Chiến lược marketing của Dookki buffet lẩu tokkpoki số 1 Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Chiến lược marketing của Dookki buffet lẩu

tokkpoki số 1 Việt Nam


By:Giang Đinh
Date:
3 Tháng Tư, 2023

Chiến lược marketing của Dookki đã thành công giúp


thương hiệu được nhớ đến là người tiên phong của mô
hình buffet topokki tại Việt Nam
Dookki là cái tên quen thuộc khi nhắc đến mô hình buffet lẩu topoki tại Việt Nam. Chiến lược
marketing của Dookki có những điểm khác biệt về sản phẩm và quảng bá. Chính điều này đã
giúp thương hiệu được ghi nhớ như một cái tên độc quyền cho mô hình lẩu topoki dù có khá
nhiều những cái tên khác có mô hình “na ná”.

Nội dung [Ẩn]


 1. Tổng quan về thị trường đồ ăn Hàn Quốc tại Việt Nam
 2. Giới thiệu về Dookki
 3. Tình hình kinh doanh của Dookki
 4. Chiến lược marketing của Dookki: Tệp khách hàng mục tiêu
 5. Đối thủ cạnh tranh của Dookki
 6. Chiến lược marketing của Dooki: Phân tích SWOT
o 6.1. Điểm mạnh của Dookki (Strengths)
o 6.2. Điểm yếu của Dooki (Weaknesses)
o 6.3. Cơ hội (Opportunities)
o 6.4. Thách thức (Threats)
 7. Chiến lược marketing của Dookki: Mô hình marketing mix 7P
o 7.1. Sản phẩm – Products
o 7.2. Chiến lược giá của Dookki – Price
o 7.3. Chiến lược phân phối của Dookki – Place
o 7.4. Chiến lược xúc tiến thương hiệu – Promotion
o 7.5. Yếu tố con người trong chiến lược marketing của Dookki – People
o 7.6. Quy trình phục vụ của Dookki – Process
o 7.7. Bằng chứng hữu hình – Physical Evidence
 8. Bài học kinh nghiệm từ chiến lược marketing của Dookki
o 8.1. Sản phẩm độc đáo
o 8.2. Marketing sáng tạo
o 8.3. Luôn nắm bắt và ghi nhận phản hồi khách hàng
 9. Tạm kết

1. Tổng quan về thị trường đồ ăn Hàn Quốc tại Việt Nam


Để đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về chiến lược marketing của Dookki, Nhà Hàng Số sẽ
phân tích nó trong bối cảnh chung của thị trường tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, văn hóa Hàn Quốc có tốc độ du nhập nhanh và sức ảnh hưởng khá lớn. Những
phong trào như xem phim Hàn Quốc, yêu thích K-pop được giới trẻ ưa chuộng. Làn sóng
Hallyu bắt đầu xuất hiện những năm 2016 và có nhanh chóng trở nên phổ biến với nhiều bạn
trẻ.

Các món ăn Hàn Quốc cũng được ưa chuộng tại Việt Nam. Chưa có những thống kê cụ thể về
số lượng nhà hàng Hàn Quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, độ phủ rộng của các quán ăn bán đồ ăn
Hàn Quốc cũng đã đủ sức chứng minh độ phổ biến của ẩm thực Hàn Quốc tại Việt Nam. Một
nghiên cứu do Q&Me thực hiện vào năm 2020 cho thấy rằng có 30% người được khảo sát yêu
thích ẩm thực Hàn Quốc. Trong đó, Tteokbokki là món ăn nằm trong TOP 3 món Hàn Quốc
được yêu thích nhất tại Việt Nam.

2. Giới thiệu về Dookki


Để hiểu một cách chi tiết nhất về những gì mà Dookki đã làm trong chiến lược marketing của
mình, trước hết hãy cùng điểm qua những nét tổng quan về thương hiệu này.

Dookki là thương hiệu do Kim Gwan-hun và Park Do-keun sáng lập và vận hành. Dookki
Topokki là thương hiệu thể hiện sự phát triển của topokki mà mọi người yêu thích. Dookki
Topokki cũng hiểu đúng về topokki là đại diện ở Hàn Quốc. Trước khi đặt chân đến thị
trường Việt Nam, Dookki đã chinh phục nhiều thị trường “khó tính”. Trong đó, có thể kể đến
Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia,…

3. Tình hình kinh doanh của Dookki


Theo thông tin tổng hợp từ fanpage Dookki Việt Nam, hiện tại, thương hiệu có hơn 190 cửa
hàng trải dài tại 8 quốc gia. Trong đó, tại Hàn Quốc, Dookki có 221 cửa hàng. Việt Nam là
quốc gia có số lượng cửa hàng đứng thứ hai với 60 cửa hàng.

