
Cũng tại khoản 2 điều 35 Luật Cạnh tranh 2018, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, thì doanh nghiệp
cũng được Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ
sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày ra thông báo. Và việc bổ
sung hồ sơ cũng không quá 02 lần được quy định tại khoản 1 điều 38 Luật Cạnh tranh 2018.
10. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế diễn ra trong 30 ngày. Căn cứ tại khoản 2 điều 36 Luật Cạnh
tranh 2018 quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy
đủ, hợp lệ thì Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung
kinh tế của doanh nghiệp về một trong các nội dung: Tập trung kinh tế được thực hiện; tập trung kinh
tế phải thẩm định chính thức.
11. Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế thời hạn 90 ngày. Căn cứ tại khoản 1 điều 37 Luật
Cạnh tranh 2018 thì Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức trong thời hạn 90 ngày kể từ
ngày ra quyết định thông báo kết qủa thẩm định sơ bộ. Đối với việc phức tạp, việc thẩm định có thể gia
hạn nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ.
12. Quyết định về việc tập trung kinh tế được thông báo cho doanh nghiệp tham gia trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, được quy định tại khoản 2 điều 41 Luật Cạnh tranh 2018.
Câu hỏi 4: Cơ quan có thẩm quyền nào sẽ giải quyết các thủ tục nêu trên?
Luật Cạnh tranh 2018 quy định, Uỷ ban Cạnh Tranh Quốc gia là cơ quan có thẩm quyền để giải quyết
các thủ tục tập trung kinh tế của các doanh nghiệp tham gia.
Căn cứ tại khoản 1 điều 58 Luật Cạnh tranh 2018, cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh sẽ bao gồm Cơ
quan Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia; Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh; Hội đồng giải quyết
khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.

You might also like