4. Chiến lược marketing của Dookki: Tệp khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu của Dookki trải rộng từ 10 – 30 tuổi và chủ yếu là nữ giới và học sinh,
sinh viên. Đại diện công ty cũng cho biết, gần đây, tỷ lệ khách hàng là các gia đình cũng đang
ia tăng.

5. Đối thủ cạnh tranh của Dookki


Trong chiến lược marketing của Dookki, thương hiệu khẳng định mình sở hữu concept BẢN
QUYỀN ĐỘC QUYỀN của mô hình Buffet Tokpokki tại Việt Nam. Chính vì vậy, dù có
nhiều mô hình “na ná” xuất hiện thì vẫn khó có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của
Dookki.
Trong vài năm trở lại đây, một thương hiệu có mô hình tương tự Dookki bắt đầu được chú ý.
Đó là Manyo. Với mô hình tương đồng, Manyo cũng nhanh chóng được khách hàng chú ý
đến trong thời gian Dookki gặp một vài vấn đề về ổn định chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, so
về độ phủ rộng, Manyo vẫn không thể có quy mô lớn như Dookki vì nó ra đời sau và phát
triển theo mô hình của Dookki đã làm trước đó.

6. Chiến lược marketing của Dooki: Phân tích SWOT


Mô hình SWOT là một mô hình kinh điển giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về các thương
hiệu hoặc doanh nghiệp. Việc đánh giá, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
sẽ mang lại cái nhìn chi tiết về chiến lược marketing của Dookki.

6.1. Điểm mạnh của Dookki (Strengths)

 Lợi thế người tiên phong. Dookki là thương hiệu đầu tiên kinh doanh mô hình buffet lẩu
Tokpokki. Đồng thời, thương hiệu sở hữu lợi thế là 100% thuần Hàn, tạo ra ưu thế cạnh tranh
lớn trongg thị trường.
 Sản phẩm và mô hình độc đáo. Chúng ta từng thấy buffet lẩu, buffet nướng nhưng buffet
Tokpokki lại hiếm thấy. Chính vì vậy, đây là một mô hình kinh doanh độc đáo và sáng tạo.
 Chất lượng sản phẩm. Dookki tiên phong trong việc mang đến những hương vị Tokpokki
chuẩn Hàn Quốc, thơm ngon. Hương vị chuẩn Hàn Quốc là điểm được Dookki chú trọng.
Đồng thời, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một trong những điểm mạnh của thương
hiệu.

 Mạng lưới phân phối phủ rộng. Hơn 190 cửa hàng trải rộng 8 quốc gia. Điều này đã tạo nên
lợi thế về độ phủ thương hiệu của Dookki.
 Hệ thống quản lý hiệu quả. Hệ thống quản lý hoàn thiện giúp Dookki có thể nhanh chóng nhân
rộng và mở rộng quy mô.
 Truyền thông mạnh. Điểm mạnh của Dookki nằm ở chiến dịch truyền thông sáng tạo. Điều
này giúp thương hiệu được khách hàng nhớ đến nhiều hơn mỗi khi nghĩ đến Tokpokki.

6.2. Điểm yếu của Dooki (Weaknesses)

 Chất lượng chuỗi chưa ổn định. Dookki hoạt động theo cả mô hình chuỗi nhà hãng lẫn nhượng
quyền thương hiệu. Chính vì vậy, một số rủi ro về ổn định chất lượng cũng là điểm yếu của
thương hiệu. Đặc biệt là sau quãng thời gian đóng cửa do dịch, Dookki đã gặp khá nhiều vấn
đề về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, chiến lược marketing của Dookki đã rất khôn khéo và
xử lý được những vấn đề đó.

 Sản phẩm nhanh ngán. Nhiều khách hàng đồng quan điểm rằng ăn Dookki rất mau no và
nhanh ngán vì nhiều tinh bột và nhiều đồ chiên rán. Đây là một trong những điểm yếu khó
tránh khỏi của sản phẩm.

6.3. Cơ hội (Opportunities)

 Sức ảnh hưởng của làn sóng Hallyu. Đây là một trong những ưu thế và cơ hội chung của các
thương hiệu đến từ Hàn Quốc.
 Sự tăng trưởng GDP tại các quốc gia. Sự tăng trưởng trong thu nhập bình quân đầu người thúc
đẩy nhu cầu giải trí, ăn uống. Tại các nước mà Dookki có mặt, nền kinh tế đang có những
bước tăng trưởng ổn định tạo cơ hội phát triển cho ngành F&B nói chung.

6.4. Thách thức (Threats)

 Sự cạnh tranh từ đối thủ. Sự sao chép mô hình, cạnh tranh từ đối thủ cũng “phá vỡ thế độc
tôn” của Dookki.
 Xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh. Tokpokki là thực phẩm nhiều tinh bột. Trong khi
người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh. Điều này tạo nên thách thức lớn
cho thương hiệu Dookki.

7. Chiến lược marketing của Dookki: Mô hình marketing mix 7P


Mô hình marketing mix là sự kết hợp tổng hòa của các yếu tố, thúc đẩy sự phát triển của
thương hiệu. Mô hình 7P được phát triển từ 4P, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của doanh
nghiệp hiện nay. Dưới đây, Nhà Hàng Số sẽ phân tích chiến lược marketing của thương hiệu
Dookki theo mô hình 7P.

7.1. Sản phẩm – Products

Trước tiên, phải nói về sản phẩm. Đây là điểm mấu chốt trong chiến lược marketing của
Dookki. Mô hình Buffet lẩu Tokpokki độc quyền tạo ra ưu thế vô cùng lớn cho thương hiệu.
Sự độc đáo và mới lạ khiến khách hàng tò mò và hứng thú. Đồng thời, Dookki cũng áp dụng
chiến lược bản địa hóa sản phẩm khi quốc tế hóa thương hiệu.
Các sản phẩm của Dookki chú trọng vào hương vị truyền thống của bánh gạo Hàn Quốc. Bên
cạnh đó, sự đa dạng của toping nhúng lẩu cũng tạo nên sự phong phú trong thực đơn của
Dookki.

Đặc trưng của thương hiệu đồng thời đến từ 7 loại nước sốt gia truyền. Các loại sốt đã giúp
Dookki thành công xây dựng USP (điểm khác biệt) của thương hiệu.

7.2. Chiến lược giá của Dookki – Price

Dookki luôn biết cách “chiều lòng” thực khách của mình. Chiến lược giá gói đã được sử dụng
trông chiến lược marketing của Dookki. Chỉ với 139.000đ (chưa tính thuế), thực khách đã có
thể thỏa sức thưởng thức lẩu Tokpokki chuẩn vị Hàn Quốc. Bên cạnh đó, giá vé đã bao gồm
cả những món ăn kèm khác, đem ẩm thực Hàn Quốc thu nhỏ trong một nhà hàng.

7.3. Chiến lược phân phối của Dookki – Place

Các cửa hàng của Dookki đều tập trung tại khu vực thành thị. Vị trí thường nằm tại các khu
trung tâm, giao thông thuận tiện. Hoặc, các cửa hàng đều sẽ được đặt tại các trung tâm thương
mại sầm uất, tích hợp nhiều tiện ích giải trí.
Trong thời gian đại dịch, bối cảnh chung buộc các nhà hàng phải đóng cửa. Thói quen người
dùng cũng từ đó mà có những xu hướng dịch chuyển. Food Delivery ngày càng được ưa
chuộng. Đứng trước xu thế đó, Dookki cũng nhanh chóng cho ra mắt Dookki Delivery. Mô
hình xe đẩy Dookki cung cấp các món bánh gạo chuẩn vị Hàn, đặt tại các vị trí thuận tiện. Mô
hình này giúp Dookki khai thác tối đa tệp khách hàng tiềm năng.

7.4. Chiến lược xúc tiến thương hiệu – Promotion

Thời gian đầu tiên, sự thành công của Dookki đến từ sự độc đáo của mô hình mới lạ. Nhưng
càng về sau, sức hút của Dookki lại đến từ những chiến dịch xúc tiến thương hiệu. Năm 2020,
chiến dịch “Gia tộc Dookki, 7 vị gia truyền” đã lọt TOP 10 chiến dịch Social Media hiệu quả
nhất.

Thêm vào đó, trong thời gian gần đây, khi TikTok lên ngôi thì Dookki cũng tận dụng điều
này. Hoạt động phối hợp với các KOC, KOLs tạo trend đã được sử dụng trong chiến lược
marketing của Dookki.

Bên cạnh đó, các hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) cũng được Dookki
hết sức chú trọng. Trong đọt dịch vừa qua, chiến dịch phát mandu (bánh xếp Hàn Quốc) miễn
phí đã nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Các hoạt động, chương trình khuyến mãi cũng được Dookki áp dụng để thúc đẩy khách hàng.
Chương trình đi 4 tính tiền 3, đi 3 tính tiền 2 cũng thường xuyên được áp dụng.

7.5. Yếu tố con người trong chiến lược marketing của Dookki – People

Nhân viên tại Dookki đều được hưởng một mức lương cơ bản tại quốc gia. Bên cạnh đó, còn
có chế độ thưởng và phụ cấp. Sự chú trọng đến đãi ngộ nhân viên giúp chất lượng dịch vụ của
Dookki được nâng cao mỗi ngày. Nhân viên tại Dookki chuyên nghiệp và khá nhiệt tình hỗ
trợ khách hàng. Mỗi vị khách đều được hỏi liệu có cần pha sốt hộ không. Đồng thời, nhân
viên cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách lấy đồ.

7.6. Quy trình phục vụ của Dookki – Process

Dookki sở hữu quy trình phục vụ hoàn thiện. Thông thường, khách hàng cần đặt bàn trước để
không phải chờ đợi quá lâu. Khi đến, bạn sẽ được nhân viên dẫn vào bàn và hỏi xem liệu có
cần nhân viên pha sốt giúp hay không. Sự hoàn thiện về quy trình vận hành giúp Dookki có
thể hoạt động trơn mượt khi nhân rộng.

7.7. Bằng chứng hữu hình – Physical Evidence

Các cửa hàng của Dookki đều được đầu tư về cơ sở vật chất. Thiết kế nội thất chuẩn phong
cách Hàn Quốc hiện đại. Mặt bằng của Dookki thường khá rộng rãi, quầy line thiết kế khoa
học giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất khi đến nhà hàng. Dụng cụ ăn uống cũng
được Dookki sử dụng chuẩn phong cách Hàn Quốc với đồ inox cao cấp.

Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu số 1 về lẩu Tokpokki cũng được Dookki xây dựng thành công
trong tâm trí khách hàng. Nhắc đến buffet lẩu Tokpokki, đa số khách hàng đều sẽ nhớ đến
Dookki.

8. Bài học kinh nghiệm từ chiến lược marketing của Dookki


Mặc dù Dookki trong thời gian vừa rồi gặp phải những ý kiến trái chiều. Xong, không thể phủ
nhận rằng thương hiệu đã có những thành công trong việc xây dựng hình ảnh. Những nước đi
đúng đắn giúp Dookki giữ được vị thế của mình trong thị trường.

8.1. Sản phẩm độc đáo

Sản phẩm sẽ luôn là giá trị cuối cùng khiến khách hàng phải ở lại với thương hiệu. Nếu sản
phẩm đủ tốt, khách hàng trung thành sẽ lớn. Mô hình của Dookki sở hữu sản phẩm độc đáo.
Hơn nữa, thương hiệu còn là người tiên phong. Chính vì vậy, dù thời gian vừa rồi có nhiều ý
kiến trái chiều. Xong, Dookki vẫn tồn tại và phát triển, vẫn có tệp khách hàng thường xuyên.

8.2. Marketing sáng tạo

Sự ấn tượng được tạo nên bởi chất lượng sản phẩm. Nhưng sự ghi nhớ lâu dài của khách hàng
lại nằm ở cách truyền thông, marketing. Chiến lược marketing của Dookki đã thành công
trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu số 1 về buffet lẩu Tokpokki. Chính vì vậy, việc
khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn như thế nào là điều hết sức quan trọng.

8.3. Luôn nắm bắt và ghi nhận phản hồi khách hàng

Việc nắm bắt và ghi nhận phản hồi của khách hàng là cơ sở cốt lõi để cải thiện chất lượng sản
phẩm và dịch vụ. Dookki đã làm rất tốt việc này trong chiến lược marketing của mình. Thời
gian vừa rồi, khi nhận được phản hồi không tốt tại một số cơ sở, điều Dookki làm không phải
là dùng PR để đè những thông tin đó xuống. Thay vào đó, thương hiệu ghi nhận phản hồi và
đưa ra những cải thiện đáng kể về chất lượng dịch vụ.

9. Tạm kết
Dookki nhìn chung đã có những thành công trong việc xây dựng và thúc tiến thương hiệu.
Định vị số 1 về buffet lẩu Tokpokki giúp Dookki được khách hàng nhớ đến khi nhắc về
Tokpokki chuẩn Hàn Quốc. Thương hiệu thuần Hàn 100% giúp Dookki có những lợi thế nhất
định trên thị trường.

Chiến lược marketing của Dookki đã mang đến cho thương hiệu sự phát triển ổn định. Bên
cạnh đó, Dookki cũng có những bước tiến nắm bắt và thích ứng với bối cảnh thị trường mới.
Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những phân tích mới nhất xoay
quanh hoạt động của các doanh nghiệp F&B trong nước và quốc tế.

https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-cua-dookki.html

You might also like